Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÁO cáo (CHUYÊN đề nội KHOA NGÀNH THÚ y) VIÊM MÀNG PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.58 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ NỘI KHOA 2

VIÊM MÀNG PHỔI

GVHD:


BỆNH VIÊM MÀNG PHỔI

1.Đặc điểm:
- Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của mặt phổi hay trên vách ngực, viêm tiết ra nhiều dịch
thẩm xuất và fibrin. Nếu lượng fibrin nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng viêm dính giữa màng phổi
và vách ngực. Vì vậy, khi nghe phổi thấy cả tiếng cọ màng phổi. Nếu lượng dịch thẩm xuất tiết ra
nhiều, dịch đọng lại trong xoang ngực (trên thực tế thấy có thể từ 8-15 lít). Vì vậy, khi nghe phổi
thấy cả tiếng vỗ nước.
- Quá trình viêm gây trở ngại lớn đến q trình hơ hấp của cơ thể. Do vậy, trên lâm
sàng thấy gia súc khó thở, thường hốp bụng để thở.
- Tùy theo tính chất viêm và thời gian viêm người ta chia ra: Viêm cấp tính, viêm
mãn tính, viêm dính, viêm tràn tương dịch.

Hình: Phổi heo bình thường

Hình: Phổi heo bị viêm màng phổi


Hình: Màng phổi với nhiều fibrin tiết ra.

2.Nguyên nhân:


-Do tác động cơ giới, hóa học, nhiệt độ, bao gồm tất cả các yếu tố làm tổn thương màng phổi,
tạo điều kiện cho vi trùng sinh mủ và một số loại vi trùng khác xâm nhập vào màng phổi gây
bệnh (Chấn thương thành bụng, ngoại vật đâm vào thành ngực, chọc dò, giải phẩu ngực =>
nhiễm trùng do Streptococcus, Staphylococcus…)
-Do viêm lan từ các ổ viêm khác trong cơ thể (do viêm phổi hoại thư và hóa mủ, viêm phế quản,
viêm ngoại tâm mạc…những vi khuẩn từ các ổ viêm này vào máu sau đó đến màng phổi gây
viêm)
-Kế phát từ bệnh truyền nhiễm: App, Lao, Heamophylus, Mycoplasma...


3.Cơ chế sinh bệnh:
-Các kích thích bệnh lý thơng qua thần kinh gây viêm phế mạc. Trong thời kỳ đầu niêm mạc bị
sung huyết, mao quản phồng to, tế bào nội bì bị thối hóa và bong ra, sau đó có dịch thẩm xuất
tiết ra trong có chứa fibrin. Những tương dịch bị vách ngực hấp thu dần chỉ còn lại fibrin bám
vào vách ngực gây nên thể viêm dính. Do vậy khi nghe phổi có tiếng cọ màng phổi. nếu trong
dịch viêm chứa nhiều tương dịch, ít fibrin tương dịch khơng được hấp thu hết, tích lại trong
xoang ngực thì tạo nên thể viêm tích nước xoang ngực. Trên lâm sang thì phổi có tiếng vỗ nước.
-Tất cả các q trình trên đều ngăn cản q trình hơ hấp của phổi=> trên lâm sàng thấy thú khó
thở.
-Độc tố của vi khuẩn cùng với các sản vật độc do sự phân giải của protein ở nơi viêm đi vào
máu và trung khu thần kinh điều tiết nhiệt của cơ thể làm cho gia súc sốt cao.
-Hệ thống nội cảm thụ ở nơi viêm ln bị kích thích, làm cho con vật đau, vật thở thể nông, thở
thể bụng.
-Khi dịch thẩm suất tiết ra nhiều, nó chèn ép lên phổi gây trạng thái xệp phổi =>con vật thở rất
khó. Mặt khác dịch tiếp ra nhiều nó chèn ép lên tim làm cho tim co bóp bị trở ngại =>ảnh hưởng
đến huyết áp, tim đập nhanh.
3.Triệu chứng:
-Con vật mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao, sốt lên xuống không theo quy luật. Nếu viêm hóa
mủ thì gia súc sốt rất cao.
-Gia súc bị đau ngực (biểu hiện thở thể nông, thở thể bụng, khi sờ nắng vụng ngực gia súc né

tránh). Khi mới viêm gia súc thường để vùng ngực lên phía trên, nhưng khi dịch viêm tiết ra
nhiều gia súc thích nằm về phía viêm.
-Tim dập nhanh, yếu vào giai đoạn cuối => phù vùng yếm, ngực, chân.


Hình: Viêm màng phổi thể cấp tính.

4.Bệnh tích:
-Hình thành các sợi fibrin ở giữa các mơ bình thường từ đó tạo nên các ổ áp xe trên phổi.
-Ở thể quá cấp, phổi xuất huyết tràn lan nên khó nhận biết, phổi cắt ra có máu. rõ nhất là màng
phổi viêm, ứa dịch và sợi huyết đồng thời dính chặt với xoang ngực. Phổi mờ đục, bề mặt cắt xù
xì. Phổi xuất huyết hoại tử có fibrin.
-Thể mãn tính xuất hiện các ổ áp xe trên phổi .


