Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Vai trò của khoai tây trong sinh kế và kinh tế hộ xã mộ đạo huyện quế võ tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.14 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

NGUYỄN CÔNG LINH

TÊN ĐỀ TÀI :
VAI TRÒ CỦA KHOAI TÂY TRONG SINH KẾ VÀ KINH TẾ HỘ XÃ
MỘ ĐẠO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K45 - KTNN - N01

Khóa học


: 2013 - 2017

Khoa

: KT&PTNT

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Dương Văn Sơn

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS Dương Văn Sơn
- người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi với sự tận
tâm, tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các
thầy, cô trong Bộ môn Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
và có những góp ý chân thành cho luận văn.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động
viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 1 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyên Công Linh


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây trên thế giới năm
2014 .......................................................................................... 10

Bảng 2.2

Quốc gia sản xuất khoai nhiều nhất trên thế giới năm 2014 ...... 11

Bảng 3.1

Số hộ được điều tra trên địa bàn ................................................ 20

Bảng 4.1

Số lao động và nhân khẩu trong hộ được chọn mẫu điều tra ..... 28

Bảng 4.2

Giá trị sản xuất và diện tích đất sản xuất phân theo kinh tế hộ .. 29


Bảng 4.3

Tình hình chăn ni gia xúc và gia cầm phân loại theo kinh tế
hộ.............................................................................................. 30

Bảng 4.4

Giá trị Sản xuất phi nông nghiệp và thu nhập phân theo kinh
tế hộ .......................................................................................... 32

Bảng 4.5

Tổng thu nhập và lượng giống sử dụng phân loại theo kinh tế
hộ.............................................................................................. 33

Bảng 4.6

Tỷ lệ lượng phân bón giữa các giai đoạn bón phân sản xuất
khoai tây ................................................................................... 35

Bảng 4.7

Tình hình thu nhập và sản xuất cây khoai tây........................... 37


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập .......................................................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.1 Một số lý luận về vấn đề về sinh kế, sinh kế bền vững và phương pháp
tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn................................................... 4
2.1.2 Phương pháp tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn .................... 9
2.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 9
2.2.1 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới .............................................. 9
2.2.2 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam............................................. 12
2.2.3 Tình hình sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh………………………..14
2.2.4 Các yếu tố quyết định đến đa dạng sinh học cây trồng nông nghiệp .... 15
2.2.5 Vai trò của cây khoai tây trong đời sống của nông hộ .......................... 16
2.2.6 Giá trị kinh tế của khoai tây ................................................................ 18
2.2.7 Các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 18
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 20
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20


iv

3.1.1 Đối tương nghiên cứu .......................................................................... 20
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 20

3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 20
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp....................................................... 21
3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp ........................................................ 21
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 22
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 24
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mộ Đạo có liên quan
đến sản xuất nông nghiệp ............................................................................. 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 24
4.2 Các nguồn tài nguyên ............................................................................. 25
4.2.1 Tài nguyên đất ..................................................................................... 25
4.2.2 Tài nguyên nước .................................................................................. 27
4.3 Thực trạng phát triển sản xuất khoai tây tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................... 27
4.3.1 Khái quát về sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng tại xã Mộ Đạo,
huyện Quế Võ .............................................................................................. 27
4.4 Khái quát về hộ nhân khẩu, lao động trong mẫu điều tra ....................... 28
4.5 Sản xuất chăn ni ................................................................................. 30
4.6 Phân tích thu nhập của hộ gia đình ......................................................... 31
PHẦN V: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOAI TÂY TẠI XÃ
MỘ ĐẠO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH .................................... 39
5.1 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào................................. 39
5.2 Giải pháp về cơ cấu giống và chất lượng sản phẩm. .............................. 41
5.3 Giải pháp về thị trường đầu ra, chế biến và quảng bá sản phẩm.............. 41


v

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 42

1. Kết luận .................................................................................................... 42
2. Kiến nghị.................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 45


