Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÁO cáo (CHUYÊN đề nội KHOA NGÀNH THÚ y) STRESS NHIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.35 KB, 9 trang )

BÁO CÁO NỘI KHOA 2

STRESS NHIỆT

Họ và tên sinh viên:

GVHD:


Nội Dung
I/ Định nghĩa stress nhiệt.
II/ Nguyên nhân dẫn đến stress nhiệt.
III/ Các giai đoạn, hình thức nhiễm nóng và cơ chế chống nóng của thú.
IV/ Sự tác động của stress nhiệt lên từng loài cụ thể.
V/ Tiên lượng.
VI/ Chuẩn đoán.
VII/ Điều trị.


I/ Định nghĩa stress nhiệt.
Stress nhiệt là những kích thích bất thường của khí hậu (nóng q, lạnh q và ẩm
quá) đối với cơ thể dẫn đến gây xáo trộn các hằng số sinh lí của cơ thể.
II/ Nguyên nhân dẫn đến strees nhiệt.
- Nguyên nhân chính gây stress nhiệt trên thú ở nước ta là do khí hậu nóng
bức, nhiệt độ mơi trường bên ngồi cao, ẩm ướt làm ảnh hưởng đến quá
trình thải nhiệt của cơ thể thú.
- Do chuồng trại hoặc phương tiện vận chuyển thú quá chật chội
- Gia súc lông quá dày, gia súc mắc bệnh tim phải làm việc trong thời tiết oi
bức.
- Vv….
III/ Các giai đoạn, hình thức nhiễm nóng và cơ chế chống nóng của thú.


1. Các giai đoạn nhiễm nóng.
- GĐ1: tăng thải nhiệt (dãn mạch ngoại vi), tăng tuần hoàn, tăng tiết
mồ hôi, hạn chế sinh nhiệt.
-  GĐ2: Nhiệt lượng tích lại làm thân nhiệt tăng, hơ hấp và tuần hoàn
tăng.
- GĐ3: Thân nhiệt tăng cao thú chuyển sang giai đoạn ức chế, thú
nằm yên, bất động, co giật, hô hấp và tuần hồn giảm, mất phản
xạ.
2. Các hình thức nhiễm nóng.


- Sốc nhiệt : Tình trạng nhiễm nóng hay xảy ra với heo, cừu. Cơ
quan và hệ thống rối loạn, thú thở nhanh mạch nhanh yếu, bí tiểu,
rối loạn chuyển hố protein sinh nhiều NH3 làm nhiễm độc máu và
hơn mê.
- Say nắng: Thân nhiệt tăng do ảnh hưởng trực tiếp của nắng (tia
hồng ngoại). Nhiệt độ đầu tăng đột ngột làm xung huyết não, hưng
phấn sau ức chế thần kinh trung ương có thể dẫn đến xung huyết
mạch quản dưới da.
3. Cơ chế chống nóng.
- Giãn mạch da: Do sự ức chế trung tâm giao cảm (gây co mạch ) ở
vùng dưới đồi sau.
- Bay hơi mồ hôi: khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Sự bài
tiết mồ hôi được điều khiển bởi thần kinh giao cảm ( tiết
acetylcholine thay vì norepinephrine).
- Thở gấp, tần số hơ hấp tăng hơn so với bình thường.
- Giảm sinh nhiệt nội sinh và ngoại sinh: ức chế sự run cơ và sự sinh
nhiệt hoá học.

IV/ Sự tác động của stress nhiệt lên từng lồi cụ thể.

1/Trên bị.
a/ Triệu chứng của strees nhiệt.


- Lượng thức ăn ăn vào giảm, nhai lại giảm (phản ứng tự nhiên để giảm nhiệt
-

trao đổi chất).
Nhiệt độ cơ thể tăng(trên 39°C).
Gia súc đứng chiếm nhiều thời gian hơn nằm xuống.
Tụ nhóm trong bóng râm nếu nó có sẵn.
Nhịp thở tăng (>80 lần/phút), bò há miệng thở, tăng tiết nước bọt.
Tăng lượng nước uống vào : 100-130 lít/ngày/bị.
b/ Ảnh hưởng của strees nhiệt

-

Giảm năng suất và chất lượng sữa như giảm lượng béo và protein trong sữa.
Giảm thời gian và cường độ tiêu hóa: 4-6 giờ.
Tăng tỷ lệ tử vong phôi.
Giảm khả năng sinh sản.
Giảm cường độ và chất lượng khi giao phối.
Chất lượng tinh dịch giảm.
Trọng lượng sinh thấp.
c/ Các biện pháp phòng tránh.

