Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tuyển tập đề thi vào lớp 10 Hay và khó môn Ngữ Văn năm học 2019-2020 Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.87 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ ĐỀ THI THỬ</b>



<b>TUYỂN SINH VÀO LỚP 1O THPT </b>


<b>ĐỀ 1</b>



<b> </b>


<b>PH ẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)</b>


<i> Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một</i>
<i>phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. </i>


<i><b>Câu 1: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim”</b></i>
(Viễn Phương); biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?


A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán
dụ


<i><b>Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần</b></i>
gì?


A. Thành phần tình thái. B. Thành phần
cảm thán.


C. Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ
chú.


<i><b>Câu 3: Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? "Về các thể văn trong lĩnh vực</b></i>


<i><b>văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, khơng sợ nó thiếu giàu và đẹp"?</b></i>



A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ
<b>chú. </b>


<i><b> Câu 4: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào</b></i>
dưới đây?


A. Phép lặp, phép thế B. Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái
nghĩa


C. Phép nhân hoá D. Phép nối
<i><b>Câu 5: Câu nào sau đây khơng có khởi ngữ?</b></i>


A. Cá này rán thì ngon. B. Miệng ơng, ơng nói, đình làng, ơng
ngồi.


C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Tơi thì tơi chịu.


<i><b>Câu 6: Câu văn: “Tơi nói như gắt vào máy” (Lê Minh Kh) thuộc kiểu câu nào?</b></i>


A. Câu đặc biệt B. Câu đơn C. Câu rút gọn D.
Câu ghép


<i><b>Câu 7: Từ “chúng ta” trong câu: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”</b></i>
đã bị người mời dùng sai. Chọn một trong các từ ngữ sau để thay thế?


A. Chúng mình. B. Chúng em. C. Bọn mình. D.
Bọn em.


<b>Câu 8</b><i><b> : Trong các từ Hán Việt sau: khai trường, khai giảng, tựu trường, nhập trường; từ</b></i>
nào khơng đồng nghĩa với các từ cịn lại?



A. Khai trường. B. Khai giảng. C. Tựu trường. D.
Nhập trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hịn sỏi theo tay tơi bay ra</i>
<i>hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người,</i>
<i>cứa vào da thịt tơi. Tơi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một</i>
<i>tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc</i>
<i>là mặt trời nung nóng.”</i>


a. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn văn
trên?


b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Phẩm chất nào của nhân vật được thể hiện qua đoạn
văn trên?


c. Từ vấn đề mà đoạn văn nêu ra, em hãy dựng một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về
lịng dũng cảm của con người.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:</b>


- Hết –


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<b>Tổng điểm cho cả</b> <b>bài thi 10 điểm.</b>


<i><b>Yêu cầu về nội</b></i> <i><b>dung, hình thức và</b></i>
<i><b>phân bố điểm như sau:</b></i>



<i><b>Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)</b></i>


<b>Câu</b> 1 2 3 4 5 6 7 8


<b>Đáp án</b> B B A C A B B D


<b> Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.</b>
<i><b>Phần II: Trắc tự luận: (8,0 điểm)</b></i>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>Câu 1:</b>
<b>(3.0đ)</b>


<i><b>a. - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi; </b></i>
<i> - Tác giả: Lê Minh Khuê;</i>


<i> - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1971, lúc cuộc</i>
kháng chiến chống mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.


<i>(Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm)</i>


<b>0.75đ</b>


<i><b>b. - Đoạn văn kể về diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” (Phương</b></i>
Định) trong một lần phá bom.


- Đoạn văn đã thể hiện phẩm chất gan dạ, dũng cảm của nhân vật
<i>“tơi” (Phương Định). Đó cũng là phẩm chất chung của những nữ thanh</i>
niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân


tộc.


<b>0.5đ</b>


<i><b>c. Dựng đoạn văn:</b></i>


<i><b>- Giải thích: Dũng cảm là dám đối mặt vớ những khó khăn, nguy hiểm,</b></i>


<b>1.75đ</b>
<i>“Buồn trơng cửa bể chiều hơm,</i>


<i>Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?</i>
<i>Buồn trơng ngọn nước mới sa,</i>
<i>Hoa trôi man mác biết là về đâu?</i>


<i>Buồn trông nội cỏ rầu rầu,</i>


<i>Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.</i>
<i>Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,</i>
<i>Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thách thức trong cuộc sống và chiến đấu. Người dũng cảm là người ln
có tinh thần lạc quan và dám đối mặt với chính mình.


<i><b>- Lập luận chứng minh:</b></i>


+ Khẳng định: Lịng dũng cảm là một phẩm chất tốt rất cần thiết cho mỗi
con người.


+ Lịng dũng cảm giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử


thách.


+ Lịng dũng cảm giúp ta bảo vệ người khác, xả thân vì người khác.
+ Trong chiến tranh lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con
người sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc.


+ Khi đất nước có thiên tai, lịng dũng cảm giúp ta đương đầu với những
tai ương đó. Lịng dũng cảm cịn giúp con người chiến thắng được chính
mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời.


=> Dũng cảm với cái đúng, cái tốt chứ không phải dũng cảm để thể hiện
mình.


<i><b>- Phê phán: Những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử</b></i>
thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùng bước,
thấy nguy hiểm thì khơng dám hành động


<i><b>- Nhận thức, hành động của bản thân: Là học sinh, mỗi chúng ta cần</b></i>
tích cực rèn luyện cho mình lịng dũng cảm để vượt qua những thử thách
trong học tập, sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác, góp sức mình vào
cơng cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, công bằng, văn
minh.


<i>0.25đ</i>


<i>1.0đ</i>
<i>0.25đ</i>


<i>0.25đ</i>



<b>Câu 2:</b>
<b>(5.0 đ)</b>


<b>* Mở bài:</b>


<i>- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều; xuất xứ của đoạn</i>
<i>trích “Kiều ở lầu Ngững Bích”.</i>


- Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ:


<b>0.5đ</b>


<b>* Thân bài:</b>


<i><b>- Khái quát chung: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất</b></i>
ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho
nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực
hiện âm mưu mới. Sáu câu thơ kết của đoạn trích đã tái hiện lại thật sinh
động bức tranh tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Đó là tâm trạng lo âu kinh sợ của nàng khi nghĩ về thân phận nổi lênh
lưu lạc của mình.


<i><b>- Phân tích: Tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để miêu tả tâm</b></i>
trạng của nàng Kiều. Mỗi biểu hiện của cảnh vật chiều tà bên bờ biển
đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều.


<i> + Hình ảnh “cánh buồm thấp thoáng” diễn tả sự nhỏ nhoi, đơn độc</i>
giữa biển nước mênh mơng trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời
sắp tắt. Nàng Kiều với cái nhìn xa xăm xen vào đó là nỗi buồn nhớ gia
đình quê hương da diết. Cũng như cánh buồm mù xa kia, không biết khi


<i>nào Kiều mới được trở về đồn tụ, sum họp cùng gia đình. “Buồn trơng</i>
<i>cửa bể chiều hơm – Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa”.</i>


+ Những cánh hoa mỏng manh, tàn lui trôi man mác trên ngọn nước


<b>4.0đ</b>


0.5đ
0.5đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mới sa càng khiến nàng buồn hơn bởi cánh hoa mỏng manh đó như là
<i>thân phận lênh đênh vơ định của nàng: “Buồn trông ngọn nước mới sa –</i>
<i>Hoa trôi man mác biết là về đâu”.</i>


<i> + Nội cỏ “rầu rầu”, “xanh xanh”- sắc xanh héo úa, mù mịt, nhat nhòa</i>
trải dài từ chân mâu đến mặt đất như gợi tả về sự lụi tàn của cuộc đời
Kiều. Bao trùm tâm trạng của nàng là nỗi chán ngán vô vọng về một
<i>cuộc sống vô vọng tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. “Buồn trông</i>
<i>nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.</i>


+ Cơn “gió cuốn mặt duềnh” như làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm
ầm đang bủa vây quanh ghế Kiều ngồi. Âm thanh của tiếng sóng như
tượng trưng cho nhưng phong ba bão táp đang ập xuống, nhân chìm cuộc
đời nàng. Lúc này, Kiều khơng chỉ buồn mà cịn lo sợ kinh hãi như rơi
dần vào vực thẳm một cách bất lực.


=> Cảnh thiên nhiên chân thực nhưng cũng rất ảo bởi cảnh được tái
<i>hiện lại qua cái nhìn dầy tâm trạng của nàng Kiều theo qui luật “Người</i>
<i>buồn cảnh có vui đâu bao giờ” âm thanh của tiếng sóng ầm ầm trong câu</i>
thơ kết như là lời dự cảm của Nguyễn Du về dông bão của số phận sẽ nổi


lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.


<i><b>- Đánh giá:</b></i>


+ Nghệ thuật:Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, không gian nghệ
thuật phù hợp với việc diễn tả nội tâm nhân vật. Điệp từ buồn trông đầu
các câu lục tạo âm hưởng trầm buồn đầy tâm trạng cho đoạn thơ. Cảnh
vật được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ
tĩnh đến động có tác dung diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo
âu kinh sợ của Kiều.


+ Nội dung: Đoạn thơ đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của
Nguyễn Du - đó là sự đồng cảm đối với thân phận người phụ nữ bị vùi
dập, chà đạp.


<i><b>- Liên hệ: Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam</b></i>
<i>Xương” – Nguyễn Dữ.</i>


0.25đ


0.25đ


0.5đ


0.5đ
<b>0.5đ</b>


<b>0.5đ</b>


<b>* Kết bài: Nhận định đánh giá chung về tâm trạng nhân vật, giá trị của</b>


đoạn trích.


<b>0.5đ</b>


<i><b>Lưu ý: Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải có kỹ</b></i>


<i>năng làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; biết phân tích từ ngữ, hình</i>
<i>ảnh, biện pháp tu từ…để làm sáng tỏ nội dung. Khuyến khích những bài</i>
<i>sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, có cảm xúc. </i>


<b>Lưu ý chung: </b>


<b>- Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm</b>
<b>ý cho điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh.</b>


<b>- Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5</b>
<b>điểm. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Câu 1: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay?</b>
- Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thơng đang là điểm nóng thu hút nhiều
sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.


<b>* Thực trạng:</b>


+ Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết và bị thương trên 1
ngày.


+ Trong số đó, có khơng ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra
các vụ tai nạn giao thông.



<b>* Nguyên nhân:</b>


+ Ý thức tham gia giao thơng của người dân cịn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp
hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo
hiểm...)


+ Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng
đường...)


+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an tồn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thơng, cịn cáo nhiều bạn học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường.


<b>* Hậu quả:</b>


+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu
qủa nặng nề cho cả cộng đồng.


+ Gây đau đớn, mất mát đau thương cho người thân và xã hội.
<b>* Hành động của bản thân:</b>


+ Tham gia học tập luật giao thơng đường bộ ở trường, lớp. ngồi ra bản thân mỗi người
phải tìm hiểu nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo ATGT.


