Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với thương hiệu thời trang UNIQLO Nhật Bản, Đại học Thương Mại, 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 39 trang )

Bài thảo luận
Trường đại học Thương Mại – Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Tên đề tài: Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với
thương hiệu thời trang UNIQLO Nhật Bản
Học phần: Quản trị chiến lược toàn cầu
Mã lớp học phần: 2109SMGM2211
GVHD: Nguyễn Phương Linh
Nhóm: 02


Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với thương hiệu
thời trang UNIQLO Nhật Bản

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường
Để đánh giá tính hấp dẫn của thị trường, ta có thể xem xét 4 yếu tố: Thị trường, cạnh
tranh, nguồn lực và khuyến khích đầu tư.

2. Cơ hội thị trường, cơ hội ngành, rủi ro quốc gia
2.1. Cơ hội thị trường, cơ hội ngành
Cơ hội thị trường (ngành) là một lĩnh vực nhu cầu và sự quan tâm của người mua mà
trong đó một cơng ty sẽ có nhiều khả năng để kiếm được lợi nhuận bằng cách thỏa mãn
nhu cầu đó. Tính hấp dẫn của cơ hội thị trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố: số lượng
người mua tiềm năng, sức mua của họ, sự ham muốn của họ,... Một cơ hội thị trường xuất


hiện khi doanh nghiệp nhận diện được một nhóm người với quy mô đủ lớn mà nhu cầu
của họ đang trở nên khơng được đáp ứng.
Có 3 tình huống làm xuất hiện các cơ hội thị trường: (1) Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ
đang khan hiếm; (2) Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có theo một cách mới hoặc ưu
việt hơn; (3) Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới.


2.2.

Đánh giá rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia được hiểu là nguy cơ đối mặt với thiệt hại hoặc những chống đối đối với
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt nguồn từ hệ thống chính trị
và hoặc mơi trường pháp lý của một quốc gia.

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Tổng quan về thị trường thời trang Việt Nam
Với dân số khoảng 97 triệu người, Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ các sản
phẩm thời trang tiềm năng, tạo sức hấp dẫn cho cả nhà sản xuất trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài. Trong những năm gần đây, thị trường thời trang Việt Nam, đặc biệt là mặt
hàng quần áo, phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng. Hàng loạt các thương
hiệu thời trang ra đời cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày một gia
tăng của khách hàng với nhiều phân khúc khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Nếu như
những năm trước đây, phân khúc thời trang cao cấp bị độc chiếm bởi các thương hiệu
nước ngoài như Louis Vuitton, Chanel, Dior, Hermès, Gucci, Calvin Klein,… thì trong
những năm gần đây, một số thương hiệu thời trang trong nước cũng đưa ra các nhãn hiệu
cao cấp với chất lượng, thiết kế và giá cả vô cùng cạnh trang như Elise, An Phước –
Pierre Cardin, Việt Tiến, Nhà Bè, May10, Owen, Seven AM,… Đối với phân khúc thời
trang dành cho giới trẻ thì một số cơng ty trong nước cũng chiếm một thị phần đáng kể và
tạo được sự tin cậy, yêu thích của khách hàng như PT 2000, Blue Exchange, NEM
Fashion, Yvy Moda, Canifa,… Có thể nói rằng, cuộc chiến giành thị phần trong thị


trường thời trang Việt Nam ngày càng khốc liệt, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn
hơn trong việc tìm kiếm một trang phục phù hợp cho bản thân.
Có thể tóm tắt đặc điểm thị trường thời trang Việt Nam hiện nay như sau:
Thứ nhất, sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu

khác nhau của khách hàng. Kiểu dáng, phong cách và chất lượng ngày càng được các
hàng thời trang quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, các thiết kế của các doanh nghiệp trong
nước còn khá đơn điệu và sơ sài, chưa thật sự đáp ứng được thị hiếu thời trang của khách
hàng, đặc biệt là khách hàng cao cấp. Vì vậy, nhóm khách hàng này thường có xu hướng
sử dụng các sản phẩm ngoại.
Thứ hai, giá cả các mặt hàng thời trang cũng rất phong phú, từ vài chục nghìn đến vài
triệu đồng, tùy theo từng nhãn hiệu và phân khúc cụ thể. Nhìn chung, giá cả của các sản
phẩm thời trang Việt Nam có phần thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài,
dao động từ 70.000 đến dưới 1 triệu đồng.
Thứ ba, hệ thống các cửa hàng và kênh phân phối ngày càng nhiều và phân bổ đều ở khắp
các tỉnh thành trong nước.
Thứ tư, các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi của các công ty còn khác nhỏ lẻ và chưa
thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Có chăng chỉ là những buổi biểu diễn thời
trang nhằm giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, mức độ tác động đối với khách hàng
mục tiêu chưa cao và thực sự hiệu quả. Hầu như rất ít các công ty tiến hành quảng cáo
TVC cho thương hiệu thời trang của mình.
2. Tổng quan về thương hiệu thời trang UNIQLO Nhật Bản
Uniqlo là thương hiệu thời trang Nhật Bản chuyên về phong cách casual dành cho tất cả
đối tượng khách hàng không phân biệt tuổi tác, tầng lớp, nghề nghiệp,… mang tính ứng
dụng cao. Uniqlo sở hữu mặt hàng rất đa dạng như: Quần áo, áo giữ ấm, phụ kiện thời
trang, đầm váy, đồ công sở, áo khoác,… được thiết kế đơn giản, dễ dàng phối đồ và mang
vẻ đẹp tinh tế. Các sản phẩm của Uniqlo đảm bảo sự tiện lợi cho các hoạt động sinh hoạt
thường ngày, theo nhiều phong cách khác nhau phù hợp với gu thời trang của từng cá
nhân. Naoki Takizawa – Giám đốc thiết kế của thương hiệu Uniqlo từng nói rằng:
“Uniqlo mạnh nhất là sự tối giản chứ không phải là xu hướng thời trang”. Bên cạnh đó,
Uniqlo Nhật Bản cũng tạo ra những đợt sale off hoành tráng, thường tổ chức thanh lý
hàng tồn kho của những bộ sưu tập cũ theo mùa.
Lịch sử hình thành thương hiệu Uniqlo
Năm 1972, Tadashi Yanai đã thừa kế 22 chuỗi cửa hàng thời trang nam từ cha mình ở tỉnh
Yamaguchi. Một thời gian sau khi trở thành chủ tịch công ty vào năm 1984, ông đã mở



