Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Đối chiếu hành động yêu cầu anh – việt (dưới góc độ lịch sự)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN VÂN KHÁNH

ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU ANH – VIỆT
(DƢỚI GÓC ĐỘ LỊCH SỰ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN VÂN KHÁNH

ĐỐI CHIẾU HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU ANH – VIỆT
(DƢỚI GÓC ĐỘ LỊCH SỰ)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số

: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỘ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

GS. TS. VŨ ĐỨC NGHIỆU

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Vân Khánh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Độ, ngƣời
thầy kính yêu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tơi hồn thành
luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Ngôn ngữ học,
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện cho tơi có đƣợc mơi trƣờng học tập và nghiên
cứu thuận lợi nhất.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới trƣờng Đại học Thăng Long, nơi tôi đang
công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học tập và hồn
thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận án

Nguyễn Vân Khánh
Nguyễn Vân Khánh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6
3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu ...........................................................7
4. Phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu .........................................................................8
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................9
6. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hành động ngơn từ u cầu .....................................11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lịch sự ......................................................................17
1.2. Cơ sở lý luận của luận án ...................................................................................26
1.2.1. Hành động ngôn từ yêu cầu ...........................................................................26
1.2.2. Các khái niệm về lịch sự theo quan điểm của Leech đƣợc áp dụng trong luận án.39

1.2.3. Các cách thức và phƣơng tiện biểu đạt lịch sự trong hành động yêu cầu............50
1.2.4. Một số cơ sở để luận án thực hiện nghiên cứu đối chiếu....................................56
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................58
CHƢƠNG 2. CHIẾN LƢỢC VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TRONG THỰC
HIỆN HÀNH ĐỘNG YÊU CẦU ANH – VIỆT .........................................................60
2.1. Chiến lƣợc trong thực hiện hành động ngôn từ yêu cầu Anh-Việt .............61
2.1.1. Chiến lƣợc trực tiếp..................................................................................................61
2.1.2. Chiến lƣợc gián tiếp trực ngôn: Phát ngôn trần thuật ............................................68
2.1.3. Chiến lƣợc gián tiếp trực ngôn: phát ngôn hỏi .......................................................78
2.1.4 Chiến lƣợc phi câu ...................................................................................................83

1


2.1.5. Các loại chiến lƣợc khác .................................................................................84
2.1.6. Nhận xét về các biểu thức thể hiện hành động yêu cầu trong chiến lƣợc yêu
cầu tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................................................87
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các chiến lƣợc yêu cầu tiếng Anh
– tiếng Việt ...............................................................................................................89
2.2.1. Vị thế của S và H......................................................................................................91
2.2.2. Mức độ thân quen giữa S và H ................................................................................93
2.2.3. Mức độ lợi – thiệt của hành động đƣợc yêu cầu đối với S và H ...........................95
2.2.4. Nhận xét về các nhân tố ảnh hƣởng tới việc lựa chọn các chiến lƣợc yêu cầu ....97
2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................98
CHƢƠNG 3. CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU ĐẠT LỊCH SỰ TRONG HÀNH
ĐỘNG YÊU CẦU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ................................................100
3.1. Các cách thức và phƣơng tiện biểu đạt lịch sự trong hành động yêu cầu
tiếng Anh và tiếng Việt .........................................................................................101
3.1.1. Các yếu tố ngôn ngữ bên trong phần nội dung yêu cầu ................................101
3.1.2. Nhận xét về các yếu tố ngôn ngữ bên trong hành động yêu cầu.........................116

3.1.3. Các yếu tố ngơn ngữ bên ngồi phần nội dung u cầu ...............................118
3.1.4. Nhận xét về các yếu tố ngôn ngữ bên ngoài hành động yêu cầu ........................129
3.2. Mức độ lịch sự trong các chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt .129
3.2.1. Trong tiếng Anh .....................................................................................................130
3.2.2. Trong tiếng Việt .....................................................................................................133
3.2.3. Nhận xét về mức độ lịch sự trong các chiến lƣợc yêu cầu ..................................135
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................136
KẾT LUẬN .....................................................................................................................139
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................144
NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN ................................................................................154

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh lịch sự dƣơng tính với dƣơng-lịch sự, lịch sự âm tính với
âm-lịch sự ........................................................................................................ 41
Bảng 1.2: Các phƣơng châm thành phần của Chiến lƣợc Tổng quát về Lịch sự 49
Bảng 2.1. Số lƣợng lời yêu cầu trong các chiến lƣợc yêu cầu tiếng Anh ....... 86
Bảng 2.2. Vị thế và việc lựa chọn chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng Anh ......... 91
Bảng 2.3. Mức độ thân quen giữa S và H và việc lựa chọn chiến lƣợc yêu cầu
trong tiếng Anh................................................................................................ 93
Bảng 2.4. Mức độ lợi thiệt với việc sử dụng chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng Anh 95
Bảng 2.5. Số lƣợng lời yêu cầu trong các chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng Việt .. 87
Bảng 2.6. Vị thế và việc lựa chọn chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng Việt ......... 92
Bảng 2.7. Mức độ thân quen giữa S và H và việc lựa chọn chiến lƣợc yêu cầu
trong tiếng Việt................................................................................................ 94
Bảng 2.8. Mức độ lợi thiệt với việc sử dụng chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng
Việt .................................................................................................................. 96

Bảng 3.1. Ví dụ của 20 loại lời yêu cầu ....................................................... 132

