Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN mầm non: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON XÃ BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC

Ttrang

I .MỜ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NHIỆM
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3. Các giảo pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ
3.2. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua lồng ghép trong

1
1
2
2
2
2
2
3
5
5
6

các hoạt động hàng ngày của trẻ
3.3. Giải pháp đáp ứng đồ dụng dụng cụ, thiết bị, dồ chơi phục vụ cho



10

hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
3.4. Giải pháp sáng tạo một số bài tập, trò chơi vận động ứng dụng

14

vào hoạt động
3.5. Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong hoạt động giáo dục

18

phát triển thể chất cho trẻtrong trường mầm non
4. Kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

18
19

1. Kết luận

2. Kiến nghị

19
20

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục

phát triển thể chất, nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Giáo
dục phát triển vận động cho trẻ là sự tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm
phát triển vận động cho trẻ, giúp phát triển về thể lực, tăng cường sức khỏe để
làm tiền đề cho mọi hoạt đông tích cực của trẻ. Vì trẻ có sức khỏe tốt, mới có thể
hứng thú tham gia các hoạt động tích cực.
1


Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non được thực
hiện trên cơ sở lựa chon các nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức
hoạt động vận động linh hoạt và sáng tạo, để phát huy tối đa khả năng vận động
của trẻ về mỗi hoạt động vận động cụ thể. Đồng thời giáo dục phát triển vận
động cho trẻ được thực hiện đảm bảo về nguyên tắc trong lựa chọn nội dung phù
hợp để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
Như vậy, phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non đòi hỏi giáo
viên phải thực hiện đúng các yêu cầu về khoa học giáo dục phát triển vận động
cho trẻ. Cần thực hiện đảm bảo nội dung, đúng phương pháp và sáng tạo linh
hoạt trong tổ chức hoạt động vận động cho trẻ.
Tuy nhiên một thực tế tại trường mầm non Ba Đình, mặc dù nhà trường đã rất
quan tâm đến việc chỉ đạo và đầu tư cho chuyên đề giáo dục vận động , song
giáo viên tổ chức thực hiện hoạt động phát triển vận động cho trẻ chưa đạt hiêu
quả như mong đợi. Những hạn chế tồn tại này có thể đánh giá từ một số nguyên
nhân đó là:
Trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên chưa thực hiện đúng yêu cầu về
nguyên tắc lựa chọn các nội dung giáo dục phát triển vận động theo yêu cầu của
từng độ tuổi; Chưa thật sự quan tâm đến tạo môi trường cho giáo dục phát triển
vận động cho trẻ, bao gồm việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các hoạt đông vận
động, Lựa chọn phù hợp địa điểm vận động; Chưa linh hoạt trong hình thức tổ
chức các hoạt động vận động cho trẻ.
Vì vậy mà hiệu quả giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa đạt hiệu quả

cao. Những bất cập trong giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong nhà trường,
hiện nay vẫn chưa có giáo viên nào đưa ra được các giải quyết hiệu quả.
Từ những băn khoăn về những bất cập giữa yêu cầu giáo dục phát triể vận
động cho trẻ với hiệu quả chưa đạt như mong đợi từ việc thực hiện giáo dục phát
triển vận động của giáo viên. Trong năm học 2015 - 2016, được phân công
nhiệm vụ giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi; tôi đã thực hiện ý tưởng nghiên cứu các giải
pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
sáng kiến kinh: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phát
triển vân động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Ba Đình”
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển vận
động cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non xã Ba Đình huyện Nga Sơn tỉnh
Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số giải pháp của giáo viên mầm non tổ chức thực hiện tạo
môi trường giáo dục, lựa chọn nội dung và sáng tạo một số hình thức rèn luyện
vận động cho trẻ; từ đó hướng tới mục tiêu phát triển vận động cho trẻ và phát
2


triển toàn diện cho trẻ 4 - 5 tuổi. Thông qua đề tài rút ra các giải pháp đạt hiệu
quả để ứng dụng trong giáo dục trẻ tại trường mầm non.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, liên quan đến giáo dục mầm non, đặc biệt là liên quan đến
giáo dục phát triển vận động, phát triển thể chất cho trẻ mầm non. ( Tài liệu
chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non; Thông tư 17/2009/BGD&ĐT,
Tạp chí giáo dục mầm non...)
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát thực trạng;

- Phương pháp thực hành trải nghiệm;
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp đề xuất các giải pháp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non được thực hiện trên cơ sở lý luận
khoa học về giáo dục vận động, được nghiên cứu dựa trên đặc điểm tâm sinh lý
của độ tuổi mầm non. Từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp, nội dung giáo dục
phù hợp với khả năng nhận thức, khả năng thực hiện các vận động.
Rèn luyện kỹ năng phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo
dục thể chất nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Vận động là điều kiện
cho sự phát triển cơ thể con người có nhiều mặt khác nhau, dưới tác động của
giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu,
lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
Rèn luyện kỹ năng vận động là góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non:
việc thực hiện các bài tập vận động đúng kỹ năng góp phần tích cực vào giáo dục
phát triển nhận thức, giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội , có kỹ năng
thực hiện các yêu cầu vệ sinh cá nhân hình thành các phẩm chất nhân cách của
con người.
Tất cả các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ nhất thiết phải được thực hiện dựa
trê cơ sở khoa học giáo dục, tạo môi trường vận động, lựa chọn nội dung phù
hợp, sử dụng hình thức giáo dục sinh động. Các yếu tố đó sẽ là điều kiện tốt để
trẻ hứng thú tham gia hoạt động vận động, hoạt động vừa sức với độ tuổi, từ đó
để nâng cao hiệu quả phát triển vận động cho trẻ.
2. Thực trạng của vấn đề
a) Thực trang chung
* Cơ sở vật chất trang thiết bị:
Trường mầm non Ba Đình là là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Trường
có khuôn viên rộng đẹp, có đủ đồ chơi ngoài trời, là môi trường thuận lợi cho trẻ

