Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 4a1 tại trường tiểu học sính phình số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.17 KB, 13 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
A. Lí do chọn sáng kiến.
Những năm gần đây, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có xu hướng gia
tăng trong đó có những học sinh cịn rất nhỏ tuổi đang học ở lứa tuổi Tiểu học.
Nhiều học sinh học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng
giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn
xã hội, như trộm cắp, ma túy...Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình
trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các
em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa được dạy cách đương đầu với những khó
khăn của cuộc sống như kết quả học tập kém, gia đình có chuyện buồn, bản thân
có một số lĩnh vực yếu đuối hơn các bạn cùng lứa, kỹ năng ứng xử một số tình
huống trong cuộc sống cịn nhiều vụng về, chưa nhanh nhạy nhiều khi nông nổi
dẫn đến làm càn, gây ra những mâu thuẫn cá nhân, đánh nhau, chửi bậy hay xúc
phạm danh dự hoặc chán nản dẫn đến bất mãn, ăn lá ngón tự tử... những hậu quả
nghiêm trọng để lại cho bản thân, gia đình và xã hội là rất lớn.
Những năm gần đây các cơ quan quản lý giáo dục đã quan tâm và đưa
hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào trong các nhà trường song thực tế cho thấy
việc ý thức rèn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của một số giáo viên cịn
yếu, khơng quan tâm hoặc chưa có biện pháp hữu hiệu dẫn đến nhiều học sinh
khơng biết xử lý tình huống hết sức bình thường trong đời sống hàng ngày, đơn
giản nhất như việc chào hỏi xin phép khi các em ra vào lớp, hoặc khi có khách
đến trường, hay những việc làm các em có thể làm để tự phục vụ bản thân thì
các em khơng tự làm được, hơi tí lại phải nhờ bố mẹ, thầy cơ bạn bè thân thiết.
Vậy để trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù
hợp, trên cơ sở hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ
những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt
động hàng ngày, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận
của mình, phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức như các em
được thực hành những thói quen tốt, biết cách sống ngăn nắp, gọn gàng, tiết
kiệm, yêu thiên nhiên đất nước, nhận diện và hình thành năng lực ứng phó với
các cám dỗ trong cuộc sống, biết cách chấp nhận các văn hóa, phong tục tập


quán khác nhau và ứng xử phù hợp với các tình huống đồng thời để rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh học để biết, học để làm, học để
khẳng định mình và học để cùng chung sống nhằm bắt nhịp với cuộc sống, tự
bảo vệ mình trước những nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống, chuẩn bị hành trang
vững chắc để các em học lên bậc học trên và để nâng cao ý thức trách nhiệm
của giáo viên trong việc giáo dục toàn diện học sinh nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện nền giáo dục Việt Nam nên tôi quyết định chọn sáng kiến
kinh nghiệm: “ Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục rèn kỹ năng sống cho
học sinh lớp 4A1 tại Trường Tiểu học Sính Phình số 2”.
I. Cơ sở lí luận.
1


Trên tinh thần quán triệt những nhiệm vụ trọng tâm “Giáo dục kĩ năng sống
cho HS Tiểu học ” đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo xác định trong những năm
qua (Văn bản số 7312 /BGDĐT–GDTH ngày 21/08/ 2009 ).
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục hưởng
ứng các cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích
trong giáo dục, mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, kết hợp
lồng ghép nội dung phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực.
Thực hiện CVsố 1299/ SGD&ĐT- GDTH 18/08/2014 của tỉnh Điện Biên,
Cơng văn của phịng giáo dục và đào tạo Huyện Tủa Chùa hướng dẫn thực hiện
mục tiêu nhiệm vụ năm học trong đó có nội dung dạy học tích hợp các nội dung
giáo dục rèn kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng trường lớp
xanh, sạch đẹp và an toàn, giáo dục truyền thống văn hóa, hướng dẫn học sinh tự
quản, chủ động tổ chức điều khiển các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ
lên lớp cho học sinh tiểu học.