một cửa hàng mới mang tên Unique Clothing Warehouse, sau này được rút ngắn thành
Uniqlo.
Lấy cảm hứng từ những chuyến du lịch đến châu Âu và Mỹ, nơi ơng tìm thấy những
chuỗi cửa hàng may mặc lớn như Benetton và Gap, Tadashi Yanai đã phát hiện ra tiềm
năng to lớn cho thị trường may mặc giản dị của Nhật Bản và đặt mục tiêu phát triển chiến
lược kinh doanh cho sự nghiệp của gia đình. Đến năm 1998, ơng đã mở thành công hơn
300 cửa hàng Uniqlo trên khắp Nhật Bản.
Ngày nay, Uniqlo đã trở thành công ty con của của một công ty TNHH Fast Retailing và
được biết đến với việc cung cấp quần áo thể thao độc quyền chất lượng cao với giá thành
thấp. Tính đến tháng 9 năm 2019, thương hiệu đã phát triển tới hơn 2.169 cửa hàng ở 21
quốc gia trên khắp châu Á, châu Âu và Mỹ chỉ trong vòng 20 năm. Thương hiệu thời
trang Uniqlo đã trở thành chuỗi cửa hàng may mặc lớn nhất châu Á với gần 800 cửa hàng
bán lẻ. Theo tạp chí quản lý tồn cầu Forbes, hiện giá trị thương hiệu thời trang Uniqlo
lên đến 7 tỷ USD và đứng thứ 91 trong danh sách các thương hiệu có giá trị cao nhất thế
giới.
Tháng 10/2019, Uniqlo chính thức có cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam – Uniqlo Đồng
Khởi, thành phố Hồ Chí Minh, và đã có quyết định mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội ở
Vincom Phạm Ngọc Thạch. Ơng Tadashi Yani từng chia sẻ: “Đơng Nam Á là một trọng
tâm đang phát triển của thế giới và Việt Nam có tiềm năng lớn nhất”.
Dịng sản phẩm của Uniqlo
Uniqlo phục vụ chủ yếu cho 3 phân khúc khách hàng: Phụ nữ, Nam giới, Trẻ em & Trẻ
sơ sinh. Thương hiệu được chia thành năm thương hiệu phụ được phân tách theo phong
cách nhưng nằm trong cùng một cửa hàng Uniqlo, trong đó Uniqlo trưng bày các bộ sưu
tập của mình:
Áo khốc ngồi
Áo khốc ngồi của Uniqlo bao gồm các loại áo Jackets và áo khoác với nhiều kiểu dáng
và chất liệu khác nhau, áo chui đầu v.v… phù hợp với điều kiện thời tiết và các dịp khác
nhau. Uniqlo có dịng áo Jacket Ultra-Light Down nổi tiếng vì cực mỏng, nhẹ và thoải

mái nhưng vẫn cách nhiệt và ấm áp.
Đồ mặc bên trên
Danh mục này bao gồm các loại áo sơ mi, áo chống nhăn, áo phông và UT (áo phông họa
tiết) dành cho phụ nữ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Áo len và áo cardigan cũng
nằm trong nhóm này, với hầu hết các kiểu được làm bằng chất liệu UV Cut đặc trưng của
thương hiệu hoặc từ vải Cotton Cashmere mềm mại và sang trọng. Đối với nam giới là
các loại áo sơ mi trang trọng với gu giản dị, áo phông, áo UT, áo len và áo cardigan và


flannel. Loạt áo thun polo của Uniqlo được sản xuất với 4 chất liệu khác nhau: AIRism,
Dry Ex (lưới thoáng khí với cấu trúc liền mạch).
Đồ mặc bên dưới
Loại này dành cho phụ nữ bao gồm quần short và các loại váy phù hợp với mọi nhu cầu
về lối sống, quần jeans có nhiều kiểu cắt, quần legging (bao gồm cả quần legging dành
cho bà bầu), quần thông minh, quần dài đến mắt cá chân, quần âu và quần lót. Quần lót
nam của hãng bao gồm quần thơng minh, quần short, quần jeans, quần dài đến mắt cá
chân, quần âu, và dòng sản phẩm mới nhất – quần Kando, một loại quần sử dụng chất
liệu mới nhẹ, co giãn và khô nhanh với túi Airdots. Theo sứ mệnh thương hiệu của mình
để tơn vinh cái tơi của người dùng, Uniqlo cung cấp dịch vụ thay đổi miễn phí với quần
có giá cao hơn một số tiền nhất định.
Trang phục mặc trong
Uniqlo đã thiết kế trang phục mặc trong, với sự thoải mái là trọng tâm chính. Đối với phụ
nữ, các mặt hàng mặc trong bao gồm áo ngực, áo trong (áo hai dây, áo quay, v.v…), áo
định hình, quần short và đồ lót, các loại tất, và áo HeatTech (Áo ấm thông thường, áo
Thêm ấm và Siêu ấm).
Trang phục & Phụ kiện tại nhà
Danh mục phụ kiện và trang phục mặc nhà của Uniqlo bao gồm bộ Pyjamas, quần dài,
quần lửng và giầy dép đi trong phòng, các loại giày (giày thể thao, giày đế bằng và giày
cao gót), thắt lưng và các phụ kiện khác bao gồm mũ, khăn quàng cổ, kính râm, túi xách,
khăn và chăn.

3. Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với thương hiệu thời
trang UNIQLO Nhật Bản
3.1. Đánh giá thị trường
3.1.1. Đánh giá quy mơ thị trường
3.1.1.1. Nhóm yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và
chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một
trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với
hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%
(3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là
dân tộc thiểu số, chiếm 86%.


Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống
chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP
thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một
trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019,
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động ban đầu của dịch
bệnh khơng nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ
động ở cả cấp trung ương và địa phương. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho thấy, đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP
bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc năm
2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mơ nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ
USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD. Thực tế cho thấy, năm
2020, dưới tác động của COVID-19, nhiều nước trên thế giới đã rơi vào suy thoái. Tuy

nhiên, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia duy trì tăng trưởng dương (+2,91%), dịch
bệnh được kiểm sốt, bảo đảm an sinh xã hội.
Năm 2021, sức ép lên tài chính cơng dự báo sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống,
trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác động
của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tuy vậy, nhờ có nền tảng cơ bản tốt
và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm sốt ở Việt Nam cũng như trên thế giới,
kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách
mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh
doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng. Đây cũng là các nội dung
chính mà Việt Nam đang cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam, với tỷ lệ tăng
trưởng bình quân 17%/năm, đã vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế hàng
đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10% - 15% GDP hàng năm.
Việt Nam hiện là một trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Các doanh
nghiệp FDI tuy chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng góp đến hơn 60.64% vào kim
ngạch xuất khẩu may mặc trong năm 2019 của tồn ngành. Nhìn chung, ngành cơng
nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu
(khoảng 70%), chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Hơn nữa, chúng
ta hiện nay chỉ tham gia chủ yếu vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu
là Cắt và May, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp
trọn gói. Dó đó, giá trị gia tăng mà ngành đem lại còn thấp.


Phần lớn các doanh nghiệp dệt may được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền
Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trong đó, các doanh nghiệp may chiếm tỷ
trọng lớn (70%), còn lại là các doanh nghiệp dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và
ngành công nghiệp phụ trợ (3%).
Với lợi thế chính trị - xã hội ổn định và nguồn cung lao động dồi dào, ngành dệt may Việt
Nam đang có nhiều cơ hội để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt khi tận dụng
hiệu quả các Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên châu Á – Thái Bình Dương (TTP),

Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – EU (FTA),… Theo đó, kim ngạch
xuất khẩu dệt may Việt Nam dự đốn có thể chạm mức 50 - 55 tỷ USD vào năm 2025
nhờ các FTA.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9
triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm
2019[9]); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động
ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020
đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019).
Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11
năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số
ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, do
ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị
đình trệ, các dự án cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực
nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.
Cán cân thương mại
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng
5,1% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng
6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa
năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu
kể từ năm 2016. Nhìn chung, cán cân thương mại của Việt Nam đang thiên về hướng xuất
khẩu.
Trong ngành hàng dệt may, theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu hàng dệt và may mặc
của Việt Nam tháng 12/2020 ước đạt 3,08 tỷ USD, tăng 9,74% so với tháng 11/2020 và
giảm 13,40% so với tháng 12 năm 2019. Tính chung năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 35,29 tỷ USD, giảm 10,91% so với năm
2019. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2020 giảm
mạnh so với năm 2019, nhưng vẫn khả quan khi kết quả xuất khẩu chỉ giảm 10,9%, thấp
hơn nhiều so với dự đoán giảm 15% trong các dự báo hồi tháng 6/2020.