+ Chấp hành nghiêm chỉnh về ATGT: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, khơng đi
xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng, đõ đứng quy
định, khi rẽ ngang hoặc dừng, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau
biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...


+ Tuyên truyền luật giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt


động tuyên truyền xung kích về ATGT để góp phần phổ biến luật giao thơng đến tất cả
mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT.


<b>=>Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong </b>
trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức...cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương
mẫu, thực hiện những giả pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.


<b>Câu 2: Suy nghĩ về Lòng dũng cảm</b>
<b>* Mở đoạn: Nêu vấn đề</b>


<b>* Thân đoạn:</b>


<i><b>- Giải thích: Dũng cảm là dám đối mặt vớ những khó khăn, nguy hiểm, thách thức trong</b></i>
cuộc sống và chiến đấu. Người dũng cảm là người ln có tinh thần lạc quan và dám đối
mặt với chính mình.


<i><b>- Lập luận chứng minh:</b></i>


+ Khẳng định: Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt rất cần thiết cho mỗi con người.
+ Lòng dũng cảm giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Trong chiến tranh lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi
sinh bảo vệ Tổ quốc.


+ Khi đất nước có thiên tai, lịng dũng cảm giúp ta đương đầu với những tai ương đó. Lịng
dũng cảm cịn giúp con người chiến thắng được chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy
của cuộc đời.


=> Dũng cảm với cái đúng, cái tốt chứ khơng phải dũng cảm để thể hiện mình.



<i><b>- Phê phán: Những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, khơng dám</b></i>
vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùng bước, thấy nguy hiểm thì khơng dám hành
động


<i><b>* Kết đoạn: Nhận thức, hành động của bản thân: Là học sinh, mỗi chúng ta cần tích cực</b></i>
rèn luyện cho mình lịng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập, sẵn sàng xả
thân giúp đỡ người khác, góp sức mình vào cơng cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu
mạnh, công bằng, văn minh.


<b>Câu 3: Suy nghĩ về Lòng tự trọng:</b>


Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là ln chú ý giữ
gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hồn cảnh nào.


Người có lịng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, khơng
bao giờ làm điều xấu, việc ác.


Người có lịng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến
cùng.


Người có lịng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết
từ ngay trong gia đình mình. \


Càng có nhiều người có lịng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn
định và bền vững; danh dự giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục.
<b>Câu 4: Lòng tự tin:</b>


<b>- Khắng định: Tự tin là một phẩm chất tốt của con người.</b>


<b>- Giải thích: Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất </b>


tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành cơng; tin vào tài năng
của mình.


<b>- Lập luận chứng minh:</b>


+ Tự tin là một phẩm giá mà mỗi cá nhân cần phải hướng tới và rèn luyện để có thể tồn tại
và phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. Với sự tự tin, chúng ta sẽ tạo được một nền
móng vững chãi trong tâm hồn, một bản lĩnh vững chắc của bản thân, từ đó chúng ta có thể
xác định rõ rang rằng: chúng ta là ai trong cuộc đời này, xác định rõ con đường chúng ta sẽ
đi trong cuộc đời, sự nghiệp.


+ Tự tin trong cuộc sống hay công việc thường nhật mang đến cho ta khả năng quyết đoán
trong việc lựa chọn khi mắc phải những vấn đề cần sự giải quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

=> Cuộc sống luôn đầy rẫy những thử thách, nếu chúng ta không tự tin, tin vào chính mình
để vượt qua thì thành cơng sẽ khó mà đến với chúng ta. .
+ Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất
bại, không dám theo đuổi ước mơ. Một số kẻ cịn thiếu tự tin đến mức khơng dám chấp
nhận những thử thách trong công việc, để học những cơ hội thăng tiến bay qua mà không
muốn nắm bắt vì sợ thất bại, khơng tin vào những khả năng của bản thân mình có thể làm
được.


+ Là một học sinh, trước tiên em phải ra sức học tập thật là tốt để tạo cho mình một nền
móng kiến thức thật vững chãi, không ngừng ra sức học hỏi để phát huy tài năng bản thân.
=> Tự tin là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành đạt trong cuộc sống, vậy chúng ta hãy rèn
luyện nó ngay từ bây giờ để trở thành một con người năng động , bản lĩnh trong xã hội, tồn
tại một niềm tin mãnh liệt vào bản thân trước chông gai cuộc đời.


<b>Câu 5: Tinh thần đoàn kết:</b>



- Đoàn kết là kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một
mục đích thành một khối thống nhất, khăng khít với nhau. Có được sự kết hợp ấy ắt hẳn sẽ
đạt được thắng lợi và cũng có thể gặt hái được nhiều thành cơng vang dội.


- Đoàn kết sẽ kết hợp được nhiều người, mỗi người có một ưu điểm riêng mà người khác
khơng có nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một cơng việc thì cơng việc ấy sẽ được chia
ra tuỳ theo khả năng mà mỗi người có thể.


Câu chuyện bó đũa đã nêu rõ sức mạnh của sự đoàn kết nhưng chưa cho biết đoàn kết
bằng cách nào.


- Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất gắn kết chặt chẽ với nhau
không thể tách rời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết
hợp ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất
cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp. Bác Hồ đã từng nói: ‘’Đồn kết đồn kết đại
đồn kết, thành cơng thành công đại thành công.’’.


Mọi người đều phải đồn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung
lên cao nhất. Tinh thần đồn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là ta cũng cần phải phân biệt đồn kết đấu tranh với sự tập
hợp băng nhóm, phe đảng nhằm mưu đồ việc xấu. Vì hành vi ấy đi trái lại với truyền thống
dân tộc lâu đời, cần được nhanh chóng loại trừ.


Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ gắn bó mật thiết lẫn
nhau. Do đó, đồn kết chính là chiếc chìa khóa vàng dẫn đến thành cơng. Vậy cịn chần
chờ gì nữa mà ngay từ hơm nay chúng ta khơng nhận thức tầm quan trọng của sự đoàn kết
và áp dụng nó vào cuộc sống?


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Đề 2.</b>




<b>PHẦN I:Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)</b>


Trong 8 câu hỏi sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.


<b>Câu 1: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán -Việt?</b>


<b> A. Thanh minh B. Giai nhân C. Tảo mộ D. Ngựa xe. </b>
<b>Câu 2: Xét về thành phần câu, câu sau đây gồm mấy thành phần? </b>


<i> “Sau một hồi trống thúc vang dội cả lịng tơi, mấy người học trị cũ đến sắp hàng dưới</i>
<i>hiên rồi đi vào lớp”. </i>


A. Hai B. Bốn C. Ba D. Một


<i><b>Câu 3: Câu “ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp”( trích “Cây tre Việt Nam” -Thép Mới)</b></i>
sử dụng phép tu từ gì?


A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C . So sánh D. Hoán dụ
<i><b>Câu 4: Câu “Cười thì hàm răng lóa lên khn mặt nhem nhuốc” (trích “Những ngơi sao</b></i>
xa xơi” - Lê Minh Kh) có chứa thành phần nào trong các thành phần sau?


A. Trạng ngữ B .Thành phần tình thái C. Khởi ngữ D. Thành phần cảm
thán.


<b>Câu 5: Có thể thay thế từ ngữ xưng hô nào phù hợp cho từ “bà con” trong câu nói “Ln</b>
tiện bà con lót dạ” (trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)


A. Mọi người B. Các em C. Các anh D. Các ông



<i><b>Câu 6: Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Ni lớn đời ta tự buổi nào” (trích “Đồn</b></i>
thuyền đánh cá” - Huy Cận) thuộc kiểu câu gì?


A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D. Câu cầu
khiến.


<b>Câu 7: Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách. Điều đó được coi là gì?</b>
A. Nói móc B. Nói mát C. Nói leo D. Nói dối.
<b>Câu 8: Hãy chọn từ, ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:</b>


<i> Đồng nghĩa với “nhược điểm” là…</i>


A.Yếu điểm B. Khuyết điểm C. Điểm thiếu sót D. Điểm
<b>yếu. PHẦN II: Tự luận</b>


<b>Câu 1:Cho câu văn sau:</b>


<i> “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hồn</i>
<i>tồn khơng phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là</i>
<i>lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có</i>
<i>khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”</i>


a. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ?
b. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?


c.Từ sự hiểu biết của em về văn bản, sự hiểu biết về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của
mình về phong cách sống của lớp trẻ hiện nay? (Viết trong khoảng một trang tờ giấy thi)
<b>Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh</i>


<i>phòng buyn-đinh tối om kể chi người vơ tình</i>
<i>vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc</i>


<i>đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình. </i>
<i> ( Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)</i>


- Hết -


<b> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b> </b>


<b> </b>


<b>Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm</b>


<b>Yêu cầu nội dung , hình thức và phân bố điểm như sau:</b>
<b>Phần I :Trắc nghiệ</b>m (2,0 i m)đ ể


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8


Đáp án D C A C A C B D


Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.trả lời sai hoặc thừa thì khơng cho điểm


Ph n II: T lu nầ ự ậ


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


Câu 1
(3,0điểm)



a.Câu văn trên trích trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
Của tác giả Lê Anh Trà


b. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc


c.Nội dung cần đảm bảo các ý sau :


<i><b>1.Giải thích khái niệm phong cách: Có thể hiểu đó là lối sống,</b></i>
cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… tạo nên cái riêng ở mỗi người
hay ở một tầng lớp người nào đó.


+ Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
2.Đánh giá, bàn luận :


+ Phong cách sống dù ở thời đại nào cũng có một nền tảng
chung: Sống có lí tưởng, phù hợp với bản sắc dân tộc, thời đại…
+ Khẳng định đa số lớp trẻ hiện nay có một phong cách , có lối
sống cao đẹp: sống có lí tưởng, ứng xử có văn hóa, năng động ,
sáng tạo ,…biểu hiện trong học tập lao động, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, trong cuộc sống đời thường (dẫn chứng)


+Tuy vậy cịn một bộ phận khơng nhỏ có lối sống thục dụng,
hưởng thụ…


3. Bài học nhận thức và hành động:


Thường xuyên rèn đức, luyện tài luôn “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.



0,25
0,25
0,5
0.5
0,25


1,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Lưu ý : Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp</i>
<i>lí, thuyết phục , kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa </i>


Câu 2
(5,0điểm


<b>a.</b> <b>Mở bài:</b>


Giới thiệu về tác giả, tác phẩm ,về hồn cảnh ra đời của tác
phẩm.Vị trí đoạn thơ.


Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.


0,5


<b>b.</b> <b>Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về</b>
nội dung , nghệ thuật của đoạn thơ.


* Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ:


- Sau chiến tranh, người lính trở về thành phố, sống với nhiều


tiện nghi vật chất hiện đại, vầng trăng đã bị quên lãng , trở
thành xa lạ.


