Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÁO cáo (CHUYÊN đề nội KHOA NGÀNH THÚ y) VIÊM THANH QUẢN, KHÍ QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.68 KB, 16 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NỘI KHOA II
______…..______
VIÊM THANH QUẢN, KHÍ QUẢN


1. Định nghĩa
Viêm thanh quản là hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc của thanh quản do nhiều
nguyên nhân khác nhau nhưng khơng lan rộng đến tồn bộ máy hơ hấp. Viêm
thanh quản có thể đi kèm với viêm khí phế quản truyền nhiễm làm động vật đau
nhức, khó chịu.
Bệnh làm chất lỏng tích tụ và sưng màng nhầy. Nếu nghiêm trọng, đường hơ hấp
trên có thể bị cản trở.

2. Ngun nhân
a. Do virus
Viêm phế quản cấp do virus chiếm 50% tới 90% các trường hợp viêm phế
quản cấp
Các virus thường gặp nhất là:
 Các myxovirus (virus cúm và virus á cúm);
 Các rhinovirus, coronavirus;


 Virus đại thực bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus);
 Adenovirus, enterovirus (coxsackie và echovirus);
 Một số chủng herpes virus (cytomegalovirus, varicellae).
Trên lâm sàng, các dấu hiệu nhiễm virus không đặc hiệu nên muốn xác
định căn nguyên là do virus cần dựa vào các phương pháp cận lâm sàng như
lấy bệnh phẩm (trên đường hô hấp), kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, các chẩn
đoán huyết thanh học nhưng trên thực tế khơng được sử dụng trừ khi có dịch
lớn.


Viêm khí phế quản truyền nhiễm của lồi chó thường do nhiễm virus ở hệ
thống hô hấp. Các nguyên nhân khác của viêm khí phế quản ở chó bao gồm ký
sinh trùng (Aelurostrongylus abstrusus (cũng ở mèo), Capillaria aerophila, vulpis
Crenosoma, và Oslerus osleri), vi khuẩn, dị ứng, di truyền hay do các tác nhân
từ mơi trường... Viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện nhiều trên các giống
chó nhỏ. Giai đoạn cấp của viêm phế quản mãn tính trên những con chó lớn tuổi
có thể do những thay đổi đột ngột của thời tiết hoặc những căng thẳng khác từ
môi trường.


Một viêm thanh quản do virus điển hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau
2-3 ngày.

 Ho cũi chó – Bệnh “Viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm” của chó
Bệnh xảy ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngồi,
chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị stress bởi nhiều
nguyên nhân khác đều có khả năng mang căn bệnh “Viêm khí quản – phế
quản truyền nhiễm” – Infectious Trachebronchitis – hay còn gọi là “Bệnh ho
khan”, “Ho như tiếng ngỗng kêu”, một số tài liệu dịch sang Tiếng Việt là
“Bệnh Ho cũi chó” (Tiếng Anh: Kennel Cough).
Nguyên nhân gây bệnh:
Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường
hô hấp như: Bordetella bronchiseptica, Mycoplasma.
Triệu chứng và phương thức lây lan:
Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài
từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe,
nhanh nhẹn, khơng sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh. Quan sát kỹ:


mắt khơng trong sáng, có rỉ ghèn, gương mũi ln luôn khô, ráp và chảy

dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra…
Khi bệnh chuyển sang mãn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi
khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hơi
tanh, nơn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày, rối loạn chức năng gan, thận và chết
đột ngột do khó thở, trụy hơ hấp, mất nước và trụy tim mạch.
Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những
con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị
lại, tỷ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn cuối của bệnh khi sức đề kháng giảm
sút, chó chuyển sang: tiêu chảy có máu, loạng choạng, run rẩy, xuất hiện
từng cơn co giật động kinh.
Bệnh lây thông qua môi trường, dụng cụ chăn nuôi, chất thải ô nhiễm hoặc
tiếp xúc trực tiếp giữa chó mang trùng và chó khỏe, đặc biệt các nơi tập
trung nhiều chó nguồn gốc khác nhau hoặc khơng rõ nguồn gốc. Các giống
chó ngoại như: Saint Bernard, Tibetan Mastiff (Thần khuyển Tây tạng),
Bulldog, Phốc sóc, Husky, Dachshund, Pug… sức đề kháng kém hơn chó
địa phương nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Chó ni tại miền Bắc


