Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

giải thích 16 hiện tượng vật lý - CLB Vật lý - Nguyễn Thị Thơm - E-Learning, Website trường THCS Suối Ngô, Tân Châu, Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.88 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ánh sáng đom đóm có từ đâu?


Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ
thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp
nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng
do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hố
học, chứ khơng phải là q trình sinh học.


Bởi vì, sau khi cơn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn cịn, thì
rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất
phát sáng mà thơi.


Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bị
dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả
nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong q trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng
được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng
nhân tạo khác.


Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu
trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng
là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương
giúp phản chiếu ánh sáng ra ngồi.


Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng
chỉ là những hố chất bình thường, khơng có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men
luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hố luciferin (q trình dùng ơxy đốt cháy


luciferin). Q trình oxy hố này tạo ra quang năng.


Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập l mà khơng liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung
cấp ơxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.



(Theo Thế Giới Mới)
Người nhảy dù rơi như thế nào?


Nhiều người thường nghĩ rằng, khi “rơi như hòn đá” mà
khơng mở dù, thì người sẽ bay xuống dưới với vận tốc
tăng lên mãi, và thời gian của cú nhảy đường dài sẽ ngắn
hơn nhiều. Song, thực tế không phải như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tăng nhanh đến nỗi chẳng mấy chốc vận tốc đã không thể tăng hơn được nữa. Chuyển động
nhanh dần trở thành chuyển động đều.


Tính tốn cho thấy, sự rơi nhanh dần của người nhảy dù (khi không mở dù) chỉ kéo dài trong 12
giây đầu tiên hay ít hơn một chút, tùy theo trọng lượng của họ. Trong khoảng 10 giây đó, họ rơi
được chừng 400-500 mét và đạt được vận tốc khoảng 50 mét/giây. Và vận tốc này duy trì cho tới
khi dù được mở.


Những giọt nước mưa cũng rơi tương tự như thế. Chỉ có khác là, thời kỳ rơi đầu tiên của giọt
nước mưa (tức là thời kỳ vận tốc còn tăng) kéo dài chừng một phút, thậm chí ít hơn nữa.


(Theo Vật lý vui)
Cách phân biệt một số loại tên lửa


Theo thống kê, hiện trên thế giới có gần 600 loại tên lửa
có tính năng, công dụng khác nhau. Dựa trên sự khác
nhau của căn cứ phóng tên lửa và vị trí mục tiêu tấn cơng,
có thể chia tên lửa thành mấy loại sau.


<b>1. Tên lửa không đối không: Là loại tên lửa được gắn </b>
trên máy bay tiêm kích, tiêm kích ném bom và máy bay


trực thăng vũ trang, dùng để tấn công các mục tiêu bay.
Người ta phân loại tên lửa theo tầm bắn gồm tên lửa ngăn
chặn ở cự ly xa (100-200 km), tên lửa ngăn chặn ở cự ly
trung bình (40-100 km), tên lửa đánh chặn ở cự ly gần
(8-30 km), tên lửa tấn công hạng nhẹ (5-10 km)... Phương thức dẫn đường của các loại tên lửa này
thường là sử dụng tia hồng ngoại, radar bán tự động, radar tự động hoàn toàn..., xác suất bắn
trúng thường đạt trên 80%.


<b>2. Tên lửa không đối đất và tên lửa không đối hạm: Là loại vũ khí trang bị cho máy bay, được</b>
trang bị trên các máy bay tác chiến hiện đại, như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích ném
bom, máy bay cường kích, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tuần tra chống ngầm. Loại
này được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên mặt biển hoặc tàu ngầm chạy
<b>dưới nước.</b>


Bộ phận đầu nổ của các loại tên lửa này đa phần sử dụng thuốc nổ thường, một số ít cũng sử
dụng đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, tầm bắn từ 6 đến 60 km, lớn nhất có thể đạt tới 450 km. Phương
thức dẫn đường của tên lửa không đối đất khá phong phú, như: sử dụng tia hồng ngoại, tia lade,
sợi quang, vơ tuyến truyền hình, radar sóng milimet và ảnh hồng ngoại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(30-100 km), tầm gần (4-30 km), sử dụng nhiều phương thức dẫn hướng như bằng tia hồng
ngoại, tia lade, sợi quang và radar bán tự động...


Tên lửa hạm đối hạm được phân loại theo tầm bắn gồm tầm xa (200-500 km), tầm trung (40-200
km), tầm gần (dưới 40 km). Tên lửa hạm đối hạm áp dụng hai phương thức là dẫn bằng radar tự
động và radar bán tự động. Chúng thường bay với tốc độ dưới âm thanh, một số ít có tốc độ siêu
âm.


<b>4. Tên lửa đối khơng (bao gồm tên lửa đất đối không và tên lửa hạm đối khơng) có thể đánh </b>
<b>chặn máy bay và địch tập kích, tên lửa hành trình, tên lửa khơng đối đất, đất đối đất trên </b>
<b>đường bay. Tầm bắn cũng được chia thành 3 loại bao gồm: tầm xa (từ 100 km trở lên), tầm </b>


trung (30-100 km), tầm thấp, rất thấp (4-30 km). Phương thức dẫn của loại tên lửa này phần lớn
là sử dụng radar bán tự động, vô tuyến điện, tia hồng ngoại và tia lade...


Nhìn chung, tên lửa loại nào có ưu điểm của loại đó, phát huy được bản lĩnh riêng trên các chiến
trường khác nhau.


(Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao
Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?


Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900
mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc
độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh
gấp 2 lần âm thanh, vì vậy, phải chăng là viên đạn
bay nhanh hơn?


Không hẳn như thế. Bởi vì trong q trình bay viên
đạn khơng ngừng ma sát với khơng khí, tốc độ của
nó ngày càng chậm, cịn tốc độ của âm thanh trong
khơng khí trên một đoạn đường khơng q dài thì
thay đổi rất ít. Như vậy, muốn biết cái gì chạy
nhanh hơn, ta hãy xem cuộc chạy đua giữa chúng.
Ở giai đoạn thứ nhất, 600 mét sau khi viên đạn rời khỏi nịng súng, tốc độ bay trung bình của đạn
là khoảng 450 mét/giây. Viên đạn bay nhanh hơn âm thanh nhiều, luôn luôn đi trước. Ở khoảng
cách này, nếu nghe thấy tiếng súng thì viên đạn đã bay qua bạn từ lâu về phía trước rồi.


Giai đoạn thứ hai, trong khoảng từ 600 đến 900 mét, sức cản của khơng khí đã làm cho tốc độ
của viên đạn giảm đi rất nhiều, âm thanh dần đuổi kịp nó, hai bên hầu như kề vai nhau chạy tới
đích 900 mét.


Giai đoạn thứ ba, từ 900 mét trở đi, viên đạn càng bay càng chậm, âm thanh sẽ vượt nó. Đến chỗ


1.200 mét thì viên đạn đã mệt tới mức sức cùng lực kiệt, không thể bay nổi nữa, âm thanh sẽ
chạy xa lên phía trước. Lúc này, nếu bạn nghe thấy tiếng súng và tiếng vèo vèo thì viên đạn cịn
chưa tới trước mặt bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Kết quả cuộc thi là viên đạn chỉ giành chức quán quân trong phạm vi 900 mét đầu tiên mà thơi.
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
Bức tranh kỳ lạ dưới ánh chớp


Thử hình dung bạn đứng giữa cơn dông trong một
thành phố cổ. Dưới ánh chớp bạn sẽ thấy một quang
cảnh kì dị. Phố đang nhộn nhịp dường như hóa đá
trong khoảnh khắc: những con ngựa giữ ở tư thế đang
kéo xe, chân giơ lên trong khơng khí; các cỗ xe cũng
đứng im, trơng thấy rõ từng chiếc nan hoa...


Sở dĩ có sự bất động biểu kiến đó là vì tia chớp, cũng
như mọi tia lửa điện, tồn tại trong một khoảng thời
gian cực kỳ ngắn ngủi - ngắn đến nỗi không thể đo
được bằng những phương tiện thông thường. Nhưng
nhờ những phương pháp gián tiếp, người ta đã biết
được tia chớp tồn tại từ 0,001 đến 0,2 giây (tia chớp
giữa các đám mây thì kéo dài hơn, tới 1,5 giây).
Trong những khoảng thời gian ngắn như thế thì
chẳng có gì di chuyển một cách rõ rệt đối với mắt
chúng ta cả. Mỗi nan hoa của bánh xe ở cỗ xe chạy
nhanh chỉ kịp chuyển đi được một phần rất nhỏ của milimét, và đối với mắt thì điều đó cũng
chẳng khác gì bất động hoàn toàn. Ấn tượng càng được tăng cường hơn nữa vì rằng ảnh được lưu
lại trong mắt cịn lâu hơn thời gian tồn tại của tia chớp.


(Theo Vật lý vui)


Cái túi của động vật có túi nằm ở đâu?


Chắc bạn sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng, nó nằm ở bụng, phía trước của con
vật. Nhưng bạn chớ vội vàng, có những lồi lại thích mở túi ở đằng… lưng cơ đấy.
Tất nhiên chúng có ngun do của mình.


Động vật có túi là một nhóm động vật có vú bậc thấp, gồm chuột túi, gấu túi, chồn
túi, chó sói túi… Đặc điểm lớn nhất của chúng là ở phần bụng thường có một cái túi
ni con. Trong chiếc túi này có đầu vú, giúp đứa con tiếp tục phát triển hoàn chỉnh, cho đến khi
có thể ra ngồi an tồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Miệng túi ni con của kanguru mở về phía trước. Điều này có liên quan mật thiết đến phương
thức sinh sống của chúng. Bởi vì chi trước của kanguru nhỏ, ngắn, không phát triển. Đa số thời
gian chúng dùng hai chi sau để đứng, đi lại, giúp cho cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Nếu miệng túi
ni con của chúng mà mở về phía sau, thì đứa con nhỏ rất dễ bị rơi từ trong túi ra.


Chuột túi thì ngược lại. Vì là lồi sống trong hang, sở trường là đào khoét đất, nêu nếu miệng túi
của chúng cũng mở về phía trước giống như kanguru, thì khi đào đất đục hang rất dễ làm cho đất
cát rơi vào trong túi nuôi con. Túi mở về phía sau có thể tránh được rắc rối này. Ngoài ra, tứ chi
của chuột túi rất ngắn, khi chạy nhanh, móng chân làm cho lá và cành cây khô trên mặt đất bay
tung lên. Miệng túi mở về phía sau thì những thứ bẩn bay lung tung khó có thể rơi được vào
trong túi, giúp chúng giữ sạch sẽ cho những đứa con.


<b>Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?</b>


Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo
thời tiết phục vụ nhà nơng. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.


Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (23/1) đến Hạ chí (21/6) tức là khoảng 92 ngày 19 giờ.
Mùa hè bắt đầu từ Hạ chí đến Thu phân (23/9) dài



khoảng 93 ngày 15 giờ. Mùa thu kéo dài từ Thu phân tới
Đơng chí (22/12) dài khoảng 89 ngày 19 giờ. Mùa đơng
từ Đơng chí tới Xn phân chỉ dài có 89 ngày. Như vậy
mùa hè dài hơn mùa đông những 4 ngày 15 tiếng.
Vấn đề ngắn dài này hoàn toàn liên quan đến khoảng
cách giữa trái đất với mặt trời ở mỗi thời điểm xa hay
gần. Ta biết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời theo
quỹ đạo hình bầu dục, mà mặt trời khơng phải là tâm
điểm của hình bầu dục đó, mà chỉ là một tiêu điểm trong
hình bầu dục thơi. Như vậy, khi trái đất quay trên quỹ
đạo, sẽ có lúc nó gần mặt trời hơn, có lúc cách xa hơn.


Mùa hạ, khi trái đất ở xa mặt trời nhất, sức hút của mặt trời đối với nó là yếu nhất, do đó trái đất
quay chậm nhất, và thời gian của mùa hè dài nhất trong một năm. Ngược lại, mùa đông, khi trái
đất ở gần mặt trời nhất, sức hút của mặt trời tác động lên nó mạnh nhất, do đó trái đất quay
nhanh hơn lúc nào hết, và đó là mùa ngắn nhất trong năm. Tương tự như vậy có thể xét cho mùa
xuân và mùa thu, là hai mùa trung gian.


Tại sao chuột thích gặm vật cứng?


Thực ra chuột khơng thích ăn vật cứng. Chỉ cần bạn kiểm tra
kỹ những chiếc tủ hoặc những đồ vật nặng khác bị chuột gặm
hỏng, sẽ thấy ở gần đó cả một đống vụn nát. Vậy tại sao
chúng lại gặm đồ cứng nhỉ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hoạt động này chủ yếu liên quan đến răng cửa của chuột.


Răng của động vật nói chung mọc đến thời kỳ nhất định thì dừng lại, nhưng ở chuột lại khơng
như vậy. Hàm trên và hàm dưới của nó có một đơi răng cửa có thể mọc dài ra liên tục, một tuần


có thể dài ra mấy milimét.


Bạn có thể tưởng tượng là nếu răng cứ mọc dài ra liên tục như vậy, thì chẳng phải là đẩy mơi của
chúng há ra, không thể khép lại được sao? Trên thực tế khơng thể xảy ra tình huống này. Chuột
phải dùng răng mài vào vật cứng để nó cùn đi. Và câu hỏi ở đây phải là, tại sao răng chuột lại
mọc dài không ngừng như vậy?


Chúng ta biết rằng vật chất tạo thành chủ yếu của răng là chất xỉ cứng, phần giữa chất xỉ của mỗi
răng có một khoang rỗng, gọi là khoang tuỷ răng. Khi động vật còn bé, phần dưới của khoang
tuỷ răng này mở, mạch máu và thần kinh có thể thơng nhau, cung cấp dinh dưỡng, làm cho tế
bào trong khoang tuỷ răng không ngừng tiết ra chất xỉ, thúc đẩy răng dần dần phát triển. Cuối
cùng răng phá vỡ niêm mạc lợi, lộ ra bên ngồi. Nói chung răng của các động vật khác sau khi
mọc xong, phần dưới của khoang tuỷ khép kín lại, tế bào chất xỉ khơng lấy được dinh dưỡng thì
cũng ngừng mọc. Cịn các động vật như chuột và thỏ, do khoang tuỷ răng khơng khép kín, nên
răng cửa sẽ mọc ra liên tục.


(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
Vị đất sét làm mát nước như thế nào?


Loại vò làm bằng đất sét khơng nung có khả năng làm cho
nước ở bên trong trở nên mát hơn. Loại vò này rất thơng
dụng ở các nước Trung Á và có nhiều tên gọi: ở Tây Ban
Nha gọi là "Alicaratxa", ở Ai Cập gọi là "Gâula"...


Bí mật về tác dụng làm lạnh của những vò này rất đơn giản:
nước đựng trong vị thấm qua thành đất sét ra ngồi và từ từ
bốc hơi, khi bốc hơi nó sẽ lấy một phần nhiệt từ vò và từ
nước đựng trong vị.


Tuy nhiên, tác dụng làm lạnh ở đây khơng lớn lắm. Nó phụ thuộc rất nhiều điều kiện. Khơng khí


càng nóng, nước thấm ra ngồi bình bốc hơi càng nhanh, càng nhiều, làm cho nước ở trong vò
càng lạnh đi. Sự lạnh đi còn phụ thuộc vào độ ẩm của khơng khí xung quanh: nếu khơng khí có
nhiều hơi ẩm thì quá trình bốc hơi xảy ra rất chậm và nước lạnh đi không nhiều lắm. Ngược lại,
trong khơng khí khơ ráo thì sự bay hơi xảy ra rất nhanh, khiến cho nước lạnh đi rõ rệt. Gió càng
thổi nhanh, q trình bay hơi càng mạnh và do đó tăng cường tác dụng làm lạnh (tác dụng của
gió cũng có thể thấy khi ta mặc áo ướt trong những ngày nóng bức. Khi có gió, ta sẽ thấy mát
mẻ, dễ chịu).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

làm lạnh của loại vị này chẳng có lợi là bao. Nhưng loại vò này giữ nước lạnh rất tốt và người ta
dùng chúng chủ yếu là nhằm vào mục đích đó.


