Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập nhóm môn Luật tố tụng dân sự Việt Nam (9 điểm) Đề bài: “Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.19 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang:

MỞ ĐẦU.........................................................................................................
NỘI DUNG...................................................................................................1
I. Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự.......1
1. Khái niệm thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa
án……………………….1
2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự
của Tòa án……..1
II. Quy định về việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa tòa án các
cấp.................................................................................................................2
1. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện..................2
2. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án nhân dân cấp tỉnh.......................5
III. Đánh giá những quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của tòa án...................................................................7
1. Những điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 so với Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)....................................7
2. Hạn chế của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung..8
KẾT LUẬN.................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................


MỞ ĐẦU
Việc quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các
vụ việc, vụ án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phía
tịa án và đương sự. Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của tòa
án trong việc giải quyết các việc dân sự là cơ sở pháp lý để xác
định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình hay khơng. Tòa án sẽ phải căn cứ vào các quy định của
pháp luật để xác định xem, đối với yêu cầu này thì mình có


thẩm quyền giải quyết khơng. Từ đó, tịa án có thể thụ lý, giải
quyết đúng các việc dân sự phát sinh trong xã hội thuộc thẩm
quyền của mình, tránh trường hợp áp dụng khơng thống nhất
gây kéo dài thời gian giải quyết do phải chuyển đi chuyển lại
giữa các tòa án. Từ việc xác định được đúng thẩm quyền của
mình, cũng tránh được trường hợp có tranh chấp thẩm quyền
giữa các Tòa án cùng cấp với nhau. Bên cạnh đó, việc xác định
thẩm quyền giữa các Tịa án một cách hợp lý, khoa học tránh
được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án
với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau. Từ đó, góp
phần tạo điều kiện cần thiết cho tịa án giải quyết nhanh chóng
và đúng đắn các việc dân sự, nâng cao được hiệu quả giải quyết
việc dân sự. Ngồi ra, việc xác định thẩm quyền của Tịa án có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về
chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở tịa án.
Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án phải
thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Vậy, để hiểu rõ hơn thẩm quyền của tòa án các cấp trong
xét xử sơ thẩm vụ án, vụ việc dân sự, nhóm chúng em xin đi
vào tìm hiểu Đề bài số 05: “Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của
Tòa án các cấp” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập nhóm của
nhóm mình.


NỘI DUNG
I. Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền
sơ thẩm dân sự
1. Khái niệm thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án
Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp
các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan,

tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định,
dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cá nhân hoặc cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền
lực nhà nước theo pháp luật quy định. Cụ thể về thẩm quyền
của Tòa án là quyền xem xét và giải quyết các vụ việc và quyền
ra các quyết định khi giải quyết các vụ việc đó dựa trên quy
định và tinh thần của pháp luật. Thẩm quyền dân sự của tòa án
là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các
quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố
tụng dân sự. Những vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của tòa
án phát sinh từ các quan hệ dân sự, liên quan đến tài sản, nhân
thân, chủ yếu được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau và được
thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Pháp luật Việt Nam quy định nguyên tắc xét xử theo hai
cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Xét xử sơ thẩm là xét xử một vụ án
ở cấp xét xử thấp nhất, đây là cấp xét xử đầu tiên, qua cấp xét
xử sơ thẩm mới có thể xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm. Cơ sở để có thể mở phiên tịa xét xử sơ thẩm là khi có
đơn khởi kiện của một cá nhân, cơ quan, tổ chức về vụ việc
thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án và được tòa án thụ lí.
Như vậy, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tịa án được hiểu
là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra
các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó trong lần
xét xử đầu tiên của một vụ việc theo thẩm quyền của từng cấp
tòa án.
2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân
sự của Tòa án:
1