Cụ thể, tình hình xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể như sau:
Xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt tháng 12/2020 ước đạt 386 triệu USD tăng 4,65% so với
tháng 11/2020 và tăng 3,25% so với tháng 12/2019. Lũy kế cả năm 2020, xuất khẩu mặt
hàng này ước đạt 3,69 tỷ USD, giảm 11,43% so với năm 2019. Xuất khẩu mặt hàng này
trong năm 2020 giảm 478 triệu USD so với năm 2019, bằng 11,05% phần kim ngạch xuất
khẩu toàn ngành giảm.
Xuất khẩu hàng may mặc trong tháng 12/2020 ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,55% so với
tháng 11/2020 và giảm 15,63% so với tháng 12/2019. Tính chung cả năm 2020, xuất
khẩu hàng may mặc ước đạt 29,47 tỷ USD, giảm 10,22% so với năm 2019. Phần kim
ngạch xuất khẩu hàng may mặc giảm chiếm 77,61% trong tổng kim ngạch giảm của toàn
ngành.
Xuất khẩu vải kỹ thuật của Việt Nam năm 2020 ước đạt 447 triệu USD, giảm 24,1% so
với năm 2019.
Xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 1,66 tỷ USD, giảm 17,28% so với năm 2019.
Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Trung Quốc – thị trường gia
công và xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới – đã chịu thiệt hại nặng nề, buộc
nước này phải giảm tỷ lệ xuất khẩu và giá cả hàng hóa. Điều này đã tạo điều kiện thuận
lợi để Việt Nam mở rộng thị trường, vượt qua Trung Quốc để trở thành nhà xuất khẩu mặt
hàng dệt may lớn nhất tại thị trường Mỹ.
Đối với Uniqlo, Việt Nam xếp thứ hai về tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng của Fast
Retailing (Công ty mẹ của Uniqlo), với 44 nhà máy. Trước sự ổn định về mặt kinh tế - xã
hội, Việt Nam sẽ là một lựa chọn thay thế giúp Uniqlo giảm sự phụ thuộc vào các nhà
máy ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh và chi phí lao động tăng cao.
Tỷ giá hối đối
Ở thời điểm hiện tại, tỷ giá hối đoái giữa yên Nhật (JPY) và đồng Việt Nam (VND) là 1
JPY = 209.45 VND. Tỷ giá hối đoái cho biết sức mua của dịng tiền, từ đó giúp doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán có hiệu quả cao. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
giúp sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu ở một quốc gia được nâng cao trên thị trường
quốc tế, nhờ đó cán cân thương mại quốc gia được cải thiện.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tổng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tính đến ngày 20/12/2020 bao gồm vốn đăng
ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019. Trong đó có 2.523 dự án được cấp
phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,6 tỷ USD, giảm 35% về số dự án và giảm 12,5% về
số vốn đăng ký so với năm trước; có 1.140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng


ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%; có 6.141 lượt
góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7,5 tỷ USD,
giảm 51,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2020 ước tính đạt gần 20 tỷ
USD, giảm 2% so với năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), đến cuối năm 2019, tổng số doanh
nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may cả nước có 1.283 doanh nghiệp, trong đó số lượng
doanh nghiệp gia cơng hàng may mặc là 882 doanh nghiệp (chiếm 69%); số lượng doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ gồm sản xuất bông, xơ, sợi, vải, nhuộm, phụ
liệu, sản xuất máy móc ngành May là 401 doanh nghiệp (chiếm 31%). Trong suốt thời kỳ
từ năm 2006 - 2019, tổng số vốn FDI đổ vào ngành Dệt may gần 22.000 triệu USD, có
gần 13.000 triệu USD tập trung vào cơng nghiệp hỗ trợ ngành May (khoảng 59%). Tính
riêng trong giai đoạn 2010-2019, số vốn này là gần 11.000 triệu USD. Trong năm 2015,
số vốn FDI tăng đột biến, đạt mức vốn đăng ký và cấp mới 2.390 triệu USD cao nhất
trong giai đoạn 10 năm (2010-2019).
Có thể thấy, nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong những năm vừa qua là vô cùng lớn và
chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy có giảm nhẹ vào năm
2020 nhưng với tình hình dịch bệnh thì con số này là khơng đáng kể. Điều này chứng tỏ
Chính phủ Việt Nam rất khuyến khích nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, có
nhiều chính sách tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nước ngồi thực hiện đầu
tư. Đặc biệt, lượng vốn FDI đầu tư vào may mặc chiếm một phần đáng kể, cho thấy sức
hút của ngành dệt may Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngồi khá lớn. Vì vậy, khi
đầu tư vào Việt Nam, Uniqlo sẽ không phải gặp quá nhiều rào cản đến từ phía chính phủ,

tuy nhiên vẫn phải dè chừng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Lạm phát
Chỉ số giá tiêu dung (CPI) bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục
tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong
bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với
tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng
kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình qn năm
2019.1
Lãi suất tín dụng
Trong Q 4 năm 2020, khi quan sát các chỉ số chỉ báo như IIP, PMI cho thấy hoạt động
sản xuất đang dần phục hồi, cũng như mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp trong

1 Tổng cục thống kê


nhiều năm qua nhờ định hướng chính sách của ngân hàng nhà nước. Nhìn chung, lãi suất
ngân hàng cơ bản được điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế.
3.1.1.2.

Nhóm yếu tố xã hội học

Thói quen mua sắm các sản phẩm thời trang của người Việt
Cùng với nhận thức về ngoại hình ngày càng tăng, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng
các sản phẩm có nhãn hiệu để được trải nghiệm chất lượng cao hơn và thiết kế đẹp hơn.
Do đó, ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu nội địa nhỏ tham gia thị trường để đáp ứng
nhu cầu đang ngày càng tăng cao, như Việt Tiến, Owen, Canifa hay Blue Exchange…
Theo một khảo sát của Q&Me tìm hiểu về thói quen mua sắm và tiêu dùng các mặt hàng
thời trang của người Việt, có thể kết luận rằng:
Về Nhóm khách hàng u thích việc mua sắm: Nhóm nữ giới và người có thu nhập trên 9

triệu đồng/ tháng quan tâm đến việc mua sắm thời trang hơn những người còn lại.
Về Mức tiền chi trả cho thời trang: Có 46% người dùng chi tiêu 300 nghìn đồng/ tháng
hoặc thấp hơn cho thời trang.
Về Địa điểm mua sắm: Đa số người dùng sẽ lựa chọn các shop quần áo (48%) để thực
hiện hành vi mua sắm, sau đó là ở các siêu thị (31%), trung tâm thương mại (28%) và các
cửa hàng chính hãng (24%). Trong khi đó, nhóm khách hàng có thu nhập cao thực hiện
mua sắm ở các trung tâm thương mại là chủ yếu (59%), tiếp đó là các siêu thị (44%), cửa
hàng bách hóa (37%) và mua sắm trực tuyến (35%).
Về Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua: Đối với đa số khách hàng, giá
thành là yếu tố quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định mua, sau đó là thiết kế và
chất lượng. Số lượng người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu thời trang khơng nhiều.
Thậm chí, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho chất lượng sản phẩm nhiều hơn thương hiệu khi
mua sắm các sản phẩm thời trang. Song, một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt Nam có
mức thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, chủ yếu là sinh viên và dân cư tập trung ở các
khu vực nông thơn, cận thành thị có xu hướng sử dụng các sản phẩm khơng có nhãn mác
và hàng giả nhiều hơn do mức độ phân phối rộng khắp và mức giá rẻ hơn. Những mặt
hàng này được tìm thấy tại nhiều kênh phân phối khác nhau như chợ truyền thống, người
bán hàng rong, cửa hàng nhỏ tại địa phương và các trang mạng xã hội như Facebook.
Về Thời gian ra quyết định mua: Người miền Nam trung bình sẽ dành nhiều hơn 36%
thời gian so với người miền Bắc để tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi quyết định
mua. Một trong những nguyên nhân chính là do các nhãn hàng và sản phẩm dễ du nhập
vào thành phố Hồ Chí Minh hơn, vì thế người Sài Gịn hiểu họ có nhiều sự lựa chọn. Họ
thường có xu hướng dành nhiều thời gian tìm hiểu thơng tin sản phẩm hơn trước khi đưa
ra một quyết định mua sắm.


