Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 81 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành gốm Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo
việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Các
sản phẩm gốm của các làng nghề không những được ưa chuộng trong nước mà còn
được phát triển và ưa chuộng rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên ngày nay sản phẩm
gốm của Việt Nam cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm
ngoại về mẫu mã, chủng loại và chất lượng… ( Lê Thị Anh Tiến, 2010)
Hiện nay việc sản xuất gốm tại các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình tự
đứng lên thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Hộ SXKD với trình độ sản xuất ở mức thấp, chủ yếu
là sản xuất thủ công, truyền thống, lao động chân tay là chính, máy móc sử dụng
trong sản xuất ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, lề lối kinh doanh còn
nặng nề về sản xuất nhỏ vì vậy nên quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và không tập
trung. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của lao động còn thấp, việc tổ chức sản
xuất kinh doanh của các hộ chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuất
kinh doanh chưa cao và thiếu tính bền vững. Sản xuất truyền thống thủ công nên
chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bắt được thị
trường nên còn thụ động , hiệu quả thấp (Ngô Văn Bắc, 2007).
Trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta gia nhập tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những tiến bộ và sự thay đổi mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, sản xuất gốm đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình
phát triển, khó khăn lớn nhất phải nói đến chính là sự cạnh tranh gay gắt của các sản
phẩm cùng loại hoặc các sản phẩm thay thế trong nước cũng như nước ngoài. Thực tế
hiện nay cho thấy rằng các hộ SXKD gốm không chỉ chơi trong sân chơi trong nước mà
chơi trên sân chơi toàn cầu, những sản phẩm gốm ngoại từ Trung Quốc, từ Nhật Bản
hiện nay tràn ngập rất nhiều trên thị trường gốm ở Việt Nam và cạnh tranh rất gay gắt về
giá cả, mẫu mã, chất lượng với sản phẩm gốm trong nước, chính vì vậy đòi hỏi các hộ
SXKD gốm trong nước cần phải cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao trình độ, tay nghề
1
người lao động,… thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, có như vậy mới có những sản


phẩm gốm chất lượng, mẫu mã đẹp để có thể cạnh tranh, mới có thể tồn tại và mới có thể
đứng vững trên thị trường.
Các làng nghề gốm truyền thống rải rác khắp các miền Bắc- Trung- Nam, phương
pháp sản xuất, hoạt động sản xuất khác nhau nên các hộ SXKD gốm ở mỗi miền có những
đặc điểm sản xuất riêng, những khó khăn thuận lợi khác nhau. Sản xuất kinh doanh gốm tại
làng nghề truyền thống Phù Lãng đã từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng, cũng có
lúc tưởng như tàn lụi, rồi lại hồi sinh rực rỡ, vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ
SXKD gốm đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại trong sản xuất. Một vài năm gần đây, các
hộ SXKD gốm Phù Lãng đã có được những phát triển nhất định như đưa sản phẩm gốm mỹ
nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật…vào sản xuất, tuy nhiên hiện nay quy mô sản xuất kinh
doanh vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún. Vì vậy thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD
gốm Phù Lãng là điều cần thiết để phát triển nghề gốm của cha ông truyền lại cũng như để tạo
sự bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các hộ SXKD.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về sản phẩm gốm, cũng như hiệu quả sản xuất
kinh doanh gốm nhưng vẫn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tình hình sản
xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD ở Phù Lãng, vì vậy tôi quyết định chọn đề
tài : “Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh
gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu
về thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD tại Phù Lãng, các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ từ đó đề ra những giải pháp
thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm ở xã Phù Lãng,
những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ để từ đó đề ra
những giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất kinh
doanh gốm sứ.
2

- Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ gia đình tại
làng gốm sứ Phù Lãng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh; Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh gốm sứ của các hộ.
- Đề xuất giải pháp phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh gốm tại
Phù Lãng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ
SXKD gốm như thế nào?
- Thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm ở xã Phù Lãng đang
diễn ra như thế nào?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình
sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng?
- Để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù
Lãng cần có những giải pháp gì?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả, hiệu quả sản
xuất kinh doanh gốm của các hộ gia đình tại Phù Lãng.
* Khách thể nghiên cứu: Hộ gia đình sản xuất gốm
Cơ quan quản lý tại địa phương
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
- Thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD ở Phù Lãng.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ
SXKD gốm Phù Lãng.
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm
Phù Lãng.
* Phạm vi thời gian:
Số liệu nghiên cứu sử dụng trong đề tài từ năm 2009 – 2011
* Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các hộ SXKD gốm ở Phù Lãng, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
3
VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH GỐM CỦA HỘ SXKD
2.1 Cơ sở lý luận về sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD
2.1.1 Khái niệm về SXKD gốm
Sản xuất gốm
Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Về thực chất sản xuất chính
là quá trình chuyển hóa các đầu vào biến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản
phẩm hay dịch vụ ( Nguyễn Anh Sơn, 1998).
Như vậy sản xuất gốm của hộ là quá trình sử dụng đầu vào là lao động, là
nguyên liệu sản xuất đất sét, củi, tro rừng…trải qua nhiều công đoạn như quá trình
tạo cốt gốm (chọn đất, xử lý đất, tạo dáng đổ khuôn, phơi và sửa hàng mộc), quá
trình trang trí hoa văn, họa tiết và tráng men, quá trình đốt lò… để cho ra đời một
sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh có thể được bán và tiêu thụ trên thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm gốm
Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là chuyển giao hàng hóa cho khách hàng
và nhận tiền từ họ. Trong mối quan hệ đó hai bên tiến hành thương lượng và thỏa
thận về điều kiện nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên đã thống nhất thì bên
bán trao hàng và bên mua trả tiền, quyền sở hửu hàng hóa đã thay đổi nghĩa là việc
thực hiện giá trị hàng hóa đã kết thúc (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008).
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình tự tìm hiểu khách hàng trên thị
trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ với một loạt hoạt động hỗ trợ và
thực hiện những dịch vụ sau bán hàng (Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân, 2008).
Tiêu thụ sản phẩm gốm của các hộ SXKD là quá trình cung cấp sản phẩm gốm
sản xuất cho thị trường để được bán đến tay người tiêu dùng. Đây là một quá trình
quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh gốm
nói riêng, là bằng chứng thiết thực nhất của việc thu lại lợi nhuận từ quá trình sản xuất,
đem lại nguồn tài chính cho các hộ SXKD, để các hộ SXKD tiếp tục các hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình.
Kết quả, hiệu quả sản xuất gốm của hộ SXKD
4
- Kết quả sản xuất: Kết quả sản xuất kinh doanh là những sản phẩm mang lại
lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật
chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của
tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận (Chu Văn Tuấn, 2001).
- Hiệu quả sản xuất: là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển theo
chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình
tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt
hiệu quả cao nhất (Chu Văn Tuấn, 2001).
* Kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ SXKD gốm
- Kết quả sản xuất của hộ SXKD gốm: là những sản phẩm gốm, được các hộ
SXKD sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng công nghệ kỹ thuật… để tạo ra những
sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Sản phẩm gốm mang lại những lợi ích nhất định cho
người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận.
- Hiệu quả sản xuất của hộ SXKD gốm: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực đầu vào như đất sét, củi, lao động…, sử dụng công nghệ kỹ thuật với chi phí bỏ
ra thấp nhất nhưng tạo ra sản phẩm gốm nhiều nhất, chất lượng tốt nhất…
2.1.2 Vai trò của việc nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD
Để phát triển thì việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm là
điều cần thiết và quan trọng mà bất kì hộ SXKD nào cũng cần phải chú ý. Việc
nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD gốm có những vai trò như sau:
Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD để tìm ra
những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất gốm. Tồn tại những khó khăn gì,
vướng mắc gì trong quá trình sản xuất gốm để có những biện pháp khắc phục, hạn
chế những khó khăn đó. Đồng thời nhận biết sản xuất gốm có những thuận lợi gì để
có thể tận dụng những thuận lợi đó để phát triển, thúc đẩy sản xuất gốm.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ SXKD
gốm Phù Lãng. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, hoặc mức độ ảnh

hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD. Để từ đó đề ra
những giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD gốm
Phù Lãng.
5
Nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm của hộ SXKD không những giúp các
hộ có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình mà xa hơn là
mục tiêu phát triển làng nghề bền vững, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
của cả nước.
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD
Trong các ngành nghề truyền thống của nước ta, nghề gốm đã nổi lên như
một ngành có giá trị tuyệt mỹ, được vun đắp bằng bàn tay, trí tuệ của các thế hệ
nghệ nhân. Hiện nay hầu hết các làng nghề gốm đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
phần lớn là các hộ tự cung tự cấp SXKD gốm, có rất ít những doanh nghiệp hay cơ
sở sản xuất gốm với quy mô lớn.
Sản xuất gốm tại các làng nghề chủ yếu là các hộ gia đình tự đứng lên thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Hộ SXKD phần lớn sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún. Lý do
một phần là do quen với lề lối làm ăn nặng nề sản xuất nhỏ, chưa thích ứng được
với cơ chế thị trường. Một phần nữa là do vốn của các hộ SXKD gốm sản xuất ít,
chi phí sản xuất bỏ ra không nhiều, vốn đầu tư thì rải đều trong quá trình sản xuất
gốm, thậm chí một số hộ sản xuất gốm mang tính thời vụ. Vì vậy nên mà các hộ
SXKD gốm vẫn chưa thực sự phát triển (Ngô Văn Bắc, 2007).
Đối với các hộ SXKD gốm thì chủ hộ chính là người lao động chính, quan
trọng nhất, làm việc có trách nhiệm và tâm huyết nhất. Chủ hộ cũng là người quản
lý trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình, nhưng cũng do trình độ
học vấn ko cao, việc tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên
trình độ quản lý của chủ hộ còn chưa cao, không có sự chuyên nghiệp, vì thế nên
sản xuất kinh doanh không ổn định, không có sự bền vững và chất lượng sản xuất
kinh doanh thấp.
Tại các hộ SXKD thì lao động sản xuất gốm chủ yếu là những người cùng

làng, họ bỏ học từ sớm, học sản xuất gốm qua truyền nghề từ những người nghệ
nhân chứ không qua đào tạo trường lớp chính quy vì thế nên mà trình độ học vấn,
trình độ tay nghề của người lao động còn thấp. Trong khi đó, sản xuất gốm chủ yếu
là sản xuất thủ công, lao động chân tay là chính, chính vì thế nên chất lượng lao
động đã ảnh hưởng trực tiếp không tốt đến chất lượng sản phẩm gốm.
6
Sản phẩm sản xuất tại các hộ SXKD tại Phù Lãng chủ yếu là các sản phẩm
gốm gia dụng như chum , vại, tiểu, sành…
Các hộ SXKD gốm chủ yếu thường gắn liền với sản xuất nông nghiệp, sản
xuất chỉ mang tính mùa vụ, cộng thêm năng suất lao động thấp nên sản xuất vẫn
chưa đảm bảo được nguồn thu nhập cho cuộc sống. Các hộ SXKD thường sản xuất
kiêm nhiều ngành nghề khác để có thể tăng thu nhập cho gia đình (Phạm Thanh
Trang, 2009), (Ngô Văn Bắc, 2007).
Với những đặc điểm như trên thì các hộ SXKD gốm nói chung và hộ SXKD
gốm Phù Lãng nói riêng muốn thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh thì cần có
những giải pháp thiết thực hơn như nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng
nguồn vốn sản xuất, mở rộng quy mô, sản xuất tập trung và liên tục… Có như vậy
mới có thể thúc đẩy sản xuất phát triển được.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù
Lãng
2.1.4.1 Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh
Thị trường tiêu thụ là nơi diễn ra mua bán trao đổi các loại hàng hóa, những
loại hàng hóa cùng loại hay thay thế sẽ cạnh tranh với nhau gay gắt để tìm khách
hàng. Khi hoạt động SXKD diễn ra, các sản phẩm gốm được sản xuất ra thì các hộ
SXKD gốm quan tâm đầu tiên đến thị trường tiêu thụ, để biết được những biến
động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của sản phẩm
gốm, giá cả, tình hình cung cầu về sản phẩm gốm. Trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay thì các hộ SXKD phải tự tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm
của mình. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ có những tác động nhất định đến sản xuất
kinh doanh của các hộ SXKD gốm tại Phù Lãng (Đinh Thị Niên, 2009).