<i>+Tác giả dùng lối kể tự nhiên , ngắn gọn ( Từ hồi về thành</i>
<i>phố, quen…) và chọn những chi tiết cụ thể mà giàu sức khái</i>
quát. “Ánh điện cửa gương” là cách nói hốn dụ tượng trưng
cho cuộc sống đầy đủ tiện nghi khép kín trong căn phòng
hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trong khơng gian ấy ngỡ như
khơng cịn chỗ cho vầng trăng tình nghĩa một thời của người
<i>lính: “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”.</i>
<i>Cần đặt hai từ “tri kỉ” và “người dưng’’ trong thế đối sánh để</i>
thấy rõ sự thay đổi của lòng người.


- Một tình huống bất ngờ làm chuyển mạch cảm nghĩ của tác
giả:


+ Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong sự việc bất
thường “đèn điện tắt, phòng tối om” khiến vầng trăng tỏa
sáng. Chính lúc này nhà thơ mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của
<i>vầng trăng tròn mà bấy lâu nay quen với “ánh điện cửa</i>
<i>gương” đã quên mất.</i>


+ Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế lặng im:
<i>“Ngửa mặt lên nhìn mặt – có cái gì rưng rưng”.Cuộc đối</i>
thoại không lời trong khoảnh khắc ấy đã làm cho nhà thơ
<i>rưng rưng xúc động.</i>


+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát ,
là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở
rừng .Vầng trăng xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí con


người bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình
<i>ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu: “như là đồng</i>
<i>là bể - như là sông là rừng”.</i>


- Khổ cuối đoạn thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng
của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang chất triết lí
<i>của tác phẩm: “Trăng cứ trịn vành vạnh” như tượng trưng</i>
<i>quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ ; “ánh trăng</i>
<i>im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình</i>
mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng
ta) :Con người có thể vơ tình , có thể lãng qn nhưng thiên


0,75


0,75


0,75


1,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nhiên, nghĩa tình q khứ thì ln trịn đầy bất diệt.Và cái
<i>giật mình thức tỉnh ở cuối bài thơ tạo thành một kết thúc mở ,</i>
<i>gợi nhiều liên tưởng , suy ngẫm. Giật mình vì trót vơ tình,</i>
<i>giật mình để thức tỉnh, để khơng chìm vào quên lãng. Con</i>
<i>người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của</i>
nhân cách trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp.


<i> - Qua cái giật mình của Nguyễn Duy , tác giả muốn gửi tới</i>
mọi người ở mọi thời lời nhắc nhở về lối sống thủy chung.
 Đánh giá:



* Nghệ thuật:


- Thể thơ năm chữ, nhịp thơ trôi chảy tự nhiên; giọng điệu tâm
tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở


- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố tự sự , trữ tình và
nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu cảm.


- Kết cấu , giọng điệu thơ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm tạo
nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn
tượng mạnh với người đọc.


* Nội dung:


- Từ câu chuyện riêng , đoạn thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm
thía về


thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao,
nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu.


- Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ
nguồn”, gợi lên đạo lí sống thủy chung đã trở thành truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.


<b>c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và cảm nghĩ của</b>
bản thân.


<i>Lưu ý: 1. Học sinh có thể nhắc đến hình ảnh vầng trăng trong</i>
<i>quá khứ qua hai khổ đầu nhưng khơng nên đi sâu vào phân tích</i>


<i>hai khổ thơ này.</i>


<i> 2. Trong q trình triển khai, học sinh có nhiều cách kết</i>
<i>cấu bài viết khác nhau , giám khảo cần chú ý tới việc định</i>
<i>hướng phân tích và kĩ năng của học sinh. Không đếm ý cho</i>
<i>điểm. Ở mỗi ý, không cho điểm tối đa nếu học sinh không đảm</i>
<i>bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, diễn đạt. </i>


<b>Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ ,diễn đạt trừ 0,25</b>
<b>điểm; trên 10 lỗi trừ 0.5 điểm</b>


<b>Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm</b>


0,5





0,5


<b>ĐỀ 3</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.


<b>Câu 1: Khái niệm sau đây nói đến phương châm hội thoại nào ?</b>


<i><b>“Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tráng nói mơ hồ” </b></i>


A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.


C. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ.
<b>Câu 2: Câu thơ nào sau đây sử dụng phép tu từ ẩn dụ?</b>


A. Gần xa nô nức yến anh B. Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
C. Đúng cạnh bên nhau chờ giặc tới. D. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ.
<b>Câu 3: Trong hai câu thơ sau: </b>


“ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn q hương thì làm phong tục”


( “Nói với con” -Y Phương)
Sử dụng phép liên kết nào?


A. Phép thế, phép nối. B. Phép thế, phép lặp.
C. Phép nối, phép thế. D. Phép nối, phép lặp.
<i><b>Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?</b></i>


A. Đầu non cuối bể. B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu bạc răng long. D. Đầu sóng ngọn gió.
<b> Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?</b>


A. Này, hãy đến đây nhanh lên.
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!


C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là đã muộn.


D. Tơi đốn chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.


<i><b>Câu 6: Câu văn ‘‘Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào.” thuộc kiểu câu</b></i>
nào?



A. Câu trần thuật. B. Câu nghi vấn.
<i>C. Câu cảm thán.</i> D. Câu cầu khiến.
<i><b>Câu 7: Câu văn ‘‘Nửa tiếng, các ông, các bà nhé” thuộc loại câu nào?</b></i>


A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt.
C. Câu ghép. D. Câu nghi vấn


<i><b>Câu 8: Bé Thu kêu: “Cơm chín rồi!” (văn bản “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng) có</b></i>
hàm ý gì?


A. Nhắc anh Sáu vơ ăn cơm. B. Nhờ anh Sáu dọn cơm ra.
C. Nhờ anh Sáu bắc nồi cơm ra. D. Nhắc anh Sáu nấu cơm.


<b>PHẦN II: TỰ LUẬN( 8,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 ( 3,0 điểm): Cho đoạn thơ sau: </b>


<i>“Trăng cứ tròn vành vạnh</i>
<i>kể chi người vơ tình</i>


<i>ánh trăng im phăng phắc</i>
<i>đủ cho ta giật mình.”</i>


1. Đoạn thơ trên của tác giả nào? Sáng tác năm bao nhiêu?


2. <i><b>Tại sao nhan đề bài thơ là “ánh trăng” nhưng trong bài thơ lại ghi là “vầng trăng”?</b></i>
3. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b> Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn</b></i>
Thành Long ( Ngữ văn 9, tập 1)



…….Hết…….


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b>Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm.</b>


<i><b>Yêu cầu về nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau:</b></i>


<b>Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)</b>


<b>Câu</b> 1 2 3 4 5 6 7 8


<b>Đáp án</b> C A D C C D B A


Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa thì khơng cho điểm.
<b>Phần II: Tự luận: (8,0 điểm)</b>


<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>Câu 1</b> 1. - Đoạn thơ trên của tác giả Nguyễn Duy.
- Sáng tác năm 1978


<i><b>2. Nhan đề bài thơ là “Ánh trăng” nhưng trong bài thơ lại ghi là “vầng</b></i>


<i><b>trăng”, Vì:</b></i>


- Ánh trăng là ánh sáng của trăng lan toả trong không gian .


- Vằng trăng là hình ảnh cụ thể của trăng có hình khối rõ ràng, nhìn
thấy rõ.



<b>3. Cảm nhận: Đây là khổ thơ cuối của bài thơ thể hiện những suy</b>
ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ:


<i>- Trăng hiện lên thật cao thượng, vị tha. Hình ảnh “trăng” và “người” có</i>
<i>sự đối lập giữa “ trịn vành vạnh” và “kẻ vơ tình”, giữa cái im lặng của</i>
“ánh trăng” với sự “giật mình” thức tỉnh của con nguời.


- Trăng trịn vành vạnh, trăng im phăng phắc khơng giận hờn ốn trách mà
gợi lên cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thuỷ
chung, tình nghĩa. Ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn không
phai mờ, là người bạn, cũng là nhân chứng nghĩa tình mà nghiên khắc
nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vơ tình, có thể lãng
qn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình q khứ thì ln trịn đầy, bất diệt.
<i>- Sự im lặng ấy, làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh. Cái “giật mình” của</i>
sự ăn năn tự trách, những suy nghĩ trăn trở đấu tranh với chính mình để
sống tốt hơn. Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh
của nhân cách trở về với lương tâm trong sạch. Đó là lẽ sống, đạo lí ân
nghĩa thuỷ chung của dân tộc.


=> Đoạn thơ với giọng điệu tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể . Đoạn thơ có
triết lí sâu xa với đạo lí, với lẽ sống của con người Việt Nam.


0,25 đ
0,25 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Câu 2 Phân tích nhân vật </b> <b>5,0đ</b>
Về kĩ năng: Học sinh biết làm bài văn nghị luận về nhân vật trong tác


phẩm văn học. Diễn đạt trong sáng.



Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm
bảo các ý sau:


<b>a) Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.</b>


- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nêu nhận định khái
quát về nhân vật.


0,25đ


<b>b) Thân bài</b>


<i><b>* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên :</b></i>


- Anh thanh niên quanh năm suốt tháng sống một mình trên đỉnh núi cao,
<i>giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Được giới thiệu qua lời bác lái xe : ‘‘Anh</i>
<i>thanh niên hai mươi bảy tuổi, dáng vóc nhỏ bé...người cơ độc nhất thế</i>
<i>gian, một mình làm khí tượng trên đỉnh núi cao hai nghìn sáu trăm mét’’-></i>
Thủ thách lớn nhất đối với con người trẻ tuổi chính là sự cơ đơn, vắng vẻ
quang năm suốt tháng trên đỉnh núi cao, khơng một bóng người.


- Anh thanh niên làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Công việc của anh :
<i>‘‘Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dựa vào công</i>
<i>việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu’’. Công</i>
việc ấy địi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao ...Gian
khổ nhất là vào lúc một giờ sáng, dù mưa gió, tuyết lạnh thế nào cũng phải
trở dạy ra ngoài làm việc.


=> Quả thực điều kiện sống và làm việc của anh thanh niên là một thử


thách lớn đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động nhưnh anh
đã vượt qua được bởi vì anh có ý chí nghị lực, phẩm chất và sức mạnh bên
trong con người anh đã vượt lên tất cả để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.