Về Hành vi mua sắm trực tuyến đối với các sản phẩm thời trang: Số lượng người mua
hàng thời trang trực tuyến chiếm tới 63%, trong khi nhóm bán hàng thời trang trực tuyến
mới chỉ dừng lại ở mức 14%. Trong đó, 52% người từ 15 – 19 tuổi, 70% người từ 20-24
tuổi và 83% người từ 25-30 tuổi sử dụng thương mại điện tử. Các ưu điểm về sự đa dạng

(61%), tiết kiệm thời gian (58%), chi phí (47%), khuyến mãi (44%) được cho là các nhân
tố chính ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng online của người Việt. Các kênh bán hàng
trực tuyến phổ biến nhất bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Instagram.
Về Phản ứng đối với các chương trình giảm giá, khuyến mãi: Vào các ngày hội mua sắm
lớn như Black Friday, mức độ và tần suất mua sắm tăng đột biến, cho thấy độ nhạy cảm
của người Việt đối với các thông tin khuyến mãi. Họ dễ chịu tác động trực tiếp từ quảng
cáo và các hình thức khuyến mãi, giảm giá trực tiếp của các hãng thời trang.
Các quan niệm và chuẩn mực
Phần lớn tâm lý người Việt ưa chuộng và tán đồng các kiểu loại trang phục thanh lịch và
tao nhã, kín đáo, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hồn cảnh giao tiếp, nhưng vẫn hiện đại,
trẻ trung. Ngoài ra, họ đề cao những bộ trang phục có khả năng thích ứng với môi trường
sống và làm việc nhiều hơn là nghỉ ngơi và thư giãn.
Người Việt nói chung ăn mặc khá giản dị và đơn giản (thậm chí rất đơn giản), một phần
bởi vì họ chưa có gu ăn mặc, chưa thực sự hiểu bản thân nên ăn mặc như thế nào theo
đúng sở thích của mình. Tuy nhiên, cũng có những sự tương đồng và khác biệt giữa các
lứa tuổi, vùng miền hay nghề nghiệp. Chẳng hạn, nếu xét theo nghề nghiệp, đối tượng
cơng chức và những người thuộc nhóm bn bán hàng hóa, dịch vụ ln có chừng mực
nhất định trong việc lựa chọn phong cách thời trang, muốn tạo độ tin cậy hay sự an toàn
hơn là sự khác biệt. Trong khi sinh viên và các nghề nghiệp đặc biệt khác (như nghệ sỹ,
nhiếp ảnh gia,…) lựa chọn phong cách tự do, khác biệt và độc đáo hơn nhưng không quá
nổi trội. Nếu xét theo vùng miền, người miền Bắc quan điểm thời trang là để thể hiện bản
thân đối với xã hội nên khá bảo thủ và phụ thuộc vào các nhóm xã hội mà họ thường
quan hệ. Người miền Nam quan điểm thời trang là để thể hiện chính bản thân nên thường
sẽ thích các gu ăn mặc phóng khống, phá cách, táo bạo và khác thường hơn người miền
Bắc.
Lối sống
Với sự phát triển của xã hội, tư duy con người cũng dần trở nên thoáng hơn, khơng cịn bị
gị bó trong một khn khổ hay những quy tắc như trước đây. Họ dễ dàng tiếp nhận và
cũng sẵn sàng thay đổi cho phù hợp với xu hướng thời trang hiện tại. Cũng chính vì vậy
mà trang phục ngày nay cũng có phần thoải mái hơn, tùy theo sở thích, cá tính của mỗi cá

nhân. Tuy nhiên, phong cách thời trang của người Việt nói chung, đặc biệt là lứa tuổi
thanh thiếu niên, chịu ảnh hưởng phần lớn bởi phong cách thời trang Hàn Quốc.


Khao khát được thể hiện mình, khẳng định cái tơi và muốn bản thân trở nên khác biệt,…
Đó chính là suy nghĩ của giới trẻ hiện nay. Điều này cũng phần nào thể hiện trong gu thời
trang của giới trẻ hiện đại. Trong khi trang phục của người lớn đang đi vào những lối
mịn thì trang phục giới trẻ bộc lộ rõ những ưu điểm của sự phong phú. Nhiều phong cách
tạo ra trào lưu, làn sóng trên thế giới, nay đã xuất hiện ở Việt Nam.
Tôn giáo
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, bao gồm Phật giáo, Kito giáo, tôn giáo nội sinh như
đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng
dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam, trong đó, Phật giáo chiếm đa số. Theo
cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019, cả nước có hơn 13,162 triệu
người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng ký chính thức. Năm tơn giáo
lớn nhất là Cơng giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hòa Hảo và Cao Đài; các tơn giáo khác
chiếm tỷ trọng nhỏ.
3.1.1.3.

Nhóm yếu tố nhân khẩu học

Dân số, lao động và việc làm
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2020 là 97,58 triệu người.
Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh trong 3 thập kỷ qua và cơ bản
duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp,
tuổi thọ trung bình ngày càng tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện. Tình hình lao động, việc làm q IV/2020 có
nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ
lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tính chung cả năm 2020 cao hơn năm 2019 trong khi số
người có việc làm, thu nhập của người làm cơng ăn lương thấp hơn năm trước.

Dân số trung bình năm 2020 của cả nước ước tính 97,58 triệu người, tăng 1.098,7 nghìn
người, tương đương tăng 1,14% so với năm 2019. Trong tổng dân số, dân số thành thị
35,93 triệu người, chiếm 36,8%; dân số nông thôn 61,65 triệu người, chiếm 63,2%; dân
số nam 48,59 triệu người, chiếm 49,8%; dân số nữ 48,99 triệu người, chiếm 50,2%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV/2020 ước tính là 55,1 triệu
người, tăng 563,8 nghìn người so với quý trước và giảm 860,4 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước. Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,6 triệu
người, giảm 1,2 triệu người so với năm trước.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý IV/2020 ước tính 54 triệu người. Tính chung
cả năm 2020, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, bao gồm 17,5
triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 7,2% so với
năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,5 triệu người, tăng 0,3%; khu vực dịch
vụ 19,4 triệu người, tăng 0,1%.


Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26% (quý I là 2,02%; quý II
là 2,51%, quý III là 2,29, quý IV là 2,16%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là
2,48% (quý I là 2,22%; quý II là 2,73%; quý III là 2,5%; quý IV là 2,37%), trong đó tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020 ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là
10,63%; khu vực nông thôn là 5,45%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước
tính là 2,51% (quý I/2020 là 2,21%; quý II là 3,08%; quý III là 2,79%; quý IV là 1,89%),
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực
nông thôn là 2,93%.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. 55,5% dân số có
độ tuổi dưới 35, với độ tuổi trung bình là 32,9 tuổi, và tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao
hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa
nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên
đến 26% vào năm 2026.