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nơng nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
đặc biệt với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, ngành sản xuất nông
nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nó đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm cho khoảng 88,7 triệu người, là một ngành sản xuất có thặng
dư xuất khẩu. Sản lượng lương thực qua các năm tăng lên, năm 1980 là 10
triệu tấn, đến năm 2011 là 47,12 triệu tấn, đóng góp 22% giá trị GDP. Bên
cạnh đó, ngành nơng nghiệp cịn cung cấp lao động cho các ngành khác. Năm
2012, cơ cấu dân cư sống ở nông thôn là 68,06%, cơ cấu lao động trong nông
nghiệp chiếm 47,4%, hàng năm chuyển sang các ngành khác từ 2,4 - 2,5 triệu
lao động.
Trong ngành sản xuất nơng nghiệp có hai ngành sản xuất chính đó là
ngành trồng trọt và ngành chăn ni. Mỗi ngành có một vị trí và tầm quan
trọng riêng. Trong ngành trồng trọt, cây khoai tây có một vị trí, vai trị quan
trọng, góp phần khơng nhỏ trong tổng giá trị của ngành trồng trọt. Sản phẩm
của ngành trồng trọt ngồi cung cấp cho thị trường trong nước mà cịn để xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Vì thế yêu cầu chất lượng và hiệu quả sử
dụng của sản phẩm phải rất cao, vừa phải đủ chất dinh dưỡng vừa phải đảm
bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phải mang lại hiệu quả thu kinh
tế cho người dân. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi người trồng cây phải thay
đổi kỹ thuật trồng trọt sao cho phù hợp. Muốn làm được điều đó cần chú ý

đến các yếu tố về cây giống, phân bón, chăn sóc quản lý, điều kiện tự nhiên.
Quế Võ là một huyện đồng bằng, người dân sống chủ yếu dựa vào
nghành sản xuất nơng nghiệp, và là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với
một số loại cây trồng như lúa, khoai tây… So với các loại cây trồng khác thì


2

khoai tây là loại cây trồng đang dần phát triển mạnh, sở dĩ cây khoai tây có
được vị trí đó nhờ các ưu điểm sau: Trước hết cây khoai tây rất phù hợp với
điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ… của huyện; cây khoai tây là loại
cây rau ngắn ngày nhanh cho thu hoạch; ngoài những ưu điểm trên cây khoai
tây cịn có một số ưu điểm khác như dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, để có những cơ sở khoa học hiểu biết phát triển cây khoai tây có hiệu quả
đem lại giá trị kinh tế và phương hướng phát triển cây khoai tây trong những
năm tới. Chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của khoai tây
trong sinh kế và kinh tế hộ xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu được Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện
Quế Võ.
+ Đánh giá được vai trò của khoai tây trong sinh kế và linh tế hộ tại xã
Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất khoai tây trong sinh kế
và kinh tế hộ của xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học.

Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế.
Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan.
Biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hồn thành một khóa luận.


3

Rút ra được nhưng thông tin để thực hiện kế hoạch phát triển những
năm tiếp theo đối với cây khoai tây.
Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học có liên quan.
Đây là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý trong lĩnh vực khuyến
nông tại địa phương.
1.3.2 Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài
- Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao
hiệu quả kinh tế nông hộ.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương,
các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế
hoạch phát triển quy mô trồng cây khoai tây rộng hơn.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số lý luận về vấn đề về sinh kế, sinh kế bền vững và phương pháp
tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn.
Hiện nay, khái niệm sinh kế đã được các tổ chức phi chính phủ, thậm

chí cả chính quyền của hầu hết các quốc gia quan tâm, mở ra một lĩnh vực
mới sâu sắc hơn trong các phương pháp tiếp cận nông thôn.
Từ năm 1997, trong sách Trắng, Bộ phát triển quốc tế Anh
(DFID) đã đưa ra các quan điểm có liên quan đến sinh kế. Với cam kết
“Hỗ trợ những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh
kế bền vững”. Đến 1999, khái niệm Sinh kế và Sinh kế bền vững đã được
nhiều tổ chức phát triển đưa ra và có nhiều cách lý giải khác nhau về sinh kế.
Trong đó, những quan điểm của DFID đưa ra đã được đa số các chuyên gia và
các tổ chức phát triển chấp nhận và xem đây như là cơ sở để xây dựng khung
phân tích trong các hoạt động tiếp cận và tổ chức các trương trình dự án trong
lĩnh vực phát triển nông thôn [9].
Theo DFID, một sinh kế bao gồm có 3 phần chính như sau:
Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và
kết quả sinh kế. Theo đó một sinh kế là bền vững khi con người có thể đối
phó và phục hồi những áp lực và các cú sốc, đồng thời có thể duy trì và nâng
cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại lẫn tương lai mà không gây tổn hại đến
cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Định nghĩa này không chỉ quan tâm
đến hiện tại mà còn đề cập đến khả năng phát triển của hộ nói chung và của
con người nói riêng ở tương lai.


