Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng bức thư tình tuyệt vời và bài ca tình yêu...doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.4 KB, 4 trang )

Bức thư tình tuyệt vời và bài ca về tình yêu bất diệt
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:
Người ta đã nói rất nhiều về Bác Tôn ở cương vị Chủ tịch nước, một tấm gương sáng, mẫu mực
của người Cộng sản về đức hy sinh, lòng dũng cảm, trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng.
Nhưng, có thể nhiều người chưa biết, ở một góc riêng tư, Bác Tôn còn có một câu chuyện tình
tuyệt đẹp.
… Đến phòng trưng bày những hình ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Tôn, tôi dừng
lại khá lâu ở một góc phòng - nơi có một kỷ vật nhỏ bé, khiêm nhường: Đó là chiếc cối xay tiêu. Cô
thuyết minh phòng trưng bày giới thiệu cho tôi biết: Đây là chiếc cối xay tiêu mà Bác Tôn đã mua
tại Liên Xô (trước đây) để tặng cho bác gái mùa Xuân năm 1956.
Nghe kể chuyện, tôi càng yêu kính Bác Tôn hơn, khi được biết: ở một đất nước xa xôi, có thể nói
là huy hoàng, tráng lệ lúc bấy giờ mà Bác Tôn vẫn nhớ tới hương vị đậm đà của quê hương, nhớ
người vợ hiền lành, tần tảo ở nhà. Bác nhớ nhất khi bác gái ngồi đâm tiêu để kho cá. Tôi chợt
nghĩ, rất có thể bên trong chiếc cối xay tiêu kia, ngoài bài học về tấm gương liêm chính, chí, công,
vô tư còn ẩn chứa một điều gì rất đẹp?
Thế là tôi mượn hàng chục tập sách “Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn”, “Chuyện kể về Bác Tôn”;…
về đọc. Quả nhiên, trong hàng nghìn trang sách chỉ có vài trang nói về chuyện gia đình của Bác -
nhưng mấy trang ấy đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên.
… Trong số lính thợ bị bắt đưa sang Pháp năm 1916, có một người tên là Đoàn Công Sứ (Ba Sứ),
rất thân với Tôn Đức Thắng. Hai người coi nhau như anh em ruột thịt. Khi Ba Sứ bị bệnh nặng,
biết mình không qua khỏi, anh có viết thư về cho cha mẹ. Ngoài việc an ủi, động viên gia đình, anh
còn viết những dòng hết sức cảm động về một người bạn, mà từ lâu Ba Sứ đã coi như anh ruột

Bác Tôn cùng các con cháu.
của mình. Anh tha thiết nói với cha mẹ: “Sau này, nếu anh Hai Thắng (Tôn Đức Thắng) về nước,
cha mẹ hãy gả chị Hai Giàu cho anh ấy. Nếu được vậy thì con vô cùng mãn nguyện”.
Tuy chưa một lần gặp mặt, nhưng nghe cậu em kể về người con trai đầy dũng khí, luôn luôn có
mặt ở những nơi cần thiết, bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người nghèo khổ, trọng nghĩa khinh tài…
nên khi nghe cha mẹ hỏi:
- Ba Sứ nó nói như vậy, ý con thế nào?
Cô Hai Giàu liền thưa:


- Ba mẹ tính sao, con xin nghe lời.
Thế là cô Hai Giàu chờ đợi suốt bốn năm!
Khi về nước, vì điều kiện hết sức khó khăn, biết mình là người bị trục xuất sau vụ kéo cờ, phản
chiến ở Biển Đen, lại luôn bị mật thám theo dõi, nên anh Hai Thắng chưa có dịp tìm gặp gia đình
Ba Sứ! Tình cờ, một hôm đang đi trên đường phố, anh nghe có người gọi tên mình rất rõ:
- Hai Thắng!
Hai Thắng chợt nghĩ: “Có lẽ bọn mật thám”. Anh cúi đầu đi thẳng, coi như không hề nghe thấy.
Nhưng người ấy chạy theo, và khi nhận ra trước mặt mình là một người nông dân hiền lành, chất
phác, tất cả đều toát lên sự ân cần, thương mến, Hai Thắng quyết định… gật đầu: “Tôi là Thắng
đây”. Thì ra, từ tấm ảnh Ba Sứ gửi về, mọi người trong nhà anh đều nhớ như in người anh em kết
nghĩa của Ba Sứ, ân nhân của gia đình. Người nhận ra Hai Thắng chính là cậu ruột của cô Hai
Giàu. Cậu một hai mời Hai Thắng về nhà “để anh chị tui nói chuyện”.
Cuộc gặp gỡ hết sức bất ngờ, nhưng chỉ vừa thấy mặt, cô Hai Giàu hình như đã… ưng ngay! Cô
thầm cảm ơn cậu em Ba Sứ đã “mai mối” cho mình một người con trai đáng mặt nam nhi: Anh có
đôi mắt thông minh, trong sáng đến lạ lùng; gương mặt rắn rỏi, toát lên vẻ cương nghị không gì uy
hiếp nổi, và lại khá… bảnh trai nữa chứ. Còn anh Hai Thắng sau khi biết rõ sự tình rằng, Ba Sứ đã
viết thư về trước, rằng, gia đình cô Hai Giàu đã có cuộc họp, đã có “nghị quyết”, thì vô cùng xúc
động, vô cùng hạnh phúc! Anh cảm ơn người em kết nghĩa, cảm ơn gia đình, cảm ơn tạo hóa đã
tác hợp cho anh một người con gái tính nết dịu dàng, người con gái có gương mặt phúc hậu, con
nhà gia giáo.
Tuy cuộc hôn nhân là do “mai mối” nhưng hai người đã sống một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc, với
bao nhiêu kỷ niệm cùng với bấy nhiêu tình sâu nghĩa nặng, dù gặp phải bao nhiêu gian nan thử
thách mà chỉ những người yêu nhau đến độ nồng nàn, tha thiết mới có thể chịu đựng, vượt qua.
Sau đám cưới, hai bác lên Sài Gòn ở. Bác Tôn vừa làm việc trong công xưởng vừa hoạt động
cách mạng; còn bác gái, cũng vừa dạy nghề may mặc, vừa gây dựng cơ sở và đã trở thành đảng
viên Cộng sản, đồng chí của chồng.
Năm 1929, khi bác gái đang mang thai người con thứ ba thì bác trai bị bắt. Tháng nào, khi đến
ngày thăm nuôi, bác gái cũng mua quà và dẫn con đến thăm chồng. Bác gái dặn con khi gặp ba
không được khóc, còn mình thì luôn tươi cười động viên chồng, nhưng chỉ vừa ra khỏi trại giam là
bác không sao cầm được nước mắt. Hôm tòa đại hình kết án, Bác gái cố bồng hai đứa con lên cao