II. Cơ sở thực tiễn.
Thực trạng hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho các em ở trường tiểu học
còn nhiều hạn chế, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn
kĩ năng sống cho học sinh lớp mình mà ln chú trọng đến việc đọc tốt làm tính
tốt …
Qua thực tế lớp 4A1 tơi đang chủ nhiệm cịn có nhiều HS chưa mạnh dạn
tự tin, còn e dè thụ động trong học tập và trong sinh hoạt chung, kĩ năng giao
tiếp còn hạn chế, chưa biết cách diễn đạt, trình bày ý kiến cá nhân. Kỹ năng tự
ứng phó đương đầu với khó khăn, thách thức và những tình huống bất ngờ xảy
ra trong cuộc sống, chưa linh hoạt nhanh nhạy, chưa tự tin khi giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống, hay tự ái. Đây là những nguyên nhân thực tế đang diễn ra ở
lớp tôi, trường tôi và trong xã hội mà bấy lâu tôi vẫn đặt ra câu hỏi: nguyên nhân
ấy xuất phát từ đâu và cách giải quyết vấn đề này như thế nào? Bản thân tơi theo
đuổi và đau đáu đi tìm câu trả lời để phần nào giúp các em có những kỹ năng
đơn giản, tối thiểu cần thiết trong cuôc sống, ứng phó nhanh nhạy với những gì
đang diễn ra hàng ngày trong mỗi em rồi phần nào giảm bớt một số gánh nặng
về tâm lý, tinh thần cho chính các em, gia đình và xã hội, mang lại tiếng cười và
cuộc sống tốt đẹp cho các em nói riêng và một xã hội lành mạnh văn minh nói
chung.
B. Giới hạn của sáng kiến:
1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu sáng kiến sẽ giúp tơi hình thành được những kinh nghiệm,
biện pháp trong việc giảng dạy và hình thành cho học sinh những kỹ năng, thói
quen cần thiết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của học sinh, nhằm giúp các
em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, biết thể hiện tình
2


cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì vượt khó, ứng xử phù hợp với gia đình, cộng
đồng, bạn bè và môi trường, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng thái độ, hình thành

niềm tin hành vi tích cực cho học sinh. Giáo dục cho học sinh thói quen, ý thức
tự bảo vệ bản thân, phịng ngừa tai nạn giao thơng, đuối nước và các tệ nạn xã
hội, các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt hàng ngày vv…
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu học sinh lớp 4A1 do tôi chủ nhiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
I.Thực trạng vấn đề:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm phối hợp tốt của các đoàn thể trong nhà trường, hội cha
mẹ học sinh. Một số gia đình cũng rất quan tâm đến việc dạy người cho con em.
- Học sinh là người dân tộc H’mông đa số các em ngoan, biết kính trọng, lễ
phép với thầy cơ giáo, người lớn tuổi.
- Các kiến thức trong chương trình mơn đạo đức, giáo dục kĩ năng sống rất
phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh.
2. Khó khăn:
- Học sinh Tiểu học hay bắt chước. Hành vi đạo đức của các em được thu
nhận và hình thành từ nhiều phía như gia đình, nhà trường, xã hội. Các em lại
chưa biết phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức, kĩ năng sống phù hợp cho
mình. Chính vì vậy ở lớp vẫn cịn một số em có những biểu hiện chưa ngoan:
- Cịn nói chuyện trong giờ học.
- Chưa biết nhường nhịn lẫn nhau, hay tự ái cá nhân...
- Có thái độ chưa đúng mực với người lớn, thầy cô và bạn bè.
- Chưa biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Chưa tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường: lao động, hoạt
động tập thể...
3. Những yêu cầu và mục tiêu cần đạt được.
Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hai hình thức, hai
con đường chủ yếu và được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau.
Giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác dạy học:
Các môn học ở trường tiểu học đều có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh.Thông qua việc giảng dạy, học tập các môn khoa học tự nhiên, xã hội
và nhân văn giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và các phẩm
chất của nhân cách, giúp học sinh tự chiếm lĩnh một cách có hệ thống những tri
thức kĩ năng, giúp các em có định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội
(tốt, xấu...) từ đó lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn trong các tình huống.
3