5

Theo đó, các nguồn lực mà con người có, được xem là các vốn hay tài
sản sinh kế bao gồm 5 loại cơ bản sau:
Vốn con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của
từng các nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả
năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.
Vốn xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã
hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia

để từ đó được những kết quả sinh kế.
Vốn tự nhiên: Là các nguồn lực tự nhiên(của một hộ hoặc của cộng
đồng) mà con người trông cậy vào nó.
Ví dụ: Đất đai, rừng cây, khống sản, nguồn nước, các nguồn tài
nguyên ven biển, nguồn tài nguyên phi vật thể như sinh thái mơi trường có
tiềm năng cho kinh doanh du lịch và nghỉ dưỡng.
Vốn tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được,
như các nguồn thu nhập bằng tiền mặt (kể cả bằng hiện vật tính quy đổi ra
tiền mặt), các loại hình tiết kiệm khác nhau, nguồn vốn vay tín dụng và các
luồng thu nhập tiền mặt như lương hưu, tiền do người thân gửi về, hoặc là
những trợ cấp về vốn hay vật chất quy đổi ra tiền của các cơ quan nhà nước
hoặc các tổ chức phi chính phủ.
Vốn vật chất: Bao gồm các cơng trình hạ tầng cơ sở và xã hội cơ bản
và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho đời sống sản xuất của họ, như đường
giao thông, hệ thống điện, trạm xá và hệ thống cấp nước, nhà ở và các đồ dùng,
dụng cụ trong gia đình như tivi, máy radio, các cơng cụ máy móc phụ vụ sản
xuất như máy cấy, máy cày, trâu bò, cuốc xẻng, máy gặt, máy tuốt.
Các nguồn vốn này khơng chỉ nằm độc lập mà chúng có mối liên hệ biện
chứng với nhau, như hình vẽ minh họa dưới đây.


6

Vốn tự nhiên
Vốn con người

Vốn tài chính

Vốn vật chất


Vốn xã hội

Khung sinh kế bền vững của DIFID.[9]
Tất cả các nguồn vốn này thể hiện một cách khái quát tình trạng của
nơng hộ. Thơng qua đó, ta có thể tìm được các giải pháp tối ưu nhất cho sự
phát triển về mọi mặt cho nơng hộ nói chung và cho con người nói riêng.
Thuật ngữ “Chiến lược sinh kế ” được dùng để chỉ phạm vi và sự kết
hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong trong việc sử
dụng và quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng
cao đời sống, đó chính là kết quả sinh kế mà cả người dân lẫn các nhà hoạt
động trong lĩnh vực sinh kế đều muốn hướng tới.
Chiến lược sinh kế của nông hộ là những quyết định trong việc lựa
chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm
để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa
chọn và quyết định của người dân cụ thể là:
+ Quyết định đầu tư vào loại nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế.
+ Qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi.
+ Cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế.
+ Các thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần
thiết để kiếm sống.
+ Họ sẽ đối phó như thế nào với những rủi ro mà họ gặp phải, những
cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau và họ sử dụng
thời gian và cơng sức lao động mà họ có như thế nào để có được những kết
quả như trên.


7

Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó
là những điều mà con người muốn đạt được trong cưộc sống cả trong hiện tại

và cả tương lai, bao gồm:
Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao hơn và ổn định hơn, cơ hội việc
làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng
lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được tăng lên.
Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng
tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật
chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều các yếu tố.
Ví dụ: Căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên trong gia
đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt,
sự an toàn của đời sống vật chất và tinh thần,…
Khả năng tổn thương giảm: Người nghèo, luôn phải sống trong
trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho
việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa
những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá
cả thị trường, an tồn sau các thảm họa của tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch
bệnh gia súc,…
An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn
đề cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương
thực có thể được thực hiện thơng qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài
nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa sản xuất
và tăng việc làm phi nông nghiệp,…
Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sử
dụng môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ
cho các kết quả sinh kế khác.


