Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano cho giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LỤC VĂN HÀO
“ỨNG DỤNG XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ BỔ SUNG DUNG DỊCH
DINH DƯỠNG NANO CHO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51
VỤ HÈ THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 - 2018

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LỤC VĂN HÀO
“ỨNG DỤNG XỬ LÝ HẠT GIỐNG VÀ BỔ SUNG DUNG DỊCH
DINH DƯỠNG NANO CHO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51
VỤ HÈ THU 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K46 – TT - NO2

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS.PHẠM THỊ THU HUYỀN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của tập thể và cá nhân. Em xin chân
thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và
các thầy giáo, cô giáo khoa Nông Học đã tạo điều kiên thuận lợi và nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.Phạm Thị Thu
Huyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong q trình em thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn,kinh nghiệm và trình độ của bản thân cịn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi nhũng thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cơ và các bạn để khóa luận
của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
SINH VIÊN

Lục Văn Hào


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản suất đậu tương trên Thế giới trong những năm gần

đây (2011 - 2016) .............................................................................................. 6
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước đứng đầu thế
giới ..................................................................................................................... 7
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam trong những năm gần
đây ..................................................................................................................... 9
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên trong những năm
gần đây ............................................................................................................ 10
BẢNG 4.1 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh
dưỡng nano đến thời gian sinh trưởng và phát dục của giống đậu tương ĐT51
vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ............................................................ 30
BẢNG 4.2 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh
dưỡng nano đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu
năm 2017 tại Thái Nguyên .............................................................................. 34
BẢNG 4.3 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh
dưỡng nano đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khơ của
giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ...................... 36
BẢNG 4.5 Kết quảcủa ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh
dưỡng nano đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống
đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ................................ 39
BẢNG 4.6 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh
dưỡng nano đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu
tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ....................................... 40


iii

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CS


Cộng sự

CSDTL

Chỉ số diện tích lá

CV

Coefficient variance (hệ số biến động)

Đ/c

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực và
nồng nghiệp)

LSD

Least Significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NSLT

Năng suất lí thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


P

Probabliity (xác suất)

DD

Dinh dưỡng

CT

Cơng thức

PNT LNT

Phịng thí nghiệm cơng nghệ nano

KHCN

Khoa học công nghệ

STT

Số thứ tự

XLHG

Xử lý hạt giống



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục đích của đề tài ..................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4
2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
2.1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam............................ 5
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới ............................................. 5
2.3 Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên trong những năm
gần đây .............................................................................................................. 9
2.4. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam ............... 11
2.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới ...................................... 11
2.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ....................................... 13
2.4.3 Một số ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp ........................... 18
Phần 3. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU ......... 22
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 22
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 22



v

3.2 Địa điểm, điều kiện và thời gian nghiên cứu ............................................ 22
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 23
3.4.2 Phương pháp bổ sung dinh dưỡng ......................................................... 24
3.4.3 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo dõi tuân theo QCVN 01-58 :
2011/BNNPTNT. ............................................................................................ 25
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN..................................... 30
4.1 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch nano đến
thời gian sinh trưởng và phát dục của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm
2017 tại Thái Nguyên ...................................................................................... 30
4.2 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng
nano đến đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017
tại Thái Nguyên ............................................................................................... 33
4.3 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng
nano đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017
tại Thái Nguyên ............................................................................................... 35
4.4 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng
nano đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu
năm 2017 tại Thái Nguyên .............................................................................. 36
4.5 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng
nano đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu
tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ....................................... 38
4.6 Kết quả của ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng
nano đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương
ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên ................................................. 39



vi

Hình ảnh 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của xử lý hạt giống và bổ sung dinh dưỡng
nano đến giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu tại Thái Nguyên ....................... 41
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1 Kết luận. .................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị. ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một trong số 5 loại cây trồng
chính quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây đậu tương là
loại cây công nghiệp ngắn ngày rất được quan tâm phát triển, do đậu tương là
cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao và là cây trồng đa tác
dụng. Trong thành phần của hạt đậu tương có chứa khoảng Protein (40%),
lipid (12-25%), glucid (10-15%) Protein của đậu tương lại dễ tiêu hoá đối với
cơ thể (,Lê Song Dự, Ngô Đức Dương, 1998) [5]. Là cây trồng thích hợp trong
luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và là cây cải tạo đất rất
tốt (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [4].
Hiện nay do nhu cầu của thị trường về đậu tương để sản xuất các mặt
hàng công nghiệp tăng cao, để đáp ứng cho thị trường giải pháp đầu tiên
người nơng dân tìm đến là tăng lượng phân bón hóa học sử dụng trong trồng