khí hậu lạnh và ẩm ướt mắc bệnh trầm trọng và khó chữa hơn chó ni ở
miền Nam.
Chẩn đốn bệnh “Viêm khí quản- phế quản truyền nhiễm”:
Chủ yếu căn cứ triệu chứng lâm sàng và Dịch tễ học (phương thức lây lan).
Chẩn đoán xét nghiệm phân lập virus, vi khuẩn trong phịng thí nghiệm kết
quả khơng cao và khơng kịp thời. Chụp X-quang phổi chỉ rõ khi đã mắc
bệnh kéo dài viêm phổi kế phát do vi khuẩn.
Phòng bệnh:
Vaccine phòng bệnh này có trong liều vaccine đa giá các loại: 3-4-5-6-7
bệnh đang lưu hành trên thị trường, nhưng hiệu quả miễn dịch thấp, việc
tiêm vaccine đúng quy trình và đủ lần tiêm cho chó dưới 6 tháng tuổi cực kỳ
quan trọng để ngừa bệnh lây lan. Các Bác sỹ thú y khuyến cáo: nên tiêm

vaccine phòng bệnh parainfluenza 6 tháng một lần ngay cả với chó trưởng
thành.
Biện pháp ni cách ly ít nhất 2 tuần những con chó mới về chưa có an
tồn dịch, tẩy trùng và để trống khu ni có dịch một thời gian là rất cần


thiết. Giữ ấm, khô ráo, chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng có giá trị tăng
sức đề kháng, tăng hiệu quả miễn dịch.
Điều trị:
Khơng có thuốc đặc hiệu. Phần lớn điều trị theo triệu chứng: truyền bù dịch
và các chất điện giải, năng lượng, kháng sinh chống các bệnh kế phát, trợ
sức, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt.

b. Do vi khuẩn
Ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do virus.
Thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn khơng điển hình, trong tế bào như
Mycoplasma và Chlamydiae, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn.
Do phế cầu, Hemophillus influenzae: ít gặp ở người lớn hay đi kèm với sốt
và các dấu hiệu ngoài đường hơ hấp. Xét nghiệm vi khuẩn thường âm tính.
Đơi khi viêm thanh quản là một phần của một nhiễm trùng lan rộng hơn. Thú
có thể bị bệnh viêm họng (viêm họng), viêm amidan, cảm lạnh hay một căn bệnh
giống như cúm. Trong những tình huống này, thú cũng có thể có các triệu chứng


khác như đau họng, nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi, tuyến cổ sưng, chảy nước
mũi, đau khi nuốt và đau nhức nói chung.

c. Do dị ứng, di truyền
Hen phế quản Feline (viêm phế quản dị ứng) là một hội chứng ở mèo có
điểm tương đồng với bệnh hen suyễn ở người. Mèo Young và giống Xiêm và

Himalaya bị ảnh hưởng nhất. Hen mèo được gắn liền với hyperresponsiveness
đường hô hấp, tắc nghẽn luồng khơng khí, đường hàng khơng tu sửa, và viêm
đường hơ hấp tăng eosin.
Khó thở là một biến chứng hiếm gặp (có thể dẫn đến chết do ngạt thở).
Điều này có thể xảy ra nếu có rất nhiều phản ứng viêm và sưng ở các hộp thoại
(thanh quản), khiến cho khí quản (khí quản) để thu hẹp.

d. Các yếu tố khác
Do bị kích thích trực tiếp từ hít bụi, khói hoặc khí độc hoặc các vật lạ.
Tiếp xúc với những thay đổi đột ngột lạnh và ẩm ướt hoặc mơi trường
chuồng ni xấu, khơng thơng thống.
Do cảm lạnh thơng thường, hoặc có thể xuất hiện do bệnh cúm,


Kết quả của hóa chất độc, hoặc ban xuất huyết hemorrhagica.
Cũng có thể bị gây ra bởi chấn thương của ống thở đặt vào khi phẫu thuật
hoặc sự kêu la quá mức, hoặc bóp cổ.
Các thao tác trên thanh quản, và chúng ta đã biết nó được gây ra bởi các
cứ điểm của các chất lạ trong khoang thanh quản.