8

Sinh kế của con người phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của những

nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Một sinh kế được xem là bền vững
khi con người có thể đối phó và phụ hồi từ những áp lực và các cú sốc đòng
thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong
tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh kế
của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị
lâm vào các loại sốc như mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, bệnh, xung đột,
lâm bệnh), xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế-xã hội, môi trường (xu
hướng tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy
giảm) và sự giao động (giao động về giá cả thị trường, giao động về việc
làm,…).
Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người
không thể dễ dàng kiểm soát được những yếu tố trước mắt hoặc lâu dài hơn
hơn nữa. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những
yếu tố này rất phổ biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều
này chủ yếu là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể
giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu.
Các chính sách thể chế bao gồm luật pháp, các chính sách, quy định,
luật lệ phi chính thức như hương ước, lệ làng, luật tục, thủ tục truyền thống
khác và những hướng dẫn của nhà nước, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà
nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các tài sản và chiến lược của
sinh kế của cả cộng đồng nói chung và của nơng hộ nói riêng. Đây là một
phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích
của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định.
Ngồi ra, đây cịn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ để đạt
được những điều kiện sống tốt nhất.



9

2.1.2 Phương pháp tiếp cận sinh kế trong nghiên cứu nông thôn
Cùng với sự ra đời của khái niệm “sinh kế”, thì phương pháp tiếp cận
sinh kế được đưa vào trong phương pháp nghiên cứu nơng thơn có sự tham
gia. Cơ sở của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững dựa trên lịch sử qua
trình thay đổi qua ba thập kỷ những quan điểm về nghèo đói. Cụ thể, các
phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong cơng tác phát triển đã nêu bật sự
đa dạng trong những cái đích của sự phát triển mà con người hướng tới và sự
đa dạng mà con người cần thích nghi trong các chiến lược sinh kế mà của
mình để đạt đến.
Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững cũng bắt nguồn từ những quan
ngại về tính hiệu quả của những hoạt động trong công tác phát triển. Sau khi
tuyên bố cam kết giảm nghèo rất nhiều chính phủ và các nhà tài trợ đã ngay
lập tức tập trung nỗ lực vào các nguồn lực và cơ sở vật chất như ( điện đường,
trường học, trạm xá,… ), hay sẽ tập trung vào những cơ cấu cung cấp dịch vụ
(như giáo dục, y tế, thú y,…). Trong khi đó, họ lại lãng quên khi không tập
trung vào đối tượng tác động quan trọng nhất là con người. Dẫn đến hậu quả
là hầu hết các chương trình dự án hiện nay trong phát triển ở các vùng nơng
thơn đều gặp khó khăn và chưa đem lại hiệu quả lâu dài cho người dân. Khi
các chương trình này kết thúc thì kêt quả của các chương trình này bị xố bỏ,
do chưa thực sự xuất phát tự nhu cầu người dân, và người dân chưa thực sự
nhận thấy tầm quan trọng của các chương trình dự án tác động đến đời sống
của họ như thế nào.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Vào thế kỷ XVI người Tây Ba Nha đến Nam Mỹ và đã tìm thấy cây
khoai tây ở thung lũng Ander, và sau đó cây khoai tây được đưa từ Peru về
Châu Âu. Vài thế kỷ sau đó nó trở thành thức ăn hàng ngày của người Châu



10

Âu. Năm 2001, Châu Á có 42 nước trồng khoai tây với diện tích 7,7 triệu ha
với năng suất bình quân là 15,2 tấn/ha. Tiếp đó là Châu âu có 38 nước trồng
khoai tây với tổng diện tích là 8,96 triệu ha và năng suất là 15,3 tấn/ha . Châu
Phi châu lục có tổng diện tích trồng khoai tây là 1.185ha với năng suất bình
quân là 11,3 tấn/ha (thấp nhất thế giới).
Theo kết quả thống kê mới nhất của FAO (2014). Cho ta thấy, diện
tích trồng khoai tây của Châu Á là châu lục đứng đầu với hơn 9.9 triệu ha
chiếm hơn nửa tổng diện tích trồng khoai tây trên thế giới, nhưng năng
suất khoai tây của Châu Á không cao 18,9 tấn/ha. Trong khi đó Châu Úc
châu lục có diện tích sản xuất và sản lượng khoai tây nhỏ nhất trên thế
giới với diện tích hơn 38 nghìn ha; sản lượng là 1,6 triệu tấn, nhưng lại có
năng suất cao nhất thế giới, đạt 41,6 tấn/ha, cao gấp 2,2 lần Châu Á và
2,07 lần thế giới. Dưới đây là bảng thống kê diện tích, năng suất và sản
lượng khoai tây của các khu vực năm 2014 trên thế giới.
Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất khoai tây trên
thế giới năm 2014
Diện Tích

