Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tài liệu Thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.69 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. Những vấn đề chung về kỳ phiếu</b>
<b>1.1 Nguồn luật điều chỉnh</b>


Kỳ phiếu có thể chịu điều chỉnh bởi các nguồn luật sau:


Luật hối phiếu Anh 1882 (Bill of Exchange Act of 1882)


Luật Thương mại thống nhất của Mỹ 1962 (Uniform Commercial code)
Công ước Genevo 1930 (Uniform law for Bill of Exchange)


Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005
<b>1.2. Định nghĩa.</b>


Kỳ phiếu là một cam kết vô điều kiện do Người lập phiếu phát hành ra hứa trả
một số tiền nhất định cho Người thụ hưởng quy định trên kỳ phiếu hoặc theo
lệnh của người này để trả cho một người khác.


Là một giấy hứa trả tiền của người nhập khẩu gửi cho người xuất khẩu hứa cam
kết trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi trong thời hạn ghi trên kỳ
phiếu đó.


Theo luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, điều 4, khoản 3 có ghi:


“Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh tốn
khơng điều kiện một số tiền nhất định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm
nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.”


Theo định nghĩa trên thì hối phiếu nhận nợ chính là kỳ phiếu.
● Nhìn chung, kỳ phiếu được hiểu ngắn gọn như sau:


+ Là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện.



+ Quan hệ giữa người lập phiếu (nguời phát hành) và người thụ hưởng (quan hệ
giữa Issuer và Beneficiary).


♦ Người phát hành: là người lập và ký phát hành kỳ phiếu. Người phát hành có
nghĩa vụ thanh tốn số tiền ghi trên kỳ phiếu cho người thụ hưởng khi đến hạn
thanh toán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

♦ Người hưởng lợi :


• Là người được quy định trên kỳ phiếu theo chỉ định của người lập phiếu.
• Hoặc là người thứ ba theo lệnh của người này.


+ Số tiền của kỳ phiếu là một số tiền nhất định.
+ Thời hạn của kỳ phiếu có thể trả ngay hoặc trả sau.
+ Kỳ phiếu có xuất hiện nghiệp vụ ký hậu chuyển nhượng.


<b>1.3. Đặc điểm của kỳ phiếu và yêu cầu pháp lý về nội dung của kỳ phiếu.</b>
<i><b>a. Đặc điểm của kỳ phiếu.</b></i>


+ Được hình thành từ các giao dịch cơ sở.


+ Kỳ phiếu được sử dụng khơng chỉ trong các quan hệ thương mại mà cịn trong
các quan hệ dân sự khác.


+ Kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền chứ không phải là một cơng cụ địi tiền
như Hối phiếu, và khả năng thanh tốn của kỳ phiếu hồn tồn phụ thuộc Người
phát hành ra nó, cho nên muốn lưu thơng dễ dàng thì kỳ phiều thường phải được
một Người thứ ba đứng ra bảo lãnh thanh toán, trừ trường hợp người lập phiếu
là người có uy tín lớn về tài chính.



+ Kỳ phiếu là một công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để hứa trả
một số tiền nhất định cho chủ nợ, vì vậy trong lưu thơng kỳ phiếu khơng phát
sinh u cầu chấp nhận thanh tốn kỳ phiếu. Trên thương trường, không ai lại tự
chấp nhận khả năng thanh tốn của chính mình.


+ Người lập phiếu phải phát hành kỳ phiếu hứa trả tiền trước khi người thụ
hưởng kỳ phiếu thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch cơ sở. Sau khi thực
hiện nghĩa vụ, người thụ hưởng mới uỷ thác cho ngân hàng thu tiền của kỳ
phiếu từ người lập phiếu.


+ Các quy định pháp lý đối với hối phiếu có thể áp dụng để điều chỉnh đối với
kỳ phiếu, trong chừng mực không trái đối với tính chất và đặc điểm của kỳ
phiếu. Ví dụ như quy định về ký hậu, thời hạn thanh tốn, truy địi khơng thanh
tốn, thanh tốn thay bởi người thứ ba, bảo lãnh….


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+Hình thức của kỳ phiếu dễ dàng nhận dạng trực tiếp.


+ Kỳ phiếu là trái vụ một bên vì kỳ phiếu là một chứng chỉ do một người phát
hành (Issuer) cam kết đối với người thụ hưởng (Beneficiary) sẽ thực hiện một
nghĩa vụ dân sự - trả tiền, vì vậy nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay khơng
hồn tồn phụ thuộc vào khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của Người phát
hành (Issuer).


<i><b>b. Yêu cầu pháp lý về nội dung của kỳ phiếu.</b></i>
(1). Tiêu đề của kỳ phiếu.


Được ghi trên mặt trước của tờ kỳ phiếu và bằng ngôn ngữ tạo lập kỳ phiếu.
Theo luật thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu thuộc công ước Geneva năm
1930, và luật các cơng cụ chuyển nhượng Việt Nam thì tiêu đề của kỳ phiếu là


bắt buộc, nếu thiếu tiêu đề thì kỳ phiếu sẽ vơ giá trị.


(2). Cam kết thanh tốn không điều kiện một số tiền xác định.


Theo luật thống nhất Geneva về Hối phiếu và Kỳ phiếu 1930 và luật các công
cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, quy định khi số tiền của hối phiếu được diễn
đạt cả bằng chữ và bằng số, trường hợp số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi
bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh tốn, trường hợp số tiền được
ghi hai lần bằng chữ hoặc hai lần bằng số trở lên và có sự khác nhau thì số tiền
nhỏ nhất có giá trị thanh tốn.