trọt nói chung và trong trồng đậu tương. Hiện tượng thiếu dinh dưỡng trong
đất canh tác ngày càng trở nên phổ biến đã mang lại những thiệt hại lớn về
kinh tế cho người nông dân, đồng thời giảm thiểu đáng kể chất lượng dinh
dưỡng của đất và sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên việc sử dụng ngày càng
nhiều phân bón hóa học nhằm tăng năng suất thu hoạch không phải là lựa
chọn phù hợp về lâu dài, bởi phân bón hóa học được xem như con dao hai lưỡi:
một mặt cho phép tăng sản lượng, nhưng mặt khác có thể phá vỡ cân bằng
khống chất và giảm độ phì nhiêu của đất. Sử dụng phân bón hóa học ở quy mơ
lớn có thể làm hư hại không thể phục hồi đối với cấu trúc của đất, các chu trình
khống chất, hệ vi sinh vật trong đất v.v..., thậm chí tác động lên chuỗi thức ăn
qua hệ sinh thái và gây ra các đột biến di truyền đối với người tiêu dùng các thế
hệ sau.


2

Công nghệ nano là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất của
khoa học nông nghiệp hiện đại, trong đó cơng nghệ nano trong lĩnh vực nơng
nghiệp được dự đoán trở thành một lực lượng dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu
trong một tương lai gần. Sự phát triển chóng mặt của cơng nghệ nano ngày
nay là một q trình diễn biến khách quan, phản ánh q trình hồn thiện liên
tục khoa học và kỹ thuật, thay đổi các thói quen về cơng nghệ. Các nước tiên
tiến những thập kỷ gần đây trong lĩnh vực phân bón vi lượng đã có bước nhảy
vọt về mặt cơng nghệ: phân vi lượng truyền thống được thay thế (nhanh
chóng) bằng các chế phẩm thế hệ mới dưới dạng các hạt nano vi lượng, đảm
bảo sản lượng thu hoạch cao trong khi chi phí đầu vào giảm đáng kể.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung dịch dinh dưỡng nano cho
giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên”
1.2 Mục đích của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được công thức xử lý hạt giống và bổ
sung dinh dưỡng nano có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và năng suất giống
đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Thái Nguyên
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của giống đậu tương ĐT51 ở
các công thức khác nhau.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của giống đậu tương ĐT51 ở các công
thức khác nhau.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu tương ĐT51 ở các
công thức khác nhau.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu
tương ĐT51 ở các công thức khác nhau.
1.4 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả ngiên cứu đề tài nhằm bổ sung thêm những tài liệu khoa học
phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất tại địa phương.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn


3

- Kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện quy trình thâm canh đậu
tương nói chung và tại Thái Ngun nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh
tế cho người sản xuất đậu tương nói chung và người sản suất đậu tương tại
Thái Nguyên nói riêng.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Kiểu hình có liên quan chặt chẽ với kiểu gen. Sự biểu hiện kiểu hình ra
bên ngồi là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường sống qua
đó phản ánh mức độ thích nghi của giống cây trồng với điều kiện ngoại cảnh.
Kiểu gen + mơi trường -> kiểu hình.
Sự sinh trưởng phát triển, khả năng cho năng suất của cây trồng chịu sự
tác động sâu sắc của môi trường và điều kiện trồng trọt. Cùng một giống
nhưng điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng cho năng suất khác nhau.
Trong điều kiện sản suất nơng nghiệp nói chung và sản suất đậu tương nói
riêng việc áp dụng cơng nghệ để chúng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng
suất cao là rất cần thiết. Trong đó ứng dụng xử lý hạt giống và bổ sung dung
dịch dinh dưỡng nano cho giống nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa
thực tế thúc đẩy sản xuất đậu tương phát triển.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay do nhu cầu của thị trường về đậu tương tăng cao người nông
dân đã hướng đến giải pháp tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
giải pháp người nơng dân thường tìm đến là tăng lượng phân bón hóa học.
Tuy nhiên việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học nhằm tăng năng
suất thu hoạch không phải là lựa chọn phù hợp về lâu dài, bởi phân bón hóa
học được xem như con dao hai lưỡi: một mặt cho phép tăng sản lượng, nhưng
mặt khác có thể phá vỡ cân bằng khống chất và giảm độ phì nhiêu của đất.
Sử dụng phân bón hóa học ở quy mơ lớn có thể làm hư hại khơng thể phục hồi
đối với cấu trúc của đất, các chu trình khống chất, hệ vi sinh vật trong đất.
Do vậy để hướng tới giải pháp lâu dài việc ứng dung công nghệ nano trong