và gọi lớn: “Anh Hai, anh Hai”. Hình ảnh đó đã in đậm trong lòng Bác Tôn suốt 17 năm tù ngục.
Bác gái trở về tần tảo nuôi con, chờ chồng. Đó là những tháng năm kiếm sống vô cùng vất vả, khó
khăn. Bác gái đã phải tha phương nay đây mai đó, hết sang Nam Vang rồi về Sài Gòn; về Sài Gòn
rồi lại sang Nam Vang; làm thuê bên Nam Vang không đủ nuôi con, bác lại tìm đường về quê! Ở
chốn lao tù, Bác Tôn thấy thời gian trong tù dài đằng đẵng, chế độ cai trị của bọn chúa ngục lại vô
cùng nham hiểm, khó mà thoát khỏi cái chết, mà dù có sống cũng không nên để người phụ nữ
phải chờ đợi quá lâu như vậy. Thế là Bác viết thư về nhà, khuyên bác gái nên tái giá. Nhận được
thư, bác gái giận lắm, bác nói với các con: “Chà… ba tụi bây coi thường tao quá”. Nhưng thực ra,
trong lòng của bác “Giận thì giận lắm, thương thì thương ghê”. Sẵn bút mực đang dạy con học bài,
và cũng sẵn dòng mực đỏ đầy ắp trong tim, bác gái “phê” ngay cho bác trai một trận. Tuy là phê
bình, nhưng những dòng bác gái viết trong thư, chắc chắn khi nhận được, bác trai sẽ khỏe ra như
người ta được uống “thập toàn đại bổ”. Thư rằng: “… Anh Tôn Đức Thắng thân mến, tôi báo để
anh biết, tôi đã đi lấy chồng. Chồng tôi là Tôn Đức Thắng, người Long Xuyên. Chúng tôi ăn ở với
nhau đã có ba mụn con. Tôi sẽ trọn đời sống cùng chồng tôi, dù anh ấy đang phải tù đày nơi hải
đảo xa xôi…”.
Phải có một niềm tin vững chắc, một niềm lạc quan vô bờ bến, và phải có một tình yêu đắm say,
cháy bỏng mới có thể viết nên một bức thư tình tuyệt vời đến vậy.
Sau 17 năm xa cách, từ Côn Đảo trở về, hai bác cũng chỉ gặp nhau được vài tiếng đồng hồ. Mãi
đến khi miền Bắc được giải phóng, bác gái được đưa đi tập kết, lúc này cả hai bác đều đã già,
nhưng tình yêu thì… vẫn như xưa. Những ngày lễ, ngày nghỉ, trừ những lúc Bác Tôn đi thăm bạn
bè, đồng chí, còn lại, ở nhà hai bác luôn ở bên nhau. Bác trai thì đem đồ nghề ra sửa, còn bác gái
thì đem quần áo ra ngồi khâu, vá; cự ly giữa hai bác luôn luôn ở khoảng cách… cực gần, cứ như
“Anh ngồi đọc sách, em ngồi quay tơ”. Con, cháu, bạn bè ai nhìn thấy cũng cảm động. Cho đến
ngày bác gái bệnh nặng, phải nằm bệnh viện, dù rất mệt nhưng cứ đến buổi chiều, hết giờ làm
việc, hoặc ngày nghỉ, khi được tin bác trai đến thăm là bác gái lại vội thay quần áo mới, tươm tất
để đón chồng! Các bác sĩ, y tá bệnh viện 108 vẫn còn nhớ mãi hình ảnh Bác Tôn - một ông cụ già
đã gần tuổi 90, đêm đêm vẫn ngồi bên giường bệnh, dõi theo từng hơi thở, từng tiếng cựa mình
của bác gái.
Buổi sáng ngày 25/5/1974, bác gái mất. Bác Tôn quỳ xuống ôm hôn vợ, hai bàn tay Bác cứ nâng
niu mãi hai bên má bác gái, dù đôi má ấy giờ đây không còn hơi ấm!

Một hình ảnh thật đẹp. Không, tất cả - chỉ có thể gọi đó là tình yêu - một bài ca bất diệt của tình
yêu.
Thư gửi anh Tôn Đức Thắng (*)
Từ nơi Côn Đảo xa xôi
Thư anh qua vạn trùng khơi bão bùng
Đắng cay, chua ngọt đã từng
Cầm thư, em vẫn… nửa mừng, nửa lo
Thư rằng, dù lắm cam go
Làm trai đâu quản nắng mưa phũ phàng
Thương em duyên phận dở dang
Nghe anh, em hãy “sang ngang… lần đò” (**)
Án kia nào khác tử tù:
Hai mươi năm! Có ai ngờ… rủi, may?
Bởi nơi địa ngục, lưu đày
Người đi đã dễ… mấy ai trở về!
Đọc thư lòng những bộn bề
Thương thì thương lắm, giận thì giận ghê
Anh hùng xem nhẹ gái quê
Mực tim, mực tím, liền phê vài hàng:
Chồng con đâu chuyện dễ dàng
Nhưng duyên phận đã lỡ làng biết sao
Dù em chẳng kén thấp cao
Nhưng người này cũng… anh hào kém ai
Em yêu, yêu đến trọn đời
Xa nhau, năm ngắn, ngày dài xá chi
Khi nao mãn hạn trở về
Rồi anh sẽ thấy… những gì anh mong:
Nghe anh, em đã lấy chồng
Chồng em một dạ, một lòng yêu em
Chồng em nhà ở Long Xuyên

Họ Tôn, tên Thắng, quê miền Hậu Giang
Chắc anh không quá ngỡ ngàng
Bởi người này cũng… họ hàng đâu ta?
V.Đ.N
(*) Thư bác Tôn gái gửi Bác Tôn khi nhận được thư từ Côn Đảo gửi về.
(**) Thư Bác Tôn gửi bác gái, có ý khuyên bác gái nên đi lấy chồng.

×