(3). Thời hạn thanh tốn ghi rõ ràng cụ thể.


Một kỳ phiếu có thể được lập để được thanh toán:
Ngay sau khi xuất trình.


Vào một thời gian cố định ngay sau khi xuất trình.
Vào một thời gian nhất định ngay sau khi lập kỳ phiếu.
Vào một ngày cố định.


Theo ULB, trường hợp một kỳ phiếu mà khơng ghi rõ thời gian thanh tốn thì
được xem như là được thanh tốn ngay khi xuất trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Theo luật các cơng cụ chuyển nhượng Việt Nam, trường hợp địa điểm thanh
tốn khơng được ghi trên kỳ phiếu thì địa điểm thanh tốn chính là địa chỉ của
người phát hành.


Theo ULB thì khi khơng nêu rõ ràng địa điểm lập kỳ phiếu thì địa điểm nơi lập
kỳ phiếu được coi là địa điểm thanh toán và đồng thời là nơi cư trú của người
lập kỳ phiếu.



(5). Tên của người thụ hưởng
(6). Địa điểm tạo lập kỳ phiếu.


Theo luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, trường hợp địa điểm phát
hành không được ghi trên kỳ phiếu thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người
phát hành.


Theo ULB, một kỳ phiếu mà khơng có nêu địa điểm lập thì được xem như đã
được lập tại nơi được nêu bên cạnh tên của người lập kỳ phiếu.


(7). Ngày tháng tạo lập kỳ phiếu.


Đối với kỳ phiếu, thường người mua sẽ ký phát kỳ phiếu cam kết trả tiền cho
Người bán, sau khi nhận được kỳ phiếu, Người bán sẽ giao hàng. (GS. NGUT.
Đinh Xuân Trình, Thị Trường thương phiếu ở Việt Nam, sách chuyên khảo, nhà
xuất bản lao động xã hội, trang 21,22).


(8). Tên và chữ ký của người phát hành Kỳ phiếu.


Ngoài ra, theo luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005, trong trường
hợp hối phiếu nhận nợ không đủ chỗ để viết, hối phiếu nhận nợ đó có thể có
thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ đính kèm được dùng để ghi nội dung bảo lãnh,
chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ
với hối phiếu nhận nợ và ký tên đóng dấu giáp lai giữa tờ phụ và hối phiếu nhận
nợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Mẫu 1.


Promissory note



London, 25th<sub>, December 1997</sub>
GBP 5543.00


On the 25th<sub> March, 1998 fixed by the Promissory note we promise to pay Food</sub>
company or order in HoChiMinh city the sum of five thousand five hundred and
forty-three pounds Sterling.


For and on behalf of
Sithers Johnson Ltd
Signed


Mẫu 2. Kỳ phiếu trả tiền ngay.
Promissory note


NewYork 30 December 2004
USD 5,000.00


US Dollars I promise to pay bearer on demand the sum of five thousand only.
Mr Agassi


Mẫu 3. Kỳ phiếu có kỳ hạn.
Promissory note


NewYork 24 January 2004
5,000 USD


Three months after date I promise to pay


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

David Cantona




1.4.So sánh h i phi u v k phi uố ế à ỳ ế


STT Tiêu chí Hối phiếu Kỳ phiếu


1 Nguồn luật điều
chỉnh


Cả hối phiếu và kì phiếu đều chịu điều chỉnh
của các nguồn luật Luật hối phiếu Anh 1982,
luật Thương mại thống nhất của Mỹ, công
ước Genevo 1930, và Luật công cụ chuyển
nhượng Việt Nam 2005


2 Nghiệp vụ phát sinh Cùng có các nghiệp vụ: ký hậu chuyển
nhượng, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu, cầm
cố


3 Bản chất Là một công cụ địi
tiền


Là một cơng cụ hứa
trả tiền


4 Người lập Chủ nợ lập Người thiếu nợ lập


5 Người thụ hưởng Người ký phát hoặc
người thứ 3 được
người ký phát chuyển


nhượng


Là người ghi trên
kỳ phiếu hoặc người
thứ 3 được chuyển
nhượng. Người phát
hành có nghĩa vụ trả
tiền cho người thụ
hưởng


6 Số người ký phát Do một người ký phát
tạo lập


Có thể do một
người tạo lập hoặc
do nhiều người tạo
lập


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ghi thời hạn hối phiếu
không rõ ràng, do đó
khó xác định thời hạn
của hối phiếu thuộc
loại nào:trả ngay hay
trả sau. Có luật quy
định hối phiếu ghi như
thế sẽ vơ hiệu. Song
cũng có luật quy định
hối phiếu đó được coi
như là hối phiếu trả
ngay ( Công ước


Geneva 1930, Luật
công cụ chuyển
nhượng Việt Nam
2005)


trả tiền nên kỳ hạn
kỳ phiếu phải được
các định rõ ràng cụ
thể trên kỳ phiếu.
Song, nếu kỳ phiếu
không quy định kỳ
hạn thanh tốn thì
một số luật coi là trả
ngay( Công ước
Geneva 1930, Luật
công cụ chuyển
nhượng Việt Nam
2005)