Ở lứa tuổi các em trong hoạt động nhận thức chủ yếu dùng tư duy trực
quan chính vì thế mà trong các tiết học, bài học giáo viên đã biết dùng những
hình ảnh trực quan, các mơ hình...thơng qua đó thì giáo viên đã kết hợp giảng
giải để gợi ý hướng tới giá trị kĩ năng cần cung cấp.
+Trong các tiết học thể dục qua các trò chơi cũng đã rèn luyện cho các em
tính nhanh nhẹn, nhạy bén, có tinh thần kỷ luật, tính tập thể cao. Trong các tiết
tự nhiên xã hội đã giáo dục cho các em có được mối quan hệ xã hội và tự giác
bảo vệ mơi trường.
-Trong đó thì nhà trường đã đặc biệt chú trọng trong việc giảng dạy mơn
hoạt động ngồi giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động nối tiếp giữa quá
trình dạy học trên lớp với thực hành, trong cuộc sống hằng ngày hoạt động ngoài
giờ lên lớp tạo điều kiện củng cố những kiến thức đã học. Đồng thời còn giúp
cho học sinh chuyển tải những tri thức đó thành hành động thực tế hằng ngày.
Nó bao gồm nhiều loại hình hoạt động, có rất nhiều hình thức giáo dục
khác nhau được thực hiện chủ điểm tháng , trong tiết sinh hoạt, tiết chào cờ đầu
tuần...Và trong những năm vừa qua nhà trường đã tổ chức được rất nhiều những
hoạt động bổ ích cho các em:
+ Hoạt động theo chủ đề, chủ điểm: Trong đó nhà trường đã tổ chức cho
các em kỷ niệm những ngày lễ lớn như vào ngày 1- 5 thì tổ chức cuộc thi "Lao
động và học tập " các em vừa thi đua vừa tham gia lao động. Qua đó ơn lại
truyền thống đấu tranh của cơng nhân thế giới địi quyền bình đẳng trong lao

động nhằm giáo dục các em tình yêu lao động. Kỷ niệm ngày 20-11 có cuộc thi
"Hoa hồng tặng cơ" nhằm giáo dục cho các em lịng biết ơn và tơn kính thầy cơ.
Hay kỷ niệm ngày 22-12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức
thi "Em yêu chú bộ đội " nhằm giáo dục các em truyền thống đấu tranh của
Quân đội và dân tộc ta.
+ Các tiết hoạt động tập thể hàng tuần : Đây là một tiết hoạt động dành
cho tập thể học sinh tiến hành những hoạt động xây dựng tập thể, là tiết dành
cho nhi đồng, đội thiếu niên, lớp tiến hành sinh hoạt tập thể dưới sự hướng dẫn
của thầy cô. Các buổi sinh hoạt dưới cờ với các trò chơi thú vị để các em khởi
đầu cho tuần học mới như : Đố vui để học, trị chơi phỏng theo chương trình "
Rung chng vàng "...Bên cạnh đó tổ chức hội thi " Vở sạch chữ đẹp", "Kể
chuyện theo sách" Thông qua công tác Đội còn tổ chức thi đua giữa các chi đội
lẫn nhau, đại hội liên chi đội...
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là mơi trường giao tiếp mang tính xã hội đối
với các em, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau. Những em nhút nhát có
thể mạnh dạn dần, những em có kĩ năng, đạo đức chưa tốt có thể nhìn bạn bè để
sửa đổi. Nhìn chung với tất cả mọi hoạt động đó đều hướng tới sự hình thành ở
các em những tư tưởng tình cảm đã được xác định trong từng nội dung hoạt
động.
4


+ Qua nhân cách của người giáo viên : Giáo dục kĩ năng sống không chỉ
thực hiện trong các giờ chính khóa mà cần thực hiện mọi lúc mọi nơi. Chính vì
lẽ đó nên nhà trường đã chỉ rõ mỗi giáo viên cần là một tấm gương sáng ngời để
các em noi theo. Tấm gương trong xưng hơ nói năng, trong từng cử chỉ hành
động, trong cách ứng xử với mọi người.
II. Những giải pháp thực hiện
- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đối tượng học sinh và giáo viên ở trường
Tiểu học Sính Phình số 2 nói chung, đặc biệt là học sinh ở lớp 4A1 nói riêng, đề

