Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

bà rằng bà rí chồi hoàng thị thạo thư viện tư liệu giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.26 KB, 44 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 10 (Từ 27 / 10 đến 31 / 10 / 2008 )</b>



<b>Thứ hai, ngày……27……tháng……10……năm 2008</b>
<b>Tập đọc + Kể chuyện</b>


<b>NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN</b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<b>A.</b> <b>Tập đọc :</b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Rèn kĩ năng đọc thành tiếng</b><b> : </b></i>


<b>-</b> Đọc đúng các từ khó: bok pa, càn quét, trên tỉnh, làm rẫy giỏi lắm…
<b>-</b> Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại
<i><b>2.</b></i> <i><b>Rèn kĩ năng đọc hiểu</b><b> : </b></i>


<i><b>-</b></i> Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó: bok, càn quyét, lũ làng, sao Rua, mạnh
hung, người thượng


<i><b>-</b></i> Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện, ca ngợi anh Núp và dân
làng Kơng Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống PhawooK
<b>3. </b><i><b>Thái độ</b></i><b>: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tình đồn kết cho hs</b>


<b>B.</b> <b>Kể chuyện :</b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Rèn kó năng nói</b><b> : </b></i>


<b>-</b> Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong chuyện
<i><b>2.</b></i> <i><b>Rèn kĩ năng nghe</b><b> : </b></i>


<b>-</b> Hs có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá


lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn


<b>II/ Chuẩn bị :</b>


1. <i>GV :</i> ảnh anh hùng Núp phóng to, bảng phụ ghi rõ nội dung cần luyện đọc
2. <i>HS :</i> Đọc trước bài và tìm hiểu nội dung


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : </b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ : </i>( 4’ ) Luôn nghĩ đến miền Nam
- 1 Hs đọc đoạn 1, TLCH:


- Tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác thể
hiện như thế nào?


- 1 Hs đọc đoạn 2, TLCH:


- Tình cảm của Bác đối với miền Nam được thể hiện
như thế nào?


- 1 Hs đọc cả bài <sub></sub> Giáo viên nhận xét, cho điểm
<b>-</b> Giáo viên nhận xét bài cũ.


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Học sinh đọc và trả lời câu hỏi


<b>-</b> Đồng bào miền Nam rất kính yêu
Bác, mong mỏi được gặp Bác


<b>-</b> Bác mong được vào thăm đồng
bào miền Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>3.</b></i> <i>Bài mới :</i>


 Giới thiệu bài : ( 2’ )
<b>-</b> Gv đính ảnh anh hùng Núp và nói:


<b>-</b> Các con có biết người trong ảnh là ai khơng? Đó
chính là anh hùng Đinh Núp, người dân tộc Ba – na ở
vùng núi tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp,
anh hùng Núp đã lãnh đạo dân làng Kông – hoa chiến
đấu lập được nhiều chiến công lớn. Trong tiết tập đọc
hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về người anh hùng
này qua bài “Người con của Tây Nguyên”


<b>-</b> Ghi baûng.


 Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi</i>


<i>chảy toàn bài. </i>


<i><b>-</b></i> <i>Nắm được nghĩa của các từ mới.</i>


Phương pháp :<i> Trực quan, diễn giải, đàm thoại</i>


<i>Cách tiến hành</i>


<b>-</b> GV đọc mẫu tồn bài với giọng thong thả, chậm rãi,
chú ý lời các nhân vật


<b>-</b> Lời anh Núp: mộc mạc, tự hào


<b>-</b> Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi


<b>-</b> Đoạn cuối: đọc với giọng trang trọng, cảm động
<i>Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết</i>
<i>hợp giải nghĩa từ.</i>


<b>-</b> Đọc từng câu:


<b>-</b> Gv viết bảng từ bok <sub></sub> Gv đọc mẫu: boóc


<b>-</b> Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, gv lưu ý những câu
đọc liền/1 hs


<b>-</b> Gv phát hiệt và sửa lỗi phát âm cho hs
<b>-</b> Gv viết bảng những từ khó, dễ lẫn


<b>-</b> Gv chia đoạn: Như SGK


<b>-</b> Riêng đoạn 2 chia làm 2 phần


<b>-</b> Phần 1: Núp đi đại hội … quai súng chặt hơn
<b>-</b> Phần 2: anh nói… đúng đấy



<b>-</b> Gv gọi hs đọc từng đoạn
<b>-</b> Lưu ý hs:


<b>-</b> Đoạn 1: phân biệt lời anh Núp, anh Thế
<b>-</b> Đoạn 2: Gv đính bảng câu dài:


<b>-</b> Người kinh/người thượng/con gái/con trai/người
già/người trẻ/đoàn kết đánh giặc/làm rẫy/gỉoi lắm
<b>-</b> Đoạn 3: Lưu ý ngắt theo dấu câu


<b>-</b> Hs đọc các từ chú giải trong SGK
<b>-</b> Gv giải nghĩa thêm một số từ
<b>-</b> Kêu: gọi, mời


<b>-</b> Coi: xem, nhìn


<b>-</b> Gv yêu cầu 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn
<b>-</b> Hs đọc trong nhóm (nhóm 4)


<b>-</b> 4 nhóm đọc đồng thanh nối tiếp
<b>-</b> Cả lớp đọc đồng thanh vừa phải


<b>-</b> Học sinh quan sát


<b>-</b> 1 Hs nhắc lại


<b>-</b> Học sinh lắng nghe.


<b>-</b> 2  3 hs đọc, cả lớp đọc ĐT



<b>-</b> hs đọc nối tiếp 1  2 lượt
- Gọi hs đọc từng từ (bok Pa, càn
quét, làm rẫy giỏi lắm)


- Hs dùng chì đánh dấu SGK


- 4 em mỗi em đọc 1 đoạn
- 1 hs lên bảng ngắt


- Lớp dùng chì ngắt vào SGK


Nhận xét bạn, đối chiếu với bài
của mình


- Gọi 2 hs đọc câu trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh hiểu được nội dung và</i>


<i>ý nghóa câu chuyện.</i>


 Phương pháp : <i>Đàm thoại, giảng giải, thảo luận </i>


- <i>Cách tiến hành</i>:


<b>-</b> Học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?



Chuyển ý: Vậy sau khi đi dự đại hội về anh
Núp đã kể cho dân làng Kơng Hoa những gì? Chúng ta
sẽ tìm hiểu đoạn 2


<b>-</b> Học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :


+ Ở đại hội về anh Núp đã kể cho dân làng
Kơng Hoa biết những gì?


+ vậy chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm
phục thành tích của dân làng Kông Hoa


+ Chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất
vui, rất tự hào về thành tích của mình?


- Gv chốt: Như vậy qua đoạn 2 của câu chuyện chúng
ta đã thấy được tinh thần anh dũng chống Pháp của anh
hùng Núp và dân làng Kông Hoa


- Vậy để khen thưởng cho những thành tích đó, đại hội
đã tặng cho anh Núp và dân làng những gì?


<b>-</b> Học sinh đọc thầm đoạn 3, Gv hỏi :


+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó thái độ của dân làng ra
sao?


+ Thái độ đó của mọi người đã nói lên điều gì?
Giáo dục: lịng u nước, kính u Bác và tinh thần


đồn kết cho hs


nhất


- Mỗi em đọc 1 đoạn <sub></sub>nhận xét lẫn
nhau


- Mỗi tổ đọc 1 đoạn


- Hs đọc thầm và TLCH:
… cử đi dự đại hội thi đua


- Đất nước mình bây giờ mạnh lắm,
người kinh… làm rẫy giỏi lắm


- Hs thảo luận theo nhóm 4 để trả
lời 2 câu hỏi (Gv đính bảng)


- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lớp đọc thầm theo
- Hs nêu


- Dân làng Kông Hoa rất kính yêu
Bác Hồ, yêu tổ quốc,


- múa hát hoặc tị chơi


<b>Kể chuyện</b>


<b>I/Mục tiêu</b>


<b>*Kể chuyện:</b>


<i> 1. Rèn kó năng nói : </i>


<b>-</b> Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong chuyện
<i> 2.Rèn kĩ năng nghe : </i>


<b>-</b> Hs có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh
giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn


<b>II/ Chuẩn bị :</b>


<i>GV :</i> ảnh anh hùng Núp phóng to, bảng phụ ghi rõ nội dung cần luyện đọc
<i>HS :</i> Đọc trước bài và tìm hiểu nội dung


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh đọc diễn cảm đoạn 3</i>
 Phương pháp : <i>Thực hành, thi đua</i>


- Gv đọc diễn cảm đoạn 3 trên bảng phụ


- Hướng dẫn hs đọc đúng đoạn 3: ngắt nghỉ, nhấn giọng
những từ ngữ đã gạch chân như SGK


- Khi đọc đoạn này, các em cần đọc với giọng như thế
nào? Vì sao?


- 1 hs đọc lại đoạn 3 nhận xét



- 3 hs nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài
- Gv yêu cầu 1 hs đọc lại cả bài Nhận xét


 Hoạt động 4 : Kể chuyện( 17’ )


 Mục tiêu : <i>Biết kể chuyện theo lời một nhân vật</i>


<i>trong truyện</i>


 Phương pháp :<i> Kể chuyện, thi ñua</i>


- Gv gọi hs đọc yêu cầu


- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Yêu cầu hs đọc đoạn kể mẫu


- Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện,
được kể bằng lời của ai


<b>-</b> Ngồi anh hùng Núp, con có thể kể chuyện lại
bằng lời của những nhân vật nào?


<b>-</b> Hs kể theo nhóm:


<b>-</b> Gv chia lớp thành những nhóm nhỏ (3 em)
<b>-</b> Mỗi hs chọn 1 vai để kể lại 1 đoạn yêu thích
<b>-</b> Kể trước lớp:


<b>-</b> Gv yêu cầu 2 nhóm kể trước lớp


<b>-</b> Gv định hướng để các bạn nhận xét
<b>-</b> Gv tuyên dương hs kể tốt


- Giọng chậm rãi, trang trọng, cảm
động…


- 2 dãy cử đại diện lên đọc thi




Bình chọn bạn đọc hay nhất


- 2 hs đọc


- Anh Nuùp, anh thế, cán bộ dân
làng…


- Cả lớp đọc thầm trong SGK


- Đoạn kể ND của đoạn 1 theo lời
kể của Anh Núp


… anh Thế, cán bộ hoặc của 1 người
dân trong làng Kơng Hoa


- Các hs trong nhóm theo dõi và
góp ý cho nhau


- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể
hay



<i><b>4 .Nhận xét – Dặn dò : </b></i><b>( 1’ )</b>


<b>-</b> Em thấy được điều gì qua câu chuyện trên? Hs nêu, Gv chốt
<b>-</b> Nhận xét tiết học


<b>-</b> Dặn dò: Kể lại chuyện, chuẩn bị bài sau.




<b>---Toán.</b>


<b>SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN </b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>1) Kiến thức:</b></i>


<b>-</b> Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
<b>-</b> p dụng đê giải tốn có lời văn


<i><b>2) Kó năng:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>3) Thái độ:</b></i>


<b>-</b> Học sinh ham thích học tập mơn tốn, tích cực tham gia vào hoạt động học


tập


<b>II/ Chuẩn bị :</b>



1) <i><b>GV :</b></i> ĐDDH. Các trò chơi phục vụ cho việc giải cácc bài tập


2) <i><b>HS</b></i> : vở bài tập Toán 1


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1) Khởi động </b><b> : ( 1’ )</b></i>
<i><b>2) Bài cũ :</b><b> ( 2’ )</b></i>
<b>-</b> Luyện tập


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh thực hiện
<b>-</b> Dãy A: 8 x 6 =


48 : 8 =
48 : 6 =


<b>-</b> Daõy B: 8 x 9 =


72 : 8 =
72 : 9 =


<b>-</b> Gv gọi hs nêu lại mối quan hệ giữa phép nhân


và phép chia


<b>-</b> Gv cho hs mỗi dãy hỏi đố nhau về bảng chia 8


- Gv nhận xét



<b>-</b> Nhận xét bài cũ
<i><b>3) Các hoạt động :</b></i>


 <b>Giới thiệu bài : đọc, viết so sánh các</b>
<b>số có ba chữ số ( 1’ )</b>


 <b>Hoạt động 1</b>: <b>Hướng dẫn học sinh</b>
<b>thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn </b>


<b>-</b> Phương pháp : Giảng giải, thảo luận, thực hành, đàm


thoại


<b>-</b> Giáo viên nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2 cm,


đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp
mấy lần đoạn thẳng AB


<b>-</b> Lớp trưởng điều khiển lớp phân tích bài tốn
<b>-</b> Bài tốn cho biết gì?


<b>-</b> Bài tốn hỏi gì?


<b>-</b> Gv cho hs thảo luận nhóm đơi để vẽ đoạn thẳng AB


và CD


Gv cho hs lên bảng vẽ



- GV cho hs thảo luận nhóm đôi tiếp tục tìm xem


đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB


<b>-</b> hát


- Hs thực hiện các phép tính trên
bảng con


- Cá nhân


- Lấy tích chia cho thừa số này thì
được thừa số kia


- Hs mỗi dãy hỏi đố nhau các phép
tính bất kì khơng trùng nhau


<b>( 10’ )</b>


<b>-</b> 2 hs đọc


<b>-</b> Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn


thẳng CD dài 6 cm


<b>-</b> Đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần


đoạn thẳng AB


<b>-</b> Hs thảo luận nhóm đơi vẽ đoạn



thẳng AB và CD vào tấm bìa


<b>-</b> Hs lên bảng thực hiện – Bạn


nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- GV gọi 1 hs lên bảng trình bày


6: 3 = 2 lần
-Nhận xét


- Gv nêu: khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần


đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: độ dài đoạn thẳng AB
bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD (gv đưa bằng giấy có
ghi câu trên)


- Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng đoạn thẳng
AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm
như sau:


- Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của
AB


6 : 2 = 3 laàn


- Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn
thẳng CD



- Ghi tựa bài lên bảng


- Gv nêu bài toán: Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi. Hỏi tuổi
con bằng một phần mấy tuổi mẹ


- Gv hỏi


- Bài tốn cho biết gì?
- Bài tốn hỏi gì?


