Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài soạn QUY CHẾ LÀM VIỆC NĂM HỌC 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.59 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO HÀM ĐỨC 2 Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
QUY CHẾ LÀM VIỆC
Năm học 2010 – 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/QĐ-MGHĐ2 ngày 4/9/2010
của Hiệu trưởng Trường Mẫu Giáo Hàm Đức 2)
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN GIÁM HIỆU
Điều 1. Lãnh đạo các hoạt động giáo dục được quy định trong điều lệ Trường Mẫu Giáo. Thực
hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng và Pháp Luật của Nhà nước. Phối hợp với các đoàn
thể trong nhà trường chăm lo đời sống, vật chất cho CBGV-NV, chú trọng công tác công tác
giảng dạy để đạt hiệu quả cao. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên-học sinh ngày càng tiến
bộ, có chất lượng thật sự, đồng thời xây dựng và thực thi kế hoạch năm học có hiệu quả.
Điều 2. Có nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý giáo dục, luôn tạo khối đoàn kết vững chắc,
thực hiện đúng chế độ chính sách cho giáo viên-học sinh. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức
các hoạt động chuyên môn, ngoại khoá. Quản lý tốt công tác tài chánh, bảo quản tài sản của cơ
quan. Sắp xếp và phân công lao động một cách hợp lý, khoa học: Xây dựng đội ngũ vững
mạnh, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Thực hiện tốt quy chế dân chủ để phối hợp với các
tổ chức xã hôi cùng nhau chăm lo cơ sở vật chất cho nhà trường.
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TỪNG CÁ NHÂN
Điều 3. Đối với Hiệu trưởng
3.1. Lãnh đạo chung các hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước ngành và địa
phương trong điều hành đơn vị, có quyền phân công, điều động giáo viên làm nhiệm vụ trong
lĩnh vực cho phép.
Chuẩn bị nội dung các phiên họp: Liên tịch, họp HĐGV, chủ trì giải quyết các khiếu nại tố
cáo cùng ban thanh tra nhân dân. Là trưởng ban thi đua khen thưởng, các ban vận động trong
trường. NSVMTH, Hai không, Tiết kiệm chống lãng phí, “Học tập làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
3.2. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và Hội đồng trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ
phó. Đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền.


3.3. Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, đánh gía xếp loại, quá trình khen
thưởng, thuyên chuyển, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên. Chịu trách nhiệm về
công tác nâng lương của CB-GV-NV toàn trường, đảm bảo các quyền lợi của giáo viên, nhân
viên theo quy định của nhà nước.
3.4. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường, ký các văn bản báo cáo, các chề độ tiền
lương, đề xuất chăm lo tu sữa CSVC, trang thiết bị trong trường theo quy định.
3.5. Quản lý trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ, của nhà trường, tiếp nhận trẻ vào
trường, kiểm tra xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại trẻ theo các nội dung chăm lo giáo dục trẻ
do Bộ giáo dục và Đào tạo theo quy định.
3.6. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường: Công khai các khoản thu chi hàng
tháng - học kỳ, đầu năm và cuối năm,…Tạo điều kiện cho tổ chức chính trị-xã hội trong nhà
trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hoá giáo dục phát huy
vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Điều 4. Đối với Phó hiệu trưởng
Chịu trách nhiệm giúp Hiệu trưởng điều hành công tác chuyên môn như:
- Theo dõi chỉ đạo công tác dạy và học theo phân phối chương trình.
- Xây dựng kế hoạch chuyên môn, lên thời khoá biểu các khối lớp, phân công giáo viên dạy
thay…
- Theo dõi chỉ đạo sử dụng trang thiết bị dạy học.
- Kiểm tra các loại HSSS của tổ và giáo viên hàng tháng.
- Hướng dẫn nội dung công việc cho các tổ chuyên môn sinh hoạt trong tháng.
- Xây dựng kế hoạch thao giảng trường, khối. Duyệt kế hoạch hàng tháng của tổ trưởng, duyệt
sổ đầu bài, duyệt giáo án thao giảng trường.
- Lưu giữ các giáo án thi và kết quả thi: Bé tập làm nội trợ, bé thông minh nhanh trí…
- Quản lý hồ sơ học vụ của học sinh
- Kiểm tra tay nghề, đột xuất và các hoạt động chuyên môn của giáo viên, cập nhật biên bản
sau kiểm tra.
- Tổ chức các hội thi của học sinh và giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Có nhiệm vụ giúp giáo viên bồi dưỡng tay nghề, luôn chủ động xây dựng kế hoạch dự giờ
của giáo viên.