ra biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho
học sinh lớp 4A1 và tồn thể học sinh Trường Tiểu học Sính Phình số 2 như sau:
1. Khảo sát thực tế.
- Đầu năm học nhận lớp tôi tiến hành kiểm tra để nắm được tình hình đặc
điểm của lớp 4A1, phân loại đối tượng học sinh theo từng nhóm kỹ năng sống.
Tơi lập kế hoạch chủ nhiệm sát với tình hình thực tế của lớp đưa ra các quy định
nề nếp chung của lớp như ra vào lớp phải xin phép, có ý kiến riêng cần thưa gửi,
chấp hành nghiêm túc nề nếp lớp quy định, cuối mỗi phần học, kỳ học giáo viên
có nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh đặc biệt là cuối kỳ I và cuối năm học,
có đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh.
Song song với việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi tiến hành thành lập
ban cán sự lớp một cách dân chủ lấy ý kiến phiếu bầu từ học sinh, biên chế tổ
học tập, đơi bạn học tập theo tình hình chất lượng của lớp tạo điều kiện cho các
em được học tập lẫn nhau đồng hành với việc áp dụng những biện pháp rèn một
số kỹ năng ở lớp chủ nhiệm thì tơi lấy kết quả khảo sát đầu năm để làm đối
chứng cho sáng kiến.
Kết quả khảo sát đầu năm như sau:

Lớp

Đầu năm học:
2017- 2018

TS

17

Nhóm kỹ
năng nhận
thức tốt


Nhóm kỹ năng xã
hội( biết giao tiếp
làm việc nhóm)

Nhóm kỹ năng
phịng chống bạo
lực( phịng chống
xâm hại, ứng phó
khi cần thiết)

TS

%

TS

%

TS

%

10/17

58,8

9/17

52,9


3/17

17,6

2. Nội dung thực hiện.
2.1. Thời gian thực hiện.
Thực hiện từ tháng 09/ 2017 đến tháng 04/ 2018.
2.2 Quy trình thực hiện.
5


- Năm học: 2017-2018 tiếp tục dạy học theo chương trình VNEN. Tơi đã
xây dựng lớp 4A1 thực hiện các hoạt động theo nhóm học tập, mỗi nhóm bầu ra
một nhóm trưởng điều khiển các hoạt động trong nhóm, có chủ tịch, phó chủ
tịch hội đồng tự quản phụ trách chung điều khiển vận hành các hoạt động theo
mơ hình Vnen. Lớp 17 học sinh tơi chia làm 4 nhóm học tập ( nhóm Hồng Sa,
Trường Sa, Niềm tin, Hy vọng). Qua các hoạt động học tập trên lớp học sinh
được làm việc cá nhân, được nêu ý kiến trao đổi, chia sẻ ý kiến trong nhóm và
bày tỏ ý kiến trước tập thể lớp giúp học sinh tự học và học tập từ bạn những kiến
thức cần thiết và rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhanh nhạy tự tin trước tập thể từ
đó giúp các em tự tin vững vàng trong lời nói, việc làm xử lý nhanh các tình
huống trong học tập cuộc sống hàng ngày.
2.2.1 Định hướng cho học sinh tự xây dựng và điều khiển các hoạt
động của lớp.
- Ngoài các hoạt động tập thể như vui chơi văn nghệ hoạt động thể dục
thể thao mà Đồn, Đội trong nhà trường tổ chức thì giáo viên chủ nhiệm cho các
em tự xây dựng và lên chương trình tổ chức các hoạt động trước lớp, trước khối,
trước nhà trường. Giáo viên tận dụng tối đa giờ sinh hoạt cuối tuần cho học sinh
đánh giá xếp loại nề nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua. Học

sinh tự trao đổi nhận xét ưu nhược điểm của bạn về tất cả các mặt hoạt động như
phẩm chất, năng lực, môn học và các hoạt động giáo dục trước nhóm, bạn nào
trong nhóm cịn hạn chế về một trong các mặt giáo dục trên thì nhóm trưởng
điều khiển và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm phải có trách
nhiệm giúp đỡ Ví dụ: nhóm Trường sa có em Sình A Hương chưa hồn thành về
các mơn học và hoạt động giáo dục, cịn nhút nhát khi nêu ý kiến trước nhóm,
trước lớp thì nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho em Giàng A Ký có năng lực,
phẩm chất tốt hồn thành nhiệm vụ học tập kèm cặp em Sình A Hương về học
tập đồng thời hướng dẫn bạn Sình A Hương cách diễn đạt và nêu ý kiến trước
nhóm, trước tập thể lớp, cách chào hỏi, đi đứng, nói năng, ứng xử giao tiếp trước
nhóm, lớp như thế nào? thì em được kèm cặp bạn phải có trách nhiệm báo cáo
trước tập thể lớp trong mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần, có tuyên dương và phê bình
về sự tiến bộ hay chưa tiến bộ về các mặt hoạt động của học sinh tạo ra sự thi
đua trong cùng một nhóm và thi đua giữa các tổ trong cùng một lớp rồi giữa lớp
này với lớp khác trong cùng một khối. Giáo viên thường xuyên thay đổi các hình
thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm Chủ tịch Hội đồng tự quản,
nhóm trưởng để điều khiển các hoạt động trong lớp.
2.2.2 Tổ chức hoạt động ngoại khoá “diễn đàn” ở phạm vi lớp, khối
của mình.
Hoạt động này giáo viên tổ chức dưới nhiều hình thức, có thể chơi rung
chng vàng, hái hoa dân chủ, chơi trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa dân
gian chia thành đội và thi giữa các đội.
Ví dụ: Tôi đã thực hiện mỗi tháng giáo viên đưa ra một chủ đề cho tháng
( bám sát kế hoạch của đội và kế hoạch chủ nhiệm) Ví dụ: chủ đề tháng 10
“ Hoa thơm tặng mẹ và cô”.
6


Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh tìm những từ thể hiện tình cảm của mẹ và
cơ: Ví dụ từ: âu yếm; thân thương; trìu mến, ân cần …vv

Hoạt động 2: Từ hình ảnh“mẹ và cơ” hay tạo ra những câu văn, đoạn văn
nói lên tình cảm và cơng lao của mẹ và cơ qua đó học sinh được tranh luận và
biện luận trước lớp bày tỏ quan điểm của mình trước vấn đề u cầu Ví dụ như:
+ Tình cảm của mẹ như biển cả mênh mông.
+ Cô là ngọn lửa soi rọi con đường em bước.
+ Tâm hồn cơ đẹp như ngàn vì sao lấp lánh trên trời cao.
…………….vv…………………….vv………..
Hoạt động 3: Thể hiện những bài hát bài thơ ca ngợi mẹ và cơ.( giáo viên
có thể xen kẽ trong chương trình để rèn cho học sinh ý thức đạo đức, kỹ năng
giao tiếp và ứng xử, tự tin trong cuộc sống, từ đó khơi gợi cho học sinh những
tình cảm những chuẩn mực sống cũng như kỹ năng xử lí nhanh nhạy các vấn đề
trong cuộc sống hàng ngày).
Hoạt động 4: Các tổ trong lớp hoặc trong khối, tương tác đánh giá lẫn
nhau trong mỗi cuộc giao lưu hay tổ chức diễn đàn học tập (có động viên
khuyến khích và rút ra bài học cần thiết qua mỗi chương trình hoặc chủ điểm
học).
Qua hoạt động trên giúp học sinh củng cố kiến thức theo chủ đề đã học
đồng thời rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin, nói chuyện giao lưu trước đám đông.
2.2.3 Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trị chơi tập thể
lành mạnh: Ví dụ: trị chơi nhảy ơ tiếp sức, Hồng Anh - Hoàng Yến, Ai nhanh
hơn, cướp cờ, đi siêu thị vv…
Qua các trò chơi rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng
tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết
định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn.
2.2.4 Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn qua hoạt động
thực tiễn.
Giáo viên xây dựng nề nếp cho học sinh tự ý thức được các việc làm của
mình và tham gia trải nghiệm cùng tập thể lớp trong các hoạt động thực tiễn. Ví
dụ: Tổ chức cho các em tham gia lao động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trên khu
vực được phân cơng của lớp, tự trồng và chăm sóc bồn hoa của lớp đồng thời

phát động phong trào “trường học không rác, lớp học khơng rác” để rèn các em
thói quen giữ vệ sinh, qua đó tập cho các em tinh thần, ý thức trách nhiệm vì
cơng việc chung. Ln nêu cao ý thức vệ sinh an toàn trong ăn uống, giữ gìn vệ
sinh chung, khơng khạc nhổ bừa bãi ở những nơi công cộng, tổ chức ký cam kết
chấp hành Luật Giao thông, không buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ để giáo
dục việc chấp hành pháp luật và rèn kỹ năng sống có quy tắc, có trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội, qua đó hình thành cho học sinh những kỹ năng
sống thực tế qua việc làm cũng như hành động cụ thể của chính các em.
7