8 Yêu cầu chấp nhận
thanh tốn


Có u cầu chấp nhận
thanh tốn đặc biệt là
hối phiếu trả chậm


Không phát sinh
yêu cầu chấp nhận
thanh toán



9 Thời gian phát hành Phát hành sau khi
người xuất khẩu hoàn
thành nghĩa vụ của hợp
đồng cơ sở


Phải phát hành
trước khi người
xuất khẩu thực hiện
nghĩa vụ của hợp
đồng cơ sở


910 Phạm vi sử dụng Chỉ sử dụng trong quan
hệ thương mại


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

quan hệ với nhau:
Người phát hành hối
phiếu (người kí phát),
người trả tiền theo hối
phiếu (người bị kí
phát) và người hưởng
thụ


liên hệ: người ký
phát và người thụ
hưởng


<b>II. Vấn đề sử dụng kỳ phiếu trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam</b>
2.1 Thực trạng sử dụng và thanh toán kỳ phiếu tại Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

khác. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sử dụng kỳ phiếu mới chỉ bắt đầu. Các doanh


nghiệp chưa sử dụng kỳ phiếu vào hoạt động thanh tốn của mình mà mới chỉ
có các ngân hàng sử dụng kỳ phiếu như một kênh huy động vốn. Do vậy thực
trạng sử dụng kỳ phiếu ở Việt Nam mang những đặc điểm sau: Thứ nhất, kỳ
phiếu chỉ được các ngân hàng thương mại sử dụng như một công cụ để huy
động vốn. Thứ hai, kỳ phiếu chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán cũng
như trong các giao dich tại Việt Nam.


2.1.1. Kỳ phiếu đang được các Ngân hàng thương mại sử dụng như một công cụ
để huy động vốn.


Trong thời gian gần đây các Ngân hàng thương mại liên tục phát hành các đợt
kỳ phiếu với lãi suất cao để thu hút các đối tượng khách hàng là cá nhân hay các
tổ chức, bao gồm cả cá nhân nước ngoài và trong nước. Thực tế là có rất nhiều
ngân hàng thương mại đã phát hành các đợt kỳ phiếu với lãi suất cao, nhằm thu
hút các khách hàng, thậm chí có ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu với mức
siêu lãi suất lên tới 19.5%/ năm như ngân hàng cổ phần thương mại Thái Bình
Dương( Pacific Bank) từ ngày 25/8 đến ngày 23/10 Ngân hàng Thái Bình
Dương bắt đầu phát hành một đợt kỳ phiếu với lãi suất 19,5% / năm, mệnh giá
tối thiểu là 1.000.000 đồng , không hạn chế mức tối đa, với các kỳ hạn 1 tháng,
2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 360 ngày. Lãi suất của kỳ phiếu tuỳ thuộc vào số
tiền mua và kỳ hạn của kỳ phiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Theo ngân hàng MB, các khách hàng có sổ tiết kiệm USD đến ngày đáo hạn
trong khoảng thời gian từ ngày 1.5 đến 30.6 mà dùng số tiền này để mua kỳ
phiếu USD thì MB sẽ cộng thêm lãi suất thưởng từ 0,01 – 0,1%/năm. Trường
hợp khách hàng đang gửi tiết kiệm USD tại ngân hàng MB nhưng sổ tiết kiệm
này chưa đến kỳ đáo hạn, khách hàng dùng khoản tiền USD khác để mua kỳ
phiếu cũng sẽ được cộng thêm lãi suất thưởng từ 0,01 – 0,08%/năm. Theo quy
định kỳ phiếu khơng được thanh tốn trước hạn nhưng để tạo tính thanh khoản
cho kỳ phiếu, ngân hàng MB cho phép khách hàng chiết khấu với mức chiết


khấu tương đương số ngày nắm giữ kỳ phiếu. Chẳng hạn, người mua kỳ phiếu
kỳ hạn 11 tháng giữ từ 30 ngày đến dưới 110 ngày được chiết khấu bằng mệnh
giá cộng với 60% lãi tính theo lãi suất ghi trên kỳ phiếu; từ 70 ngày đến 220
ngày bằng mệnh giá cộng với 70% lãi tính theo lãi suất ghi trên kỳ phiếu; từ 220
ngày bằng mệnh giá cộng 80% lãi tính theo lãi suất ghi trên kỳ phiếu... So với
các loại kỳ phiếu của các đơn vị phát hành khác không được phép chuyển
nhượng hoặc phải thương lượng với lãi không kỳ hạn, kỳ phiếu ngân hàng MB
có tính thanh khoản cao hơn. Ngồi ra, khách hàng có thể cầm cố, chuyển
nhượng kỳ phiếu khi cần vốn tại ngân hàng MB hoặc các ngân hàng thương mại
khác.


So với hình thức gửi tiết kiệm, kỳ phiếu MB có những điểm vượt trội như được
chiết khấu và cộng thêm lãi suất. Phát hành kỳ phiếu đợt này, ngân hàng MB dự
kiến sẽ huy động được 20 triệu USD. Cũng như các loại giấy tờ có giá khác, kỳ
phiếu xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam đã lâu, tuy nhiên một vài
năm trở lại đây các ngân hàng tập trung phát hành kỳ phiếu nhiều với những
tính năng ưu việt hơn trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

hàng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam đều có thể tham gia chương trình này để hưởng
mức lãi suất hấp dẫn cao hơn mức lãi suất của Vietinbank từ 0,5-0,7%/năm tuỳ
từng kỳ hạn. Sản phẩm này được chuyển quyền sở hữu, thừa kế vay vốn tại các
tổ chức tín dụng. Đến hạn, nếu không rút tiền, ngân hàng sẽ chuyển sang tiết
kiệm có kỳ hạn thơng thường trả lãi sau.