3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Thang đo Lợi – Thiệt (Cost – Benefit Scale) .................................. 32
Hình 1.2: Thang lƣỡng cực về lịch sự dụng học xã hội .................................. 42
Hình 1.3: Thang một cực về lịch sự dụng học ngôn ngữ ................................ 42
Hình 3.1: Lời hơ gọi: trên thang bậc lịch sự song trị .................................... 123

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hành động yêu cầu (the speech act of requesting) là một hành động
ngôn từ phổ biến trong giao tiếp. Hành động này xuất hiện trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con ngƣời: trong tƣơng tác giao tiếp hàng ngày, trong các công
việc chuyên mơn, trong các cơng việc liên quan đến hành chính, ngoại giao,
công nghệ, giáo dục...
1.2. Lịch sự là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong giao tiếp ngôn
từ. Nguyên tắc này ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến hình thức, cấu trúc cũng nhƣ
hiệu quả của một cuộc giao tiếp. Hành động yêu cầu là một hành động ngôn
từ luôn gắn với (phép) lịch sự (politeness), bởi lẽ để đạt đƣợc mục đích dự
định, ngƣời nói có xu hƣớng làm giảm áp lực của lời yêu cầu, với mong muốn
khiến cho ngƣời nghe cảm thấy ít bị áp lực và sẵn lòng đáp ứng điều đƣợc đề
nghị thực hiện.
1.3. Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, nhu cầu cũng nhƣ thực tế sử
dụng ngôn ngữ nhằm giao lƣu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các

nền văn hoá trên thế giới đang gia tăng mạnh mẽ. Điều này cũng làm tăng nhu
cầu sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp liên văn hoá. Trong giao tiếp liên văn
hoá, hành động yêu cầu là một hành động xuất hiện với tần suất cao nhƣ đề
cập ở trên. Mỗi ngôn ngữ, cộng đồng sử dụng lời yêu cầu với cách lựa chọn
chiến thuật hay từ ngữ khác nhau trong các hồn cảnh khác nhau. Vì vậy,
nghiên cứu này tìm hiểu hành động yêu cầu trong tình huống hội thoại gần
gũi với đời sống thực tế trong các tiểu thuyết tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt
để thấy đƣợc một phần trong thực tế cách đƣa ra lời yêu cầu trong tiếng Anh
và tiếng Việt, từ đó tìm hiểu đặc trƣng ngơn ngữ và văn hố của hai ngơn ngữ.
Việc nghiên cứu về hành động yêu cầu và các phƣơng tiện lịch sự nhƣ vậy sẽ

5


có những đóng góp khơng những cho việc dạy và học ngoại ngữ, cho tất cả
những ngƣời sử dụng ngoại ngữ mà còn cho việc học tiếng Việt của ngƣời
Việt, giữ gìn sự trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt và giúp cho ngƣời nƣớc
ngoài học, sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn xác.
1.4. Vấn đề lịch sự trong hành động yêu cầu tiếng Anh và tiếng Việt
tuy đã đƣợc nghiên cứu, khảo sát rất nhiều trong hai thập niên gần đây, kể cả
trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhƣng các nghiên cứu đó chủ yếu dựa vào khung
lý thuyết về lịch sự và hành động yêu cầu của Brown và Levinson. Trong
nghiên cứu này, hành động yêu cầu đƣợc khảo sát dƣới góc nhìn chiến lƣợc
“lợi – thiệt” của Leech, với hi vọng có thể phát hiện đƣợc những khía cạnh
mới về hành động yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Vì những lý do nêu trên, chúng tơi chọn “Đối chiếu hành động yêu
cầu Anh – Việt (dưới góc độ lịch sự)” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hành động yêu cầu trong tiếng Anh từ các tác phẩm văn

học có đối chiếu với tiếng Việt đƣợc dịch từ các tác phẩm văn học dƣới lý
thuyết lịch sự của Leech nhằm chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau
trong việc sử dụng chiến lƣợc yêu cầu và các cách thức, phƣơng tiện biểu đạt
lịch sự trong hành động yêu cầu.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ
sau:

6


- Xác lập khung lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu hành động yêu cầu và
lịch sự trong hành động yêu cầu tiếng Anh và tiếng Việt.
- Nghiên cứu các chiến lƣợc yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt,
đối chiếu để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt.
- Nghiên cứu các phƣơng tiện biểu đạt lịch sự trong hành động yêu
cầu tiếng Anh và tiếng Việt, đối chiếu để tìm ra sự tƣơng đồng và
khác biệt.
3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hành động yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng
Việt (rút ra từ các tác phẩm văn học tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt) dƣới
ánh sáng lý thuyết lịch sự của Leech.
3.2. Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, ngữ liệu dùng để khảo sát đã đƣợc rút ra từ các
tác phẩm văn học tiếng Anh và các bản dịch tiếng Việt sau:
(1) Wuthering Heights của nhà văn ngƣời Anh, Emily Bronte; bản dịch
Tiếng Việt: Đồi gió hú của dịch giả Dƣơng Tƣờng;
(2) Jane Eyre của nhà văn ngƣời Anh, Charlotte Bronte; bản dịch tiếng
Việt: Jên Erơ của Trần Anh Kim;

(3) If tomorrow comes của nhà văn ngƣời Mỹ, Sidney Sheldon; bản dịch
tiếng Việt: Nếu cịn có ngày mai của Nguyễn Bá Long;
(4) Gone with the wind của nhà văn ngƣời Mỹ, Margaret Mitchell; bản
dịch tiếng Việt Cuốn theo chiều gió của Vũ Kim Thƣ;