2.2.5. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.
Bước đầu hướng học sinh vào các hoạt động xã hội như quyên góp, ủng
hộ đồ dùng sách vở cho học sinh có hồn cảnh khó khăn, giúp đỡ gia đình
thương binh liệt sĩ, những trẻ em khuyết tật vv…Qua các hoạt động đó phần nào
giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội, qua hoạt động xã
hội các em sẽ nâng sự hiểu biết, tinh thần và trách nhiệm, khả năng thích ứng,
linh hoạt, sự đồng cảm, có cơ hội vận dụng các kiến thức và kỹ năng của mình
khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động từ thiện, qua đó các em biết thăm hỏi,
biết chia sẻ, biết an ủi, động viên, biết làm quen, kết bạn, biết tuyên truyền, vận
động mọi người tham gia, biết điều chỉnh hành vi giao tiếp đúng đắn trong xã
hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Thông qua hoạt động này, các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc
biệt là tình người.
2.2.6. Rèn kỹ năng sống cho học sinh thơng qua các môn học.
Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, tạo ra bầu khơng khí
lớp học cởi mở thân thiện. Ln tạo cho các em cơ hội được trao đổi, chia sẻ,
được nói, được trình bày trước nhóm, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt
rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng

sống cho các em. Trong quá trình dạy học giáo viên tận dụng tối đa các tiết học,
giờ học, môn học nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học;.... để
những giờ học sao cho các em được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Ví dụ: Trong chương trình mơn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ
năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội.
Đối với môn Đạo đức, giáo viên cung cấp các chuẩn mực đạo đức, thơng
qua các mẩu chuyện, tình huống, tấm gương người tốt, việc tốt... biến các chuẩn
mực đạo đức, trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh.
Muốn thực hiện được giáo viên cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực, học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng
sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, gọn gàng, ngăn
nắp, nói lời hay ý đẹp, chăm sóc bố mẹ, ơng bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với
bạn…
2.2.7 Tạo ra một số tình huống cụ thể để rèn cho học sinh kĩ năng
ứng phó với những tình huống bất ngờ, khẩn cấp khi cần thiết.
Ví dụ:“ Trong một trận đấu bóng chào mừng ngày thành lập đoàn 26-3
các cầu thủ lớp 4A1 và lớp 4A2 đấu bóng rất quyết liệt Páo thuộc đội 4A1, hàng
ngày thi đấu giao hữu thì đội bóng lớp 4A1 ln thắng nhưng hơm nay thi đấu
chính thức tranh giải A thì đội bóng 4A1 lại để thua với tỷ số 0-1, kết thúc trận
bóng các cầu thủ 4A1 ai cũng tỏ ra chán nản, thêm vào đó có nhiều kẻ rèm pha
hai đội bóng đã xảy ra xung đột đến đỉnh điểm, đấu khẩu có phần tục tiễu, rồi
còn thách thức thượng cẳng chân hạ cẳng tay ” trước tình hình rất căng thẳng
8


giữa hai đội như thế này, nếu em là Páo đang có mặt ở đó thì em sẽ xử lý tình
huống này như thế nào?
Giáo viên cho học sinh phân tích tình huống và khuyến khích học sinh trả
lời nhiều phương án khác nhau nhưng cuối cùng chốt lại cho học sinh thấy được:
Trước tình huống bất ngờ càng căng thẳng bao nhiêu thì càng phải bình tĩnh xử

lý cho thật thấu đáo bấy nhiêu, trong trường hợp này nếu là Páo chúng ta nên
bình tĩnh khuyên bảo với các bạn trong đội bóng của mình thua thì đã thua rồi,
kết quả đã có, mình đấu bóng nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, ngồi ra cịn
cần phải đồn kết giao lưu bạn bè giữa học sinh trong khối, trong trường, các
bạn không nên cãi vã nhau rồi nảy sinh xung đột đánh nhau ảnh hưởng đến bản
thân, gia đình, nhà trường, thầy cơ, đấu bóng khơng phải vì thắng thua mà vì
một tinh thần đồn kết thân thiện hãy bằng lịng với kết quả trận đấu.
Hay tình huống: “Nếu có người khơng quen biết cho em q em nên làm
như thế nào ? học sinh có thể đưa ra nhiều cách ứng xử khác nhau nhưng giáo
viên cần chốt được cho các em đó là: tuyệt đối khơng nhận q, ăn bánh kẹo
của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu. Khi
gặp trường hợp này các em nên nói “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không
cho nhận quà của người lạ”.
“ Nếu em đang ở nhà một mình, có người đến gọi mở cửa em sẽ làm gì ?
Giáo viên hướng cho các em cách xử lý tốt nhất để giữ an tồn đó là tuyệt
đối khơng mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện,
nước. Nếu có người lớn thì gọi người lớn, cịn nếu khơng có ai ở nhà thì hẹn họ
nhắn lại hoặc tối đến gặp bố mẹ.
“Nếu các em thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó các em sẽ phải làm thế
nào?”
Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết các em phải chạy xa chỗ
cháy, hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe
thấy. Nếu khơng có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm?
" Mỷ sống trong gia đình ln tràn ngập tình u thương của bố mẹ là
con một trong gia đình Mỷ được chiều chuộng từ bé, lần nào đi công tác xa bố
cũng mua quà về cho Mỷ, nhưng lần này thì khơng bố Mỷ ra đi mãi mãi vì tai
nạn giao thơng, trước khơng khí gia đình tan tóc như thế Mỷ rất buồn, chán nản
khơng thiết học tập gì nữa, Mỷ chúi đầu vào đánh điện tử, ngao du cùng bạn bè
cho qua ngày tháng " . Trước tình huống trên nếu em là Mỷ thì em cần ứng xử
như thế nào?