Từ năm 2010 đến năm 2020, chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69.
Một em bé Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất
bằng 69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Việt Nam là
quốc gia có Chỉ số Vốn con người cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình,
tuy nhiên vẫn cịn tồn tại khoảng cách giữa các địa phương, đặc biệt là ở nhóm dân tộc
thiểu số. Việt Nam đang nỗ lực nâng cao trình độ lực lượng lao động để tạo ra việc làm
có năng suất cao hơn ở quy mơ lớn trong tương lai.
Tốc độ đơ thị hóa
Đơ thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh là ba đặc điểm nổi bật của Việt Nam
trong những năm gần đây. Nhiều đơ thị mới, khu đơ thị mới được hình thành phát triển;
nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở,… Điều này cho thấy, các đô thị Việt
Nam đã và đang rất được chú trọng phát triển để nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.
Hiện nay trên cả nước có 833 đơ thị các loại. Tỷ lệ đơ thị hóa tăng nhanh, đạt 39,3%
trong 6 tháng đầu năm 2020 (tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019). Tăng trưởng đô thị
nhanh nhất ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Hải
Phịng, Đà Nẵng, và Cần Thơ.
Mật độ dân số Việt Nam cũng tăng cao, với 290 người/km2 (năm 2019). Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng
là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.
Thu nhập bình quân đầu người


Trong năm 2020, ước tính thu nhập bình qn đầu người 1 tháng theo giá hiện hành đạt
4.190 nghìn đồng. Thiếu đói trong nơng dân hầu như khơng xảy ra trong những tháng
cuối năm. Tính chung năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 75,9% so
với năm trước, tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 76,1%. Tỷ lệ
nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020 ước khoảng 4,7%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm
2019.
Phân phối thu nhập
Ở Việt Nam, chỉ số bất qn bình thu nhập Gini khơng q cao so với các nước trong khu

vực và khá ổn định (khoảng 0,4), nhưng khoảng cách giữa nhóm 20% dân số thu nhập
cao nhất với 20% dân cư thu nhập thấp vẫn ở mức cao (khoảng 10 lần), đời sống của cư
dân ở một số vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và nhóm người yếu thế (người
khuyết tật, phụ nữ, trẻ em...) đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo Tổng cục Thống kê, hệ
số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của cả nước năm 2019 có xu hướng chuyển
biến tích cực khi giảm so với các năm trước. Từ năm 2012, Gini ở nông thôn cao hơn
thành thị và sự chênh lệch càng ngày càng giãn rộng ra. Điều này cho thấy sự bất bình
đẳng trong thu nhập của Việt Nam tuy giảm nhưng sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị ngày càng lớn. Ở nước ta, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là nơi có hệ số bất
bình đẳng thấp nhất (0,373 và 0,392), trong khi đó Trung du và miền núi phía Bắc, Tây
Ngun có sự bất bình đẳng cao nhất (0,443 và 0,440).
Chi tiêu bình quân đầu người
Chi tiêu bình quân đầu người cả nước có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 2020 (cả khu vực nông thôn và thành thị đều tăng). Chi tiêu bình quân một người một
tháng chung cả nước năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 2,55 triệu đồng, tăng 18% so với
năm 2018. Trong đó khu vực nơng thơn đạt 2,1 triệu đồng, tăng 19,3%; khu vực thành thị
đạt 3,5 triệu đồng, tăng 14,3%; bình quân giai đoạn 2011 - 2020 mỗi năm tăng 8,6%.
Có thể thấy, chi tiêu bình qn khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông
thôn (gấp khoảng 1,67 lần trong năm 2019). Sự chênh lệnh giữa chi tiêu thành thị và
nông thôn ở Việt Nam ngày càng lớn dần. Xét theo vùng kinh tế, chi tiêu bình quân một
người một tháng trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng ở tất cả các vùng. Đông Nam bộ là
vùng có mức chi tiêu bình qn lớn nhất trong giai đoạn này, tiếp đến là đồng bằng sông
Hồng. Khu vực có mức chi tiêu thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung
bộ và duyên hải miền Trung.
3.1.2. Đánh giá chất lượng thị trường
Các nhóm phân khúc thời trang trên thế giới
 Phân khúc thời trang cao cấp (Top End)


Các sản phẩm trong phân khúc này thường được thiết kế và chế tác một cách tinh xảo, tạo
nên nét sang trọng trong từng món đồ, thậm chí có những sản phẩm được làm thủ công

100% từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế tác. Khác với các phân khúc khác, các sản
phẩm thuộc Top End vốn không hướng tới số đông. Không đánh vào truyền thông đại
chúng, các sản phẩm này tiếp cận với thế giới qua các tuần lễ thời trang New York,
London hay Milan với các show diễn của nhà thiết kế. Họ tập trung vào nhóm khách
hàng nhỏ nhưng sẵn sàng rút hầu bao mà không quan tâm đến giá thành của sản phẩm.
Một bộ đầm thuộc phân khúc này của Chanel hoặc Dior có giá 200.000 USD hoặc cao
hơn gấp nhiều lần. Nhiều bộ cánh trong phân khúc này được lựa chọn cho các sự kiện
thảm đỏ, được mặc bởi người nổi tiếng và những người có địa vị rất cao trong xã hội.
Một số thương hiệu thời trang cao cấp gồm Chanel, Dior, Yves Saint Laurent, Louis
Vuitton, Prada, Hermès, Gucci, Versace, Dolce & Gabbana (D&G), Armani, Fendi,…
 Phân khúc thời trang trung cấp (Lower High End)
Quần áo thuộc phân khúc thời trang trung cấp là các sản phẩm may đo sẵn thay vì thủ
cơng hoàn toàn như ở phân khúc thời trang cao cấp. Tuy nhiên, những sản phẩm thuộc
phân khúc này vẫn mang những tiêu chuẩn hàng cao cấp với chất liệu tuyệt hảo, đường
may sắc nét, hình ảnh truyền thơng đầu tư,... Bên cạnh đó, những thương hiệu thời trang
trung cấp chỉ sản xuất ở những kích cỡ tiêu chuẩn với số lượng giới hạn và một mức giá
tương đối đắt đỏ. Một số thương hiệu trong phân khúc này có thể kể đến Ralph Lauren,
Laura Biagiotti, Isabel Marant, Calvin Klein, Tommy Hilfiger,...
 Phân khúc thời trang bình dân (Higher Low End)
Để mở rộng thị phần, các nhà thiết kế đã chuyển từ phân khúc cao xuống một phạm vi thị
trường có giá cả phải chăng hơn để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Và như vậy, phân
khúc thời trang bình dân ra đời để lấp đầy khoảng trống thị trường đầy tiềm năng đó. Sản
phẩm ở phân khúc này có giá hợp lý hơn nhiều vì được sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn
được đảm bảo về chất lượng. Có thể kể đến các thương hiệu nổi bật như: See, Marc,
Charless & Keith, Pedro, Aldo, Ren, Adam Store,… Ngoài ra, phân khúc thời trang bình
dân cũng bao gồm cả những thương hiệu của các nhà thiết kế mới nổi đầy hứa hẹn như
Jacquemus hiện nay.
 Phân khúc thời trang giá rẻ (Lower End)
Phân khúc thời trang giá rẻ bao gồm các sản phẩm được sản xuất trên quy mô lớn, phục
vụ nhu cầu quần áo hàng ngày của mọi người. Các nhà sản xuất thời trang giá rẻ có thể

có các chiến lược kinh doanh khác nhau về phong cách, về tập người tiêu dùng, nhưng
mục tiêu lớn nhất hướng tới là thị phần. Vì vậy, ở thị trường này, ta có thể thấy phần lớn
là những thương hiệu thời trang nhanh (Fast Fashion) với tiêu chí hàng đầu là xu hướng
thay vì giá trị sáng tạo như Zara, H&M, Mango, Juno, Uniqlo, Levi’s, Owen, An Phước
Pierre Cardin,…


