Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Gián án SKKN: Van học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.77 KB, 13 trang )

Lê Thị Hải - Trường Mầm Non Đại An
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ
thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về
cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng
tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là
một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp
xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ
đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự
phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã
hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có
những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa
tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp
thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Do
nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó tôi nhận thấy việc chuẩn bị đồ
dùng tranh ảnh, con rối là không thể thiếu được trong việc nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen văn học (LQVH). Từ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu
cách làm một số loại rối, làm Pim để phục vụ cho giảng dạy đạt kết quả cao.
Vì trên thực tế ở các trường Mầm non trước đây khi dạy trẻ LQVH chủ yếu
chỉ sử dụng tranh ảnh, thậm chí còn dạy chay dẫn đến chất lượng giờ dạy đạt
chưa cao. Trên thực tế đó tôi rất trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách làm một số
loại rối , làm pim có lồng tiếng để cho tiết học thêm sinh động, phong phú. Từ
đó chất lượng tiết học được nâng cao đáp ứng được với yêu cầu của ngành và
thực tế phát triển của xã hội.
a. Lý do chọn đề tài:
Việc dạy trẻ LQVH rất quan trọng hình thành nhân cách trẻ ban đầu.
Thông qua các tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác


phẩm. Qua đó trẻ thích vươn tới học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong
tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn được phát triển ngôn
ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu hoàn chỉnh, đủ ý, làm quen với ngôn từ giàu
đẹp, rèn luyện cách nói năng mạch lạc, chính là dấu hiệu để trẻ phát triển
ngôn ngữ giúp trẻ tập kể chuyện,đọc thơ, có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo.
Xuất phát từ thực tế trên, là trách nhiệm của một giáo viên phụ trách
lớp lớn, tôi nhận thấy văn học có ý nghĩa vô cùng lớn trong công tác giáo dục
trẻ nên tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng môn học làm
quen với tác phẩm văn học cho trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu tiếp cho
năm học 2010- 2011.
b.Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Để làm quen văn học đối với trẻ 5 tuổi và được mở rộng ở trẻ 4 tuổi
tại trường MN Đại An
1
Lê Thị Hải - Trường Mầm Non Đại An
II.Cơ sở lý luận:
Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm. Ngay từ
thuở ấu thơ các em đã được làm quen với giai điệu nhẹ nhàng thiết tha của lời
ru, lớn hơn một chút các câu chuyện cổ tích, truyện hiện đại, các tác phẩm
thơ, ca dao, đồng dao đã gieo vào tâm hồn ngây thơ trong trắng của trẻ sự yêu
mến thế giới xung quanh, biết tỏ lòng yêu cái thiện, biết căm thù cái ác. Từ
các câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao… giúp trẻ em hiểu về truyền thống
lao động chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta, mở rộng
kiến thức cho trẻ về các mối quan hệ xã hội, về phong tục tập quán, về những
cảnh đẹp quê hương đất nước để trẻ cảm nhận được mối quan hệ giữa người
với người, cảm nhận vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân
vật, tạo cho trẻ rung cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Văn học góp
phần không nhỏ vào việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hình tượng văn học có
tác động mạnh mẽ lên tình cảm của trẻ. Qua tác phẩm văn học trẻ nhận ra tình
cảm yêu thương của ông bà cha mẹ của người thân đối với trẻ.

Ngoài ra, văn học cũng giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết
nhiều chuyện, nắm vốn từ phong phú như “lung linh,lấp lánh…” hiểu từ chính
xác hơn như: “run cầm cập, kêu ầm ĩ …” bước đầu cảm nhận từ văn học “đẹp
như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm …” trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và
cảm xúc tình cảm của mình; và có thể sử dụng các từ này vào đời sống của trẻ
III. Cơ sở thực tiễn :
Môn “Làm quen văn học” là môn học tương đối khó, đòi hỏi nhà
trường cần có những tư liệu cần thiết để giáo viên tham khảo giảng dạy tốt
môn học này. Trên thực tế hiện nay cơ sở vật chất trường Mầm non Đại An
còn nghèo nàn, chưa đầy đủ các phòng chức năng, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhất là dạy
học đối với môn học “Làm quen văn học”. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
giảng dạy môn văn học chưa phong phú. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là vùng
thôn quê vốn từ còn nghèo, nhiều trẻ còn nói chưa rõ, hơn nữa lứa tuổi này
ngôn ngữ còn ảnh hưởng gia đình, xã hội, mang nặng âm sắc địa phương. Bản
thân giáo viên còn hạn chế khi thể hiện giọng đọc, giọng kể của từng nhân vật
trong tác phẩm văn học. Một số các bậc phụ huynh chưa nắm được nội dung
chương trình giảng dạy ngành mầm non nhất là môn làm quen văn học.
Ngay từ đầu năm học, tôi quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học. Qua quá trình giảng day tôi khảo sát khả năng
cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc
đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu
chuyện, bài thơ. Kết quả khảo sát như sau:
+ 30% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện, bài thơ.
+ 70% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ.
Từ việc khảo sát trên, tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả
năng cảm thụ văn học còn chậm. Từ đó tôi thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với
2
Lê Thị Hải - Trường Mầm Non Đại An

tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng góp phần giúp trẻ
đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn học của
trẻ. Việc dạy LQVH có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đầu tư chỉ đạo,
tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện. Hơn nữa bản thân tôi
được tham gia cách làm rối do trường Mầm non Đại An tổ chức, tự tìm tòi
ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch, nội
dung, biện pháp sử dụng loại hình hoạt động, thay đổi hình thức dạy học cho
từng câu chuyện bài thơ với môn LQVH.
b. Khó khăn:
- Dạy cả ngày không đủ thời gian để làm rối, truy cập mạng iternet.
Hơn nữa kinh phí rất khiêm tốn nên việc làm rối, mua máy vi tính cá nhân,
không có máy chụp hình, quay phim để làm tư liệu nên còn gặp nhiều khó
khăn. Tủ sách nhà trường không đủ tranh truyện phục vụ tiết dạy, cơ sở vật
chất còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp cho hoạt
động dạy học.
Vì vậy đứng trước khó khăn trên bằng vốn hiểu biết của bản thân, tôi
luôn tự học hỏi kinh nghiệm để tìm những sáng kiến hay, nhằm khắc phục
khó khăn đó cho lớp. Tôi cùng với tổ chuyên môn kết hợp với nhà trường đã
suy nghĩ vận động phụ huynh học sinh ủng hộ trang thiết bị cần thiết cho lớp,
đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho môn học tốt hơn
nhằm phát huy, khai thác hiệu quả trong phương pháp giảng dạy, tạo điều
kiện để trẻ được tiếp thu tốt, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, để nâng cao
chất lượng giáo dục. Qua đó trẻ hứng thú, cảm nhận, thể hiện các nhân vật
trong vai, biết giới thiệu nhân vật trong truyện và thơ, làm tái hiện tâm trạng,
hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong câu chuyện, kể lại chuyện, nói
chuyện một cách tự nhiên.
IV. Nội dung nghiên cứu
1.Xây dựng kế hoạch của lớp:

Vào đầu năm học tôi tôi đã nghiên cứu kế hoạch của nhà trường, dựa
vào tình hình thực tế của lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch giảng dạy, nêu rõ mục
đích yêu cầu và các biện pháp thực hiện. Khi đã được nhà trường duyệt tôi
dựa vào kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch cụ thể của lớp từng tháng,
từng chủ đề, từng học kỳ và thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
2.Công tác tuyên truyền:
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thực tiễn của lớp thì công tác tuyên
truyền đến các bậc phụ huynh và cộng đồng hiểu được nội dung của môn văn
học đối với trẻ 5 tuổi cũng là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Đây là một việc
làm rất khó khăn vì đa số phụ huynh làm nông nghiệp nên rất ít quan tâm đến
nội dung giảng dạy ở cấp mầm non nên còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi đã lựa
chọn một số biện pháp tuyên truyền sau :
3
Lê Thị Hải - Trường Mầm Non Đại An
-Tuyên truyền trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Trước khi họp tôi
chuẩn bị chu đáo về nội dung sẵn có như : đĩa truyện, thơ, ti vi, đầu đĩa, máy
vi tính, và các đồ dùng thủ công khác để tuyên truyền môn làm quen văn học.
Khi trao đổi tôi giải thích cho phụ huynh hiểu ý nghĩa của văn học đối với sự
phát triển của trẻ, tác động của công nghệ thông tin để trẻ làm quen với văn
học.
-Xây dựng góc tuyên truyền có nội dung và hình thức phong phú để ở
những nơi dễ nhìn, để phụ huynh xem vào giờ đón trả trẻ .
Bằng các hình thức trên thì đa số các bậc phụ huynh và cộng đồng đã
hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của của việc cho trẻ làm quen
văn học nên đã nhiệt tình ủng hộ để lớp thực hiện tốt môn học này .
3.Công tác tự bồi dưỡng:
Đi đôi với công tác tuyên truyền thì công tác tự bồi dưỡng rất cần thiết:
+ Tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng do nhà trường và Phòng
GD&ĐT tổ chức .
+ Tham gia dự giờ để học hỏi đồng nghiệp, thường xuyên trao đổi