-

Sửa đổi chế độ ăn uống để duy trì lượng thức ăn ăn vào.
Cung cấp nước cho bị uống tự do.

Cung cấp bóng râm và bạt để che nắng.
Sử dụng hệ thống quạt để tăng độ thơng thống.
Làm mát trực tiếp trên cơ thể bị (phun sương + quạt).
Tạo độ thơng thống cho chuồng ni bị như chuồng 2 mái, mái hở để khí

nóng có thể bốc lên.
- Giảm các tác động đến thú. Nếu cần tác động đến thú như thiến, tiêm
vaccine thì nên thực hiện vào sáng sớm.
- Không di chuyển thú đột ngột từ mơi trường mát đến mơi trường nóng và
ngược lại.


3/ Trên heo.
a/ Triệu chứng của strees nhiệt.
-

Thở hổn hển, nhịp hơ hấp tăng.
Tồn thân ửng đỏ.
Giảm ăn hoặc bỏ ăn.
Tăng cường uống nước và bài tiết nước tiểu.
Có biểu hiện lờ đờ, run cơ.

b/ Ảnh hưởng của stress nhiệt.
- Giảm khả năng sinh sản như số lượng rụng trứng ít, chất lượng tinh dịch
giảm v..v dẫn đến số con sinh ra ít, heo sơ sinh có trọng lượng nhỏ.
- Lượng sữa và chất lượng sữa đầu tiết ra giảm.
- Heo nái hay cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.

c/ Các biện pháp phịng tránh.
-


Tăng thơng gió và hệ thống làm mát.
Giảm mật độ thả nếu có thể.
Duy trì nhiệt độ nước uống càng thấp càng tốt.
Tránh ăn giữa 10:00 sáng và 04:00 chiều ( thời gian nóng nhất trong ngày).
Bổ sung chất điện giải thông qua việc cung cấp nước.
Tránh chế độ ăn uống, vận chuyển lợn từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều hoặc
các tác động có thể gây stress khác.


4/ Trên chó.
Trong các lồi động vật thì chó là lồi có tỉ lệ chết cao nhất do stress nhiệt.
Chiếm khoảng 50% (J Vet Intern Med 2006, 20:48).
a/Triệu chứng.
-

Thở hổn hển, tần số hô hấp tăng cao.
Mất nước.
Nôn mửa thường xuyên.
Thè lưỡi, lưỡi màu đỏ tươi, nứu nhạt.
Lượng nước bọt nhiều.
Nhịp tim nhanh, không đều.
Run cơ.
b/ Hậu quả.
Ngưng tim phổi.
Suy hô hấp đột ngột.
Rối loạn đông máu.
Thay đổi trạng thái tâm thần.
Thất điều vận động.



V/ Tiên lượng.
Con vật thường bị chết vì liệt tim, sung huyết và phù thủng phổi. Bệnh nặng con
vật chết nhanh. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị tốt con vật có khả năng hồi phục.
VI/ Chẩn đốn.
Căn cứ vào biểu hiện chủ yếu: con vật vã mồ hôi, máu cô đặc, mất nước, rối loạn
về trao đổi chất, sung huyết và xuất huyết ở một số tổ chức. Con vật chết vì khó
thở và nhiễm độc.
VII/ Điều trị.
- Để cho gia súc yên tĩnh, tăng cường các biện pháp thốt nhiệt để đề phịng
việc bị liệt trung khu thần kinh.
- Dùng chất điện giải cho cơ thể: dung dịch nước muối sinh lí, glucoza hay
dung dịch lactatringer, tiêm chậm vào tĩnh mạch.
- Dùng thuốc trợ tim: Cafein natribenzoat 20%, Spactein,…


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bệnh nội khoa gia súc , trường đại hoc nông nghiệp I Hà Nội, 2006
 Bài giảng môn sinh lý bệnh GV Trần Thị Quỳnh Lan
 EFFECT OF HEAT STRESS ON ANIMAL WELFARE AND
PRODUCTIVITY, Dr. habil Ph.D. Alfréd Kovács
 /> /> />


×