5


trồng trọt là rất cần thiết để đảm bảo sản lượng thu hoạch cao trong khi chi
phí đầu vào giảm đáng kể.
2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới
Đậu tương là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của Thế giới,
đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngơ. Mặc dù cây đậu tương có
nguồn gốc từ Viễn Đơng nhưng do khả năng thích ứng khá rộng nên nó đã
được trồng ở khắp các châu lục trên Thế giới nhưng tập trung nhiều nhất là
châu Mỹ 73,03%; tiếp đến là châu Á 23,15%... Hàng năm trên Thế giới trồng
khoảng 54 - 56 triệu ha đậu tương (thời gian 1990 – 1992) với sản lượng
khoảng 103 – 114 triệu tấn (FAO 1992). Các nước trồng diện tích nhiều là
Mỹ 23,6 triệu ha, với sản lượng 59,8 triệu tấn. Braxin có 9,4 triệu ha với sản
lượng 19,2 triệu tấn.
Trung Quốc có 7,2 triệu ha với sản lượng là 9,7 triệu tấn. Achentina 4,9
triệu ha với sản lượng là 11,3 triệu tấn. Thời kỳ từ năm 1990 – 1992 so với
thời kỳ năm 1979 – 1981 sản lượng đậu tương đã tăng lên 26,1% cịn diện
tích chỉ tăng 8,8%.
Năng suất đậu tương Thế giới bình quân trong những năm 1990 – 1992
là 1,974 kg/ha, tăng so với thời kỳ 1979 – 1981 là 15,9%. Những nước có
năng suất đậu tương bình qn cao là Italia 3,585 kg/ha, Mỹ 2,530 kg/ha,
Achentina 2,322 kg/ha và Braxin là 2,034 kg/ha.
Hiện nay có trên 70 nước trên Thế giới trồng đậu tương, sản lượng đậu
tương không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016 diện tích đậu tương Thế giới
đạt 121,532,432 triệu ha, năng suất bình quân đạt 27,556 tạ/ha, tổng sản
lượng thu được 308,44 triệu tấn. Tình hình sản xuất đậu tương trên Thế giới
những năm gần đây được thể hiện qua Bảng 2.1.


6


Bảng 2.1. Tình hình sản suất đậu tương trên Thế giới
trong những năm gần đây (2011 - 2016)

2011

Diện tích
(triệu ha)
103,75

Năng suất
(tạ/ha)
25,19

Sản lượng
(triệu tấn)
261,43

2012

105,35

22,89

241,18

2013
2014
2015
2016


111,01
117,63
120,79
121,53

24,99
26,04
26,75
27,55

Chỉ tiêu
Năm

277,53
306,37
323,20
334,89
(Nguồn: faostat năm 2018)

Qua Bảng số liệu 2.1 ta thấy
Về diện tích: Trong những năm qua diện tích đậu tương trên Thế giới
không ngừng tăng lên. Năm 2011 diện tích đậu tương toàn Thế giới là 103,75
triệu ha và tăng dần đến năm 2016 diện tích đã là 121,53 ha, tăng 17,77 triệu
ha so với năm 2011. đây cũng là năm đạt diện tích cao nhất trong những năm
gần đây.
Về năng suất: Có sự biến động khơng lớn, năm 2011 năng suất đạt

25,19


tạ/ha, đến năm 2012 có chiều hướng giảm còn 22,89 tạ/ha, rồi các năm sau đó
năng suất tăng dần đến năm 2016 năng suất đạt 27,55 tạ/ha.
Sản lượng: Do hàng năm diện tích trồng liên tục tăng lên nên sản lượng
đậu tương trên Thế giới cũng tăng lên, trong 6 năm từ 2011 – 2016 tăng 17,77
triệu tấn. Điều này càng khẳng định vị trí quan trọng của cây đậu tương trong
sản xuất nông nghiệp. Các nước sản xuất lớn như: Mỹ, Brazil, Argentina,
Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Úc…
Đây là một trong những cây trồng mang tính chiến lược với những quốc
gia có điều kiện phát triển vì có trao đổi rất cao trên thị trường do nhu cầu sử
dụng protein, dầu thực vật, thực phẩm chức năng và nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi gia súc ngày càng gia tăng. Năng suất và hàm lượng protein là chỉ tiêu
phản ánh tiến độ nghiên cứu về đậu nành trên Thế giới. Dự báo diện tích trồng