7


(5) Stranger in the mirror của nhà văn ngƣời Mỹ Sidney Sheldon; bản
dịch tiếng Việt Người lạ trong gương của Hồ Trung Nguyên;
(6) The best laid plans của nhà văn ngƣời Mỹ, Sidney Sheldon; bản dịch
tiếng Việt Kế hoạch hoàn hảo của Đặng Thuỳ Dzƣơng;
(7) The thorn birds của nhà văn ngƣời Úc, Colleen Mc Cullough; bản
dịch tiếng Việt: Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Phạm Mạnh Hùng;
Ngữ liệu hội thoại từ các tác phẩm văn học cũng mang những tính chất
của ngơn ngữ giao tiếp nói chung. Vì vậy, đi sâu khám phá ngơn ngữ cơ sở
(tiếng Anh) và ngôn ngữ đƣợc đƣa vào đối chiếu (tiếng Việt) trong các tác
phẩm văn học sẽ tìm đƣợc những đóng góp mới hữu ích đối với những ngƣời
làm việc với hai thứ tiếng đang bàn, đặc biệt cho việc dạy và học tiếng Việt
cho ngƣời nƣớc ngoài.
4. Phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả: Đƣợc sử dụng để miêu tả các cấu trúc, chiến lƣợc,
và các phƣơng tiện ngôn ngữ biểu đạt lịch sự trong hành động yêu cầu giữa
tiếng Anh và tiếng Việt.
4.2. Phương pháp phân tích dụng học: Phƣơng pháp phân tích ngữ dụng học
là một phƣơng pháp có hệ thống để giải thích việc sử dụng ngơn ngữ trong
ngữ cảnh. Nó tìm cách giải thích các khía cạnh ý nghĩa mà khơng thể tìm thấy
theo nghĩa thơng thƣờng của các từ hoặc cấu trúc, nhƣ đƣợc giải nghĩa bằng
ngữ nghĩa học.
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp phân tích ngữ dụng sẽ giúp chúng

tơi nhận diện đƣợc hành động yêu cầu và lịch sự trong ngữ cảnh, bên cạnh
việc xem xét chúng ở bình diện hình thái học, cấu trúc. “Ngữ cảnh” nằm trong
mối quan hệ bổ sung với “hành động ngôn từ”. Sự tƣơng tác giữa hai khái

8


niệm này tạo thành cốt lõi trong nghiên cứu dụng học. Khái niệm “Ngữ cảnh”
(context), dƣới góc độ dụng học, đƣợc hiểu không chỉ là mối liên quan định vị
trong văn bản (co-text), trong không gian, thời gian giao tiếp mà bao gồm cả
những mối quan hệ với chủ thể, ngƣời tiếp nhận, với vốn tri thức nền và ý
kiến của họ, với mục đích, định hƣớng giao tiếp, tiền giả định, … (context of
situation). Tổng thể các nhân tố này tạo thành bức tranh đa dạng về ngữ cảnh.
Từ „tổng thể‟ ở đây đƣợc hiểu là mối quan hệ tƣơng tác giữa các nhân tố,
chẳng hạn nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe với tất cả các đặc
trƣng nhƣ giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, tính chất của mối quan hệ, vị
thế xã hội, gia đình, … Do đó, để nhận diện đƣợc hành động ngơn từ u cầu
dƣới góc độ lịch sự, chúng tơi phải dựa trên định nghĩa và tiêu chí của một
hành động yêu cầu lịch sự, đồng thời dựa vào ngữ cảnh thực hiện hành động
ngơn từ đó.
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Sử dụng những kết quả thu đƣợc qua q trình phân tích miêu tả ngữ
liệu, chúng tơi tiến hành đối chiếu các chiến lƣợc yêu cầu và các phƣơng tiện
biểu hiện lịch sự của hành động yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm
tìm ra điểm tƣơng đồng và khác biệt của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
4.4. Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng nhằm tìm đƣợc tần số sử dụng của hành
động yêu cầu và các phƣơng tiện biểu đạt lịch sự trong hành động yêu cầu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án sẽ bổ sung một khung lý thuyết làm việc khác cho việc phân

tích, đối chiếu và khảo sát hành động yêu cầu tiếng Anh và tiếng Việt từ
góc độ dụng học. Đồng thời luận án đóng góp thêm một số kết quả về vấn

9


đề lịch sự vốn đã đƣợc bàn luận rất nhiều, đặc biệt vấn đề lịch sự giữa các
nền văn hoá khác nhau.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng làm một nguồn
tham khảo có giá trị thực tiễn cao cho việc dạy và học tiếng Anh cho ngƣời
Việt nói chung và cho sinh viên Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong khi đƣa ra
lời yêu cầu trong các ngữ cảnh và đối tƣợng giao tiếp khác nhau; đồng thời
các kết quả này cũng hữu ích trong giảng dạy ngơn ngữ và văn hoá cho cả
ngƣời Việt học tiếng Anh hoặc ngƣời Anh học tiếng Việt; hoặc trong lĩnh vực
dịch thuật lời yêu cầu Anh – Việt hay Việt – Anh.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nguồn
ngữ liệu trích dẫn, phụ lục, luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án
Chƣơng 2. Chiến lƣợc và nhân tố ảnh hƣởng trong thực hiện hành động yêu
cầu Anh – Việt
Chƣơng 3. Các phƣơng tiện biểu đạt lịch sự trong hành động yêu cầu tiếng
Anh – tiếng Việt

