Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Luận văn phân lập,xác định tính đặc sinh vật học,độc lực và định type 3 loại vi khuẩn pasteurrella, streptococus và actinobacillus từ phôi lợn trong đàn sảy ra hội chứng rối loạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------
----------

ðỖ XUÂN THỬ

PHÂN LẬP, XÁC ðỊNH ðẶC TÍNH SINH VẬT HỌC, ðỘC LỰC VÀ
ðỊNH TYPE 3 LOẠI VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA,
STREPTOCOCCUS VÀ ACTINOBACILLUS TỪ PHỔI LỢN TRONG
ðÀN SẢY RA HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN
(PRRS) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

Chun ngành : THÚ Y
Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC NHIÊN

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2009

Tác giả

ðỗ Xuân Thử

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, cùng với sự lỗ lực cố gắng của bản thân,
tơi xin được ñặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy: TS. Nguyễn Ngọc
Nhiên, người ñã trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tơi xin ñược chân thành cảm ơn tới thầy: PGS. TS.Trương Quang, các
thầy cô trong bộ môn Vi sinh vật truyền nhiễm cùng tồn thể các thầy cơ giáo
Khoa Thú y; Viện sau ðại học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban lãnh ñạo Viện Thú y, các anh, chị, em Bộ môn
Tiến bộ triển khai và bộ môn Vi trùng- Viện Thú Y, Lãnh đạo Cơng ty Cổ
phần giống Bò sữa Mộc Châu, Chi cục Thú y các tỉnh Thái Bình, Hải Phịng,
Hưng n, Bắc Ninh và các bạn ñồng nghiệp ñặc biệt là gia ñình ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tơi trong q trình hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2009

Tác giả

ðỗ Xuân Thử

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng


v

Danh mục ảnh

vi

1

ðẶT VẤN ðỀ

1

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn

3

2.2

Vi khuẩn Streptococcus suis và bệnh liên cầu khuẩn do vi khuẩn
gây ra ở lợn


12

2.3

Vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh do vi khuẩn gây ra ở lợn

16

2.4

Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh do vi khuẩn
gây ra ở lợn

3

22

ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1

ðối tượng nghiên cứu

31

3.2


Nội dung nghiên cứu

31

3.3

Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu

31

3.4

Phương pháp nghiên cứu

32

4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38

4.1

Tình hình dịch PRRS tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phịng, Hưng
Yên và Bắc Ninh

38

4.2


Kết quả xét nghiệm virus PRRS từ mẫu bệnh phẩm

41

4.3

Kết quả phân lập các loại vi khuẩn P. multocida, A. pleuropneumoniae,
S. suis từ mẫu bệnh phẩm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

42

iii


4.4

Kết quả giám định hình thái, ni cấy và một số đặc tính sinh hố
của các vi khuẩn phân lập được

44

4.4.1

ðặc điểm hình thái và tính chất ni cấy

44


4.4.2

Kết quả giám định một số đặc tính sinh hố của các vi khuẩn
phân lập ñược

4.4.3

48

Kết quả kiểm tra khả năng lên men ñường của các vi khuẩn phân
lập ñược

49

4.5

Kết quả kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn phân lập ñược

53

4.5.1

Kết quả kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn P multocida phân lập ñược

53

4.5.2

Kết quả kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân
lập ñược


54

4.6

Kết quả xác ñịnh serotype của vi khuẩn phân lập ñược

56

4.7

Kết quả ñối chiếu số mẫu dương tính với PRRS đồng thời phân
lập được ít nhất 1 trong 3 loại vi khuẩn P. multocida, A.
pleuropneumoniae và S. suis

62

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

64

5.1

Kết luận

64

5.2


ðề nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

66

iv


DANH MỤC BẢNG
STT
4.1

Tên bảng

Trang

Tổng hợp số liệu tình hình dịch PRRS ở các tỉnh Thái Bình, Bắc
Ninh, Hải phịng và Hưng Yên năm 2007

39

4.2

Kết quả xét nghiệm virus PRRS từ mẫu bệnh phẩm


42

4.3

Kết quả phân lập vi khuẩn P. multocida, A. pleuropneumoniae và
43

S. suis
4.4

Kết quả giám ñịnh một số ñặc tính sinh hố của các chủng vi
khuẩn phân lập được

4.5

48

Kết quả kiểm tra khả năng lên men ñường của các chủng vi
khuẩn phân lập được

4.6

50

Kết quả kiểm tra tính chất sinh hóa của các chủng vi khuẩn
Streptococcus phân lập được

