Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng xây dựng trạm bơm Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm
chất lượng xây dựng trạm bơm Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh” đã
được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ
trong Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, khoa Cơng trình - Trường Đại học
Thuỷ lợi - Hà Nội, và bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu
Huế và PGS.TS. Nguyên Quang Cường đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung
cấp các tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ và
Quản lý xây dựng, khoa Cơng trình, và các thầy cơ giáo trong trường Đại học Thủy
lợi đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập chương
trình cao học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả chân thành cám ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người đi
trước đã chỉ bảo, khích lệ, động viên, ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt trên con đường
học hỏi nghiên cứu khoa học.
Do trình độ có hạn và thời gian nghiên cứu ngắn, nên luận văn không thể tránh
khỏi những tồn tại, hạn chế, tác giả mong nhận được mọi ý kiến đóng góp và trao đổi
chân thành của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp. Tác giả mong muốn những
vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả nghiên cứu sâu hơn để góp phần đưa những kiến
thức khoa học vào phục vụ sản xuất.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Hợi


LỜI CAM KẾT
Tên tôi là Nguyễn Văn Hợi, học viên lớp cao học 20QLXD11, chuyên ngành
quản lý xây dựng. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật
nhằm bảo đảm chất lượng xây dựng trạm bơm Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh Bắc


Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Những nội dung và kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu
nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Hợi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG TRÌNH XÂY
DỰNG
2
1.1. Chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng trong và ngồi nước..................... 2
1.1.1. Chất lượng thi cơng trên thế giới............................................................... 2
1.1.2. Tình hình chất lượng cơng trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta 6
1.2. Những tồn tại và sự cố trong xây dựng trạm bơm.......................................11
1.2.1. Trạm bơm không hoạt động đúng với hiệu quả thiết kế..........................12
1.2.2. Các sự cố liên quan đến nền móng cơng trình......................................... 14
1.2.3. Các sự cố lún nền, gây gãy móng, sạt trượt nhà trạm..............................18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 19
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM BẢO
ĐẢM CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI.......................... 20
2.1. Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng........20
2.1.1. Một số văn bản pháp lý về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.......20
2.1.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình Nơng nghiệp –
Thủy lợi. 21
2.1.3. Một số tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng.........................................................................................................22

2.2. Những tồn tại, hạn chế trong xây dựng cơng trình thủy lợi.........................23
2.2.1. Vấn đề về quy hoạch............................................................................... 23
2.2.2. Vấn đề quản lý của chủ đầu tư................................................................. 24
2.2.3. Cơng tác đấu thầu cịn nhiều hạn chế...................................................... 24
2.2.4. Vấn đề khảo sát địa chất thủy văn........................................................... 24
2.2.5. Vấn đề tư vấn thiết kế cơng trình............................................................. 25
2.2.6. Đơn vị tư vấn thẩm định.......................................................................... 26
2.2.7. Vấn đề về thi công................................................................................... 26
2.2.8. Về công tác quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình................................27
2.2.9. Cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ còn nhiều hạn chế............................ 28
2.2.10. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơng trình cịn chậm đổi mới..........28
2.3. Các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng cơng trình thủy lợi........28
2.3.1. Hồn chỉnh cơng tác quy hoạch và thiết kế............................................. 28
2.3.2. Bảo đảm chất lượng cơng trình xây dựng............................................... 29
2.4. Lựa chọn giải pháp bảo đảm chât lượng xây dựng cơng trình thủy lợi......31
2.4.1. Cơng tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm................................................ 32
2.4.2. Công tác thi cơng hố móng...................................................................... 37
2.4.3. Cơng tác xử lý nền................................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 51
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG XÂY DỰNG TRẠM BƠM HÁN QUẢNG, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH
BẮC NINH
52
3.1. Giới thiệu trạm bơm Hán Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh................52


3.1.1. Giới thiệu tổng quan................................................................................ 52
3.1.2. Đặc điểm địa chất cơng trình đầu mối..................................................... 55
3.1.3. Đặc điểm điều kiện thi cơng cơng trình, lựa chọn giải pháp thi cơng cơng
trình.

