Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÁO cáo (CHUYÊN đề nội KHOA NGÀNH THÚ y) VIÊM mũi, VIÊM XOANG mũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.8 KB, 12 trang )

BÀI WORD BÁO CÁO NỘI KHOA 2

VIÊM MŨI, VIÊM XOANG MŨI
Sinh viên:


I.Định nghĩa viêm mũi-viêm xoang mũi:
Viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi do nhiều nguyên
nhân
khác nhau.Viêm mũi thường là nguyên nhân gây kế phát bệnh viêm xoang
mũi.Viêm mũi thường dẫn tới triệu chứng chảy nước mũi,có thể chảy máu mũi,tắc
mũi,hắt hơi và có thể có dịch chảy xuống họng gây đau rát họng và ho.

II.Cấu trúc xoang mũi:
Phần ngoài khoang mũi dài và hẹp biểu mô tiết dịch nhầy nhiều.làm ẩm không khí.
Phần trong xoang mũi mổ rộng về 2 bên và sâu vào trong,chứa nhiều xương bướm
giúp làm ấm khơng khí đồng thời cảm nhận mùi.

Mặt cắt dọc.


Mặt cắt ngang xoang mũi.

Vai trò của mũi.xoang mũi.
1. Ngửi: ở người có cấu trúc mũi bình thường khi khơng khí lưu thơng vào mũi sẽ
tiếp xúc với tế bào khứu giác, từ đó ta biết mùi đó là mùi thơm ngon hay khó chịu.
Chức năng ngửi giảm khi hốc mũi hẹp, bị cản trở bởi vẹo vách ngăn, polype mũi,
phì đại cuốn mũi, chảy mũi, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
2. Sự dẫn lưu khơng khí: khơng khí khi vào mũi sau đó được đưa vào phổi, trung
bình một ngày khoảng 10.000 lít khơng khí được lưu thông qua mũi.
3. Sưởi ấm và làm ẩm: mũi giống như một máy điều hóa nhiệt độ, cho dù mùa hè


trời nóng hay mùa đơng giá lạnh, nhưng khi khơng khí đi qua mũi được làm ấm và
làm ẩm trong vài phần nghìn giây và đưa vào phổi với nhiệt độ cơ thể.


4. Máy lọc khí: khơng khí khi di chuyển qua mũi theo một đường đặc biệt nhằm
giữ lại tất cả bụi, phấn hoa, nấm mốc… bởi chất nhày và lông chuyển. Những hạt
lớn ở 2/3 mũi được lông chuyển thu gom và di chuyển xuống dưới họng nuốt đi,
những hạt nằm 1/3 trước được lùa ra của mũi làm khô và kết thành vẩy đựơc hỉ ra
ngoài.
5. Cộng hưởng: hốc mũi có cấu trúc vịm, nhiều ngóc nghách nên tiếng nói vang
nhưng khơng vọng. Ở người bị viêm xoang polype mũi có giọng mũi tịt tiếng nói
khơng cịn vang.
6. Diệt khuẩn: thường trực trong mũi là các men, các tế bào, các kháng thể có
nhiệm vụ bao vây, làm bất động vi khuẩn, vitrùng và tiêu diệt chúng.


III.Triệu chứng:
Triệu chứng lâm sàng viêm mũi mạn tính:
Lúc đầu là ngạt mũi một bên, lúc bên nọ khi bên kia, sau đó ngạt liên tục dữ dội cả
2 bên, xuất tiêt ít, nhầy dai dính khơng màu, ít khi có mủ, có xu hướng phát triển
phía mũi sau xuống họng, viêm họng thứ phát, chảy nước mắt, có thể có viêm túi
lê. Lâm sàng có 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết
ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đơi khi tím bầm đặt thuốc co mạch còn co
hồi tốt.
2. Giai đoạn xuất tiết: Chảy mũi là dấu hiệu cơ bản, nhầy hoặc mủ, chảy hàng
tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề
nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng, đặt thuốc co mạch cịn có tác dụng nhưng chậm và
tái sưng nề nhanh. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.
3. Giai đoạn quá phát: Là hậu quả của một quá trình quá sản niêm mạc cuốn dưới,

tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, đặt các loại thuốc co mạch khơng cịn tác dụng,
nói giọng mũi kín, thở miệng nên viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác,
xuất tiết ít dần. Khám cuốn dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu
xám nhạt, đôi khi phát triển phía đi cuốn, chỉ soi mũi sau mới thấy.