3. Triệu chứng
Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau

a. Triệu chứng lâm sàng
Sốt 38-39°C, có thể tới 40°c, mệt mỏi, đau đầu, bỏ ăn, nhức mỏi xương
khớp. Cảm giác nóng rát và đau sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít
như hen.
Ho là triệu chứng nổi bật: lúc đầu ho khan, có ho thành cơn về đêm sau vài
ngày, thú bồn chồn, dễ bị kích động.
Nghe phổi có ran rít, ran ngáy ở hai phổi trong giai đoạn ho khan. Ran nổ ở

hai thì trong giai đoạn ho có đờm.


Ngồi ra nhìn, sờ, gõ khơng có gì đặc biệt.
Áp lực lên cổ họng gây đau làm khó khăn trong việc nuốt, bỏ thức ăn, hoặc
rơi ra ngoài một vài phần từ miệng sau khi nhai. Mũi nhô ra, hơi thở gián đoạn,
hoặc bị kéo dài và thở khó khăn, thở rít, thở khị khè, hay âm thanh lớn, đơi khi
nghe được. Niêm mạc mắt và mũi màu đen-đỏ hoặc xám xanh – do thơng khí
khó khăn và vận chuyển trao đổi khí của máu bị cản trở.
Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên một chút. Giai đoạn cấp diễn ra trong 2-3
ngày, tuy nhiên, ho có thể kéo dài 2-3 tuần. Viêm thanh quản và viêm phổi nặng
rất khó để phân biệt. Hen phế quản Feline có thể dẫn đến tím tái và khó thở, có
thể được đi kèm với tăng bạch cầu eosin.

b. Triệu chứng cận lâm sàng
Tăng bạch cầu eosin, X-quang phổi: có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng.


Tiến triển bệnh: Viêm thanh quản cấp tiến triển lành tính, ở thú khoẻ

mạnh thường tự khỏi sau 2 tn, khơng đê lại di chứng gì, ở thú yếu hoặc nuôi


trong môi trường nhiễm khuẩn và không được bảo vệ đúng cách thường có bội
nhiễm và ho khạc đờm kéo dài.

4. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán được dựa trên dấu hiệu lâm sàng và bằng cách loại bỏ các
nguyên nhân khác gây ho. Trong viêm thanh quản mãn tính, X-quang phổi có thể

cho thấy sự gia tăng trong những mảng tuyến tính và peribronchial. Nội soi
thanh, khí quản cho thấy biểu mơ bị viêm và chất nhầy thường mucopurulent
trong thanh, khí quản. Rửa thanh, khí quản là một sự trợ giúp chẩn đốn bổ
sung mà có thể chứng minh được tác nhân gây bệnh hoặc phản ứng của tế bào
quan trọng (ví dụ như, bạch cầu ái toan).
 Chẩn đốn phân biệt
Hen phế quản: có thể có cơ địa dị ứng. Ho, khó thở thành cơn thường về
đêm và khi thay đỗi thời tiết, khó thở ra, có tiếng cị cử, sau cơn hen thì hết các
triệu chứng. Đáp ứng tốt với liệu pháp corticoid và thuốc giãn phế quản.


Giãn phế quản bội nhiễm: tiền sử ho khạc đờm kéo dài, có các đợt nhiễm
khuẩn tái diễn, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm hai bên. Chụp cắt lớp vi tính ngực
lớp mỏng 1mm độ phân giải cao giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Dị vật đường thở: tiền sử có hội chứng xâm nhập, thú ho khạc đờm hoặc
ho máu, viêm phổi tái diễn nhiều đợt sau chỗ tắc do dị vật. Chụp cắt lớp vi tính
ngực, soi phế quản có thể phát hiện dị vật.
Lao phổi: có tiền sử tiếp xúc với người mắc lao, ho khạc đờm kéo dài, có
thể ho máu. X-quang phổi thấy tổn thương kiểu lao. Soi, cấy BK đờm có vi khuẩn
lao.
Ung thư phổi, phế quản: thú ho máu, đau ngực, gầy sút cân. X- quang và
cắt lớp vi tính ngực có tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi. Nội soi phế
quản và sinh thiết cho chẩn đoán xác định.
Đợt cấp suy tim sung huyết: tiền sử có bệnh tim mạch (THA, bệnh van tim,
bệnh mạch vành, bệnh cơ tim…), nghe phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy. Xquang phổi bóng tim to, phổi ứ huyết. Điện tim có các dấu hiệu chỉ điềm. Siêu
âm tim cho chẩn đoán xác định.