- Gv cho hs thực hiện trên nháp


- Gv cho hai dãy thi đua lên bảng điền vào bài
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:


Vậy tuổi con bằng …… tuổi mẹ
Đáp số:


- Gv chốt lại cách trình bày bài giải như trên


- Gv nêu: bài tốn trên được gọi là bài toán so sánh số
bé bằng một phần mấy số lớn


 <b>Hoạt động 2 </b>: <b>Luyện tập, thực hành</b>
<b>Mục tiêu: </b>Thực hành


<b>Phương pháp: </b>thi đua, trò chơi


 <b>Bài 1 : Yêu cầu hs đọc dòng đầu tiên của </b>
<b>bảng</b>



- GV hỏi: 6 gấp mấy lần 2


- Vậy 2 bằng 1 phần mấy của 6


<b>-</b> Gv chia lớp thành 2 nhóm : thỏ ngọc và gà chíp sửa


bài qua trò chơi leo núi


<b>-</b> Gv phổ biến luật chơi: trò chơi “leo núi” có 3 chặng,


mỗi chặng ứng với 1 hàng phép tính. Để leo đến núi thì
các em phải lần lượt thực hiện phép tính ở các hàng


thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn
thẳng AB


<b>-</b> Hs tính và điền số 3 vào giấy in


sãn


<b>-</b> HS nhắc lại


<b>-</b> HS nhắc lại cá nhân


<b>-</b> HS đọc cá nhân 2 em


<b>-</b> Bài toán cho biết mẹ 30 tuổi,


con 6 tuổi



<b>-</b> Tuổi con bằng một phần mấy


tuổi mẹ


<b>-</b> Hs thực hành tính


<b>-</b> Mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua


dạng tiếp sức( 2 dãy làm bài giống
nhau xem dãy nào tính nhanh và
đúng trước)


<b>-</b> Nhận xét


<b>-</b> HS đọc: số lớn, số bé, số lớn ấp


mấy lần số bé, số bé bằng một
phần mấy số lớn


<b>-</b> 6 gấp 3 lần 2
<b>-</b> 2 bằng 1/3 của 6


<b>-</b> Hs chia nhóm và mỗi nhóm


cử ba bạn lên tham gia chơi trị
chơi


<b>-</b> Hs lắng nghe gv phổ biến



luật chơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

cịn lại theo bài mẫu, mỗi bạn sẽ làm một hàng, sau
khi tính xong kết quả thì các em sẽ đánh dấu vào từng
chặng, nhóm chiến thắng là nhóm đánh dấu vào chặng
thứ 3 sơm nhất, lấy được hoa điểm 10 trên đỉnh


<b>-</b> Gv nhận xét
<b>-</b> Bài 2 :


<b>-</b> Gv gọi hs đọc đề bài
<b>-</b> Gv hỏi:


<b>-</b> Bài tốn cho biết gì?


- Bài tốn hỏi gì?


- Bài tốn thuộc dạng tốn gì?


- Muốn biết lớp 3 A có số hs giỏi bằng một phần mấy
số hs cả lớp ta làm thế nào?


<b>-</b> Cách giải bài này tương tự giống bài nào?
<b>-</b> Yêu cầu hs làm bài


<b>-</b> Chữa bài




Củng cố:



- Gv gọi hs đọc u cầu bài 3
- Gv yêu tính theo mẫu


- Gv chia lớp thành 2 nhóm, sửa bài qua trị chơi


“Ngựa vào đúng chuồng”


- Gv phổ biến luật chơi


- Mỗi con ngựa ứng với kết quả 1 phép tính. Để ngựa


vào đúng chuồng, các em phải lần lượt thực hiện các
phép tính và ghi kết quả vào con ngựa và cho ngựa
vào chuồng nhanh và đúng thì nhóm đó thắng


- Gv nhận xét


- Gv hỏi: Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số


lớn ta làm như thế nào?


<b>-</b> GV Nhận xét


bài qua trò chơi


<b>-</b> Hs nhận xét và tuyên dương


nhóm leo núi nhanh nhất



Hs đọc


<b>-</b> Lớp 3 A có 35 hs trong đó có


7 hs giỏi


<b>-</b> Hỏi lớp 3A có số hs giỏi


bằng một phần mấy số hs cả lớp


<b>-</b> Muốn biết lớp 3 A có số


học……., ta phải biết số hs cả lớp
gấp mấy lần số hs giỏi


<b>-</b> Hs trả lời


<b>-</b> Cả lớp làm bài vào vở bài


tập, 2 hs ở 2 dãy làm bảng


<b>-</b> Hs thực hành làm trên vở BT
<b>-</b> Hs chia nhóm và mỗi nhóm


cử 4 hs chơi trị chơi


<b>-</b> Hs các nhóm tham gia sửa


bài qua trò chơi



<b>-</b> Lớp nhận xét và tuyên


dương nhóm cho ngựa vào chuồng
nhanh và đúng chuồng


<b>-</b> Muốn so sánh số bé băng


một phần mấy của số lớn trước
tiên ta tìm số lớn gấp mấy lần số
bé, dựa vào đó ta tìm số bé bằng
một phần mấy số lớn


<i><b>5) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )</b></i>


<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Làm tiếp các bài tập trong SGK
<b>-</b> Chuẩn bị : Luyện tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>---Thứ ba, ngày…………tháng…………năm………</b>


Tự nhiên xã hội.


<b> </b>

<b> MỘT SỐ HOAT ĐỘNG Ở TRƯỜNG</b>



<b>I/ Mục tiêu :</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Kiến thức : </i>giúp HS có thể kể tên được một số hoạt động khác ngoài các hoạt
động trên lớp, ở trường



<b>2.</b> <i>Kĩ năng </i>: Có khả năng để tham gia tích cực vào các hoạt động đó phù hợp
với bản thân


<b>3.</b> <i>Thái độ :</i> Hiểu rõ ý nghĩa của các hoạt dộng ngaòai giờ lên lớp và có ý thức
tham gia tích cực


<b>II/ Chuẩn bị:</b>


 Giáo viên : Hình vẽ trong SGK, phiếu BT
 Hoïc sinh : SGK.


<b>III/ </b>Các hoạt động dạy học chủ yếu :


Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ :</i> Một số hoạt động ở trường
<b>-</b> Giáo viên đặt câu hỏi


<b>-</b> Kể tên các môn học bạn được học ở trường
<b>-</b> Bạn thích nhất mơn học nào? Tại sao?
<b>-</b> Hoạt động chủ yếu của hs ở trường là gì?.
<b>-</b> Giáo viên nhận xét, đánh giá.


<b>-</b> Nhận xét bài cũ
<i><b>3.</b></i> <i>Các hoạt động :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )



- Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số hoạt
động ở trường


 Hoạt động 1 : Hoạt động lớp(7’ )


<i>Mục tiêu : Nêu được các hoạt động khác ngoài</i>


<i>hoạt đột học tập</i>


<i>Phương pháp : thảo luận, giảng giải </i>


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Học sinh trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Caùch tiến hành :</i>


<i>Bước 1:</i>


<b>-</b> GV đặt câu hỏi và cho hs thảo luận nhóm đơi để trả
lời:


+ Khi đến trường, ngoài việc tham gia vào các
hoạt động học tập, các em còn được tham gia vào các
hoạt động nào khác nữa?


+ Gv gọi đại diện của một nhóm trình bày kết
quả thảo luận.


+ Tổng kết, nhận xét các câu trả lời của hs



+ gv kết luận: Như vậy ngoài hoạt động học tập
trên lớp, các em còn được tham gia các hoạt động khác
như vui chơi, văn nghệ, Để hiểu them về các hoạt động
đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học hơm nay


<b>-</b> <i>Bước 2 : Thảo luận nhóm. Cho hs lên hái hoa dân</i>
<i>chủ</i>


<i><b>-</b></i> Để nhận được nhiệm vụ quan sát 6 hình ảnh trong
SGK và mỗi nhóm nói rõ các hoạt động do nhà
trường tổ chức trong hình và giới thiệu các hoạt
động đó


<i><b>-</b></i> Gv nhận xét các câu trả lời của các nhóm hs:


<b>-</b> Học sinh thảo luận nhóm và trả
lời câu hỏi của Giáo viên


<b>-</b> Hs nêu: Ngoài việc tham gia


các hoạt động học tập, chúng
em còn được tham gia vào các
hoạt động khác như:


<b>-</b> Hoạt động vui chơi, tham quan


bảo tàng di tích lịch sử, văn
nghệ, thể dục thể thao



<b>-</b> Hs lắng nghe, ghi nhớ


- Hs thảo luận nhóm


<b>-</b> Đại diện các tổ trả lời và trình
bày kết quả


<b>-</b> Nhóm 1: ảnh 1: Nhà trường tổ
chức cho hs đồng diễn thể dục.
Các bạn hs đang cùng nhau tập thể
dục


<b>-</b> Nhóm 2: Anh 2: Nhà trường tổ
chức cho hs vui chơi đêm trung thu.
Các bạn hs đang rước đèn ông sao


<b>-</b> Nhóm 3: Aûnh 3: Nhà trường tổ
chức cho hs tham gia văn nghệ.
Các bạn đang đang múa, hát biển
diễn văn nghệ cho các bạn trong
toàn trường xem


<b>-</b> Nhóm 4: Aûnh 4: Nhà trường tổ
chức cho hs đi thăm viện bảo tàng.
Các bạn hs đang nghe cô hướng
dẫn viên thuyết minh về các hiện
vật có trong viện bảo tàng


<b>-</b> Nhóm 5: Aûnh 5: Nhà trường tổ
chức cho hs đến thăm gia đình liệt


sĩ. Các bạn đang cùng cơ giáo tặng
hoa cho bà mẹ liệt sĩ


<b>-</b> Nhóm 6: Aûnh 6: Nhà trường tổ
chức cho hs chăm sóc đài tưởng
niệm liệt sĩ. Các bạn hs đang lau
chùi bát hương, quét dọn, tỉa cành
cho mộ của các liệt sĩ


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>-</b></i> Gv kết luận: Về hoạt động ngồi giờ lên lớp, hs
có thể tham gia vào các hoạt động như: vui chơi, giải
trí, văn nghệ, thể dục thể thao, làm vệ sinh, trồng
cây, tưới cây, giúp gia đình, thương binh liệt sĩ, giúp
người tàn tật, người già


 Hoạt động 2 : Giới thiệu một số hoạt động
ở trường em( 22’ )


<i>Mục tiêu : Nêu được các hoạt động ở lớp, trường</i>


<i>hs đã tham gia.</i>


<i>Phương pháp : giảng giải, thảo luận </i>

<i>Cách tiến hành :Bước 1 : </i>


<b>-</b> Gv đặt câu hỏi:


<b>-</b> Trường nơi em đang học tổ chức cho các em tham gia
các hoạt động nào ngoài hoạt động học tập



<i><b>-</b></i> Em đã tham gia các hoạt động nào?


<i><b>-</b></i> <i>Bước 2: Làm phiếu luyện tập</i>
<i><b>-</b></i> Gv phát phiếu bài tập cho hs
<i><b>-</b></i> Gv hướng dẫn cách làm
<i><b>-</b></i> Phiếu bài tập


<i><b>-</b></i> Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời em chọn và
giải thích lí do:


<i><b>-</b></i> Với các hoạt động mà trường (lớp) tổ chức, em tham
gia:


<i><b>-</b></i> <sub></sub> Vào tất cả các hoạt động


<i><b>-</b></i> <sub></sub> Chỉ tham gia vào những hoạt động phù hợp với khả
năng của bản thân


<i><b>-</b></i> <sub></sub> Không tham gia để thời gian cho hoạt động học tập
<i><b>-</b></i> Mong muốn của em đối với các hoạt động đó của lớp


là:


<i><b>-</b></i> <sub></sub> Được tham gia nhiều hơn nữa
<i><b>-</b></i> <sub></sub> Ít tham gia hơn


<i><b>-</b></i> <sub></sub> Không có mong muốn gì
<i><b>-</b></i> Gv nhận xét câu hỏi của hs


<i><b>-</b></i> Gv kết luận: Để các hoạt động của trường lớp đạt kết


quả tốt, các em cần tham gia tích cực tuỳ theo sức
của mình


 Hoạt động 3 : (22’ )


<i>Mục tiêu : Hs hiểu được ý nghĩa của các hoạt</i>


<i>động và tham gia tích cực</i>


<i>Phương pháp : Vấn đáp, suy luận</i>


<b>-</b> Gv hỏi: Theo các em, các hoạt động ngồi giờ lên lớp
có ý nghĩa gì?


<b>-</b> Gv kết luận: Các hoạt động nhà trường tổ chức cho
các em thư giãn trí óc, rèn luyện sức khoẻ, cung cấp cho
các em nhiều kiến thức phong phú hơn, các em nên tích
cực tham gia


<i>Thảo luận nhóm đôi</i>


<b>-</b> Hs thảo luận nhóm đôi


<b>-</b> Trường em đã tổ chức các hoạt
động ngoài hoạt động học tập như:
văn nghệ, tham gia di tích lịch sử,
thi vẽ tranh...


<b>-</b> Hs nêu các hoạt động đã tham
gia: thi văn nghệ, tham quan, vẽ


tranh…


<b>-</b> Hs nhận phiếu


<b>-</b> Hs tiến hành làm vào phiếu
<b>-</b> Hs chọn


<b>-</b> Chỉ tham gia các hoạt động phù
hợp với khả năng của bản thân. Vì
có nhiều hoạt động trường tổ chức
mà sức khoẻ em không cho phép


<b>-</b> VD: Em bệnh tim thì khơng thể
tham gia thi chạy việt dã do trường
tổ chức được


<b>-</b> Được tham gia nhiều hơn nữa
<b>-</b> Hs khác theo dõi, bổ sung ý
kiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>4.</b></i> <i>Nhận xét – Dặn dò :</i> ( 1’ )
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Chuẩn bị : bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm
<b>Chính tả.</b>


<b>ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY</b>


<b>I/ Mục tiêu :</b>


<i>1.Kiến thức </i>: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ


đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.