60
3.2. Giải pháp kỹ thuật cho xây dựng trạm bơm Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh
Bắc Ninh.................................................................................................................60
3.2.1. Công tác nền............................................................................................ 60
3.2.2. Biện pháp đào móng trạm bơm............................................................... 61
3.2.3. Tiêu nước hố móng.................................................................................. 62
3.2.4. Biện pháp thi cơng xử lý nền................................................................... 63
3.2.5. Biện pháp thi công cống xả qua đê.......................................................... 70
3.2.6. Một số công tác thi công khác................................................................. 71
3.3. Công tác kiểm tra chất lượng...................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 84


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu cơ lý đất nền dùng cho tính tốn......................................56
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu cơ lý đất nền dùng cho tính tốn (Tiếp theo)...................58
Bảng 3.3. Hàm lượng cho phép bùn, bụi sét và các tạp chất trong cát.................73
Bảng 3.4. Hàm lượng cho phép bùn, đất sét và các tạp chất trong cát.................74
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn lấy số lần lấy mẫu thử cường độ và độ chống thấm..........81


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1.

Đường sắt xun Siberia, Nga................................................................2

Hình 1.2.

Tịa tháp Burj Khalifa.............................................................................3


Hình 1.3.

Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản......................................3

Hình 1.4.

Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản......................................4

Hình 1.5.

Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản......................................4

Hình 1.6.

Hồ chứa nước Gileppe (Bỉ)....................................................................5

Hình 1.7.

Đập Tam Hiệp (Trung Quốc).................................................................5

Hình 1.8.

Trạm bơm Heathwall kết hợp đập dâng nước trên sơng Nine...............6

Hình 1.9.

Cầu Nhật Tân – Hà Nội..........................................................................8

Hình 1.10. Cầu Đơng Trù – Đơng Anh – Hà Nội.....................................................8

Hình 1.11. Tồn cảnh thủy điện Lai Châu sau khi hồn thành.................................9
Hình 1.12. Hồ chứa nước Cửa Đạt...........................................................................9
Hình 1.13. Trạm bơm Liên Nghĩa tiêu thốt nước cho thành phố Hà Nội.............10
Hình 1.14. Trạm bơm Ba Giọt...............................................................................12
Hình 1.15. Trạm bơm Như Quỳnh – Hưng Yên hoạt động kém hiệu quả do nguồn
nước ít và mực nước bể hút quá thấp...........................................................................13
Hình 1.16. Hệ thống vớt rác tự động Trạm bơm Như Quỳnh – Hưng Yên............14
Hình 1.17. Nhìn từ hạ lưu trạm bơm Cẩm Giang...................................................15
Hình 1.18. Mặt cắt ngang mơ tả vết nứt.................................................................16
Hình 1.19. Xử lý mái trạm bơm.............................................................................18
Hình 2.1.

Sơ đồ làm việc của một giếng đơn hạ mực nước ngầm........................32

Hình 2.2.

Các loại chắn giữ bằng cọc hàng..........................................................38

Hình 2.3.

Sơ đồ ngun lý thi cơng cọc cát..........................................................45

Hình 2.4.

Thiết bị đóng cọc cát............................................................................45

Hình 2.5.

Cách bố trí cọc trộn khơ.......................................................................47


Hình 2.6.

Cách bố trí cọc trùng nhau theo khối...................................................48

Hình 2.7.

Cách bố trí cọc trộn ướt trên mặt đất....................................................48


Hình 2.8.

Cách bố trí cọc ướt trên biển................................................................48

Hình 3.1.

Cắt ngang nhà trạm trạm bơm Hán Quảng[8]......................................53

Hình 3.2.