3


hoạt động vận động. Nhà trường đã đầu tư xây dựng các khu cho trẻ vui chơi trải
nghiệm như: Vườn thiên nhiên, vười cổ tích, khu vận động thể chất, các trang
thiết bị cho phát triển vận động cho trẻ...
Bên cạnh đó thì mặt hạn chế về cơ sở vật chất nhà trường đó là: Các thiết
bị cho trẻ phát triển vận động chưa được đầu tư nhiều.
* về công tác quản lý tổ chức nhà trường:
Hàng năm nhà trường có kế hoạch và tổ chức hiệu quả các chuyên đề mới
cho 100% đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên. Trong năm học nhà trường đã tổ
chức triển khai chuyên đề phát triển vận động cho trẻ; xây dựng kế hoạch và chỉ
đạo cán bộ giáo viên xây dựng và thực hiện chuyên đề phát triển vận động trong
năm học; Quan tâm đến công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trong trường, trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến nâng cao chất lượng phát
triển vận đông cho trẻ, vì đây là chuyên đề mới và là trọng tâm trong kế hoạch
chuyên môn trong năm học của nhà trường.
*Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trong đó trên
chuẩn đạt 58%, yêu nghề mến trẻ. Cán bộ giáo viên nhà trường đoàn kết, luôn
giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó giáo viên nhà trường chưa thật quan tâm đến việc
nghiên cứu tìm tòi các giải pháp sáng tạo, chưa tích cực linh hoạt trong tổ chức
hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Còn cứng nhắc, gò bò về phương pháp tổ
chức; việc lựa chọn nội dung vận động chưa phù hợp với các độ tuổi; việc chuẩn
bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động vận động cụ thể chưa đầy đủ, sáng
tạo.
*Về học sinh:
Đa số trẻ có hiếu động, Học sinh đi học chuyên cần.
Tuy nhiên, chất lượng phát triển vận động cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao;
nhiều trẻ chưa đạt được mục tiêu yêu cầu về giáo dục thể chất theo yêu cầu

chương trình giáo dục mầm non.
*Về phía phụ huynh: Đa phần phụ huynh đã quan tâm đến chăm sóc giáo dục
con em, hiểu được tầm quan trọng về thể lực của trẻ. Vì vậy phụ huynh đã quan
tâm đến việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc rèn luyện sức khỏe cho trẻ.
b) Thực trạng nhóm lớp
Lớp học cơ bản đảm bảo về đồ dùng thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc
biệt là các trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thể chất cho trẻ
như: Trang thiết bị chăm sóc vệ sinh, các đồ dùng giáo dục thể chất...
Bản thân tôi là giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu nghề mếm trẻ. Tôi luôn
quan tâm đến việc tìm tòi các biện pháp để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục
trẻ.

4


Các bậc phụ huynh của lớp đa phần có nhận thức tốt về giáo dục mầm
non, quan tâm đến công tác phối hợp với giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên vẫn còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm sóc sức
khỏe cho trẻ theo khoa học, nên sức khỏe của trẻ chưa đạt yêu cầu về chiều cao
cân năng so với độ tuổi.
Lớp có số lượng học sinh 30 cháu, các cháu khỏe mạnh và hoạt bát.
Bên cạnh đó, một số kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất
trong vận động của trẻ chưa đạt yêu cầu. Vì từ thực trạng bất cập chung của nhà
trường, các kỹ năng vận động cho trẻ chưa đạt hiệu quả.
Để có cơ sở khoa học thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
trẻ, tôi đã tiến hành thực hiện khảo sát chất lượng giáo dục thể chất theo các tiêu
chí đánh giá sự phát triển thể chất đối với trẻ 4 - 5 với các tiêu chí về phát triển
vận động cho trẻ như sau:
Kết quả khảo sát đạt được:
STT

Số
Kết quả khảo sát
trẻ
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
1

2

3

Số trẻ %
đạt
tốt
khá
8
26,7

Số
trẻ
đạt
TB
16

%

Số
trẻ


%

Các động tác phát triển các nhóm 30
53,3 6
20
cơ và hô hấp
Các kỹ năng vận động cơ bản và 30
9
30
13 43,3 8
26,7
phát triển các tố chất trong vận
động
Tập các cử động của bàn tay, ngón 30
8
26,7 15 50
7
23,3
tay, phối hợp tay - mắt và sử dụng
một số đồ dùng, dụng cụ
Trẻ mạnh dạn, tự tin và hứng thú 30
12
40
10 33,3 8
26.7
tham gia các hoạt đông vận động
Kết quả khảo sát trên cho thấy: Tỉ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu về các chỉ số
đánh giá phát triển vận động cho trẻ chiếm từ: 20 - 26% ( Mục tiêu phát triển vận
động cần đạt 97%).Kết quả phản ánh các yêu cầu vận động của trẻ chưa đạt yêu
cầu so với mục tiêu về giáo dục thể chất cho trẻ của nhà trường. Tuy nhiên đây là

kết quả được đánh giá đầu năm học, sau các tháng nghỉ hè trẻ chưa được củng cố
về các kỹ năng vận động. Nhưng với kết quả thực trạng so với yêu cầu thì kết
quả thấp hơn xa, nếu không có giải pháp tốt để tổ chức thực hiện thì sẽ không đạt
được mục tiêu ở cuối năm học.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
5


3.1. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ
* Môi trường học tập
Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng
thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thương, thích đến thì trẻ mới có hứng thú
tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ
tích cực hoạt động - việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là
vô cùng cần thiết và quan trọng.
Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ
điểm để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ điểm tôi luôn có sự
thay đổi phù hợp, gợi mở ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động góc tạo các
sản phẩm của trẻ để trang trí lớp học.
Từ việc cô cho trẻ tham gia tạo ra các sản phẩm trẻ được phát triển các vận
động tinh như: cắt dán, cầm nắm, vẽ, tô màu… qua đó trẻ thấy thích thú tham gia
các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của cô.
Môi trường ngoài lớp học các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí
thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài
trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục
sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó
là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao
động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây,
tưới cây… Từ đó giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kí năng theo yêu
cầu của chương trình.