Thứ nhất, việc xác định đúng thẩm quyền sơ thẩm dân sự
của tòa án sẽ là cơ sở để xác định đúng thẩm quyền phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm.
Thứ hai, tránh tình trạng giải quyết khơng đúng thẩm quyền
hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các Tòa trong việc thụ lý giải
quyết.
Thứ ba, việc xác định đúng thẩm quyền sơ thẩm dân sự của
tòa án sẽ tránh được vụ việc bị hủy để xét xử sơ thẩm lại gây
mất thời gian, tốn phí vật chất cho cả Tịa án và đương sự
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự ,
đảm bảo sự phối hợp giữa các Tòa và cơ quan thi hành án trong
việc chuyển giao bản sao bản án, quyết định và giải thích bản
án quyết định.
Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong
việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước Tịa án.
Thứ sáu, giảm gánh nặng cho các cấp của tịa án, phân
cơng, phân cấp, phân quyền xét xử sơ thẩm cho tòa án nhân
dân cấp huyện, cấp tỉnh.
II. Quy định về việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân
sự giữa tòa án các cấp
Quy định về việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự là về
việc xác định những loại việc nào thuộc thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp
tỉnh
1. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân
cấp huyện
Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ
thẩm hầu hết các vụ việc dân sự của tòa án, trừ những vụ việc
dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo

quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tịa án
nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp, yêu cầu sau:
1.1. Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia
đình
2


Các tranh chấp về dân sự được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4,
5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự
2015, như: Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch
Việt Nam, tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối
với tài sản, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự,
tranh chấp về thừa kế tài sản, tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng,… sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa
án nhân dân cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm. Riêng đối với
tranh chấp được quy định tại khoản 7 - Điều 26 - Bộ luật tố tụng
dân sự 2015 là tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng
biện pháp ngăn chặn hành chính khơng đúng theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh (thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa
án) thì khơng thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
của tòa án nhân dân cấp huyện.
- Những yêu cầu về dân sự:
Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của
tòa án nhân dân cấp huyện là các yêu cầu dân sự quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân
sự 2015, như: u cầu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú và quản lí tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố
hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu
tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu,…

Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền sơ thẩm của tịa cấp huyện được quy định ở Điều 28 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015, gồm: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn; Tranh chấp về
chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hơn nhân; Tranh
chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Tranh
chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ; Tranh
chấp về cấp dưỡng; Tranh chấp về sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ
sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo….
Những u cầu về hơn nhân gia đình quy định tại các khoản
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân
sự 2015csẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân
cấp huyện, như: yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, yêu
cầu công nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài
3


sản sau khi ly hôn, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, yêu
cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy
định của pháp luật về hơn nhân và gia đình,….
1.2. Tranh chấp , u cầu phát sinh trong kinh doanh,
thương mại
Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm với tranh chấp về kinh doanh, thương mại
quy định tại khoản 1 – Điều 30 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận”.
Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ
thẩm các yêu cầu về kinh doanh thương mại tại khoản 1 và

khoản 6 Điều 31- Bộ luật tố tụng dân sự 2015, là: yêu cầu hủy
bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội
đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền
dân sự của tòa án
1.3. Những tranh chấp, yêu cầu về lao động
Điều 32 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những
tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án,
theo khoản 1 – Điều 35 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tịa án
nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm đối với tất cả những tranh chấp lao động tại Điều 32, như:
tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử
dụng lao động về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải
hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động; tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập
thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp
luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động
không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch
Ủy ban nhân dân không giải quyết, các tranh chấp liên quan
đến lao động,…
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết sơ
thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 1
4


và khoản 5 – Điều 33 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là: yêu cầu
tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu;
các yêu cầu khác về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của
tịa án.

* Ngồi ra, tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết sơ thẩm trong trường hợp quy định tại khoản 4 – Điều 35
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi
cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật,
giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới
với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên
giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định
khác của pháp luật Việt Nam”. Các tranh chấp có yếu tố nước
ngồi xảy ra giữa cơng dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới
với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên
giới với Việt Nam thì tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết những tranh chấp đó theo thủ tục sơ thẩm.
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã có những điểm mới so với
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011. Theo Bộ
luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) thì tất cả các
tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền
giải quyết của tịa án cấp huyện. Còn ở Bộ luật tố tụng dân sự
2015 lại quy định có ngoại trừ một quan hệ tranh chấp dân sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhưng khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của tịa án cấp huyện tại khoản 7 – Điều
26 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tranh chấp về bồi thường thiệt
hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính khơng đúng
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Bộ luật tố tụng dân
sự 2015 đã mở rộng thẩm quyền của tòa án cấp huyện trong
việc giải quyết các tranh chấp lao động khi quy định tất cả
tranh chấp lao động quy định tại điều 32 đều thuộc thẩm quyền
của tòa án cấp huyện trong khi Bộ luật tố tụng dân sự 2004
(sửa đổi, bổ sung 2011) chỉ quy định những tranh chấp tại

