Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

(Luận án tiến sĩ) hệ thống cơ quan của quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MAI THỊ MAI

HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MAI THỊ MAI

HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Hành chính


Mã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tơ Văn Hồ
2. TS. Trần Thái Dương

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... I
1.

Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................... i

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... iii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ iv
4. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu .................................................................. iv
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ............................................... vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................1
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................1
1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước .............................................................6
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu ...................................................................12
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .................................................................................20
2.1. Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam...................................................................................................20
2.1.1. Vị trí của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ...................................................................................20

2.1.2. Chức năng của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ....................................................................27
2.1.3. Vai trò của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ...................................................................................33


2.1.4. Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam – Một Quốc hội chuyên nghiệp. ............................................38
2.2. Yêu cầu đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ..............................42
2.2.1. Khái niệm về hệ thống cơ quan của Quốc hội .......................................42
2.2.2. Các yêu cầu chung đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..................................................51
2.2.3. Các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..................................................59
2.3. Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền - Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới .......................67
2.3.1. Hệ thống cơ quan của Quốc hội Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung
Quốc) ................................................................................................................67
2.3.2. Hệ thống cơ quan của Nghị viện Cộng Hoà Pháp ..................................71
2.3.3. Hệ thống cơ quan của Quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức ....................75
2.3.4. Hệ thống cơ quan của Quốc hội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) ...........79
2.3.5. Một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện cơ
cấu tổ chức của Quốc hội Việt Nam ................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................85
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN CỦA
QUỐC HỘI VIỆT NAM. ..................................................................................86
3.1. Thực trạng và thực tiễn thi hành quy định về Uỷ ban thường vụ Quốc
hội Việt Nam .......................................................................................................86

3.1.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về Ủy ban thường vụ Quốc hội
Việt Nam ..........................................................................................................86
3.1.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt
Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. ...................................................98
3.2. Thực trạng và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về Hội
đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội Việt Nam ..............107


3.2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về Hội đồng dân tộc và các Ủy
ban thường trực của Quốc hội Việt Nam .......................................................107
3.2.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban
thường trực của Quốc hội Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
........................................................................................................................112
3.3. Thực trạng và thực tiễn thi hành các quy định về pháp luật của Uỷ ban
lâm thời của Quốc hội Việt Nam ....................................................................132
3.3.1. Thực trạng các quy định về pháp luật của Ủy ban lâm thời của Quốc hội
Việt Nam. .......................................................................................................132
3.3.2. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâm thời của Quốc hội Việt
Nam theo quy định của pháp luật hiện hành ..................................................138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................143
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
...........................................................................................................................144
4.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan
của Quốc hội Việt Nam. ...................................................................................144
4.1.1. Quan điểm chung về hoàn hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống
các cơ quan của Quốc hội Việt Nam. .............................................................144
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội Việt Nam ..................................................................................................146

4.1.3. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và các
Uỷ ban của Quốc hội Việt Nam .....................................................................150
4.1.4. Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban lâm thời của
Quốc hội Việt Nam ........................................................................................154
4.2 Giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan
của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.................................................................................................156


4.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc
hội của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam .................................................................................156
4.2.2. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban thường trực của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..................................................................159
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâm thời của
Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ..............................................................................................168
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................172
KẾT LUẬN LUẬN ÁN....................................................................................173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ I

PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả luận án

Mai Thị Mai


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BMNN

Bộ máy nhà nước

Bộ VHTT&DL

Bộ Văn hoá thể thao và du lịch

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ TTTT

Bộ Thông tin truyền thông

Bộ KHĐT

Bộ Kế hoạch đầu tư

Bộ LĐ-TB-XH


Bộ Lao động – Thương bình – xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

ĐCS

Đảng cộng sản

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

Đài TNVN

Đài Tiếng nói Việt Nam

Đài THVN

Đài Truyền hình Việt Nam

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội


CHND

Cộng hoà nhân dân

CHLB

Cộng hoà liên bang

HĐDT

Hội đồng dân tộc

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐNN

Hội đồng nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

Nxb


Nhà xuất bản

NNPQ

Nhà nước pháp quyền

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao


TW Đoàn TNCS HCM

Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh

UBTVQH

Uỷ ban thường vụ Quốc hội

UBVĐXH

Uỷ ban vấn đề xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBTT


Uỷ ban thường trực

UBLT

Uỷ ban lâm thời

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


i

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do lựa chọn đề tài

Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại, kết thúc thế kỷ XX, bước
vào thế kỷ mới – thế kỷ XXI, Đảng, Nhà nước ta đứng trước những thách thức
trong thời kỳ mới, cần đề ra những quyết sách để phù hợp, nhằm nâng cao hơn
nữa năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của Bộ máy nhà nước.
Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đưa ra nhiều chính sách
quan trọng trên các lĩnh vực nhằm đáp ứng những địi hỏi trong tình hình mới.

Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ “Xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân.”
Trong Nghị quyết 48- NQ/TƯ về hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đã đề cập đến một nội dung vô
cùng quan trọng, muốn “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật”, nội dung
cơ bản cần đặt ra đó là “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân” và thiết chế đầu tiên trong hệ thống chính trị mà Đảng ta quan tâm
chính là Quốc hội – “Xây dựng và hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, bảo
đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh bạch của hệ thống pháp
luật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh
các quan hệ xã hội…”
Như vậy, xây dựng một Quốc hội vững mạnh không chỉ đáp ứng yêu cầu
về việc hoàn thiện tổ chức bộ máy trước địi hỏi của q trình xây dựng nhà
nước pháp quyền, mà một Quốc hội hoạt động hiệu quả còn là cơ sở để hoàn


ii

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo ra tiền đề vững chắc cho việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – với đặc trưng quan trọng là “sự thượng
tôn của pháp luật.” Với sự định hướng cụ thể và rõ ràng như vậy, trong thời gian
vừa qua đã có rất nhiều những hoạt động nhằm hồn thiện tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung và các cơ quan của Quốc hội nói
riêng. Đặc biệt là việc chú trọng hơn nữa đến hoạt động của Ủy ban thường vụ
Quốc hội và hệ thống ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên, cũng khơng khó khăn để
nhận thấy rằng, q trình hồn thiện và đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc

hội diễn ra một cách khơng đồng bộ, thiếu tính tồn diện, chủ yếu mới chỉ dừng
lại ở việc xem xét và cải thiện ở từng cơ quan chuyên môn của Quốc hội mà
chưa có một nghiên cứu, một phương án nào đặt các cơ quan của Quốc hội dưới
cái nhìn của một chỉnh thể thống nhất và nghiên cứu, đề ra phương án mang tính
hệ thống, những giải pháp mang tính lý luận với một tầm nhìn dài hạn để có thể
đưa ra một mơ hình tổ chức Quốc hội phù hợp với bối cảnh xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thơng qua Hiến pháp nước cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp của thời kỳ xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tiến bộ, trong đó đặc biệt ghi nhận
nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân cơng, phối hợp và
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp”. Nguyên tắc này nhấn mạnh việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương, trong đó
quyền lập pháp giao cho Quốc hội, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, và
quyền tư pháp được giao cho Tịa án. Với sự minh bạch và phân cơng cụ thể về
chức năng và nhiệm vụ quyền hạn cho từng cơ quan như vậy, đồng nghĩa với
việc vị trí của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được tăng cường
và khẳng định. Hiến pháp 2013, khẳng định một cách mạnh mẽ một lần nữa
chức năng lập pháp – chức năng quyết định lựa chọn điều chỉnh một quan hệ xã


iii

hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đó như thế nào? Giao cho Quốc hội - cơ quan
đại diện cao nhất của người dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hơn thế nữa,
Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm hoạt động “kiểm soát” quyền lực nhà nước
trên cơ sở thể chế hóa đường lối của Đảng, điều này được hiểu rằng hoạt động
giám sát của Quốc hội – chức năng giám sát tối cao tiếp tục được tăng cường
hơn nữa nhằm đảm bảo mục đích “kiểm sốt” quyền lực nhà nước, đảm bảo vị

trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội.
Với vị trí đó, các cơ quan của Quốc hội cần được tổ chức như thế nào để có
thể phát huy được hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhất là trong bối cảnh xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, việc đi sâu vào
phân tích luận giải và đưa ra được hệ thống các tiêu chí về mặt lý luận cho cách
thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội hay nói cách khác là một mơ hình tổ
chức cho các cơ quan của Quốc hội là một đòi hỏi bức thiết.
Với những lý do trên nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn nghiên cứu về “Hệ
thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm đề tài cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án : Phân tích, vai trị của Quốc hội trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó đưa ra định hướng và đề
xuất giải pháp hoàn thiện cho quá trình đổi mới về mặt tổ chức và hoạt động của
hệ thống các cơ quan của Quốc hội với một tầm nhìn dài hạn và mang tính lý
luận để phục vụ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ của luận án: Phân tích những vấn đề lý luận về hệ thống các cơ
quan của Quốc hội Việt Nam cũng như tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của một
số nước trên thế giới để có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam; Thực trạng hoạt động của các cơ quan của Quốc hội theo quy định của
pháp luật hiện hành; Đề xuất quan điểm và giải pháp để hoàn thiện hệ thống các