10


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hành động ngôn từ yêu cầu
1.1.1.1. Trên thế giới
Lý thuyết hành động ngôn từ (Speech Act Theory) là lý thuyết về sự
hoạt động ngơn ngữ; nó nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu ngôn ngữ và
việc dùng chúng vào mục đích giao tiếp. Austin, nhà triết học ngƣời Anh, là
ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết này với cơng trình nổi tiếng đƣợc
cơng bố sau khi ông qua đời đƣợc hai năm “How to Do Things with Words”.
Austin đã phân biệt ba loại hành động ngôn từ: (a) Hành động tạo lời
(Locutionary act): hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nhƣ từ vựng, ngữ,
các kiểu kết cấu hợp thành câu … để tạo ra một phát ngơn chuẩn về hình thức
và nội dung; (b) Hành động tại lời (Illocutionary act): hành động ngƣời nói
thực hiện ngay khi nói năng; (c) Hành động mƣợn lời (Perlocutionary act):
hành động “mƣợn” phƣơng tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngồi ngơn
ngữ nào đó ở ngƣời nghe hoặc chính ở ngƣời nói. Đồng thời, ơng phân chia
hành động ngơn từ thành năm nhóm (1) Phán xử (Verdictives); (2) Hành xử
(Exercitives); (3) Cam kết (Commissives); (4) Trình bày (Expositives); (5)
Ứng xử (Behabitives).
Searle (1969) cho rằng Austin đã không nhận ra sự khác biệt giữa hành
động ngôn từ và động từ thể hiện hành động ngôn từ. Ông cũng giới thiệu ba
tiêu chí phân loại hành động ngơn từ cơ bản: (1) Đích tại lời (Illocutionary
point): tại sao ngƣời nói lại thực hiện hành động ngơn từ; (2) Hƣớng khớp
ghép (Direction of fit) giữa từ ngữ và hiện thực (liệu từ ngữ tuân theo hiện

11


thực hay liệu hiện thực cần đƣợc thay đổi bởi từ ngữ); (3) Trạng thái tâm lý
đƣợc thể hiện (Psychological state shown): thái độ của ngƣời nói đối với sự

kiện. Searle đã phân loại hành động tại lời thành 5 lớp lớn: (1) Lớp xác nhận
(Assertives) bao gồm các hành động tại lời kiểu: xác nhận, trình bày, miêu tả,
thơng tin, giải thích … có giá trị “đúng”, “sai” và đích tại lời cũng nhƣ hƣớng
khớp ghép của chúng là hiện thực đến từ phản ánh đúng thế giới; (2) Lớp
khuyến lệnh (Directives) bao gồm các hành động tại lời nhƣ: ra lệnh, hỏi, yêu
cầu, đề nghị, thỉnh cầu, cho phép, ngăn cấm, chỉ thị … Đích tại lời là đặt vào
ngƣời nghe sự thực hiện một hành động nào đó vì lợi ích của ngƣời nói hay vì
lợi ích của ngƣời nói, của ngƣời nghe và của cả những ngƣời khác nữa.
Hƣớng khớp ghép là đi từ từ đến hiện thực; (3) Lớp cam kết (Commissives)
bao gồm các hành động nhƣ cam đoan, thề, hứa, hẹn, cho, tặng, biếu,… Đích
tại lời là gắn trách nhiệm của ngƣời nói vào thực hiện một hành động A nào
đó. Hƣớng khớp ghép đi từ lời nói đến hiện thực; (4) Lớp biểu cảm
(Expressives) bao gồm: cảm ơn, xin lỗi, khiển trách, khen ngợi, phê phán ...
Đích ở lời là thơng qua phát ngơn ngƣời nói bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp
với hành vi ở lời. Trạng thái tâm lý thay đổi tuỳ theo từng loại hành vi; và (5)
Lớp tuyên bố (Declarations) bao gồm: tuyên bố, buộc tội, đặt tên, bổ nhiệm,
phán quyết, rút phép, ... Đích ở lời là thơng qua phát ngơn ngƣời nói mang lại
một sự thay đổi nào đó trong hiện thực. Hƣớng khớp ghép có thể là lời – hiện
thực hay hiện thực – lời. Những hành động thuộc nhóm này khơng cần xét
trạng thái tâm lý bởi vì thẩm quyền của ngƣời nói (trong một thiết chế xã hội)
là nhân tố duy nhất quyết định hiệu lực của các hành động ngơn từ thuộc
nhóm này bất luận trạng thái tâm lý của ngƣời nghe (tin hay không tin, muốn
hay không muốn...).
Hành động yêu cầu là một hành động thuộc nhóm khuyến lệnh với đặc
điểm bao quát là ngƣời nói (S) mong muốn ngƣời nghe (H) thực hiện một