Chúng ta có thể thử tính xem nước trong vị "alicaratxa" lạnh đến mức độ nào. Thí dụ, ta có một
vị đựng được 5 lít nước. Giả sử rằng nước ở trong vò đã bay hơi mất 1/10 lít. Trong những ngày
nóng 33 độ C, muốn làm bay hơi 1 lít nước (1kg) phải mất chừng 580 calo, nước ở trong vò đã
bay hơi mất 1/10kg thành ra cần phải có 58 calo. Nếu như tồn bộ 58 calo này là do nước trong
vò cung cấp thì nhiệt độ nước ở trong vị sẽ giảm đi 58/5, tức là xấp xỉ 12 độ. Nhưng đa số nhiệt
cần thiết cho sự bay hơi lại được lấy từ thành vò; mặt khác, nước ở trong vò vừa đồng thời lạnh
đi lại vừa bị khơng khí nóng tiếp giáp với thành vị làm nóng lên. Do đó, nước ở trong vị chỉ
lạnh đi chừng nửa con số tìm được ở trên mà thơi.


Khó mà nói được, ở đâu vò lạnh đi nhiều hơn - để ra ngồi hay trong bóng mát. Ở ngồi nắng thì
nước bay hơi nhanh hơn, nhưng đồng thời nhiệt đi vào trong vò cũng nhiều hơn. Nhưng chắc
chắn nhất là để vị ở trong bóng râm, hơi có gió.


(Theo Vật lý vui)
Băng trên mái nhà hình thành như thế nào?


Đã bao giờ bạn tự hỏi, những cột nước đá bng
thõng từ mái nhà xuống hình thành trong giai
đoạn băng tan hay băng giá. Nếu trong ngày băng


tan, thì chẳng lẽ nước có thể đóng băng ở nhiệt
độ trên số khơng? Cịn nếu trong ngày băng giá,
thì lấy đâu ra nước trên mái nhà?


Vấn đề khơng đơn giản như chúng ta tưởng.
Muốn hình thành những cột băng thì trong cùng
một lúc phải có hai nhiệt độ: nhiệt độ để làm tan
băng - trên số khơng, và nhiệt độ để làm đóng
băng - dưới số không.


Trong thực tế đúng như vậy: Tuyết trên mái nhà
dốc tan ra vì ánh mặt trời sưởi nóng nó tới nhiệt
độ trên số khơng, nhưng khi chảy đến rìa mái
gianh thì nó đơng lại, vì nhiệt độ ở đây dưới số
khơng.


Bạn hãy hình dung một cảnh thế này. Vào một ngày quang mây, trời băng giá vẫn là 1-2 độ dưới
không. Mặt trời tỏa ánh sáng, song những tia nắng xiên ấy khơng sưởi ấm trái đất đủ làm cho
tuyết có thể tan. Nhưng trên mái dốc hướng về phía mặt trời, tia nắng chiếu xuống không xiên
như trên mặt đất, mà dựng dứng hơn, nghiêng một góc gần với góc vng hơn. Mà ta biết rằng
góc hợp bởi tia sáng và mặt phẳng nó chiếu tới càng lớn thì tia sáng càng mạnh và sưởi nóng
nhiều hơn (tác dụng của tia sáng tỷ lệ với sin của góc đó, như trường hợp hình trên, tuyết trên
nóc nhà nhận được nhiệt nhiều gấp 2,5 lần so với tuyết trên mặt đất nằm ngang, bởi vì sin 60 độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

lớn gấp 2,5 lần sin 20 độ). Đó là lý do tại sao mặt dốc của nóc nhà được sưởi nóng mạnh hơn và
tuyết ở trên đó có thể tan ra.


Nước tuyết vừa tan chảy thành từng giọt, từng giọt xuống rìa mái gianh. Nhưng ở bên dưới rìa
mái gianh, nhiệt độ thấp hơn số khơng và giọt nước (do cịn bị bốc hơi nữa) nên đóng băng lại.
Tiếp đó, giọt nước tuyết thứ hai chảy đến cũng đông lại… cứ thế tiếp tục mãi, dần dần hình


thành một mỏm băng nho nhỏ. Rồi một lần khác, thời tiết cũng tương tự như thế, và những mỏm
băng này được dài thêm ra, cuối cùng trở thành những cột băng giống như những thạch nhũ đá
vôi trong các hang động vậy. Nói chung trên các căn nhà khơng được sưởi ấm, các cột băng cũng
hình thành tương tự như trên.


(Theo Vật lý vui
Có thể đun nước sơi bằng nước sơi khơng?


Đặt một chai thủy tinh nhỏ đựng nước vào trong một xoong
nước nguyên chất đang đun trên ngọn lửa, sao cho chai
không chạm tới đáy xoong (bằng cách treo chai vào một cái
vịng sắt). Khi nước ở trong xoong sơi, nước ở trong lọ dù
có nóng lên nhưng cũng khơng thể sơi được. Vì sao vậy?
Muốn đun sơi nước mà chỉ đun nóng tới 100 độ C thơi thì
chưa đủ, mà cịn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt
lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái kết tập khác,
tức là chuyển thành hơi nước.