Sản Lượng

Năng suất

(tấn)

(tấn/ha)

100


385.074,11

20,1

9.969,28

51,91

188.732,50

18,9

Châu Âu

5.613,46

29,23

122.617,71

21,8

Châu Phi

1.982,18

10,32

29.478,92


14,9

Châu Mỹ

1.600,48

8,33

42.632,89

26,6

0,20

1.608,70

41,6

Khu vực

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

19.204,60


Châu Á

Thế Giới

Châu Úc

38.668

(Nguồn: FAO, 2014)


11

Diện tích trồng Khoai tây sau Châu Á là Châu Âu có tổng diện tích là
hơn 5,6 triệu ha với sản lượng 122,6 triệu tấn và năng suất bình quân là 21,8
tấn/ha.
Đứng thứ 3 là Châu Phi với gần 2 triệu ha có năng suất bình qn là 14,9
tấn/ha thấp nhất thế giới.
Đứng thứ 4 là Châu Mỹ hơn 1.6 triệu ha với tổng sản lượng là 42,6 triệu
tấn và năng suất là 26,6 tấn/ha. Năng suất cao đứng sau Châu Úc.
Cây khoai tây là cây trồng chủ lực của Châu Âu, nơi sản xuất khoai tây
bình quân đầu người lớn nhất. Nhưng việc mở rộng diện tích trồng khoai tây
lại phát triển mạnh ở Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc
hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây
được thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 2.2 Quốc gia sản xuất khoai nhiều nhất trên thế giới năm 2014
Stt

Quốc gia


Sản lượng(tấn )

1

Trung Quốc

87.260,00

2

Ấn Độ

41.483,00

3

Liên Bang Nga

29.532,53

4

Ukraine

23.250,20

5

Hoa Kỳ


20.990,73

6

CHLB Đức

10.665,60

7

Bangladesh

8.205,47

8

Ba Lan

9.091,90

9

Hà Lan

6.765,61

10

Pháp


6.340,80
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)


12

Qua bảng 2.3 cho thấy, năm 2014 tổng sản lượng khoai tây của Trung
Quốc đạt trên 87 triệu tấn, nước thu được sản lượng khoai tây lớn nhất trên
thế giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ với sản lượng hơn 41 triệu tấn. Lần lượt
tới các nước: Liên Bang Nga, Ukraine, Hoa Kỳ, CHLB Đức, Bangladesh, Ba
Lan, Hà Lan và đứng thứ 10 là Pháp.
2.2.2 Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây không phải là cây bản địa nhưng đã được trồng ở Việt Nam từ
hơn 100 năm nay, do người Pháp đưa vào. Cây khoai tây được trồng chủ yếu
ở Đồng bằng Sông Hồng, là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn,
nhưng lại cho năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ.[4]
Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam là một điểm không mấy phù hợp cho sản
xuất cây khoai tây và phần nhiều các vùng không hề thuận lợi cho việc
trồng khoai tây. Phần lớn khoai tây được sản xuất ở vùng Đồng bằng sông
Hồng. Ở đây khoai tây được trồng chủ yếu vào các tháng mùa đông. Tất cả
các tỉnh miền Bắc đều có vùng sản xuất khoai tây. Nhưng từ Hà Tĩnh trở
vào Nam, khoai tây chỉ được trồng ở Lâm Đồng nơi có khí hậu ơn hồ nhờ
độ cao đáng kể so với mực nước biển nên khoai tây có thể được trồng
quanh năm. Khoai có thể trồng được ba vụ trong năm ở Lâm Đồng.[2]
Đối với khu vực miền núi phía Bắc, trong năm có một mùa đơng rất
lạnh, thích hợp cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển. Trong những năm
gần đây, thực hiện phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây khoai tây đã
và đang trở thành cây trồng chủ lực vụ đông của vùng. Một số tỉnh như Điện
Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng… có diện tích cây khoai tây ngày càng được mở

rộng, là cây trồng chủ lực vụ đơng, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, xố
đói giảm nghèo cho bà con nơng dân nơi đây.[3]
Nhìn chung, thực trạng sản xuất khoai tây ở trong nước luôn biến động và
phát triển theo nhiều giai đoạn, chưa phản ánh đúng với tiềm năng mà chúng ta có.