51


4.7

Kết quả kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn P. multocida phân lập ñược

54

4.8

Kết quả kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân
lập ñược

4.9

55

Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng vi khuẩn
A. pleuropneumoniae và P. multocida phân lập ñược

57

4.10 Kết quả xác ñịnh serotyp của các chủng vi khuẩn S. suis
4.11

61

Kết quả kiểm tra các mẫu dương tính với PRRS ñồng thời phân lập
ñược 3 loại vi khuẩn P. multocida, A. pleuropneumoniae và S.
62

suis


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

v


DANH MỤC ẢNH
STT
4.1

Tên ảnh

Trang

Khuẩn lạc của vi khuẩn Pasteurella phân lập được trên mơi
trường thạch máu

45

4.2

Hình thái vi khuẩn Pasteurella phân lập ñược (1500 x)

46

4.3

Khuẩn lạc của vi khuẩn Actinobacillus phân lập được trên mơi
trường thạch máu


46

4.4

Hình thái vi khuẩn Actinobacillus phân lập được (1500 x)

47

4.5

Hình thái của vi khuẩn S. suis dưới kính hiển vi

47

4.6

Phản ứng lên men đường của vi khuẩn Actinobacillus phân lập ñược

52

4.7

Phản ứng lên men ñường của vi khuẩn Pasteurella phân lập ñược

52

4.8

Kết quả của phản ứng PCR ñịnh type vi khuẩn P. multocida


59

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

vi


1. ðẶT VẤN ðỀ
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Respiratory and
Reproductive Syndrome - PRRS) còn gọi là bệnh Tai xanh là bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh ở ñàn lợn mọi lứa tuổi với tỷ lệ ốm và chết
cao. Hội chứng này lần ñầu tiên ñược phát hiện ở Mỹ vào năm 1987. Từ đó
đến nay bệnh đã lây lan và bùng phát thành các ổ dịch lớn ở nhiều nước khác
thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, và châu Á, gây tổn thất lớn về kinh tế cho ngành
chăn nuôi lợn trên thế giới. Theo kết quả đánh giá thì hàng năm nước Mỹ phải
gánh chịu những tổn thất và chi phí cho cơng tác phịng chống bệnh lên đến
560 triệu USD.
Cho đến nay ñã có nhiều biện pháp khống chế bệnh ñược ñưa ra nhưng
những tổn thất liên quan đến PRRS vẫn cịn tiếp tục xảy ra ở nhiều nước trên
thế giới. Vì vậy, những hiểu biết sâu về bệnh là một trong những khâu quan
trọng trong cơng tác phịng chống dịch nhằm giảm thiểu những tổn thất khơng
đáng có.
Ở Việt nam, dịch Tai xanh nổ ra lần ñầu tiên vào tháng 3 năm 2007 ở
tỉnh Hải Dương, sau đó lây lan nhanh và ñã xuất hiện từng ñợt tại cả 3 miền
Bắc, Trung và Nam gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như các vấn ñề an
sinh xã hội cho các ñịa phương này. ðến nay, bệnh ñã và ñang ñược từng
bước khống chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch tái bùng
phát, lây lan ở tất cả các ñịa phương trong cả nước là rất cao.
Thực tế cho thấy ở trong vùng dịch, tỷ lệ lợn mắc bệnh chết hoặc phải
tiêu hủy là rất cao. ðiều này có thể được giải thích một phần là do sự nhiễm

trùng kế phát ở những lợn mắc bệnh, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, dẫn
đến tỷ lệ chết cao. Những nguyên nhân gây nhiễm trùng kế phát có thể kể ñến
những vi khuẩn như: Pasteurella multocida, Actinobacillus pleuropneumoniae,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