<i><b>* Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc</b></i>
<i><b>sống về công việc : </b></i>


- Anh rất u cơng việc của mình.Vì vậy, anh đã có những suy nghĩ thật
đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người. Anh tâm
<i>sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm việc, ta với công việc là đơi, sao gọi là một</i>
<i>mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng</i>
<i>chí dưới kia.Cơng việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu</i>
<i>buồn đến chết mất”. Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác quá, hồn</i>
nhiên và vơ tư q. Lời tâm sự ấy đã tốt lên một vẻ đẹp nhân cách đáng
trân trọng, gây xúc động mạnh mẽ trong lịng người đọc. Quả là cơng việc
đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh. Động cơ
làm việc đúng đắn và phương châm sống cao đẹp của anh: làm việc vì mọi
người, vì Tổ quốc đã khiến cho ơng họa sĩ và mỗi chúng ta phải tự nhủ
<i>thầm “người con trai ấy đáng yêu thật”.</i>


- Anh thanh niên có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về
hạnh phúc ở trong đời. với anh hạnh phúc là ở trong công việc. Khi được


<b>4,5đ</b>
1,0 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khơ mà anh đã góp phần
vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời
<i>Hàm Rồng, anh nói: “kể từ hơm đó, cháu thật hạnh phúc”.</i>



- Đối với công việc, anh yêu nó tới mức khi mọi người cịn ái ngại cho
cuộc sống ở độ cao 2600m nhưng anh vẫn ao ước làm việc ở độ cao hơn
<i>nữa như đỉnh Phan xi Păng cao 3143m bởi anh nghĩ: “ Làm công tác khí</i>
<i>tượng ở độ cao như thế mới là lí tưởng chứ”. Đó là ước vọng được vươn</i>
<i>cao hơn trong cơng việc. Vì vậy anh đã tự đặt và trả lời câu hỏi: “Mình</i>
<i>sinh ra là gì? Mình để ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?”.</i>


- Anh thanh niên cịn là nguời có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:
Anh đã vượt qua những mọi gian khổ, mọi thử thách của hoàn cảnh để làm
việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm
đúng giờ “ốp”, dù thời tiết có khắc nghiệt thế nào anh cũng phải trở dạy ra
ngoài làm việc và ngày nào cũng như ngày nào…


<i><b>* Anh thanh niên còn là người có phong cách sống đẹp: </b></i>


- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng
mình. Anh trọng cái đẹp : anh trrồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó
là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Anh
trồng rau, nuôi gà là để tự cung cấp cho mình thức ăn.


-Cuộc sống của anh khơng cơ đơn buồn tẻ. Bởi anh cịn có niềm vui trong
cơng việc, đó là đọc sách. Sách đã trở thành người bạn thân thiết của anh.
Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầm được
<i>vàng. Anh nói với cơ gái: “ Cơ thấy đấy, lúc nào tơi cũng có người trị</i>
<i>chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay</i>
sở đẻ thường xun có sách đọc. Sách khơng chỉ giúp anh nâng cao hiểu
biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút
giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng q ở
anh.



<i>- Anh thanh niên cịn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân</i>
thành với mọi người. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với
những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn
<b>khi được đón nhà hoạ sĩ, cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi</b>
<i>làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : “Trời ơi, chỉ còn</i>
<i>năm phút”. Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọi người. Anh</i>
<i>“nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ” . Anh rất hiếu</i>
khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà ( giỏ trứng) cho khách. Và
anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu
khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó
quên.


<i> - Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao</i>
người khác. Anh thấy cơng việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người. Khi ông muốn vẽ chân dung của
anh, nhưng anh một mực từ chối, anh khơng muốn vì cảm thấy mình
khơng xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh nhiệt tình giới thiệu với ơng
những người khác mà anh cho rằng đáng khâm phục hơn anh (ông kĩ sư


1,5 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>vườn rau dưới Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét). Và anh say</i>
sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh
đã làm cho ơng hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.


<i><b>* Đánh giá: </b></i>


<i> - Lặng lẽ Sa pa với cốt truyện đơn giản, chi tiết chân thực, đối thoại sinh</i>
động, tình huống truyện bất ngờ thú vị. Tác giả đã ca ngợi những phẩm
chất tốt đẹp của anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những


năm 70 của thế kỉ XX.( Liên hệ với các tác phẩm khác)


<b>c. Kết bài :</b>


- Khẳng định về nhân vật và liên hệ bản thân.


<i><b>Lưu ý :</b><b> Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải biết</b></i>


<i>phân tích nhân vật. Diễn đạt rõ ràng, hành văn lưu lốt, ngơn ngữ trong</i>
<i>sáng, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá. Khuyến khích những</i>
<i>bài sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, văn có cảm xúc. Những bài viết chung</i>
<i>chung hoặc sơ sài không cho quá một nửa số điểm của câu này. </i>


0,25 đ


<b>Lưu ý: Học sinh có thể có những cách làm khác nhau nhưng có kĩ năng nghị luận tốt,</b>
<b>đảm bảo đầy đủ các ý trên vẫn cho điểm tối đa.</b>


<b>Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý</b>
<b>cho điểm.</b>


<b>- Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5</b>
<b>điểm. </b>


<b>- Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm.</b>

<b>ĐỀ 5</b>



<b> PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)</b>


Trong tám câu hỏi sau, mỗi câu có bốn phương án trả lời A, B, C, D: trong đó có


một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.


<b>Câu 1: Thuật ngữ là những từ như thế nào?</b>
A. Là những từ có tính biểu cảm.
B. Là những từ biểu thị nghề nghiệp.


C. Là những từ chỉ các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp.


D. Là những từ biểu thị khái niệm công nghệ, khoa học thường được dùng trong các
văn bản khoa học, công nghệ.


<b>Câu 2: Đặt trước chủ ngữ để nêu đề tài nói đến trong câu,thường có thể thêm quan hệ từ </b>
"về" hay "đối với" đứng trước.Đó là thành phần nào?


A.Chủ ngữ. B.Vị ngữ. C.Trạng ngữ. D.Khởi ngữ.
<b>Câu 3: Thành phần nào không phải là thành phần biệt lập của câu ?</b>


A.Thành phần gọi - đáp. B. Thành phần phụ chú.
C. Thành phần chủ ngữ. C. Thành phần cảm thán.


<b>Câu 4: Trong câu văn: Khơng ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tơi đọc thấy trong mắt</b>
<i>nhau điều đó. (Trích "Những ngơi sao xa xơi"- Lương Minh Kh) có mấy cụm động từ?</i>


A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Chơi chữ.


<b>Câu 6: Tìm rồi nêu ra câu tục ngữ hoặc thành ngữ có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân </b>
thủ phương châm về chất khi nói năng.



A. Nói có sách, mách có chứng. B. Nói một tấc lên trời.


C. Ăn ốc nói mị. D. Nói nhăng, nói cuội.


<b>Câu 7: Đoạn văn: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái </b>
nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu." (Thép Mới)
đã dùng phép liên kết chủ yếu nào để liên kết các câu với nhau?


A. Phép đồng nghĩa. B. Phép thế.


C. Phép nối. D. Phép lặp.


<i><b>Câu 8: Câu văn: Lời gửi của văn nghệ là sự sống." (Trích "Tiếng nói văn nghệ" - Nguyễn </b></i>
<i>Đình Thi), xét về kết cấu ngữ pháp, thuộc loại câu gì?</i>


A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn.
<b>Phần II: TỰ LUẬN. (8 điểm)</b>


<b>Câu 1: (3.0 điểm): Đoạn thơ: </b>


Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.


<i>(Đồng chí- Chính Hữu)</i>


<i>a, Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu? Bài thơ </i>
"Đồng chí" được sáng tác vào năm nào?


b, Hãy viết về cái hay của đoạn thơ trên?



<b>Câu 2: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay?</b>
-


<b>Hết-ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM</b>
<b>PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: </b>(2.0 i m)đ ể


<b>Câu 1 Câu 2 Câu 3</b> <b>Câu 4</b> <b>Câu 5</b> <b>Câu 6 Câu 7 Câu 8</b>


<b>D</b> <b>D</b> <b>C</b> <b>B</b> <b>B</b> <b>A</b> <b>D</b> <b>A</b>


<i>(Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm; đáp án sai, hoặc chọn 2 đáp án, không cho điểm)</i>
<b>PHẦN II: TỰ LUẬN: (8.0 điểm)</b>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Mức điểm</b>


<i><b>Câu 1: a, + Đây là đoạn kết của bài thơ Đồng chí.</b></i>


+ Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào năm
1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.


<i>b, - Trong cảnh rừng hoang, sương muối, các anh bộ đội đứng cạnh</i>
bên nhau phục kích chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn
<i>súng của các anh. Hình ảnh thơ "Đầu súng trăng treo" lung linh </i>
trong cảm hứng kết hòa hiện thực với lãng mạn, gợi lên bao liên
tưởng và cảm nhận lý thú cho người đọc về: súng và trăng, gần và
xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến
sĩ và thi sĩ...


- Câu thơ cuối, bốn tiếng có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì


đó lơ lửng, chơng chênh trong sự bát ngát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Chỉ có Chính Hữu, nhà thơ chiến sĩ mới có được phát hiện về một
hình ảnh thực, kết vào thơ để trở thành một biểu tượng đẹp và đầy ý
nghĩa về anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và
sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn dân tộc.


<b>Câu 2:</b>


<b>* Yêu cầu về kỹ năng:</b>


<i>- HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn </i>
<i>đạt lưu loát; Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lý; lời văn </i>
<i>trong sáng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.</i>


<b>* u cầu về kiến thức:</b>


<i><b>- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải bám sát yêu</b></i>


<i>cầu của đề bài, cần làm rõ được những yêu cầu sau theo bố cục </i>
<i>của bài văn:</i>


<b>a, Mở bài: - Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thơng </b>
đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức
độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.


- Nhận thức của tuổi trẻ học đường - những công dân tương
lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp
phần làm giảm thiểu tai nạn giao thơng.



<b>b, Thân bài:</b>


<b>* Thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay:</b>


+ Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết
và bị thương trên 1 ngày.


+ Trong số đó, có khơng ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân
hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.


<b>* Hậu quả của vấn đề tai nạn giao thông:</b>


+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn
cho các cá nhân và hậu qủa nặng nề cho cả cộng đồng.


+ Gây đau đớn, mất mát đau thương cho người thân và xã hội.
<b>* Nguyên nhân của vấn đề:</b>


+ Ý thức tham gia giao thông của người dân cịn hạn chế, thiếu hiểu
biết và khơng chấp hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng,
vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)


+ Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường
ray, chiếm dụng lòng đường...)


+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ khơng
đảm bảo an tồn...)


+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thơng, cịn cáo
nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.



<b>* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu </b>
<b>TNGT:</b>


+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp. ngồi
ra bản thân mỗi người phải tìm hiểu nắm vững thêm các luật lệ và
quy định đảm bảo ATGT.


+ Chấp hành nghiêm chỉnh về ATGT: không lạng lách, đánh võng


<b>5.0 điểm</b>


0,5 điểm


4,0 điểm
1,0 điểm


1,0 điểm


1,0 điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, khơng vượt
đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng, đõ đứng quy định, khi rẽ ngang
hoặc dừng, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người
sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...


+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già
yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.


+ Tuyên truyền luật giao thông: Trao đổi với người thân trong gia


đình, tham gia các hoạt động tun truyền xung kích về ATGT để
góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia
các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT.


<b>c, Kết bài: </b>


- ATGT là hạnh phú của mỗi người, mỗi gia đình và tồn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất
nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri
thức...cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu, thực hiện
những giả pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.


0,5 điểm


<i><b>Lưu ý:</b></i>


- Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lý, thì vẫn được chấp nhận.
- Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ
bản thì giám khảo linh hoạt cho điểm hợp lý.