13

Giai đoạn 1971 - 1979, cây khoai tây được coi là cây lương thực, diện
tích khoai tây tăng nhanh từ vài nghìn ha quanh các thành phố lớn và năm
1979, diện tích cao nhất đã đạt 104.600 ha. Tuy nhiên, năng suất khoai tây
bình qn cịn ở mức độ thấp khoảng 7 - 10 tấn/ha. Sản lượng khoai tây giao
động từ 45.100 đến 721.100 tấn/năm.[2]
Giai đoạn 1980 - 2000, cây khoai tây không chỉ là cây trồng quan trọng
trong cơ cấu ln canh vụ Đơng, mà cịn được coi là cây thực phẩm có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên, năm 1985 diện tích khoai tây giảm mạnh, chỉ cịn
23.600 ha và đến năm 1990 diện tích khoai tây lại tăng lên gần 40.000 ha.
Năng suất khoai tây thời kỳ này cũng tăng lên nhanh chóng, đạt trung bình 12
tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 15 tấn/ha. Sản lượng khoai tây từ 342.100 576.000 tấn/năm.[2]
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, diện tích khoai tây tăng dần và giữ ở
mức 30.000 - 35.000 ha. Thời kỳ đầu, nguồn giống chủ yếu được nhập từ
Trung Quốc, tuy giá thành rẻ nhưng chất lượng giống kém, sâu bệnh nhiều,
nên năng suất thấp, bình quân đạt 10 - 12 tấn/ha. Do giống nhập khơng chủ
động được nên diện tích và thời vụ trồng bấp bênh.[2]
Nếu so sánh năng suất khoai tây của nước ta thì chỉ bằng khoảng 62%
năng suất bình quân chung của thế giới, bằng 51,3 % năng suất của Châu Âu.
Có nhiều ngun nhân làm cho diện tích trồng khoai tây ở nước ta bị giảm,
năng suất thấp, đó là sử dụng giống không đảm bảo chất lượng, củ giống đã
thối hóa, điều kiện bảo quản giống kém, kỹ thuật canh tác chưa hoàn thiện...
trong khi đầu tư sản xuất khoai tây lại cao, đặc biệt là chi phí giống và phân

bón dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.
Sản xuất khoai tây tại Việt Nam phát triển mạnh từ năm 1998. Đến nay
cây khoai tây ở Việt Nam có diện tích khoảng 35.000 ha - 37.000 ha vào năm
2008 – 2009 với sản lượng là 420.000 – 450.000 tấn và đạt 675.000 – 800.000


14

tấn năm 2009 – 2010 với diện tích 45.000 – 50.000 ha. Việc tăng sản lượng
khoai tây là kết quả của việc tăng diện tích và năng suất.[2]
Ở nước ta hiện nay, thời vụ thu hoạch khoai tây thường vào thời gian ngắn
từ cuối tháng 2 và đầu tháng 2, thiếu phương tiện bảo quản, chế biến nên người
dân trồng khoai tây phải bán dồn dập do sợ hư hỏng. Cung lớn hơn cầu làm giá
khoai tây trên thị trường giảm mạnh so với bình thường gây tâm lý chán nản cho
người sản xuất. Để nhằm đảm bảo cho người trồng khoai tây an tâm sản xuất thì
việc giải quyết tiêu thụ sản phẩm trong đó có đầu tư bảo quản, chế biến khoai tây
với cơng nghệ thích hợp là việc làm cần thiết hiện nay.
2.2.3 Tình hình sản xuất khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, liền kề với Hà
Nội, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi trong
quá trình giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây,
với chủ trương phát triển cây vụ đông của tỉnh đã đưa thời vụ sản xuất cây vụ
đông trở thành một trong ba vụ sản xuất chính trong năm (lúa chiêm - lúa mùa
- cây vụ đông) và chú trọng đưa cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như
khoai tây và một số loại rau. Cây khoai tây là cây chủ lực trong vụ đông của
tỉnh. Bởi cây khoai tây không yêu cầu thời vụ khắt khe, dễ canh tác, cho hiệu
quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh, rất phù
hợp với cây khoai tây sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khoai tây được trồng ở

tất cả các huyện trong tỉnh.