Khơng hề chậm chân so với các ngân hàng khác, ngân hàng Thương mại cổ
phần xăng dầu Petrolimex (PG bank) đã chính thức công bố phát hành 1000 tỷ
đồng kỳ phiếu ghi danh thời hạn 3 tháng, 6 tháng với các mệnh giá5 triệu, 10
triệu và 50 triệu đồng với lãi suất hấp dẫn lên tới 18,6%/ năm. Để thu hút khách
hàng, PG bank con tung ra nhiều chwong trình khuyến mãi kèm theo và đặc biệt


là kế hoạch chi tiêu. PG bank cho biết là nguồn vốn thu hút được sẽ được sử
dụng vào việc tài trợ cho các doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh xuất nhập khẩu
xăng dầu, xuất khẩu gạo, nông thuỷ sản, nhựa đường…đây là những lĩnh vực
kinh doanh có hiệu quả cao và chắc chắn mang tính khả thi cao sẽ giúp cho
ngân hàng thu hồi vốn nhanh.


Từ các ví dụ trên đấy, chúng ta có thể nhận thấy thị trường kỳ phiếu ở Việt Nam
đa số là kỳ phiếu ngân hàng. Trong thời gian vừa qua do các ngân hàng thương
mại đua nhau huy động vốn trong dân vì thế đã xuất hiện hàng loạt các loại kỳ
phiếu khác nhau với mức lãi suất, kỳ hạn khác nhau. Điều này làm cho thị
trường kỳ phiếu ở Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây.
2.1.2 Kỳ phiếu chưa được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thanh toán ở
Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Nam thì phần lớn chỉ sử dụng Kỳ phiếu Ngân hàng là công cụ để các ngân hàng
huy động vốn trong dân. Tại sao kỳ phiếu thương mại lại chưa được các doanh
nghiệp và các tổ chức tín dụng Việt Nam sử dụng như là một cơng cụ lưu thơng
tín dụng?


Ngun nhân đầu tiên đó là tính chất rủi ro cao của việc sử dụng kỳ phiếu. Một
doanh nghiệp muốn sử dụng kỳ phiếu để có thế cam kết trả tiền với các doanh
nghiệp khác thì cần phải có bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh cho kỳ phiếu đó. Điều
này đơi khi lại gây nên phiền hà và chi phí cao hơn so với việc sử dụng tiền mặt.
Và cũng là nguyên nhân tại sao kỳ phiếu không nhận được sự tin tưởng từ các
doanh nghiệp. Đây là một trở ngại lớn khiến các doanh nghiệp chưa hoàn tồn
ưa sử dụng kỳ phiếu trong hoạt động thanh tốn của mình.


Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành các biểu mẫu để thực hiện, chưa
có trung tâm thanh toán bù trừ hối phiếu làm cho việc sử dụng kỳ phiếu. Vì thế,
tính thanh khoản của kỳ phiếu là chưa cao, làm kéo dài thời gian quay vòng vốn


của doanh nghiệp


Cuối cùng, luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam nhiều điểm cịn chưa quy
định rõ nên khó thực hiện trong thực tiễn.


<b>2.2. Đánh giá chung về thị trường kỳ phiếu ở Việt Nam</b>
<i><b>2.2.1. Thành tựu</b></i>


<i><b>2.2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh kỳ phiếu ngày càng cụ</b></i>
<i><b>thể và rõ ràng hơn.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

chung và thị trường kỳ phiếu nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và
hiệu quả của hoạt động thương mại.


<i><b>2.2.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh kỳ phiếu ngày càng phát triển</b></i>


Các nghiệp vụ kinh doanh kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại như
chiết khấu, cầm cố, bảo lãnh, nhận ủy thác… đã hình thành và ngày càng phát
triển. Các nghiệp vụ này phát triển đã mang lại lợi ích cho tất cả các bên, doanh
nghiệp và các trung gian tài chính.


<i>Đối với doanh nghiệp:</i>


- Sử dụng kỳ phiếu như một cơng cụ lưu thơng tín dụng thay thế tiền mặt,
doanh nghiệp tiết kiệm được tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ.


- Nhờ vào các nghiệp vụ chiết khấu và cầm cố kỳ phiếu đã giúp cho các
doanh nghiệp đầy nhanh tốc độ quay vịng vốn, từ đó nâng cao được chất lượng
và hiệu quả kinh doanh



- So với hình thức thanh tốn bằng chuyển tiền, hình thức thanh tốn thơng
qua kỳ phiếu an tồn hơn. Nhờ có sự tham gia của bên thứ 3, thường là ngân
hàng, thanh tốn bằng kỳ phiếu cịn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán
chịu, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được
tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.


<i>Đối với các ngân hàng thương mại:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Thông qua nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu cho các doanh nghiệp, ngân
hàng có thể sử dụng kỳ phiếu như một trái phiếu ngắn hạn để huy động vốn.


+ Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ kỳ phiếu, sẽ giúp ngân hàng
tăng thu nhập trong hoạt động kinh doanh của mình.


+ Kỳ phiếu bổ sung hàng hố cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân
hàng trung ương thực hiện tốt cơng tác điều hồ khối tiền trong lưu thông.


<i><b>2.2.2. Hạn chế</b></i>


<i><b>2.2.2.1.Nghiệp vụ kinh doanh kỳ phiếu tuy có phát triển nhưng thị</b></i>
<i><b>trường kỳ phiếu Việt Nam chưa thực sự hình thành.</b></i>


Thị trường kỳ phiếu là thị trường kinh doanh kỳ phiếu giữa một bên là
người thụ hưởng kỳ phiếu và một bên là các trung gian tài chính. Trong quan hệ
kỳ phiếu các doanh nghiệp Việt Nam tham gia với tư cách là người thụ hưởng
khi là người xuất khẩu, là người phát hành khi là người nhập khẩu.