7

đậu nành trên Thế giới có khả năng tăng nhiều vào cuối thập kỷ này do chính
sách quản lý và thương mại của các quốc gia, đặc biệt trong hoàn cảnh ngày
càng có nhiều quốc gia sử dụng các giống được cải tiến thông qua chỉ thi phân
tử, biến đổi gen (Clive James, 2011) [14]. Diện tích đậu nành trên Thế giới tập
trung chủ yếu ở Mỹ, Braxin, Trung Quốc, Argenina, Ấn Độ trong đó Mỹ
thường chiếm 1/3 diện tích đậu nành hàng năm (31 triệu ha).
Có được thành cơng như vậy phải nói rằng nước Mỹ đã hết sức chú trọng
đến việc phát triển đậu đỗ. Không những tăng về diện tích mà Mỹ cịn quan
tâm đến vấn đề nghiên cứu và tạo giống. Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ (ASA:
American Soybean Association) được thành lập từ năm 1920 có 52 nghìn hội
viên. Ở Mỹ, việc chọn lọc, nhập nội và lai tạo giống rất được quan tâm. Năm
1893, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống được thu thập từ khắp nơi trên Thế giới.
Ở Mỹ hiện nay, diện tích trồng đậu tương đứng thứ 3 sau lúa mỳ, ngơ và được
coi là mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu đổi ngoại tệ. Nguyên

nhân thúc đẩy sản xuất đậu tương là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, thâm canh để
tăng năng suất, đồng thời Mỹ cịn đi sâu vào cơng tác chọn giống đặc biệt là tạo ra
các giống tốt nhờ chuyển gen, cơng nghệ ni cấy.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
của một số nước đứng đầu thế giới
Năm 2015

Năm 2016
Sản
lượng
(triệu
tấn)

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Tên nước

Diện tích
(triệu ha)

Năng
suất

(tạ/ha)

Mỹ

33,12

32,28

106,95

33,48

35,00

117,20

Brazil

32,18

30,28

97,46

33,15

29,04

96,29


Argentina

19,33

31,75

61,39

19,50

30,14

58,79

Trung quốc

6,50

18,11

11,78

6,64

18,01

11,96

(Nguồn: FAOSTAT năm 2018)



8

2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam cây đậu tương có vai trị quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng nơng thơn nghèo. Ngồi việc cung
cấp ngun liệu chế biến làm thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho xuất
khẩu, cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn ni rất tốt. Cây
đậu tương có khả năng thích ứng rộng và được trồng ở nhiều vùng sinh thái
khác nhau. Trong đó vùng đồng bằng sơng Hồng có diện tích trồng đậu tương
lớn nhất cả nước, với 73.400 ha chiếm 49,7% diện tích tồn miền Bắc và 38%
diện tích cả nước. Tiếp đến là các vùng: Đơng Bắc (24,9%), Tây Nguyên
(12,7%), Tây Bắc (10,7%), đồng bằng sông Cửu Long (8,4%).
Theo Lê Quốc Hưng (2007) [10], nước ta có một tiềm năng rất lớn để
mở rộng diện tích trồng đậu tương cả 3 vụ xuân, hè và đông và diện tích có
thể đạt 1,5 triệu ha, trong đó phân bố ở các vùng như sau: vùng Đồng bằng
Sông Hồng có thể mở rộng diện tích tới 600 nghìn ha đậu tương vụ đông trên
đất 2 lúa, miền núi phía Bắc 400 nghìn ha trên các loại đất dốc, Bắc Trung Bộ
300 nghìn ha và Tây Nguyên là 100 nghìn ha. Quỹ đất đang có này là một lợi
thế để nước ta phát triển sản xuất đậu tương đảm bảo nhu cầu trong nước.
Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng trải qua một thời gian dài cây đậu tương
vẫn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất nơng nghiệp nước ta.
Hiện nay, Chính phủ rất quan tâm đến phát triển cây đậu tương, được
thể hiện ở văn kiện Đại hội V của Đảng, tập 2 trang 37 đã ghi: “ Đậu tương
cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, cho gia súc, cho
đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”.
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương cả nước trong những năm gần
đây được thể hiện qua Bảng 2.3.