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào đối thủ cạnh tranh luôn là sức
ép, sản phẩm cạnh tranh với nhau, giá cả, chất lượng, mẫu mã luôn được đem ra so
sánh. Các sản phẩm cùng loại cạnh tranh với nhau, hay cạnh tranh với các sản phẩm
thay thế.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm gốm của các hộ SXKD cạnh tranh
gay gắt với nhau về chủng loại, về giá cả, về mẫu mã…thậm chí còn cạnh tranh gay
7
gắt với những sản phẩm thay thế như nhựa, gỗ, thủy tinh…những sản phẩm mỹ
nghệ với những chất liệu khác nhau.
Nghiên cứu, nắm bắt, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định
và hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh có thể giúp các hộ SXKD gốm có thể điều
chỉnh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả sản phẩm gốm mà mình sản xuất,
làm thế nào để có thể sản xuất ra những sản phẩm gốm có giá cạnh tranh với chất
lượng tốt mà chủng loại thì đa dạng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Có như
vậy thì các hộ SXKD gốm mới có thể mở rộng quy mô sản xuất và duy trì sản xuất
trong lâu dài được.
2.1.4.2 Năng lực tài chính
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh. Đối với hộ SXKD gốm thì vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của từng
hộ. Một hộ SXKD gốm muốn có thể sản xuất thì cần phải có một lượng vốn nhất
định, lượng vốn đó để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của các hộ
SXKD được diễn ra liện tục và liền mạch.
Đồng thời, vốn là yếu tố quyết định các hộ SXKD gốm có nên mở rộng hay
thu hẹp quy mô sản xuất. Nếu nguồn vốn lớn, quay vòng nhanh thì hộ SXKD sẽ tiếp
tục mở rộng quy mô sản xuất, sẽ sản xuất những sản phẩm gốm với chất lượng cao
hơn, mẫu mã đẹp hơn và chủng loại đa dạng hơn ( Nguyễn Huy Long, 2010)
Tóm lại đầu tư và sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng đắn là việc cần thiết
mà các hộ SXKD cần làm để thúc đẩy, phát triển SXKD gốm.
2.1.4.3 Nguồn nguyên vật liệu
Bất kỳ một hoạt động SXKD nào thì nguyên vật liệu luôn là yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đối với sản xuất gốm cũng vậy,
các hộ SXKD gốm cần phải quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu sản xuất, mà ở đây
là đất sét, là củi, là tro rừng…đầu tiên. Nếu nguồn nguyên liệu này có sẵn, dễ khai
thác, dễ vận chuyển thì hoạt động sản xuất của các hộ SXKD gốm sẽ trở nên dễ
dàng hơn rất nhiều, ngược lại nếu nguồn nguyên vật liệu khan hiếm hoặc giá cả quá
cao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, gây khó khăn, cản trở cho sản xuất của
các hộ SXKD gốm (Nguyễn Huy Long, 2010).
8
Chủ động trong khâu nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết
kiệm sẽ giúp giảm đi chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn… để có thể sản xuất được nhiều sản phẩm gốm hơn, chất lượng tốt hơn và
quan trọng nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXKD phát triển.
2.1.4.4 Nguồn nhân lực
Quá trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động luôn giữ vai trò chủ đạo,
nhất là đối với sản xuất gốm làm thủ công là chủ yếu. Lực lượng lao động trình độ
chuyên môn cao sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, lao động không chỉ đơn thuần tạo
ra số lượng sản phẩm mà còn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Đối với các hộ SXKD gốm, lao động thường là học do truyền nghề, không
được học qua một trường lớp đào tạo chính quy nào vì vậy trình độ tay nghề không
cao, và vì thế mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
hộ SXKD gốm. Các sản phẩm làm ra không được tinh xảo, chất lượng sản phẩm
không cao.
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động, trình độ tay nghề người lao
động là việc cần thiết để sản xuất sản phẩm phát triển, nâng cao năng suất lao
động của người lao động tại các hộ SXKD gốm.
2.1.4.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện sử dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố tạo ra tiềm năng tăng năng suất lao động
và hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay các hộ SXKD gốm đa phần sử dụng phương pháp thủ công để sản

xuất, đã có những trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ nhưng còn giản đơn và nghèo nàn.
Chính điều đó hạn chế năng suất quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD
gốm, làm giảm số lượng sản phẩm gốm sản xuất ra, sản phẩm không được tinh xảo,
và chất lượng còn hạn chế.
Ngày nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày
càng hiện đại nếu các hộ SXKD gốm có hướng đầu tư đúng đắn, chuyển giao công
nghệ đúng thời điểm sẽ là tiền đề cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
9
2.1.5 Nội dung của vấn đề nghiên cứu
2.1.5.1 Thực trạng sản xuất gốm sứ của các hộ SXKD gốm Phù Lãng
* Đặc điểm và điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm
Đặc điểm của các hộ SXKD gốm
Việc tìm hiểu đặc điểm của các hộ sản xuất gốm có vai trò quan trọng, là cơ
sở cho việc đề ra đường lối phát triển làng nghề Phù Lãng, đặc biệt là các chủ hộ -
người có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của
làng nghề.
Đề tài sẽ đi nghiên cứu tình hình cơ bản của các hộ SXKD gốm năm 2011,
những tình hình chung nhất để cho ta thấy được ở mỗi quy mô sản xuất lại có
những sự khác nhau như thế nào.
Điều kiện sản xuất của các hộ SXKD gốm
Điều kiện sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô sản xuất của từng hộ
SXKD, nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về thực trạng điều kiện sản xuất hiện nay của
những hộ SXKD gốm, có những khó khăn hay thuận lợi gì về điều kiện sản xuất đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của mình.
* Tình hình sản xuất của các hộ SXKD gốm Phù Lãng
Quy trình sản xuất chính
Để sản xuất ra được một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chất
lượng cần phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều công sức với nhiều
công đoạn khác nhau. Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải trả qua các khâu chọn, xử
lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo văn hoa, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm.