<i>2.Kĩ năng </i>: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Đ.êm trăng trên Hồ Tây
<b>-</b> Luyện viết tiếng có vần khó (iu / uyu )


<b>-</b> Giải đúng câu đố, viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu
hoặc thanh dễ lẫn : sóng, lăn tăn, rập rình


<i>3.Thái độ</i> : Cẩn thận khi viết bài, u thích ngơn ngữ Tiếng Việt
<b>II/ Chuẩn bị : </b>


<b>-</b> GV : Bút màu, băng giaáy, VBT
<b>-</b> HS : VBT


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i>1.Khởi động : </i>( 1’ )
<i>2.Bài cũ :</i> ( 4’ )


<b>-</b> GV nhận xét bài viết, tuyên dương
<b>-</b> Lớp viết bảng con: nước biếc, bát ngát.
<b>-</b> Giáo viên nhận xét, cho điểm.


<b>-</b> Nhận xét bài cũ
<i>3.Bài mới :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )



 Giáo viên : Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết
chính tả bài : Đêm trăng trên Hồ Tây


 Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh nghe - viết chính tả của</i>
<i>bài Đêm trăng trên Hồ Taây</i> ( 20’ )


 Phương pháp : <i>Vấn đáp, thực hành</i>


<i>Hướng dẫn học sinh chuẩn bị </i>


<b>-</b> Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
<b>-</b> Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung đoạn viết
<b>-</b> Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?


<b>-</b> Bài viết có mấy câu? Yêu cầu hs đọc từng câu
<b>-</b> Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Học sinh lên bảng viết, cả lớp
viết vào bảng con.


<b>-</b> Học sinh nghe Giáo viên đọc
<b>-</b> 1– 2 học sinh đọc


<b>-</b> trăng toả sáng rọi vào các gợn
sóng lăn tăn, gió đơng nam hây
hẩy, sóng vỗ rập rình, hương sen


đưa theo gió, hương thơm ngào ngạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

viết hoa những chữ đó


<b>-</b> Trong đoạn viết này có một số từ khó viết. Bây giờ
các con tìm và nêu lên các từ khó viết trong bài


<b>-</b> Gv ghi bảng: sóng, lăn tăn, rập rình


<b>-</b> Gv hướng dẫn hs phân tích các tiếng hs hay viết sai
<b>-</b> Gv yêu cầu hs viết vào bảng con


<b>-</b> Gv nhận xét
<i>Đọc cho học sinh viết</i>


<b>-</b> GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
<b>-</b> Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần
cho học sinh viết vào vở.


<b>-</b> Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi
của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh
thường mắc lỗi chính tả.


<i>Chấm, chữa bài</i>


<b>-</b> Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc
chậm rãi, để HS dò lại.


<b>-</b> Hướng dẫn hs sửa bài: các em mở SGK, cô sẽ hướng
dẫn các con sửa từng câu nếu từ nào con viết sai con


sửa cuối bài


<b>-</b> Thống kê lỗi


<b>-</b> GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét


 Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính
tả. ( 13’ )


 Mục tiêu : <i>Học sinh làm đúng các bài tập</i>


<i>trongSGK</i>


 Phương pháp : <i>Thực hành, thi đua</i>


1. Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gv cho lớp làm vào vở


- Lớp làm xong, Gv cho hs sửa bài qua trò chơi “Ai
nhanh hơn”


- Chia lớp làm hai dãy, mỗi dãy cử 3 bạn lên sửa
bài, dãy nào làm nhanh, đúng – thắng


- Đáp án: Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu,


khuỷu tay


- Gv nhận xét, tuyên dương



2. Bài tập 3 : Gv hướng dẫn và cho hs làm vào buổi


chiều


<b>-</b> Hồ, trăng, thuyền, Hồ Tây, một,
mùi, bấy


<b>-</b> Vì những chữ đó đứng đầu câu,
tên bài, tên riêng


<b></b>


<b>--</b> lớp viết bảng con từ: sóng, lăn
tăn, rập rình


<b>-</b> HS chép bài chính tả vào vở


<b>-</b> Học sinh sửa bài


<b>-</b> Học sinh giơ tay.


- 2 dãy thi đua tiếp sức
<i>4.Nhận xét – Dặn dò :</i> ( 1’ )


<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Xem lại bài, chuẩn bị đọc kĩ 2 khổ thơ đầu bài : Vàm Cỏ Đơng.





</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>LUYỆN TẬP</b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Kiến thức</b><b> : </b></i>giúp học sinh


- Thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy


số lớn


- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số
- Giải bài toán bằng 2 phép tính


- Xếp hình theo mẫu


<i><b>2.</b></i> <i><b>Kĩ năng</b></i>:<i><b> </b><b> </b></i>Rèn kĩ năng so sánh số, tìm một phần mấy của một số và giải tốn nhanh
chính xác


<i><b>3.</b></i> <i><b>Thái độ</b><b> :</b><b> </b></i> Yêu thích và ham học tốn, óc nhạy cảm, sáng tạo
<b>II/ Chuẩn bị :</b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>GV </b><b> :</b><b> </b></i> đồ dùng dạy học (băng giấy, hoa, bảng phụ)
<i><b>2.</b></i> <i><b>HS</b><b> </b><b> </b></i>: vở bài tập Toán 3


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Khởi động</b><b> </b><b> : </b></i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i><b>Bài cũ :</b></i><b> Luyện tập ( 4’ )</b>


<b>-</b> Sửa bài tập, chấm một số vở
<b>-</b> Bài 2/61


<b>-</b> Bài 3/61: 3 em lên bảng làm


<b>-</b> Gv nhận xét vở, nhận xét chung phần bài cũ
<i><b>3.</b></i> <i><b>Các hoạt động :</b></i>


 Giới thiệu bài : Luyện tập( 1’ )
 Hoạt động 1 : Thực hành so sánh số


 Mục tiêu : <i><b>Hs thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần</b></i>
<i><b>số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn nhanh, chính</b></i>
<i><b>xác</b></i>


 Phương pháp : <i><b>Thực hành, hỏi đáp</b></i>


Bài 1/70: Yêu cầu hs đọc: -yêu cầu bài 1
- Nội dung bài 1


<b>-</b> Hát


1 em ghi tóm tắt, 1 em giải
Số sách ngăn dưới gấp ngăn trên
số lần là:


24 : 6 = 4 lần


Vậy số sách ngăn trên bằng ¼ số
sách ngăn dưới



Hoạt đông cá nhân


<b>-</b> Sửa bài “Tiếp sức”


<b>-</b> Đọc viết số vào ô trống
<b>-</b> Cột đầu, số lớn, số bé , số


lớn gấp mấy lần số bé. Số bé
bằng một phần mấy số lớn


<b>-</b> Cột thứ 2: Mẫu


<b>-</b> Số lớn là 12


<b>-</b> Số bé laø 3


<b>-</b> Số lớn gấp 4 lần số bé


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>-</b> Hỏi thêm cột thứ ba( dành cho lớp yếu)
<b>-</b> 20 gấp mấy lần 4


<b>-</b> Vậy 4 bằng một phần mấy của 20
<b>-</b> Yêu cầu hs làm các phần còn lại


<b>-</b> Cho hs sửa bài hình thức thi đua tiếp sức
<b>-</b> Gv gọi hs nhận xét bài làm của cả lớp


<b>-</b> Gv chốt kiến thức: Muốn biết số lớn gấp mấy lần
số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế


nào?


<b>-</b> Gv nhận xét, tặng hoa cho các tổ
 <b>Hoạt động 2 : Giải toán( 33’ ) </b>


 Mục tiêu : <i><b>giúp học sinh nắm vững cách tìm một</b></i>
<i><b>trong các phần bằng nhau của 1 số và giải toán</b></i>


 Phương pháp : <i><b>Luyện tập, thực hành, giảng giải,</b></i>


<i><b>hỏi đáp, thảo luận nhóm đơi</b></i>
◦ Bài 2/70 :


<b>-</b> GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài tốn hỏi gì ?


+ Bài tốn thuộc dạng tốn gì?


<b>-</b> Muốn biết số gà trống bằng một phần mấy số gà
mái ta phải biết được điều gì?


-Giáo viên nhận xét.


- Cho mỗi dãy 1 em làm vào bìa cứng
Gv nhận xét, tuyên dương, tặng hoa


◦ Baøi 3/70 :


<b>-</b> Yêu cầu 1 hs giỏi hướng dẫn bạn tìm hiểu đề, 1 bạn


đọc đề bài


<b>-</b> GV hỏi :


+ Bài tốn cho biết gì ?
+ Bài tốn hỏi gì ?


+ Muốn biết ở bến xe cịn lại bao nhiêu ơ tơ ta phải
biết được điều gì?


Cho hs sửa bài bằng miệng


Gv chốt ý: Khi giải bài toán chúng ta cần lưu ý điều
gì?


 <b>Hoạt động : Xếp hình</b>


 Mục tiêu : <i><b>giúp học sinh nắm vững cách xếp hình</b></i>
<i><b>theo mẫu đã cho</b></i>


 Phương pháp : <i><b>Luyện tập, thực hành</b></i>


<b>-</b> 20 gấp 5 lần 4


<b>-</b> 4 bằng 1/5 cuûa 20


<b>-</b> Cả lớp tự làm vào vở


<b>-</b> Mỗi dãy (đội) cử 4 em lên



bảng sửa bài. Cả lớp đổi chéo vở
để kiểm tra bài của nhau


<b>-</b> Hs giơ bảng đúng, sai


<b>-</b> Hs trả lời, bạn nhận xét


<b></b>


<b>--</b> Có 6 con gà trống. Số gà
mái nhiều hơn số gà trống là 24
con


<b>-</b> Số gà trống bằng một phần
mấy số gà mái


<b>-</b> Bài tốn thuộc dạng so sánh


số bé bằng một phần mấy số lớn


<b>-</b> Thảo luận theo nhóm đôi,


nêu ý kiến


<b>-</b> Phải biết có bao nhiêu gà
mái


<b>-</b> Hs làm bài


<b>-</b> 2 Hs làm bài xong đính lên



bảng, lớp nhận xét và báo kết
quả Đ, S


<b>-</b> có 40 ơ tơ, 1/8 số ơ tơ đó rời
bến


<b>-</b> cịn lại bao nhiêu ô tô
<b>-</b> phải biết số ô tô đã rời bến
<b>-</b> cả lớp làm bài vào vở


<b>-</b> 1 em đọc phần bài làm của


mình, nhận xét


<b>-</b> Đọc và tìm hiểu đề, xem bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Bài tập 4/70


- Cho hs lên sửa bài


- Gv nhận xét chung, tuyên dương, taëng hoa
<b> </b>


<b> Củng co á: Trị chơi “Ai nhanh hơn”</b>
<b>-</b> Gv đưa ra bài tốn:


<b>-</b> Thỏ mẹ có 15 cái bánh. Thỏ mẹ chia bánh cho 2
con. Thỏ anh được 1/3 số bánh đó. Hỏi thỏ em được
bao nhiêu cái bánh



<b>-</b> Số bánh của thỏ anh là <sub></sub>cái
<b>-</b> Số bánh của thỏ em là <sub></sub>cái


<b>-</b> Yêu cầu hs lên bảng làm. Đội nào làm nhanh và
đúng, đội đó thắng (thời gian là 4’)


<b>-</b> Nhận xét, tuyên dương


<b>-</b> Đọc: cho 6 hình tam giác


như hình bên:


<b>-</b> Hãy xếp thành hình sau:


<b>-</b> Hs thực hiện trên các tấm
nhựa rồi kẻ các đoạn thẳng
vào hình vẽ để được 6 hình
tam giác. Mỗi đội cử 3 em làm
vào bìa và lên bảng đính
<b>-</b> Lớp nhận xét cách xếp hình


của đội bạn


<b>-</b> Yêu cầu cả lớp làm nháp,
sau đó mỗi đội cử đại diện 2
em lên bảng điền vào ơ trống


<i><b>4.</b></i> <i><b>Nhận xét – Dặn dò :</b></i><b> ( 1’ )</b>



<b>-</b> GV nhận xét tiết học.
<b>-</b> Chuẩn bị : Đọc bảng nhân 9




<b>---Đạo đức.</b>


<b>TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG </b>

(TIẾT



2)


<b>I/ Mục tiêu :</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Kiến thức </i>: giúp HS hiểu :


<b>-</b> Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích
cực tham gia việc lớp, việc trường.


<b>-</b> Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.


<i><b>2.</b></i> <i>Kĩ năng </i>: Học sinh tích cực tham gia các cơng việc của lớp, của trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>II/ Chuẩn bị:</b>


<b>-</b> Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ cho tình huống của hoạt động 1, tiết
1, các bài hát về chủ đề nhà trường, các tấm bìa màu xanh, đỏ và trắng.
<b>-</b> Học sinh : vở bài tập đạo đức, thẻ Đ – S.


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>



<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động :</i> ( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ :</i> tích cực tham gia việc lớp, việc
trường ( tiết 1 ) ( 4’ )


<b>-</b> Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ


<b>-</b> Cho học sinh nhận xét tình huống đúng thì vỗ tay,
khơng đúng thì khơng vỗ


<b> a)</b>


<b>€</b> Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một


công việc khác nhau. Khi làm xong công việc của tổ
mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một
tay


<b> b)</b>


<b>€</b> Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng caùc


bạn làm báo tường cho lớp để tham dự cuộc thi Báo
tường ngày 8/3 ở trường


<b> c)</b>


<b>€</b> Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi



bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ. Riêng Nam,
cô giáo nhắc nhở mấy lần mà vẫn quên


<b> d)</b>


<b>€</b> Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của


cô giáo. Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng
<b> e)</b>


<b>€</b> Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, dành


nhiều điểm 9, 10 để kính tặng các thầy nhân ngày
20/11.


<b>-</b> Nhận xét bài cũ.
<i><b>3.</b></i> <i>Các hoạt động :</i>


 Giới thiệu bài : tích cực tham gia
việc lớp, việc trường ( tiết 2 ) ( 1’ )


 Hoạt động 1 : xử lí tình huống ( 8’ )


<i>Mục tiêu : học sinh biết thể hiện tính tích cực</i>


<i>tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ</i>
<i>thể.</i>


<i>Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. </i>

<i>Cách tiến hành :</i>


<b>-</b> Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi
nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.


 Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm


trại. Tuấn được phân cơng mang cờ và hoa để trang trí
lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang.
Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn ?


 Tình huống 2 : Nếu là một học sinh khá của
lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học
yếu ?


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Học sinh đọc


<b>-</b> Học sinh thực hành cả lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

 Tình huống 3 : Sau giờ ra chơi, cô giáo đi
họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được
một lúc, một số bạn đùa nghịch làm ồn … Nếu em là
cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó ?


 Tình huống 4 : Khiêm được phân cơng mang
lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỉ niệm ngày 8
tháng 3. nhưng đúng hơm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là
Khiêm, em sẽ làm gì ?



<b>-</b> Giáo viên cho các nhóm thảo luận


<b>-</b> Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình.


<b>-</b> Giáo viên kết luận :


a. Là bạn của Tuấn, em nên khun Tuấn đừng
từ chối.


b. Em nên xung phong giúp các bạn học.


c. Em nên nhắc nhở các bạn khơng được làm ồn
ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.


d. Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc
bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.


 Hoạt động 2 : Đăng kí tham gia làm
việc lớp, việc trường ( 9’ )


<i>Mục tiêu : tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự</i>


<i>tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.</i>


<i>Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. </i>

<i>Cách tiến hành :</i>


<b>-</b> Giáo viên nêu yêu cầu : các em hãy suy nghĩ và ghi
ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả


năng tham gia và mong muốn được tham gia.


<b>-</b> Giáo viên cho mỗi tổ cử một đại diện đọc các phiếu
cho cả lớp cùng nghe.


<b>-</b> Giáo viên sắp xếp thành các nhóm cơng việc và
giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo các nhóm
cơng việc đó.


<i>Kết luận chung : tham gia làm việc lớp, việc</i>


<i>trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh.</i>


<b>-</b> Đại diện các nhóm lên trình
bày.


<b>-</b> Cả lớp thảo luận, phân tích mặt
hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa
tốt của mỗi cách giải quyết.


<b>-</b> Học sinh xác định những việc
lớp, việc trường mà các em có khả
năng và mong muốn được tham gia,
ghi ra tờ giấy nhỏ và bỏ vào chiếc
hộp chung của lớp.


<b>-</b> Đại diện mỗi tổ đọc


<b>-</b> Các nhóm học sinh cam kết sẽ
thực hiện tốt các công việc được


giao trước lớp.


<i><b>4.</b></i> <i>Nhận xét – Dặn dò :</i> ( 1’ )
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Chuẩn bị : bài : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiết 1 )


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>---Thứ tư, ngày…………tháng…………năm………</b>
<b>Tập đọc.</b>


<b>VÀM CỎ ĐÔNG</b>


<b>I/ Mục tiêu :</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : </i>


<b>-</b> Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai do
ảnh hưởng các tiếng địa phương: dịng sơng, xi dịng nước chảy, bóng lồng
trên sóng nước, ruộng lúa, ăm ắp, lịng người mẹ…


<b>-</b> Biết ngắt đúng nhịp thơ giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng
thơ và giữa các khổ thơ


<b>-</b> Đọc trơi chảy tồn bài thơ với giọng đọc tình cảm, tha thiết
<i><b>2.</b></i> <i>Rèn kĩ năng đọc hiểu : </i>


<b>-</b> Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung chính của từng khổ thơ: cảm
nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu quê hương của tác giả với dịng sơng
que hương


<b>-</b> Hiểu nội dung bài thơ: vẻ đẹp của sông vàm cỏ đông, một con sông nổi tiếng


ở nam bộ và thấy được tình yêu tha thiết của tác giả đối với q hương qua
hình ảnh dịng sơng quê mình


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

1. <i>GV :</i> tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần


luyện đọc và băng có bài hát vàm cỏ đông


2. <i>HS :</i><b> SGK.</b>


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ : Người con của Tây Nguyên </i>( 4’ )
<b>-</b> GV gọi 3 học sinh kể lại câu chuyện : “Người con
của Tây Ngun”<i>.</i>


<b>-</b> Giáo viên nhận xét, cho điểm.
<b>-</b> Nhận xét bài cũ.


<i><b>3.</b></i> <i>Bài mới :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )


<b>-</b> Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới
thiệu : Đây là sông vàm cỏ đông, một nhánh của sông
vàm cỏ nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công của đồng
bào miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhân


một chuyến công tác qua sơng Vàm Cỏ Đơng, nhà thơ
Hồi Vũ đã sáng tác được bài thơ dịng sơng u
thương của đất Nam bộ mà chúng ta sẽ học trong tiết
tập đọc hôm nay qua bài: Vàm Cỏ Đông


<b>-</b> Ghi baûng.


 Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh đọc đúng và đọc trơi</i>


<i>chảy tồn bài. </i>


<i><b>-</b></i> <i>Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi</i>
<i>đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.</i>


<i><b>-</b></i> <i>Bộc lộ được tình cảm ui thích qua giọng đọc, nhấn</i>
<i>giọng ở các từ ngữ gọi tả màu sắc</i>


<i><b>-</b></i> <i>Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản</i>


Phương pháp :<i> Trực quan, diễn giải, đàm thoại</i>


<i>GV đọc mẫu bài thơ</i>


<b>-</b> Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha
thiết, tình cảm thể hiện tình u và lịng tự hàovới con
sơng của tác giả.


<i>Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết</i>


<i>hợp giải nghĩa từ.</i>


<b>-</b> GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dịng
thơ, bài có 3 khổ thơ, gồm có 12 dịng thơ, mỗi bạn đọc
tiếp nối 1 dịng thơ, bạn đầu tiên sẽ đọc ln tựa bài và
bạn đọc cuối bài sẽ đọc luôn tên tác giả


<b>-</b> Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.


<b>-</b> Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm,
cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm
qua giọng đọc.


<b>-</b> Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ


<b>-</b> Hát


<b>-</b> Học sinh nối tiếp nhau kể


<b>-</b> Học sinh đọc nối tiếp 1 đến 2
lượt bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>-</b> Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ 1


<b>-</b> Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên
sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn
giữa các khổ thơ.


<b>-</b> Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng
nhịp, ý thơ



<b>-</b> Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm


<b>-</b> Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ
<b>-</b> Cho cả lớp đọc bài thơ


 Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh nắm được những chi tiết</i>


<i>quan trọng và tình cảm của tác giả với dịng sơng</i>


Phương pháp : <i>thi đua, giảng giải, thảo luận</i>


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi :
+ Tình cảm của tác giả đối với dịng sơng thể
hiện qua những câu thơ nào ở khổ thơ 1
- Gv gọi hs thảo luận nhóm đơi và trả lời câu hỏi:


+ Dịng sơng vàm cỏ có những nét gì đẹp?


- u cầu hs đọc khổ thơ cuối và hỏi:


+ Vì sao tác giả ví con sơng q mình như dịng
sữa mẹ




- Giáo viên chốt: qua phần tìm hiểu trên, chúng ta đã
cảm nhận vẻ đẹp của dịng sơng vàm cỏ đơng và tình


u tha thiết của tác giả đối với dịng sơng q hương


 Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh học thuộc lòng cả bài</i>


<i>thơ</i>


Phương pháp : <i>Thực hành, thi đua</i>


<b>-</b> Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học
sinh đọc.


<b>-</b> Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ


<b>-</b> Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự
nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.


<b>-</b> Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những
chữ đầu của mỗi khổ thơ như: ở đây, đây


<b>-</b> Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc
lịng từng dịng thơ.


<b>-</b> Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ.


<b>-</b> Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại.
<b>-</b> Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ :
cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ
nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng.



<b>-</b> Cho cả lớp nhận xét.


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua
trò chơi : <i>“Hái hoa”</i>: học sinh lên hái những bông hoa
mà Giáo viên đã viết trong mỗi bơng hoa tiếng đầu tiên


<b>-</b> Cá nhân


<b>-</b> 4 học sinh đọc
<b>-</b> Mỗi tổ đọc tiếp nối


<b>-</b> Đồng thanh


<b>-</b> Học sinh đọc thầm


<b>-</b> Hs nêu: Anh mãi gọi với lịng
tha thiết, vàm cỏ đơng ơi vàm cỏ
đơng


<b>-</b> hs đọc, thảo luận nhóm và tự
do nêu ý kiến


<b>-</b> Trên sông vàm cỏ đông bốn
mùa soi từng mảnh mây trời


<b>-</b> Gió đưa ngọn dừa phê phẩy
<b>-</b> Bóng dừa lồng trên sóng nước
chơi vơi



<b>-</b> Hs thảo luận nhóm đơi và trả
lời : vì sơng đưa nước về ni
dưỡng ruộng lúa, vườn cây. Mặt
khác, dịng sơng ăm ắp nước như
dịng sữa u thương của người mẹ


- Cá nhân đọc
- Hs chú ý nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

của mỗi khổ thơ (ở đây, đây)


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
<b>-</b> Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay


- 3 Hs thi đọc, lớp nhận xét


<i><b>4.</b>Nhận xét – Dặn dò : </i>( 1’ )


<b>-</b> Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
<b>-</b> GV nhận xét tiết hoïc.


<b>-</b> Chuẩn bị bài : Cửa tùng




<b>---Luyện Từ & Câu</b>


<b>MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỊA PHƯƠNG. </b>


<b>DẤU CHẤM HỎI – CHẤM THAN</b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>1.</b></i> <i>Kiến thức :</i> Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền
Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ ngữ cùng nghĩa
thay thế từ địa phương


- Sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích
hợp vào chỗ trống trong đoạn văn


<i><b>2.</b></i> <i>Kĩ năng :</i>Sử dụng dấu câuđúng, chính xác.


<i><b>3.</b></i> <i>Thái độ : </i>thơng qua việc mở rộng vốn từ, các em u thích mơn Tiếng Việt.
<b>II/ Chuẩn bị :</b>


1. <i>GV :</i> Bút màu, thẻ từ


2. <i>HS :</i> VBT.


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )
<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ : </i>( 4’ )


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau:


<b>-</b> BT2: Trong đoạn trích sau, những hoạt động nào
được so sánh với nhau


<b>-</b> 2 Hs lên bảng làm câu a, b



<b>-</b> BT3: Chọn từ ở cột A nối với từ ở cột B để ghép
thành câu văn


<b>-</b> 1 Hs lên bảng làm


<b>-</b> Giáo viên nhận xét, cho điểm
<b>-</b> Nhận xét bài cũ


<i><b>3.</b></i> <i>Bài mới :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )


<b>-</b> Haùt


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>-</b> Giáo viên : trong giờ luyện từ và câu hơm nay, cơ
và các con sẽ tìm hiểu từ địa phương của 3 miền Bắc
Trung Nam và luyện từ, sử dụng dấu chấm hỏi, chấm
than ở trong đoạn văn


<b>-</b> Ghi baûng.


 Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Từ địa
phương( 17’ )


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh mở rộng vốn từ về địa</i>


phương


 Phương pháp : <i>thi đua, động não</i> , vấn đáp



<i>Bài tập 1</i>


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh mở VBT


<b>-</b> Giáo viên ghi sẵn nội dung BT1 vào tấm bìa và đính
bảng lớp


<b>-</b> Gv chỉ vào cặp từ bố/ba nói: mỗi cặp từ trong bài
đều có cùng 1 ý: VD: Bố/ba cùng chỉ người sinh ra ta,
nhưng bố là cách gọi của miền Bắc còn ba là cách gọi
của miền Nam. Nhiệm vụ của các con là phân loại các
từ này theo địa phương, sử dụng chúng cho phù hợp


<b>-</b> Hs làm vở


<b>-</b> Làm xong gv tổ chức cho hs thi đua qua trò chơi “Ai
nhanh hơn”


<b>-</b> Gv chọn 2 đội chơi: mỗi đội cử 8 bạn, gv đặt tên cho
hai đội là Bắc và Nam. Đội nam có nhiệm vụ là chọn
các từ thường dùng ở miền Nam. Còn đội Bắc chọn
các từ sử dụng ở miền Bắc. Các em trong cùng một đội
tiếp nối chọn từ của đội mình, đội nào tìm nhanh,
đúng, thắng


<b>-</b> Gv cho 2 hs đọc lại các từ Bắc, Nam, lớp ta bạn nào
làm đúng hết


<b>-</b> Gv nhận xét, tuyên dương



<b>-</b> Chốt: qua BT này các em thấy từ ngữ trong tiếng
việt rất phong phú và đa dạng. Cùng 1 sự vật, đối
tượng mà mỗi miền có thể có nhiều cách gọi khác
nhau


<i>Bài tập 2</i>


<b>-</b> Hs đọc đoạn thơ


<b>-</b> Bây giờ các em đọc từng dịng thơ và thảo luận
nhóm đơi để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm


<b>-</b> Gv đính bảng 2 tấm bìa ghi sẵn nội dung đoạn thơ
của bt2, Gv chuẩn bị thẻ từ đính dưới nội dung bt


<b>-</b> Gv chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn lên bảng chọn từ
và đính vào chỗ chấm cho phù hợp, nhóm nào tìm
đúng, thắng


<b>-</b> Gv nhận xét, tuyên dương


<b>-</b> Gv cho hs đọc lại đoạn thơ đã thay thế từ in đậm
<b>-</b> Gv nói thêm: Đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu viết
ca ngợi mẹ Nguyễn Thị Suốt, một phụ nữ Quảng Bình


- HS nêu yêu cầu


-HS chú ý nghe



Hoạt động nhóm


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

đã vượt qua bom đạn địch, chở hàng nghìn chuyến đị
đưa bộ đội qua sơng nhật lệ trong kháng chiến chống
Mĩ. Bằng cách sử dụng những từ địa phương ở quê
hương mẹ Suốt, tác giả đã làm cho bài thơ trở nên hay
hơn vì thể hiện được đúng lời 1 bà mẹ Quảng Bình


 Hoạt động : Dấu chấm hỏi, chấm than(
17’ )


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh sử dụng đúng,</i>


<i>chính xác dấu chấm hỏi, chấm than</i>


 Phương pháp : <i>thực hành, giảng giải</i>


 <i>Bài tập 3</i>:
<b>-</b> Hs nêu yêu cầu


<b>-</b> Gv cho hs thảo luận nhóm đơi tìm dấu câu điền
<b>-</b> Lớp đọc thầm đoạn văn Cá heo ở vùng biển


Trường Sa


<b>-</b> Dấu chấm than thường sử dụng trong các câu
thể hiện tình cảm, dấu chấm hỏi dùng ở cuối
câu. Muốn làm BT đúng, trước khi điền dấu
câu, các em phải đọc thật kĩ câu văn có dấu
cần điền



<b>-</b> Lớp điền vở
<b>-</b> 1 Hs lên bảng


<b>-</b> gv nhận xét, tuyên dương


Thảo luận nhóm đôi


học sinh nêu yêu cầu


<i><b>4.</b>Nhận xét – Dặn dò : </i>( 1’ )
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Gv cho hs thi đua tìm từ địa phương 2 miền Nam và Bắc
<b>-</b> Nhận xét, tuyên dương dãy tìm được nhiều từ địa phương




<b>---Tốn.</b>


<b>BẢNG NHÂN 9</b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>Kiến thức: </b></i>giúp học sinh :


<b>-</b> Thành lập và ghi nhớ bảng nhân 9


<b>-</b> Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải tốn bằng phép nhân
<i><b>Kĩ năng: </b></i>học sinh tính nhanh, chính xác.



