Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.01 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG </b>


Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh
xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 12 trong năm. Bệnh lây
nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ
bệnh ho, hắt hơi. Biểu hiện của bệnh Thời gian ủ bệnh: từ 3 - 6 ngày. Sốt: có thể
sốt nhẹ thống qua, cũng có thể sốt ...


<b>Ngun nhân</b>


Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh, nên cần phát hiện sớm
và điều trị kịp thời. Virut đường ruột là nguyên nhân chính gây bệnh Virut Entero
71 được xác định gây bệnh chân tay miệng là một loại virut đường ruột, gây bệnh
chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua
nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh.


<b>Triệu chứng của bệnh</b>


Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất
của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài
ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn tồn phát.


Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong
má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một
nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra
các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.


Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả
mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây
đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả
khi không được điều trị.



Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần
đầu bị bệnh. Bệnh nhân cịn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài
tuần sau.


Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh,
nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các
chủng virus khác với những lần trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Biến chứng</b>


Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm nếu khơng
biết cách phát hiện, phịng tránh và điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể
để lại biến chứng gây nên viêm màng não, viêm cơ tim... có thể gây tử vong. Dịch
tễ học Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi.


<b>Điều trị</b>


Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu
hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng.
Hiện khơng có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng.


<i>Các biện pháp điều trị chủ yếu là:</i>
- Chăm sóc bệnh nhân.


- Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân
nếu có sốt cao.


- Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu;
- Thường xuyên vệ sinh miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.



- Tại các thương tổn ngồi da, bơi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện
để có biện pháp điều trị tích cực.


<b>Phịng ngừa</b>


Hiện tại vẫn chưa có vaccin phịng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện
pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các
biện pháp phòng ngừa là:


- Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự
cần thiết.


- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phịng.


- Khơng được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân


- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung
dịch sát khuẩn có chlor.


- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bước 1</b><i>: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay.</i>
Chà xát hai lịng bàn tay với nhau.


<b>Bước 2</b>: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của
bàn tay kia và ngược lại.



<b>Bước 3</b>:<b> </b> Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.


<b>Bước 4</b>:<b> </b> Dùng đầu ngón tay của lịng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay
của bàn tay kia và ngược lại.


<b>Bước 5</b>:<b> </b> Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay
đi, xoay lại.


<b>Bước 6 </b>: Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng
khăn hoặc giấy sạch.


Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3,
4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phịng, nhất thiết cần
tn thủ đầy đủ trình tự 6 bước như trên mới có thể đảm bảo tiêu diệt tối đa vi
khuẩn, giảm xuống tối thiểu khả năng mắc bệnh và lây lan bệnh tật qua những bàn
tay bẩn.


Khi tuân thủ đúng các bước này và rửa tay nhiều lần trong ngày, dịch bệnh lây
truyền sẽ khơng cịn là nỗi lo của bạn và những người xung quanh bạn nữa.


<b>Trên đây là những thông tin cần thiết về dịch bệnh tay chân miệng. Cán bộ</b>
<b>giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc tốt cho trẻ</b>
<b>tránh để trẻ lây lan bệnh.</b>


<b>PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b> TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI</b>
<b> </b>


<b> 1. Nguyên nhân gây bệnh:</b>



Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu
đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn
tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn.
Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hố và
các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.


<b> 2. Đường lây: </b>


Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có
miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều.


<b> 3.Triệu chứng của bệnh sởi:</b>
a.Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
b. Thời kì khởi phát:


- Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC -40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
- Hội chứng xuất tiết niêm mạc:


+ Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
+ Tiêu hố: Nơn,chớ, đi ngoài phân lỏng.


- Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường
kính khoảng 1mm.


c. Thời kì toàn phát:


- Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, trẻ ho nhiều, viêm nhiễm và xuất
tiết đường hơ hấp, chảy nước mắt, có nhiều dử mắt.



- Phát ban với đặc điểm:


+ Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình trịn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay
cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
+ Thứ tự mọc ban:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.


+ Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm
vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàn khác giảm dần.


<b> 4. Biến chứng: </b>


Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A,
do đó trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.


- Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Thần kinh: Viêm não sau sởi .


- Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.


- Loét miệng: Các vết lt ở trong miệng, mơi lưỡi; vết lt có màu đỏ, được phủ một lớp
trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.


- Chảy mủ mắt.


- Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.
<b> 5. Phòng bệnh: </b>



- Để phòng chống bệnh sởi, các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy
đủ, đúng lịch để không bị mắc bệnh sởi. Phát hiện sớm và cách ly trẻ bị sởi.


- Giáo viên: Duy trì nề nếp vệ sinh mơi trường phịng chống dịch bệnh hàng tuần (vệ sinh ngoại
cảnh, vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ chơi, đồ dùng học tập...); Chú trọng việc giáo dục trẻ thực hiện
vệ sinh nhân hằng ngày, rửa tay trước khi vào lớp


Quan tâm tới tình trạng sức khỏe của trẻ khi tiếp nhận trẻ đến lớp (sốt, khóc quấy, mẩn đỏ ngồi
da, ...) nếu có biểu hiện nhiễm bệnh thì thơng báo cho phụ huynh đưa trẻ đi khám, tránh để tiếp
xúc với trẻ trong lớp để ngăn chặn lây nhiễm chéo; Thông tin kịp thời về trường hợp trẻ có biểu
hiện nghi mắc bệnh dịch cho lãnh đạo nhà trường và báo cáo kịp thời với cơ sở y tế trên địa bàn
để điều tra dịch , xử lý dịch.


<b> PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×