5. Điều Trị



 Theo triệu chứng:
Cung cấp nước để làm loãng tiết nhầy và tăng độ trơn láng của thanh quản:
uống nhiều nước, xơng hơi hoặc khí dung.
Tránh dùng các chất làm khô niêm mạc như cafein và thuốc uống.
Hạn chế kêu la sẽ giúp dây thanh quản bớt phù nề và phục hồi sớm hơn.
Hạn chế can thiệp bằng phẫu thuật.
 Theo nguyên nhân:
 Kháng sinh: uống hoặc chích
 Xử dụng steroids khi phù nề bít tắc gây khó thở
 Nếu vẫn khơng thở được, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu.
 Paracetamol hay ibuprofen sẽ giúp giảm đau, nhức đầu và nhiệt độ cao
(sốt). Để giữ cho các triệu chứng ở mức tối thiểu.

 Các biện pháp điều trị hỗ trợ:


 Giữ ấm, tránh lạnh, tránh bụi.
 Bỏ tiếp xúc với các chất lý, hoá gây độc.
 Khi ho khan: dùng thuốc giảm ho như: Terpin-codein. Giai đoạn ho khạc
đờm dùng thuốc long đờm: Ho Cam thảo, Mucomyst, Mucitux.
 Kháng sinh: Khi có bội nhiễm hoặc có nguy cơ biến chứng: Amoxicilin,
Erythromyxin, Cephalexin.
 Khi có co thắt phế quản: Theophylin, Salbutamol.
 Thuốc an thần, kháng Histamin.
 Có thể dùng Prednisolon cho những trường hợp ho kéo dài có co thắt phế
quản một đợt ngăn 5-10 ngày.
 Phòng bệnh viêm phế quản.
 Phịng chống các bệnh đường hơ hấp trên.
 Tránh nhiễm lạnh, mặc ấm khi trời rét.
 Vệ sinh mũi, họng, răng miệng.



Trong trường hợp nhẹ hoặc cấp tính, điều trị hỗ trợ có thể có hiệu quả,
nhưng điều trị bệnh đồng thời cũng được chỉ định. Nghỉ ngơi, giữ ấm, và vệ sinh
đúng cách rất quan trọng. Sử dụng kháng sinh phổ rộng. Corticosteroid là thuốc
chủ yếu điều trị giảm viêm đường hơ hấp ở chó với bệnh thanh, khí quản mãn
tính. Kiểm tra xét nghiệm trong phịng thí nghiệm và chụp X quang.
Đường miệng (prednisolone, dexamethasone) hoặc hít (fluticasone,
budesonide) corticosteroid được chỉ định để điều trị hen suyễn mèo. Thuốc giãn
phế quản (albuterol, terbutaline) có thể được xem xét để điều trị bổ trợ kết hợp
với glucocorticoid nhưng không phải là liệu pháp duy nhất cho bệnh hen suyễn
mèo. Buồng aerosol Feline và liệu pháp hít có sẵn để phân phối thuốc xịt ở mèo
bị bệnh hen suyễn mèo. Cyproheptadine, một loại thuốc chống serotonin, đã
được đề xuất; Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cho thấy sự giảm đáng kể
trong tình trạng viêm đường hơ hấp tăng eosin. Nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy rằng cyclosporine A điều trị có thể ức chế sự phát triển của viêm đường hô
hấp và không tăng bạch cầu eosin thông qua sự ức chế hoạt hóa tế bào T và
tổng hợp cytokine. Tránh các chất dị ứng từ mơi trường như khói thuốc lá, nước
hoa, phấn hoa, nấm mốc, bụi…trong quá trình chắm sóc các bé mèo.



Có nên dùng thuốc kháng sinh???


Thường là không. Viêm thanh quản thường được gây ra bởi một virus.
Kháng sinh không diệt được virus mà chỉ tiêu diệt vi khuẩn. Hệ thống miễn dịch
của thú thường bị nhiễm virus nhanh chóng và nó trở nên nặng hơn khi bị phụ
nhiễm bởi vi khuẩn. Vì vậy kháng sinh sẽ được sử dụng trong các trường hợp:
• Nhiễm khuẩn nặng.

• Nhiễm trùng khơng giảm.
• Hệ thống miễn dịch của thú suy yếu.



×