1


Streptococcus suis, Mycoplasma hyopneumoniae, … Tuy nhiên chưa
có một nghiên cứu chính thức nào được tiến hành để xác định vai trò của
những vi khuẩn này trong PRRS.
Xuất phát từ u cầu của thực tiễn, với mục đích tìm hiểu vai trò gây
bệnh của những vi khuẩn kế phát này trong hội chứng rối loạn hô hấp và sinh
sản ở lợn, từ đó đưa ra được biện pháp phịng chống có hiệu quả, giảm bớt
thiệt hại do bệnh gây ra, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân lập, xác ñịnh ñặc tính sinh vật học, ñộc lực và ñịnh type 3 loại vi
khuẩn Pasteurella multocida, Streptococcus và Actinobacillus từ phổi lợn
trong đàn sảy ra hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản (PRRS) tại một số
tỉnh phía Bắc ”
Mục tiêu của đề tài
- Xác định được tình hình hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở đàn lợn
ni tại một số tỉnh Thái Bình, Hải Phịng, Hưng n và Bắc Ninh.
- Xác định vai trị gây bệnh của vi khuẩn kế phát trong hội chứng hô hấp và
sinh sản ở lợn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

2



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Respiratory and
Reproductive Syndrome - PRRS) ñược ghi nhận lần ñầu tiên trên thế giới vào
năm 1987 ở Mỹ tại vùng bắc của bang California, bang Iowa và Minnesota.
Năm 1988 bệnh lan sang Canada. Sau đó bệnh xuất hiện ở một số nước Châu
Âu như ðức năm 1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh năm 1991 và Pháp
năm 1992.
Thời gian ñầu do chưa xác ñịnh ñược nguyên nhân nên người ta ñặt
nhiều tên gọi như: Bệnh bí hiểm ở lợn (Mistery Disease of Swine – MDS),
Bệnh Tai xanh (Blue Ear Disease – BED), Hội chứng hô hấp và xảy thai ở lợn
(Porcine Endemic Abortion and Respiratory Syndrome – PEARS)…
Năm 1992, tại Hội nghị quốc tế về hội chứng này ñược tổ chức tại
Minesota (Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) ñã thống nhất tên gọi là Hội
chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS).
Từ năm 2005 trở lại ñây, 25 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các
châu lục trên thế giới ñều có dịch PRRS lưu hành (trừ châu Úc và
Newzeland). Có thể khẳng ñịnh rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn thất kinh
tế cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Nguyễn Bá Hiên và
cs, 2007)[3].
Tại Việt Nam, PRRS ñược phát hiện trên ñàn lợn nhập từ Mỹ vào các
tỉnh phía Nam năm 1997, kết quả kiểm tra huyết thanh học cho thấy 10/51 lợn
giống nhập khẩu đó có huyết thanh dương tính với PRRS. Tuy nhiên, sự bùng
phát thành dịch và gây tổn thất lớn ñáng báo động cho ngành chăn ni lợn
thực sự mới bắt ñầu từ tháng 3/2007, do không quản lý ñược việc buôn bán,
vận chuyển lợn ốm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………


3


Theo báo cáo của Cục Thú y quốc gia, kể từ tháng 3 năm 2007 ñến nay,
trên cả nước dịch tai xanh ñã bùng phát thành 4 ñợt lớn:
- ðợt dịch thứ nhất diễn ra từ ngày 12/03/2007 ñến 15/5/2007
ðây là lần ñầu tiên dịch PRRS bùng phát trên ñàn lợn nước ta. Bắt đầu
tại Hải Dương sau đó đã lây lan nhanh và phát triển mạnh ở 07 tỉnh đồng
bằng Sơng Hồng đó là Hải Dương, Hưng n, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc
Ninh, Bắc Giang và Hải Phịng. Số lợn mắc bệnh là 31.750 con, số lợn chết và
xử lý là 7.296 con. Sau hơn 1 tháng tích cực khống chế, dịch PRRS ở vùng
này ñã tạm thời ñược dập tắt.
- ðợt dịch thứ hai diễn ra từ ngày 25/06/2007 ñến 11/12/2007
Dịch bắt ñầu xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam, sau đó lây lan ra 14 tỉnh,
thành phố là Cà mau, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hịa, Bình ðịnh,
Quảng Ngãi, Quảng Nam, ðà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Lạng Sơn,
Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương. Tổng số lợn ốm là 38.827 con, số ñã chết và
xử lý là 13.070 con. Như vậy, trong năm 2007, dịch Tai xanh ñã xuất hiện tại
19 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh là 70.577 con, số chết và phải tiêu
hủy là 20.366 con.
- ðợt dịch thứ ba diễn ra từ ngày 28/03/2008 ñến 20/5/2008
Dịch xuất hiện ở nhiều xã thuộc 10 tỉnh miền bắc trung bộ như Hà
Tĩnh, Lâm ðồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh
Bình, Nam ðịnh, Thái Bình và Thái Ngun. Tổng số lợn mắc bệnh là
271.439 con, số chết và phải tiêu hủy là 270.393 con.
- ðợt dịch thứ tư diễn ra từ ngày 04/6/2008 ñến ngày 22/8/2008
Trong ñợt này, dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ ở 128 xã trên 38 huyện thị của 17
tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng với quy mô nhỏ hơn so
với các đợt trước đó. Số lợn ốm là 37.247 con, trong đó số lợn chết và tiêu
huỷ là 29.383 con.