12


hành động mà S mong muốn. Theo Searle (1969), nhìn từ góc độ của S, H có

khả năng thực hiện hành động nhƣng khơng phải là khơng có bất kỳ một sự
phiền toái nào. Hành động yêu cầu là một trong những hành động ngôn từ
đƣợc nghiên cứu nhiều nhất dƣới ánh sáng của dụng học xuyên văn hoá và
dụng học liên văn hố (ví dụ, gần đây có các nghiên cứu của Barron 2008;
Byon 2006; Felix-Brasdefer 2007; Yu 2011).
Trong suốt những thập kỷ qua, một lƣợng lớn công việc đã đƣợc thực
hiện liên quan đến hành động ngôn từ và lý thuyết lịch sự. Austin (1962) đã
thực hiện các nghiên cứu về các phát ngôn ngữ vi và đƣa ra giả thuyết về các
hành động ngôn trung, trong khi Searle (1969) tiếp tục phát triển khái niệm về
hành động ngơn từ. Trong những năm sau đó, Brown & Levinson (1978) và
Leech (1983) đã phát triển khái niệm lý thuyết lịch sự, trong một chừng mực
nào đó, liên quan đến việc sử dụng các hành động ngôn từ nhƣ yêu cầu, xin
lỗi, chào hỏi, hứa hẹn và những hành động ngôn từ khác.
Trong lĩnh vực ngữ dụng, nghiên cứu sử dụng ngơn ngữ và cách thức
trong đó bối cảnh đóng góp cho việc xác định ngữ nghĩa, đã đƣợc phát triển
nhanh chóng. Một trong những phân ngành của nó, dụng học đối chiếu,
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau giữa các ngơn ngữ và văn hố.
Một số nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học đối chiếu đã tập trung vào
hành động ngôn từ và sự biến đổi của lịch sự (Blum-Kulka và Olshtain 1984,
Fukushima 1996, Márquez-Reiter 2000).
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Trƣớc hết, trong nghiên cứu của chúng tôi, hành động yêu cầu đƣợc
hiểu với nghĩa là một hành động yêu cầu đƣợc ngƣời nói thực hiện với mong
muốn có đƣợc sự hồi đáp tự nguyện và tích cực từ phía ngƣời nghe. Hành
động ngơn từ này khơng mang tính áp đặt hay buộc ngƣời nghe phải thực hiện

13


mong muốn của ngƣời nói. Hành động yêu cầu trong nghiên cứu của chúng

tơi có nội hàm giống nhƣ requests trong tiếng Anh.1
Trong tiếng Việt, cầu khiến2 là một khái niệm rộng, thể hiện nhiều nét
nghĩa khác nhau nhƣ thỉnh cầu, ra lệnh, yêu cầu / đề nghị, … Chính vì vậy
mà hành động cầu khiến đƣợc ngƣời Việt sử dụng cũng mang giá trị tại lời
khác nhau. Nó có thể là hành động ra lệnh, hành động thỉnh cầu hay hành
động yêu cầu / đề nghị, … để không chỉ thể hiện nội dung mà còn biểu đạt
những sắc thái ý nghĩa khác nhau của ngƣời nói trong giao tiếp.
Tham gia vào việc nghiên cứu hành động ngôn từ với sự đề cập ở các
mức độ nông sâu khác nhau có thể kể đến một số nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn
Văn Độ (2000) với luận án tiến sĩ mang tên Các phương tiện ngôn ngữ biểu
hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo tác giả, lời thỉnh
cầu ln gắn với lịch sự.
Ngồi ra, tác giả Hà Cẩm Tâm, Requests by Vietnamese learners of
English (2005), nghiên cứu về dụng học ngôn ngữ liên giao thông qua việc
khảo sát lời cầu khiến của ba nhóm ngƣời Úc, ngƣời Việt Nam ở Úc học tiếng
Anh và ngƣời Việt Nam nói tiếng Việt ở trong nƣớc, cụ thể là khảo sát việc sử
dụng các chiến lƣợc cầu khiến và các biện pháp điều biến bên ngoài, bên
trong câu cầu khiến của ba nhóm cấp tín viên trên. Nghiên cứu sử dụng khung
phân tích về các nhân tố xã hội của Brown và Levinson và khung phân tích
câu cầu khiến của Blum-Kulka, House & Kasper (1989) và Trosborg (1995).
Đặc biệt, trong chuyên khảo với tên gọi “Ngữ pháp, Ngữ nghĩa của lời
cầu khiến”, tác giả Đào Thanh Lan (2010) [20, tr. 40] đã bàn rất sâu và rất kỹ
về hành động cầu khiến trong tiếng Việt trên nhiều bình diện. Theo tác giả,
1

Request trong luận án TS với tên gọi “Các phƣơng tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong
tiếng Anh và tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Văn Độ đã chuyển ngữ sang tiếng Việt là “thỉnh cầu”.
2
Trong nghiên cứu này, cầu khiến là nhóm hành động ngơn từ cịn có tên gọi nhóm khuyến lệnh
(directives), hành động “yêu cầu” nằm trong nhóm đó và từ tiếng Anh của nó là “request”.


14


“hành động cầu khiến là khái niệm tổng quát bao gồm các hành động ngơn
trung có ý nghĩa “cầu” (cầu, nhờ, mời, chúc, xin…) và các hành động ngơn
trung có ý nghĩa “khiến” (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép…) nói chung. Cầu
và khiến đều giống nhau ở đích ngơn trung, đều yêu cầu ngƣời nghe thực hiện
hành động mà ngƣời nói mong muốn.” Sự khác nhau giữa cầu và khiến là ở
mức độ của hiệu lực ngôn trung: nếu nhƣ cầu kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện
hành động của ngƣời nghe thì khiến lại áp đặt cho ngƣời nghe, cƣỡng ép
ngƣời nghe phải hành động. Giữa hai cực đó là những hành động vừa có tính
cầu vừa có tính khiến. Liên hệ với tên gọi của hành động ngôn từ của luận án
này „hành động yêu cầu‟, nhƣ đã nói ở đoạn mở đầu, hành động mà chúng tơi
nghiên cứu sẽ có tính cầu cao hơn khiến (dù theo cách phân loại của tác giả
Đào Thanh Lan thì yêu cầu có mức khiến cao). Đây là cách gọi tên để tránh
trùng lặp với „hành động thỉnh cầu‟ trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Độ.
Tác giả phân biệt hành động hiển ngôn/trực tiếp và hàm ngôn/gián tiếp.
Hành động hiển ngơn là hành động mà đích ngơn trung đƣợc biểu hiện trực
tiếp, cịn hành động hàm ngơn là là hành động mà đích ngơn trung khơng
đƣợc biểu hiện trực tiếp. Chẳng hạn, lời: “Anh có thể đóng của sổ được
không? trực tiếp đƣa ra một hành động hỏi về khả năng thực hiện hành động
để ngƣời nghe trả lời. Theo tác giả, hành động “đóng cửa sổ” là hành động
ngơn trung trực tiếp cịn, lời “có thể… khơng?” hỏi về khả năng thực hiện
hành động và nó có hàm ý: ngƣời nói muốn ngƣời nghe sẽ thực hiện hành
động đó.
Liên quan đến việc nhận diện, phƣơng tiện và phƣơng thức biểu hiện trực
tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt, tác giả đã khẳng định: (a) Lời cầu
khiến trƣớc hết phải thể hiện ý nghĩa cầu khiến, tức là lời cầu khiến chứa
đựng hành động cầu khiến; (b) hành động cầu khiến bao gồm cả hành động