Ví dụ: Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất củng cố rèn luyện kĩ năng cho
nội dung chính của hoạt động, tôi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi
ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay chơi các
trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường.
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả
của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ
thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Qua việc vận dụng khi thực hiện
trong môi trường học tập, tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt
động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất.
*Dụng cụ, đồ dùng tập luyện:
- Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục
phát triển vận động thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan
trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong
hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao
kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú làm cho
hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao.
Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện
hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm
6


non nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan
trọng đây là việc làm thường xuyên của người giáo viên phải quan tâm.
Ví dụ: Như khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi
đồ dùng cho trẻ theo tuần: khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ,
cờ…sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang
thực hiện.
Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các
đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa - thanh
nhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để

đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được cô tạo ra luôn
tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn
cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Kết quả: Môi trường vận động của trẻ được tạo phù hợp với hoạt động vận
động cảu trẻ cả trong và ngoài lớp. Đồ dùng đồ chơi được chuẩn bị để phục vụ
cho cac hoạt động vận động của trẻ thuận tiện.
3.2. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua lồng ghép trong các hoạt
động hàng ngày của trẻ
a) Giờ đón trẻ
Buổi sáng sau khi đón trẻ giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi tự do
trong giờ đón trẻ. Trong thời gian này giáo viên có thể lồng ghép cho trẻ thực
hiện chơi tự do với một số bài tập vận động cơ bản hay một số trò chơi vận động
mà trẻ thích, tùy thuộc vào hứng thú của trẻ. Trẻ chơi vận động trong giờ đón trẻ
tôi tổ chức trẻ chơi theo nhóm.
Phương pháp rèn luyện cho trẻ trong giờ đón trẻ thường là luyện tập theo
sự hứng thú của trẻ theo nhóm trẻ hay tổ chức rèn luyện củng cố các kỹ năng vận
động cho trẻ theo cá nhân, đối với những trẻ còn yếu về kỹ năng vận động trong
giờ hoạt động vận động trước đó. Tôi chú ý đến hình thức luyện tập cho trẻ lồng
ghép trong các hoạt động chơi tự do, tạo sự thoải mái không gò bó cho trẻ. Trong
quá trình trẻ chơi, tôi quan tâm cung cấp các kiến thức kỹ thuật động tác chuẩn
về vận động cho trẻ cũng như luyện tập củng cố các kĩ năng vận động đã học.
Kết quả: Thông qua việc lồng ghép giáo dục cho trẻ trong giờ đón trẻ trả trẻ như
vậy, tôi đã bổ xung cho trẻ về kỹ thuật động tác, rèn luyện kỹ năng vận động; đặc
biệt là thời điểm để quan tâm giáo dục vận động củng cố cho các trẻ chưa đạt
yêu cầu về các vận động cụ thể đã học trước đó.
b) Giờ thể dục sáng
Gây hứng thú cho trẻ trong giờ giáo dục thể chất vô cùng quan trọng. Trẻ
phải được phát triển và củng cố các kỹ năng vận động như : đi, bò, ném, chạy,
nhẩy, trườn, trèo, bật… Chính vì vậy cô giáo phải sáng tạo nhiều hình thức hay,
phù hợp độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động

giáo dục thể chất.
7


Đối với trẻ mầm non, thể dục giờ học và thể dục sáng là hoạt động được
quy định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn
trong quá trình giáo dục sức khỏe cho trẻ mầm non.
Buổi sáng trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng
khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ
các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham gia thể
dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong
học tập, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức lao động tinh thần trách nhiệm với
công việc cho trẻ. Muốn tổ chức được hoạt động thể dục sáng thì phải chủ động
sáng tạo đưa ra các hoạt động gây hứng thú cho trẻ.
Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp
dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy
nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các
nhóm cơ hoạt động tích cực. Bài tập thể dục sáng không thể thiếu được các động
tác hô hấp, củng cố cơ vai, tay, chân, bụng…. dục nên rất hào hứng tham gia
buổi tập. Thứ ba, thứ năm, thứ bảy trẻ tập thể kết thúc là động tác điều hòa hoạt
động tim, chuyển cơ thể về trạng thái bình thường. Trong giờ thể dục sáng tôi kết
hợp giữa thể dục động tác và thể dục nhịp điệu: Thứ hai, thứ tư, thứ sáu tập nhịp
điệu với tiết động tác với các dụng cụ như hoa, vòng….Trẻ được tập với các
dụng cụ thể dục tấu nhạc nhanh,vui nhộn và tập tay không để trẻ có cảm giác
đúng về động tác khi tập không có dụng cụ.
Tôi thường lựa chọn các động tác tập thể đục với dụng cụ như:
Động tác phát triển hô hấp : Gà gáy, thổi bóng bay, thổi nơ bay, tiếng còi tàu,
ngửi hoa, máy bay ù….ù….
Động tác phát triển cơ tay – vai : Tay đưa trước lên cao, tay đưa ngang lên cao,

xoay bả vai…….
Động tác phát trển cơ chân : Ngồi khuỵu gối, đứng đưa một chân ra phía
trước, ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục….
Động tác phát triển cơ bụng – lườn : Đứng quay thân sang 2 bên, đứng nghiêng
người sang 2 bên…
Động tác bật nhảy : Bật tại chỗ, bật tách khép chân, bật luân phiên trước
sau, bật tiến phía trước.
Kết quả: Trẻ luôn hào hứng thể dục sáng, tạo cho trẻ sự sảng khoái, nhanh nhem
bước vào các hoạt động tiếp theo trong mỗi ngày hoạt động ở trường.

8


Hình ảnh 1: Hình ảnh giờ thể dục buổi sáng của trẻ lớp 4 - 5 tuổi tập với dụng cụ thể dục

c) Giời hoạt động chung
Trong trường mầm non giáo dục thể chất giáo dục về những hoạt động
vận động nhiều dạng của trẻ tạo nên một chế độ vận động nhất định cần thiết cho
sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Trong giờ học thể
dục của mỗi chủ đề khác nhau tôi thường dẫn dắt vào các hội thi để tạo hứng thú
cho trẻ.
Sau khi cho trẻ đi khởi động, tôi cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng như :
chuông reo ở đâu…. có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi thích thú trước khi
chuyển sang phần trọng động.
Bài tập phát triển chung: Tôi chọn các động tác phù hợp với vận động cơ
bản, phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính : cơ bả vai, cơ chân và các động
tác hỗ trợ cho bài tập cơ bản.
Vận động cơ bản: Tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ ,động tác làm mẫu rõ ràng.
Dứt khoát để trẻ quan sát làm theo cô. Trẻ tập đúng các động tác sẽ giúp hình
thành tư thế đúng cơ thể phát triển hài hòa cân đối.