<i><b>Thái độ :</b></i> Yêu thích và ham học tốn, óc nhạy cảm, sáng tạo
<b>II/ Chuẩn bị :</b>


<i>GV :</i> đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
<i>HS</i> : vở bài tập Toán 3.


III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b><b>Khởi động</b><b> </b><b> : </b></i>( 1’ )


<i><b>2.</b><b>Bài cũ</b><b> :</b><b> </b></i> Luyện tập ( 4’ )


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>-</b> GV sửa bài tập sai nhiều của HS
<b>-</b> Nhận xét vở HS


3. <i><b> Các hoạt động</b><b> :</b><b> </b></i>


-Giới thiệu bài : bảng nhân 9( 1’ )


-Như vậy các con đã lập được các bảng nhân từ 2 đến
8, tiếp theo hôm nay chúng ta sẽ


-Gv ghi tựa bài


-Hoạt động 1 : lập bảng nhân 9 ( 13’ )


Mục tiêu : <i><b>giúp học sinh thành lập bảng nhân 9</b><b>và </b></i>



<i><b>học thuộc lòng bảng chia này</b></i>


Phương pháp : <i><b>trực quan, giảng giải</b></i>


<b>-</b> GV yêu cầu học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa
có 9 chấm trịn.


<b>-</b> Cho học sinh kiểm tra xem mình lấy có đúng hay
chưa bằng cách đếm số chấm trịn trên tấm bìa.
<b>-</b> GV như vậy trên bảng cơ cũng lấy 1 tấm bìa
+ Tấm bìa trên bảng cơ vừa gắn có mấy chấm trịn ?
+ chín chấm tròn được lấy mấy lần


+ Gv ghi bảng 9 được lấy 1 lần


+ 9 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân nào?
<b>-</b> Gv ghi bảng 9 x 1


<b>-</b> Vaäy 9 x 1 = ?


<b>-</b> Gv gọi hs đọc lại phép nhân 9 x 1 = 9


<b>-</b> Gv cho hs lấy tiếp 2 miếng bìa, mỗi tấm bìa có chín
chấm tròn và cho hs kiểm tra


<b>-</b> Gv gắn tiếp 2 tấm bìa trên bảng và hỏi:


<b>-</b> Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có chín chấm trịn, vậy
chín chấm trịn được lấy mấy lần?



<b>-</b> Gv ghi bảng chín chấm trịn được lấy 2 lần


<b>-</b> 9 chấm tròn được lấy 2 lần vậy ta viết được phép
nhân nào? 9 x 2 =


<b>-</b> vaäy 9 x 2 = ?


<b>-</b> vì sao con biết 9 x 2 = 18
<b>-</b> gv ghi baûng 9 x 2 = 9 + 9 = 18


<b>-</b> gv cho hs nhắc lại phép nhân 9 x 2 = 18


<b>-</b> Gv gắn miếng bìa, mỗi tấm bìa có chín chấm tròn
và cho hs kiểm tra


<b>-</b> Gv gắn tiếp 3 tấm bìa trên bảng và hỏi:


<b>-</b> Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có chín chấm trịn, vậy
chín chấm trịn được lấy mấy lần?


<b>-</b> Gv ghi bảng chín chấm trịn được lấy 3 lần


<b>-</b> 9 chấm tròn được lấy 3 lần vậy ta viết được phép
nhân nào? 9 x 3 =


<b>-</b> vậy 9 x 3 = ?


<b>-</b> vì sao con biết 9 x 3 = 18


<b>-</b> gv ghi bảng 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27


<b>-</b> gv cho hs nhắc lại phép nhân 9 x 3 = 27


<b>-</b> bạn nào còn có cách tìm ra tích của 9 x 3 không?


Hoạt động lớp


<b>-</b> Học sinh lấy trong bộ học tốn 1
tấm bìa có 9 chấm trịn.


<b>-</b> Học sinh kiểm tra


<b>-</b> Tấm bìa trên bảng cơ vừa gắn
có 9 chấm trịn


<b>-</b> chín chấm tròn được lấy 1 lần
<b>-</b> được lấy 1 lần nên ta lập được
phép nhân 9 x 1


<b>-</b> 9 x 1 = 9


<b>-</b> 2 Hs đọc


<b>-</b> 9 chấm tròn được lấy 2 lần


<b>-</b> 9 x 2 = 18


<b>-</b> vì 9 x 2 = 9 + 9 = 18
<b>-</b> 2 hs nhắc lại


<b>-</b> 9 chấm trịn được lấy 3 lần



<b>-</b> 9 x 3


<b>-</b> 9 x 3 = 27


<b>-</b> vì 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>-</b> Gv dựa trên cơ sở đó các em hãy lập các phép tính
cịn lại của bảng nhân 9


<b>-</b> Gv nêu các phép tính và kết quả bảng nhân 9
<b>-</b> Gv kết hợp ghi bảng


<b>-</b> Gv chỉ bảng nhân 9 và nói: đâu là bảng nhân 9. gv
hỏi


<b>-</b> Quan sát và cho cô biết 2 tích liên tiếp liền trong
bảng nhân 9 hơn kém nhau bao nhiêu dơn vị?
<b>-</b> Muốn tìm tích liền sau ta làm thế nào?
<b>-</b> Tìm tích của 9 x 4 bằng cách nào?
<b>-</b> Bạn nào có cách tìm khác?


<b>-</b> Trong 2 cách bạn vừa nêu thì cách nào nhanh hơn
<b>-</b> Như vậy là các con đã lập được bảng nhân 9. bây
giờ chúng ta sẽ thi đua đọc thuộc bảng nhân 9
<b>-</b> Gv cho hs đọc cá nhân


<b>-</b> Bây giờ bạn nào xung phong đọc ngược bảng nhân 9
từ 9 x 10 đến 9 x 1



<b>-</b> Tieáp theo cô sẽ che đi một số kết quả trong bảng
nhân 9. các con giúp cô nêu tích của các phép tính cô
che


<b>-</b> Gv cho hs đọc nối tiếp mỗi em 1 phép tính trong
bảng nhân 9


<b>-</b> Gv gọi 2 hs đọc bảng nhân, mỗi hs đọc 5 phép tính
<b>-</b> Giáo viên cho hs học thuộc bảng nhân


Hoạt động 2 : thực hành ( 20’ )


Mục tiêu : <i><b>giúp học sinh vận dụng bảng nhân 9 vào</b></i>


<i><b>giải tốn</b></i>


Phương pháp : <i><b>thi đua, trị chơi, thực hành </b></i>


 Bài 1 :Tính nhẩm:


-GV gọi HS đọc u cầu


-Giáo viên cho học sinh tự làm bài
-Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
-Giáo viên cho lớp nhận xét


 Bài 3 : Giải toán
<b>-</b> GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài tốn cho biết gì ?
+ Bài tốn hỏi gì ?



<b>-</b> Muốn biết trong phịng có bao nhiêu cái ghế các em
suy nghĩ và giải vào vở


<b>-</b> Gv phát cho 2 dãy 2 tấm bìa giảo tốn và giải xong
đính lên bảng


<b>-</b> Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, nhận xét:


- 9 x 2 47 = 18 47 = 65
- 9 x 9 – 18 = 81 – 18 = 63
- 9 x 4 x 2 = 36 x 2 = 72
- 9 x 6 : 3 = 54 : 3 = 12


- cách chơi: trị chơi “leo núi” có ba chặng, mỗi chặng
ứng với một phép tính. Để leo đến núi thì các em phải


<b>-</b> 2 tích liên tiếp trong bảng hơn
kém nhau 9 đơn vị


<b>-</b> Muốn tìm tích liền sau ta lấy
tích liền trước cộng thêm 9


<b>-</b> Bằng cách lấy 9 + 9 + 9 + 9 = 36
<b>-</b> Lấy tích 9 x 3 = 27 + 9 = 36


<b>-</b> Cách 2 nhanh hơn


<b>-</b> 2 Hs đọc



<b>-</b> hs đọc ngược bảng nhân 9


<b>-</b> hs đọc nối tiếp




- Lớp làm vở


-Hs nêu yêu cầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

lần lượt thực hiện các dãy tính cịn lại. Mỗi em sẽ làm
một dãy tish, tính xong kết quả thì các em đánh dấu
vào từng chặng. Dãy chiến thắng là dãy đánh dấu vào
chặng thứ tư sơm nhất, lấy được bông hoa điểm 10 trên
đỉnh núi


- gv nhận xét, tuyên dương


<b>-</b> Hs tham gia chơi


<i><b>4. Nhận xét – Dặn dò :</b></i> ( 1’ )
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.
<b>-</b> Chuẩn bị : bài Luyện tập
<b>-</b> Xem lại bài.




<b>---Thứ năm, ngày………...tháng………năm………</b>



Tự nhiên xã hội.


<b>KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ NGUY HIỂM</b>


<b>I/ Mục tiêu :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>o</b> <i>Kĩ năng </i>: Biết nên và khơng nên chơi những trị chơi gì khi ở trường


<b>o</b> <i>Thái độ :</i> Có thái độ khơng đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trị chơi nguy
hiểm


<b>II/ Chuẩn bị:</b>


 Giáo viên : Hình vẽ trong SGK, phiếu BT
 Học sinh : SGK.


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ :</i> Một số hoạt động ở trường
<b>-</b> Giáo viên đặt câu hỏi


<b>-</b> Hsxy kể một số hoạt động ở trường mà bạn đã tham
gia?.


<b>-</b> Các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức
có ích gì?



<b>-</b> Giáo viên nhận xét, đánh giá.
<b>-</b> Nhận xét bài cũ


<i>3. Các hoạt động :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )


- Trong giờ chơi, để thư giãn các em có thể
chơi nhiều trị chơi khác nhau nhưng để tìm
xem trị chơi nào gây nguy hiểm để tránh các
em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: khơng chơi
các trị chơi nguy hiểm


 Hoạt động 1 : <i>Kể tên các trò chơi của bản</i>
<i>thân mình và của các bạn trong hình SGK</i> (7’ )


<i>Mục tiêu : Hs nêu được tên các trò chơi các em</i>


<i>thường chơi và trò chơi của các bạn trong hình ở SGK</i>
<i>chơi</i>


<i>Phương pháp : thảo luận </i>

<i>Cách tiến hành :Bước 1: </i>


<b>-</b> GV cho hs mỗi tổ 2 hs lên bốc thăm theo trị chơi: Ai
có, ai khơng. Gv viết 12 lá thăm trong đó có 6 thăm
mang chữ “có”, 6 thăm mang chữ “không”. Em nào
mang thăm chữ có sẽ phải kể tên một trị chơi mà mình
tham gia trong giờ ra chơi ở trường



<b>-</b> Gv nêu tổng kết lại các trò chơi của hs trong lớp
<b>-</b> <i>Bước 2 : Thảo luận nhóm đơi. </i>


<i><b>-</b></i> Gv u cầu tất cả hs quan sát hình vẽ trong SGK
thảo luận xem các bạn đang chơi trị gì, trị chơi nào
dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
Giải thích vì sao?


<i><b>-</b></i> Quan sát hình từ trên xuống gồm có các trị chơi. Hs
nêu:


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Học sinh trả lời


<i>Hoạt động cả lớp</i>


<b>-</b> Học sinh có thể nêu “Mèo
đuổi chuột”


<b>-</b> Chơi bắn bi, đọc truyện
<b>-</b> Nhảy dây


<b>-</b> Uù tìm
<b>-</b> Đá cầu


<b>-</b> Hs dưới theo dõi, bổ sung
<b>-</b> Đại diện 3 – 4 nhóm đơi trình


bày kết quả quan sát, thảo


luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i><b>-</b></i> Gv chốt: Trong giờ chơi các em có thể chơi nhiều
trò chơi khác nhau nhưng phải tránh các trị chơi có
thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác


 Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu bài tập
và chơi trò chơi ( 22’ )


<i>Mục tiêu : Hs biết chọn lựa các trò chơi nên và</i>


<i>không nên.</i>


<i>Phương pháp : Trò chơi, thảo luận </i>


<i>Cách tiến hành :Bước 1 : Chia lớp làm 4 nhóm</i>


<i><b>-</b></i> Phát mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập ghi mỗi nhóm 1 trò
chơi nên 1 trò chơi không nên


Phiếu thảo luận


Nên


chơi Khơngnên chơi Vì sao
Đánh


nhau Gây thương tích, chảy
máu



<i><b>-</b></i> Gv nhận xét câu trả lời của hs
<i><b>-</b></i> <i>Bước 2: </i>


<i><b>-</b></i> Chơi trò chơi phản ứng nhanh. Luận chơi là: mỗi dãy
cử ra 1 bạn, bạn dãy 1 sẽ nói to lên 1 trị chơi bất kì,
ngay lập tức dạn dãy 2 phải nói ngay trị chơi đó là
nên hay khơng nên


<i><b>-</b></i> Gv tổ chức cho hs chơi


<i><b>-</b></i> Gv nhận câu trả lời, kết luận: dãy nào thắng, dãy nào
thua


<i><b>-</b></i> Gv chốt: Khi ở trường các em nên chơi các trò hơi
lành mạnh, nhẹ nhàng như nhảy dây, đọc truyện, các
em không nên chơi các trị chơi nguy hiểm như leo
trèo, đuổi bắt nhau. Có như vậy mới bảo vệ được
mình và khơng gây nguy hiểm cho bản thân cũng
như người xung quanh


 Hoạt động 3 : Xử lí tình huống(22’ )


<i>Mục tiêu : Giúp hs biết chọn cách xử lí đúng khi</i>


<i>thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm</i>


<i>Phương pháp : chơi trò chơi </i>


<b>-</b> Chia lớp 4 nhóm



<b>-</b> Gv cho hs hái hoa dân chủ


<b>-</b> Mỗi em sẽ được chọn 1 hoa dành cho nhóm. Thảo


luận nhóm


<b>-</b> Nhóm 1: nhìn thấy các bạn đang chơi trị chơi “Đánh
nhau” em sẽ làm gì?