iv

cơ quan của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là góc nhìn lý luận về vị trí, vai trị của

các cơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội) đối với việc xây dựng một Quốc hội chuyên nghiệp
trong điều kiện Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Về mặt không gian: (1)Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận của các
Cơ quan của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN; (2) Luận án tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của cơ quan
lập pháp ở một số quốc gia điển hình được lựa chọn trên thế giới dựa trên hệ
thống pháp luật và các hình thức chính thể cơ bản gồm: Trung Quốc, CHLB
Đức, Cộng hoà Pháp và Hoa kỳ.
Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu sự hình thành và phát triển cũng như
vị trí, vai trị của các cơ quan của Quốc hội Việt Nam theo các bản Hiến pháp
Việt Nam.
4. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Trong tương lai, khi Việt Nam dần hồn thiện q
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, khi vị trí, vai trị của Quốc hội ngày càng
được coi trọng và Quốc hội hoạt động ngày càng chun nghiệp hơn thì vị trí,
vai trị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội là như thế nào trong sự phát triển lâu dài của Quốc hội. Từ đó, đưa đến
việc xem xét cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội Việt
Nam có giống như bây giờ khơng? Hay nó sẽ có xu hướng thay đổi như thế nào
khi Việt Nam dần hoàn thiện hình thức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sẽ đi trả lời hàng loạt các


v

câu hỏi nghiên cứu nhỏ sau: (1) Mục tiêu xây dựng NNPQ XHCN hiện nay đặt
ra những yêu cầu gì đối với Quốc hội và với u cầu đó thì Quốc hội cần tổ chức

hệ thống của cơ quan Quốc hội như thế nào? (2)Hiện nay các cơ quan của Quốc
hội đã phù hợp ở mức độ như thế nào với yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN, cần
có những cải cách và đổi mới như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng: Trong xu hướng Quốc hội
dần chun nghiệp hố để có thể đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày
càng giảm đi và hệ thống tổ chức các cơ quan của Quốc hội Việt Nam nên phù
hợp với mơ hình tổ chức Nghị viện hiện đại trên thế giới, tức là đề cao vai trò
của các Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời.
Với giả thuyết nghiên cứu đó, Luận án sẽ đi vào luận giải từ góc độ lý luận
các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cũng như yêu cầu đối
với Quốc hội – cơ quan lập pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
cần đáp ứng. Từ đó, cùng với việc phân tích và đánh giá lại vị trí, vai trị của các
cơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và
các Ủy ban của Quốc hội) từ lý luận đến quy định của pháp luật thực định cũng
như thực tiễn hoạt động của các cơ quan này để từ đó hướng tới một giải pháp
tổng thể để xây dựng và tổ chức hệ thống cơ quan của Quốc hội theo cách thức
tối ưu nhất, đưa ra được đề xuất về vị trí, vai trị của các cơ quan của Quốc hội
trong mối quan hệ tổng thể với Quốc hội, để hỗ trợ cho hoạt động của Quốc hội
để đảm bảo có được những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm trong cách thức
tổ chức và hoạt động của các cơ quan này nhằm phục vụ cho hoạt động của một
Quốc hội đang hướng đến sự chuyên nghiệp hoá, để có thể đáp ứng được trước
các địi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp luận