Cắt dọc nhà trạm trạm bơm Hán Quảng[8]..........................................54

Hình 3.3.

Mặt bằng bản đáy trạm bơm.................................................................64

Hình 3.4.

Mơ hình khơng gian phân bố hệ cọc- đài móng trạm bơm Hán Quảng 65



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trạm bơm được sử dụng với mục đích chính là cung cấp nước và tiêu thốt nước
nói chung. Đối với ngành nơng nghiệp và hệ thống thủy nơng thì trạm bơm có vai trị
là cơng trình đầu mối cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi để phục vụ công tác tưới,
tiêu những diện tích trong lưu vực. Chính vì vậy nó đóng vai trị quan trọng trong hệ
thống thủy lợi.
Tỉnh Bắc Ninh gồm hai hệ thống thuỷ nông là Bắc Đuống và Nam Đuống. Các
cơng trình đầu mối của hai hệ thống này đều được đầu tư xây dựng từ những năm 60
của thế kỷ trước hiện nay nhiều cơng trình đã bị xuống cấp không đáp ứng được yêu
cầu cho nên việc đầu tư xây dựng các trạm bơm để bảo đảm việc cung cấp nước tưới
cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng phục vụ dân sinh kinh tế trong mùa mưa bão.
Chính vì vậy nhu cầu đầu tư xây dựng các trạm bơm là rất lớn và cấp bách.
Khi đầu tư xây dựng trạm bơm chủ đầu tư cần phải có một khoản kinh phí
khá lớn và trong thời gian dài. Do vậy ngoài việc xem xét vị trí đặt trạm bơm, nghiên
cứu địa chất, thuỷ văn, lưu vực tưới, tiêu tính tốn kết cấu, ổn định thị việc bảo đảm
chất lượng xây dựng của cơng trình góp phần rất lớn đến hiệu quả kinh tế mà cơng
trình mang lại.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thật nhằm bảođảm chất lượng xây dựng
trạm bơm Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn nhằm giúp cho các nhà thiết kế, các chủ đầu tư tính tốn lựa chọn giải pháp phù
hợp khi đầu tư xây dựng trạm bơm vừa bảo đảm an tồn và đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan, thu thập, phân tích đánh giá trên cơ sở các tài liệu
thực tế
- Phạm vi nghiên cứu: chất lượng xây dựng cơng trình trạm bơm
4. Kết quả dự kiến đạt được
Đề xuất được giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng xây dựng trạm

bơm Hán Quảng huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1.1. Chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng trong và ngồi nước
1.1.1. Chất lượng thi cơng trên thế giới
Ngành xây dựng (bao gồm cả thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế
kết cấu…, sản xuất vật liệu xây dựng và thi cơng xây lắp cơng trình) là một trong
những ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân
loại. Với trình độ khoa học ngày càng phát triển, con người đã từng bước đạt được rất
nhiều thành tựu về xây dựng. Hàng loạt cơng trình mới được xây nên làm cho cuộc
sống của con người được tốt hơn. Có thể kể đến một số các cơng trình tiêu biểu
như:
- Tuyến đường sắt xuyên Siberia, Nga nối liền Đông Nga với Nhật Bản, Trung
Quốc và Mơng Cổ. Phía Bắc Siberia vốn có địa hình rất hiểm trở để băng qua,
chính điều đó đã làm cho cơng trình dài 8.851km này càng trở nên đặc biệt ấn
tượng.[23]

Hình 1.1. Đường sắt xuyên Siberia, Nga
- Tịa tháp Burj Khalifa là cơng trình nổi tiếng bậc nhất tại Dubai. Đây hiện là
tòa tháp cao nhất thế giới với chiều cao ước tính khoảng 828m, được khai trương
ngày 4/1/2010. Đến Dubai, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của tịa nhà khi
đêm xuống, đó thực sự là một tác phẩm kiến trúc hoàn hảo.


