Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 NĂM 2017 MÔN NGỮ VĂN ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.06 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 NĂM 2017</b>


<b>MÔN NGỮ VĂN</b>



<i>Thời gian làm bài: 120 phút</i>


<b>Câu 1:</b>

( 2.0 điểm)



Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:



… “ Quen rồi. Một ngày chúng tơi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tơi


có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, khơng cụ thể. Cịn cái chính: liệu


mìn có nổ, bom có nổ khơng ? Khơng thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?


Tơi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá


phiền. Và mồ hơi thấm vào mơi tơi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”…



a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ?



b.

<i><b>“Chúng tôi” </b></i>

ở đây gồm những nhân vật nào? Họ làm cơng việc gì?



c. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng những phép liên kết nào? (

<i>Chú ý:</i>

chỉ


rõ những từ ngữ được dùng để liên kết).



<b>Câu 2:</b>

( 2.0 điểm)



<i> “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa</i>


<i> Sóng đã cài then đêm sập cửa”</i>



<i>(</i>

Trích

<i> Đồn thuyền đánh cá - </i>

Huy Cận

<i>, </i>

SGK Ngữ văn 9, tập I)


a. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 8 -10 câu, có đánh số thứ tự sau mỗi câu)


phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ trên.




b. Trong bài thơ

<i>Viếng lăng Bác</i>

( SGk Ngữ văn 9, tập II), tác giả Viễn


Phương



cũng có một câu thơ viết về hình ảnh

<i>mặt trời</i>

( theo nghĩa gốc). Hãy chép chính


xác câu thơ đó.



<b>Câu 3.</b>

(2.0 điểm)



Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “

<i>Được sống trong tình yêu</i>


<i>thương là một hạnh phúc lớn”.</i>



<i>(Viết khoảng 8 đến 12 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp</i>


<i>hoặc phép thế để liên kết câu, gạch chân các phép liên kết đó).</i>



<b>Câu 4:</b>

(4.0 điểm).



Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn

<i>“Lặng lẽ </i>


<i>Sa Pa”</i>

của nhà văn Nguyễn Thành Long.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC


<b>TRƯỜNG THCS YÊN ĐỒNG</b>

<b><sub>ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 LẦN 1 NĂM 2017</sub></b>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>



<b>Câu 1: </b>(2.0 điểm)


<b>a.</b> Đoạn văn trích từ văn bản “Những ngơi sao xa xôi” ; tác giả là Lê Minh Khuê <b>( 0,5</b>
<b>điểm)</b>


<b>b.</b> <i>“ Chúng tôi” gồm 3 nhân vật là Nho, Phương Định và chị Thao</i>



Họ làm nhiệm vụ: Quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp
vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom nổ chậm<b>. ( 0,5điểm)</b>


<b>c.</b> Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn: <b>(1.0 điểm)</b>
- Phép nối: gồm các từ nhưng, cịn, và


- Phép liên tưởng: các từ bom, mìn cùng trường liên tưởng với cái chết


- Phép thế: từ thế thay thế cho những suy ngĩ của nhân vật Phương Định ở các câu
trên.


- Phép lặp: gồm các từ tơi, cái chết, mìn,bom, nghĩ
Câu 2: ( 2.0 điểm).


a. Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:


 <b>Về hình thức</b>: Viết đúng đoạn văn đảm bảo số câu theo quy định. Diễn đạt lưu


lốt, ít mắc lỗi các loại. ( Lưu ý: các bài không đủ số câu theo quy định chie cho
<i>tối đa ½ tổng số điểm của câu đó).</i>


 <b>Về nội dung: (1.5 điểm)</b>


<i>-</i> Chỉ ra các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh,nhân hóa.
<i>-</i> Phân tích tác dụng:


+ Phép so sánh mặt trời – hịn lửa miêu tả hình dáng, màu sắc của mặt trời lúc sắp
như một quả cầu lửa,được nước biển phản chiếu tạo nên bức tranh sơn mài về
thiên nhiên vừa rộng lớn, kì vĩ, vừa gần gũi với con người.



+ Phép nhân hóa : làm cho cảnh thiên nhiên trở nên có hồn, gợi sợ liên tưởng thú
vị ; vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, màn đêm là cánh cửa, những lượn sống là
then cửa.


 Các biện pháp tu từ kết hợp với các từ ngữ, hình ảnh gợi lên cảnh hồng hơn


trên biển tuyệt đẹp, thể hiện tình yêu thiên yêu cuộc sống đồng thời mở ra
không gian lãng mạn của một “ ngày ” lao động mới đối với người dân chài.
<i>b.</i> Chép chính xác câu thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.


Đó là: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ”<b>( 0.5 điểm)</b>
<b>Câu 3. (2,0 điểm).</b> GV cần tổng hợp 2 phần điểm sau đây:


Cho 0,5 điểm khi HS viết đoạn văn đạt các yêu cầu về hình thức sau:
- Viết một đoạn văn đạt yêu cầu về dung lượng khoảng 4 - 6 câu.


- Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề


<i>“Được sống trong tình u thương là một hạnh phúc lớn” </i>đặt ở đầu đoạn văn.
- Tùy chọn phép liên kết: phép lặp hoặc phép thế.