Đề tài nghiên cứu về từng công đoạn trong sản xuất gốm, có những công
đoạn như nào? làm như thế nào? và sắp xếp các công đoạn ra sao?
Chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm
Đề tài đi nghiên cứu về chi phí sản xuất của các hộ SXKD gốm, tìm hiểu
xem năm 2011 mỗi hộ phải bỏ ra bao nhiêu là chi phí cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, và chi cho những hoạt động gì khác nữa? Đi sâu tìm hiểu từng loại
chi phí cho từng nguyên liệu đầu vào, cho máy móc sử dụng trong quá trình sản
xuất, chi phí vận chuyển, …hay chi phí khác như thuế, công lao động thuê…
10
Từ đó có thể rút ra giá thành sản phẩm phụ thuộc vào chi phí của yếu tố nào
là chủ yếu? Đưa ra những giải pháp giảm tối đa chi phí để có thể hạ thấp giá thành
sản phẩm.
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ SXKD gốm Phù Lãng
Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm gốm Phù Lãng
Trong một vài năm gần đây hoạt động sản xuất tiêu thụ gốm của Phù Lãng
đã có những sự phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng chú ý hơn. Sản phẩm
được tiêu thụ không chỉ ở những kênh truyền thống mà còn được tiêu thụ qua
nhiều kênh mới.
Đề tài sẽ đi nghiên cứu về các kênh tiêu thụ chính sản phẩm của các hộ
SXKD gốm Phù Lãng, từng kênh có những đặc trưng riêng gì? Thuận lợi gì?
Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gốm Phù Lãng
Đề tài tiếp tục nghiên cứu về thị trường tiêu thụ của sản phẩm gốm Phù
Lãng. Đối với thị trường nội địa thì sản phẩm gốm Phù Lãng được tiêu thụ ra sao?
Đối với thị trường xuất khẩu thì được tiêu thụ như thế nào?
Hiện nay trong cơ chế thị trường các sản phẩm không chỉ cạnh tranh với
những sản phẩm cùng loại mà còn cạnh tranh với những sản phẩm khác có khả năng
thay thế. Vậy thì sản phẩm gốm Phù Lãng đứng ở đâu trên thị trường gốm sứ Việt
Nam? Có vị trí như nào trong lòng người tiêu dùng? Đề tài sẽ đi nghiên cứu và làm
rõ vấn đề này.
* Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù

Lãng
Khi một hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra người ta luôn quan tâm đầu
tiên đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất gốm sứ cũng
vậy, đề tài đi nghiên cứu về kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm tại
Phù Lãng ở từng quy mô sản xuất.
Đồng thời sẽ dùng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các hộ SXKD gốm Phù Lãng.
11
2.1.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ
SXKD gốm Phù Lãng
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, những yếu tố đó có ảnh hưởng gì? ảnh hưởng như thế nào đến
tình hình sản xuất kinh doanh. Để từ đó có những giải pháp hạn chế khắc phục
những yếu tố có ảnh hưởng không tốt và tận dụng những sự ảnh hưởng có lợi của
những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ
SXKD gốm Phù Lãng.
2.1.5.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm
Phù Lãng
Qua nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm,
những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những yếu tố
ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh để từ đó đề ra những giải pháp đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng.
Các hộ SXKD có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, sử dụng vốn có hiệu quả
hơn, nâng cao năng lực sáng tạo của lao động…tất cả nhằm thúc đẩy phát triển sản
xuất của các hộ, để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ SXKD
gốm Phù Lãng.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng
Quá trình đổi mới kinh tế cùng với hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của
Nhà nước đã có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển

của làng nghề. Sự chuyển biến quan trọng này đã được tác động bởi các đường
lối, chính sách trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế nông thôn, đề
ra nhiều biện pháp, chính sách phát triển toàn diện kinh tế- xã hội nông thôn,
trong đó có làng nghề và đặc biệt hơn là làng nghề truyền thống. Trên cơ sở của
sự đổi mới đường lối kinh tế , một loạt các văn bản pháp luật ra đời như : luật
doanh nghiệp, luật công ty, luật hợp tác xã…tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho sự phát triển của làng nghề.
12
- Quyết định 2636-QD-BNN-CB phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển
làng nghề do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Với mục
tiêu: Phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
-Quyết định 132/2000/QĐ–TTg về một số chính sách khuyến khích phát
triển làng nghề nông thôn. Quyết định được ban hành bao gồm các quy định về
ngành nghề nông thôn và chủ trương phát triển làng nghề như: quy hoạch và định
hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, các yếu tố
phục vụ mục đích sản xuất của làng nghề như đất đai, nguyên liệu, vốn, quy định
chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
-Nghị định 66/2006/NĐ-CP về nội dung và những chính sách phát triển
ngành nghề nông thôn. Trong đó có những chính sách khuyến khích như:
Bảo tổn và phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du
lịch; phát triển làng nghề mới.
Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại
các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư; hỗ trợ lãi suất đầu tư theo quy định
hiện hành; vay vốn từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quyết định hiện hành;…
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành
nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của xúc tiến