Như vậy, tại Việt Nam, PRRS có thể sẽ có những diễn biến phức tạp và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

4


có nguy cơ bùng phát ở tất cả các địa phương trong cả nước.
* Tác nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn là một
virut thuộc họ Arteriviridae, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi ñơn RNA. Các
thành viên trong họ Arteriviridae có cấu trúc và sự nhân lên giống với virut họ
Coronaviridae. Sự khác biệt giữa hai họ virut này chính là bộ gen của
Arteriviridae chỉ bằng 1/2 bộ gen của Coronaviridae và nét giống nhau ñặc
trưng của chúng là bản sao mã giống nhau ñặc trưng của lớp Nidoviral. Họ
Arteriviridae chỉ có 1 giống duy nhất.
Năm 1991, Viện Thú y Lelystad (Hà Lan) đã phân lập thành cơng virut
gây ra PRRS, sau đó là Mỹ và ðức. Ngày nay, virut ñược gọi là Lelystad ñể
ghi nhớ sự kiện nơi ñầu tiên virut này ñược phân lập. Tuy nhiên, PRRSV vẫn
là tên gọi phổ biến.
Hiện nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gen, người ta ñã xác ñịnh
ñược virut gây Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản có 2 nhóm. Nhóm I
gồm các virut thuộc chủng châu Âu (tên gọi phổ thơng là virut Lelystad) gồm
4 phân nhóm (subtype) đã được xác định. Nhóm II gồm các virut thuộc dịng
Bắc Mỹ (tiêu biểu cho nhóm này là chủng virut VR-2332). Sự khác nhau về
cấu trúc chuỗi nucleotide của virut thuộc hai chủng là khoảng 40%, do đó ảnh
hưởng ñến ñáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo giữa hai chủng (Bùi Quang Anh và
cs, 2008)[2].
Những nghiên cứu gần ñây ở Trung Quốc cho thấy, virut PRRS tồn tại
dưới hai dạng: dạng cổ ñiển ñộc lực thấp và dạng biến thể ñộc lực cao gây
nhiễm và chết nhiều lợn. Trong khi đó, ở Việt Nam 2 đợt dịch vừa qua cho

thấy chủng virut PRRS mới xuất hiện ở nước ta ñã làm lợn ốm và chết nhiều,
chết nhanh, ñặc biệt lợn nái và lợn con.
Qua nghiên cứu giải mã gen của virut tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy,
các mẫu virut gây bệnh tai xanh tại Việt Nam có mức tương đồng về
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

5


aminoaxít từ 99 - 99,7% so với chủng virut gây bệnh Tai xanh thể ñộc lực cao
của Trung Quốc và ñều bị mất 30 axít amin. ðiều này cho thấy chủng virut
gây bệnh Tai xanh ở nước ta hiện nay thuộc dịng Bắc Mỹ, có độc lực cao
giống Trung Quốc.
Virut rất thích nghi với đại thực bào, đặc biệt là ñại thực bào hoạt ñộng
ở vùng phổi. Bình thường, ñại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả các kháng nguyên
là virut, vi khuẩn,…khi xâm nhập vào cơ thể; còn riêng đối với virut PRRS
thì nó có thể tồn tại và nhân lên được trong các đại thực bào, sau đó phá huỷ
và giết chết các ñại thực bào (tới 40%). Do vậy, khi virut ñã xuất hiện trong
ñàn lợn, chúng thường có xu hướng duy trì sự tồn tại và hoạt động âm thầm.
ðiều đó, thấy rõ trong các đàn lợn vỗ béo hoặc chuẩn bị giết thịt thì có sự ra
tăng ñột biến về tỷ lệ viêm phổi.
* Cấu trúc của virut:
Virus gây hội chứng hô hấp và sinh sản (Porcine Respiratory and
Reproductive Syndrome Virus - PRRSV) là một virut có hình cầu, có vỏ bọc
ngồi với đường kính của virion vào khoảng 45 – 55nm, nucleocapsid có
đường kính từ 30 – 35 nm, là ARN virut với bộ gen là một phân tử ARN sợi
đơn dương, có những đặc điểm chung của nhóm Arterivirut. Sợi ARN này có
kích thước khoảng 15 kilobase, có 9 ORF (open reading frame) mã hố cho 9
protein cấu trúc .
Tuy nhiên, có 6 phân tử protein chính có khả năng trung hồ kháng thể

bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân tử protein màng (M) và 1 protein vỏ
nhân virut (N). Nhưng hoạt động trung hồ xảy ra mạnh với các protein có
khối lượng phân tử 45, 31 và 25 KD. (Tô Long Thành, 2007)[13];
(M.Spagnoulo- Weaver và cs, 1998)[34].
* Sức ñề kháng của virut:
PRRS Virut có thể tồn tại 1 năm trong nhiệt ñộ lạnh từ -200C ñến 700C. Trong ñiều kiện 40C, virut có thể sống 1 tháng. PRRS Virut đề kháng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

6


kém với nhiệt ñộ cao: ở 370C chịu ñược 48 giờ, 560C bị giết sau 1 giờ
(Nguyễn Bá Hiên và cs, 2007)[3], (Tơ Long Thành, 2007)[13].
Với các hố chất sát trùng thơng thường và mơi trường có pH axit, virut
dễ dàng bị tiêu diệt. Ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vơ hoạt virut nhanh chóng.
* Khả năng gây bệnh:
PRRS Virut chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi ñều cảm
nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Loài lợn
rừng cũng mắc bệnh, đây có thể coi là nguồn dịch thiên nhiên. (Tơ Long
Thành, 2007)[13].
Về mặt độc lực, người ta thấy PRRS virut tồn tại dưới 2 dạng: Dạng cổ
ñiển: có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1
– 5% trong tổng ñàn. Dạng biến thể ñộc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều lợn.
Người và các ñộng vậy khác khơng mắc bệnh, tuy nhiên trong các lồi
thuỷ cầm chân màng, vịt trời (Mallard duck) lại mẫn cảm với virut. PRRS
Virut có thể nhân lên ở lồi động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm
bệnh trên diện rộng rất khó khống chế.
* Cơ chế sinh bệnh và phương thức truyền lây:
Virut có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn ốm hoặc
lợn mang trùng và phát tán ra môi trường; tinh dịch của lợn ñực giống nhiễm

virut cũng là nguồn lây lan bệnh. Ở lợn nái mang thai, virut có thể từ mẹ xâm
nhiễm sang bào thai và gây bệnh. Lợn con nhiễm bệnh và lợn mang trùng có
thể bài thải virut trong vịng 6 tháng.
Bệnh có thể lây trực tiếp thơng qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang
trùng với lợn khoẻ và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị ơ
nhiễm virut.
Sau khi xâm nhập, đích tấn cơng của virut là các đại thực bào. ðây là tế
bào duy nhất có receptor phù hợp với cấu trúc hạt virut, vì thế virut hấp thụ và
thực hiện quá trình nhân lên chỉ trong tế bào này và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

7


tế bào ñại thực bào trong nang phổi bị virut xâm nhiễm rất sớm.
Cần phải thấy rằng, trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, đại thực bào
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong đáp ứng miễn dịch cả khơng đặc hiệu
và đặc hiệu, đây là loại tế bào trình diện kháng ngun thiết yếu, mở đầu cho
q trình ñáp ứng miễn dịch ñặc hiệu. Khi tế bào ñại thực bào bị virut phá
huỷ, các phản ứng miễn dịch khơng xảy ra được, lợn nhiễm bệnh rơi vào
trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát,
điều này có thể thấy rõ ở những ñàn lợn vỗ béo chuẩn bị giết thịt, khi bị
nhiễm virut PRRS sẽ có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi kế phát do những
vi khuẩn vốn sẵn có trong đường hơ hấp.
* Chẩn đốn:
Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn có thể được chẩn đốn bằng
hai phương pháp có bản đó là chẩn đốn lâm sàng và chẩn đốn trong phịng
thí nghiệm (đặc biệt là chẩn đốn huyết thanh học). Tuy nhiên, trên thực tế để
đảm bảo độ chính xác cao, việc phối hợp cả hai phương pháp là cần thiết.
Về chẩn đốn lâm sàng thường dựa vào hai nhóm triệu chứng đó là các