9

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam
trong những năm gần đây
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(Tạ/ha)

(nghìn Tấn)

2011

181,39

14,69

266,53

2012

119,61


14,52

173,67

2013

117,19

14,36

168,29

2014

109,35

14,31

156,54

2015

100,61

14,54

146,34

2016


99,57

16,13

160,69

(nguồn FAOSTAT năm 2018)
Qua Bảng số liệu cho thấy.
Về diện tích: có xu hướng giảm, năm 2011 diện tích đậu tương là 181,39
nghìn ha. Đến năm 2016 chỉ cịn 99,57 nghìn ha, diện tích giảm 80,82 nghìn
ha so với năm 2011.
Về năng suất: Có xu hướng giảm nhưng khơng giảm mạnh, năm 2011
năng suất đạt 14,69 tạ/ha đến năm 2014 năng suất chỉ còn 14,31 tạ/ha giảm
0,38 tạ/ha so với năm 2011. Đến năm 2015 năng suất bắt đầu tăng trở lại năm
2015 năng suất đạt 14,54 tạ/ha, sang đến năm 2016 năng suất đạt 16,13 tạ/ha,
tăng 1,59 tạ/ha so với năm 2014.
Về sản lượng: Cùng xu hướng giảm về diện tích thì sản lượng cũng giảm
theo, năm 2011 sản lượng đạt 266,53 nghìn tấn, thì đến năm 2016 sản lượng
giảm xuống cịn 160,69 nghìn tấn, giảm 105,84 nghìn tấn so với năm 2011.
2.3 Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên trong những năm
gần đây
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Đơng Bắc, có tổng diện tích đất tự
nhiên là 650.288 ha. Trong đó đất đồi núi là 520.000 ha chiếm 80% tổng diện
tích đất tự nhiên. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để trồng các loại cây


10

công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt là cây đậu tương, một cây trồng phù hợp với
việc luân canh, xen canh lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Tuy nhiên diện tích

trồng đậu tương ở Thái Ngun cịn rất thấp.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tương của Thái Nguyên
trong những năm gần đây

2013

Diện tích
(ha)
1.309

Năng suất
(Tạ/ha)
15,25

Sản lượng
(Tấn)
1.996

2014

1.184

14,39

1.704

2015

987


14,69

1.450

2016

930

14,78

1.375

Năm

(Niên giám thống kê Thái Nguyên 2016)
Qua Bảng 2.4 cho thấy:
Về diện tích: Có xu hướng giảm, năm 2013 diện tích đậu tương tỉnh
Thái Nguyên là 1.309 ha đến năm 2016 diện tích giảm xuống còn 930 ha.
Về năng suất: Năng suất đậu tương không đều qua các năm, thấp nhất
là năm 2014 năm suất đạt 14,39 ha. Năng suất đạt cao nhất là năm 2013 năng
suất đạt 15,25 tạ/ha. Năng suất đậu tương giảm là do chưa có chế độ chăm
sóc, chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương của tỉnh có xu hướng giảm dần
theo các năm, năm 2013 sản lượng đạt 1.996 tấn, đến năm 2016 sản lượng
giảm xuống cịn 1.375 tấn.
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Thái Nguyên
vẫn còn thấp. Do vậy, muốn đưa diện tích và năng suất tăng cao ngồi việc
xác định bộ giống đậu tương có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với điều
kiện sinh thái của tỉnh còn cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng
đậu tương thích hợp, đặc biệt là ứng dụng những khoa học tiến bộ góp phần

cải thiện quy trình thâm canh đậu tương nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu


11

cây trồng của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất, tạo việc làm, nâng
cao thu nhập cho người dân.
2.4. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã thành lập nhiều Viện và Trung tâm chọn
giống. Đã xây dựng xây những mạng lưới khảo nghiệm đậu tương, như:
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC).
- SEARCA (Trung tâm Vùng Châu Á Thái Bình Dương về đào tạo sau
đại học và nghiên cứu nông nghiệp).
- IITA (Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới).
- INTSOY và ISVES (Chương trình đậu nành quốc tế).
- ACIAR (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia).
- Và các trường Đại học trên thế giới.
Công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được tiến
hành với qui mơ rộng lớn và đa dạng. Nhiều tập đồn giống đậu tương đã
được tổ chức quốc tế khảo nghiệm ở rất nhiều vùng sinh thái khác nhau nhằm
thực hiện một số nội dung chính: thử nghiệm tính thích nghi của giống ở từng
điều kiện, môi trường khác nhau nhằm so sánh ưu thế của giống địa phương
và giống nhập nội, đánh giá phản ứng của các giống trong những điều kiện
môi trường khác nhau.
Nguồn gen đậu tương trên thế giới hiện nay được lưu giữ chủ yếu ở 15
nước: Đài loan, Australia, Trung quốc, Pháp, Nigieria, Ấn độ, Inđonesia, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy điển, Thái Lan, Mỹ và Liên xơ với tổng số
45.038 mẫu giống (Trần Đình Long, 1991) [7].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết

lập hệ thống đánh giá (soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 đã phân
phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt đới và
Á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là đã