Các nhóm phân khúc thời trang tại Việt Nam
Việt Nam hiện là một đất nước đang phát triển, có thu nhập bình quân đầu người là 3.497
USD (2020), ở mức tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới. Nước ta hiện nay
chia thu nhập người dân ra thành năm nhóm:
-

Nhóm 1: Nghèo (700.000 – 900.000 VND/tháng);
Nhóm 2: Cận nghèo (700.000 – 1.300.000 VND/tháng);
Nhóm 3: Trung bình (1.000.000 – 1.950.000 VND/tháng);
Nhóm 4: Khá (2.000.000 – 4.000.000 VND/tháng);
Nhóm 5: Giàu (cao hơn 5.000.000 VND/tháng).
Tỷ trọng thu nhập của các nhóm giai đoạn 2002 – 2018

Qua biểu đồ ta có thể thấy, có tổng hơn 50% dân số Việt Nam có mức thu nhập dưới 5
triệu VND. Một báo cáo của World Bank đã chỉ ra Việt Nam có sự gia tăng đáng kể của
tầng lớp trung lưu, nhóm người có mức sống trên 15 USD/ngày. Đến năm 2018, tầng lớp
trung lưu chiếm khoảng 16,3% dân số Việt Nam. Theo Báo cáo "The wealth report 2019"
của Knight Frank, Việt Nam có 12.327 triệu phú USD vào năm 2018. Và cũng trong một
báo cáo khác của Knight Frank, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng
nhanh, đạt 458 người với giá trị tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên (tương đương
khoảng 700 tỉ đồng).
Do thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức tương đối thấp so với các quốc gia phát
triển, thị trường thời trang Việt Nam có những khác biệt nhất định. Cụ thể:

 Phân khúc thời trang giá rẻ (Lower End): chiếm thị phần lớn nhất (khoảng 70%),
hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình dưới 5-6 triệu/tháng. Ở
phân khúc này, các mặt hàng thời trang chủ yếu không có thương hiệu hoặc làm
giả, làm nhái lại các thương hiệu nổi tiếng, và được bày bán với số lượng lớn tại


các chợ địa phương hoặc các shop quần áo nhỏ lẻ, với mức giá từ dưới 500.000
đồng/sản phẩm.
 Phân khúc thời trang bình dân (Higher Low End): Nếu như Zara, H&M, Uniqlo,
Mango, Blue Exchange,… được coi là phân khúc thời trang giá rẻ (Lower End) tại
các quốc gia phát triển, thì tại Việt Nam, các hãng này lại được xếp vào nhóm mặt
hàng thời trang bình dân (Higher Low End). Đối tượng khách hàng mà hãng
hướng đến là những người có thu nhập từ 7 - 15 triệu/tháng, chiếm khoảng 20%
thị phần trong nước, mức giá dao động từ 500.000 đồng – 5.000.000 đồng/sản
phẩm.
 Phân khúc thời trang trung cấp (Lower High End): Thị trường thời trang trung cấp
tại Việt Nam thuộc về các hãng có tên tuổi trên thế giới như Chanel, Dior,
Aristino, Gucci, Levi’s,… Với mức giá tương đối cao từ 5.000.000 đồng –
20.000.000 đồng/sản phẩm, hãng hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập từ
20-50 triệu/tháng, chiếm thị phần ít dưới 10%.
 Phân khúc thời trang cao cấp (Top End): Thị trường thời trang cao cấp tại Việt
Nam chiếm thị phần rất ít (dưới 1%) do mức giá quá cao, vượt quá khả năng chi
trả của đại đa số người tiêu dùng Việt.
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy Uniqlo Việt Nam là hãng thời trang hướng đến
phân khúc bình dân và trung cấp. Nhìn chung, quần áo nam và nữ của hãng có số lượng
mẫu mã khá tương đồng. Một số mẫu sản phẩm nữ đang được niêm yết như áo khốc có
giá thấp nhất là 799.000 đồng/cái, cao nhất lên đến 2.999.000 đồng. Riêng các mẫu áo
khốc lơng, Uniqlo niêm yết giá lên đến 3.499.000 đồng. Các sản phẩm thông dụng khác
như áo thun nữ tay ngắn có giá từ 249.000 - 499.000 đồng. Chân váy có giá thấp nhất là
499.000 đồng, cao giá nhất là 999.000 đồng. Đầm nữ được hãng thời trang Nhật Bản đem

về Việt Nam khoảng 30 mẫu, giá dao động từ 799.000 - 999.000 đồng.
Đồ nam được niêm yết giá cũng tương đương các thương hiệu thời trang nhanh cùng
phân khúc. Cụ thể, áo khoác dài đa số có giá từ 999.000 đồng/sản phẩm, đặc biệt áo
khốc Duffle Blocktech dịng Uniqlo U có giá lên đến 3.999.000 đồng. Áo sơ mi nam
thời trang có đa số có giá thấp nhất là 499.000 đồng. Đặc biệt, ao thun nam tay ngắn là
dịng sản phẩm có giá rẻ nhất, chỉ từ 149.000 đồng. Quần jean nam được bán chủ yếu ở
mức 999.000 đồng. Ngồi ra, nam giới cịn có nhiều mẫu balo, túi xách với giá 499.000999.000 đồng.
Dòng sản phẩm
Áo khoác
Áo thun
Quần/chân váy
Đầm nữ
Áo sơ mi

Giá thấp nhất dành cho Giá thấp nhất dành cho nữ
nam giới (đồng)
giới (đồng)
999.000
799.000
149.000
249.000
999.000
499.000
799.000
499.000
-


Mơ hình đánh giá chất lượng đoạn thị trường


LOWER HIGH END
(<10%)

HIGHER LOW END
(20%)

LOWER END (70%)

3.2. Đánh giá cạnh tranh của ngành
3.2.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Rào cản rút lui khỏi ngành
Ngành thời trang được đánh giá là ngành có rào cản rút lui khỏi ngành khá cao. Các
doanh nghiệp vẫn phải duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện có thu nhập thấp,
thậm chí thua lỗ, khiến cho năng lực sản xuất bị dư thừa cho nên mức độ cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Rào cản rời ngành cao có thể đến từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp khi gia nhập ngành thời trang sẽ phải bỏ ra một nguồn vốn
lớn trong việc đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, cũng như cơ sở hạ tầng cho
việc phân phối sản phẩm, do đó khi muốn rời ngành địi hỏi các doanh nghiệp phải tổ
chức thanh lý các tài sản này mà khơng có phương án sử dụng khác. Nếu công ty muốn
rời bỏ ngành đồng nghĩa với việc phải chấp nhận bỏ đi giá trị sổ sách của các tài sản này.
Thứ hai, gắn bó xúc cảm với ngành. Khi xây dựng những thương hiệu thời trang, các nhà
thiết kế luôn đặt tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình vào cơng việc, do đó, họ ln
khơng mong muốn rời khỏi ngành.
Thứ ba, các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. Khi doanh nghiệp rút lui khỏi ngành sẽ ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp đối tác có liên quan như các công ty sản xuất phụ liệu dệt
may, các đại lý phân phối… Các khâu từ thiết kế, sản xuất, phân phối, trao đổi đến tiêu
dùng như một chuỗi mắt xích hoạt động của cơng ty. Khi rút lui khỏi ngành, các mắt xích