15

2.2.4 Các yếu tố quyết định đến đa dạng sinh học cây trồng nơng nghiệp
Mơi trường tự
nhiên

Yếu tố văn hóa

Cấu trúc quần
thể

Quyết
định của
người dân

Quản lý
đa dạng
cây
trồng

Đa dạng cây
trồng

Giao lưu
nguồn gen

Kinh tế xã hội


Mơi trường do
con người quản


Đặc tính được
nơng dân ưa
chuộng

Họ hàng
hoang dã

Nơng dân có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của kiểu gen (genotype) cây
trồng nhất định qua việc chọn lọc những kỹ thuật quản lý nông trại hay một loại
cây tại một thời điểm có tiểu khí hậu môi trường đặc biệt. Nông dân là người
quyết định kích thước quần thể mỗi giống cây trồng trong mỗi năm, tỷ lệ hạt
giống hoặc vật liệu hạt giống để bảo quản và tỷ lệ phải mua hoặc trao đổi. Sức
ép vẫn gia tăng đối với nông dân là những người đang lưu dữ một khối lượng
đáng kể đa dạng di truyền các giống cây trồng địa phương. Sức ép đó bao gồm
sự gia tăng dân số, đói nghèo, thối hóa đất, mơi trường thay đổi và nhập nội các
giống hiện tại là những yếu tố gây xói mịn tài nguyên cây trồng.
Qua việc thực hiện điền dã, trao đổi với nông dân trên đồng ruộng tại
điểm nghiên cứu cho thấy, chính do đặc điểm đất đai của vùng là đất cát xám
bạc màu, nghèo dinh dưỡng, cộng với thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán vào
mùa hạ nên nơng dân buộc phải giảm diện tích trồng khoai tây xuống mức phù
hợp với nhu cầu về nguồn thu từ củ, là để làm thức ăn cho hộ và cho chăn nuôi.


16


Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất,
công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các lồi đó được duy trì trong phạm vi phân
bố cũng như ở trạng thái tự nhiên của chúng. Điều này cịn có nhiều ý nghĩa
khác như cho phép lồi tiếp tục q trình thích nghi trong tiến hoá và về
nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các lồi, mặc dù điều này địi
hỏi phải có sự quản lý. Có nghĩa là cơng tác bảo tồn cây trồng phải gắn liền
với địa bàn phân bố tự nhiên của cây trồng đó. Vì cây trồng đó chỉ phù hợp
với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của người dân tại vùng mà cây
trồng đó tồn tại.
2.2.5 Vai trị của cây khoai tây trong đời sống của nông hộ
Khoai tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trong sản xuất, là cây
trồng quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa sớm – khoai
tây. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng khoai tây thương phẩm ngày càng
tăng do khoai tây được coi là sản phẩm sạch, người trồng khoai tây cũng có
thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Thị trường tiêu dùng hiện
nay bao gồm khoai tây tươi cho chế biến trong gia đình và nhà hàng, cho chế
biến trong nhà máy và xuất khẩu.
Cây khoai tây có vai trị rất to lớn trong việc cung cấp lương thực thế
giới, là loài cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa
mì và ngơ. Theo báo cáo của FAO, sản lượng khoai tây toàn thế giới năm
2014 là 385 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3 là thức ăn trực tiếp của con người,
còn lại thức ăn cho động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột.
Khoai tây có chứa các Vitamin A, C, B; các khống chất như phốt pho,
canxi, sắt, kali; ngồi ra cịn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là
thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả. Tìm
hiểu tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe và các tác dụng của khoai tây
trong việc làm đẹp chữa bệnh khá hiệu quả.


17


Khoai tây có chứa các vitamin, khống chất và một loạt các hóa chất
thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến
90% của phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-Ocaffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neoclorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Trong một củ
khoai tây cịn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C
(45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o,2 mg vitamin B6(10%) và một
lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các
hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có
khả năng chống tiêu hố từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng
này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ :
Là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ
cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm
chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây
có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín
chứa 7% tinh bột khống, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó
nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ
ăn uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây
khác nhau là khác nhau.
Do chứa nhiều cacbonhydrat, khoai tây được cho là khiến cho người bị
béo phì dư thừa nhiều hơn chất béo. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học
California, Davis và Trung tâm Quốc gia về An tồn Thực phẩm và Cơng
nghệ, Viện Cơng nghệ Illinois chứng minh rằng mọi người có thể đưa khoai
tây vào chế độ ăn uống của họ và vẫn giảm cân.