triệu chứng về rối loạn hơ hấp và rối loạn sinh sản:
- Ở lợn nái tăng ñột biến tỷ lệ sảy thai, ñẻ non, thai chết lưu, tỷ lệ lợn
con sơ sinh chết cao, .. các hiện tượng này xảy ra trong khoảng từ 8-20% tổng
số lợn nái của cơ sở chăn ni;
- Ở các nhóm lợn khác có hiện tượng đồng loạt bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao
40 - 410C, khó thở, ban đỏ da, táo bón hoặc ỉa chảy, tốc độ lây lan nhanh, đặc
biệt ở một số con lợn bệnh chóp tai bị ứ huyết có màu xanh tím.
Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cần phải lấy mẫu bệnh phẩm (máu
lợn bệnh còn sống hoặc các tổ chức bệnh phẩm phổi, hạch,... của lợn chết) để
làm các xét nghiệm chẩn đốn trong phịng thí nghiệm.
- Dựa vào phương pháp miễn dịch đánh dấu bằng enzym (ELISA) hoặc
phương pháp gián tiếp huỳnh quang kháng thể (IFAT) theo quy trình của OIE.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

8


- Phương pháp nhân gen PCR ñể phát hiện virut hoặc phương pháp
phân lập virut gây bệnh trên các môi trường phơi gà hoặc các mơi trường tế
bào đặc biệt.
Các phương pháp này cho độ chính xác cao (từ 92-95%) trong chẩn
đốn xác định Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn (Bùi Quang Anh
và cs, 2008)[2].
* Phịng bệnh:
ðối với Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn, hiện nay chưa có
thuốc điều trị ñặc hiệu, do vậy việc phòng bệnh bằng vacxin và vệ sinh phịng
bệnh hiện đang là hai phương pháp hữu hiệu ở nhiều cơ sở chăn ni.
- Phịng bệnh bằng vacxin:
Cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, ñối với Hội chứng rối loạn hơ
hấp và sinh sản, việc phịng bệnh bằng vacxin là một trong những biện pháp

quan trọng nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, ñể ñạt ñược mục tiêu
này, việc lựa chọn loại vacxin phù hợp và sử dụng đúng quy trình kỹ thuật là
mấu chốt hàng đầu quyết định đến hiệu quả biện pháp phịng ngừa.
Hiện nay trên thị trường, đã có một số loại vacxin phòng chống hội
chứng PRRS của nhiều nhà sản xuất khác nhau và sử dụng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
+ Vacxin BSL-PS 100: là vacxin PRRS nhược độc đơng khơ thế hệ mới
có nguồn gốc từ chủng JKL-100 thuộc dịng châu Mỹ. Một liều chứa ít nhất
105.0TCID50. Có độ an toàn rất cao, vacxin an toàn dù chủng cao gấp 20 liều.
Hiệu quả: Thực nghiệm chứng minh hiệu quả trên lợn con theo mẹ tỉ lệ
tử vong 0% so với lơ đối chứng khơng sử dụng vacxin là 7%. Trên lợn thịt
tăng trọng thêm 15% so với lợn không tiêm phòng.
Một tuần sau khi tiêm phòng, hàm lượng kháng thể trong máu ñạt ñược
mức bảo hộ và thời gian miễn dịch kéo dài 16 tuần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

9


Liều lượng và lịch tiêm phòng:
Tiêm bắp 2ml/liều.
Nái tơ và nái mang thai: Tiêm chủng trước khi cai sữa hoặc trước khi
phối giống.
Lợn ñực: tiêm chủng lúc 18 tuần tuổi và tái chủng hàng năm
Lợn con: Ở trại khơng có dịch tiêm một lần lúc 3 tuần tuổi, với trại có
dịch tiêm phịng lần 1 vào lúc 3 tuần tuổi, chủng lại lần 2 lúc 6 tuần tuổi. Nếu
trại ñang có dịch tiêm ngay cho nái mang thai dưới 70 ngày của thai kỳ.
+ Vacxin BSK-PS100: Vacxin vô hoạt chứa chủng virut PRRS dịng
châu Âu. Một liều vacxin chứa ít nhất 107.5TCID50. Vacxin có độ an tồn rất