thương mại quốc gia,…
Bằng những việc cụ thể đó là: Chính phủ giao cho Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề ở Việt Nam
từ nay cho đến năm 2020, bằng một khoảng đầu tư trên 11.000 tỷ đồng.
-Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN của bộ Nông Nghiệp và PTNT về đẩy mạnh
thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi
trường làng nghề. Nội dung bao trùm là chỉ đạo chính quyền các địa phương thực
hiện quy hoạch phát triển làng nghề thực hiện tốt Nghị định số 66/2006/NĐ-Cp
ngày07/07/2006 của thủ tướng chính phủ về phòng chống ô nhiễm làng nghề.
-Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ban hành vào tháng 1 năm 2009 về việc hỗ
trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh
(tức là vốn lưu động), được gọi là gói kích cầu thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ.
13
Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn
của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong
thời gian tối đa là 24 tháng.
Những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đang dần được thực thi tại
một số làng nghề sản xuất gốm như tại Bát Tràng đang thực thi chỉ thị số
28/2007/CT-BNN của bộ Nông Nghiệp và PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề,
ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ thuộc Bộ KH- CN phối hợp cùng Hiệp hội Gốm sứ và UBND xã Bát
Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng”
nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Bát Tràng (Tiến Dũng,
2009). Thực hiện chính sách khôi phục và phát triển làng nghề, tại làng gốm Chu
Đậu Hải Dương đã có những hành động thiết thực như khuyến khích con em trong
làng học vẽ, tạo hình, chấm bút…tại các lò gốm; Sở Văn hóa- Thông tin tỉnh Hải
Dương cũng có chương trình mời các hộ mở lò sản xuất gốm sang tập huấn, đào tạo
về kỹ thuật làm gốm, những gia đình mở lò sản xuất sẽ được ưu tiên vay không lãi
100 triệu đồng/ gia đình…

Tuy nhiên, những chính sách này khi đi vào thực thi lại tồn tại những bất cập
như không phải bất kì chính sách nào cũng được thi hành ở các địa phương làng
nghề, hoặc các chính sách chưa thật sự về đến các làng nghề, ví dụ tại Phù Lãng khi
được hỏi về những lợi ích mà chính sách mang lại, những chủ hộ đã nói rằng không
được phổ biến về các chính sách, không biết nó có hỗ trợ được gì cho sản xuất của
họ hay không.
Một vấn đề nữa là các chính sách đưa ra để hỗ trợ hộ SXKD phát triển sản
xuất kinh doanh nhưng liệu các chính sách đó đã thực sự phù hợp và thiết thực với
điều kiện, những khó khăn tồn tại của hoạt động sản xuất tại những hộ SXKD hay
chưa? Tại Bát Tràng đến nay hầu như chưa có công ty, hộ sản xuất nào tiếp cận
14
“ Tôi không được biết đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước, chúng tôi
không được phổ biến về các chính sách đó nên không biết là nó có hỗ trợ được
gì cho sản xuất kinh doanh hay không. Chúng tôi chỉ biết sản xuất gốm thôi chứ
không quan tâm đến những chính sách đó.”
( Nguyễn Văn Toán, 47t, Phù Lãng)
được khoản vay kích cầu vì theo ông Chủ tịch xã “chủ trương là các cơ sở phải đầu
tư thực sự, phải có hóa đơn để chứng minh, không phải vay để trả nợ”, trong khi lại
có rất nhiều hộ lại cần tiền để… trả nợ (Tiến Dũng, 2009)…
Những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cần phải có
những cơ chế chính sách triển khai cụ thể thì mới có thể có hiệu quả tốt nhất được.
Ngoài ra, cần có những chính sách linh động hơn, phù hợp và thiết thực với thực
tiễn để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ
SXKD tại các làng nghề.
2.2.2 Đặc điểm sản xuất gốm của các hộ SXKD ở trong nước
Nước ta có truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời và có người đã đánh giá là
một cường quốc về xuất khẩu sản phẩm gốm sứ với các địa chỉ làng nghề như gốm
Bát Tràng ( Hà Nội), Chu Đậu, Hợp Lệ ( Hải Dương), Thổ Hà, Phù Lãng ( Bắc
Ninh) … Với mỗi làng nghề lại có những phong tục, tập quán sản xuất khác nhau,
chính vì thế mà sản xuất kinh doanh của các hộ cũng có những đặc trưng riêng,

những đặc điểm khác nhau.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của hộ SXKD gốm Bát Tràng- Hà Nội
Với vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện giao thông nên hoạt động sản xuất, tiêu
thụ các sản phẩm gốm của các hộ SXKD ở đây có điều kiện để phát triển. ở Bát
Tràng, những hộ gia đình sản xuất có quy mô sản xuất lớn, vốn sản xuất nhiều đủ
điều kiện thì họ đều tiến đến đăng ký sản xuất kinh doanh theo hình thức doanh
nghiệp, vì vậy chỉ còn lại đa phần là những hộ SXKD với quy mô sản xuất trung
bình và nhỏ. Trước đây trên toàn xã có hơn 700 hộ gia đình sản xuất gốm nhưng
hiện nay do tình hình sản xuất kinh doanh ế ẩm, nhiều hộ gia đình đã ngưng sản
xuất, chuyển qua ngành nghề khác để kinh doanh.
Lao động tại các hộ SXKD gốm Bát Tràng đến từ nhiều nơi khác nhau như
Hưng Yên, Kim Lan…, và cũng có những nghệ nhân gốm từ Phù Lãng đến làm
thuê. Lao động chủ yếu là trình độ học vấn, trình độ tay nghề thấp, học làm gốm
cũng là qua truyền nghề. Nói chung chất lượng lao động chưa cao.
Các sản phẩm gốm của các hộ SXKD gốm Bát Tràng rất đa dạng, phong
phú, nhiều chủng loại, mẫu mã thì đẹp, sản phẩm tinh xảo rất được người tiêu dùng
15
ưa chuộng. Các hộ SXKD thường là sản xuất hàng loạt các sản phẩm, dập khuôn
cùng một mẫu để bán và tiêu thụ trên thị trường.
Các hộ SXKD gốm Bát Tràng là những hộ sản xuất chuyên, sản xuất liên tục
chứ không sản xuất theo mùa vụ, không kiêm sản xuất cùng với nông nghiệp. Chính
vì thế mà hoạt động sản xuất kinh doanh gốm của các hộ SXKD có sự đầu tư hơn
hẳn về vốn, về lao động…chính vì thế mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, đạt
kết quả và hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng Uỷ ban Nhân dân xã Bát Tràng và
Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm
tiết kiệm năng lượng” tại Bát Tràng. Hiện nay hầu như 100% các hộ SXKD gốm ở
Bát Tràng đều sử dụng lò gas. Nhờ ưu điểm giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí
sản xuất 30% và tiết kiệm thời gian nung, mỗi năm lò nung gas đã giúp tiết kiệm