vi


Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng cộng Sản
Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Cũng như những định hướng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc cải cách BMNN đặc biệt là hồn thiện vị trí, vai trị và hiệu quả
hoạt động của Quốc hội để đáp ứng yêu cầu Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam. Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin để nghiên cứu và tiếp cận.
• Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích: Được thực hiện xun suốt tồn bộ Luận án, nhằm
hướng tới việc làm rõ các nội hàm về đặc điểm của bối cảnh nghiên cứu, định
hướng phát triển của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; cũng như phân
tích các quy phạm pháp luật quy định về vị trí, vai trị của Quốc hội cũng như
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Quốc hội và
các cơ quan của Quốc hội.
Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát và đưa ra những nhận
định khi phân tích và nghiên cứu các cơ quan của Quốc hội dưới góc nhìn hệ
thống, của một chính thể thống nhất. Đồng thời, tổng hợp được những quan
điểm, những góc nhìn khác nhau từ những nghiên cứu trước đó với đối tượng
nghiên cứu của luận án để có thể có được những đánh giá đa chiều và thuyết
phục
Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu và lý giải các hiện
tượng, các quy định về vị trí, vai trị của các cơ quan của Quốc hội mang tính
chất đặc thù (khơng kế thừa và phát triển từ góc độ lý luận). Để từ đó có thể có
những kiến giải, những đề xuất phù hợp hơn với bối cảnh tình hình mới
Phương pháp so sánh: Dùng để tổng hợp, so sánh về cơ cấu tổ chức, hình
thức hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội
giữa Việt Nam và các nước có các đặc trưng chính thể lớn trên thế giới cũng như



vii

các nước có chính thể gần gũi với Việt Nam. Thơng qua đó, có thể có những
kiến nghị để Việt Nam nghiên cứu học tập nếu phù hợp.
Phương pháp hệ thống: Dùng để làm hệ quy chiếu khi đánh giá hiệu quả
hoạt động của Quốc hội. Với góc nhìn của phương pháp hệ thống sẽ xem xét
được những tác động qua lại và tổng thể của các cơ quan của Quốc hội trong
tổng thể làm nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
• Về mặt khoa học
Luận án góp phần bổ sung, làm rõ và phát triển một bước lý luận về vị trí,
vai trị của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam. Cùng với đó, làm rõ yêu cầu về một cơ quan lập pháp trong nhà nước pháp
quyền XHCN thì cần hướng đến xây dựng một cơ quan lập pháp chuyên nghiệp,
hoạt động hiệu quả. Từ bối cảnh đó, Luận án tập trung nhận diện về khía cạnh lý
luận các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cần được thay đổi lại về vị trí, vai
trị cũng như nhiệm vụ, quyền hạn để Quốc hội có thể đảm trách được vị trí của
một cơ quan lập pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
• Về mặt thực tiễn
Các nội dung được đưa ra phân tích và trình bày trong luận án là những tư
liệu được nghiên cứu và tìm hiểu cơng phu, có hệ thống dưới góc độ lý luận và
góc độ lịch sử để lý giải về các nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan
của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đề xuất, kiến nghị đã theo hướng trực tiếp giải
quyết những hạn chế, những bất cập và các vấn đề vướng mắc hiện nay trong
quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội trên thực tiễn. Do
đó, kết quả nghiên cứu của Luận án khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có
thể trực tiếp xem xét để tham khảo và đề xuất trong việc sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Quốc hội.



1

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Nhóm các nghiên cứu chung về Quốc hội và Nhà nước pháp quyền
Quốc hội – thiết chế đại diện cho dân chủ, đã là đối tượng nghiên cứu hàng
trăm năm nay của các học giả, các triết gia, các nhà chính trị học cũng như các
luật gia. Các nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng tư sản, cách mạng XHCN với
các khía cạnh quan tâm khác nhau đều đi tìm hiểu, lý giải về nguồn gốc, bản
chất, quy luật vận động của Nhà nước, trong đó có Quốc hội. Vì vậy, các nghiên
cứu về Quốc hội và thiết chế đại diện có khối lượng cơng trình đồ sộ. Trong đó,
có thể kể đến các tác phẩm kinh điển đề cập một cách sâu sắc, lý giải một cách
thấu đáo về sự tồn tại, tính chất, chức năng cũng như các phương thức hoạt động
của Quốc hội, là tiền đề để đánh giá tính hiệu quả của các mơ hình tổ chức của
Quốc hội trong các chính thể khác nhau. Đó là cuốn sách Chính thể đại diện
(Representative government, 1861) của John Stuart Mill, do hai dịch giả nổi
tiếng là Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú thích, được xuất
bản bởi nhà xuất bản (Nxb) Tri thức, 2012; Cuốn Khảo luận thứ hai về chính
quyền, của John Locke,(2007) do Lê Huy Tuấn dịch, chú thích và giới thiệu, do
Nxb Tri thức xuất bản; cuốn Bàn về khế ước xã hội của Jean – Jacques
Rousseau, do Nxb Lý luận chính trị (2004); cuốn Tinh thần pháp luật của
Montesquieu(1996) Nxb giáo dục… ở Việt Nam cũng có một số tác phẩm chịu
ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng chính trị pháp lý của các học giả tư sản thời kỳ
khai sáng và của các nhà lập hiến của Hoa kỳ như: Luật Hiến pháp và chính trị
học (1967) của Nguyễn Văn Bơng do Nxb Sài Gòn xuất bản; Cuốn Luật hiến
pháp và các định chế chính trị và Luật hiến pháp – Khn mẫu dân chủ của Lê
Đình Chân, do tủ sách Đại học Sài Gòn phát hành năm 1975. Những cuốn sách