Do khả năng thanh toán của kỳ phiếu lại hoàn toàn phụ thuộc vào người
phát hành ra nó, bởi vậy người bán chỉ tiếp nhận kỳ phiếu nếu kỳ phiếu được
NHTM đứng ra bảo lãnh thanh tốn hoặc là người phát hành kỳ phiếu là người


có khả năng thanh tốn thực sự, có uy tín trên thương trường và có hệ số tín
nhiệm cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

rủi ro thanh toán lại cao nên quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa
những doanh nghiệp tín nhiệm và giao dịch thường xuyên với nhau.


Bên cạnh đó, tính trừu tượng của kỳ phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh
nghiệp thơng đồng nhau lập ra thương phiếu khống (kỳ phiếu không phát sinh
từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố.
Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng
hố khơng thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra khơng có cơ sở
đảm bảo.


Để có một thị trường kỳ phiếu theo đúng nghĩa của nó thì phải hội tụ đủ
những thành tố cơ sở tối thiểu như: một lượng hàng hóa nhất định để đưa vào
thị trường, nhu cầu đối với hàng hóa đó, người bán và người mua, và cuối cùng
là phải có một hệ thống pháp lý điều tiết và bảo đảm quyền lợi cũng như nghĩa
vụ của các thành viên tham gia thị trường. Tất cả các yếu tố cơ bản trên vẫn
chưa được hình thành đầy đủ ở thị trường thương phiếu Việt Nam nói chung và
thị trường kỳ phiếu nói riêng. Thực tế từ trước đến nay, khi sử dụng các phương
thức thanh toán, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sử dụng hối phiếu như là
công cụ địi tiền chứ kỳ phiếu thì cịn rất hạn chế.


<i><b>2.2.2.2. Hạn chế về mặt chủ thể tham gia thị trường kỳ phiếu ở Việt</b></i>
<i><b>Nam.</b></i>


Trong thương mại nội địa, các doanh nghiệp thường sử dụng các cơng cụ
thanh tốn như chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng, séc, còn sử dụng kỳ
phiếu thì chưa. Chính vì vậy, chủ thể tham gia thị trường kỳ phiếu chủ yếu là
các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại.



Nếu như kỳ phiếu được sử dụng trong nội địa thì các thành phần chủ thể
tham gia thị trường kỳ phiếu Việt Nam sẽ phong phú hơn nhiều.


<b>2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây đều thuộc
vào những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, song kinh tế
nước ta chưa có tính ổn định, lạm phát cịn ở mức cao, thu nhập bình qn đầu
người cịn thấp, người dân lại chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về thị trường
tài chính nói chung và thị trường kỳ phiếu nói riêng. Hơn nữa, chúng ta lại chưa
có chính sách phù hợp để khai thác mọi nguồn lực trong dân chúng. Vì vậy,
người dân chỉ có thói quen tiết kiệm, mua vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản, họ
chưa thực sự quan tâm đến kỳ phiếu và thị trường kỳ phiếu.


<i><b>2.2.3.2. Môi trường pháp lý thiếu tính khả thi</b></i>


Mơi trường pháp lý cho thị trường kỳ phiếu của nước ta trong thời gian gần
đây cịn thiếu tính khả thi nên khơng có doanh nghiệp nào dám sử dụng kỳ
phiếu trong lưu thông cũng như trong thanh toán quốc nội. Năm 1997, Luật
thương mại có đề cập đến kỳ phiếu nhưng lại thiếu văn bản pháp lý hướng dẫn
thi hành. Năm 1999, Pháp lệnh Thương phiếu ra đời nhưng lại có quá nhiều
những bất cập. Năm 2005, Luật các công cụ chuyển nhượng được Quốc hội
thông qua đã phần nào giải quyết được một số bất cập nhưng cũng chưa mấy
hiệu quả, Luật thương mại 2005 chính thức có hiệu lực lại khơng điều chỉnh kỳ
phiếu.


<i><b>2.2.3.3. Nền kinh tế mang nặng thói quen sử dụng tiền mặt.</b></i>


Mặc dù, theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong cơ cấu


tổng phương tiện thanh tốn, tỷ trọng thanh tốn bằng tiền mặt có xu hướng
giảm theo từng năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Chính thói quen sử dụng
tiền mặt trong thanh toán nội địa khiến cho thị trường kỳ phiếu nội địa gần như
là khơng có đất phát triển.


<i><b>2.2.3.4. Năng lực tài chính của các trung gian tài chính cịn bị hạn chế</b></i>
<i><b>nhiều.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay còn rất
nhiều mặt hạn chế. Mặc dù, những nỗ lực tăng cường vốn điều lệ, xử lý nợ tồn
đọng và hạn chế nợ khó địi đã góp phần cải thiện một bước tình hình tài chính
của các ngân hàng Việt Nam. Nhưng quy mơ vốn nhỏ, các chính sách và quy
trình kiểm sốt rủi ro tín dụng cịn thiếu và hạn chế nợ khó địi vẫn là những
thách thức lớn nhất các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trong việc phát triển
thị trường kỳ phiếu.


Trong khi đó, vai trị của các định chế tài chính trung gian khác như: các
cơng ty tài chính, các cơng ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… cịn mờ nhạt trên thị
trường thương phiếu nói chung và thị trường kỳ phiếu ở Việt Nam nói riêng, đã
làm hạn chế sự phát triển của thị trường.