Nước nguyên chất sôi ở 100 độ C. Trong điều kiện thường, dù có đun nóng nó thế nào đi nữa,
nhiệt độ của nó vẫn khơng thể nào tăng hơn lên được. Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta
dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ 100 độ C, và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong
lọ đạt tới 100 độ C mà thôi. Khi nhiệt độ hai bên đã cân bằng như thế rồi, thì nước trong xoong
khơng thể tiếp tục truyền nhiệt vào lọ được nữa. Do đó, nếu đun nước ở trong lọ theo phương
pháp này, ta khơng thể nào làm cho nó có thêm nhiệt lượng cần thiết để chuyển nước thành hơi
(mỗi một gam nước đã nóng tới 100 độ C cịn cần trên 500 calo nữa mới có thể chuyển thành
hơi). Đó là lý do tại sao nước ở trong lọ dù có đun nóng đến thế nào đi nữa cũng khơng sơi lên
được.


Có thể nảy ra thắc mắc: nước ở trong lọ và nước ở trong xoong có gì khác nhau? Ở trong lọ
<b>cũng là nước, chỉ có cách nước ở xoong bằng một lớp thủy tinh, tại sao nước trong lọ lại </b>


<b>không thể sôi lên như nước ở xoong được?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Nhưng nếu ta rắc một nhúm muối vào trong xoong thì tình hình sẽ khác hẳn. Nước muối sôi
không phải ở 100 độ C mà ở nhiệt độ cao hơn chút ít, do đó có thể làm cho nước nguyên chất ở
trong lọ cũng sơi lên.


(Theo Vật lý v
Khi nhai kẹo giịn, ta nghe thấy những tiếng động inh ỏi trong tai, trong khi những người ngồi
bên cạnh cũng đang nhai thứ kẹo ấy mà lại chẳng phát ra âm thanh gì rõ rệt. Họ đã dùng mẹo gì
để tránh được thứ âm thanh lốp cốp vơ dun đó?


Ngun do là, những tiếng động ầm ầm ấy chỉ có tai mình mới nghe thấy thơi, cịn những người
ngồi cạnh không nghe thấy được. Xương sọ của chúng ta cũng giống như hết thảy những vật rắn
đàn hồi khác, truyền âm rất tốt. Những tiếng vỡ giòn tan của kẹo khi truyền qua khơng khí đến
tai thì chỉ còn là những tiếng động nhẹ. Nhưng cũng tiếng vỡ ấy, nếu truyền đến thần kinh thính
giác qua những xương cứng ở sọ, thì sẽ biến thành tiếng động ầm ầm.


Và đây là một thí nghiệm cùng tính chất như vậy: bạn hãy ngậm một chiếc đồng hồ quả quýt vào
giữa hai hàm răng, rồi lấy ngón tay bịt chặt hai lỗ tai, bạn sẽ nghe thấy những tiếng động rất
mạnh - tiếng tích tắc của đồng hồ đã được tăng cường lên như thế đấy.


Beethoven, nhạc sĩ thiên tài người Đức, sau khi bị điếc đã dùng một cái gậy để nghe trong lúc
chơi dương cầm: ông chống một đầu gậy vào dương cầm, còn một đầu kia thì lấy răng cắn lấy.
Có rất nhiều người điếc nhưng thính giác bên trong cịn hồn chỉnh, tới mức họ vẫn có thể nhảy
theo điệu nhạc. Đó là nhờ âm truyền tới thần kinh thính giác qua sàn nhà và xương.


Cái bình đánh lừa người


Vào thế kỷ 17-18, một số nhà quý tộc đã dùng một đồ
chơi để mua vui. Họ chế ra một cái cốc (bình) có quai,


mà phần trên có những lỗ rỗng. Đưa cốc rượu ấy cho
một người chưa biết đặc điểm của cốc thì có thể sẽ được
một trận cười nôn ruột. Làm thế nào mà uống được rượu
trong cốc bây giờ?


Nghiêng cốc đi ư? Không thể được bởi vì rượu sẽ chảy
hết ra ngồi qua các chỗ xẻ, chứ chẳng vào miệng được
lấy một giọt. Trường hợp ấy quả giống như trong một
câu thơ:


"Tôi đã từng uống mật ong
Nhưng chỉ làm râu ướt sũng"


Nhưng, người nào biết được bí mật của cái bình ấy thì chỉ cần lấy ngón tay bịt kín lỗ B, rồi ngậm
miệng vào vịi của bình và hút mạnh là vẫn tu được rượu, chẳng cần phải nghiêng bình đi. Thì ra
rượu qua lỗ E, luồn theo một cái rãnh ở trong quai bình, rồi luồn theo cả phần kéo dài C của cái
rãnh này (phần này còn thơng ngầm ở trong miệng bình) mà tới vịi của bình…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Mãi gần đây các thợ đồ gốm nước Nga vẫn còn chế ra những chiếc cốc kiểu như thế. Có những
chiếc bình có quai mà bí mật cấu tạo được che kín rất khéo, ở ngồi bình ghi một hàng chữ:
“Mời uống, nhưng chớ dội khắp mình”.


(Theo Vật lý vui
Âm thanh trong phích nước từ đâu ra?


Ghé sát tai vào phích nước rỗng, bạn sẽ thấy âm thanh o o như tiếng gió lùa. Phích kín như vậy
thì gió ở đâu ra nhỉ. Thực tế, đây chỉ là hiện tượng cộng hưởng âm thanh bình thường, xảy ra với
tất cả các dụng cụ chứa mà thơi.