2

trên đề cao chủ nghĩa hiến pháp, bàn đến sự hạn chế quyền lực và phân chia
quyền lực trong việc vận hành quyền lực nhà nước.
Cuốn Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới, văn
phòng Quốc hội, Nguyễn Sĩ Dũng (2014) do Văn phòng Quốc hội xuất bản.
Cuốn sách là một tổng quan về nghị viện các nước trên các khía cạnh khác nhau
bao gồm: Chức năng, thẩm quyền của Nghị viện các nước trên thế giới, cơ cấu tổ
chức của nghị viện, quy trình, thủ tục hoạt động của Nghị viện, tổ chức và hoạt
động của cơ quan của Nghị viện. Có thể nói cuốn sách là một nỗ lực nhằm tổng
hợp một cách có hệ thống những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến tổ chức
và hoạt động của Nghị viện.
Một số tác phẩm được viết trong thời kỳ hiện đại, nghiên cứu về nhà nước
pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bao gồm: Nhà nước
pháp quyền, tác phẩm là một tập hợp những bài viết học thuật của nhiều tác giả,
được biên tập bởi Josef Thesing, sách tham khảo được dịch và xuất bản bởi Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền”(2007) của nhóm tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc Sơn, Nguyễn
Mạnh Tường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”,
(2017) của tác giả Vũ Trọng Lâm, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật; Xây dựng và
hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong Văn kiện Đại
hội XII của Đảng”,(2016) chủ biên: Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Dũng, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”, (2005), sách chuyên khảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
Các tác phẩm này tìm hiểu về các đặc điểm của nhà nước pháp quyền nói
chung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng. Đồng thời, trình bày
tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. Với những nền
tảng vốn có và hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền, các cơng trình nêu
trên đã phân tích, luận giải và làm rõ những chủ trương, giải pháp, những điều



3

kiện cần thiết cho việc bảo đảm, duy trì bản chất của Nhà nước Việt Nam là nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Từ đó đưa ra giải pháp về tổ chức, đội ngũ cán bộ,
đề ra những đòi hỏi về phẩm chất và phong cách để xây dựng Nhà nước Việt
Nam trong sạch, vững mạnh, từng bước đi lên xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngồi ra, với việc phân tích các điều kiện về nhà
nước pháp quyền các cơng trình này cũng đã đề xuất về sự thay đổi của các cơ
quan trong BMNN nói chung và Quốc hội nói riêng, đề xuất các cải cách để đáp
ứng được với yêu cầu của nền tảng một nhà nước pháp quyền XHCN.
1.1.2 Nhóm các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam và các cơ quan của
Quốc hội trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội luôn là một vấn đề
dành được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nước
ta đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền. Với đặc trưng “sự
thượng tôn của pháp luật” – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra nhiệm
vụ phải có hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ
sở cho sự tồn tại một xã hội theo trật tự pháp luật. Để đáp ứng được điều đó địi
hỏi cần phải xây dựng một cơ quan lập pháp – Quốc hội, mạnh và hoạt động
hiệu quả đồng thời, hướng đến yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN cũng như cải
cách và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và các cơ quan
của Quốc hội trong điều kiện mới, đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu liên
quan đến NNPQ, đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội được cơng bố trong
thời gian vừa qua. Có thể kể đến như:
Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền”, PGS.TS.Nguyễn Đăng
Dung (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “Mơ hình tổ chức và phương
thức hoạt động của Quốc hội và chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”,GS.TS Trần Ngọc Đường và TS. Ngơ Đức Mạnh (chủ

biên), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2008; Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà
nước trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS. Bùi Xuân Đức, NXB Tư pháp, Hà Nội,