<i><b>2.2.3.5. Rủi ro do việc sử dụng kỳ phiếu trong hợp đồng thương mại cịn</b></i>
<i><b>chưa có được các biện pháp phịng ngừa kịp thời, hữu hiệu.</b></i>


Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ
phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, thanh toán, truy địi…
của kỳ phiếu hầu như khơng phụ thuộc vào hợp đồng mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ. Theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 và Luật các công cụ chuyển
nhượng 2005 cũng chỉ đề cập tới nội dung, hình thức của kỳ phiếu mà không
yêu cầu phải kèm theo bất cứ bằng chứng nào chứng minh về nguồn gốc của


giao dịch làm căn cứ phát sinh việc phát hành kỳ phiếu. Sự tách biệt giữa chứng
từ và hàng hóa đã tạo khe hở để một số tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo, phát
hành kỳ phiếu khống.


Ngoài ra, những bất cập của hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị
trường kỳ phiếu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong sử
dụng kỳ phiếu như thiếu căn cứ pháp lý khi có xảy ra tranh chấp, khởi kiện.


3.1 Giải pháp


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Để xuất hiện kỳ phiếu thì chủ thể phát hành ra nó phải ý thức được vai trị, tác
dụng to lớn của kỳ phiếu đối với mình cũng như tính bức thiết, sự ra đời tất yếu
khơng sớm thì muộn của kỳ phiếu trong một nền kinh tế cạnh tranh và khơng
ngừng phát triển. Từ đó họ mới có năng lực để sử dụng nó. Thực tế là ở Việt
Nam các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như các cá nhân
hiểu biết cịn rất ít, rất mơ hồ về kỳ phiếu. Vì vậy nhà nước cần tăng cường phổ
biến kiến thức về thương phiếu nói chung và kỳ phiếu nói riêng đến với mỗi cá
nhân, mỗi doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo- thảo luận, phổ biến, tun
truyền về thương phiếu và vai trị của nó. Và để chắc chắn hơn sau mỗi buổi hội
thảo, thảo luận như vậy cần kiểm tra lại xem các doanh nghiệp, các cá nhân hiểu
biết như thế nào về kỳ phiếu đồng thời thu thập ý kiến phản hồi, những thắc
mắc, những kiến nghị của các doanh nghiệp, các cá nhân về các vấn đề liên
quan. Từ đó tổng hợp được các thơng tin hữu ích giúp cho q trình soạn thảo
văn bản luật được tổng quát hơn.


Với những buổi hội thảo như vậy các doanh nghiệp sẽ phần nào nhận thấy được
vai trò to lớn của kỳ phiếu trong thanh tốn. Và từ đó thúc đẩy việc sử dụng kỳ
phiếu trong nền kinh tế ở Việt Nam.


3.1.2 Nâng cao hiệu lực hoạt động của Trung tâm Thơng tin tín dụng CIC.



Trung tâm Thơng tin tín dụng (Credit information center – viết tắt là CIC) là
đơn vị sự nghiệp được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày
27/02/1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

khơng. Vì vậy để giúp tăng cường sử dụng kỳ phiếu cũng như các cơng cụ
chuyển nhượng khác trong thanh tốn tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước và các
tổ chức tín dụng khác cần phải nỗ lực để nâng cao hiệu lực hoạt động chi Trung
tâm Thơng tin tín dụng CIC, để CIC có thể cung cấp chính xác và kịp thời năng
lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh tốn kỳ phiếu, đảm
bảo quyền lợi cho người thụ hưởng.


3.1.3 Hoàn chỉnh hơn nữa hành lang pháp lý đối với việc sử dụng kỳ phiếu.
Tại Việt Nam ngày nay, kỳ phiếu vẫn còn được sử dụng rất hạn chế. Có rất
nhiều lí do dẫn đến tình trạng này, và một trong những ngun nhân đó là việc
Nhà nước vẫn chưa hoàn chỉnh được hành lang pháp lý đối với việc sử dụng kỳ
phiếu.


Luật các Công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 đã được ban hành và đưa vào
sử dụng từ hơn hai năm nay, thay thế cho Pháp lệnh thương phiếu 1999, đã đưa
ra nhiều khái niệm mới, quan điểm mới phù hợp với thông lệ quốc tế và khắc
phục những điểm bất cập của Pháp lệnh thương phiếu 1999 và các quy định
pháp luật khác về công cụ chuyển nhượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

cũng gây khó hiểu cho những người dùng luật. Ngồi ra, từ khi Luật các Cơng
cụ chuyển nhượng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, chưa có một văn
bản pháp lý nào như nghị định hay thông tư hướng dẫn thực hiện luật này được
ban hành. Có lẽ đây cũng chính là một trong những lí do quan trọng khiến cho
Luật các Công cụ chuyển nhượng chưa thực sự đi vào đời sống, khiến cho các
cơng cụ chuyển nhượng nói chung và kỳ phiếu nói riêng chưa được sử dụng


nhiều trong thanh tốn thay cho cách dùng tiền mặt thơng thường.


Vì vậy Ngân hàng nhà nước cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
xem xét điều chỉnh để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý, tạo thuận lợi hơn
cho các doanh nghiệp khi áp dụng luật này; đồng thời có những chính sách mới
để khuyến khích các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp tăng cường hơn nữa
việc sử dụng kỳ phiếu trong thanh tốn. Có như vậy việc tăng cường lưu thông
kỳ phiếu trên thị trường mới có hiệu quả.


3.2. Kiến nghị


Thực tế cho thấy mặc dù “Luật các cơng cụ chuyển nhượng” đã có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2006 nhưng đến nay các công cụ chuyển nhượng, đặc biệt là
kỳ phiếu vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Trong phạm vi hiểu biết của mình,
chúng tơi xin nêu ra một vài kiến nghị nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi
đưa thương phiếu nói chung, kỳ phiếu nói riêng được sử dụng một cách rộng rãi
trong đời sống xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Nhà nước, Chính phủ trước hết cần tạo dựng một môi trường kinh doanh năng
động, cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tài chính phát triển
một cách lành mạnh thơng qua một số hành động sau:


Hoàn thiện hệ thống Pháp luật điều chỉnh thương phiếu và thị trường thương
phiếu.