Trước hết, ta hãy tìm hiểu về hiện tượng cộng hưởng âm:



Sóng âm là sự thay đổi mật độ lúc lỗng lúc đặc của khơng khí, được truyền đi từ nguồn âm tới
mọi hướng với tốc độ nhất định. Số lần biến đổi loãng - đặc trong một giây gọi là tần số. Khoảng
cách giữa hai phần đặc hoặc hai phần loãng kề nhau gọi là bước sóng. Tần số của âm thanh càng
cao, hoặc là bước sóng càng ngắn thì âm điệu nghe được càng cao.


Nói chung, âm thanh là do vật dao dộng gây ra. Ví như khi đánh trống, do mặt trống dao động
lên xuống nên phát ra âm thanh trong khơng khí. Những vật thể khác nhau khi dao động sẽ phát
ra những âm thanh không cùng tần số.


Nếu có hai vật thể phát ra âm thanh có tần số giống nhau và nằm ở gần nhau, thì khi để cho một
vật phát âm, vật kia cũng có thể phát âm theo. Hiện tượng này gọi là cộng hưởng.


<b>Điều thú vị là hầu như khơng khí (hay cột khơng khí) trong bất kỳ dụng cụ chứa nào cũng </b>
<b>đều có thể cộng hưởng với các vật phát âm. Đưa một vật phát âm tới gần miệng một dụng cụ </b>
chứa, nếu tần số hoặc bước sóng của nguồn âm phù hợp với tần số hoặc bước sóng riêng của cột
khơng khí, thì cột khơng khí sẽ cộng hưởng liền (tức là nó dao động) và làm âm thanh lớn lên rất
nhiều.


Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần bước sóng bằng 4 lần, hoặc 3/4, 4/5… độ dài cột khơng khí, thì
sau khi truyền vào dụng cụ chứa, nó sẽ gây ra cộng hưởng. Chiều cao bên trong của phích
thường khoảng 30 cm. Từ đó có thể tính được rằng, khi những âm thanh có bước sóng là 120 cm,
hoặc 40 cm, 24 cm… truyền vào phích thì đều có thể gây ra cộng hưởng.


Xung quanh chúng ta có đủ mọi loại âm thanh to nhỏ. Chúng có thể đồng thời cộng hưởng với
cột khơng khí trong phích, tạo thành tiếng o o mà khi ghé tai vào ta sẽ nghe thấy. Do cột không
khí ngắn, nên bước sóng của những âm thanh được cộng hưởng cũng ngắn. Vì vậy, những âm o
o phát ra từ một chai nhỏ sẽ nhọn sắc hơn từ chiếc phích phát ra.


Nếu bình chứa có chỗ hư hỏng khiến cho cột khơng khí khơng hồn chỉnh thì âm thanh cộng


hưởng cũng bị thay đổi. Chính vì thế mà người ta thường thông qua việc nghe các tiếng o o để
kiểm tra xem phích đựng nước có bị hỏng hay khơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Sức mạnh kỳ lạ trong quả cầu Magdeburg


Ngày 8/5/1654, người dân thành phố Regensburg,
nhà vua và các quý tộc Đức, đã được mục kích
một sự việc kỳ lạ: 16 con ngựa, chia làm hai
nhóm, ra sức kéo bật hai bán cầu bằng đồng gắn
chặt với nhau về hai phía. Nhưng, hai bán cầu vẫn
trơ ra!


Bằng thí nghiệm này, thị trưởng thành phố, ông
Otto von Guericke, đã chứng minh rằng khơng
khí hồn tồn khơng phải là “khơng có gì cả” như
mọi người vẫn nghĩ, rằng nó có trọng lượng và
nén với một lực rất lớn trên tất cả mọi vật trên trái
đất. Và đây là trích dịch một đoạn về thí nghiệm
này của Guericke: “Thí nghiệm chứng minh rằng áp suất của khơng khí gắn hai bán cầu vào với
nhau chắc đến nỗi 16 con ngựa cũng không tách nổi chúng ra”.


“Tôi đặt làm hai bán cầu bằng đồng đường kính là ba phần tư khửu Magdeburg (khoảng 40 cm).
Nhưng thực tế đường kính chỉ bằng khoảng 37 cm, bởi vì người thợ thường không thể làm thật
đúng như yêu cầu. Hai bán cầu hồn tồn ăn khít với nhau. Ở một bán cầu có lắp một vịi hơi,
qua vịi này người ta có thể hút hết khơng khí ở trong ra, và khơng cho khơng khí ở ngồi lọt
vào. Ngồi ra trên hai bán cầu cịn có 4 cái vịng, dùng làm chỗ luồn thừng buộc nối với yên của
ngựa. Tơi lại sai hai người khâu một cái vịng da; rồi đem ngâm vòng da vào trong hỗn hợp sáp
với dầu thơng. Sau khi đã kẹp vịng da này vào giữa hai bán cầu thì khơng khí khơng thể lọt vào
trong được nữa. Nối vòi hơi với một bơm để rút hết khơng khí trong quả cầu ra. Lúc ấy, người ta
đã thấy, qua vòng da, hai bán cầu ép chặt vào nhau mạnh đến mức nào. Áp suất của khơng khí


bên ngồi siết chặt chúng chắc đến nỗi, 16 con ngựa kéo cật lực cũng không tách nổi chúng ra
được, hoặc nếu được thì cũng rất tốn sức lực. Khi ngựa kéo được hai bán cầu ra thì cịn thấy
chúng phát ra tiếng nổ như súng vậy.