Hình: Viêm phổi và màng phổi mặt lưng phổi

Hình: Màng phổi dính chặt với xoang ngực

5.Chẩn đốn:
5.1.Chẩn đốn lâm sàng:
+Nghe:

-Tiếng cọ phế mạc: fibrin bám giữa lá thành và lá tạng.
-Tiếng cọ ngoại tâm mạc, phế mạc.
-Âm bơi cùng với nhịp thở (tích dịch viêm).

+Gõ:

-Thú đau, có phản xạ ho, âm đục có giới hạn nếu dịch viêm tích lại nhiều trong


xoang ngực.
5.2.Chẩn đốn cận lâm sàng:


Phim X-quang:

+ Viêm dịch tích nước: có vùng mờ song song với mặt đất.
+ Viêm dính: có vùng mờ rải rác trên phổi và xù xì.




Chọc dò xoang ngực: kiểm tra dịch.



Lấy nước tiểu xét nghiệm:

+ Giai đoạn đầu của bệnh lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng, lượng Clo trong nước
tiểu giảm.
+ Bệnh nặng cịn có hiện tượng Albumin niệu.


Xét nghiệm máu:

+ Tốc độ lắng hồng cầu tăng.
+ Độ dữ trự kiềm giảm.
+ Bạch cầu trung tính non tăng.


*Chẩn đốn bệnh căn cứ vào triệu chứng điển hình:


Sốt cao khơng theo quy luật.



Đau ở vùng ngực, thở nơng và thở thể bụng.



Có âm bơi (khi xoang ngực tích nước)



Chọc dị xoang ngực có dịch thẩm xuất ra (màu vàng/hồng).



Có tiếng cọ màng phổi (khi viêm dính).



X-quang phổi thấy vùng mờ di động song song với mặt đất hay mờ và xù xì.

*Chẩn đốn phân biệt với các bệnh:


Viêm ngoại tâm mạc: tiếng cọ tâm mạc cùng 1 lúc với nhịp đập tim, vùng âm đục của tim
mở rộng, gia súc hay bị phù trước ngực. Tĩnh mạch cổ phồng to.





Viêm phổi thùy: gia súc sốt liên miên 6-9 ngày, vùng âm đục phổi theo hình cánh cung,
bệnh thường chia ra từng thời kì rõ rệt, nước mũi có màu rỉ sét, thở thể bụng thể hiện
khơng rõ.



Phù màng phổi: gia súc không sốt, không đau vùng ngực, dịch trong xoang ngực là dịch
thẩm lậu, chủ yếu là âm bơi khi nghe phổi.

6.Điều trị:
6.1.Hộ lý:
-

Để gia súc nghỉ nơi thoáng mát, mùa đông để nơi ấm áp. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, giàu
dinh dưỡng.

-

Dùng dầu nóng xoa vào vùng thành ngực. Nếu có điều kiện dùng đèn tử ngoại, điện thấu
nhiệt tác động lên thành ngực.

-

Dùng protein liệu pháp hay huyết liệu pháp.

6.2. Dùng thuốc điều trị:

a. Dùng kháng sinh có thể khuyếch tán qua xoang: ceftiofur, tiamulin, norfloxacin,
lincomycin+spectinomycin, florphenicol…
b. Kháng viêm: corticoids
c. Dùng thuốc lợi tiểu: furosemide
d. Giảm sốt, giảm đau: anagin, aspirin
e. Trợ hô hấp, trợ tim: camphorate…
f. Dùng thuốc để xúc tiến dịch viêm ra khỏi xoang ngực: natri sulfat pha với nước sạch cho
uống


g. Chọc dò xoang ngực để rút bớt dịch: trong trường hợp nhiều dịch viêm sau đó dung dịch
sát trùng rửa xoang ngực. Sau đó dùng dung dịch kháng sinh bơm vào xoang ngực.
7.Tiên lượng:
- Nhẹ: khỏi sau 2-3 tuần chăm sóc điều trị
-Nặng: chết nhanh chóng.
-Trường hợp viêm dính mãn tính: khó khỏi .
8.Phịng bệnh:
-Ni dưỡng chăm sóc tốt:ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cho thú ăn thức ăn dễ tiêu, uống nước đầy
đủ vào mùa lạnh…
-Tiêm vắccin phòng bệnh trước khi xảy ra dịch bệnh.
-Mật độ chăn nuôi phù hợp, tránh nuôi nhốt thú quá chật chội.
-Vệ sinh chuồng trại, máng ăn thường xuyên…
-Thực hiện che chắn, úm vào mùa mưa gió; phun sương, quạt mát, trồng cây che mát vào mùa
nắng nóng…


Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Nội khoa 1, Nguyễn Văn Phát, trường Đại học Nơng Lâm tp Hồ Chí Minh.
2. Bệnh Nội khoa gia súc, Phạm Ngọc Thạch, trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.

3.

/>
4. />5. />%A9c/tabid/138/isd_news_news/569/Default.aspx



×