Trò chơi vận động : tôi chọn các trò chơi củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho
bài tập vận động cơ bản. Nếu vận động cơ bản giúp phát triển cơ tay, vai thì trò
chơi vận động là phát triển cơ chân….
Ví dụ:
* Chủ đề: Nghề nghiệp - Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay bàn chân
chui qua cổng ; Trò chơi cáo và thỏ: Tôi dẫn dắt trẻ với hình thức tham gia hội
thi: « Chúng tôi là chiến sỹ »
- Phần khởi động : Cho trẻ lên tàu để đến với chương trình.
9


- Phần trọng động:
+ BTPTC : Cô giới thiệu phần thi chung sức.
+ VĐCB : Thử tài chiến sỹ - Thi đua giữa 2 đội : cô giới thiệu phần thi về
đích.
+ Trò chơi VĐ: chiến sỹ vui khỏe.
Với chủ điểm trường mầm non: cô dạy trẻ với hình thức : bé khỏe bé ngoan.
* Chủ điểm gia đình: Cô dạy với hình thức: ở nhà chủ nhật….
Nhờ thực hiện tốt việc gây hứng thú cho trẻ , tôi luôn chủ động, sáng tạo,
tìm tòi và đổi mới vận dụng vào phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ khắc sâu kiến thức khoa học một cách có hệ thống,
theo trình tự từ dễ đến khó.
d) Giờ hoạt động góc
Để thực hiện các hoạt động phát triển vận động chủ yếu nhằm phát triển
các cơ nhỏ và sự linh hoạt khéo léo kết hợp trí tưởng tượng của trẻ. Tôi đã tổ
chức cho trẻ vận động ở các hoạt động ở hoạt động góc. Qua hoạt động góc trẻ
được thực hiện và phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt với
các bài tập.
Ví dụ: ở góc toán: trẻ thực hiện gấp mở, lần lượt từng ngón tay để đếm thêm, bớt
tạo ra các hình học.

Ví dụ: ở góc tạo hình: trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay kết
hợp với nhau cầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của
trẻ, trẻ dùng đất nặn ,nhào...cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn
tay.
g) Giờ hoạt động ngoài trời.
Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèo
trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu trượt, các vận động bò trừơn
trèo tung ném chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho
trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo
những nơi nguy hiểm.
Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi
sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời
mưa, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể cho
cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng
tròn, ra đây xem…
Ngoài trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh hoạt
thay đổi luạt chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các
trò chơi.
Ví dụ:
- Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm bạn…
- Trò chơi Kéo co có thể thay đổi tên là Kéo pháo.
10


- Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : quả cầu làm từ dây nilon và nắp
nhựa, bông vụ làm từ giấy và ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so
sánh đoán với nhau lá gì…
- Những lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò
chui, đi thăng bằng trên lốp xe.
- Phấn vẽ hoăc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận

dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận
động cho trẻ.
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề: Bong bóng bay, Chèo thuyền, Đàn chuột
con…
- Ví dụ: Chủ điểm mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ
hội mùa xuân dạy cháu chơi : Đá cầu, ném còn, nhảy dây, bịt mắt bắt dê...

Hình ảnh 2: Hình ảnh trẻ chơi vận động trong giờ hoạt động ngoài trời

3.3. Giải pháp đáp ứng đồ dụng dụng cụ, thiết bị, dồ chơi phục vụ cho hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ.
Đối với mỗi giờ vận động của trẻ, việc đảm bảo các điều kiện về đồ dùng
dụng cụ, thiết bị đồ chơi cho trẻ vận động là hết sức cần thiết.
Để có đảm bảo được đồ dùng đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vận động,
tôi đã thực hiện kế hoạch về việc đảm bảo đồ dùng đồ chơi cho trẻ ngay từ đầu
năm học. Đặc biệt là xác định rõ các nguồn huy động để đảm bảo đồ đồ dùng đó
là:
+ Tham mưu với nhà trường;
+ Phối hợp với phụ huyn huy động kinh phí và vật liệu;

11


+ Giáo viên làm đồ dùng dụng cụ để phụ vụ cho kế hoạch giáo dục phát
triển vận động cho trẻ.
Từ việc xác định rõ được các nguồn huy động, tôi đã tìm các biện pháp cụ
thể để huy động hiệu quả từ các nguồn.
*Thực hiện công tác tham mưu với nhà trường
Ngay từ đầu năm học tôi đã trình bày lên Ban giám hiệu (BGH) nhà

trường kế hoạch về đồ dùng đồ chơi, thiết bị để phục vụ cho giáo dục thể chất
của nhóm lớp tôi. Tôi tham mưu với nhà trường mua sắm thêm về các thiết bị đồ
chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục phát triển vận động chung cho tất cả các
nhóm lớp trong trường. Đồng thời tôi tham mưu trình bầy rõ với ban giám hiệu
nhà trường để xin chủ trương làm công tác xã hội hóa với phụ huynh của nhóm
lớp, huy động nguồn đóng góp tự nguyện của phụ huynh mua thêm đồ dùng,
dụng cụ cho lớp thực hiện giáo dục vận động cho trẻ theo tinh thần đóng góp tự
nguyện từ nhận thức của phụ huynh.
Kế hoạch tham mưu của tôi đã được nhà trường thống nhất, đồng ý mua
bổ xung thêm thiết bị đồ chơi trong năm phục vụ cho hoạt động giáo dục phát
triển vận động theo đề xuất của tôi đã tham mưu. Ban giám hiệu nhà trường cũng
đã cho chủ trương cho riêng lớp tôi vận động xã hội hóa giáo dục từ phụ huynh,
kêu gọi phụ huynh hỗ trợ Bằng nguồn kinh phí cũng như các nguyên vật liệu để
làm đồ dùng đồ chơi vận động.
Kết quả: Từ phía nhà trường đã đầu tư thêm trang thiết bị giáo dục thể
chất chung cho toàn trường trong năm cho giáo dục thể chất với tổng kinh phí:
25.000.000đ, bao gồm các thiết bị đồ chơi: Mua 2 bộ thang leo thể dục , Làm 3
cầu khỉ, 2 bộ ghế thể dục; cổng chui….
* Công tác phối hợp với phụ huynh
Từ kết quả tham mưu với nhà trường về kế hoạch phối hợp với phụ
huynh trong việc vận động xã hội hóa về đồ dùng đồ chơi cho trẻ đã được nhà
trường đồng ý. Tôi đã tiến hành công tác tuyên truyền với phụ huynh về vai trò,
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục vận động cho trẻ trong trường mầm non
với sự phát triển toàn diện cho trẻ. Tôi trình bầy kế hoạch đã xây dựng về phát
triển vận động đến phụ huynh, nhằm đưa đến cho phụ huynh hiểu được nội dung,
nhiệm vụ, các điều kiện để thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ. Từ đó phụ huynh
nhận thức trách nhiệm của gia đình trong việc hỗ trợ giáo viên để đảm bảo điều
kiện đồ dùng giáo dục các cháu. Tôi tiến hành vận động, thuyết phục phụ huynh
ủng hộ kế hoạch của cô giáo, tự nguyện đóng góp nguyên liệu, kinh phí để cô
giáo mua và làm thêm đồ dùng cho trẻ; Vận động các phụ huynh có khả năng