<b>-</b> Nhóm 2: nhìn thấy các bạn đang chơi trị chơi “Đá
cầu” em sẽ làm gì?


<b>-</b> Nhóm 3: nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi “Chơi


chơi vụ


<b>-</b> Các trò chơi gây nguy hiểm


là: đánh vật nhau, con vụ…
<b>-</b> Hs dưới lớp theo dõi, nhận


xét, bổ sung


<b>-</b> Hs lắng nghe, ghi nhớ


<b>-</b> Hs thảo luận nhóm


<b>-</b> Đại diện các nhóm dán kết quả
lên bảng và trình bày trước lớp



<b>-</b> Hs khác theo dõi, nhận xét, bổ
sung


<b>-</b> Hs chơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

chuyền” em sẽ làm gì?


<b>-</b> Nhóm 4: nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi “Trèo
tường, leo cây” em sẽ làm gì?


<b>-</b> Gv nhận xét, cùng hs đưa ra đáp án đúng nhất


<b>-</b> Tuyên dương những nhóm đã biết lựa chọn trò chơi
lành mạnh, giải quyết đúng trong các tình huống


<b>-</b> Gv chốt: Để việc học tập đạt kết quả tốt, các em cũng
cần thư giãn chơi các trò chơi lành mạnh, rèn luyện thân
thể, tránh các trò chơi nguy hiểm. Có như thế các em
mới bảo vệ được mình và tránh gây tai nạn cho bạn khác
nữa


- Hs nhóm khác sẽ nhận xét cách
giải quyết tình huống của nhóm
bạn


<i>4.Nhận xét – Dặn dò :</i> ( 1’ )


<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Chuẩn bị : bài 26: Nơi bạn đang sống





<b>---Tập đọc.</b>


<b>CỬA TÙNG</b>


<b>I/ Mục tiêu :</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : </i>


<b>-</b> Đọc trôi chảy tồn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa
phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương :luỹ tre
làng, Bến Hải, Hiền Lương, dấu ấn, mênh mông, mặt biển, cài vào<i> ..., </i>


<i><b>-</b></i> Bước đầu biết đọc đúng giọng miêu tả nhấn ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm)
<b>-</b> Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.


<i><b>2.</b></i> <i>Rèn kĩ năng đọc hiểu : </i>


<b>-</b> Đọc thầm tương đối nhanh, biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài
( Bến Hải, Hiền Lương, đổi mới, bạch kim)


<i><b>-</b></i> Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : tả vẻ đẹp kì diệu của cửa tùng, một cửa biển
thuộc miền trung nước ta


<b>3.</b> <i>Thái đô</i>: Giáo dục hs yêu quý những cảnh đẹp của đất nước
<b>II/ Chuẩn bị :</b>


1. <i>GV : </i>tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
2. <i>HS :</i> SGK.



<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS


1. <i>Khởi động : </i>( 1’ )


2. <i>Bài cũ : </i>Cảnh đẹp non sông ( 4’ )


<b>-</b> Giáo viên gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng các câu ca
dao trong bài Vàm cỏ đơng


<b>-</b> Gv kết hợp hỏi hs:


<b>-</b> Tìm câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với


<b>-</b> Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

dòng sông


<b>-</b> Dịng sơng vàm cỏ đơng có những nét gì đẹp?
<b>-</b> Vì sao tác giả ví con sơng q mình như dịng sữa
mẹ?


<b>-</b> Giáo viên nhận xét, cho điểm.
<b>-</b> Nhận xét bài cũ.


<i>3. Bài mới :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )



Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:
Tranh vẽ gì? Kể tên các màu có trong tranh


Giáo viên: Bài tập đọc hơm nay sẽ đưa các em đến
thăm Cửa Tùng, một cửa biển đẹp nổi tiếng ở miền
trung, Cửa Tùng là một cửa biển kì vĩ, nước biển thay
đổi theo từng thời điểm trong ngày tạo nên bức tranh
phong cảnh tuyệt đẹp


<b>-</b> Ghi baûng.


 Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh đọc đúng và đọc trơi chảy</i>


<i>tồn bài. </i>


<i><b>-</b></i> <i>Nắm được nghĩa của các từ mới.</i>


Phương pháp :<i> Trực quan, diễn giải, đàm thoại</i>


<i>GV đọc mẫu toàn bài</i>


<b>-</b> GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, thong thả, thể
hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của Cửa Tùng. Chú ý
nhấn giọng ở các từ gợi tả


<i>Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp</i>
<i>giải nghĩa từ.</i>



<b>-</b> GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng câu, các em
nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài
<b>-</b> Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.


<b>-</b> Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm,
cách ngắt, nghỉ hơi.


<b>-</b> Hướng dẫn hs đọc từ khó


<b>-</b> Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn
và giải nghĩa từ khó


 Đoạn 1 : <i>Thuyền chúng tơi</i> …... <i>rì rào gió thổi</i>
 Đoạn 2 : <i>từ cầu Hiền Lương … màu xanh lục </i>
 Đoạn 3 : <i>Còn lại</i>


<b>-</b> Gv gọi hs đọc từng đoạn nối tiếp. Theo dõi hs đọc bài
và hướng dẫn ngắt giọng các câu khó ngắt, nhấn giọng
ở các từ gợi tả (mỗi hs đọc 1 đoạn)


<b>-</b> Giải nghĩa từ khó


<b>-</b> Gv giảng thêm từ dấu ấn lịch sử (sự kiện quan trọng,
đậm nét trong lịch sử)


- Hs trả lời


- Hs quan sát và trả ời



- Tranh vẽ cửa biển Cửa Tùng.
Trong tranh có những màu sắc…


<b>-</b> Học sinh lắng nghe.


<b>-</b> Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt
bài.


<b>-</b> Nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn
khi phát âm


<b>-</b> Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt
bài


<b>-</b> Cá nhân


<b>-</b> Thuyền chúng tơi đang xi
dịng Bến Hải/ con sông in đậm dấu
ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu
nước


<b>-</b> Bình minh/ mặt trời như chiếc


thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt
biển/ nước biển nhuộm màu hồng
nhạt


<b>-</b> Tröa/ mặt biển xanh lơ và khi


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>-</b> Luyện đọc theo nhóm



Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
<b>-</b> Gv gọi từng tổ đọc


<b>-</b> Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.


<b>-</b> Tương tự, Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2, 3
<b>-</b> Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3


 Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh nắm bài văn tả vẻ đẹp kì</i>


<i>diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền trung</i>
<i>nước ta</i>


Phương pháp :<i> diễn giải, đàm thoại</i>


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi
+ Cửa Tùng ở đâu?


+ gv treo bản đồ giới thiệu vị trí sơng Bến Hải và nêu:
Sơng Bến Hải là con sông chảy qua tỉnh Quảng Trị đây
là con sông chia cắt 2 miền Nam Bắc của nước ta trong
suốt thời kì kháng chiến chống Mĩ. Con sơng này đã
chứng kiến cuộc đấu tranh gian khổ nhưng hào hùng
của những người dân Quảng Trị, vì thế thác giả viết
“con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu
nước. Cửa Tùng là nơi sông Bến Hải gặp biển”



+ Cảnh hai bên bờ sơng Bến Hải có gì đẹp


<b>-</b> Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi
+ Tìm câu văn cho thấy rõ nhất sự ngưỡng mộ của mọi
người đối với bài biển Cửa Tùng


+ Em hiểu thế nào là “Bà Chúa của các bãi tắm”
+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt


- Gv cho hs đọc thầm đoạn 3 và hỏi
+ Người xưa đã ví Cửa Tùng với gì?


- Gv: hình ảnh so sánh này làm tăng thêm vẻ đẹp
duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng


+ Em thích nhất điều gì ở bãi biển Cửa Tùng


<b>-</b> Giáo viên chốt lại : Cửa Tùng là một trong những
danh thắng cảnh nổi tiếng của đất nước ta


 Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )


- Mỗi nhóm 3 em lần lượt từng hs
đọc 1 đoạn trong nhóm


<b>-</b> 2 nhóm thi đua đọc tiếp nối
<b>-</b> Mỗi tổ đọc tiếp nối


<b>-</b> Đồng thanh



<b>-</b> 1 Học sinh đọc thành tiếng, cả
lớp đọc thầm.


 Cửa Tùng là cửa Bến Hải chảy
ra biển


<b>-</b> Học sinh lắng nghe


- Hai bên bờ sông Bến Hải là
thơn xóm với những luỹ tre xanh
mướt, rặng phi lao rì rào gió thổi
<b>-</b> 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc
thầm


<b>-</b> Bãi cát ở đây từng được ca ngợi
là “Bà Chúa của các bãi tắm”


<b>-</b> Là bãi tắm đẹp nhất trong các
bãi tắm


<b>-</b> Cửa Tùng có ba sắc màu nước
biển. Bình minh mặt trời như chiếc
thau đồng đỏ ối, chiều xuống mặt
biển, nước biển nhuộm màu hồng
nhạt, trưa, nước biển xanh lơ và khi
chiều là nước biển xanh lục


<b>-</b> 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc
thầm



<b>-</b> Người xưa đã ví Cửa Tùng
giống như 1 chiếc lược đồi mồi cài
vào mái tóc bạch kim của biển


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

 Mục tiêu : <i>giúp học sinh đọc trơi chảy tồn bài.</i>


<i>Bộc lộ được tình cảm yêu cảnh đẹp của đất nước qua</i>
<i>giọng đọc</i>


 Phương pháp : <i>Thực hành, thi đua</i>


<b>-</b> Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về
giọng đọc ở các đoạn.


<b>-</b> Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh.


<b>-</b> Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp
nối


<b>-</b> Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và
nhóm đọc hay nhất.


- Hs lắng nghe


<b>-</b> Lớp nhận xét.


<i><b>4.</b>Nhận xét – Dặn dò : </i>( 1’ )


<b>-</b> Về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.



<b>-</b> Chuẩn bị bài : Người liên lạc nhỏ tuổi.




<b>---Tốn.</b>


<b>LUYỆN TẬP </b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Kiến thức</b><b> : </b></i>Củng cố cho hs kĩ năng học thuộc bảng nhân 9
<i><b>2.</b></i> <i><b>Kĩ năng</b></i>: Hs biết vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán


<i><b>3.</b></i> <i><b>Thái độ</b><b> :</b><b> </b></i> u thích và ham học tốn, óc nhạy cảm, sáng tạo
<b>II/ Chuẩn bị :</b>


<b>1.</b> <i><b>GV </b><b> :</b><b> </b></i> 2 bảng phụ viết bài toán4/72 SGK để làm trò chơi thi đua
<b>2.</b> <i><b>HS</b><b> </b><b> </b></i>: vở bài tập Toán 3


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ :</i> Luyện tập ( 4’ )
<b>-</b> Gv yêu cầu hs đọc bảng nhân 9
<b>-</b> Bài 2, 3: Hs làm


<b>-</b> Gv nhận xét vở, nhận xét chung phần bài cũ


3. <i>Các hoạt động :</i>


 Giới thiệu bài : Luyện tập( 1’ )


- Tiết trước các em đã được học bảng nhânh 9,
để giúp các em nắm vững bài, hôm nay chúng ta
sẽ làm một số bài luyện tập


- Hs nhắc lại


- Gv ghi bảng


 Hoạt động 1 : Thực hành so sánh số


 Mục tiêu : <i>Củng cố bảng nhân 9</i>


<b>-</b> Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

 Phương pháp : <i>Đàm thoại, động não</i>


<b>-</b> Yêu cầu hs mở vở BTT/72- đọc yêu cầu BT1
<b>-</b> Các em sẽ dựa vào đâu để nhẩm nhanh bài toán
<b>-</b> Yêu cầu hs nêu kết quả phép tính: 9 x 1=


1 x 9 =


<b>-</b> Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính này?
– Hs làm vở


<b>-</b> Hs sửa miệng – Nhận xét



 Hoạt động 2 : Củng cố cách hình
thành bảng nhân 9


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh nắm vững cách lập</i>
<i>bảng nhân 9</i>


 Phương pháp : <i>hỏi đáp, động não</i>


◦ Bài 2/70 :
<b>-</b> GV gọi HS đọc đề bài.


<b>-</b> Yêu cầu hs nêu cách thực hiện
<b>-</b> Hs làm vở


<b>-</b> Hướng dẫn hs sửa bài bằng trò chơi tiếp sức


<b>-</b> Đội nào làm nhanh, đúng, viết đẹp được thưởng 1
bông hoa


 Hoạt động 3 : Vận dụng bảng nhân 9
vào việc giải bài toán bằng 2 phép tính


 Mục tiêu : <i>học sinh nhận biết dạng toán, giải</i>


<i>nhanh được bài toán</i>


 Phương pháp : <i>Động não, vấn đáp</i>


- Hs đọc đề bài



- Tóm tắt bảng lớp
- Tổ 1: 8 bạn


- 3 tổ còn lại mỗi tổ 9 bạn


- hs giải vào vở, 2hs đại diện 2 dãy giải vào bảng
phụ


- sửa bài, nhận xét, tuyên dương, thưởng hoa
4. Củng cố: BT củng cố


- Mục tiêu : <i>Giúp hs vừa củng cố kĩ năng học bảng </i>
<i>nhân 9 vừa chuẩn bị cho cách sử dụng bảng nhân </i>
<i>tổng hợp</i>


- Phương pháp : <i>Động não</i>
- Yêu cầu hs đọc đề bài
- Yêu cầu hs nêu cách làm


- Sửa bài bằng trò chơi “dắt thỏ, dắt ngựa về
chuồng”


- Nhận xét, tuyên dương dãy làm nhanh, đúng bài
tốn, thưởng hoa


<b>-</b> Bảng nhân 9


Hs neâu



Hoạt động cá nhân, lớp
<b></b>


<b>--</b> Nhân trước, cộng sau


Hs thi đua 2 dãy, mỗi dãy cử 2 hs
Hoạt động cá nhân,lớp


<b>-</b> Lớp trưởng điều khiển các


bạn tìm hiểu bài


<b>-</b> 1 hs tóm tắt trên bảng dựa
theo phần tóm tắt của các bạn


<b>-</b> bài tốn cho biết gì?


