Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Nhung moc phat trien cua may anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.79 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những mốc phát triển của máy ảnh</b>


1839


Louis Daguerre chế tạo chiếc máy lưu được hình ảnh trong 15 phút trên một tấm kính tráng hóa chất. Kỹ thuật được đặt tên Daguerréotype.
1861


Máy Photomaton chụp chân dung nhiều người trên một ảnh có kích thước của tấm danh thiếp, vận dụng phát minh của Brestois Disdéri sáu năm
trước đó: một thấu kính rọi nhiều ảnh trên cùng một tấm phim.


1871


Bức ảnh này đã tố giác các chiến sĩ công xã Paris. Họ chụp ảnh để mong lưu giữ một thời khắc lịch sử,
nhưng ảnh lại bị lọt vào tay cảnh sát. Ảnh trở thành công cụ giám sát an ninh từ năm 1882, với các phiếu
nhận dạng của Alphonse Bertillon.


1925


Oskar Barnack, nhân viên Công ty sản xuất kính hiển vi Leitz, giới thiệu chiếc máy ảnh Leica huyền thoại. Nó
trở nên hấp dẫn vì nhỏ, nhẹ (500 gam), vận hành êm. Mỗi máy được lắp ráp bằng tay trong 16 giờ.
1936


Số đầu tiên của tuần báo ảnh Mỹ <i>Life</i> xuất hiện vào ngày 23-11, khởi đầu cho thời đại vàng son của báo ảnh.
Tạp chí đã có lúc phát hành được 8,5 triệu bản/kỳ.


1944


Giữa lúc chiến tranh ác liệt nhất, các cơ quan tình báo Anh mỗi tuần lễ đã chụp đến 200.000 bức không ảnh
trên lãnh thổ đối phương.


1960



Lãnh tụ Che Guevara trong một cuộc biểu tình ở La Havane. Alberto Korda chụp được khoảnh khắc này và
gửi cho báo <i>Revolucion</i>. Ảnh không được đăng nhưng lại được lưu hành khắp thế giới, bởi thế tác giả chẳng
nhận được đồng nào.


1972


Ống kính tiêu cự dài (télé) đã làm xuất hiện một nghề mới: paparazzi.
1986


Máy ảnh có phim bán với giá một cuộn phim! Fuji tung ra loại máy dùng một lần Fuji Quicksnap. Một tỉ chiếc đã được bán sạch!
1994


Phần mềm Adobe Photoshop cho phép chỉnh sửa ảnh. Hai tạp chí <i>Time</i> và <i>Newsweek</i> đăng cùng một bức
ảnh của phiên tòa xét xử cầu thủ O.J. Simpson, kẻ bị kết tội giết người. Trên tờ <i>Time</i> mặt Simpson đen thui,
còn trên <i>Newsweek</i> mặt anh ta lại trắng bệch.


2006


</div>

<!--links-->

×