Nhưng chỉ cần vặn vòi hơi để cho khơng khí tự do đi vào là lập tức có thể lấy tay tách hai bán
cầu ấy ra được dễ dàng”.


Một vài phép tính đơn giản cũng có thể làm chúng ta hiểu rõ, tại sao lại phải dùng một lực lớn
đến thế để tách hai bán cầu ra.


Khơng khí nén xấp xỉ 10 N trên mỗi centimét vng. Diện tích của vịng trịn có đường kính 37
cm là khoảng 1.060 centimét vng (ở đây ta tính diện tích của vịng trịn chứ khơng phải bề mặt
của bán cầu, bởi vì áp suất khí quyển chỉ có độ lớn như đã nói khi tác dụng vng góc với một
bề mặt, cịn khi tác dụng vào những bề mặt nằm nghiêng thì áp suất đó nhỏ hơn. Trong trường
hợp này ta phải lấy hình chiếu thẳng góc của mặt cầu lên mặt phẳng, nghĩa là lấy diện tích của
vịng trịn lớn). Như thế nghĩa là lực ép của khí quyển trên mỗi bán cầu phải hơn 10.000 N.
Vậy mỗi nhóm 8 con ngựa phải kéo với một lực bằng 10.000 N mới thắng nổi áp suất của khơng
khí bên ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Nhìn qua thì tưởng chừng con số đó khơng lấy gì làm quá nặng so với tám con ngựa (mỗi bên).
Nhưng bạn chớ quên rằng, khi phải kéo một tấn hàng hóa, ngựa bỏ ra một lực nhỏ hơn 10.000N
rất nhiều, tức là nó chỉ phải thắng các lực ma sát giữa bánh xe với trục, và giữa bánh xe với
đường nhựa mà thôi. Mà lực ma sát này, trên đường nhựa, bằng khoảng 500 N (ở đây chúng ta
cũng bỏ qua hiện tượng là khi tám con ngựa cùng kéo một vật nặng thì chúng bị mất đi 50% lực
kéo). Do đó lực kéo 10.000 N của ngựa có thể kéo được một xe hàng 20 tấn. Và như vậy, khi kéo
bán cầu ra, tám con ngựa ấy đúng là đã phải kéo một vật tương đương với một đầu máy xe lửa cỡ
nhỏ không ở trên đường ray vậy!


Người ta đã đo được là một con tuấn mã kéo xe với một lực cả thảy là 800N. Cho nên muốn kéo
lật được các bán cầu Magdeburg ra (trong trường hợp lực kéo của các con ngựa bằng nhau) thì


mỗi bên phải dùng 10.000/800 = 13 con ngựa.


Chắc hẳn bạn đọc sẽ vô cùng kinh ngạc nếu biết rằng một số khớp xương trong cơ thể chúng ta
sở dĩ không rời nhau ra, cũng là do một nguyên nhân như ở các bán cầu Magdeburg. Áp suất khí
quyển đã siết chặt các xương lại với nhau, bởi vì khoảng trống giữa khớp xương khơng có khơng
khí.


(Theo Vật lý vui
Vì sao dầu và nước khơng thể hịa tan?


Nhỏ mấy giọt dầu vào nước trong, bạn sẽ thấy chúng
lập tức loang ra thành một màng mỏng nổi trên mặt
nước. Cho dù bạn có khuấy nước mạnh đến đâu,
chúng cũng khơng thể hồ tan làm một. Vì sao vậy?
Chúng ta đã biết nước suối có thể nhơ cao hơn miệng
cốc mà khơng tràn ra ngồi là vì sức căng bề mặt kéo
chặt các phần tử trên mặt chất lỏng lại.


Sức căng bề mặt của các loại chất lỏng không giống
nhau: của dầu nhỏ hơn của nước. Khi dầu rơi vào mặt
nước, nước co lại hết mức nên đã kéo dầu dãn ra thành
một màng mỏng nổi bên trên. Hơn nữa, tỷ trọng dầu lại nhỏ hơn nước rất nhiều, nên dù có dùng
sức khuấy thế nào, thì màng dầu vẫn nổi trên mặt nước và khơng hồ tan được.


Những chú chim thường xun phải nhào ngụp xuống nước để bắt cá cũng dựa vào đặc tính của
dầu để bảo vệ mình. Bộ lơng vũ trên cơ thể chúng thường xuyên được "tráng" một lớp dầu mỡ
đặc biệt tiết ra từ các lỗ chân lơng. Nếu khơng có lớp dầu đó bảo vệ, lơng vũ sẽ bị ướt và khi đó
chim sẽ chết chìm ngay. Có thể thấy vào lúc trời mưa, những con vịt hăng hái chạy đi chạy lại
mà lông khơng hề bị ướt, cịn các chú gà do trên lơng khơng có lớp dầu che phủ, nên bị nước
mưa thấm ướt và trở thành gà "rù".



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Khơng dễ gì vẽ tranh trước gương


Trước mặt một tấm gương phẳng là một tờ giấy. Đề nghị
bạn vẽ một hình bất kỳ lên tờ giấy này, thí dụ hình chữ nhật
với các đường chéo. Nhớ rằng khi vẽ, bạn khơng được nhìn
vào tay mà phải theo sự chuyển động của tay phản chiếu
trong gương. Bạn sẽ thấy cái việc tưởng như quá dễ ấy hầu
như không thực hiện được.