IV.Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm mũi:quan sát,sờ nắn,gõ.Trong đó quan sát
được sử dụng có giá trị nhất.
Kiểm tra mũi gồm các nội dung:
1. Nước mũi
Khi nước mũi chảy nhiều là triệu chứng của bệnh: Do tổn thương tổ chức
trên đường hô hấp, niêm mạc đường hô hấp tiết nhiều dịch nhầy, những mảnh
tế bào thượng bì bị bong tróc ra, có khi có máu, mủ hay mảnh thức ăn.
a. Lượng nước mũi
Nhiều: trong bệnh cảm cúm, bệnh cấp tính như viêm mũi cấp tính,...
Ít: bệnh mãn tính như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính, viêm
mũi mãn tính,…
b. Độ nhầy của nước mũi
+ Trong suốt, lỗng, khơng màu: giai đoạn đầu viêm cấp tính.
+ Viêm phổi hoại thư, viêm hoại thư đường hơ hấp trên: có những mảnh tổ
chức thối rửa.


c. Màu của nước mũi
Giai đoạn đầu của viêm thường nước mũi trong, còn thời kỳ cuối thường đặc
lại màu vàng nhạt hay vàng xanh.
* Nếu nước mũi chảy một bên thì do viêm một bên mũi. Nếu chảy cả hai bên
mũi thì có thể bị bệnh ở cả hai bên mũi hay hai bên xoang, hay là do bệnh ở
đường hô hấp trên hoặc bệnh ở phổi.

2. Kiểm tra niêm mạc mũi
- Quan sát: mắt trần hay dụng cụ quang học
Cách khám:
- Dùng tay mở rộng vành mũi, hướng gia súc cho ánh sáng mặt
trời chiếu vào mũi hay dùng đèn pin để soi sáng.
- Một tay nắm vàm, một tay vạch mũi ra xem hay tay phải (cái+
trỏ+ giữa) nắm vách sụn mũi, tay trái vạch lỗ mũi ra xem.
Khi xem cần chú ý:
a. Màu sắc niêm mạc mũi:
Những dạng bệnh lý thường gặp như:
+ Niêm mạc sung huyết


+ Niêm mạc xuất huyết điểm hay từng đám nhỏ
+ Niêm mạc trắng bệch: thiếu máu
+ Niêm mạc tím bầm: thiếu O2
+ Niêm mạc vàng: hoàng đản.
b. Niêm mạc bị sưng: bề mặt căng lên do viêm mũi cấp tính. Sưng to có thể
làm gia súc ngạt thở
c. Niêm mạc có những mụn loét: viêm niêm mạc mũi, dịch tả trâu bò, viêm
màng mũi thối loét. Ngựa bị tị thư thì lt sâu, mặt lt khơng đều, có
phủ màng trắng.
d. Niêm mạc bị tổn thương: do những vật cứng nhọn. có khi thấy những vết
sẹo
3. Kiểm tra xoang mũi
Quan sát, sờ nắn, gõ.
 Quan sát: xem hình dạng bên ngồi coi xoang mũi có bị biến dạng hay
khơng.Nếu heo bị bệnh Rhinitis athrophicas (teo xương mũi truyền
nhiễm) làm cho mũi cong vẹo một bên là nguyên nhân có thể dẫn tới
viêm mũi.



 Sờ nắn:
 Chú ý độ cứng, nhiệt độ và độ mẫn cảm của vùng da ngồi xoang mũi
và hình thái của xương ra sao.
 Nếu vùng da tại chỗ nóng, ấn mạnh gia súc đau là triệu chứng của viêm
da hay viêm xoang, u ác tính.
 Gõ
 Dùng búa gõ hay sống lưng ngón tay giữa gõ từ nhẹ đến mạnh, gõ cả hai
bên rồi so sánh âm gõ.
 Bình thường gõ xoang mũi có âm hộp. Nếu xoang mũi có tích niêm dịch,
mủ, xương tăng sinh và u xương thì gõ có âm đục tương đối hay tuyệt
đối

V.Phân loại bệnh viêm mũi:
 Viêm mũi cata cấp tính
 Viêm mũi cata mãn tính
 Viêm mũi cata thể màng giả
Bệnh viêm mũi cata cấp tính
1. Đặc điểm:


o Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc mũi,thời kì đầu của bệnh dịch
viêm tiết nhiều(dịch lỏng và trong),sau đó dịch viêm đặc lại và có màu
xanh.
o Gia súc có biểu hiện ngứa,đau mũi.
o Gia súc non và gia súc già hay mắc
o Nếu không điều trị kịp thời và triệt để,bệnh sẽ kế phát sang bệnh viêm
xoang mũi,viêm họng hay viêm thanh quản,khí quản.
2. Nguyên nhân:

o Do khí hậu thời tiết khắc nghiệt(quá lạnh,quá nóng)
o Do niêm mạc mũi bị kích ứng bởi một số khí độc chuồng ni.
o Chăm sóc ni dưỡng kém,gia súc phải làm việc nhiều.
o Tổn thương cơ giới(có ngoại vật đâm vào,kí sinh trùng bám vào)
o Kế phát từ một số bệnh(cúm,viêm phổi do virus)
o Do viêm lan từ dưới lên (viêm xoang mũi,viêm họng)
3. Triệu chứng
o Thú hắt hơi liên tục,chó thương lắc đầu,lấy chân cào mũi.
o Gia súc chảy nhiều nước mũi
o Thường có dử mũi bám quanh hốc mũi.
o Niêm mạc mũi sung huyết hoặc có những mụn nước,mụn mủ,nốt loét.
o Gia súc có hiện tượng khó thở
o Nếu kế phát sang các bệnh viêm thanh quản,khi quản,họng thì có thể
có triệu chứng nặng hơn(sốt cao,ho…)
4. Điều trị
o Biện pháp hộ lý
 Chuồng trại sạch sẽ thống khí
 Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc tốt
 Để gia súc ấm áp (về mùa đông)
o Biện pháp dùng thuốc điều trị
 Dùng dung dịch sát trùng rửa niêm mạc mũi nơi bị viêm
 Dd thuốc tím 0,1%-dd Rivalnol 0,1%
 Dd acid boric 3%-dd nước muối 3%
 Dùng thuốc làm giảm tiết dịch viêm
 Dd MgSO4 1%,nhỏ vào mũi 3 lần,2 giọt/1 lần
 Atropin 0,1%,ngày 1 lần.


 Dùng kháng sinh bơi vào niêm mạc mũi
Tetracyclines,streptomycin,ampicilin

Có thể hỗ trợ xơng mũi băng nước nóng pha dầu bạc hà
Bệnh viêm mũi cata mãn tính
1. Đặc điểm:
o Thường do thể cấp tính chuyển sang.Bệnh thường kéo dài (hàng tháng
hay hàng năm).Khi khí hậu thời tiết thay đổi bệnh dễ tái phát.
o Quá trình viêm thường gây biến đổi cấu trúc giải phẫu ở niêm mạc
mũi (niêm mạc tăng sinh,hoặc có những vết sẹo->hẹp lịng lỗ mũi.Hậu
quả,gia súc có biểu hiện thở khó.
2. Ngun nhân:
o Do thể cấp tính chuyển sang
o Do gia súc bị suy dinh dưỡng kéo dài
o Do gia súc bị mắc một số bệnh truyền nhiễm ở thể mãn tính(bệnh
lao,viêm phổi,sài sốt chó)
3. Triệu chứng
o Tương tự như thể cấp tính,gia súc có hiện tượng khó thở,ngạt mũi.
o Niêm mạc mũi trắng bệch,có các vết sẹo
o Nưỡi mũi chảy ít khi khí hậu thay đổi,gia súc làm việc nhiều thi nước
mũi chảy nhiều.
4. Điều trị
o Điều trị như viêm mũi cấp tính nhưng lưu ý khi có hiện tượng tăng
sinh niêm mạc thì dùng dd Nitrat bạc 0,5% bôi lên niêm mạc ngày 23 lần
Viễm mũi thể màng giả
1. Đặc điểm:


o Quá trình viêm tạo ra một lớp fibrin màu vàng nhạt hay màu vàng
ánh đỏ phủ lên niêm mạc mũi.Nếu lớp fibrin dày sẽ làm lòng mũi
hẹp dẫn tới khó thở.
o Bệnh thường xảy ra trên ngựa,bị,heo.
2. Ngun nhân:

o Do gia súc hít phải một số khí độc.
o Do xông mũi liều lượng quá đặc
o Do kế phát từ một số bệnh khác (bệnh dịch tả,viêm màng mũi thối
loét,tỵ thư ở ngựa,bệnh đậu ở heo)
3. Triệu chứng
o Gia súc bị sốt (do độc tố vi trùng được sinh ra từ dịch rỉ viêm tác
động)
o Gia súc ăn kém hoặc bỏ ăn
o Niêm mạc mũi thấy các nốt loét,phủ lớp fibrin màu vàng,nếu bóc bỏ
lớp fibrin thì để lại vết loét màu đỏ.
o Dịch mũi đặc,ít.
o Do dịch rỉ viêm có nhiều fibrin và đọng lại->lịng lỗ mũi hẹp lại.Do
đó trên lâm sàng gia súc có hiện tượng ngạt mũi,khó thở và có tiếng
rít ở mũi.
4. Điều trị
o Điều trị theo phác đồ bệnh viêm mũi cấp tính và sử dụng kháng sinh
để phịng hiện tượng nhiễm trùng kế phát.Có thể sử dụng các loại
kháng sinh Penicillin,Kanamycin,Cephacilin,Gentamycin,Ampicillin.



×