4

2007; Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”;
“Quốc hội Việt Nam - Tổ chức, hoạt động và đổi mới” (2010) PGS.TS. Phan
Trung Lý; Hoạt động của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam là thành viên của
WTO”(2009) TS Đỗ Ngọc Hải; Một số vấn đề về Đổi mới tổ chức, hoạt động của
Quốc hội, (2007) TS. Lê Thanh Vân; Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam,(2001) TS. Lê Minh Thông; Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (Nxb Tư pháp, 2005) là cuốn sách được xuất bản bởi Văn phòng Quốc
hội, nhân dịp nhìn lại chặng đường 60 năm của Quốc hội Việt Nam.
Bên cạnh các sách chuyên khano nêu trên, cũng có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu về Quốc hội với các mức độ khác nhau, cụ thể: Luận án tiến sĩ luật
học bao gồm: “Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003), NCS Lê Thanh Vân;
“Hồn thiện quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay” (2004) của NCS Hoàng
Văn Tú; “Quyền giám sát của Quốc hội đối với Tòa án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân” (2004) NCS Phạm Văn Hùng; “Nâng cao chất lượng hoạt động
lập pháp của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,
(2007) NCS Trần Hồng Nguyên; “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức
năng giám sát của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam” (2007) NCS Trương Thị
Hồng Hà; “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam” (2009) NCS Trần Thị Tuyết Mai;
“Quốc hội Mỹ và Quốc hội Việt Nam – Những vấn đề tham chiếu” (2013), NCS
Nguyễn Quốc Văn; “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2016), NCS Trần Văn Thuân.

Cùng rất nhiều các luận văn thạc sĩ luật học có thể kể đến như:: “Các ủy ban của
Quốc hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp” của thạc sĩ
Nguyễn Thị Phương Thảo,(2004), người hướng dẫn khoa học, TS. Phan Trung
Lý và GS.Serge SUR; “Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của


5

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.” Của Thạc sĩ Đoàn Thu Huyền, (2010), người hướng dẫn, TS. Tơ
Văn Hịa; “Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực
trạng và hướng hoàn thiện” Đỗ Thị Như Hảo, người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn
Đăng Dung. Cùng với đó là rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở các mức độ
khác nhau: Đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng mơ hình tổ chức, phương thức hoạt
động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân ở nước ta” (2004), GS.TS. Trần Ngọc Đường làm chủ
nhiệm; Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện quy
định của pháp luật về hoạt động báo cáo, giải trình tại HĐDT, các Ủy ban của
Quốc hội ở nước ta hiện nay” (2014), do PGS.TS. Đinh Xuân Thảo làm chủ
nhiệm; Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng Quốc
hội” Cơ quan tài trợ: Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở
Việt Nam” (UNDP, 00049114) của Văn phòng Quốc hội;
Ngồi ra cịn có các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên
ngành như: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền XHCN” (2009) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, TS. Phan Trung Lý; Đổi
mới hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”, Nhà
nước và pháp luật (2004), PGS.TS. Phan Trung Lý và PGS.TS. Hà Thị Mai
Hiên; Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các
Ủy ban của Quốc hội”, của Đặng Đình Luyến, tạp chí Nghiên cứu lập pháp
(2006); Ngơ Đức Mạnh, (5/2006) Suy nghĩ về việc đổi mới tổ chức các Ủy ban

của Quốc hội, Hiến kế Lập pháp, phụ bản của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
Các Luận án tiến sĩ luật học có nội dung nghiên cứu có liên quan gồm:
Luận án tiến sĩ luật học“Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và
phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003), NCS Lê
Thanh Vân; Luận án tiến sĩ “Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của


6

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2016), NCS Trần Văn
Thuân.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Ngày nay, nghị viện đã trở thành một thiết chế không thể thiếu được trong
chế độ dân chủ hay khơng muốn nói rằng việc tổ chức và hoạt động của nghị
viện hiệu quả hay không trở thành một tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ của
một quốc gia. Do đó, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về nghị viện trên thế
giới trên các phương diện khác nhau, từ đánh giá hiệu quả hoạt động đến nghiên
cứu về cơ cấu tổ chức của Nghị viện. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là một
quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là về khoa học
pháp lý, do đó khơng có q nhiều những cơng trình nghiên cứu của các học giả
nước ngồi về mơ hình của Việt Nam. Vì vậy, ở phần trình bày tình hình nghiên
cứu ở nước ngồi, NCS chủ yếu giới thiệu nội dung về các công trình nghiên cứu
về nghị viện các nước phát triển và lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, “Báo cáo nghiên cứu điều trần tại các Ủy ban của Nghị viện và
khả năng áp dụng ở Việt Nam”, (2012), Nxb Hồng Đức, là một nghiên cứu có sự
tham gia của hai tác giả người Việt Nam (Hoàng Minh Hiếu, Nguyễn Đức Lam).
Trong báo cáo này, các tác giả có đề cập một vài nét về tổ chức và hoạt động của
hệ thống Ủy ban của cơ quan lập pháp của một số nước, trong đó chủ yếu tập
trung vào các nội dung liên quan đến kinh nghiệm về mặt pháp lý và thực tiễn