“cầu” và hành động “khiến”. Lời cầu khiến chính danh đƣợc nhận diện ở hai
15


tiêu chí cần và đủ là: (1) Tiêu chí cần - tiêu chí nội dung: lời có ý nghĩa cầu
khiến (hành động cầu khiến). (2) Tiêu chí đủ - tiêu chí hình thức: lời có hình
thức cầu khiến. Tác giả nói rõ hình thức cầu khiến là những dấu hiệu hình
thức ngơn từ đặc trƣng thể hiện ý nghĩa cầu khiến cịn gọi là phương tiện chỉ
dẫn lực ngơn trung [phƣơng tiện ngữ pháp (thức cầu khiến – mood) nhƣ vị từ
tình thái cầu khiến, tiểu từ tình thái cầu khiến, ngữ điệu].
Trong số những phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến tƣờng minh,
vị từ ngôn hành đƣợc Đào Thanh Lan đặc biệt quan tâm. Tác giả đƣa ra danh
sách 15 vị từ cầu khiến trong tiếng Việt (1. Ra lệnh, 2. Đề nghị, 3. Cho, 4.
Cho phép, 5. Yêu cầu, 6. Đề nghị, 7. Khuyên, 8. Nhờ, 9. Mời, 10. Chúc, 11.
Cầu, 12. Xin, 13. Xin phép. 14. Van, 15. Lạy) cùng với việc phân tích ý nghĩa
cầu khiến của từng vị từ trong nhóm này.
Nhóm vị từ tình thái (hãy, đừng, chớ) cùng với 3 nhóm tiểu từ tình thái
cầu khiến có vị trí cuối lời (nhóm 1: “đi, với, xem”, nhóm 2: „đã, thơi”, nhóm
3: “nào, nhé”) cũng đƣợc tác giả đi sâu khảo sát với nhiều nhận xét tinh tế và
quan trọng.
Đối với lời cầu khiến bán nguyên cấp, tác giả lƣu ý đến nhóm vị từ cầu
khiến (nên, cần, phải), các vị từ hành động (để, giúp, hộ, cho). Đối với lời yêu
cầu bán tƣờng minh, tác giả đi sâu giới thiệu vị từ cầu khiến bán tƣờng minh
(mong, muốn, cần).
Đối với lời yêu cầu gián tiếp, tác giả quan tâm đặc biệt đến lời hỏi – cầu
khiến với sự phân chia thành các kiểu lời hỏi (cầu khiến đồng hướng, cầu
khiến ngược hướng). Trong số những kiểu lời cầu khiến gián tiếp khác, tác
giả phân biệt lời trần thuật với lời cảm thán; lời trần thuật – cầu khiến; lời
cảm thán cầu khiến. Một vấn đề quan trọng khác không thể không nhắc đến
trong chuyên khảo của tác giả Đào Thanh Lan đó là các đặc trƣng ngữ dụng


16


của lời cầu khiến gián tiếp. Tác giả đi sâu phân tích và rút ra những nhận xét
thú vị về quan hệ giữa mức độ cầu khiến với tính lịch sự trong giao tiếp.
Nhìn chung, chúng tơi cho rằng những gì chúng tơi vừa giới thiệu về
cách tiếp cận của tác giả Đào Thanh Lan giúp soi sáng và tạo cơ sở vững chắc
hơn về mặt lý luận rất nhiều cho vấn đề chúng tơi mong muốn đi sâu tìm hiểu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lịch sự
1.1.2.1. Trên thế giới
Lịch sự trong ngơn ngữ trên nhiều bình diện đã đƣợc bàn luận và phát
triển mạnh mẽ bởi nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi. R. Lakoff (1973, 1977), G.
Leech (1983), P. Brown và S. Levinson (1978, 1987), Y. Gu (1990), S. Ide
(1982, 1989, 1993), R. Watts (1989, 1992, 2003) …Những nhà nghiên cứu
này đã xây dựng mơ hình lịch sự và cho rằng lịch sự là chiến lƣợc hay là
phƣơng tiện giữ thể diện trong giao tiếp. Trong khi đó, các học giả nhƣ J.
House (1989), Held G. (1992), Blum-Kulka S. (1987) lại nghiên cứu đối
chiếu hiện tƣợng lịch sự giữa các ngôn ngữ khác nhau.
Về cơ bản, vấn đề đƣợc nhiều học giả quan tâm nhất là tính phổ quát và
tính đặc thù của lịch sự. Tiếp theo là khái niệm thể diện (face) với đặc trƣng
dương tính (positive) và âm tính (negative) đƣợc coi là trọng tâm của lý thuyết
lịch sự (Theory of politeness)3. Vấn đề lịch sự, chính xác hơn là lịch sự nhìn
từ góc độ ngơn ngữ, đã đƣợc bàn luận khá nhiều ở các mức độ khác nhau của
nhiều nhà nghiên cứu ngoài và trong nƣớc.
P. Brown và S. Levinson đƣợc chọn để giới thiệu đầu tiên khơng chỉ vì
tƣ tƣởng và các tiếp cận lịch sự của hai ơng có tầm ảnh hƣởng vào bậc nhất so
với các nhà khoa học khác trong lĩnh vực nghiên cứu này. Brown và Levinson
(1978, 1987) đã khẳng định rằng lịch sự, về mặt bản chất, là một hệ thống
3