<b>-</b> Tổ 1 có 8 bạn


<b>-</b> 3 tổ còn lại mỗi tổ 9 bạn


<b>-</b> bài tốn hỏi gì?


Cả lớp có bao nhiêu bạn


Hoạt động cá nhân,lớp
<b></b>


<b>--</b> Hs nêu và làm vở



<b>-</b> Mỗi dãy cử 5 hs thi đua


<b>-</b> Dãy A: dắt thỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<i><b>4.</b></i> <i><b>Nhận xét – Dặn dò :</b></i><b> ( 1’ )</b>
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Chuẩn bị : Gam


<b>-</b> Tổng kết thi đua 2 dãy, tuyên dương dãy đạt nhiều hoa




<b>---Tập viết.</b>


<b>ƠN TẬP CHỮ HOA: I</b>



<b>I/ Mục tieâu :</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Kiến thức : </i>củng cố cách viết chữ I hoa


<b>-</b> Viết tên riêng : Oâng ích Khiêm bằng chữ cỡ nhỏ


<b>-</b> Viết câu ứng dụng : Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí bằng chữ cỡ nhỏ
<i><b>2.</b></i> <i>Kĩ năng : </i>


<b>-</b> Viết đúng chữ viết hoa i, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng


mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa
các con chữ trong vở Tập viết.



<i><b>3.</b></i> <i>Thái độ : </i>Cẩn thận khi luyện viết, u thích ngơn ngữ Tiếng Việt
<b>II/ Chuẩn bị : </b>


<b>-</b> GV : chữ mẫu I- Ô- K - tên riêng : Ôâng Ích Khiêm và câu ứng dụng cỡ nhỏ.
<b>-</b> HS : Vở tập viết, bảng con, phấn


<b>III/ Các hoạt động : </b>


Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS


<i><b>1.</b></i>


<i> <b> </b> Ổn định: </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i>


<i> <b> </b> Bài cũ :</i> ( 4’ )


<b>-</b> GV kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh và chấm điểm


một số bài.


<b>-</b> Gọi học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài


trước.


<b>-</b> Cho học sinh viết vào bảng con
<b>-</b> Nhận xeùt



<i><b>3.</b></i>


<i> <b> </b> Bài mới:</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )


<b>-</b> Hôm nay các con sẽ củng cố chữ I hoa. Đồng thời củng


cố một số chữ hoa có trong tên riêng như: I, Ô, K


 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng


con ( 18’ )


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh viết chữ viết hoa I, viết tên</i>


<i>riêng, câu ứng dụng</i>


 Phương pháp : <i>quan sát, thực hành, giảng giải </i>


 <i>Luyện viết chữ hoa</i>


<b>-</b> GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng.


+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu
ứng dụng ?


<b>-</b> GV gắn chữ I trên bảng cho học sinh quan sát và nhận


xeùt.



+ Chữ I được viết mấy nét ?
+ Chữ I hoa gồm những nét nào?


<b>-</b> Hát


<b>-</b> Học sinh nhắc lại
<b>-</b> Học sinh viết bảng con


- Hs quan sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Gv chỉ vào chữ I hoa và giảng


 Gv viết chữ I trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho hs


quan saùt


 Gv lần lượt viết từng chữ Ơ, K hoa cỡ nhỏ trên


dịng kẻ li ở bảng lớp. Lưu ý hs về cách viết


 Cho hs viết vào bảng con mỗi chữ 2 lần
<b>-</b> Giáo viên nhận xét.


 <i>Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )</i>
<b>-</b> GV cho học sinh đọc tên riêng : Oâng Ích Khiêm
<b>-</b> Giáo viên giới thiệu : Oâng Ích Khiêm


<b>-</b> Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh



quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ?
+ Chữ nào viết một li ?


+ Chữ nào viết bốn li?
+ Đọc lại từ ứng dụng


<b>-</b> GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở
bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ.


<b>-</b> Giáo viên cho HS viết vào bảng con
<b>-</b> Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.


 <i>Luyện viết câu ứng dụng </i>
<b>-</b> GV cho học sinh đọc câu ứng dụng :


Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí


<b>-</b> Giáo viên giảng câu ứng dụng


<b>-</b> Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng cho học
sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.


+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?


<b>-</b> Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con.
<b>-</b> Giáo viên nhận xét, uốn nắn


 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào



vở Tập viết ( 16’ )


 Mục tiêu : <i>học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa</i>


<i>I, viết tên riêng, câu ứng dụng đúng, đẹp</i>


 Phương pháp : <i>Luyện tập, thực hành</i>


<b>-</b> Giáo viên nêu yêu cầu :


+ Viết1 dòng I
+ Viết1 dòng Ô
+ Viết1 dòng K


+ Viết 2 dòng tên riêng
+ Viết 2 dòng câu ứng dụng


<b>-</b> Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết


<b>-</b> Cho học sinh viết vào vở.


<b>-</b> GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm
bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và
khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng
mẫu.


 Chấm, chữa bài


<b>-</b> Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài



<b>-</b> Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm
chung


<b>-</b> Cá nhân


<b>-</b> Học sinh quan sát và nhận xét.


<b></b>


<b>--</b> Học sinh viết bảng con


<b>-</b> Cá nhân


<b>-</b> Học sinh nhaéc


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i><b>4.</b></i>


<i> <b> </b> Nhận xét – Dặn dò :</i> ( 1’ )


<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Luyện viết thêm ở nhà
<b>-</b> Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa K




<b>---Thứ sáu, ngày…………tháng…………năm………</b>
<b>Tập làm văn.</b>


<b>VIẾT THƯ</b>



<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>1.</b></i> <i><b>Kiến thức </b><b> : </b></i>Hs biết viết 1 bức thư cho 1 bạn cùng lứa tuổi thuộc 1 tỉnh miền
Nam (Bắc, Trung)theo gọi ý SGK


<i><b>2.</b></i> <i><b>Kĩ năng</b></i> : Hs trình bày đúng hình thức thư như bài tập dọc “Thư gửi bà”, viết
thành câu, dùng từ đúng, sinh động, thể hiện được tình cảm cùng lứa tuổi
nhưng chưa thật quen nhau


<i><b>3.</b></i> <i><b>Thái độ</b></i> : GDHS tình cảm bạn bè
<b>II/ Chuẩn bị :</b>


 <i><b>GV </b><b> :</b></i> Bảng phụ viết sẵn các nội dung gợi ý của bài.
 <i><b>HS : </b></i>Xem trước bài ở nhà


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1)</b></i> <i><b>Khởi động</b><b> : </b></i><b>( 1’ )</b>
<i><b>2)</b></i> <i><b>Bài cũ</b><b> : </b></i><b>( 4’ ) </b>


<b>-</b> Nhận xét xét bài làm trước của hs
<b>-</b> Cho hs đọc bài hay – nhận xét
<b>-</b> Gv nhận xét


<i><b>3)</b></i> <i><b>Bài mới</b><b> :</b></i>


 <b>Giới thiệu bài : </b>



<b>-</b> Tiết trước cô đã dặn các em về sưu tầm tên,
địa chỉ của một số bạn thiếu nhi vượt khó, hiếu
học trên báo nhi đồng, khăn quàng đỏ… các em
đã chuẩn bị chưa?


<b>-</b> Yêu cầu 1 vài em nêu tên, địa chỉ của bạn đã
sưu tầm được


<b>-</b> Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con viết thư
làm quen với bạn qua bài “Viết thư cho bạn ở
miền Nam (Bắc, Trung) để làm quen và thi đua
học tố”


<b>-</b> Gv ghi bảng
<b>-</b> Hs nhắc lại


 <b>Hoạt động 1 : Xác định yêu cầu đề( 20’</b>


<b>-</b> Haùt


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>)</b>


 Mục tiêu : <i><b>Hs xác định được trọng tâm đề</b></i>
 Phương pháp : <i><b>Thảo luận, hỏi đáp</b></i>


<b>-</b> Giáo viên gắn câu hỏi thảo luận lên bảng lớp
<b>-</b> Đề bài yêu cầu các em làm gì?


<b>-</b> Em sẽ viết thư cho ai?
<b>-</b> Em viết để làm gì?



<b>-</b> Sau khi hs trình bày, gv hướng dẫn hs gạch
dưới


 <b>Hoạt động 2 : </b><i>Hướng dẫn hs</i> <i>xác định</i>
<i>được nội dung của từng phần trong lá thư</i> ( 13’ )


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh xác định được nội dung</i>


<i>của từng phần trong lá thư</i>


 Phương pháp : <i>Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận</i>


<b>-</b> Giáo viên hỏi hs: lá thư thường gồm những phần
nào? Kể ra?


<b>-</b> Với đề bài này thì lí doviết thư là gì? Nội dung cơ
bản như thế nào? Các em sẽ thảo luận nhóm để thực
hiện PGV


<b>-</b> Gv phát phiếu giao việc cho các nhóm


<b>-</b> Gv nhận xét, chốt ý, ghi bảng nội dung cơ bản của
lá thư


 <b>Hoạt động 3 :</b>


Hướng dẫn làm mẫu, viết vở (15’)


<i>Mục tiêu: Hs tự nói được nội dung từng phần của</i>


<i>bức thư</i>


<i>Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp</i>


<b>-</b> Gv gọi hs nêu miệng từng phần của bức thư
<b>-</b> 1 Hs nêu miệng cả bức thư, nhận xét


<b>-</b> hs nhắc lại cách trình bày 1 bức thư, làm vở
BTTV


<b>-</b> Hs thảo luận, trình bày
<b>-</b> Viết thư


<b>-</b> 1 bạn ở miền Nam (Bắc, Trung)
<b>-</b> Để làm quen và hẹ bạn cùng học
tốt


Hoạt động lớp, nhóm 4


<b>-</b> Đầu thư


<b>-</b> Lý do viết thư


<b>-</b> Nội dung cơ bản trong thư


<b>-</b> Phần cuối thư


<b>-</b> Hs đọc u cầu, thảo luận,


trình bày…



Nội dung PGV


Em hãy hoàn chinh các phần cơ bản
của lá thư


1. Đầu thư:________________________
_______________________________
2. Lý do viết thư: __________________


_______________________________
_


3. Nội dung láthư:_________________
_______________________________


3. Phần cuối thư:__________________
_____________________________
__


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>-</b> Gv chấm 1 số bài, nhận xét


<i><b>4)</b></i> <i><b>Nhận xét – Dặn dò : </b></i><b>( 1’ )</b>


<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Gv đọc 1 bài hay của hs – nhận xét


<b>-</b> Dặn dò: Chuẩn bị bài : Nghe – kể: Tôi cũng như bác, giới thiệu hoạt
động





<b>---Chính tả.</b>


<b>VÀM CỎ ĐÔNG</b>


<b>I/ Mục tiêu :</b>


<i>1.Kiến thức </i>: HS nắm được cách trình bày một bài thơ 7 chữ mỗi câu thơ phải
xuống hàng chữ đầu câu viết hoa.


<i>2.Kĩ năng </i>: Nghe - viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng thể thơ 7 chữ, 2 khổ thơ
đầu của bài Vàm Cỏ Đông


<b>-</b> Luyện viết tiếng có vần khó ( ít, uýt)


<b>-</b> Làm đúng bài tập phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn
lộn (?, ~)


<i>3.Thái độ</i> : Cẩn thận khi viết bài, u thích ngơn ngữ Tiếng Việt
<b>II/ Chuẩn bị : </b>


<b>-</b> <b>GV : Bảng phụ, SGK</b>
<b>-</b> <b>HS : bảng con, VBT</b>
<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>


<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i>1.Khởi động : </i>( 1’ )
<i>2.Bài cũ :</i> ( 4’ )


<i>3. Bài mới :</i>


 Giới thiệu bài : ( 1’ )


 Giáo viên :


Hơm nay cơ sẽ hướng dẫn các em viết chính tả bài
thơ 7 chữ : Vàm Cỏ Đông


 Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh
nghe viết


 Mục tiêu : <i>giúp học sinh nghe - viết chính tả</i>
<i>của bài Vàm cỏ đông </i>( 20’ )


 Phương pháp : <i>Vấn đáp, thực hành</i>


<i>Hướng dẫn học sinh chuẩn bị </i>
<b>-</b> Giáo viên đọc mẫu 1 lần.


<b>-</b> Gọi hs đọc lại bài


<b>-</b> Gv đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung


<b>-</b> Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao
phải viết hoa những chữ đó


<b>-</b> Hát


<b>-</b> Học sinh nghe Giáo viên đọc


<b>-</b> 1– 2 học sinh đọc


<b>-</b> hs lắng nghe và TLCH:


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>-</b> Nên bắt đầu viết các dịng thơ từ đâu
<b>-</b> Bài thơ có mấu câu


<b>-</b> Gv gọi hs đọc từng câu


<b>-</b> Gv hướng dẫn hs viết một vài tiếng khó ( dịng
sơng, xi dịng, nước chảy, soi, phe phẩy)


<b>-</b> Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài viết, quan sát cách
trình bày bài


<b>-</b> Gv yêu cầu hs viết vào bảng con
<b>-</b> Gv nhận xét


<i>Đọc cho học sinh viết</i>


<b>-</b> GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt
vở.


<b>-</b> Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2
lần cho học sinh viết vào vở.


<b>-</b> Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi
của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh
thường mắc lỗi chính tả.