làm đồ dùng giúp cho cô giáo và nhà trường.
Tôi xác định để đạt được hiệu quả huy động nguồn kinh phí, nguyên liệu
là đồ dùng từ phụ huynh, trước hết tôi tìm hiểu đặc điểm điều kiện của từ phụ
huynh cụ thể để có nội dung vận động hiệu quả.
12


Chẳng hạn, những phụ huynh làm nghề mộc, nghề đan lát, sẽ giúp công
làm đồ dùng; các phụ huynh không có điều kiện lầm thì huy động phụ huynh
đóng góp vật liệu, đóng góp kinh phí theo điều kiện và tấm lòng của phụ huynh
để cô mua sắm, sửa chữa cải tạo đồ dùng dụng cụ cho trẻ theo thực tế tại nhóm
lớp và nhà trường.
Tôi đã tiến hành băng nhiều hình thức để thực hiện công tác phối hợp với
phụ huynh : Thông qua hội nghị phụ huynh các kỳ trong năm của lớp, gặp gỡ
trao đổi trực tiếp phụ huynh để vận động thông qua giờ đón trả trẻ; xây dựng góc
tuyên truyền ở lớp và thường xuyên tuyên truyền các nội dung về các hoạt động
phát triển vận động cho trẻ, các yêu cầu đối với phụ huynh cần phối hợp với nhà
trường để thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường cũng như tại
gia đình.
Kết quả: Công tác phối hợp với phụ huynh trong năm học, tôi đã huy động
phụ huynh đóng góp được 8.300.000đ tiền mặt, huy động 15 ngày công lao động
làm đồ dùng đồ chơi từ phụ huynh, cùng với các nguyên liệu sẵn có của phụ
huynh sưu tầm. Từ nguồn huy động đó đã làm thêm cho lớp được: 01 cầu khỉ, 30
túi cát, 01 bàn quay thông minh may 15 túi nhảy BaBố, làm 4 cổng chui từ lốp
xe đạp tận dụng…
* Giáo viên tự làm dùng đồ chơi cho giáo dục phát triển vận độngcho trẻ
Làm đồ dùng đồ chơi là nhiệm vụ của giáo viên mâm non. Quá trình tổ
chức cho trẻ bất cứ một hoạt động nào thì cũng cần phải có chuẩn bị về đồ dùng
đồ chơi cho trẻ hoạt động cũng như hoạt động hướng dẫn của cô. Đối với hoạt
động phát triển vận động của trẻ càng đòi hỏi cần thiết phải đồ dùng dụng cụ Vì

vậy, tôi xác định giáo viên cần phải tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để
làm phong phú nguồn đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ công tác giáo dục trẻ đạt
hiệu quả, cũng như giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Ngoài việc tham mưu với nhà trường, phối hợp với phụ huynh để đảm bảo
đồ dùng cho trẻ, tôi xác định bản thân là giáo viên cần phải trực tiếp thiết kế, làm
các đồ dùng sáng tạo cho giáo dục phát triển vận động của trẻ theo từ vận động
cụ thể.
Tôi đã tích cực làm các đồ dùng dụng cụ phát triển vận động cho trẻ từ
các nguyên phế liệu tận dụng được làm sạch do tôi sưu tầm và phụ huynh đóng
góp.
Để làm được các đồ dùng đồ chơi sáng tạo tôi đã phải nghiên cứu về các
nội dung, các vận động của trẻ trong chương trình. Từ đó tư duy về các đồ dùng
dụng cụ cho mỗi vận động cụ thể. Đồng thời để làm được các đồ dùng dụng cụ
sáng tạo, tôi đã nghiên cứu các tài liệu về hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ, sưu tầm qua mạng các mẫu đồ dùng đồ chơi đẹp, có hiệu quả giáo dục cao.
Cùng với đó tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp thảo luận về các mẫu thiết kế
đồ dùng đồ chơi, thảo luận cùng với đồng nghiệp và thống nhất các ý kiến của
13


đồng nghiệp về sự sáng tạo của các đồ dùng đồ chơi lựa chọn đưa vào để làm,
đồng thời cùng với đồng nghiệp phối hợp cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
chung cho nhiều hoạt động của các lớp trong toàn trường.
Kết quả: Từ kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tôi đã làm được khá
nhiều đồ dùng đồ chơi cho giáo dục phát triển vận động có giáo trị sử dụng cao,
đảm bảo thẩm mỹ thu hút sự tích cực hoạt động của trẻ, có giá trị sử dụng cao và
có hiệu quả sử dụng cho nhiều các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho
trẻ.
Trong năm học tôi đã làm được các đồ chơi cho giáo dục phát triển vận
động, có thể kể kết quả đồ chơi tự làm được đó là:

+ Bộ túi cát (30 túi);
+ Bộ gậy thể dục bằng ống nhựa đường nước thay ra. Tôi đã làm sạch
dùng đề can dán và làm nơ để tạo nên những chiếc gậy hấp dẫn cho trẻ;
+ Bộ vòng thể dục bằng nan tre từ nguyên liệu trẻ phụ huynh đóng góp;
+ Các bộ cử tạ cho trẻ vận động trong trong khu vực vận động….
+ 3 cổng chui bằng lốp xe đạp sơn mầu;
+ Bộ đồ dùng ném vòng cổ chai, gồm vòng tết bằng cói, vỏ chai rượu
ngoại tận dụng...