Xem Brown and Levinson “Universals in Language usage: Politeness phenomena”, 1978

17


phức tạp nhằm làm giảm nhẹ các hành động đe dọa thể diện (face-threatening
acts), và để sở hữu và đƣợc coi là lịch sự, chiến lƣợc (strategies) trong tƣơng
tác đƣợc coi là vấn đề sống cịn. Hai ơng đã đƣa ra năm chiến lƣợc tƣơng tác
bằng ngôn ngữ và khẳng định rằng mơ hình chiến lƣợc này có tính phổ quát.
Bốn trong năm chiến lƣợc này đƣợc ngầm định có mức độ giả định tăng dần,
mặc dù có sự đa biến giữa các nền văn hoá, đặc biệt đối với các chiến lƣợc 2
và 3, hoặc nói cách khác, giữa lịch sự dương tính (positive politeness) và lịch
sự âm tính (negative politeness).
Một khái niệm mang tính cơng cụ khác là “thể diện” (“face”), cái mà cả
ngƣời nói lẫn ngƣời nghe ln phải hợp tác để duy trì trong q trình tƣơng
tác. Ngƣời nói phải tính tốn, cân nhắc các mức độ đe dọa thể diện của hành
động ngơn trung mình định thực hiện để từ đó tìm cách giảm nhẹ mức độ đe
dọa thể diện của ngƣời nghe. Và “trái tim” thực sự của lý thuyết về lịch sự
của Brown và Levinson là công thức:
Wx = D(S, H) + P(H, S) + Rx4
Cùng với sự đón nhận hồ hởi và sự ủng hộ lớn lao của giới nghiên cứu
ở cả hai bán cầu Đơng và Tây, khơng ít những phê phán khá gay gắt lần lƣợt
xuất hiện. Ngƣời ta phê phán nhiều mặt, chẳng hạn nhƣ mơ hình của Brown
và Levinson thiên về văn hố phƣơng Tây, thậm chí nghiêng về các nền văn
hoá „gốc Anh‟ („Anglo‟), và do vậy không thể cho là phổ quát đối với mọi
nền văn hố. Sự thiên về phƣơng Tây này có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều cấp
độ, chẳng hạn nhƣ ngƣời ta tuyên bố rằng định nghĩa của Brown và Levinson
về lịch sự âm tính (negative politeness) xét từ góc độ thể diện âm tính
(negative face), và lịch sự dương tính (positive politenes) xét từ góc độ thể

4

Cơng thức đƣợc đọc là: mức độ đe dọa thể diện của ngƣời nói (S) đối với ngƣời nghe (H) phụ thuộc vào 3
tham số: khoảng cách (D) giữa S và H; quyền lực (P) giữa H và S, và mức độ áp đặt (R) của hành động đe
dọa thể diện.

18


diện dƣơng tính (positive politenes) chỉ có khả năng phản ánh đặc trƣng nổi
trội của nhu cầu thể diện (face wants) mang tính cá nhân trong nền văn hố
gốc Anh-Phƣơng Tây (Anglo-Western). Đặc biệt ngƣời ta cho rằng việc
Brown và Levinson chỉ chú ý đến các đặc tính cá nhân tuy phù hợp với các
nền văn hoá phƣơng Tây, nhƣng lại khơng phù hợp với các nền văn hố
phƣơng Đơng nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản (Gu 1990, Mao 1994, Ide 1993,
Matsumoto 1988, Wierzbicka 1991). Khái niệm „thể diện‟ („face‟) của Brown
và Levinson đƣợc phát triển từ khái niện „thể diện‟ của Goffman bị cho là
không phù hợp với khái niệm thể diện trong các nền văn hoá nhƣ Trung Quốc
hay Nhật Bản, và đồng thời nó cũng khác biệt đối với những gì mà Goffman
đã khởi xƣớng.
Việc Brown và Levinson nhấn mạnh hành động đe dọa thể diện không
những chỉ khơng phù hợp ở một mức độ nào đó trong một số nền văn hố cụ
thể, nó cịn gây ra một sự nhìn nhận „hoang tƣởng‟ về xã hội phƣơng Tây
(„paranoid‟ view of western society) (Schmid, 1980: 104).
Khơng đồng tình với Brown và Levinson cịn có nhiều tác giả khác,
những ngƣời có cách nhìn nhận vấn đề theo các chiều hƣớng khác. Baxter
(1984) cho rằng, ở một vài bình diện nào đó, lịch sự dương tính vƣợt trội so
với lịch sự âm tính. Blum-Kulka (1987), và một số nhà nghiên cứu khác lại
khẳng định rằng khơng thể nói các chiến lược nói xa (off-record strategies) có
tính lịch sự cao nhất. Ngƣời ta cũng nghi ngờ ln cả về tính „chiến lược‟

trong chiến lƣợc thứ nhất (nói thẳng thừng – baldly on record) do hai ông
phát triển.
Watts (2003: xii) đã nhận xét một cách khá bi quan rằng ông cảm thấy
cô đơn và bị trôi dạt trong đại dƣơng những nỗ lực mang tính thực nghiệm về
lịch sự của Brown và Levinson, và rằng ơng đang cố gắng tìm một miền đất