12

đưa vào trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn
Thị Út, 2006) [13].
Thông qua con đường nhập nội, chọn lọc, lai tạo và gây đột biến mà
quốc gia sản xuất đậu tương hàng đầu thế giới là Mỹ đã tạo ra được nhiều
giống đậu tương mới. Các dịng nhập nội có năng suất cao đều được sử dụng
làm dòng, giống gốc trong các chương trình lai tạo và chọn lọc. Đến năm
1893 thì Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập từ các nơi trên
thế giới. Từ năm 1928 - 1932 tính trung bình hàng năm nước Mỹ nhập nội
trên 1.190 dòng, giống đậu tương từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Hiện đã có trên 100 dịng đậu tương khác nhau được Mỹ đưa vào sản xuất.
Mục tiêu của công tác chọn giống ở Mỹ là chọn ra những giống có khả năng
thâm canh, phản ứng với quang chu kì, chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh bất thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản (Johnson H.W. and
Bernard RL.,1976) [20].
Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo ra những giống đậu tương
mới. Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra giống Tiefeng 18 do
xử lí bằng tia gama có khả năng chịu được phân cao, không đổ, năng suất cao,
phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06, 6Heinoum N016 xử lí bằng tia gama có
hệ rễ tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích ứng rộng.
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961
và đã đưa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4 cho
năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai
nung 4 được dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo

giống ở các cơ sở khác nhau như trạm thí nghiệm Major (Thái Lan), Trường
Đại học philipine ( Vũ Tuyên Hoàng và các cs, 1995) [6].
Thái Lan với sự phối hợp giữa 2 trung tâm MOA và CGPRT nhằm cải
tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số bệnh hại chính (gỉ sắt,


13

sương mai, vi khuẩn…) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu được
hạn hán và ngày ngắn (Judy W. H. and Jackobs J. A., 1979) [19].
Theo Kamiya và các cs (1998) [21]. Viện Tài nguyên sinh học Nông
nghiệp Quốc gia Nhật Bản hiện đang giữ khoảng 6.000 mẫu giống đậu tương
khác nhau, trong đó có 2.000 mẫu giống được nhập từ nước ngồi về phục vụ
cho cơng tác chọn tạo giống.
Trên thế giới hiện nay ở những quốc gia có nền cơng nghiệp tiên tiến,
những nghiên cứu mới nhất về đậu tương đều tập trung về tích hợp hệ gen,
xác lập bản đồ di truyền qua đó tìm hiểu chức năng gen, xác định gen ứng cử
viên của từng tính trạng và sử dụng phương pháp Marker phân tử để chọn tạo
giống mới có các đặc tính mong muốn, trong đó đóng góp nhiều nhất là Mỹ
và Trung Quốc. Với sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường các Công ty đã tạo
ra nhiều giống đậu tương mới cho sản xuất (Jim Dunphy, 2012) [18]. Tại Việt
Nam, từ lâu công tác chọn tạo giống đậu tương vẫn sử dụng chủ yếu bằng
phương pháp truyền thống, chọn tạo giống mới thông qua nhập nội, lai tạo và
đột biến, thực nghiệm việc kết hợp ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện hững
tính trạng đặc trưng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây (Bùi Chí Bửu
và cộng tác, 2010) [1].
Với bộ sưu tập gen của các nước khác nhau trên thế giới, cùng với
những thành tựu mới trong nghiên cứu, nhất định trong những năm tới sản
lượng đậu tương trên thế giới sẽ tăng so với hiện nay.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Ở nước ta, các giống đậu tương rất phong phú và đa dạng, song năng suất
chưa cao, phần lớn các giống chỉ thích hợp cho mơt vụ, đây là trở ngại lớn nhất
về phát triển đậu tương.
Cây đậu tương được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc và được
trồng từ rất lâu đời. Sau năm 1945, nước ta đã tiến hành xây dựng nhiều
Trạm, Trại nghiên cứu thí nghiệm về đậu đỗ nói chung và đậu tương nói riêng