Cho 1,5 điểm khi <b>HS </b>phát triển được nội dung câu chủ đề theo các ý sau
<i>(chú ý: Không hẳn mỗi ý chứa trong một câu văn).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ hiểu thấu những nét đẹp đẽ của gia đình,
người thân,


đồng loại và của chính mình; được sống trong tình u thương cũng là động lực giúp
mỗi người



sống đẹp hơn, có thêm niềm tin,sức mạnh và khát khao vươn tới, <i>0,5 đ</i>


+ sống thiếu tình thương con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương
hướng;thật


bất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta khơng được sống trong tình u thương.<i>0,5</i>
<i>đ</i>


Cho 1,0 điểm nếu:


- HS phát triển nội dung chủ đề <i>khác với một số ý ở trên</i> nhưng về logic hình thức vẫn
bảo đảm)


-hoặc số câu viết được ít hơn 4 nhưng vẫn thể hiện vài ý như trên.
<b>Câu 3: (4.0 điểm)</b>


<i><b>* Yêu cầu về kỹ năng</b></i>


Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách cảm nhận văn học; bố cục
3 phần rõ ràng, các ý mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; <i><b>khuyến khích những bài viết sáng tạo.</b></i>


<i><b>* Yêu cầu về kiến thức</b></i>


Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác
phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của hình
tượng nhân vật anh thanh niên. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:


<b>MB</b> <b>-</b> Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh xuất xứ



Nêu cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên: Là người có ý thức trách nhiệm
và tình u với cơng việc; lạc quan, cởi mở, q trọng tình cảm, khiêm tốn…


<b>0.25 đ</b>


<b>TB</b> <b>Vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên</b> <b>3,5 đ</b>


<b>* Ý 1:</b><i><b>Tình huống truyện</b></i><b>:</b> Anh thanh niên khơng xuất hiện trực tiếp ngay từ đầu
tác phẩm mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ tình cờ với những người khách ( ông
họa sĩ và cô kĩ sư ) trên chuyến xe lên Lai Châu khi xe của họ dừng lại nghỉ ở Sa
Pa.


<b>0.5 đ</b>


<b>* Ý 2: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:</b>


+ Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi quê ở Lào Cai, làm cơng tác khí tượng kiêm
vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn – Sa Pa. Anh tình nguyện sống và làm việc một
mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù
lạnh lẽo.


+ Đây là hoàn cảnh sống khá đặc biệt. Khó khăn, thách thức lớn nhất với anh
chính là sự cơ độc.


<b>0.5 đ</b>


<b>* Ý 3: Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà </b>
<b>sâu sắc.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Có ý thức trách nhiệm và tình u với công việc:


+ Làm công việc âm thầm, lặng lẽ trong hồn cảnh thời tiết khắc nghiệt nhưng anh
khơng hề quản ngại, không một lần bỏ qua.


+ Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công việc : thấy được công việc mình làm có
ích cho cuộc đời, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước.
Với anh, công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình anh vẫn khơng cảm
thấy cô đơn.


+ Sẵn sàng cống hiến, hi sinh cả hạnh phúc riêng tư vì cơng việc; làm việc nghiêm
túc, khoa học, tỉ mỉ.


* <b>Ý 4 : Những nét phẩm chất và tính cách đáng mến khác:</b>
- Có lối sống giản dị, khiêm tốn:


+ Cuộc sống bình thường, giản dị: một căn nhà nhỏ, một chiếc giường con, một
chiếc bàn học và cái giá sách.


+ Kể về chiến cơng, đóng góp của mình một cách khiêm nhường.


+ Khi ơng hoạ sĩ vẽ mình, anh đã từ chối vì cho rằng đóng góp của mình bình
thường, nhỏ bé so với bao người khác. Giới thiệu cho ông họa sĩ những người
khác mà anh cho là xứng đáng hơn mình như: ơng kĩ sư nơng nghiệp, anh cán bộ
nghiên cứu khoa học .


- Chủ động gắn mình với cuộc đời, sống cởi mở, tốt bụng:


+ Sống một mình trên đỉnh núi cao nhưng biết rất rõ những người xung quanh
(ông kĩ sư nông nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu khoa học).



+ Biết sắp xếp cuộc sống riêng ổn định, ngăn nắp: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách…
sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời.


+ Rất hiếu khách : anh mừng rỡ, q mến, đón tiếp thân tình, nồng hậu khi
khách lạ đến chơi, thèm người để trò chuyện, luôn quan tâm đến mọi người...


<b>1.0 đ</b>


<b>* Ý 5: Đánh giá, khái quát: </b>


+ Với vẻ đẹp bình dị mà cao cả , sống có lí tưởng, biết hi sinh cho nhân dân, đất
nước…anh thanh niên chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những
năm 70 của thế kỉ XX- thời kì xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước. Vẻ đẹp ấy
khiến người đọc trân trọng , cảm phục và phải suy nghĩ lại cách sống của bản thân
mình.


+ Nghệ thuật : tạo tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, chi tiết chân thực,
tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, êm ái, giàu chất thơ… làm nổi bật vẻ đẹp của nhân
vật, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.


<b>0,5 đ</b>


KB <b>-</b> Khẳng định lại vẻ đẹp về phẩm chất của nhân vật anh thanh niên.
<b>-</b> Liên hệ bản thân


<b>0.25 đ</b>


<i><b>*</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×