19


và một bến bờ n bình, thân thiện để bng neo. Và trong thực tế, ơng đã tìm
đƣợc miền đất mong muốn đó vào năm 2001, khi đọc cuốn „Phê bình các Lý
thuyết về Lịch sự‟ (A Critique of Politeness Theories) của Gino Eelen. (“... I
distinctly felt that I was alone and adrift in an ocean of Brown-Levinsonian
eperical work on pliteness and that I was desparately trying to find dry land
and a friendly shore. I found the land I was looking for in 2001 when I read
Gino Eelen‟s book A Critique of Politeness Theories...) (2003: xii).
Watts (1989, 1992, 2003) ủng hộ cách tiếp cận mang tính diễn ngơn,
hậu hiện đại tới lịch sự, Watts và cộng sự (1992) đã phân biệt giữa lịch sự
hạng nhất (first-order politeness) và lịch sự hạng nhì (second-order
politeness), hay cịn gọi là lịch sự1 (politeness1) và lịch sự2 (politeness2). Lịch
sự1 liên quan đến cách hiểu về lịch sự của quần chúng nói chung, khơng phải
của những ngƣời nghiên cứu. Ví dụ, ngƣời Việt có rất nhiều quan điểm thế
nào là lịch sự: lịch sự có thể biểu hiện qua cách ăn mặc, nói năng, đi đứng,
ứng xử, … mỗi vùng miền mỗi khác, mỗi giai đoạn thời gian mỗi khác. Nếu
xét lịch sự theo cách hiểu nhƣ vậy, rất khó để nhà nghiên cứu có thể thực hiện
đƣợc các mục tiêu đề ra bởi lẽ nó q rộng và khơng có tiêu chí rõ ràng.
Ngƣợc lại, lịch sự2 liên quan đến việc các nhà nghiên cứu thu hẹp khái niệm
lịch sự nhằm tiến hành nghiên cứu của mình một cách thuận lợi.
Một nhà nghiên cứu khác cũng để lại dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu
về lịch sự đó là R. Lakoff. Vào năm 1973, bà đã đƣa ra 3 quy tắc về lịch sự

(1) Không áp đặt (Don‟t impose), (2) Trao quyền lựa chọn (Give option), và
(3) Làm cho A cảm thấy thoải mái – tỏ ra thân thiện (Make A feel good – be
friendly). Trong một nghiên cứu khác vào năm 1975, nhà nghiên cứu này đã
đƣa ra một nhận xét quan trọng khác khi cho rằng lịch sự đƣợc xã hội tạo
dựng lên nhằm giảm bớt sự va chạm trong tƣơng tác của con ngƣời, và đến
năm 1990 bà định nghĩa lịch sự là “... một hệ thống các mối quan hệ liên nhân
20


đƣợc thiết kế nhằm hỗ trợ tƣơng tác bằng cách tối thiểu hoá tiềm tàng của sự
xung đột và đối đầu vẫn thƣờng tồn tại trong tất cả các cuộc trao đổi của con
ngƣời” (“a system of interpersonal relations designed to facilitate interaction
by minimizing the potential for conflict and confrontation inherent in all
human interchange”) (1990: 34).
Trong một tham luận trình bày trƣớc phiên toàn thể của Hội thảo Quốc
tế về lịch sự với tên gọi („International Symposium on Linguistic Politeness‟)
tổ chức tại Bangkok vào năm 1999, Lakoff đã khuôn định bài viết của mình
thơng qua tên gọi „Nho nhã và những phiền nhiễu: Hay là, tìm vào thể diện
của bạn‟ (“Civility and its discontents: Or, getting in your face”) cùng với 3
câu hỏi: 1) Tại sao lịch sự lúc này lại đƣợc thể hiện rõ ràng hơn lúc khác?
(Why is politeness more salient at some times than others?). 2) Ngƣời dân
bình thƣờng hiểu về lịch sự nhƣ thế nào? (How do normal people understand
politeness?). Và 3) Điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống lịch sự thay đổi hay chuyển
đổi? (What happens when politeness systems change or shift?). Bà tiếp tục
đƣa ra định nghĩa mới về lịch sự: „...một sự dâng hiến những dự định tốt lành‟
(„an offering of good intentions‟), và „nho nhã là sự kìm nén những dự định
xấu xa‟ (civility is „a withholding of bad ones‟). Trong những nghiên cứu vào
năm 2005, bà đã quan tâm khá sâu sắc vào những nguyên nhân làm thay đổi
hệ thống lịch sự vốn lấy sự tơn kính làm nền tảng (deference-based
politeness) sang hệ thống lịch sự lấy tình bằng hữu làm cơ sở (camraderiebased system). Điều này nói lên rằng bà đã có những thay đổi khá sâu sắc

trong cách nhìn nhận về lịch sự so với những gì đã đƣợc bàn luận cực kỳ sôi
nổi ở thập niên 90.
Trong số những nhà khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu
này không thể không nhắc đến Leech. Leech (1983, 2002) đã xây dựng mơ
hình lịch sự trên lối nói hoa mỹ trong tƣơng tác liên nhân và coi nền tảng là sự
21


×