14

ở nhiều vùng, miền trong cả nước như: Định Tường (Thanh Hoá), Mai Nham
(Vĩnh Phú), Thất Khê (Lạng Sơn), Pú Nhung (Điện Biên). Trong đó, Trại đậu đỗ
Định Tường (Thanh Hoá) vào những năm 1957 - 1965, đã tiến hành thí nghiệm
với 52 giống đỗ địa phương và một số giống nhập nội (chủ yếu từ Trung Quốc),
kết quả đã chọn ra được 2 giống tốt đưa ra sản xuất đại trà đó là:
- Giống V70, gốc là giống “Hoa Tuyển” của Trung Quốc, thích hợp
cho vụ Xuân - Hè ở Miền Bắc Việt Nam.
- Giống V74, gốc là giống “Cáp quả địa” của Trung Quốc, thích hợp
cho vụ Đơng ở Miền Bắc Việt Nam.
Xét về cơ bản đậu tương ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nhóm
chín sớm, nhóm chín trung bình và nhóm chín muộn.
- Nhóm chín sớm: có thời gian sinh trưởng ngắn từ 75 - 89 ngày. Một
số giống chín sớm thuộc các giống cũ, địa phương như: Cúc Lục Ngạn, Lơ Hà
Bắc được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng và Trung du miền núi phía Bắc có
đặc điểm là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhưng năng suất thấp, hiện nay
vẫn được trồng ở Miền Bắc nhưng với diện tích nhỏ.
- Nhóm chín trung bình: thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày, năng
suất cũng khá cao đạt 15 - 18 tạ/ha. Các giống mới như: MTD6, VL1, V48,
TL57… là các giống phù hợp với hướng thâm canh tăng năng suất ở các vùng
đất nương bãi ở Trung du, Miền núi, những nơi khó có điều kiện tăng vụ do

khơ hạn.
- Nhóm chín muộn: giống có thời gian sinh trưởng dài, trên 120 ngày, năng
suất cao đạt trên 18 tạ/ha. Chủ yếu là các giống đậu địa phương như các giống Lạng
Sơn, đậu Trùng Khánh (Cao Bằng), giống Cúc Kim Quan (Lào Cai, Yên Bái).
Từ những năm 1980 trở lại đây, các cơ sở nghiên cứu khoa học đã tập
trung đi sâu vào 2 hướng cơ bản chính trong sản xuất đậu đỗ nói chung và cây
đậu tương nói riêng là:


15

+ Chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác
nhau có năng suất cao, phẩm chất tốt.
+ Đưa cây đậu tương vào hệ thống trồng trọt, nhằm cải tiến hệ thống
trồng trọt độc canh hoá các vùng và cải tạo vùng đất thoái hoá.
Xuất phát từ những mục tiêu cơ bản trên, nhiệm vụ hàng đầu của ngành
đậu đỗ Việt Nam là phải nhanh chóng chọn tạo ra một bộ giống mới phong
phú, phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau, có năng suất
cao, phẩm chất tốt, có tính thích nghi và chống chịu với điều kiện bất thuận
tốt, để bổ sung vào giống địa phương đã bị lẫn tạp và thoái hoá nghiêm trọng,
năng suất, phẩm chất giảm, tức là công tác giống phải đi trước một bước.
Công tác chọn tạo giống đậu tương ở nước ta đang được tiến hành ở một số
Trạm, Viện nghiên cứu, trường Đại học và đã đạt được một số thành tựu.
Theo Trần Đình Long và các cộng sự (2005) [9] trong giai đoạn 20012005 các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu
tương từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan,
Úc bổ sung vào tập đoàn giống.
Đậu tương là cây tự thụ phấn nên lai để tạo ra tổ hợp thường thành
cơng với tỉ lệ rất thấp. Tuy vậy đã có nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng
phương pháp lai cho năng suất cao như VN1. Kết quả nghiên cứu của Đào
Quang Vinh và các cs (1994) [15] cho thấy: giống VN1 cho năng suất 14,0

tạ/ha tại Tuyên Quang và 18,0 tạ/ha tại Cao Bằng.
Bằng phương pháp lai tạo và xử lí đột biến, trong vòng 20 năm (19852005). Viện Di truyền nông nghiệp đã chọn tạo thành công 4 giống quốc gia
và 4 giống khu vực hóa (Mai Quang Vinh và các cs, 2005) [15]. Bằng phương
pháp xử lí đột biến 1985 - 2005 nước ta đã chọn tạo được 5 giống đậu tương
mới. Trong đó, giống M103 là giống đậu tương đầu tiên được tạo ra bằng
phương pháp này (Trần Đình Long và Đồn Thị Thanh Nhàn, 1994) [8].