khoản 1 Điều 31 về tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao
động với người sử dụng lao động.
5


Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là văn bản quy phạm pháp luật
lần đầu tiên ghi nhận tòa án cấp huyện được quyền giải quyết
các yêu cầu tại khoản 1, khoản 6 Điều 31 về yêu cầu hủy bỏ
nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng
thành viên theo pháp luật doanh nghiệp và các yêu cầu khác về
kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tịa án; Ngồi ra
tịa án cấp huyện được giải quyết những yêu cầu quy định tại
Khoản 1, Khoản 5 Điều 33 luật này về yêu cầu tuyên bố hợp
đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và các yêu
cầu khác về lao động thuộc thẩm quyền của tịa án.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có điểm mới nữa là quy định
tòa án cấp huyện được thành lập các tòa chuyên trách để giải
quyết các vụ việc tại Điều 36, gồm 3 tòa: tòa dân sự, tịa gia
đình và người chưa thành niên. Tịa Dân sự giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm những vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao
động thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện được
quy định tại Điều 35. Tịa gia đình và người chưa thành niên có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về
hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân
cấp huyện. Như vậy, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án
nhân cấp huyện đã được mở rộng hơn so với Bộ luật cũ, thể
hiện ở việc tòa án nhân dân cấp huyện đã được trao thẩm
quyền giải quyết thêm một số các tranh chấp, yêu cầu, xây
dựng được tính chun mơn hóa của tịa án nhân cấp huyện thể
hiện ở tòa chuyên trách sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho tòa án

cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án nhân dân
cấp tỉnh
Tại Điều 37 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm
quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tịa án nhân cấp tỉnh có
thẩm quyền sơ thẩm trong việc giải quyết các tranh chấp, yêu
cầu về dân sự, hơn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương
mại mà khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của tịa án cấp
huyện; hoặc thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện nhưng có
đương sự, tài sản ở nước ngồi hoặc cần ủy thác tư pháp ra
nước ngoài; hoặc những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết sơ
thẩm của tòa án cấp huyện mà tịa án cấp tỉnh tự mình lấy lên
6


để giải quyết. Như vậy, tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền
sơ thẩm trong việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu trong
những trường hợp sau:
2.1 Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết sơ
thẩm của Tịa án cấp tỉnh do u cầu chun mơn, nghiệp vụ
Tranh chấp về dân sự quy định Khoản 7 – Điều 26 – Bộ luật
tố tụng dân sự 2015: “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp
dụng biện pháp ngăn chặn hành chính khơng đúng quy định
của pháp luật về cạnh tranh”
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Khoản 2, 3, 4, 5
điều 30 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm: Tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp giữa
người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên công ty.

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của cơng ty, với
người quản lí của công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc
trong công ty cổ phần, giữa các thành viên trong công ty với
nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, tổ chức
lại, bàn giao tài sản, chuyển đổi hình thức của cơng ty,… và các
tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền
của tòa án.
Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 2, 3
Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là: yêu cầu liên quan đến
việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo
yêu cầu của pháp luật trọng tài, yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu
biển theo quy định về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng
hải Việt Nam.
Yêu cầu về lao động quy định tại Khoản 2 Điều 33 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 là: u cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình
cơng.
2.2 Các vụ việc dân sự mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài, cho Tịa án nước ngồi.
7


Theo Khoản 3 – Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy
định những tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết sơ
thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện mà có đương sự hoặc tài
sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi,
cho tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi thì tịa án
nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết

Đương sự ở nước ngồi là người Việt Nam hay người nước
ngoài mà vào thời điểm Tịa án thụ lý vụ việc khơng có mặt tại
Việt Nam; Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo
quy định của Bộ luật dân sự ở ngồi biên giới lãnh thổ nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý
vụ việc.
2.3. Các yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định về dân sự của Tịa án nước ngồi, trọng tài
nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định đó
u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc
không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về
tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính, quyết định
về hơn nhân và gia đình, quyết định lao động, kinh doanh,
thương mại của Tịa án nước ngồi hoặc khơng công nhận bản
án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án,
quyết định hình sự, hành chính, quyết định về hơn nhân và gia
đình, quyết định lao động, kinh doanh, thương mại của Tịa án
nước ngồi mà khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh,
thương mại, lao động của trọng tài nước ngoài. Những yêu cầu
trên thuộc các điều khoản: Khoản 5 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân
sự 2015, Khoản 9 Điều 29 BLTTDS 2015, Khoản 4, Khoản 5 Điều
31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Khoản 4 Điều 33 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015.
2.4. Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án
cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên đề giải quyết do sự
phức tạp, khó khăn hoặc cần đảm bảo tính khách quan trong
việc giải quyết.

8



Đó là những trường hợp vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 nhưng vì các lí do như: việc áp dụng pháp luật
gặp khó khăn, phức tạp, q trình thu thập chứng cứ, xây dựng
hồ sơ khó có thể hồn thành với điều kiện của Tòa án cấp
huyện; đương sự trong vụ việc là cán bộ chủ chốt ở địa phương,
những người có uy tín trong tơn giáo mà xét thấy xét xử ở Tịa
án cấp huyện gây những ảnh hưởng về chính trị, ổn định khu
vực; vụ việc có liên quan tới thẩm phán, chánh án, phó chánh
án Tịa án cấp huyện hoặc theo đề xuất của tòa án cấp huyện,
nên Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Tòa án cấp tỉnh thành lập các Tòa chuyên trách, gồm: tòa
dân sự, tịa gia đình và người chưa thành niên, tịa kinh tế, tòa
lao động để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm
những tranh chấp, yêu cầu có liên quan trong mỗi loại quan hệ
pháp luật.
III. Đánh giá những quy định của bộ luật tố tụng dân
sự 2015 về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án
1. Những điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
so với Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011)
Theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự
2004, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của Tòa án
các cấp theo hướng liệt kê được quy định như sau:
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự quy định tại Điều 25
của Bộ Luật tố tụng dân sự: Tranh chấp giữa cá nhân với cá
nhân về quốc tịch Việt Nam; Tranh chấp về quyền sở hữu tài

sản; Tranh chấp về hợp đồng dân sự; Tranh chấp về quyền sở
hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ, trừ trường hợp có sự thỏa
thuận về mục đích lợi nhuận; Tranh chấp về thừa kế tài sản;...
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những
tranh chấp dân sự nêu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án
9


nước ngoài. Hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án
cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định
về thẩm quyền của Tòa án theo hướng tất cả những tranh chấp,
yêu cầu về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại
và lao động đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ
trường hợp theo quy định của luật thuộc thẩm quyền giải quyết
của cơ quan, tổ chức khác. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bổ
sung và quy định đầy đủ, cụ thể những loại tranh chấp và việc
dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bảo đảm phù hợp với luật
nội dung đã quy định, như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất
đai, Bộ luật lao động, Luật thi hành án dân sự.
Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thêm thẩm
quyền của các toà chuyên trách giải quyết các vụ việc thuộc
từng lĩnh vực cụ thể, theo Điều 36: “Thẩm quyền của các Tòa
chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện”, Điều 38: “Thẩm
quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh”. Bên
cạnh Tịa kinh tế, lao động, có bổ sung tồ gia đình và người
chưa thành niên Tịa án nhân dân cấp tỉnh: giải quyết các vụ
việc Hôn nhân và gia đình sơ thẩm thuộc thẩm quyền cấp tỉnh