<b>ĐỀ 6.</b>



<b>PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)</b>


Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.


<b>Câu 1: Trong số những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ?</b>
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng



B. Chó treo mèo đậy


C. Tấc đất tấc vàng
D. Gan vàng dạ sắt
<b>Câu 2: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:</b>


A. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngơn ngữ trên thế giới.


B. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, khơng có quan hệ đồng nghĩa
giữa ba hoặc hơn ba từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

D. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể khơng thay thế nhau được trong nhiều trường
hợp sử dụng.


<b>Câu 3: Trong những câu sau đây câu nào không chứa khởi ngữ?</b>
A. Điều này ông khổ tâm hết


sức.


B. Giàu, tôi cũng giàu rồi.


C. Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp.


D. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba
nghìn một trăm bốn hai mét kia mới một mình
hơn cháu.


<b>Câu 4: Trong những cụm từ sau đây cụm từ nào điền vào ơ trống thích hợp?</b>


<i>“… là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của những người lính trong cuộc kháng</i>


<i>chiến đầy gian khổ</i> m v vang c a dân t c.”à ẻ ủ ộ


A. Tình cha con B. Tình đồng
đội


C. Tình đồng chí D. Tình bạn


<b>Câu 5: Trong đoạn trích sau, câu in đậm dùng để làm gì?</b>
<i>“ Tơi bùi ngùi nhìn lão, bảo:</i>


<i><b>- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng</b></i>?” (Nam Cao)


A. Dùng để hỏi
B. Dùng để phủ định


C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để yêu cầu, đề nghị.


<i><b>Câu 6: Câu văn: “Tơi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.”</b></i> (Lê
Minh Khuê) có m y ấ động t ?ừ


A. Một động từ B. Hai
động từ


C. Ba động từ D. Bốn động
từ


<b>Câu 7: </b>Hãy ch n nh ng nhóm t có th ọ ữ ừ ể đứng trước danh t ừ để ạ t o th nh c m danh t ?à ụ ừ



A. một, những, các, đã…


B. một, hai, những, vài, mấy, các….


C. những, vài, sẽ, lại, mấy….
D. vài, mấy, quá, lắm….
<b>Câu 8: Những dòng thơ sau đây, dòng thơ nào là ẩn dụ phẩm chất?</b>


A. Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm. ( Minh Huệ)
B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
C. Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. ( Thanh Hải)
D. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. ( Huy Cận )


<b>PHẦN II: TỰ LUẬN (8.0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>“ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy</i>
<i>Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dịng, theo sau có đến năm mươi chiếc</i>
<i>xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.</i>


<i>Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dịng mà nói vọng vào:</i>


<i>- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng khơng bỏ. Đa tạ tình chàng</i>
<i>thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.</i>


<i>Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang lống mờ nhạt dần mà biến đi mất.”</i>


1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày
hồn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân


tích).


2. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của
truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong
một đoạn văn ngắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Hết –


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b>Tổng điểm cho toàn bài thi 10 điểm</b>


<b>Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau</b>
<b>Phần I: Trắc nghiệm: </b>(2.0 i m)đ ể


<b>Câu</b> 1 2 3 4 5 6 7 8


<b>Đáp án</b> D D D C C D B A


Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai, thừa thì khơng cho điểm.
<b>Phần II: Tự luận: (8.0 điểm)</b>


<b>Câu</b> <b>Yêu cầu</b> <b>Điểm</b>


Câu 1
(3.0
điểm)


1. Cần nêu được các ý sau:


<i><b>- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương; Tác giả</b></i>


Nguyễn Dữ


- Tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến suy
yếu, các tập đoàn Lê- Trịnh-mạc tranh giành quyền biến gây ra
chiến tranh loạn lạc..


<i><b>- Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm</b></i>


<i><b>Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.</b></i>


Giá trị nội dung: Truyện có hai giá trị nội dung: Giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo.


+ Giá trị hiện thực: phản ánh xã hội phong kiến bất công với
chế độ nam quyền độc đoán chà đạp lên số phận người phụ nữ;
phản ánh số phận oan khuất, bế tắc của con người qua số phận
người phụ nữ; những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
+ Giá trị nhân đạo: Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ;
thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người
phụ nữ; lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.


2. Về nội dung cần đảm bảo các chi tiết sau:


+ Thái độ đánh giá của người viết về ý kiến: “Tính bi kịch của
truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo” là nhận xét
đúng.


+ Kết thúc dù có hậu thể hiện khát vọng cuộc sống vĩnh hằng.
vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác đẹp đẽ, giàu
sang…phần nào xoa dịu nỗi đau trong lòng người đọc…



+ Tuy nhiên đây vẫn là kết thúc có tinh bi kịch. Bởi lẽ sự trở về
của Vũ Nương chỉ là giây lát, ảo ảnh nhanh chóng tan biến đi.
Hạnh phúc gia đình Vũ Nương khơng thể hàn gắn. Đó là bi
kịch…


- Về hình thức: Trình bày ý kiến trong một đoạn văn vừa phải.
Diễn đạt phải mạch lạc, chặt chẽ.


<b>1.5đ</b>
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.75 đ


<b>1.5đ</b>
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

(5.0
điểm)


tục ngữ.
2/ Thân bài:


- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ:


+Uống nước hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần.


+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà
con người được hưởng. Bao gồm cả con người, lịch sử và
truyền thống.


+ Nhớ nguồn là lòng biết ơn, tri ân người làm ra thành quả đó.
- Nhận định đánh giá câu tục ngữ:


+ Khẳng định lời khuyên mà câu tục ngữ đã nêu lên là hoàn
toàn đúng (học sinh phải lấy được dẫn chứng trong thực tế để
chứng minh tính chất đúng đắn của câu tục ngữ….)


Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở con người phải sống
nghĩa tình:


+ Ngày nay câu tục ngữ cịn có nhiều lớp nghĩa: Khơng qn tổ
tiên nịi giống, khơng qn những người đã chiến đấu hy sinh
để bảo vệ tổ quốc, không quên những người đã dạy dỗ mình….
+ Một đất nước, xã hội, gia đình giữ được truyền thống “uống
nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp.
Người biết đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là người có phẩm
chất tốt đẹp.


+ Phê phán những kể sống vô ơn bội nghĩa, không biết đến
công ơn của những người đi trước.


Bài học nhận thức đến hành động:


+ Nhớ nguồn không chỉ biết ơn, giữ gìn bảo về thành quả đã có
mà bản thân mỗi người phải có trách nhiệm phát huy thành quả,
làm cho thành quả ngày một sinh sôi, nảy nở để cho thế hệ sau


tiếp tục thừa hưởng.


+ Tuổi trẻ hôm nay không ngừng rèn luyện tu dưỡng tài, đức để
xứng đáng với truyền thống cha ông trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước.


3/ Kết bài:


- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua câu tục ngữ.
- Liên hệ bản thân…


1.0 đ


3.0 đ


0.5 đ


0.25 đ


<i><b>Lưu ý: - Điểm toàn bài :10/10. Người chấm căn cứ năng lực trình bày, sử dụng ngơn ngữ,</b></i>


<i>diễn đạt và mức độ am hiểu kiến thức của học sinh ở từng ý, từng câu để đặt điểm cho phù</i>
<i>hợp. Có thể cho điểm lẻ ở mức 0.25 điểm, cộng điểm toàn bài giữ nguyên phần thập phân</i>
<i>ở mức 0.25 điểm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>ĐỀ 7</b>



<b>Câu 1: Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>“ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy</i>


<i>Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dịng, theo sau có đến năm mươi chiếc</i>
<i>xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.</i>


<i>Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dịng mà nói vọng vào:</i>


<i>- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng khơng bỏ. Đa tạ tình chàng</i>
<i>thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.</i>


<i>Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang lống mờ nhạt dần mà biến đi mất.”</i>


a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày
hồn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân
tích).


b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của
truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong
một đoạn văn ngắn.


<b>Câu 2: Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hồn tồn</i>
<i>khơng phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối</i>
<i>sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có</i>
<i>khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”</i>


a. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ?
b. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?


c.Từ sự hiểu biết của em về văn bản, sự hiểu biết về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của
mình về phong cách sống của lớp trẻ hiện nay? (Viết trong khoảng một trang tờ giấy thi)


b. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc


c.Nội dung cần đảm bảo các ý sau :


<i><b>1.Giải thích khái niệm phong cách: Có thể hiểu đó là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc,</b></i>
ứng xử… tạo nên cái riêng ở mỗi người hay ở một tầng lớp người nào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Phong cách sống dù ở thời đại nào cũng có một nền tảng chung: Sống có lí tưởng, phù
hợp với bản sắc dân tộc, thời đại…


+ Khẳng định đa số lớp trẻ hiện nay có một phong cách , có lối sống cao đẹp: sống có lí
tưởng, ứng xử có văn hóa, năng động , sáng tạo ,…biểu hiện trong học tập lao động, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong cuộc sống đời thường (dẫn chứng)


+Tuy vậy cịn một bộ phận khơng nhỏ có lối sống thục dụng, hưởng thụ…
3. Bài học nhận thức và hành động:


<i> Thường xuyên rèn đức, luyện tài luôn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí</i>
<i>Minh”.</i>


<b> </b>


<b>ĐỀ 8</b>



<b>PHẦN I:Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)</b>


Trong 8 câu hỏi sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.


<b>Câu 1: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán -Việt?</b>



<b> A. Thanh minh B. Giai nhân C. Tảo mộ D. Ngựa xe. </b>
<b>Câu 2: Xét về thành phần câu, câu sau đây gồm mấy thành phần? </b>


<i> “Sau một hồi trống thúc vang dội cả lịng tơi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới</i>
<i>hiên rồi đi vào lớp”. </i>


A. Hai B. Bốn C. Ba D. Một


<i><b>Câu 3: Câu “ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp”( trích “Cây tre Việt Nam” -Thép Mới)</b></i>
sử dụng phép tu từ gì?


A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C . So sánh D. Hốn dụ
<i><b>Câu 4: Câu “Cười thì hàm răng lóa lên khn mặt nhem nhuốc” (trích “Những ngơi sao</b></i>
xa xơi” - Lê Minh Khuê) có chứa thành phần nào trong các thành phần sau?


A. Trạng ngữ B .Thành phần tình thái C. Khởi ngữ D. Thành phần cảm
thán.


<b>Câu 5: Có thể thay thế từ ngữ xưng hô nào phù hợp cho từ “bà con” trong câu nói “Ln</b>
tiện bà con lót dạ” (trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)


A. Mọi người B. Các em C. Các anh D. Các ông


<i><b>Câu 6: Câu thơ “Biển cho ta cá như lịng mẹ - Ni lớn đời ta tự buổi nào” (trích “Đồn</b></i>
thuyền đánh cá” - Huy Cận) thuộc kiểu câu gì?


A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D. Câu cầu
khiến.