thực hiện hoạt động điều trần của các cơ quan này và đưa ra một số kiến nghị
liên quan đến việc xác lập lộ trình áp dụng ở Việt Nam
Thứ hai, như đã trình bày ở trên thì NCS sử dụng các bài nghiên cứu về hệ
thống nghị viện và Quốc hội các nước với cách tiếp cận về mặt lý luận, nhằm
tham khảo các kinh nghiệm về việc tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan
của Quốc hội các nước phát triển, ví dụ như Hoa Kỳ, CHLB Đức, Cộng hòa
Pháp… cụ thể:


7

(1), “Quốc hội và các thành viên” (Congress and its member), (2002), các
tác giả: Roger H. Davidson, Walter J. Oleszek, người dịch: Trần Xuân Danh,
Trần Hương Gian, Minh Long. Cuốn sách là một tham khảo hữu ích về Quốc hội
Hoa Kỳ được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, phân tích, giải thích và làm
rõ cách thức hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ, cơ sở hình thành mơ hình hai viện
trong Quốc hội Hoa kỳ cũng như mối quan hệ trong quá trình hoạt động của
Thượng nghị viện và Hạ nghị viện của Quốc hội Hoa kỳ, cũng như phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của Quốc hội bằng các góc nhìn mổ xẻ bên
trong chính Quốc hội cũng như thơng qua việc phân tích các mối quan hệ giữa
Quốc hội với Tổng thống, Quốc hội với Tòa án, Quốc hội với bộ máy hành
chính...Trong đó, đặc biệt, cuốn sách đã dành riêng một chương – chương 7
trong một phần – phần 3, đề phân tích về cơ cấu tổ chức và vai trị của các Ủy
ban trong Quốc hội của Hoa Kỳ. Thực tế mà nói, chỉ là một chương trong một
phần nhỏ của cơng trình nghiên cứu đồ sộ kể trên, nhưng với 45 trang sách, các
nội dung liên quan đến các Ủy ban trong Quốc hội Hoa kỳ được các tác giả phân
tích và đánh giá thực sự chi tiết và đầy đủ, từ việc quay lại lịch sử để giải thích
cho việc lý do vì sao phải tồn tại các Ủy ban, trình bày sự phát triển của các Ủy
ban của hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, và cuối cùng là một mô tả chi tiết về các
loại ủy ban hiện hành trong Quốc hội Hoa Kỳ (ở cả Thượng nghị viện và Hạ

nghị viện), gồm: các loại hình Ủy ban, quá trình bổ nhiệm và quy trình tiến hành
bổ nhiệm các thành viên trong Ủy ban, cơ cấu ở các Ủy ban, các thủ tục ở Ủy
ban. Thực tế mà nói, mặc dù đối tượng nghiên cứu chính của cuốn sách này là về
Quốc hội Hoa kỳ, với đầy đủ những vấn đề liên quan đến Quốc hội Hoa kỳ được
nghiên cứu, mổ xẻ. Tuy nhiên, cũng có thể xem đây là tài liệu vơ cùng hữu ích
khi nghiên cứu và xem xét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc
hội vì các khía cạnh của các Ủy ban của Quốc hội Hoa kỳ ở cả Thượng nghị viện
và Hạ nghị viện cũng đã được cung cấp đầy đủ và chi tiết. Đồng thời đặt trong
bối cảnh những phân tích khác của tài liệu liên quan đến hoạt động của Quốc hội