- Chịu trách nhiệm về các thiết bị của trường: Nhận các tài liệu, tập san,… do cấp trên cấp phát
có theo dõi cập nhật, cấp phát một cách cẩn thận.
- Làm báo cáo tổng hợp theo định kỳ.
- Thay mặt giải quyết các công việc khi Hiệu trưởng đi vắng, được uỷ quyền giải quyết và
cùng chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn trước lãnh cấp trên và địa phương.
Điều 5. Đối với tổ trưởng
- Chịu sự chỉ đạo của Phó hiệu trưởng chuyên môn.
- Lên kế hoạch tổ khối và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn một cách cụ thể trước khi đưa vào
thảo luận.
- Chủ trì sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ (2 lần/ tháng).
- Phân công các thành viên trong tổ chuẩn bị các biện pháp để thực hiện các tiết dạy khó và
công tác chủ nhiệm lớp.
- Phân công kiểm tra việc soạn giảng, đánh giá xếp loại và xử lý chất lượng học tập của học
sinh.
- Thường xuyên bồi dưỡng tay nghề cho tổ viên, có trách nhiệm phân công thao giảng tổ, xây
dựng và duyệt giáo án để thực hiện.
- Theo dõi thi đua và xét thi đua theo quy định.
- Thực hiện nghiêm túc các báo cáo cho chuyên môn đúng hạn.
- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của tổ viên đề xuất người có trách nhiệm xem xét.
- Luôn tạo sự đoàn kết gắn bó để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 6. Đối với giáo viên
- Giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo theo chương trình kế hoạch của từng lứa tuổi;
- Thực hiên kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá, xếp loại học sinh, quản lý học sinh
trong các hoạt động chăm sóc giáo dục do nhà trường tổ chức.
- Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ. Bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ.
- Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên
truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ học sinh.
- Luôn gương mẫu trao dồi đạo đức tác phong nhà giáo theo quyết định 16/BGD, học tập văn
hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác

chăm sóc giáo dục trẻ.
- Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, nhận nhiệm vụ do ban giám hiệu phân công. Chịu
sự kiểm tra của hiệu trưởng, của ban giám hiệu và các cấp quản lý giáo dục.
- Thực hiên nghĩa vụ công dân, các quy định của Pháp luật Nhà nước, của ngành và của nơi cư
trú.
- Luôn tìm giải pháp thích hợp để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục và quản lý lớp học,
thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
Điều 7. Đối với nhân viên văn phòng
- Chịu trách nhiệm về tài chính của trường, lập dự toán, quyết toán quỹ ngân sách và ngoài
ngân sách.
- Cập nhật các chứng từ thu chi vào các loại HSSS kế toán, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng
và cấp trên. Phối hợp với BHXH giải quyết các chế độ cho giáo viên và học sinh theo đúng
quy định.
- Thực hiên đúng quy định làm việc với kho bạc, tài chính…
- Luôn báo cáo công khai các loại quỹ, tiền thừa giờ (nếu có) các khoản chi hoạt động theo
từng quý.
- Có nhiệm vụ phối hợp với phó hiệu trưởng chuyên môn kê khai tiền tăng giờ hàng tháng.
- Chịu trách nhiệm về việc kê khai tài sản của đơn vị theo định kỳ và cập nhật vào sổ tài sản.
- Lập hồ sơ thanh toán các chế độ BHXH, các chế độ khác cho học sinh
- Thanh toán đúng các chế độ mà CBGV-NV được hưởng theo quy định
- Chịu trách nhiệm về các thiết bị của trường: Nhận các tài liệu báo chí của bưu điện, tập
san…do cấp trên cấp phát, có theo dõi cập nhật, cấp phát một cách cẩn thận
Điều 8. Đối với thủ quỹ
- Tiếp nhận và cấp phát các khoản tiền của Nhà trường, các loại quỹ trong và ngoài ngân sách.
- Mở các loại sổ để cập nhật, theo dõi cấp phát.
Điều 9. Đối với bảo vệ
- Bảo quản CSVC, tu sửa nhỏ các vật dụng của trường khi có hư hỏng.
- Báo cáo với Hiệu trưởng sửa chữa kịp thời khi có CSVC bị hư hỏng nặng.
- Nhắc nhở học sinh, giáo viên bảo quản CSVC, vệ sinh trường lớp, đảm bảo môi trường sân
chơi cho trẻ.