Qua đây cho học sinh thấy được trong quộc sống khơng phải lúc nào cũng
bình n, cuộc sống ln thay đổi, đơi khi có những chuyện bất ngờ khơng vui
đến với bản thân và gia đình, trước những khó khăn và thay đổi tâm lý đột ngột
chúng ta phải biết đương đầu với nhưng khó khăn đó, trong tình huống này rõ
ràng bố mất thì rất đau lịng, nhưng Mỷ cần phải tỉnh táo sống cho bản thân và
cịn động viên an ủi mẹ nữa, Mỷ khơng nên đánh điện tử và ngao du cùng bạn bè
9


như thế mà ngược lại Mỷ phải học tập và học tập thật tốt, luôn bên mẹ để phần
nào làm dịu đi những nỗi mất mát, đau khổ lớn lao trong gia đình.
Tóm lại từ những tình huống cụ thể giúp các em dần có kỹ năng suy
đốn, biết áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải
quyết. Từ đó các em có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế
hàng ngày mà các em gặp. Giúp các em tự tìm ra phương án tối ưu nhất, ứng
phó nhanh nhạy trước những tình huống đột xuất, bất ngờ. Thơng qua đó giúp
các em có sự tư duy lơgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp học
sinh có thêm kinh nghiệm kỹ năng ứng phó nhanh nhạy đương đầu với những
khó khăn trong cuộc sống thực tại.
2.2.8. Phối kết hợp với phụ huynh và các tổ chức chính trị ở địa
phương để giáo dục học sinh.
Bên cạnh dạy dỗ các em ở trường, tơi cịn chú trọng đến việc trao đổi
cộng tác với gia đình học sinh và các tổ chức chính trị xã hội ở đia phương như:
Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để giáo dục học sinh các kiến thức cũng như kỹ
năng sống cần thiết. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu khơng nên nói thay làm
thay cho con mình mà phải dạy các em tính tự lập từ bé, các em càng được
hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và
cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống của
cuộc sống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Chính vì vậy, cách bảo
vệ các em tốt nhất chính là dạy cho các em biết cách tự bảo vệ chính bản thân

mình, tự làm và hồn thiện mọi việc trong sinh hoạt hàng ngày của các em. Bên
cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng giáo viên trong việc thống nhất
phương pháp giáo dục các em:
- Tin tưởng vào các em và năng lực của chính các em.
- Tơn trọng ý kiến của các em, không áp đặt ý kiến của mình.
- Khơng nói dài và nói nhiều, khơng đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu
hỏi để các em tự tìm tịi.
- Khơng vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp các em biết cách
tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình.
- Bố mẹ, thầy cơ người lớn là tấm gương mẫu mực từ lời nói đến việc làm
trong gia đình ngồi xã hội để các em noi theo.
Tóm lại giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một hoạt động quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục
của lớp của trường, của toàn xã hội. Từ những hoạt động như: lao động, sinh
hoạt tập thể, hoạt động xã hội... đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân
cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hồn thiện
mình, tự làm chủ bản thân và ứng phó nhanh nhạy với các biến cố trong cuộc
sống.
III. Những kết quả đạt được
10


Qua quá trình áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi thấy sáng kiến
kinh nghiệm đã đem lại hiệu quả nhất định. Sáng kiến này đã giúp học sinh lớp
tơi chủ nhiệm, có kỹ năng sống tương đối tốt, các em có những tiến bộ rõ rệt về
ứng xử, giao tiếp và giải quyết tốt các mâu thuẫn hàng ngày mà các em gặp phải.
Sau đây là kết quả rèn kỹ năng sống ở lớp tôi mà tôi đã áp dụng trong cả
năm học: 2017- 2018.