<b>Câu 7: Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách. Điều đó được coi là gì?</b>
A. Nói móc B. Nói mát C. Nói leo D. Nói dối.
<b>Câu 8: Hãy chọn từ, ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

A.Yếu điểm B. Khuyết điểm C. Điểm thiếu sót D. Điểm
<b>yếu. PHẦN II: Tự luận</b>


<b>Câu 1:Cho câu văn sau:</b>


<i> “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hồn</i>
<i>tồn khơng phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là</i>
<i>lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có</i>
<i>khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”</i>


a. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ?
b. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?


c.Từ sự hiểu biết của em về văn bản, sự hiểu biết về xã hội, hãy nêu suy nghĩ của
mình về phong cách sống của lớp trẻ hiện nay? (Viết trong khoảng một trang tờ giấy thi)
<b>Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:</b>


<i> ...Từ hồi về thành phố Ngửa mặt lên nhìn mặt</i>
<i>quen ánh điện, cửa gương có cái gì rưng rưng</i>
<i>vầng trăng đi qua ngõ như là đồng là bể</i>
<i>như người dưng qua đường như là sơng là rừng</i>
<i>Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh</i>
<i>phòng buyn-đinh tối om kể chi người vơ tình</i>
<i>vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc</i>


<i>đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình. </i>


<i> ( Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)</i>


- Hết -


<b> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b> </b>


<b> </b>


<b>Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm</b>


<b>Yêu cầu nội dung , hình thức và phân bố điểm như sau:</b>
<b>Phần I :Trắc nghiệm (2,0 điểm)</b>


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8


Đáp án D C A C A C B D


Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.trả lời sai hoặc thừa thì khơng cho điểm
<b>Phần II: Tự luận</b>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


Câu 1
(3,0điểm)


a.Câu văn trên trích trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
Của tác giả Lê Anh Trà


b. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân


tộc


c.Nội dung cần đảm bảo các ý sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>1.Giải thích khái niệm phong cách: Có thể hiểu đó là lối sống,</b></i>
cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… tạo nên cái riêng ở mỗi người
hay ở một tầng lớp người nào đó.


+ Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
2.Đánh giá, bàn luận :


+ Phong cách sống dù ở thời đại nào cũng có một nền tảng
chung: Sống có lí tưởng, phù hợp với bản sắc dân tộc, thời đại…
+ Khẳng định đa số lớp trẻ hiện nay có một phong cách , có lối
sống cao đẹp: sống có lí tưởng, ứng xử có văn hóa, năng động ,
sáng tạo ,…biểu hiện trong học tập lao động, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, trong cuộc sống đời thường (dẫn chứng)


+Tuy vậy còn một bộ phận khơng nhỏ có lối sống thục dụng,
hưởng thụ…


3. Bài học nhận thức và hành động:


Thường xuyên rèn đức, luyện tài luôn “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


<i>Lưu ý : Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp</i>
<i>lí, thuyết phục , kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa </i>


0.5


0,25


1,0


0,25


Câu 2
(5,0điểm


<b>c.</b> <b>Mở bài:</b>


Giới thiệu về tác giả, tác phẩm ,về hồn cảnh ra đời của tác
phẩm.Vị trí đoạn thơ.


Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.


0,5


<b>d.</b> <b>Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về</b>
nội dung , nghệ thuật của đoạn thơ.


* Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ:


- Sau chiến tranh, người lính trở về thành phố, sống với nhiều
tiện nghi vật chất hiện đại, vầng trăng đã bị quên lãng , trở
thành xa lạ.


<i>+Tác giả dùng lối kể tự nhiên , ngắn gọn ( Từ hồi về thành</i>
<i>phố, quen…) và chọn những chi tiết cụ thể mà giàu sức khái</i>
quát. “Ánh điện cửa gương” là cách nói hốn dụ tượng trưng


cho cuộc sống đầy đủ tiện nghi khép kín trong căn phòng
hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trong khơng gian ấy ngỡ như
khơng cịn chỗ cho vầng trăng tình nghĩa một thời của người
<i>lính: “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”.</i>
<i>Cần đặt hai từ “tri kỉ” và “người dưng’’ trong thế đối sánh để</i>
thấy rõ sự thay đổi của lòng người.


- Một tình huống bất ngờ làm chuyển mạch cảm nghĩ của tác
giả:


+ Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong sự việc bất
thường “đèn điện tắt, phòng tối om” khiến vầng trăng tỏa
sáng. Chính lúc này nhà thơ mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của
<i>vầng trăng tròn mà bấy lâu nay quen với “ánh điện cửa</i>
<i>gương” đã quên mất.</i>


+ Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế lặng im:


0,75


0,75


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i>“Ngửa mặt lên nhìn mặt – có cái gì rưng rưng”.Cuộc đối</i>
thoại khơng lời trong khoảnh khắc ấy đã làm cho nhà thơ
<i>rưng rưng xúc động.</i>


+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát ,
là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở
rừng .Vầng trăng xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí con
người bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình


<i>ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu: “như là đồng</i>
<i>là bể - như là sông là rừng”.</i>


- Khổ cuối đoạn thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng
của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang chất triết lí
<i>của tác phẩm: “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng</i>
<i>quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ ; “ánh trăng</i>
<i>im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình</i>
mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng
ta) :Con người có thể vơ tình , có thể lãng quên nhưng thiên
nhiên, nghĩa tình quá khứ thì ln trịn đầy bất diệt.Và cái
<i>giật mình thức tỉnh ở cuối bài thơ tạo thành một kết thúc mở ,</i>
<i>gợi nhiều liên tưởng , suy ngẫm. Giật mình vì trót vơ tình,</i>
<i>giật mình để thức tỉnh, để khơng chìm vào qn lãng. Con</i>
<i>người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của</i>
nhân cách trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp.


<i> - Qua cái giật mình của Nguyễn Duy , tác giả muốn gửi tới</i>
mọi người ở mọi thời lời nhắc nhở về lối sống thủy chung.
 Đánh giá:


* Nghệ thuật:


- Thể thơ năm chữ, nhịp thơ trơi chảy tự nhiên; giọng điệu tâm
tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở


- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố tự sự , trữ tình và
nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu cảm.


- Kết cấu , giọng điệu thơ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm tạo


nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn
tượng mạnh với người đọc.


* Nội dung:


- Từ câu chuyện riêng , đoạn thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm
thía về


thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao,
nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu.


- Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ
nguồn”, gợi lên đạo lí sống thủy chung đã trở thành truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.


<b>c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và cảm nghĩ của</b>
bản thân.


<i>Lưu ý: 1. Học sinh có thể nhắc đến hình ảnh vầng trăng trong</i>
<i>quá khứ qua hai khổ đầu nhưng khơng nên đi sâu vào phân tích</i>


1,0


0,25


0,5






</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>hai khổ thơ này.</i>


<i> 2. Trong quá trình triển khai, học sinh có nhiều cách kết</i>
<i>cấu bài viết khác nhau , giám khảo cần chú ý tới việc định</i>
<i>hướng phân tích và kĩ năng của học sinh. Khơng đếm ý cho</i>
<i>điểm. Ở mỗi ý, không cho điểm tối đa nếu học sinh không đảm</i>
<i>bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, diễn đạt. </i>


<b>Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ ,diễn đạt trừ 0,25</b>
<b>điểm; trên 10 lỗi trừ 0.5 điểm</b>


<b>Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm</b>


<b>ĐỀ 9</b>



<b>PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)</b>


Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.


<b>Câu 1: Khái niệm sau đây nói đến phương châm hội thoại nào ?</b>


<i><b>“Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tráng nói mơ hồ” </b></i>


A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ.
<b>Câu 2: Câu thơ nào sau đây sử dụng phép tu từ ẩn dụ?</b>


A. Gần xa nô nức yến anh B. Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
C. Đúng cạnh bên nhau chờ giặc tới. D. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ.


<b>Câu 3: Trong hai câu thơ sau: </b>


“ Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục”


( “Nói với con” -Y Phương)
Sử dụng phép liên kết nào?


A. Phép thế, phép nối. B. Phép thế, phép lặp.
C. Phép nối, phép thế. D. Phép nối, phép lặp.
<i><b>Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b> Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?</b>
A. Này, hãy đến đây nhanh lên.


B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!


C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là đã muộn.


D. Tơi đốn chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến.


<i><b>Câu 6: Câu văn ‘‘Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào.” thuộc kiểu câu</b></i>
nào?


A. Câu trần thuật. B. Câu nghi vấn.
<i>C. Câu cảm thán.</i> D. Câu cầu khiến.
<i><b>Câu 7: Câu văn ‘‘Nửa tiếng, các ông, các bà nhé” thuộc loại câu nào?</b></i>


A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt.
C. Câu ghép. D. Câu nghi vấn



<i><b>Câu 8: Bé Thu kêu: “Cơm chín rồi!” (văn bản “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng) có</b></i>
hàm ý gì?


A. Nhắc anh Sáu vô ăn cơm. B. Nhờ anh Sáu dọn cơm ra.
C. Nhờ anh Sáu bắc nồi cơm ra. D. Nhắc anh Sáu nấu cơm.


<b>PHẦN II: TỰ LUẬN( 8,0 điểm)</b>
<b>Câu 1 ( 3,0 điểm): Cho đoạn thơ sau: </b>


<i>“Trăng cứ trịn vành vạnh</i>
<i>kể chi người vơ tình</i>


<i>ánh trăng im phăng phắc</i>
<i>đủ cho ta giật mình.”</i>


4. Đoạn thơ trên của tác giả nào? Sáng tác năm bao nhiêu?


5. <i><b>Tại sao nhan đề bài thơ là “ánh trăng” nhưng trong bài thơ lại ghi là “vầng trăng”?</b></i>
6. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?


<b>Câu 2 (5,0 điểm):</b>


<i><b> Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn</b></i>
Thành Long ( Ngữ văn 9, tập 1)


…….Hết…….


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b>Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm.</b>



<i><b>Yêu cầu về nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau:</b></i>


<b>Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)</b>


<b>Câu</b> 1 2 3 4 5 6 7 8


<b>Đáp án</b> C A D C C D B A


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>
<b>Câu 1</b> 2. – Đoạn thơ trên của tác giả Nguyễn Duy.


- Sáng tác năm 1978


<i><b>2. Nhan đề bài thơ là “Ánh trăng” nhưng trong bài thơ lại ghi là “vầng</b></i>


<i><b>trăng”, Vì:</b></i>


- Ánh trăng là ánh sáng của trăng lan toả trong không gian .


- Vằng trăng là hình ảnh cụ thể của trăng có hình khối rõ ràng, nhìn
thấy rõ.


<b>3. Cảm nhận: Đây là khổ thơ cuối của bài thơ thể hiện những suy</b>
ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ:


<i>- Trăng hiện lên thật cao thượng, vị tha. Hình ảnh “trăng” và “người” có</i>
<i>sự đối lập giữa “ trịn vành vạnh” và “kẻ vơ tình”, giữa cái im lặng của</i>
“ánh trăng” với sự “giật mình” thức tỉnh của con nguời.



- Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc khơng giận hờn ốn trách mà
gợi lên cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thuỷ
chung, tình nghĩa. Ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn không
phai mờ, là người bạn, cũng là nhân chứng nghĩa tình mà nghiên khắc
nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: con người có thể vơ tình, có thể lãng
qn nhưng thiên nhiên, nghĩa tình q khứ thì ln trịn đầy, bất diệt.
<i>- Sự im lặng ấy, làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh. Cái “giật mình” của</i>
sự ăn năn tự trách, những suy nghĩ trăn trở đấu tranh với chính mình để
sống tốt hơn. Con người giật mình trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh
của nhân cách trở về với lương tâm trong sạch. Đó là lẽ sống, đạo lí ân
nghĩa thuỷ chung của dân tộc.


=> Đoạn thơ với giọng điệu tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể . Đoạn thơ có
triết lí sâu xa với đạo lí, với lẽ sống của con người Việt Nam.


0,25 đ
0,25 đ


0,25 đ
0,25 đ
2,0 đ


<b>Câu 2 Phân tích nhân vật </b> <b>5,0đ</b>


Về kĩ năng: Học sinh biết làm bài văn nghị luận về nhân vật trong tác
phẩm văn học. Diễn đạt trong sáng.


Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm
bảo các ý sau:



<b>a) Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.</b>


- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nêu nhận định khái
quát về nhân vật.


0,25đ


<b>b) Thân bài</b>


<i><b>* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên :</b></i>


- Anh thanh niên quanh năm suốt tháng sống một mình trên đỉnh núi cao,
<i>giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Được giới thiệu qua lời bác lái xe : ‘‘Anh</i>
<i>thanh niên hai mươi bảy tuổi, dáng vóc nhỏ bé…người cơ độc nhất thế</i>
<i>gian, một mình làm khí tượng trên đỉnh núi cao hai nghìn sáu trăm mét’’-></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Thủ thách lớn nhất đối với con người trẻ tuổi chính là sự cô đơn, vắng vẻ
quang năm suốt tháng trên đỉnh núi cao, khơng một bóng người.


- Anh thanh niên làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Công việc của anh :
<i>‘‘Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dựa vào công</i>
<i>việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu’’. Công</i>
việc ấy địi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao …Gian
khổ nhất là vào lúc một giờ sáng, dù mưa gió, tuyết lạnh thế nào cũng phải
trở dạy ra ngoài làm việc.


=> Quả thực điều kiện sống và làm việc của anh thanh niên là một thử
thách lớn đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao hành động nhưnh anh
đã vượt qua được bởi vì anh có ý chí nghị lực, phẩm chất và sức mạnh bên
trong con người anh đã vượt lên tất cả để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.



<i><b>* Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc</b></i>
<i><b>sống về công việc : </b></i>


- Anh rất u cơng việc của mình.Vì vậy, anh đã có những suy nghĩ thật
đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người. Anh tâm
<i>sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm việc, ta với cơng việc là đơi, sao gọi là một</i>
<i>mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng</i>
<i>chí dưới kia.Cơng việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu</i>
<i>buồn đến chết mất”. Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác quá, hồn</i>
nhiên và vô tư quá. Lời tâm sự ấy đã toát lên một vẻ đẹp nhân cách đáng
trân trọng, gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Quả là công việc
đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh. Động cơ
làm việc đúng đắn và phương châm sống cao đẹp của anh: làm việc vì mọi
người, vì Tổ quốc đã khiến cho ơng họa sĩ và mỗi chúng ta phải tự nhủ
<i>thầm “người con trai ấy đáng yêu thật”.</i>


- Anh thanh niên có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về
hạnh phúc ở trong đời. với anh hạnh phúc là ở trong công việc. Khi được
biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần
vào chiến thắng của khơng qn ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời
<i>Hàm Rồng, anh nói: “kể từ hơm đó, cháu thật hạnh phúc”.</i>


- Đối với cơng việc, anh u nó tới mức khi mọi người còn ái ngại cho
cuộc sống ở độ cao 2600m nhưng anh vẫn ao ước làm việc ở độ cao hơn
<i>nữa như đỉnh Phan xi Păng cao 3143m bởi anh nghĩ: “ Làm cơng tác khí</i>
<i>tượng ở độ cao như thế mới là lí tưởng chứ”. Đó là ước vọng được vươn</i>
<i>cao hơn trong cơng việc. Vì vậy anh đã tự đặt và trả lời câu hỏi: “Mình</i>
<i>sinh ra là gì? Mình để ở đâu? Mình vì ai mà làm việc?”.</i>



- Anh thanh niên còn là nguời có những hành động thật đẹp đẽ biết bao:
Anh đã vượt qua những mọi gian khổ, mọi thử thách của hoàn cảnh để làm
việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm
đúng giờ “ốp”, dù thời tiết có khắc nghiệt thế nào anh cũng phải trở dạy ra
ngoài làm việc và ngày nào cũng như ngày nào…


<i><b>* Anh thanh niên cịn là người có phong cách sống đẹp: </b></i>


- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng
mình. Anh trọng cái đẹp : anh trrồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó


1,5 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

là vẻ đẹp của tâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Anh
trồng rau, nuôi gà là để tự cung cấp cho mình thức ăn.


-Cuộc sống của anh khơng cơ đơn buồn tẻ. Bởi anh cịn có niềm vui trong
cơng việc, đó là đọc sách. Sách đã trở thành người bạn thân thiết của anh.
Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầm được
<i>vàng. Anh nói với cơ gái: “ Cơ thấy đấy, lúc nào tơi cũng có người trị</i>
<i>chuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay</i>
sở đẻ thường xun có sách đọc. Sách khơng chỉ giúp anh nâng cao hiểu
biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút
giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng q ở
anh.


<i>- Anh thanh niên cịn là một con người rất đáng mến ở sự cởi mở, chân</i>
thành với mọi người. Anh luôn khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với
những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được bác tài và càng mừng hơn
<b>khi được đón nhà hoạ sĩ, cô kỹ sư nông nghiệp trẻ mới ra trường tại nơi</b>


<i>làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : “Trời ơi, chỉ cịn</i>
<i>năm phút”. Câu chuyện của anh tn ra như suối khi gặp mọi người. Anh</i>
<i>“nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ” . Anh rất hiếu</i>
khách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà ( giỏ trứng) cho khách. Và
anh rất lưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu
khách của anh cũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó
quên.


<i> - Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao</i>
người khác. Anh thấy cơng việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
Anh ln say sưa ca ngợi mọi người. Khi ông muốn vẽ chân dung của
anh, nhưng anh một mực từ chối, anh khơng muốn vì cảm thấy mình
khơng xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh nhiệt tình giới thiệu với ơng
những người khác mà anh cho rằng đáng khâm phục hơn anh (ông kĩ sư
<i>vườn rau dưới Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét). Và anh say</i>
sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốn ấy của anh
đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâm phục.


<i><b>* Đánh giá: </b></i>


<i> - Lặng lẽ Sa pa với cốt truyện đơn giản, chi tiết chân thực, đối thoại sinh</i>
động, tình huống truyện bất ngờ thú vị. Tác giả đã ca ngợi những phẩm
chất tốt đẹp của anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những
năm 70 của thế kỉ XX.( Liên hệ với các tác phẩm khác)


<b>c. Kết bài :</b>


- Khẳng định về nhân vật và liên hệ bản thân.


<i><b>Lưu ý :</b><b> Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải biết</b></i>



<i>phân tích nhân vật. Diễn đạt rõ ràng, hành văn lưu lốt, ngơn ngữ trong</i>
<i>sáng, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá. Khuyến khích những</i>
<i>bài sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, văn có cảm xúc. Những bài viết chung</i>
<i>chung hoặc sơ sài không cho quá một nửa số điểm của câu này. </i>


0,5 đ


0,25 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý</b>
<b>cho điểm.</b>


<b>- Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5</b>
<b>điểm. </b>


<b>- Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm.</b>


<b>ĐỀ 10</b>



<b>PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)</b>


Trong tám câu hỏi sau, mỗi câu có bốn phương án trả lời A, B, C, D: trong đó có
một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.


<b>Câu 1: Thuật ngữ là những từ như thế nào?</b>
A. Là những từ có tính biểu cảm.
B. Là những từ biểu thị nghề nghiệp.


C. Là những từ chỉ các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp.



D. Là những từ biểu thị khái niệm công nghệ, khoa học thường được dùng trong các
văn bản khoa học, công nghệ.


<b>Câu 2: Đặt trước chủ ngữ để nêu đề tài nói đến trong câu,thường có thể thêm quan hệ từ </b>
"về" hay "đối với" đứng trước.Đó là thành phần nào?


A.Chủ ngữ. B.Vị ngữ. C.Trạng ngữ. D.Khởi ngữ.
<b>Câu 3: Thành phần nào không phải là thành phần biệt lập của câu ?</b>


A.Thành phần gọi - đáp. B. Thành phần phụ chú.
C. Thành phần chủ ngữ. C. Thành phần cảm thán.


<b>Câu 4: Trong câu văn: Khơng ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tơi đọc thấy trong mắt</b>
<i>nhau điều đó. (Trích "Những ngơi sao xa xơi"- Lương Minh Kh) có mấy cụm động từ?</i>


A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.


<b>Câu 5: Trong câu "Gần xa nơ nức yến anh ( Truyện Kiều) có sử dụng biện pháp tu từ từ </b>
vựng nào?


A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Chơi chữ.


<b>Câu 6: Tìm rồi nêu ra câu tục ngữ hoặc thành ngữ có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân </b>
thủ phương châm về chất khi nói năng.


A. Nói có sách, mách có chứng. B. Nói một tấc lên trời.


C. Ăn ốc nói mị. D. Nói nhăng, nói cuội.



<b>Câu 7: Đoạn văn: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái </b>
nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu." (Thép Mới)
đã dùng phép liên kết chủ yếu nào để liên kết các câu với nhau?


A. Phép đồng nghĩa. B. Phép thế.


C. Phép nối. D. Phép lặp.


<i><b>Câu 8: Câu văn: Lời gửi của văn nghệ là sự sống." (Trích "Tiếng nói văn nghệ" - Nguyễn </b></i>
<i>Đình Thi), xét về kết cấu ngữ pháp, thuộc loại câu gì?</i>


A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn.
<b>Phần II: TỰ LUẬN. (8 điểm)</b>


<b>Câu 1: (3.0 điểm): Đoạn thơ: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.


<i>(Đồng chí- Chính Hữu)</i>


<i>a, Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu? Bài thơ </i>
"Đồng chí" được sáng tác vào năm nào?


b, Hãy viết về cái hay của đoạn thơ trên?


<b>Câu 2: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay?</b>
-


<b>Hết-ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM</b>


<b>PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm)</b>


<b>Câu 1 Câu 2 Câu 3</b> <b>Câu 4</b> <b>Câu 5</b> <b>Câu 6 Câu 7 Câu 8</b>


<b>D</b> <b>D</b> <b>C</b> <b>B</b> <b>B</b> <b>A</b> <b>D</b> <b>A</b>


<i>(Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm; đáp án sai, hoặc chọn 2 đáp án, không cho điểm)</i>
<b>PHẦN II: TỰ LUẬN: (8.0 điểm)</b>


<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Mức điểm</b>


<i><b>Câu 1: a, + Đây là đoạn kết của bài thơ Đồng chí.</b></i>


+ Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào năm
1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.