trong các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường và cụm tổ chức. Qua đó
rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy về phương pháp hình thức tổ chức dạy học.
Rút kinh nghiệm về giọng đọc và giọng kể … trên cơ sở đó bản thân tôi cũng
lựa chọn những phương pháp phù hợp với đặc điểm của lớp, hình thức tổ
chức tiết dạy cho học sinh lớp mình đang dạy .
+ Tự xây dựng cho mình giáo án phù hợp với đặc điểm của lớp, những
tiết tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Tích cực trao đổi với đồng nghiệp về
phương pháp và hình thức tổ chức, tự rèn luyện về giọng đọc, giọng kể cho
diễn cảm. Tôi còn tự học hỏi, tìm tòi, truy cập mạng internet khai thác tối đa
tài liệu tranh minh họa. Ngoài ra từ tranh ảnh khai thác được, tôi có thể làm
thành fim ngắn được lồng tiếng tạo cho câu chuyện bài thơ thêm sinh động,
hấp dẫn hơn nhằm phục vụ tiết học tốt gây hứng thú cho trẻ khi học môn
LQVH…
4. Công tác làm đồ dùng, đồ chơi :
Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi làm quen với văn học. Vì vậy tôi đã tìm tòi,
học tập và suy nghĩ để sáng tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên
đề. Cụ thể vào các buổi thứ bảy trong tuần tôi cùng với đồng nghiệp tập trung
làm đồ dùng như : vẽ tranh, làm mô hình rối dẹt, làm tranh nổi, khâu rối tay…
Ngoài ra những sản phẩm khó tôi nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp để sản
phẩm của mình được đẹp mắt và gần gũi hơn . Nhờ có sự đầu tư trên nên đã
phát huy tối đa khả năng hoạt động của trẻ, kích thích sự khám phá bằng các
giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Đó là hiệu quả phấn khởi
của việc đầu tư thích đáng vào hoạt động đồ chơi, sách tranh truyện của nhà
trường góp phần đồng hành cùng môn văn học .

4
Lê Thị Hải - Trường Mầm Non Đại An
5. Công tác của giáo viên giúp trẻ thực hiện LQVH:
Qua phân tích trên thì tất cả các biện pháp như: lập kế hoạch, tuyên

truyền, bồi dưỡng và làm đồ dùng đồ chơi v v… mỗi biện pháp đều có ý
nghĩa riêng trong việc thực hiện tốt tiết dạy nhưng sẽ không hiệu quả khi
chúng ta bỏ qua vài biện pháp cụ thể khác:
a. Biện pháp 1: Nghiên cứu kỹ tác phẩm.
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học
lãnh đạo nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tập tranh. Ngoài
ra bản thân tôi còn sưu tầm các sách văn học, các hoạ báo, tạp chí, lịch cũ,
nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội
dung văn học. Tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ
báo.
- Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định
rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội
dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh
đó giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu
của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với
diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể
của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung
bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao.
- Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học (dù là một câu
chuyện hay một bài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc
tác phẩm nhiều lần. Vì vậy khi tôi dạy về văn học, tôi tin rằng mình cũng đã
phần nào góp phần nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ
- Lựa chọn nhân vật và cách thể hiện hành động và cử chỉ của nhân vật.
Muốn câu chuyện được người nghe hiểu nội dung và nhớ nội dung một cách
ghi nhớ và sâu sắc thì việc lựa chọn nhân vật là cực kỳ quan trọng.
Ví dụ:
+ Trong truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi đã chọn nhân vật Thỏ mẹ
và hai anh em Thỏ.
+ Trong truyện “ Thỏ và Dê” tôi đã chọn nhân vật Thỏ, Dê và Chó Sói.

+ Trong bài thơ “ Mèo đi câu cá” tôi đã chọn hai anh em Mèo.
b. Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT).
- Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay
truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ
dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây
giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay,
thời đại CNTT nên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng mang lại kết quả rất
cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa
CNTT vào giảng dạy trong các tiết học ở lớp sẽ mang lại kết quả cao.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×