16

Việc sản xuất đậu tương của cả nước ta những năm gần đây có những
biến động rõ rệt diện tích, năng suất, sản lượng. Vì vậy, cần phải tìm biện
pháp thích hợp để ổn định năng suất và nâng cao năng suất lên. Một trong
những biện pháp đó là sử dụng bộ giống phù hợp cho từng vùng sinh thái và
biện pháp kĩ thuật cho từng giống. Vì vậy ở trong nước, nhiều cơng trình
nghiên cứu về giống đậu tương đã được cơng bố. Tính từ năm 1987 đến nay,
Việt Nam đã có 31 giống đậu tương được cơng nhận chính thức và tạm thời,
những giống được giới thiệu ở miền Bắc qua công tác nghiên cứu của nhiều
Viện Trường trong thời gian gần đây như ĐVN5, DT2001, ĐT2006,
AK05 (Phạm Đồng Quảng, 2005) [11] và các giống đậu tương đột biến như
DT96, DT84, DT10, ĐT26, ĐT27 không những cho năng suất cao mà cịn có
khả năng chịu hạn, đã phát huy tốt trong sản xuất.
Gần đây, Mai Quang Vinh và cộng sự (Viện Di truyền Nông nghiệp)
qua nhiều năm nghiên cứu đã tuyển chọn được giống đậu tương đột biến
DT2008 có nhiều đặc tính nổi trội với điều kiện khí hậu bất thường, đề kháng
khá với các bệnh chính trên đậu tương như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm
nâu vi khuẩn. Giống trồng được 3 vụ/năm, năng suất trong điều kiện bình
thường đạt 1,8- 3 tấn/ha (Kim Châu, 2008) [2].
Kết quả của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ cho vùng Đông
Nam bộ và Tây Nguyên 2009 - 2012”, đã tuyển chọn được giống HL 07-15

có khả năng thích nghi rộng, năng suất tương đối ổn định, đạt từ 1,5 - 1,8
tấn/ha trong mùa mưa và 2,2 - 3,5 tấn/ha trong mùa khô không những tại
Đông Nam bộ, Tây Ngun mà cịn cả Đồng bằng sơng Cửu Long, hiện đang
phát triển nhiều ở Đồng Tháp và An Giang (Nguyễn Văn Chương và cộng
tác, 2012) [3].
Trong chương trình nghiên cứu chọn tạo giống đậu nành chịu hạn, kế
thừa nguồn gen nhập nội từ Trung tâm Công nghệ Sinh học Đậu nành
Missouri, Hoa Kỳ. Sử dụng giống đậu nành chịu hạn có hệ số héo chậm PI


17

416937, PI 471938 lai tạo với nhiều giống năng suất cao đã tạo ra nhiều dòng
chịu hạn triển vọng.
Trong chương trình nghiên cứu phối hợp với Trung tâm Cơng nghệ Sinh
học Đậu nành thuộc Đại học Missouri Hoa Kỳ và Viện Khoa học Cây trồng
thuộc Cục Quản lý và Phát triển Nông thôn Hàn Quốc, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam đang quản lý gần 12.000 dòng lai F6 của 35 quần thể tái
tổ hợp với nhiều tính trạng quý hiếm: chịu hạn, chịu úng, kháng tuyến trùng,
kháng bệnh gỉ sắt, hàm lượng dầu cao, nhóm thực phẩm chức năng với hàm
lượng allergin thấp và nguồn gen có chứa Omega α cao. Đây là nguồn vật liệu
phong phú, giàu tiềm năng để phát triển giống mới có định hướng. Kết quả đánh
giá các dòng lai qua các thế hệ đã tuyển chọn được một số dòng đậu nành chịu
hạn, có thực phẩm chức năng cao, có triển vọng để phát triển giống mới trong
những năm tới.
Nhìn tổng thể, giống đậu tương mới đã góp phần nâng cao năng suất đậu
đỗ nói chung trên tồn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ ứng dụng giống mới cịn ít, chưa
có sự đa dạng về nhóm giống, chủng loại giống, tính hiệu quả trong sản xuất
thấp. Do vậy, việc nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương cho sản xuất là một
trong những biện pháp cần thiết để khai thác đặc điểm ưu việt của giống, cải

thiện năng suất nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, góp phần phát triển nơng
nghiệp tồn diện và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam xác định mối quan hệ
giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu ứng dụng theo
một cơ cấu phù hợp trong từng giai đọan. Xuất phát từ thực tế của nông
nghiệp từng vùng theo phân công đảm nhiệm. Trước mắt Viện tập trung đẩy
mạnh nghiên cứu ứng dụng và triển khai, từng bước xây dựng một số nghiên
cứu cơ bản cần thiết. Đồng thời, tiếp tục đào tạo nhân lực, phát triển cơ sở hạ
tầng bao gồm đồng ruộng, hệ thống tưới, nhà lưới, phịng thí nghiệm đáp ứng
các mục tiêu phát triển của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.


×