<i>b, - Trong cảnh rừng hoang, sương muối, các anh bộ đội đứng cạnh</i>
bên nhau phục kích chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn
<i>súng của các anh. Hình ảnh thơ "Đầu súng trăng treo" lung linh </i>
trong cảm hứng kết hòa hiện thực với lãng mạn, gợi lên bao liên
tưởng và cảm nhận lý thú cho người đọc về: súng và trăng, gần và
xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến
sĩ và thi sĩ...


- Câu thơ cuối, bốn tiếng có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì
đó lơ lửng, chơng chênh trong sự bát ngát.


- Chỉ có Chính Hữu, nhà thơ chiến sĩ mới có được phát hiện về một
hình ảnh thực, kết vào thơ để trở thành một biểu tượng đẹp và đầy ý
nghĩa về anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và


sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn dân tộc.


0,5 điểm
0,5 điểm


<b>Câu 2:</b>


<b>* Yêu cầu về kỹ năng:</b>


<i>- HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn </i>
<i>đạt lưu loát; Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lý; lời văn </i>
<i>trong sáng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.</i>


<b>* Yêu cầu về kiến thức:</b>


<i><b>- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải bám sát yêu</b></i>


<i>cầu của đề bài, cần làm rõ được những yêu cầu sau theo bố cục </i>
<i>của bài văn:</i>


<b>a, Mở bài: - Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thơng </b>
đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức
độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.


<b>5.0 điểm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Nhận thức của tuổi trẻ học đường - những công dân tương
lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp
phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.



<b>b, Thân bài:</b>


<b>* Thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay:</b>


+ Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết
và bị thương trên 1 ngày.


+ Trong số đó, có khơng ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân
hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.


<b>* Hậu quả của vấn đề tai nạn giao thông:</b>


+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn
cho các cá nhân và hậu qủa nặng nề cho cả cộng đồng.


+ Gây đau đớn, mất mát đau thương cho người thân và xã hội.
<b>* Nguyên nhân của vấn đề:</b>


+ Ý thức tham gia giao thơng của người dân cịn hạn chế, thiếu hiểu
biết và không chấp hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng,
vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)


+ Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường
ray, chiếm dụng lòng đường...)


+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không
đảm bảo an tồn...)


+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thơng, cịn cáo
nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.



<b>* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu </b>
<b>TNGT:</b>


+ Tham gia học tập luật giao thơng đường bộ ở trường, lớp. ngồi
ra bản thân mỗi người phải tìm hiểu nắm vững thêm các luật lệ và
quy định đảm bảo ATGT.


+ Chấp hành nghiêm chỉnh về ATGT: không lạng lách, đánh võng
trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, khơng vượt
đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng, đõ đứng quy định, khi rẽ ngang
hoặc dừng, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người
sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...


+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già
yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.


+ Tuyên truyền luật giao thông: Trao đổi với người thân trong gia
đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT để
góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia
các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT.


<b>c, Kết bài: </b>


- ATGT là hạnh phú của mỗi người, mỗi gia đình và tồn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất
nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri
thức...cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu, thực hiện
những giả pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.



4,0 điểm
1,0 điểm


1,0 điểm


1,0 điểm


1,0 điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i><b>Lưu ý:</b></i>


- Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lý, thì vẫn được chấp nhận.
- Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ
bản thì giám khảo linh hoạt cho điểm hợp lý.


<b>ĐỀ 11</b>



<b>PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)</b>


Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.


<b>Câu 1: Trong số những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ?</b>
E. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng


F. Chó treo mèo đậy


G. Tấc đất tấc vàng
H. Gan vàng dạ sắt
<b>Câu 2: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:</b>



E. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.


F. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, khơng có quan hệ đồng nghĩa
giữa ba hoặc hơn ba từ.


G. Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.


H. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể khơng thay thế nhau được trong nhiều trường
hợp sử dụng.


<b>Câu 3: Trong những câu sau đây câu nào không chứa khởi ngữ?</b>
C. Điều này ông khổ tâm hết


sức.


D. Giàu, tôi cũng giàu rồi.


C. Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp.


D. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba
nghìn một trăm bốn hai mét kia mới một mình
hơn cháu.


<b>Câu 4: Trong những cụm từ sau đây cụm từ nào điền vào ơ trống thích hợp?</b>


<i>“… là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của những người lính trong cuộc kháng</i>
<i>chiến đầy gian khổ mà vẻ </i>vang c a dân t c.”ủ ộ


B. Tình cha con B. Tình đồng


đội


C. Tình đồng chí D. Tình bạn


<b>Câu 5: Trong đoạn trích sau, câu in đậm dùng để làm gì?</b>
<i>“ Tơi bùi ngùi nhìn lão, bảo:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

A. Dùng để hỏi
B. Dùng để phủ định


C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để yêu cầu, đề nghị.


<i><b>Câu 6: Câu văn: “Tơi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” (Lê</b></i>
Minh Khuê) có mấy động từ?


A. Một động từ B. Hai
động từ


C. Ba động từ D. Bốn động
từ


<b>Câu 7: Hãy chọn những nhóm từ có thể đứng trước danh từ để tạo thành cụm danh từ?</b>
E. một, những, các, đã…


F. một, hai, những, vài, mấy, các….


G. những, vài, sẽ, lại, mấy….
H. vài, mấy, quá, lắm….


<b>Câu 8: Những dòng thơ sau đây, dòng thơ nào là ẩn dụ phẩm chất?</b>


E. Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm. ( Minh Huệ)
F. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
G. Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. ( Thanh Hải)
H. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. ( Huy Cận )


<b>PHẦN II: TỰ LUẬN (8.0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>“ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy</i>
<i>Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dịng, theo sau có đến năm mươi chiếc</i>
<i>xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.</i>


<i>Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dịng mà nói vọng vào:</i>


<i>- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng khơng bỏ. Đa tạ tình chàng</i>
<i>thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.</i>


<i>Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang lống mờ nhạt dần mà biến đi mất.”</i>


1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày
hồn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân
tích).


2. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của
truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong
một đoạn văn ngắn.



<i><b>Câu 2 (5,0 điểm): Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.</b></i>
- Hết –


<b>ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM</b>
<b>Tổng điểm cho toàn bài thi 10 điểm</b>


<b>Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau</b>
<b>Phần I: Trắc nghiệm: (2.0 điểm)</b>


<b>Câu</b> 1 2 3 4 5 6 7 8


<b>Đáp án</b> D D D C C D B A


Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai, thừa thì khơng cho điểm.
<b>Phần II: Tự luận: (8.0 điểm)</b>


<b>Câu</b> <b>Yêu cầu</b> <b>Điểm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

(3.0
điểm)


<i><b>- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương; Tác giả</b></i>
Nguyễn Dữ


- Tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến suy
yếu, các tập đoàn Lê- Trịnh-mạc tranh giành quyền biến gây ra
chiến tranh loạn lạc..


<i><b>- Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm</b></i>



<i><b>Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.</b></i>


Giá trị nội dung: Truyện có hai giá trị nội dung: Giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo.


+ Giá trị hiện thực: phản ánh xã hội phong kiến bất công với
chế độ nam quyền độc đoán chà đạp lên số phận người phụ nữ;
phản ánh số phận oan khuất, bế tắc của con người qua số phận
người phụ nữ; những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
+ Giá trị nhân đạo: Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ;
thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người
phụ nữ; lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.


2. Về nội dung cần đảm bảo các chi tiết sau:


+ Thái độ đánh giá của người viết về ý kiến: “Tính bi kịch của
truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo” là nhận xét
đúng.


+ Kết thúc dù có hậu thể hiện khát vọng cuộc sống vĩnh hằng.
vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác đẹp đẽ, giàu
sang…phần nào xoa dịu nỗi đau trong lòng người đọc…


+ Tuy nhiên đây vẫn là kết thúc có tinh bi kịch. Bởi lẽ sự trở về
của Vũ Nương chỉ là giây lát, ảo ảnh nhanh chóng tan biến đi.
Hạnh phúc gia đình Vũ Nương khơng thể hàn gắn. Đó là bi
kịch…


- Về hình thức: Trình bày ý kiến trong một đoạn văn vừa phải.
Diễn đạt phải mạch lạc, chặt chẽ.



0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.75 đ


<b>1.5đ</b>
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ


<b>Câu 2</b>
(5.0
điểm)


1/ Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ và tư tưởng chung của câu
tục ngữ.


2/ Thân bài:


- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ:


+Uống nước hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần.
+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà
con người được hưởng. Bao gồm cả con người, lịch sử và
truyền thống.


+ Nhớ nguồn là lòng biết ơn, tri ân người làm ra thành quả đó.
- Nhận định đánh giá câu tục ngữ:



+ Khẳng định lời khuyên mà câu tục ngữ đã nêu lên là hoàn
toàn đúng (học sinh phải lấy được dẫn chứng trong thực tế để
chứng minh tính chất đúng đắn của câu tục ngữ….)


Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở con người phải sống
nghĩa tình:


0.25đ
1.0 đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

+ Ngày nay câu tục ngữ cịn có nhiều lớp nghĩa: Khơng qn tổ
tiên nịi giống, khơng qn những người đã chiến đấu hy sinh
để bảo vệ tổ quốc, không quên những người đã dạy dỗ mình….
+ Một đất nước, xã hội, gia đình giữ được truyền thống “uống
nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp.
Người biết đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là người có phẩm
chất tốt đẹp.


+ Phê phán những kể sống vô ơn bội nghĩa, không biết đến
công ơn của những người đi trước.


Bài học nhận thức đến hành động:


+ Nhớ nguồn khơng chỉ biết ơn, giữ gìn bảo về thành quả đã có
mà bản thân mỗi người phải có trách nhiệm phát huy thành quả,
làm cho thành quả ngày một sinh sôi, nảy nở để cho thế hệ sau
tiếp tục thừa hưởng.


+ Tuổi trẻ hôm nay không ngừng rèn luyện tu dưỡng tài, đức để


xứng đáng với truyền thống cha ông trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước.


3/ Kết bài:


- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua câu tục ngữ.
- Liên hệ bản thân…


0.5 đ


0.25 đ


<i><b>Lưu ý: - Điểm toàn bài :10/10. Người chấm căn cứ năng lực trình bày, sử dụng ngôn ngữ,</b></i>


<i>diễn đạt và mức độ am hiểu kiến thức của học sinh ở từng ý, từng câu để đặt điểm cho phù</i>
<i>hợp. Có thể cho điểm lẻ ở mức 0.25 điểm, cộng điểm toàn bài giữ nguyên phần thập phân</i>
<i>ở mức 0.25 điểm. </i>


</div>

<!--links-->

×