được khoảng 3000 tấn dầu quy đổi và giảm phát thải trên 12.000 tấn khí CO2. Bên
cạnh đó sản phẩm gốm từ lò nung gas chất lượng cao hơn và doanh thu tăng 30% so
với đốt bằng than đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các hộ SXKD gốm Bát
Tràng. Sử dụng lò gas không những góp phần vào thúc đẩy kinh tế địa phương, tăng
thu nhập cho các hộ SXKD mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp
Bát Tràng thực hiện được mục tiêu “ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống”
gắn với du lịch (Tiến Dũng, 2009).
Tóm lại các hộ SXKD gốm Bát Tràng đang trên con đường phát triển và
trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ hơn nữa.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD gốm Chu Đậu- Hải Dương
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sau hơn 500 năm thất truyền gốm Chu
Đậu- dòng gốm bác học mang đầy giá trị nhân văn, chất văn hóa tâm linh Việt đang
được hồi sinh. Hiện nay các hộ SXKD gốm Chu Đậu đang dần đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh trở lại, đang dần khôi phục lại những tinh hoa của một làng nghề
truyền thống, hy vọng có thể làm sống dậy thời kỳ đỉnh cao của dòng gốm này.
Cùng chung với quyết tâm khôi phục làng nghề của các cấp chính quyền, các
hộ SXKD gốm Chu Đậu cùng chung tay góp sức, quyết tâm đem sự hưng thịnh
quay trở lại cho nghề truyền thống của ông cha để lại.
16
Tại các lò gốm của các hộ SXKD khuyến khích các em nhỏ trong làng học
vẽ, tạo hình, chấm bút… Tại đây cũng mở những lớp tập huấn đào tạo về kỹ thuật
làm gốm cho các lao động trong hộ SXKD nâng cao trình độ, tay nghề sản xuất cho
các lao động trong hộ SXKD (Dương huyền, 2010).
Yêu và tâm huyết với nghề gốm truyền thống đã có từ lâu đời, các hộ SXKD
gốm Chu Đậu đang nỗ lực, cố gắng hết sức mình để khôi phục và phát triển làng
gốm cổ Chu Đâu, từng bước đưa các sản phẩm gốm quay trở lại thị trường, đưa sản
phẩm gốm tinh hoa mang nhiều giá trị nhân văn đến tay người tiêu dùng.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm
Tình hình SXKD gốm của các hộ SXKD Phù Lãng một vài năm gần đây đã
có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề cần được

giải quyết triệt để hơn nữa, có như vậy mới có thể thúc đẩy sản xuất phát triển.
Khoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong sản xuất gốm tại các hộ SXKD
nhưng chưa áp dụng triệt để cũng như không đầu tư chuyển giao công nghệ đúng
thời điểm. Vì vậy cần phải chuyển giao công nghệ sản xuất, trang thiết bị hiện đại,
nắm bắt được những yếu tố kỹ thuật có thể tăng năng suất lao động và tạo ra các sản
phẩm gốm có chất lượng tốt, mẫu mã và chủng loại đa dạng hơn nữa để có thể cạnh
tranh trên thị trường.
Các hộ SXKD gốm Phù Lãng cần phải sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu
quả, đầu tư tập trung và không dàn trải để có thể sử dụng vốn một cách tốt nhất,
tránh sự lãng phí, thất thoát không cần thiết.
Sản phẩm gốm Phù Lãng muốn phát triển, muốn cạnh tranh được với những
sản phẩm gốm tại các làng nghề gốm khác (Bát Tràng, Chu Đậu…) trên thị trường
gốm thì cần có những cải tiến hơn nữa về mẫu mã, về chất lượng, chủng loại sản
phẩm nên sản xuất phong phú và đa dạng hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng
Ngoài ra sản phẩm gốm Phù Lãng cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ rộng
hơn nữa, phải quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, để người tiêu dùng
biết đến nhiều hơn sản phẩm gốm Phù Lãng, để xây dựng nên thương hiệu gốm Phù
Lãng với sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và chủng loại đa dạng, phong phú.
17
Các hộ SXKD gốm Phù Lãng cần phải nâng cao trình độ, tay nghề của người
lao động, mở những lớp tập huấn đào tạo về kỹ thuật làm gốm cho các lao động
(các hộ SXKD gốm Chu Đậu đã thực hiện).
Một vấn đề quan trọng nữa, các hộ SXKD gốm Phù Lãng muốn phát triển
bền vững cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, có thể thay các lò gốm
than bằng các lò gas như các hộ SXKD gốm Bát Tràng đang áp dụng, như vậy vừa
có thể tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất mà tạo ra những sản phẩm chất
lượng cao hơn, và có thể bảo vệ được môi trường làng nghề.
18
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của làng nghề gốm Phù Lãng
Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) cách
thành phố Bắc Ninh khoảng 25km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng
nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa
danh Phù Lãng có thể có vào cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng
có 5 thôn nhưng chỉ có 2 thôn sản xuất gốm là thôn Phù Lãng và thôn Thủ Công.
Phù Lãng được biết đến là một làng sản xuất gốm truyền thống có khoảng từ 800
năm nay, từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14.
Trong kháng chiến chủ yếu sản xuất gốm cổ truyền phục vụ dân cư đồng
bằng, trung du Bắc Bộ, gồm có những sản phẩm gốm dân dụng như chum, vại,
niêu…Đến năm 1960 tách ra một thôn Thủ Công riêng chuyên sản xuất gốm được
nhà nước bao tiêu sản phẩm. Từ năm 1980- 1995 sản xuất thịnh hành, phát triển
nhanh, các hộ gia đình tham gia sản xuất mạnh mẽ, số lượng tăng dần, có thời điểm
lên đến 400 hộ tham gia sản xuất gốm. Đến năm 2000 có nhiều sinh viên Mỹ Thuật
đem gốm Mỹ thuật, gốm thủ công mỹ nghệ về làng, phát triển sản xuất và đến hiện
nay thì loại gốm này được sản xuất nhiều, phát triển khá mạnh. Đến ngày nay, cả
làng còn có 250 hộ sản xuất gốm, trong đó Phù Lãng là 150 hộ, Thủ Công là 100 hộ
với 2 doanh nghiệp sản xuất gốm, 1 hợp tác xã và hơn 15 xưởng lớn nhỏ sản xuất.
Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có
màu hồng nhạt thường được lấy ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống) Bắc
Giang, sau khi mua, đất được chở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn,
đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng bàn tay của thợ thủ công.
Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu
sành… Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi
phục và gìn giữ truyền thống của làng nghề các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ
nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Thiều với tên
19
quen thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển

những tinh hoa của nghệ nhân gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn,…các
nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu mã gốm mới như Tranh gốm, lọ
hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm ốp tường, lư hương…đã và đang được
khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận
góp phần tô thêm bản sắc văn hóa và đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập.
3.1.2 Vị trí địa lý
Làng nghề Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, nằm phía Đông Bắc của huyện Quế
Võ tỉnh Bắc Ninh, được bao bọc bởi dòng sông Cầu, bên kia sông là huyện Yên
Dũng tỉnh Bắc Giang.
Phía Bắc giáp với xã Thắng Cương – Huyện Yên Dũng – Bắc Giang
Phía Đông giáp với xã Dũng Tiến – Huyện Yên Dũng – Bắc Giang
Phía Tây giáp với xã Ngọc Xá và Phù Lương
Phía Nam giáp với xã Châu Phong
Cách thành phố Bắc Ninh khoảng 25km về phía Đông Nam.
Theo nghiên cứu địa chất, đất tự nhiên của Phù Lãng được hình thành do sự
lắng đọng của hệ thống sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc
xuống Nam. Ngày nay, còn có nhiều ngôi nhà cổ của nhiều thế hệ người dân Phù
Lãng nằm quần tụ trên những mỏm núi thấp ( núi Đồn, núi Trọc, núi Bờ Rùa, núi
Cáng) thuộc đoạn cuối của dãy núi Trâu Sơn và nằm bên bờ sông Cầu, cách Lục
Đầu Giang 4km.
Phù Lãng có địa bàn khá rộng, có vị trí tương đối thuận lợi cho các hộ
SXKD dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng xung quanh và dễ dàng
tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gốm.
3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng
Làng gốm Phù Lãng nằm trong vùng đồng bằng trũng của huyện nên địa
hình cao thấp không đều. Toàn bộ địa hình có xu thế như một túi nước. Địa hình rất
phức tạp, đồi núi xen kẽ với ruộng trũng. Về mùa mưa nước các nơi dồn về và nước
sông Cầu dâng lên rất cao gây rất nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất. Qua
khảo sát toàn xã có 50ha đất đồi núi có độ dốc 8 – 15
0.

Vùng ruộng có 4 cấp địa hình
20
tương đối thấp, cấp địa hình cao diện tích 12,5 ha; địa hình vàn 30,31 ha và địa hình
trũng là 337,5ha.
Phù Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân/ năm đạt
1450mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa ( 80% lượng mưa cả năm) mưa lớn tập
trung gây nhiều khó khăn cho sản xuất cũng như đời sống của người dân. Số ngày
mưa trong năm là 185 ngày. Các tháng mưa nhiều là 7, 8, 9; tháng mưa ít trong năm
là tháng 12 và tháng 1.
Có thể thấy điều kiện thời tiết, khí hậu của làng nghề khá thuận lợi cho việc
phát triển sản xuất gốm của các hộ SXKD, đặc biệt trong khâu phơi sấy nhiên liệu
để đốt lò và sản phẩm trước khi đưa vào lò để nung… Tuy nhiên với số ngày mưa
trong năm, cũng như các tháng có độ ẩm cao trong năm các hộ SXKD gốm cần
phải có nhà xưởng chú ý tới việc bảo quản sản phẩm không để ảnh hưởng tới tiến
độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm gây thiệt hại cho hộ sản xuất.
3.1.4 Điều kiện kinh tế xã hội
Đất đai:
Phù Lãng là xã có nhiều loại đất khác nhau, được chia thành những khu vực
cơ bản như: khu vực đất đồi rừng, khu vực đất ven sông cầu và khu vực đất trong
đê. Toàn bộ diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1007,79 ha.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là 619,98ha ( chiếm 61,52%)
thì đến năm 2011 giảm xuống còn 615,3ha chiếm 61,05%, bình quân 3 năm 2009-
2011 giảm 0,38%. Mặc dù vậy nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân / hộ vẫn
ở mức >3000m
2
/hộ.
Địa bàn xã do quỹ đất còn hạn chế nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng
còn nhiều khó khăn. Về diện tích đất phi nông nghiệp, những năm vừa qua đã
chuyển đổi một phần từ diện tích đất nông nghiệp, tuy nhiên diện tích tăng không