Nâng cao hiệu lực pháp lý của hệ thống khung pháp luật về thương phiếu và thị
trường thương phiếu. Cụ thể:


Bên cạnh những nội dung đã thống nhất trong Luật các cơng cụ
chuyển nhượng, cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các nội


dung điều khoản chưa cụ thể, chưa chi tiết nhằm thống nhất trong thực hiện.
Tăng cường cơ chế giám sát thực thi pháp luật.


Ban hành luật tín dụng tạo khung pháp lý thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh tín dụng.


Rà sốt, hồn thiện hệ thống Pháp luật, tránh hiện tượng khơng thống
nhất, mâu thuẫn của các luật có liên quan. Chính phủ có thể thực hiện điều này
nhanh chóng, hiệu quả bằng cách điện tử hóa các khâu dự thảo, hội thảo, thăm
dò ý kiến, ban hành pháp luật…tức là đẩy nhanh thực thi q trình “Chính phủ
điện tử”.


Thể chế hóa chế độ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ban hành Luật,
pháp lệnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Chính phủ nên có những dự án đầu
tư nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại tại Ngân hàng Nhà nước
và các Ngân hàng thương mại, từ đó các Ngân hàng thương mại có chiến lược
cụ thể mang tính định hướng dài hạn mở rộng các dịch vụ ngân hàng trong dân
cư. Đồng thời xây dựng hành lang pháp lý về lưu trữ và sử dụng các chứng từ
điện tử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

tín dụng lên hệ thống Ngân hàng, các khoản nợ khó địi vẫn cứ tăng thì khơng
thể có một thị trường thương phiếu hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ cần có những
biện pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tạo
điều kiện thích ứng với cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường. Chấm dứt
việc dùng vốn tín dụng cảu các Ngân hàng thương mại nhà nước để ưu đãi hay
hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết giải thế, phá sản, thu hòi nợ
vay ngân hàng với những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài.


Một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thị trường tài chính, thị
trường thương phiếu là sự thiếu minh bạch và chính xác của thơng tin thị


trường. Các cơ quan nhà nước, cụ thể ở đây là các bộ chủ quản như Bộ Công
thương, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước phải giữ vai trị
kiểm sốt thơng tin trên thị trường, kịp thời xóa bỏ những thơng tin sai lệch
nhằm hạn chế rủi ro cho người sủ dụng thương phiếu. Nhà nước có thể ban hành
Luật, cơ chế nhằm kiểm sốt thơng tin của doanh nghiệp, thị trường, khiến
doanh nghiệp hiểu rằng việc kiểm sốt và cơng khai hóa thơng tin là bắt buộc.
Đồng thời, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập một Công ty “xếp loại tín
nhiệm” trong nước, tạo thước đo chung cho thị trường.


Trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm
kiềm chế lạm phát dẫn lãi suất tăng cao như hiện nay, Chính phủ cần xem xét
lại chủ trương xử lý nợ q hạn như khoanh, giãn, xóa nợ, cấp tín dụng ưu đãi
thơng qua các cơng cụ tín dụng để giảm khó khăn cho doanh nghiệp gắn với
việc xử lí nguồn vốn cho doanh nghiệp


3.2.2. Ngân hàng nhà nước (NHNN)


Về phía ngân hàng nhà nước, chúng tơi nêu ra một số kiến nghị như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

các công cụ gián tiếp như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiếu khấu, nghiệp vụ
thị trường mở, dự trữ bắt buộc… tác động lên cung – cầu vốn trên thị trường
tiền tệ nói chung và thị trường thương phiếu nói chung. Chẳng hạn qui định
mức tiền mặt tại quỹ tối thiểu tại các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, chính trị
xã hội. Nếu trên mức đó phải gửi vào tài khoản mở tại ngân hàng. NHNN phải
dần loại bỏ các qui phạm, giới hạn bất hợp lý, mọi kiểm soát về lãi suất đối với
khu vực trung gian tài chính và thay thế bằng các biện pháp điều tiết lãi suất
gián tiếp thơng qua các cơng cụ chính sách tiền tệ. Chúng ta có thể học hỏi kinh
nghiệm từ các nước khác có điều kiện tương tự đã tiến hành tự do hóa lãi suất
như Trung Quốc. Lộ trình thực hiện tự do hóa lãi suất từ tự do hóa lãi suất cho
vay đến tự do hóa lãi suất tiền gửi, từ các khoản tín dụng dài hạn đến ngắn hạn,


khối lượng lớn đến khối lượng nhỏ. Điều này sẽ giúp thị trường tránh được các
bất ngờ về đầu tư và ổ định lãi suất. Lộ trình này cũng cần linh hoạt điều chỉnh
theo điều kiện thị trường.


Thứ hai, NHNN cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân
sử dụng thương phiếu mà trước nhất là các Ngân hàng thương mại với các
nghiệp vụ lưu thông thương phiếu. NHNN có thể mở các khóa tuyên truyền, tập
huấn về nghiệp vụ dành cho các ngân hàng thương mại. NHNN nên dành lãi
suất tái chiết khấu ưu đãi khi chiết khấu thương phiếu nói chung và kỳ phiếu nói
riêng của các NHTM.