này sẽ đứt đoạn, khơng cịn liên kết với nhau, các kế hoạch chiến lược lâu dài từ đó cũng

sẽ khơng cịn tồn tại.
Mức độ tập trung và tăng trưởng của ngành
Ngành cơng nghiệp thời trang tăng trưởng nhanh chóng và thu hút sự chú ý của nhiều
công ty. Với sự tăng trưởng của ngành ở mức cao trong giai đoạn hiện nay thì tiềm năng
của ngành đang được khai thác hiệu quả. Khi mà nhu cầu làm đẹp và thể hiện bản thân
của người tiêu dùng ngày càng tăng thì các doanh nghiệp trong ngành sẽ tập trung vào
cung cấp sản phẩm tốt hơn cho khách hàng (vì hiện nay khách hàng quan tâm nhiều đến
thẩm mỹ và thương hiệu, do đó cơng ty nào thỏa mãn nhu cầu của họ nhiều hơn thì khách
hàng sẽ trung thành với cơng ty đó). Trong những năm gần đây, ngành thời trang Việt
Nam đang thu hút ngày càng nhiều sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh cả trong và
ngoài nước. Do đó, việc mở rộng thị trường cũng càng trở nên khó khăn hơn. Hiện nay,
có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang ngoại đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn
60% thị trường, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu như Giordano, Bossini (châu
Á), CK, Mango, D&G, H&M, Zara,...
Với hơn 90 triệu dân và mức tăng trưởng bình quân từ 15-20%, Việt Nam trở thành thị
trường đang có sức tiêu thụ thời trang rất mạnh. Lãnh đạo Zara từng ngỡ ngàng khi doanh
thu ngày đầu tiên khai trương của hãng lên tới 5,5 tỉ đồng. Bên cạnh đó, ngành may mặc
nội địa đang áp mức thuế nhập khẩu 20% nhưng sẽ dần xuống 0% khi Việt Nam gia nhập
Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN và khi các FTAs mà Việt Nam ký kết bắt đầu có hiệu
lực. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng thời trang nước ngoài mở rộng thị
trường.
Theo khảo sát năm 2019 của Nielsen cho thấy, người Việt đứng thứ 3 thế giới về mê hàng
hiệu, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi, nghiên cứu của Statistics Portal – một công
ty nghiên cứu thị trường của Đức dự báo, tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thời
trang Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 là 22,5%. Nhờ mức tăng trưởng này, thị trường có
thể đạt doanh thu 988 triệu USD vào năm 2022.
Đặc điểm của mặt hàng thời trang
Thị trường thời trang là thị trường có sự biến đổi liên tục do thị hiếu của khách hàng
không ngừng thay đổi. Xu hướng thời trang luôn biến đổi theo mùa, theo phong cách và
sự sáng tạo của con người, đặc biệt là giới trẻ. Trong khi đó, tính chun biệt hóa sản

phẩm, dịch vụ của Uniqlo lại khơng cao. Điều này sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho Uniqlo khi
tiếp cận xâm nhập và mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam, dẫn đến sự bất lợi
trong quyền thương lượng với khách hàng. Nhìn chung, thời trang Việt Nam chịu ảnh
hưởng nhiều bởi sự biến động của thời trang thế giới. Giới trẻ Việt Nam cũng đặc biệt
nhạy cảm với những phong cách thời trang mới lạ. Do đó, thời trang theo phong cách tối
giản và ít chạy theo xu thế đổi mới như Uniqlo, về cơ bản, sẽ chỉ tập trung vào một tập


khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, đó cũng là chiến lược riêng, cách định hình phong cách,
thương hệu riêng của Uniqlo.
Ngoài ra, đặc trưng của ngành thời trang là các sản phẩm thay đổi theo từng xu hướng và
theo từng ý tưởng của các nhà thiết kế. Chính vì thế, nhà cung cấp ln có một mối liên
hệ mật thiết với doanh nghiệp. Các sản phẩm mà họ cung cấp phải phù hợp và có độ
chính xác theo xu hướng và ý tưởng thiết kế của nhà thiết kế, đặc biệt đối với các phân
khúc thời trang cao cấp. Bởi sáng tạo của bộ sưu tập vào mỗi mùa và biến hóa theo phong
cách của nhà thiết kế.
Tình trạng sàng lọc của ngành
Có rất nhiều doanh nghiệp lớn nước ngồi hào hứng muốn đầu tư vào lĩnh vực thời trang
tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, thêm một thương hiệu mới vào
Việt Nam, người tiêu dùng có thêm lựa chọn nhưng rõ ràng thị trường thời trang trong
nước cũng sẽ chật chội hơn rất nhiều. Do đó, nếu khơng có sự chuẩn bị, các thương hiệu
Việt sẽ rất khó để cạnh tranh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn đã đánh mất dần thị phần,
và phải từ bỏ thị trường. Foci từng được biết đến như một thương hiệu rất thành công,
được coi là hàng hiệu với chuỗi 60 cửa hàng lớn nhỏ, thế nhưng hãng này đã biến mất sau
gần 10 năm ra đời. Hay những cái tên như Ninomax, Blue Exchange, PT2000 dù đang
phát triển nhưng đã khơng cịn dấu ấn đậm nét so với trước.
Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu thời trang Zara gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2016 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, và sau một thời gian ngắn, hãng cũng tiến công ra thị trường Hà Nội. Một
năm sau, H&M – một đối thủ nặng ký của Zara trên thế giới – cũng ra mắt thị trường Việt

Nam vào tháng 9/2017 với địa điểm không thể đẹp hơn tại Trung tâm thương mại Vincom
Center Đồng Khởi (Quận 1). Hai thương hiệu này ngay sau đó đã bắt đầu những chiến
dịch nhằm cạnh tranh giành thị phần của nhau. Với việc gia nhập sớm nên cả hai thương
hiệu đều đã chiếm được những vị trí đắc địa tại những tuyến phố trung tâm, và đôi khi
trên cùng mặt tiền, chúng ta thấy được sự hiện hữu của hai thương hiệu đối đầu trực tiếp
với nhau. Về giá bán, cả hai thương hiệu Zara và H&M đều tạo ra những chiết khấu dành
cho khách hàng và họ cạnh tranh nhau từng tí một về giá sản phẩm bán ra.
Gần đây, Canifa gặt hái với chiến lược phát triển dành cho số đơng. Thương hiệu này
hiện có gần 100 cửa hàng lớn nhỏ. Lợi thế giảm chi phí nhờ rút ngắn thời gian từ khâu
thiết kế - sản xuất - lên kệ do có nhà máy sản xuất trong nước. Thế nhưng, theo giới
chuyên môn, để tồn tại trong ngành cơng nghiệp thời trang, giá cả khơng nói lên tất cả mà
quan trọng nằm ở sự thay đổi mẫu mã phù hợp.
Còn với Ivy Moda, thương hiệu nội đặt mục tiêu trở thành hãng thời trang nhanh cao cấp
cũng khơng tránh khỏi những khó khăn khi người đại diện thương hiệu này cho rằng sự


cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhãn hàng quốc tế đang rất gắt gao,
không dễ dàng tìm cách chiếm lĩnh "sân nhà" đối với số đơng doanh nghiệp thời trang
trong nước.
Uniqlo là công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ quần áo của Nhật với giá cả phải chăng và
chất lượng cao. Với chiến lược đầy táo bạo và độc đáo, Uniqlo đã nhanh chóng đạt được
vị thế vững vàng trong thị trường thời trang bán lẻ chỉ sau Zara và H&M. Trong năm tài
chính 2019 (tính đến ngày 31/8), lần đầu tiên doanh thu từ Uniqlo International đạt tới
1,026 nghìn tỷ Yên (+ 14,5% theo năm).