và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định về
Hơn nhân và gia đình có kháng cáo, kháng nghị.
Việc quy định rõ hơn về thẩm quyền giải quyết vụ việc của
tòa án nhân dân cấp tỉnh giúp tránh được việc chồng chéo trong
thẩm quyền sơ thẩm của tòa án các cấp, bên cạnh đó cũng giúp
hạn chế được vấn đề các vụ việc tòa án nhân dân tỉnh lấy từ tòa
án nhân dân huyện lên để giải quyết một cách hợp lý nhất và
cũng tránh được việc đùn đẩy nhau trong việc giải quyết các vụ
án dân sự cho nhân dân. Cùng với đó là việc quy định hạn chế
các vụ việc mà tòa án cấp tỉnh phải giải quyết các vụ án sơ
thẩm để giảm nhẹ gánh nặng giải quyết các vụ án của tòa án
nhân dân cấp tỉnh, bởi ngoài giải quyết theo thủ tục sơ thẩm,
tòa án nhân dân cấp tỉnh còn giải quyết các vụ việc theo thủ tục
phúc thẩm.

10


2. Hạn chế của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và kiến
nghị sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã khắc phục được rất nhiều
điểm hạn chế, gây khó khăn trong q trình áp dụng, thực thi
của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng
Dân sự 2015 vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định về
thẩm quyền sơ thẩm của các cấp tòa án, cần phải sửa đổi, bổ
sung kịp thời để các tịa án có thể áp dụng pháp luật một cách
tốt nhất:
Thứ nhất, cần có sự hướng dẫn cụ thể về các trường hợp đối
với các vụ việc mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quyền tự
mình lấy lên để giải quyết sơ thẩm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự
2015: Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án nhân dân cấp huyện mà Tịa án nhân dân cấp
tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc
theo đề nghị của tòa án nhân dân cấp huyện. Có thể thấy cụm
từ “Khi xét thấy cần thiết” chỉ mang tính định tính chủ quan của
cá nhân có thẩm quyền, việc quy định này có thể dẫn tới sự tùy
tiện của Tòa án cấp tỉnh trong việ c áp dụng, hay cũng có thể
dẫn tới sự đùn đẩy nhau trong việc giải quyết các vụ việc dân
sự. Do vậy, thiết nghĩ nhà làm luật cần phải dựa trên các cơ sở
khoa học về xác định thẩm quyền giữa Tòa án các cấp như đã
phân tích tại Chương 1 để có những quy định bổ sung theo
hướng xác định cụ thể những trường hợp mà Tịa án cấp tỉnh chỉ
có thể lấy vụ việc lên để giải quyết. Ngoài ra, cũng cần phải quy
định rõ là khi lấy vụ việc lên để giải quyết thì Tịa án cấp tỉnh
phải ra quyết định bằng văn bản để hạn chế tình trạng tùy tiện
trong việc áp dụng của Tòa án cấp tỉnh.

11


KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu vấn đề, ta phần nào nắm được quy định của
pháp luật về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp,
đồng thời cũng thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của
pháp luật dân sự 2015 về phân chia thẩm quyền xét xử sơ thẩm
án dân sự của các cấp tòa án. Việc xác định thẩm quyền sơ
thẩm dân sự của Tòa án là rất cần thiết, có ý nghĩa rất quan
trọng trong hoạt động tố tụng dân sự, đó là tiền đề để tiến hành

các hoạt động tố tụng tiếp theo. Những trường hợp xác định sai
thẩm quyền xét xử sẽ làm chậm tiến trình giải quyết vụ việc
dân sự thậm chí làm vụ việc đứng trước nguy cơ không được
giải quyết. Chính vì vậy, việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân
sự của tòa án các cấp cần phải được thực hiện một cách cẩn
trọng, đúng quy định pháp luật.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2015;
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
3. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam
2016, Nhà xuất bản công an nhân dân;
4. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng Dân sự
Việt Nam 2016, Nhà xuất bản công an nhân dân;
5. Luatduonggia.vn, Ý nghĩa quy định thẩm quyền của tòa án
trong giải quyết việc dân sự, Truy cập ngày 05/02/2018;
/>


×