3.2.3. Các tổ chức tín dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

này thực sự có ý nghĩa lớn trong cơng cuộc đẩy mạnh việc sử dụng thương
phiếu ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cũng cần có sự thay đổi nhằm tạo
lập quan hệ tín dụng bình đẳng hơn giữa các chủ thể kinh doanh. Theo những
thông tin mới nhất từ các phương tiên truyền thơng đại chúng thì khoảng 40%
tín dụng ngân hàng được đầu tư cho khối doanh nghiệp nhà nước trong khi chỉ
20% tín dụng dành cho khối doanh nghiệp tư nhân. Nếu biết thêm rằng khối
doanh nghiệp tư nhân là nguồn lực đóng góp khoảng 42% GDP cho cả nước thì
thiết nghĩ việc điều chỉnh lại nên được thực hiên sớm nhất.


Kỳ phiếu sẽ được sử dụng nhiều hơn nếu như các tổ chức tín dụng đẩy
mạnh khâu marketing, hoàn thiện nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ, đổi
mới phát hành theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và tăng cường các biện
pháp phịng ngừa rủi ro cho người sử dụng. Lợi ích của thương phiếu là không
thể phủ nhận nhưng làm sao để tất cả các thành phần kinh tế trên thị trường biết
đến và sử dụng nó vẫn cịn là một bài tốn đối với các tổ chức tín dụng Việt. Có
thể hay không việc mở rộng phạm vi sử dụng thương phiếu và đặc biệt là kỳ
phiếu sang các hoạt động phi thương mại như các hoạt động cung ứng dịch vụ


của ngân hàng, giao nhận vận tải, bảo hiểm,...? Khi mà những phần mềm thống
nhất, chuẩn về thương phiếu và giao dịch thương phiếu cùng những giải pháp
cho an ninh mạng được áp dụng trong các tổ chức tín dụng thì dĩ nhiên sẽ nhiều
người, nhiều doanh nghiệp tìm đến thương phiếu như cánh tay phải cho hoạt
động tài chính của mình. Có thể hạn chế tối đa các rủi ro khi tao lập và sử dụng
thương phiếu bằng cách tăng cường chất lượng cho khâu thẩm định, rằng buộc
hơn nữa các yếu tố đảm bảo, và quan trọng nhất là thiết lập mối quan hệ giữa
các tổ chức tín dụng Việt Nam, khu vực và xa hơn là trên toàn thế giới. Những
kiến nghị mà bài viết đưa ra nhằm gợi ý các giải pháp giúp cho kỳ phiếu ngày
một thêm thông dụng, phát huy tối đa những ưu điểm của nó trên thị trường
giao dich thương mai Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Doanh nghiệp Việt Nam nên hình thành cho mình thói quen sử dụng
thương phiếu nói chung và kỳ phiếu nói riêng trong giao dịch thương mại. Thử
nghĩ đến việc thói quen sử dụng thương phiếu thành một phần trong tập quán
giao dịch thương mại tại Việt Nam giống như “mua thịt gà nhất thiết phải kèm
lá tranh”. Thiết nghĩ điều ấy sẽ mang đến cho các thành phần tham gia những
lợi ích thiết thực lâu dài. Về phía doanh nghiệp bán hàng hóa, kỳ phiếu đâu chỉ
là một bằng chứng pháp lý, cam kết trả tiền của đối tác; có nó trong tay doanh
nghiệp hồn tồn có thể chuyển nhượng, cầm cố để thu hồi vốn sớm hơn nếu
cần thiết. Nhờ những hoạt động này, phía ngân hàng một mặt vừa tăng thu lợi
nhuận, mặt khác có thể hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp Việt theo đúng đường lối
chỉ đạo từ cấp trung ương chuyển xuống. Doanh nghiệp mua cũng nhận được tài
trợ từ ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu cầm cố, chấp nhận nhờ thu
hay nhiều những nghiệp vụ phát sinh khác trong tương lai. Câu hỏi đặt ra là
“Tai sao không thử khi biết điều đó là có lợi cho tất cả các bên tham gia?”


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26></div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Đề tài: Tìm hiểu kỳ phiếu trong hoạt động thanh tốn tại Việt Nam</b>


<b>I. Những vấn đề chung về kỳ phiếu</b>



<b>1.1 Nguồn luật điều chỉnh</b>


<b>1.2 Định nghĩa</b>


<b>1.3 Đặc điểm của kỳ phiếu và yêu cầu pháp lý về nội dung của kỳ phiếu</b>


<b>1.4 So sánh hối phiếu và kỳ phiếu</b>


<b>II. Vấn đề sử dụng kỳ phiếu trong thanh toán quốc tế ở Việt Nam</b>


<b>2.1 Thực trạng sử dụng và thanh toán kỳ phiếu tại Việt Nam</b>


<b>2.2.1 Kỳ phiếu đang được các NHTM sử dụng như một công cụ huy</b>
<b>động vốn</b>


<b>2.2.2 Kỳ phiếu chưa được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh</b>
<b>toán ở Việt Nam</b>


<b>2.2 Đánh giá chung</b>


<b>2.2.1 Thành tựu</b>


<b>2.2.2 Hạn chế</b>


<b>III. Một số giải pháp tăng cường sử dụng kỳ phiếu trong thanh toán quốc</b>
<b>tế tại Việt Nam</b>


<b>3.1 Giải pháp</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>3.1.2 Nâng cao hiệu lực hoạt động của trung tâm tín dụng CIC</b>


<b>3.1.3 Hồn chỉnh hơn nữa hành lang pháp lý đối với việc sử dụng kỳ</b>
<b>phiếu</b>


<b>3.2 Kiến nghị</b>


<b>3.2.1 Chính phủ - Hành lang pháp lý</b>


<b>3.2.2 Ngân hàng nhà nước</b>


<b>3.2.3 Tổ chức tín dụng</b>


</div>

<!--links-->

×