cao, thử nghiệm ñã chứng minh BSK-PS100 an toàn dù chủng cao gấp 10
liều. Vacxin an toàn với vật mang thai.
Hiệu quả: Thực nghiệm đã chứng minh trên lơ heo nái có chủng
vacxin, tỷ lệ sống sót của heo sơ sinh cao hơn 6,4%, tỷ lệ heo sơ sinh chết
thấp hơn 3,7%, tỷ lệ thai chết lưu và thai gỗ thấp hơn 3,6% và tỷ lệ heo con
cai sữa cao hơn 9,1% so với lô heo nái không chủng vacxin.
Liều lượng và lịch tiêm phòng:
Tiêm bắp 2ml/liều
Lợn con: tiêm lúc 3-6 tuần tuổi
Nái hậu bị: tiêm lúc 18 tuần tuổi, tái chủng sau 3-4 tuần
Nái rạ: tiêm chủng 3-4 tuần trước khi phối giống
Nái mang thai: tiêm phòng lúc 60-70 ngày của thai kỳ
ðực giống: tiêm lúc 18 tuần tuổi, mỗi 6 tháng tái chủng một lần
+ Vacxin Amervac-PRRS: Vacxin nhược ñộc dạng đơng khơ, chứa
virut PRRS dịng châu Âu VP046BIS, mỗi liều chứa ít nhất 103.5TCID50 .
Hiệu quả: VP046BIS có khả năng bảo vệ tất cả các chủng châu Âu
khác và châu Mỹ. ðây là chủng an tồn nhất trơng các chủng châu Âu và
hồn tồn khơng gây hồn ngun độc lực.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

10


Liều lượng và lịch tiêm phòng:
Tiêm bắp vào cơ cổ. Mỗi liều 2ml/con.
Lợn con: Chủng một lần vào lúc 3-4 tuần tuổi, khả năng bảo hộ tới 5
tháng tuổi.
Nái hậu bị: Chủng một lần ở thời ñiểm 5 tuần trước khi phối giống.
ðực giống: Chủng lúc 5 tuần tuổi, sau ñó tái chủng 6 tháng 1 lần
Nái: Chủng 1 liều sau khi sinh 12 – 15 ngày .

Hiện nay, Cục Thú y quốc gia Việt Nam ñang tiến hành sử dụng thí
điểm vacxin chết phịng bệnh thể độc lực cao của Trung Quốc tại một số trại
và một số ñịa phương. Nếu có kết quả tốt, vacxin này sẽ được nhập khẩu và
sử dụng ñại trà cho ñàn lợn cả nước.
- Phịng bệnh bằng vệ sinh:
Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc sử dụng vacxin phòng
PRRS nhằm tạo miễn dịch chủ ñộng cho lợn chống lại dịch bệnh này là một
việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần chú ý thực hiện tốt
cơng tác vệ sinh phịng bệnh và tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao ý thức phòng bệnh cho người chăn nuôi cũng như các biện pháp
kiểm dịch nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, lây lan, nhất là
trong ñiều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay.
Chuồng trại phải ñảm bảo vệ sinh thú y, ấm áp vào mùa đơng, thống
mát vào mùa hè, thường xun qt dọn, tiêu độc chuồng trại bằng một số
hố chất như vơi bột, Iodine, chloramin B,… Chăm sóc, ni dưỡng tốt cho
lợn ñể nâng cao sức ñề kháng cho lợn. ðối với lợn mới mua về cần cách ly ít
nhất 3 tuần ñể theo dõi.
Tổ chức tuyên truyền thường xun trên các phương tiện thơng tin đại
chúng của Trung ương và ñịa phương ñể người dân hiểu ñúng, hiểu ñầy ñủ về
mức ñộ nguy hiểm của dịch bệnh tai xanh và các biện pháp phịng chống dịch
đặc biệt cần phải khai báo khi lợn có biểu hiện của bệnh PRRS.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

11


Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn mang tính truyền nhiễm
nguy hiểm đối với lợn gây ra do virus. Bệnh lây lan nhanh với các biểu hiện
đặc trưng: Viêm đường hơ hấp rất nặng, sốt, ho, thở khó, các rối loạn sinh sản
ở lợn: sẩy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu.