8

cũng cung cấp cho NCS một cái nhìn tổng quan hơn để đánh giá về vai trò của
các cơ quan của Quốc hội Hoa kỳ - cụ thể là Ủy ban đối với hiệu quả hoạt động
chung của Quốc hội.
(2) “Quốc hội Mĩ hoạt động như thế nào” (How congress works) (2003),
sách dịch, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Đây là một tài liệu
hữu ích cho việc nghiên cứu về Quốc hội Mĩ vì cuốn sách đề cập khá chi tiết khi
dành một chương – Chương III nghiên cứu về hệ thống Ủy ban của Quốc hội
Mĩ, trong đó tác giả đã đề cập đến các nội dung như: Cơ cấu Ủy ban, các nhiệm
vụ của Ủy ban, thủ tục hoạt động của Ủy ban, các xung đột về thẩm quyền, cũng
như xu hướng cải cách và phát triển của các hệ thống Ủy ban….
(3), Cuốn “The National Assembly in the French institutions” (Những cơ
quan của Hạ nghị viện Pháp) (2007) do Service des affaires internationals et de
defense xuất bản, là một cuốn sách giới thiệu tổng quan về Hạ nghị viện của
Pháp, từ cơ cấu tổ chức, đến các nghị sĩ, cũng như các chức năng của hạ viện
Cộng hồ Pháp, trong đó cuốn sách có dành một mục với chín trang giấy mơ tả
về “standing committees” của Hạ nghị viện của Pháp, góp phần cung cấp cho
NCS một cách nhìn đầy đủ hơn về cách thức tổ chức, hoạt động cũng như vai trò

của hệ thống Ủy ban thường trực ở một quốc gia có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt
Nam trong khoa học pháp lý nói chung và trong luật hiến pháp nói riêng.
(4) Cuốn “Reforming parliamentary committees” (Cải cách các ủy ban của
nghị viện) của Reuven Hazan xuất bản năm 2001 là một nghiên cứu dưới góc
nhìn phân tích, so sánh về hệ thống các ủy ban của bốn cơ quan lập pháp khác
nhau, bao gồm: Hạ nghị viện của Vương quốc Anh, CHLB Đức, Cộng hòa Ý và
hạ viện của Hà Lan. Dựa trên kết quả của các nghiên cứu so sánh, tác giả đã
trình bày đánh giá của mình về lý do tại sao và làm thế nào các ủy ban Quốc hội
được cải cách, và xem xét lý do tại sao các cải cách của Ủy ban hoặc là thành
công hay thất bại trong việc đạt được mục tiêu của mình. Để xác định tính khả
thi của việc ban hành những cải cách như vậy trong Israel Knesset Hazan, đã tiến


9

hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nghị sĩ và ghế ủy ban. Cuốn sách kết
thúc với một cuộc thảo luận về sự thay đổi bản chất của hệ thống chính trị của
Israel và sự cần thiết phải cải cách ủy ban. Đây là một cuốn sách thực sự hữu ích
và thiết thực, cho NCS một cách nhìn tổng quan về cách thức tổ chức và hoạt
động của hệ thống của nghị viện các nước với các mô hình tổ chức trong các
hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước khác nhau. Từ đó cung cấp
cho NCS những ý tưởng mới để có thể soi rọi vào trong việc đánh giá cũng như
đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hội
đồng dân tộc và hệ thống ủy ban của Quốc hội Việt Nam.
(5) Cuốn sách chuyên khảo “The Committees of the House of
Representatives in Comparative Perspective” (Các uỷ ban của Hạ nghị viện –
góc nhìn so sánh) (của Phil Larkin, Parliamentary Studies Centre, Australian
National University. Nội dung chính của tài liệu này là tập trung xác định vị trí
các hệ thống Ủy ban thường trực (standing committee system of the House of
Representatives) trong đó, cụ thể là: House of Commons (Viện thứ dân) của

Vương quốc Anh, Quốc hội New Zealand, House of Commons (Viện thứ ) của
Canada và Quốc hội Scotland. Trong tâm là đi vào phân tích, so sánh về tổ chức
và hoạt động giữa các cấp của Ủy ban. Thứ nhất, các Ủy ban của các hạ nghị
viện của bốn quốc gia được so sánh đều không tồn tại độc lập mà chúng là một
phần cấu tạo nên Quốc hội. Trong khi các hạ nghị viện được so sánh là các hạ
nghị viện hoạt động khác nhau cả về quy tắc hoạt động chính thức, văn
hóa…Nhưng điểm chung có thể nói đến đó là đều xuất phát từ mơ hình Nghị
viện Westminster. Và đáng kể hơn là kinh nghiệm của các hệ thống ủy ban các
nước rõ ràng là một yếu tố hình thành nên các Hạ nghị viện và tác động đến mơ
hình, chức năng của chúng, cùng với việc xem xét các kinh nghiệm của các nghị
viện khác nhau, để có kế hoạch cho việc phát triển hệ thống ủy ban của Hạ nghị
viện các nước. Đồng thời, cuốn sách cũng lựa chọn hai mơ hình tổ chức nghị
viện phổ biến trên thế giới: Các hạ nghị viện của các Quốc gia theo mô hình nghị


×