14


Hình ảnh 3: Hình ảnh đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động thể chất
3.4. Giải pháp sáng tạo một số bài tập, trò chơi vận động ứng dụng vào hoạt
động
Với đặc điểm của trẻ mầm non, trẻ luôn hứng thú với những hoạt động
mới lạ; nhưng trong hoạt động thể dục thì các bài tập vận động, các trò chơi vận
động của trẻ thường có tính mệnh lệnh, luyện tập phải thực hiện nhiều lần. Do đó
thường gây cho trẻ tâm lý nhàm chán khi thực hiện một vận động nhiều lần theo
yêu cầu mệnh lệnh của cô. Vì vậy mà việc giáo viên phải sáng tạo các bài tập, trò
chơi vận động cho trẻ để tạo cảm giác mới lạ trong hoạt động của trẻ là hết sức
cần thiết.
Sáng tạo các bài tập, trò chơi vận động cho trẻ chính là sáng tạo hình về
thức tổ chức, sáng tạo trong việc sử dụng các dụng cụ mới lạ hấp dẫn trẻ, hay
sáng tạo trong việc thiết kế thêm các trò chơi vận động hấp dẫn trẻ.

15


a) Sáng tạo trong việc sử dụng các dụng cụ mới lạ, hấp dẫn trẻ hoạt động

Hoạt động thể dục của trẻ mầm non với mục đích phát triển ở trẻ các nhóm
cơ, thông qua các vận động cơ bản và vận động tinh. Nếu ta luôn yêu cầu trẻ làm
các động tác theo yêu cầu của cô bằng các mệnh lệnh thì trẻ sẽ dễ nhàm chán.
Thay vào đó chúng ta cho trẻ vận động kết hợp với các dụng cụ mới lạ sẽ tạo
được sức hấp dẫn để thu hút trẻ thích hoạt động. Tôi đã lựa chọn các dụng cụ
như: phách tre, bóng, dây, lá sen, cờ, nơ, gậy…để sử dụng vào mỗi bài phù hợp
với dụng cụ đó cho trẻ tập luyện hướng tới đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ:
* Bài tập với phách tre
- Hô hấp: Cho trẻ thổi nơ buộc ở đuôi phách tre.
- Tay:
+ Cb - N4: Tư thế đứng thẳng hai chân chụm, hai tay cầm phách thả xuôi.
+ N1 : Chân trái bước lên phía trước, đồng thời hai tay gõ phách về phía trên đầu
gối chân trái .
+ N2 : Chân giữ nguyên, gõ phách ngang trước ngực, tay thẳng.
+ N3 : Chân giữ nguyên, gõ phách lên phía trên đầu.
- Chân :
+ Cb - N4 : Tư thế đứng thẳng hai chân chụm, hai tay cầm phách thả xuôi.
+ N1- N3 : Hai tay cầm phách giang thẳng ngang vai, hai chân chụm.
+ N2 : Chân trái đá về phía trước cao ngang đùi, đồng thời hai tay vòng xuống
gõ phách phía dưới đùi ( đổi chân).
- Bụng - lườn :
+ Cb - N4 : Tư thế đứng thẳng hai chân chụm, hai tay cầm phách thả xuôi.
+ N1-N3: Chân trái bước ngang rộng bằng vai, hai tay cầm phách giang ngang
vai
+ N2: Nghiêng đầu sang trái, đồng thời hai tay gõ phách phía trên đầu (Đổi bên).
- Bật : cho trẻ bật chân trước, chân sau hoặc bật chụm tách chân kết hợp gõ
phách theo nhịp.
* Bài tập với cờ: các động tác tập hô hấp - tay - chân - bụng, lườn - bật được tổ
chức tương tự như với phách tre, hoặc có thể biến tấu khác đi một chút nhưng

vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của từng động tác.
* Bài tập với dải lụa
Các dải lụa mềm mại với màu sắc rực rỡ thì việc lựa chọn, thiết kế các
động tác, các vận động phù hợp là vô cùng cần thiết để tăng hứng thú cho trẻ. Vì
vậy tôi lựa chọn vận động nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo tính dứt khoát của
những động tác thể dục:
- Hô hấp: thổi nơ.
- Đt Tay: Trẻ cầm giải lụa,hay hai tay thay nhau lên cao
- Đt chân:
16


CB- 4: Hai chân chụm, hai tay cầm giải lụa thả xuôi.
N1- 3: Đứng thẳng, Hai tay đưa ra trước.
N2: Gập khuỷu tay, khuỵu 2 đầu gối.
- Đt Bụng - lườn: tay cầm giải lụa vặn mình sang hai bên.
- Đt bật: bật chụm tách chân đồng thời tay giang hai bên.

Hình ảnh 4: Các hình ảnh về trẻ tập với các dụng cụ sáng tạo
Kết quả: 100% các cháu hoạt động một cách tích cực nhất với các dụng cụ mới
lạ, đẹp, hấp dẫn. Trẻ thể hiện những động tác khỏe khắn dứt khoát, đúng kỹ thuật
bài tập. Từ đó giúp trẻ phát triển các nhóm cơ một cách hiệu quả rõ rệt.
b) Sáng tạo hình thức mới lạ thu hút trẻ trong vận động cơ bản
Với các vận động cơ bản nếu không thay đổi hình thức dạy học thì trẻ sẽ cảm
thấy nhàm chán, không chú ý. Từ đó sẽ không nắm được kiến thức cũng như kỹ
thuật bài tập. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa các hình thức mới lạ vào hoạt động.
Tuỳ vào từng đề tài cụ thể mà tôi có thể lựa chọn hình thức cho phù hợp: các hội
thi bé khoẻ mầm non, hội khoẻ Phù Đổng, hay cho trẻ đóng vai các nhân vật
trong các câu truyện phù hợp với từng chủ đề.
Ví dụ:

- Với đề tài bật sâu 25cm hoặc bước lên xuống bục cao tôi đã lựa chọn
bục là những khối gỗ xếp bục tạo cảnh như khu rừng, cho trẻ được hóa vai làm
các con vật sống trong khu rừng để thực hiện vận động bật sâu hoặc bước lên
xuống khối gỗ.
17


- Hay với bài tập bật xa 50 - 60cm tôi cho trẻ làm những chú ếch chơi
trong đầm sen, làm động tác bật nhảy của họ nhà ếch để bật qua những chiếc lá
sen được thiết kế có kích thước đúng 50 - 60cm như qui định…
- Với đề tài: “Ném trúng đích thẳng đứng; trò chơi vận động chuyền bóng
qua đầu, qua chân”, tôi lựa chọn các hình thức là tổ chức như: Hội thi Hội khỏe
mầm non”, Trò chơi “ Những chó thỏ thông minh nhanh nhẹn”… để tạo cảm
giác mới lạ thu hút sự hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động.
Kết quả: 30 cháu đạt 100% trẻ hứng thú hoạt động , nhớ tên gọi của bài tập vận
động; 28/30 trẻ nắm được các kiến thức, kỹ thuật của bài tập.
c) Thiết kế một số trò chơi vận động
Các trò chơi vận động luôn luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích
thú, trẻ vận động tích cực nhất thông qua các trò chơi vận động. Trong sáng kiến
kinh nghiệm này các trò chơi vận động được thiết kế cho tất cả các độ tuổi trẻ
mẫu giáo. Tùy vào độ tuổi và kỹ năng của trẻ giáo viên đưa ra yêu cầu và mức
độ chơi cho trẻ. Các trò chơi vận động như: Chuyển trứng, khỉ đi lấy chuối, kiến
về tổ, đua thuyền, chú sâu ngộ nghĩnh, chuyển vòng, đi lấy trứng, trổ tài cùng
bạn…
* Hướng dẫn trò chơi: Chuyển trứng
+ Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, khả năng giữ thăng bằng
cho trẻ, rèn luyện các nhóm cơ tay.
+ Cách chơi: Hai bạn đóng vai làm những chú chim ác ngồi vào hai ghế,
tat cầm một cây phất trần là cành lá.
Các bạn còn lại hóa vai làm những chú gà hoặc những chú vịt để chuyển

trứng về tổ bằng cách đặt quả trứng lên trên một chiếc vợt cầu lông và cầm tay
vào cán của vợt mang về tổ.
Khi đi về phải đi qua cổng nhà chim ác, các chú chim ác cầm cây phất
trần sẽ cản đường chuyển trứng về nhà của các chú gà hoặc vịt bằng cách gẩy,
đập những quả trứng cho trứng rơi xuống đất. Những quả trứng nào bị rơi thì sẽ
phải mang quay trở lại và thực hiện lại việc chuyển từ đầu. Sau một bản nhạc trò
chơi kết thúc và chú gà mang nhiều trứng về nhà sẽ chiến thắng.
+ Luật chơi: Không dùng tay giữ trứng khi di chuyển.
* Hướng dẫn trò chơi: Kiến về tổ
+ Mục đích: Rèn kỹ năng bò bằng bàn tay và cẳng chân và khả năng phối hợp
vận động theo nhóm khi chơi trò chơi “Kiến về tổ”.
+ Cách chơi: Bạn đóng làm đầu kiến sẽ đội mũ kiến và được bò bằng cả tay và
cẳng chân, bạn làm thân của con kiến thì chỉ được bò bằng cẳng chân còn tay thì
bám vào eo của bạn trước Khi có tiếng nhạc và hiệu lệnh tất cả các chú kiến của
hai đội cùng bò. Và sau khi nhạc kết thúc các chú kiến của đội nào về nhà trước
Và nhanh thì đội đó dành chiến thắng.
18


+ Luật chơi: Bạn đóng làm thân kiến chỉ được bò bằng cẳng chân và tay luôn
bám eo của bạn trước
* Hướng dẫn trò chơi: đua thuyền
+ Mục đích: Phát triển sự nhanh nhạy, khéo léo của trẻ, rèn luyện khả năng phối
hợp tay, chân nhịp nhàng. Rèn luyện sức mạnh của các cơ tay . Rèn luyện tinh
thần đoàn kết, khả năng phối hợp nhịp nhàng với nhau trong vận động.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 3 – 5 trẻ. Trẻ ngồi bệt
theo hàng dọc, chân gác lên chân bạn ngồi trước.Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” trẻ
dùng tay để di chuyển. Riêng bạn đầu hàng được tiếp xúc cả tay và chân xuống
đất để di chuyển.
+ Luật chơi:

Trừ bạn ngồi đầu hàng, các trẻ còn lại chỉ được di chuyển bằng tay, chân không
chạm đất.
+ Đội nào về trước thì thắng cuộc.
* Ứng dụng vào thực tiễn hoạt động
- Các trò chơi trên, tuỳ vào tên gọi, nội dung trò chơi mà có thể tổ chức cho trẻ
chơi ở các chủ đề khác nhau.
Ví dụ:
+ Trò chơi: “ Kiến về tổ”, sử dụng trong chủ đề động vật;
+ Trò chơi đua thuyền, sử dụng trong chủ đề giao thông, nghề nghiệp…
- Ngoài ra, từ các trò chơi trên có thể biến tấu sử dụng trong nhiều hoạt
động: thể dục, làm quen với chữ cái, làm quen với tác phẩm văn học,khám phá
khoa học, các hoạt động ngoài trời….
Ví dụ:
+ Hoạt động làm quen với chữ cái : có thể cho trẻ “ Kiến về tổ” lên gạch chân
chữ cái đã học ( theo yêu cầu của cô)…
Kết quả: Trẻ rất thích tham gia các trò chơi này,từ đó rèn cho trẻ khả năng kiểm
soát được vận động, khả năng phối hợp tay - mắt, thể hiện được các yếu tố
nhanh, mạnh, khéo, bền trong hoạt động.
3.5 Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong hoạt động giáo dục phát triển
thể chất cho trẻtrong trường mầm non
Phối hợp với gia đình để phát triển vận động cho trẻ là giải pháp cần thiết. Bởi
vận động của trẻ không chỉ được thực hiện trong môi trường nhà trường mà có
thể thực hiện được ở mọi lúc mọi nơi, khi có điều kiện phù hợp. Các môi trường
có thể phát triển thể chất cho trẻ như: Bố mẹ cho trẻ đi ở khu vui chơi dành cho
trẻ; trẻ chơi trong thời gian ở gia đình cùng bố mẹ…
Như vậy, các hoạt động giáo dục phát triển vận động mà nhà trường có thể phối
hợp với cha, mẹ và cộng đồng: hướng dẫn trẻ thực hiện các nhiệm vụ vận động
của trẻ tại gia đình theo yêu cầu của trường mầm non, khuyến khích trẻ thực hiện
19



tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường mầm non, tận dụng cơ hội để phát triển
vận động cho trẻ.
Hiểu được tầm quan trọng việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc chăm
sóc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ nói chung và phát triển vận động cho
trẻ nói riêng; nhận thức rõ trách nhiệm của người giáo viên mầm non, tôi suy
nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình trong việc phối hợp với
phụ huynh để giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Trong các buổi họp phụ
huynh học sinh đầu năm học tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan
trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang thiết
bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, vui chơi trẻ ở trường mầm non. Tăng cường
công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự
tham gia của cha mẹ trẻ, cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình
và xã hội cùng chăm lo cho giáo dục phát triển vận động. Thực hiện tốt công tác
xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung mua sắm trang thiết bị đồ dùng
phát triển vận động cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục thể chất. - Trẻ mạnh dạn
tự tin hơn trong giao tiếp.
- Tạo sự cân bằng giữa sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
4. Kiểm nghiệm kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm tổ chức thưc hiện các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã
tiến hành khảo sát đánh giá lại kết quả theo các tiêu chí khảo sát ban đầu. Kết
quả khảo sát đạt được đó là:
Các cháu mạnh dạn tự tin, hứng thú trong các hoạt động thể dục, thực hiện các
vận động thể dục cơ bản linh hoạt.
Các tố chất vận động của trẻ được phát triển, nhiều trẻ trong lớp đã thể hiện các
tố chất vận động như: Chạy bền trong các giờ chơi, khéo léo trong thực hiện các
bài tập vận động.
Trẻ vận động phối hợp các bộ phận cơ thể linh hoạt như: Phối hợp chân
tay, mắt;

Kếp hợp vận đông với các dụng cụ thể dục linh hoạt như: Khi thực hiện
các động tác vận động cơ bản như tập với cờ nơ, gậy, bóng....
- Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục thể chất.
- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp.
- Tạo sự cân bằng giữa sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
Kết quả khảo sát lại theo các chỉ số khảo sát ban đầu đạt được:
STT
Số
Kết quả khảo sát
trẻ
Đạt yêu cầu
Chưa
đạt

20


Số trẻ %
đạt tốt
khá
1
2
3

Số %
Số %
trẻ
trẻ
đạt
TB

13 43,3 1 3,3

Các động tác phát triển các nhóm cơ 30 16
53,3
và hô hấp
Các kỹ năng vận động cơ bản và phát 30 18
60
10 33,3 2 6,6
triển các tố chất trong vận động
Tập các cử động của bàn tay, ngón 30 17
56,7 11 36,7 2 6,6
tay, phối hợp tay - mắt và sử dụng
một số đồ dùng, dụng cụ
Trẻ mạnh dạn, tự tin và hứng thú 30 23
76,7 7
23,3 0 0
tham gia các hoạt đông vận động
* Đối với giáo viên: Tôi đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức,
phương pháp nhằm phát triển vận động cho trẻ; Sự sáng tạo, linh hoạt khi tổ
chức hoạt động vận động cho trẻ. Tự tin khi thực hiện hoạt động giáo dục thể
chất cho trẻ; Áp dụng được trong từng chủ điểm khác nhau với nội dung phù
hợp; Có thêm sự linh hoạt, sáng tạo trong hình thức tổ chức cá hoạt động vận
động cho trẻ.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ là phương tiện chủ yếu để giáo dục
thể chất cho trẻ; là sự tác động toàn diện để đạt mục tiêu phát triển thể chất cho
trẻ mầm non. Giáo dục thể chất tốt cho trẻ góp phần tích cực phát triển sức khỏe
cho trẻ, giúp trẻ có thể lực tốt, cơ thể phát triển hài hòa về chiều cao cân nặng, sự
linh hoạt các vận động trong cuộc sống hàng ngày; giúp trẻ có sức đề kháng và

sự thích nghi tốt với môi trường sống. Đồng thời giáo dục phát triển vận động
cho trẻ có tác động mạnh mẽ đến giáo dục toàn diện cho trẻ.
Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là nhiệm vụ của giáo viên mầm non.
Nhất thiết đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là giáo viên cần phải nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của giáo dục dục thể chất cho trẻ, đồng thời tích cực học
tập bồi dưỡng để nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ; luôn tích cực tìm tòi sáng tạo các giải pháp giáo dục thể chất cho trẻ đạt
hiệu quả.
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi đã đức rút được một số
kinh nghiệ đó là rút ra một số giải pháp tổ chức có hiệu quả trong việc giáo dục
phát triển thể chất cho trẻ. Các giải pháp đúc rút trong sáng kiến kinh nghiệm đó
là:

21


Giáo viên cần quan tâm tạo môi truờng giáo dục phát triển vận động cho
cho trẻ tốt.
Giáo viên làm tốt việc lồng ghép giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong các giờ hoạt động khác một cách linh hoạt phù hợp.
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong giáo dục phát triển vận
động cho trẻ.
2. Kiến nghị
Qua sáng kiến kinh nghiệm đã đúc rút một số giải pháp đã tổ chức
thực hiện đạt hiệu quả nhất định; tôi đề xuất với nhà trường xem xét các giải
pháp đã thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng vào giáo dục thể chất
cho trẻ mầm non 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Ba Đình.
Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để
sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Ba Đình, ngày 05 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình, không sao chép của người khác.
Người thực hiện

Hoàng Thị Huệ
Mai Thị Thịnh
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO
1. Sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho
trẻ mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2.Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non - Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN chu kỳ II).
5. Chương trình giáo dục mầm non độ tuổi 4 - 5 tuổi.

22


23



×