18

2.2.6 Giá trị kinh tế của khoai tây

Khoai tây là một trong 5 cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngơ, mì,
mạch. Khoai tây là cây lương thực quan trọng của nhiều nước, là nguồn cung
cấp năng lượng chính trong bữa ăn thường ngày của người Châu Âu. và một
số nước khác. Người Đức và người Thụy Điển hằng năm thường sử dụng
khoai tây với khối lượng lớn. Ví dụ: Ở Đức nước tiêu dùng khoai tây lên tới
144kg/người/năm. Trong khi nước tiêu dùng khoai tây trung bình của các
nước là 33kg/người/năm.
Ở nước ta khoai tây vừa là thực phẩm, vừa là cây lương thực. Gọi là
cây kiêm dùng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng khoai tây là cây vụ đông qua
trọng trong công thức luân canh: lúa xuân-lúa mùa-khoai tây.
2.2.7 Các nghiên cứu có liên quan
+ Dự án “Nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây ở Việt Nam” do Trung tâm
Nghiên cứu và phát triển Hệ thống Nông nghiệp và tổ chức Oxfam tổ chức
nghiên cứu các giải pháp chiến lược nhằm phát triển chuỗi giá trị khoai tây ở
Việt Nam.
Về vấn đề thiếu giống hoặc sử dụng nguồn giống kém chất lượng thì
cần có đánh giá đầy đủ về năng lực sản xuất giống và nhu cầu về giống tại các
địa phương, cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư kho lạnh nhằm bảo quản
khoai tây giống đảm bảo và khoai tây thương phẩm là rất cần thiết.
Về mặt tổ chức sản xuất, các địa phương cần có kế hoạch và chiến lược
phát triển từ đó đề ra các giải pháp cung ứng về giống kịp thời, việc nghiên
cứu và phát triển các mơ hình sản xuất khoai tây nhằm giảm chi phí sản xuất
giữ vai trị hết sức cần thiết, trong đó cần có biện pháp đẩy mạnh việc tập
trung diện tích và cơ giới hố nơng nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất.
Về hoạt động chế biến, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, cần có sự liên kết giữa nhà sản


19


xuất và nhà doanh nghiệp chế biến dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước để
đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng thu mua bán khoai tây ở các địa
phương. Hoạt động marketing và xúc tiến thương mại cũng cần được quan
tâm của các địa phương phát triển sản xuất khoai tây.
+ Một số nghiên cứu về chất dinh dưỡng, phân bón và kỹ thuật sản xuất
thâm canh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:
Tùy theo mục đích sản xuất khoai tây và độ phì của đất mà lượng N
bón cho 1 ha khác nhau, thường từ 100 đến 200kg, có nơi bón tới 300kg.
Bón đạm phải bón cân đối với lân và kali. Nếu bón lượng đạm cao và mất
cân đối sẽ làm cho thân lá phát triển quá mức, hình thành củ muộn, thời gian
ra củ kéo dài. Bón nhiều đạm, khoai sẽ bị lốp, cây dễ bị nhiễm bệnh, hàm
lượng chất khô trong củ thấp, thường thu hoạch khi củ còn non và dễ bị thối
khi bảo quản trong kho. Ở Việt Nam, dựa trên những thí nghiệm về phân
bón với khoai tây các nhà khoa học khuyến nghị bón phân cho 1 ha như sau:
Lượng phân lân và kali được bón tùy theo lượng phân đạm. Lượng
phân đạm bón cho khoai tây thường là 100 - 120kg N/ha. Bón tăng lượng
phân khống thì năng suất củ tăng, nhưng lượng bón cao hơn 150kg N/ha,
năng suất có tăng nhưng tăng ít và hiệu quả không cao. Khi sử dụng phân
NPK tổng hợp bón cho khoai cần chú ý tỷ lệ NPK của phân và có sự điều
chỉnh để phù hợp với yêu cầu của cây.
“Mật độ trồng 4 củ/m2 cho năng suất khoai tây đạt 18,93 tấn/ha, tỷ lệ
củ có đường kính củ từ 4,5 - 9cm đạt 77,44%. Mật độ 6 củ/m2 cho năng
suất 19,3 tấn/ha, tỷ lệ củ có đường kính từ 4,5 - 9cm đạt 71,46%. Cịn trồng
với mật độ 8 củ/m2 thì năng suất đạt 20,98 tấn/ha, tỷ lệ củ có đường kính từ
4,5 - 9 cm chỉ đạt 63,78%. Trong tất cả các mật độ 4, 6 và 8 củ/m2 thì hàm
lượng chất khơ, hàm lượng tinh bột cũng tương đương nhau”.


×