ðể chủ ñộng phịng chống dịch, cần thực hiện đồng bộ, kiên quyết các
giải pháp phòng chống dịch như: phát hiện sớm, bao vây xử lý kịp thời các ổ
dịch; công tác tuyên truyền thực hiện sâu rộng tới các ngành, các cấp và
người dân tham gia chăn ni; đặc biệt có sự chỉ đạo quyết liệt của chính
quyền các cấp từ Trung ương tới các ñịa phương.
2.2 Vi khuẩn Streptococcus suis và bệnh liên cầu khuẩn do vi khuẩn gây
ra ở lợn
2.2.1 Một số đặc tính của vi khuẩn Streptococcus suis
* ðặc tính hình thái và sinh vật học:
Vi khuẩn Streptococcus nói chung và vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis)
nói riêng có hình cầu, hình bầu dục, đưịng kính khoảng 1µm, vi khuẩn xếp thành
chuỗi như chuỗi hạt có độ dài ngắn khơng ñều nhau: có khi chúng ñứng thành từng
cặp, có thể xếp thành các chuỗi ngắn có 6 - 10 vi khuẩn hoặc dài hơn. Vi khuẩn bắt
màu gram dương.
Vi khuẩn phát triển trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, nhiệt
độ thích hợp 370C, vi khuẩn khơng hình thành nha bào, đa số hình thành giáp
mơ, sự hình thành giáp mơ có thể được xác định khi chúng sinh sống trong các
mô hoặc mọc trong các môi trường ni cấy có chứa huyết thanh.
Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men ñường: Glucose, Lactose,
Saccarose, Salicin, Innulin, Trehalose, Maltose. Vi khuẩn khơng có khả năng
lên men đường: Mannit, Sorbitol, Mannitol, Dextrose, Xylose, Glyxerol. Các
phản ứng sinh hóa khác: Catalase âm tính, Oxidase âm tính, Indol âm tính,
Coagulase âm tính.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

12


* Sức đề kháng:

S. suis có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hố chất: Trong phân: ở
00C vi khuẩn có thể sống 104 ngày, ở 90C vi khuẩn sống được 10 ngày, ở
22-250C vi khuẩn có thể sống ñược 8 ngày. Ở 700C vi khuẩn chết trong 35 -40
phút, ở 1000C vi khuẩn chết trong 1 phút; Vi khuẩn sống trong bụi 25 ngày ở
90C nhưng không phân lập được vi khuẩn ở bụi trong nhiệt độ phịng(18 –
200C)/24 giờ. Vi khuẩn bị diệt dưới ánh sáng mặt trời sau 40 – 60 phút.
Lê Văn Tạo, 2005 [12] cho biết: S. suis dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng
như: Phenol, Iod, Hypochlorid, Acid phenic 3 - 5% diệt vi khuẩn trong vòng 3 15 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, cồn 700 diệt vi khuẩn
trong vịng 30 phút. Vi khuẩn có thể sống trong xác lợn chết ở 400C trong 6 tuần.
Vi khuẩn tồn tại lâu trong đờm, chất bài xuất có protein. Tuy nhiên vi khuẩn có
thể tồn tại ở trên hạch amidan lợn mang trùng hơn 1 năm, ngay khi các yếu tố
thực bào, kháng thể và bổ sung kháng sinh phù hợp trong thức ăn.
* Cấu trúc kháng nguyên:
Streptococcus có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Có rất nhiều
kháng ngun đã được tìm thấy:
Kháng ngun polyozit hay khág ngun “C” do Lancefield phát hiện
năm 1928, ñây là một kháng nguyên thân. Thành phần kháng nguyên thân có ý
nghĩa quan trọng, quyết định đến tính độc lực của vi khuẩn Streptococcus và nó
nằm ở thành vi khuẩn (Cell wall). Thành tế bào vi khuẩn S. suis gồm 3 lớp:
Lớp ngoài có chứa acid và protein gọi là kháng nguyên M, T, R,…, Map (M Assotated Protein), SOF (Serua Oparty Factor). Phía ngồi cùng của lớp này
thường chứa các fimbriae; Lớp giữa chứa Polysaccharide; Lớp trong cùng là
Peptidoglycan. Những Streptococcus khác nhau có cấu tạo chất “C” khác nhau,
dựa vào đó người ta chia Streptococcus thành các nhóm: A, B, C, D…,R, trong
đó Streptococcus type A, B thuộc loại tan máu type β.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp……………

13




×