Hiện nay, H&M, Zara và Uniqlo là ba hãng bán lẻ thời trang toàn cầu chiếm thị phần lớn
nhất tại Việt Nam, mỗi hãng sở hữu hơn 1.000 cửa hiệu trên toàn cầu.


Cùng nhắm vào một thị trường, nhưng mơ hình kinh doanh của ba cơng ty này có những

chiến lược khác biệt trong quản lý và phân phối sản phẩm.

Thời gian
thành lập

Số cửa hiệu
trên toàn
cầu

Chiến lược
ra mắt sản
phẩm

ZARA
Năm 1975, tại Tây
Ban Nha.
Thương hiệu thuộc sở
hữu của hãng dệt may
khổng lồ Inditex. Việc
sở hữu các khâu trong
chuỗi cung cấp cho
phép Zara quay vịng
sản phẩm nhanh hơn.
Hãng có thể thiết kế
một sản phẩm và ra
hàng bán tại các cửa
hiệu chỉ trong vòng
một tháng.

H&M

Năm 1947, tại Thụy
Điển.
H&M sở hữu nhiều
thương hiệu khác
nhau,
bao
gồm
Monki,
Weekday,
Cheap Monday, và
COS.

UNIQLO
Năm 1949, tại Nhật
Bản và được tập đoàn
Fast Retailing mua lại
vào tháng 11/2005.
Mơ hình kinh doanh
của hãng dựa trên mơ
hình kinh doanh của
một hãng thời trang có
tiếng khác là The Gap.

> 2.000

> 3.450

> 1.400

Chiến lược của Zara

là tung ra nhiều mẫu
sản phẩm hơn so với
đối thủ. Trong khi hầu
hết các hãng bán lẻ
thời trang chỉ sản xuất
và bán từ 2.000 4.000 mẫu hàng mỗi
năm, Zara tung ra hơn
10.000 mẫu sản phẩm
mỗi năm. Cách làm
này cho phép Zara thu
hút được một lực
lượng khách hàng
đơng đảo hơn với
những sở thích khác
nhau.

Một phần trong chiến
lược của H&M nhằm
tăng doanh số là đưa
ra những sản phẩm
được quảng cáo là
hợp tác thiết kế với
những tên tuổi lớn
của ngành thời trang
thế giới như Versace
và Alexander Wang.
Sự xuất hiện của
những sản phẩm như
vậy tại cửa hiệu của
H&M giúp hãng gia

tăng uy tín. Việc kết
hợp với các hãng
danh tiếng cũng mang
đến cho khách hàng
của H&M những sản
phẩm có sự khác biệt
so với những thiết kế
phổ thông của hãng.

Uniqlo lấy trọng tâm là
thời điểm đưa sản
phẩm lên kệ, lấy việc
đáp ứng nhu cầu hiện
có của người tiêu dùng
là mục tiêu. Hãng này
chú trọng việc đáp ứng
các xu hướng thay đổi
trong thời trang Nhật,
nhấn mạnh các thiết kế
phù hợp với phong
cách tối giản mà người
Nhật ưa chuộng.


Định vị
thương hiệu

Chuỗi cung
ứng


Zara chia sản phẩm
thành một nhóm thấp
cấp hơn và một nhóm
cao cấp hơn. Mục tiêu
của hãng là được nhìn
nhận như một nhà bán
lẻ thời trang cao cấp
với mức giá phải
chăng. Cửa hiệu
chính của hãng ln
được đặt tại khu vực
đắc địa ở các thành
phố lớn trên thế giới,
nơi giá thuê mặt bằng
rất đắt đỏ, chẳng hạn
ở Fifth Avenue ở New
York.

Zara có thể thiết kế,
sản xuất và đưa sản
phẩm ra thị trường
một
cách
nhanh
chóng vì hãng này sở
hữu nhiều khâu trong
chuỗi cung cấp. Hãng
này có một nhà máy
sản xuất chính ở
thành phố La Coruna

của Tây Ban Nha, nơi
hãng được thành lập.

Thông qua mua lại và
phát triển các thương
hiệu có phong cách
khác biệt, H&M
muốn thu hút nhiều
đối tượng khách hàng
mua sắm thời trang
hơn. Mỗi thương hiệu
của hãng có một tầm
giá và ý tưởng phong
cách riêng. Chẳng
hạn, Collection of
Style có giá cao hơn
giá trung bình của sản
phẩm H&M và tập
trung chủ yếu vào thị
trường châu u. Trong
khi đó, các sản phẩm
thương hiệu Monki có
giá chỉ bằng nửa giá
sản phẩm Collection
of Style, với các thiết
kế trẻ trung hơn.
H&M đem các thiết
kế đi thuê sản xuất ở
các
nước

như
Campuchia

Bangladesh, nơi có
chi phí nhân cơng rẻ.
H&M khơng trực tiếp
sở hữu bất kỳ nhà
máy nào, mà thay vào
đó hợp tác với 900
nhà cung cấp trên
toàn cầu, chủ yếu
nằm ở khu vực châu
Âu và châu Á.

Uniqlo định vị thương
hiệu của mình như một
thương hiệu thời trang
“của riêng” (privatelabel apparel). Điều
này có nghĩa là Uniqlo
tự tạo ra sản phẩm của
mình ở tất cả các khâu
và chỉ bán những sản
phẩm đó trong cửa hiệu
và website của hãng.
Công ty này cũng sử
dụng các sự kiện thể
thao để thu hút sự chú
ý của công chúng.
Những thiết kế của
Uniqlo thường đơn

giản và thực tế hơn so
với sản phẩm của Zara
và H&M, và bởi vậy
thu hút những đối
tượng khách hàng
khác.
Uniqlo chủ yếu sản
xuất hàng tại Nhật Bản.

Về sự đa dạng mẫu mã, mặc dù Uniqlo sản xuất các thiết kế ít hơn nhiều so với các đối
thủ cạnh tranh nhưng có thể tạo ra sản phẩm may mặc mang tính bền vững. Đây cũng là
một điểm nổi trội của thương hiệu.


Về sự đa dạng kích cỡ và màu sắc có sẵn tại các cửa hàng

Về giá cả, so với các sản phẩm thời trang cùng phân khúc có mặt đầu tiên tại Việt Nam là
Zara, hàng của Uniqlo lại có giá rẻ hơn. Áo khốc nữ Zara đều có giá thấp nhất từ
999.000 đồng lên đến 2-3 triệu đồng, dòng áo khốc da có mẫu lên đến 4.6 triệu đồng.
Trong khi với mức giá 799.000 đồng, khách hàng đã mua được sản phẩm của Uniqlo.
Áo sơ mi các các mẫu áo thời trang khác giành cho nữ tại Zara Việt Nam đang được niêm
yết từ mức giá từ 999.000 đồng đến gần 2 triệu đồng/sản phẩm. Chân váy cũng có giá cao
hơn hẳn, từ 999.000 đồng đến 1.590.000 đồng.
Quần áo nam tại Uniqlo Việt Nam cũng mềm hơn Zara Việt Nam. Áo khoác nam tại Zara
thường được bán với giá hàng triệu đồng. Mẫu áo khốc có giá cao nhất đang được Zara


×