Lớp


Đầu năm học:
2017- 2018
Cuối năm học:
2017- 2018

TS

Nhóm kỹ
năng nhận
thức tốt

Nhóm kỹ năng xã
hội( biết giao tiếp
làm việc nhóm)

Nhóm kỹ năng
phịng chống bạo
lực( phịng chống
xâm hại, ứng phó
khi cần thiết)

TS

%

TS

%


TS

%

17

10/17

58,8

9/17

52,9

6/17

35,2

17

16/17

94,1

17/17

100

15/17


88,2

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Hiệu quả mang lại khi thực hiện sáng kiến.
- 100% học sinh thích thú đến trường để học tập, biết thương yêu bạn bè
trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với thầy giáo
trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức
thơng qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp.
- Cha mẹ tin tưởng vào kết quả giáo dục của thầy giáo, không chê bai chỉ
trích thầy giáo ngược lại cha mẹ thơng cảm, chia sẻ những khó khăn cùng giáo
viên hợp tác tích cực để rèn luyện học sinh.
2. Ý nghĩa dự đoán những vấn đề sẽ nảy sinh, những kiến nghị.
2.1 Ý nghĩa của sáng kiến.
Với những kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến bản thân tôi tự rút
ra bài học sau:
Giáo viên cần tạo cơ hội cởi mở cho các em học và chơi, từ đó giúp các
em tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm các em nhận được
trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ. Đồng
thời, khi trẻ tham gia vào trị chơi, hoặc cơng việc trẻ cần biết lập kế hoạch chơi,
kế hoạch làm việc sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính
là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này.
11


Không doạ nạt, áp đặt, không bao bọc các em một cách thái qúa sẽ làm
các em yếu đuối. Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay
lập tức vì sự phục tùng một cách thái q khơng có sự thoả thuận giữa các bên
khơng tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em. Không nên nhồi nhét lượng
kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ.

Giáo viên cần quan tâm đến việc giao tiếp hàng ngày của các em hiểu
được học sinh cần gì, muốn gì? Từ đó đề ra những phương pháp và hình thức cụ
thể để rèn kỹ năng sống cho các em.
Phối kết hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức đồn thể để giáo dục kỹ
năng sống cho các em.
Giáo viên nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ
chức dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
Tập trung vào việc đầu tư soạn giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các
mơn học.
Ln tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia
tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
Điều quan trọng là mỗi thầy cơ giáo phải rèn cho mình tác phong sinh
hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
2.2 Kiến nghị
2.2.1 Đối với giáo viên.
- Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi sáng kiến này nhằm giúp tơi và các giáo
viên Tiểu học thực hiện có hiệu quả trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh
trong nhiều lớp của cấp học, đồng thời giúp tôi bổ sung, hoàn thiện sáng kiến
này.
2.2.2 Đối với nhà trường.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt ngoại khóa để học sinh có
điều kiện phát huy giao tiếp.
- Tổ chức mở các chuyên đề nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học
sinh.
- Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh về
dạy học và rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tế lớp tôi
chủ nhiệm cuối năm học các em đã có những kỹ năng khá tốt để thích ứng với
cuộc sống, với năng lực và kinh nghiệm của bản thân tơi đã trình bày cụ thể một
số giải pháp, cũng như kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống

cho học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học Sính Phình số 2 mà tơi đã vận dụng và áp
dụng, song khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng chí đồng
nghiệp góp ý thêm cho sáng kiến kinh nghiệm của tơi được đầy đủ và hồn thiện
hơn, giúp tơi thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn nữa trong quá trình giảng dạy.
12


Phần IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Các kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học - NXB Giáo dục.

2

Các tài liệu, Văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT Tủa chùa

3

Tài liệu hướng dẫn giáo viên Giáo dục lối sống cho học sinh lớp 4 của
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

4

Chuyên đề giáo dục Tiểu học

5

Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Sính Phình, ngày 15 tháng 4 năm 2018
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tòng Văn Sinh

13



×