- Trực và bảo vệ ban đêm và các ngày trường không làm việc.
- Đóng, mở cửa các phòng học và phòng chức năng.

CHƯƠNG III
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐOÀN THỂ TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 10- Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho các đoàn thể, giáo viên thực hiện trách nhiệm
và quyền hạn được giao. BGH luôn phối hợp, gắn bó với các bộ phận, đoàn thể để hoàn thành
các chỉ tiêu năm học đồng thời thể hiện sự đoàn kết dân chủ tự phê bình và phê bình để xây
dựng đơn vị tiến bộ;
- Toàn thể CB-GV-NV cùng nhau phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và địa phương
nơi công tác cũng như nơi cứ trú để cùng nhau chăm lo sự nghiệp giáo dục;
- Hiệu trưởng luôn tạo điều kiện về CSVC, tài chính đề hổ trợ các bộ phận giáo viên đề hoàn
thành nhiệm vụ được phân công;
- CB-GV-NV trong trường luôn giữ tốt mối quan hệ nơi cư trú để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ
khi địa phương cần và luôn gần gũi, gắn bó với quần chúng nhân dân.
Điều 11. Thời gian họp
- Họp hội đồng giáo viên: 1 lần/ tháng.
- Họp liên tịch 4 lần/ năm (khi cần thiết họp đột xuất).
- Họp hội đồng thi đua: 5 lần/năm (xét thi đua 4 đợt và xét thi đua cuối năm).
- Họp tổ chuyên môn 2 lần/ tháng (Họp vào ngày thứ hai tuần 1 và tuần 3).
- Các cuộc họp phải được chuẩn bị trước nội dung để đưa ra bàn bạc thống nhất thực hiện.
Điều 12. Lịch làm việc tại cơ quan được quy định
12.1. Ban giám hiệu
* Hiệu Trưởng:
- Thứ hai và thứ sáu cả ngày
- Thứ ba, tư,năm: 1 buổi (sáng hoặc chiều)
- Thứ bảy theo kế hoạch.
* Phó Hiệu Trưởng:
- Thứ hai và thứ sáu cả ngày
- Thứ ba, tư,năm: 1 buổi (sáng hoặc chiều)

- Thứ bảy theo kế hoạch
* Thời gian làm việc của BGH:
- Những ngày trực: Buổi sáng từ 6h45 đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 16h 30
- Những ngày không trực: Buổi sáng từ 7h đến 10h30, buổi chiều từ 13h30 đến 16h 30
- BGH phân công nhau trực trong tuần nhưng phải đảm bảo hàng ngày đều có BGH trực.
- Nếu BGH không có buổi trực nhưng có công việc liên quan thì phải đến trường làm việc.
- Nếu Hiệu trưởng đi công tác thì Phó hiệu trưỏng-Chủ tịch công đoàn trực thay.
- Nếu Phó hiệu trưỏng đi công tác thì Hiệu trưởng- Chủ tịch công đoàn trực thay.
* Lưu ý: Khi Hiệu trưởng đi vắng, Phó hiệu trưởng đi công tác thì người trực thay chỉ ghi
nhận qua sổ trực các sự việc diễn ra trong ngày, không giải quyết đối với các trường hợp
không đủ thẩm quyền, hẹn ngày Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng về giải quyết.
12.2. Nhân viên văn phòng
- Thứ 2 và thứ 6 cả ngày
- Thứ 3,4,5 Sáng;
- Thứ bảy theo kế hoạch
* Thời gian làm việc của nhân viên: Buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h30 đến 16h 30
* Lưu ý: Ngoài thời gian làm việc được quy định ở trên khi có yêu cầu về công việc tấc cả các
bộ phận đều có mặt để làm việc.
Điều 13. Tổ chức thực hiện quy chế
- Quy chế này được thông qua hội đồng giáo viên nhà trường ngày 4 tháng 9 năm 2010.
- Tất cả thành viên trong hội đồng nhà trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc
quy chế của trường.
- Nhà trường có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quy chế, lấy quy chế để căn cứ
đánh giá mức hoàn thành công việc được giao.

HIỆU TRƯỞNG

Trần Thị Thu Hằng

×