đáng kể. Năm 2009 tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 344,73 ha thì sang năm
2009 là 349,42 ha, bình quân 3 năm tăng 0,68%. Đặc biệt diện tích quỹ đất từ nguồn
đất chưa sử dụng do là nguồn đất ngoài bãi nên việc tính toán chuyển đổi là rất khó.
21
Trong cơ cấu đất đai tại địa bàn xã Phù Lãng thì cơ cấu đất chuyên dụng có
biến động tăng không đáng kể. Đất chuyên dụng bao gồm cả đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp. Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lĩnh vực
qua việc chuyển dịch cơ cấu đất đai. Năm 2009, tổng diện tích đất chuyên dụng là
132,69 ha chiếm 13, 17% tổng diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2009 tăng lên là
140,54 ha chiếm 13, 95%.
Như vậy, cơ cấu diện tích đất tự nhiên của Phù Lãng những năm gần đây có
sự chuyển dịch mạnh mẽ. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, diện
tích đất chuyên dùng tăng mạnh. Nguyên nhân do thời gian qua chính quyền xã đã
quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, vật liệu
xây dựng…Điều này phù hợp với chủ trương của huyện và tỉnh là: giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Song Phù Lãng vẫn là
một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cho nên đòi hỏi chính quyền các cấp cần
có sự quy hoạch cụ thể từng vùng để vừa phát triển được sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp lại không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.
22
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của xã Phù Lãng năm 2009- 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển(%)
SL( ha) CC(%) SL ( ha) CC(%) SL( ha) CC(%) 11/10 10/09 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên 1007,79 100 1007,79 1001007,79 100
1.Đất nông nghiệp 619,98 61,52 615,66 61,09 615,3 61,05 99,94 99,3 99,62
1.1Đất trồng cây hàng năm 513,59 50,96 509,27 50,53 508,93 50,50 99,93 99,16 99,55
1.2Đất nuôi trồng thủy sản 55,52 5,48 55,22 5,48 55,2 5,48 99,96 100,00 99,98
1.3Đất lâm nghiệp 51,17 5,08 51,17 5,08 51,17 5,08 100,00 100,00 100,00
2.Đất phi nông nghiệp 344,73 34,21 349,05 34,64 349,42 34,67 100,11 101,25 100,68

2.1Đất thổ cư 128,58 12,76 128,45 12,75 126,89 12,59 98,79 99,90 99,34
2.2Đất chuyên dụng 132,69 13,17 138,57 13,75 140,54 13,95 101,42 104,43 102,92
2.3Đất phi nông nghiệp 83,46 8,28 82,03 8,14 81,99 8,14 99,95 98,29 99,12
3.Đất chưa sủ dụng 43,08 4,27 43,08 4,27 43,07 4,27 99,98 100,00 99,99
*Bình quân đất thổ cư 1 hộ(m
2
/hộ) 663,81 658,04 642,16
*Bình quân đất thổ cư 1 người( m
2
) 159,41 157,65 154,18
*Bình quân đất NN 1 hộ( m
2
/hộ) 3200,72 3154,00 3113,87
Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng
23
• Dân số và lao động
Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của quá
trình sản xuất và kinh doanh của các hộ SXKD gốm.
Từ nguồn số liệu của thống kê UBND xã Phù Lãng ( Bảng 3.2) dân số Phù
Lãng có 8066 nhân khẩu với 1937 hộ gia đình. Năm 2011 là 8230 nhân khẩu với
1976 hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên của xã bình quân trong 3 năm 2009- 2011 là 1, 01%
đúng theo mục tiêu kinh tế xã hội mà UBND xã Phù Lãng đã đề ra.
Đây là xã có cơ cấu lao động trẻ là yếu tố thuận lợi đến tình hình sản xuất
kinh doanh của các hộ SXKD gốm Phù Lãng, nguồn lao động trẻ sẽ có những sự
tiến bộ nhanh hơn, tiếp thu học hỏi nhanh hơn.
24
Bảng 3.2. Tình hình dân số- lao động xã Phù Lãng 2009- 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển( %)
SL

( người)
CC
( %)
SL
( người)
CC
( %)
SL
( người)
CC
( %)
11/10 10/09 BQ
I.Tổng dân số 8066 100 8148 100 8230 100 101,11 101,0 101,01
II.Tổng lao động 6411 79,48 6521 80,03 6572 79,85 100,78 101,7 101,25
III.Tổng lao động thực tế làm việc 4573 56,69 4643 56,98 4726 57,42 101,79 101,5 101,66
-Lao động ngoài độ tuổi 2252 49,25 2295 49,43 2305 48,77 100,44 101,9 101,17
-Lao động trong độ tuổi 2321 50,75 2348 50,57 2421 51,23 103,11 101,2 102,13
1.Lao động nông nghiệp 1329 29,06 1287 27,72 1290 27,30 100,23 96,8 98,52
2. Lao động công nghiệp, tiểu TCN 1511 33,04 1896 40,84 1782 37,71 93,99 125,5 108,60
3. Lao động trong cơ quan hành chính 192 4,20 198 4,26 204 4,32 103,03 103,1 103,08
4. Lao động xây dựng cơ bản, vận tải 98 2,14 112 2,41 135 2,86 120,54 114,3 117,37
5. Lao động thương nghiệp, dịch vụ 225 4,92 238 5,13 261 5,52 109,66 105,8 107,70
6. Lao động kiêm 1218 26,63 1305 28,11 1388 29,37 106,36 107,1 106,75
IV. Tổng số hộ 1937 1952 1976 101,23 100,8 101,00
V. BQ nhân khẩu/ hộ 4,16 4,17 4,16 99,78 100,2 100,01
VI. BQ lao động thực tế làm việc/ hộ 2,36 2,38 2,39 100,55 100,8 100,65
Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng
25

×