Trước nay, thị giác của chúng ta phù hợp với cảm giác về
động tác, nhưng bây giờ gương đã phá hoại sự phù hợp ấy,
bởi vì nó bày ra trước mắt chúng ta sự chuyển động đã bị
méo mó của tay. Thói quen bao nhiêu năm nay chống đối lại
mỗi cử động của bạn: bạn muốn vẽ một đường thẳng về bên
phải, nhưng tay lại kéo về bên trái...


Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa nếu bạn vẽ ở trước gương không phải là một hình đơn giản, mà
là một hình phức tạp, hoặc viết một gì đó với điều kiện chỉ được nhìn vào các dịng ở trong
gương: bạn sẽ được một mớ rối beng rất buồn cười.


Những chữ viết thấm trên giấy cũng là những hình đối xứng ở trong gương. Bạn hãy nhìn những
chữ trên giấy thấm và thử đọc chúng. Đảm bảo rằng bạn sẽ không truy ra nổi một chữ, ngay cả
chữ rõ ràng nhất: các chữ nghiêng về bên trái một cách khác thường, và quan trọng hơn, thứ tự
các nét không sắp xếp như chúng ta vẫn thường làm. Nhưng nếu bạn dựng đứng một tấm gương
ở trước tờ giấy thấm, thì bạn sẽ thấy rằng tất cả những chữ cái ở trong gương hoàn toàn giống
những chữ cái bạn quen đọc. Gương đã phản chiếu một cách đối xứng những nét chữ mà bản
thân chúng là hình đối xứng của chữ viết thường.


(Theo Vật lý vui


(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
Tại sao khi quạt lại thấy mát?


Khi phe phẩy quạt, chúng ta đã xua đuổi lớp khơng khí
nóng ở mặt đi và thay thế nó bằng lớp khơng khí lạnh.
Tới lúc lớp khí mới này nóng lên thì nó lại được thay thế
bằng một lớp khơng khí chưa nóng khác... Chính vì thế,
ta luôn cảm thấy dễ chịu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Nhưng khi chúng ta lấy quạt xua "cái chụp" ấy đi thì mặt chúng ta sẽ ln tiếp xúc với những lớp
khơng khí mới chưa nóng lên, và truyền nhiệt sang các lớp khơng khí ấy. Từ đó, thân thể chúng
ta lạnh đi và cảm thấy mát mẻ dễ chịu.


Điều đó cũng có nghĩa là, trong một căn phịng có đông người, việc phe phẩy quạt giúp ta cảm
thấy mát mẻ, bằng cách lấy đi khơng khí lạnh xung quanh những người khác, và đẩy khơng khí
nóng về phía họ.


(Theo Vật lý vui
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
Con đường... tự kéo xe chạy


Ông A.A. Rotnuc (người Nga) từng đưa ra một đồ án vui
về “Đường xe lửa ngầm thẳng hoàn toàn nối liền St.
Peterburg và Maxcơva”. Một đường ngầm như thế, giá có
thể đào được, thì chắc chắn sẽ có một đặc tính khác
thường: Bất kỳ chiếc xe nào chui vào con đường ấy cũng
đều tự chuyển động được.


Kỳ thực, tất cả các con đường trên trái đất đều bám theo
độ cong của bề mặt địa cầu, nên đều là những cung cong.


Còn đường ngầm vạch ra trong đồ án này thì chạy theo
một đường thẳng, tức là theo dây cung (hình vẽ).


Đến đây, ta hãy nhớ lại cái giếng ngầm đào xuyên qua tâm
quả đất. Bất cứ ai khi rơi vào đó, dưới tác dụng sức hút trái đất (và nếu bỏ qua sức cản khơng
khí), sẽ bay đi bay về giữa hai đầu giếng mãi không thôi. Con đường ngầm St. Peterburg -
Matxcơva chẳng qua cũng là một cái giếng như thế, có điều là nó được đào theo dây cung chứ
khơng phải là theo đường kính.


Trong cái giếng xiên như thế, mọi vật đều bị trọng lực làm cho chuyển động tiến lên và lùi lại,
ngày càng tiến dần về phía đáy con đường. Nếu đặt đường ray trong đường ngầm thì toa tàu sẽ tự
nó chuyển động trên đó, nói cách khác, trọng lượng sẽ thay thế sức kéo của đầu máy.


Đầu tiên, đoàn tàu chạy rất chậm. Càng ngày, vận tốc của nó càng tăng lên, khơng bao lâu sẽ đạt
tới một độ lớn phi thường, đến nỗi không khí trong đường ngầm cũng trở thành một mơi trường
cản trở khá rõ rệt đối với chuyển động của đoàn tàu. Nhưng, ta hãy gạt bỏ sức cản phiền tối này.
Khi chạy đến giữa đường ngầm, đồn tàu sẽ có một vận tốc cực lớn, so với một viên đạn đại bác
thì nó cịn bay nhanh hơn nhiều! Với cái đà đó, nó có thể chạy mãi được tới đầu đường bên kia.
Và nếu hồn tồn khơng có ma sát thì đồn tàu khơng cần đầu máy sẽ tự chạy được từ St.
Peterburg tới Matxcơva.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Tính tốn cho thấy, đồn tàu mất 42 phút 12 giây để chạy theo đường hầm dài 600 km này. Có
điều là thời gian đó khơng phụ thuộc gì vào độ dài của con đường ngầm: đi từ Matxcơva tới St.
Peterburg, cũng bằng đi tới Vladivostoc hay tới Melbourne (Australia).


</div>

<!--links-->

×