<i>Chấm, chữa bài</i>


<b>-</b> Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc
chậm rãi, để HS dò lại.


<b>-</b> Hướng dẫn hs sửa bài: cô sẽ hướng dẫn các con
sửa từng câu nếu từ nào con viết sai con sửa cuối bài


<b>-</b> Thoáng kê lỗi


<b>-</b> GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét cách
trình bày


 Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh
làm bài tập chính tả. ( 13’ )


 Mục tiêu : <i>Học sinh làm đúng các bài tập</i>


<i>trongSGK</i>


 Phương pháp : <i>Thực hành, thi đua</i>


3. Bài tập 1 : Hs làm các động tác để các bạn


điền ít, uýt


4. Bài tập 2 : Hs lên bảng điền từ, gv sử dụng


bảng phụ ghi nội dung BT2



5. Bài tập 3: Hướng dẫn hs làm miệng


- Gv nhận xét


dòng sông)


<b>-</b> Chữ cái đầu mỗi thơ
<b>-</b> Cách lề đỏ 1 ô
<b>-</b> 8 câu


<b>-</b> Hs đọc tiếp nối
<b>-</b> Hs viết bảng con
<b>-</b> Hs nhận xét
<b>-</b> Hs đọc cá nhân


<b></b>


<b>--</b> HS chép bài chính tả vào vở


<b>-</b> Học sinh sửa bài


- Hs làm vào vở BT


- Hs điền theo kiểu tiếp sức, mỗi dãy
1 cột


- Hs nêu cá nhân, nhận xét


<i>4. Nhận xét – Dặn dò :</i> ( 1’ )



<b>-</b> GV nhận xét tiết học.


<b>-</b> Xem lại bài, chuẩn bị bài : TLV ngày mai




<b>---Tốn.</b>


<b>GAM</b>


<b>I/ Mục tiêu : </b>


<i><b>Kiến thức: </b></i>giúp học sinh :


<b>-</b> Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hêï giữa gam và ki lô gam
<b>-</b> Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>-</b> Giải bài tốn có lời văn có các số đo khối lượng


<i><b>Kĩ năng: </b></i>Rèn kĩ năng nhận biết, thực hành cân một vật và làm toán với số đo khối lượng
<i><b>Thái độ :</b></i> u thích và ham học tốn, cẩn thận, chính xác khi cân một vật


<b>II/ Chuẩn bị :</b>


<i>GV :</i> Một chiếc cân đĩa, 1 cân đồng hồ, các loại quả cân nhỏ hơn 1kg, 1 số túi đựng gạo,
muối, đường


<i>HS</i> : vở bài tập Toán 3.


<b>III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :</b>



<b>Hoạt động của Giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<i><b>1.</b></i> <i>Khởi động : </i>( 1’ )


<i><b>2.</b></i> <i>Bài cũ :</i> Luyện tập ( 4’ )
- Kiểm tra bảng nhân 9
- Hs lên bảng sửa BT


- Baøi 2: 9 x 3 9 = 9 x 8 + 9 =
- 9 x 4 + 9 = 9 x 9 + 9 =


- bài 3:


- gv nhận xét chung


<b>-</b> Nhận xét vở HS
3. <i> Các hoạt động :</i>


-Giới thiệu bài : Gam ( 1’ )


-Muốn biết 1 vật nặng hay nhẹ bao nhiêu người ta
thường làm gì?


-Đơn vị đo khối lượng đã học là gì?


-Gv đưa ra một chiếc cân đĩa và 1 quả cân 1kg và 1 túi
đường nhẹ hơn 1kg


-Thực hành cân và cho hs quan sát



-So sánh khối lượng của gói đường và quả cân 1kg
-Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường
chưa


-Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những
vật nhẹ hơn 1kg. người ta dùng các đơn vị đo khối
lượng nhỏ hơn kg, trong các đơn vị có khối lượng nhỏ
hơn kg là gam


-Gv ghi tựa bài


-Hoạt động 1 : Giới thiệu về gam, mối quan hệ giữa
gam và ki lô gam. Đọc kết quả khi cân một vật( 13’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh nắm được mối quan hệ </i>


<i>giữa gam và ki lô gam. Đọc kết quả khi cân một vật </i>
<i>trên cân đĩa và cân đồng hồ</i>


Phương pháp : <i>trực quan, giảng giải, hỏi đáp, </i>


<i>thuyeát trình</i>


- Gv nói: gam là đơn vị đo khối lượng
- Ghi bảng: gam viết tắt là g


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Hs giữa 2 đội đố nhau về kết quả
của phép nhân 9 bất kì



<b>-</b> Hs lên bảng tính


<b>-</b> 1 em ghi tóm tắt, 1 em giải
<b>-</b> 3 đội đó là : 9 x 3 = 27 xe
<b>-</b> 4 đội đó là 27 + 10 = 37 xe


<b>-</b> cân vật đó lên
- Ki lơ gam


- Hs quan sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

1000g = 1kg


- Ngoài các quả cân 1kg, 2kg, 5kg… cịn có các quả
cân 1g, 2g, 5g…


- Gv cho hs quan saùt 10g, 20g, 50g


100g, 200g, 500g


- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho hs đọc
cân nặng của gói đường


- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các
số đo có đơn vị gam trên cân đồng hồ


- Thực hành cân gói đường và một số vật khác trên
cân đồng hồ và cho hs nhận xét kết quả



- Cho 2 em lần lượt lên cân 1 số vật (200g, 200g
+500g…)


 Hoạt động 2 : thực hành ( 20’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh biết thực hành cộng trừ </i>


<i>nhân chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải </i>
<i>toán</i>


Phương pháp : <i>thi đua, trị chơi, thực hành </i>


 Bài 1 :


- Gv giảng thêm: hãy quan sát hình minh hoạ để đọc
số cân của từng vật


- Hai bắp ngơ cân nặng bao nhiêu gam
- Vì sao em biết 2 bắp ngô cân nặng 700g
- Yêu cầu hs tự làm các phần cịn lại
- Sửa bài: hình thức hai hoa


- Gv sửa chữa, nhận xét cả lớp và tặng hoa cho các
đội


- Bài 2 : số?


- Gv cân một quả dưa trên cân đồng hồ và cho hs
đọc số cân



- Vì sao em biết quả dứa nặng… gam?
- Yêu cầu hs tự làm 2 phần trong bài tập
- Sửa bài: hình thức sửa miệng


-Gv nhận xét chung


- Bài 3: Tính


- Sửa bài, nhận xét phần làm bài của cả lớp


- Gv chốt ý: Khi thực hiện các phép tính có đơn vị đo
khối lượng, ta thực hiện kết quả của phép tính có đơn
vị đo khối lượng, ta thực hiện kết quả nhưng kết quả có
kèm đơn vị đo khối lượng bình thường


- Bài 4: Cho 1 em hướng dẫn tìm hiểu đề và cách


<b>-</b> Hs nhắc lại


<b>-</b> Hs quan sát và đọc: 1g, 2g,


5g, 10g, 20g, 50g,100g, 200g,
500g


<b>-</b> Hs quan sát và đọc


<b>-</b> Gói đường cân bằng 2 loại
cân đều ra cung 1 kết quả
<b>-</b> Bạn đọc kết quả trên mặt



caân


<b>-</b> Đọc yêu cầu của bài 1: đọc số
cân của một vật


<b>-</b> 700g


<b>-</b> Vì chúng cân nặng bằng 2 quả
cân 500g và 200g


<b>-</b> Tự làm các phần cịn lại


<b>-</b> Mỗi đội cử 2 em lên bảng điền số
đúng vào chỗ trống


<b>-</b> Lớp nhận xét


<b>-</b> Đọc yêu cầu bài 2: đọc số cân
của một vật trên cân đồng hồ
<b>-</b> Quả dứa nặng … gam


<b>-</b> Vì kim trên mặt cân chỉ vào số…g
<b>-</b> Hs làm bài


<b>-</b> Hs đọc kết quả của bài tập, lớp
nhận xét


<b>-</b> Đọc yêu cầu bài 3: Tính kết quả
của phép tính cộng trừ nhân chia
có đơn vị đo khối lượng là gam


<b>-</b> 2 Hs làm bài vào bìa cứng, lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

giải. Hãy đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài tốn hỏi gì?


- Gv hướng dẫn thêm:


- Cả chai nước cân nặng bao nhiêu gam
- Vỏ chai cân nặng bao nhiêu?


- Cân nặng của chai nước chính là cân nặng của vỏ
chai cộng với cân nặng nước bên trong. Vậy muốn tính
cân nặng nước bên trong ta làm thế nào?


- Cho hs nhận xét bài trên bảng của bạn


- Gv nhận xét, tun dương, tặng hoa cho đội
4. Củng cố, nhận xét:


o Cho hs nhắc lại:


o Đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn gam là gì?


o 1kg bằng bao nhiêu gam


o Người ta thường dùng những loại cân để cân 1 vật
o Cho hs chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”


o Gv đưa ra bài tập



o Cơ bán hàng có các quả cân: 1kg, 500g, 200g100g
và 1 cân đia. Người mua hàng muốn mua 700g đường.
Em hãy giúp cô bán hàng cách cân chỉ 1 lần thơi mà
lấy được 700g đường (nêu ít nhất 2 cách)


o Yêu cầu mỗi đội cử 2 em lên bảng thực hiện trên
hình vẽ


o Nhận xét, tuyên dương, tổng kết thi đua


<b>-</b> 1 em đọc, lớp gạch dưới những
điều bài toán cho biết và yêu cầu
phải tìm


<b>-</b> 500g
<b>-</b> 20g


<b>-</b> ta lấy cân nặng của cả chai nước
trừ đi vỏ chai


<b>-</b> 1 Hs làm bảng phụ
<b>-</b> lớp làm vở


<b>-</b> Giải


<b>-</b> Lượng nước khống có trong
chai:


500 – 20 = 480g


<b></b>


<b>--</b> gam


<b>-</b> 1kg = 1000g


<b>-</b> cân đĩa và cân đồng hồ


<b>-</b> lớp suy nghĩ làm nháp


4. <i><b>Nhận xét – Dặn dò :</b></i> ( 1’ )
<b>-</b> GV nhận xét tiết học.
<b>-</b> Chuẩn bị : bài Luyện tập




<b>---Kó thuật</b>


<b>CẮT, DÁN CHỮ H , U </b>



(TIẾT 1)


I/ Mục tiêu :


<i><b>2.</b></i> <i>Kiến thức : </i>Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U


<i><b>3.</b></i> <i>Kĩ năng</i> : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.
<i><b>4.</b></i> <i>Thái độ</i> : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>GV :</i> Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy
trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát



<b>-</b> Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U
<b>-</b> Kéo, thủ cơng, bút chì.


<i>HS :</i> bút chì, kéo thủ cơng, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:


Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS


<i><b>1.</b></i>


<i> Ổn định : </i>( 1’ )
<i><b>2.</b></i>


<i> Bài cũ:</i> ( 4’ )


<b>-</b> Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
<b>-</b> Nhận xét


<i><b>3.</b></i>


<i> Bài mới:</i>


 Giới thiệu bài : cắt, dán chữ IH, U(1’ )
 Hoạt động 1 : Gv hướng dẫn hs quan sát
và nhận xét ( 10’ )


Mục tiêu : Giúp hs quan sát và nhận xét về hình


dạng kích thước chữ H, U



Phương pháp :<i> Trực quan, quan sát, đàm thoại</i>


<b>-</b> Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ <i>H, U</i>
yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :


+ Các chữ H, U rộng mấy ô ?


+ các Chữ H và chữ U có nữa bên trái và nữa
bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều
dọc thì nửa trái , nửa phải trùng khít nhau


+ Gv dùng mẫu chữ gấp đôi theo chiều dọc


Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn mẫu( 14’ )


Mục tiêu : <i>giúp học sinh thực hành kẻ, cắt, dán</i>


<i>chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật</i>


Phương pháp :<i> Trực quan, quan sát, đàm thoại</i>


<i>a)</i> <i>Bước 1 : Kẻ chữ H, U</i>
+ Gv treo bảng quy trình lên bảng
+ Gv hướng dẫn


+ Lật mặt sau tơ giấy thủ công kẻ 2 hình chữ
nhaat có chiều dài 5 ơ rộng 3 ô


+ Chấm các điểm đánh dẫu hình chữa H, U vào


2 hình chữ nhật. Sau đó kẻ theo các đường đã đánh
dấu. Riêng đối với chữ U cần vẽ các đường lượn góc


<i>b)</i> <i>Bước 2 : Cắt chữ H, U .</i>


+ Gấp đơi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo
đường dấu giữa cho mặt trái ra ngoài, cắt theo đường
kẻ nửa chữ H, U


+ Mở ra được chữ H, U như mẫu
<i>c)</i> <i>Bước 3 : Dán chữ H, U.</i>


<b>-</b> Haùt


<b>-</b> Học sinh quan sát, nhận xét và trả
lời câu hỏi.


<b>-</b> Các chữ <i>H, U </i>rộng 1 ơ.


<b>-</b> Chữ H và chữ U có nữa bên trái và
nữa bên phải giống nhau.


<b>-</b> Học sinh quan sát


<b>-</b> Học sinh lắng nghe Giáo viên
hướng dẫn.


1oâ 3 oâ


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>-</b>Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ H, U


theo các bước sau :


+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho
cân đối trên đường chuẩn


+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị
trí đã định


+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để
miết cho phẳng ( Hình 4 )


<b>-</b>Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực
hiện thao tác dán.


<b>-</b> Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy
trình kẻ, cắt, dán chữ H, U và nhận xét


<b>-</b>Giáo viên uốn nắn những thao tác chưa đúng
của học sinh.


<b>-</b>Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ,
cắt, dán chữ U,H theo nhóm.


<b>-</b>Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học
sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em cịn lúng
túng.


<b>-</b>GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm
của mình.



<b>-</b>Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm
đẹp để tuyên dương.


<b>-</b>Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học
sinh.


hình 3


hinh 4


<i>4.Nhận xét, dặn dò: </i>( 1’ )


<b>-</b> Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ H, U (tt)
<b>-</b> Nhận xét tiết học




<b>---Ngày…………tháng………năm………</b> <b> Ngày…………tháng…………năm………</b>


</div>

<!--links-->

×