Hình 1.2. Tịa tháp Burj Khalifa
- Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản: Hơn 2 triệu người đã lao
động trong 10 năm để xây dựng nên Akashi Kaikyo, một cầu treo kiểu kết cấu dây
võng. Cây cầu này kết nối thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji. Đây là cây

cầu treo có nhịp dài nhất thế giới với tổng chiều dài là 3.911m.

Hình 1.3. Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
- Tháp Tokyo Sky Tree, Nhật Bản: là niềm tự hào của Nhật Bản. Với chiều
cao 634 mét, đây là tịa tháp truyền hình cao nhất thế giới, với kiến trúc thép đặc


biệt có thể chống ảnh hưởng của động đất. Tokyo Sky Tree có thể chịu được động đất
8 độ richter, điều này đã được chứng minh trong trận động đất tại Nhật Bản hồi tháng
3/2012.

Hình 1.4. Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
- Cầu cạn Millau Viaduct là cây cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng của
sông Tarn gần Millau phía nam nước Pháp. Đây là cây cầu cao nhất thế giới, với
đỉnh cao nhất của một cột là 343 m.

Hình 1.5. Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản
Đối với các cơng trình thủy lợi thì cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Trên thế
giới hồ chứa nước trên thế giới được xây dựng và phát triển rất đa dạng, phong phú.
Đến nay trên thế giới đã xây dựng hơn 1.400 hồ có dung tích hơn 100 triệu mét


khối nước mỗi hồ với tổng dung tích các hồ là 4.200 tỷ mét khối. Theo tiêu chí phân
loại của Ủy ban quốc tế về đập lớn, hồ có dung tích từ một triệu mét khối nước trở lên
hoặc có chiều cao trên 15 mét, thuộc loại hồ đập lớn. Hiện thế giới có hơn
45.000 hồ. Trong đó châu Á có 31.340 hồ (chiếm 70%), Bắc và Trung Mỹ có 8.010
hồ, Tây Âu có 4.227 hồ, Đơng Âu có 1203 hồ, châu Phi 1.260 hồ, châu Đại Dương
577 hồ. Đứng đầu danh sách các nước có nhiều hồ là Trung Quốc (22.000 hồ), Mỹ
(6.575 hồ), Ấn Độ (4.291 hồ), Nhật Bản (2.675 hồ), Tây Ban Nha (1.196 hồ).


Hình 1.6. Hồ chứa nước Gileppe (Bỉ)

Hình 1.7. Đập Tam Hiệp (Trung Quốc)


Hình 1.8. Trạm bơm Heathwall kết hợp đập dâng nước trên sông Nine
Để chống ngập lụt hay tưới cho các vùng cho khu vực khơ hạn ngồi việc xây
dựng các đập hồ chứa thì biện pháp xây dựng các trạm bơm đầu mối cũng là một trong
những giải pháp hiệu quả, vì lý do đó các trạm bơm quy mơ lớn và hiện đại cũng được
xây dựng nhiều hơn.
1.1.2. Tình hình chất lượng cơng trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta
1.1.2.1. Vai trò của ngành xây dựng trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
Xây dựng cơ bản có thể coi là một ngành sản xuất vật chất, ngành duy nhất tạo ra
cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống y tế, quốc phịng, giáo dục và
các cơng trình dân dụng khác.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hoạt động xây dựng cơ
bản góp phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành khác. Nhìn vào cơ sở
hạ tầng của các ngành đó ta có thể thấy được trình độ phát triển, hiện đại của ngành đó
như thế nào.


Nhờ có việc thi cơng các cơng trình xây dựng đơ thị hóa nơng thơn mà nó đã góp
phần vào việc cải thiện khoảng cách giữa thành thị và nông thơn, nâng cao trình độ
văn hóa và điều kiện sống cho những người dân vùng nơng thơn, từ đó góp phần đổi
mới đất nước.
Ngồi ra, ngành xây dựng cịn đóng góp rất lớn vào tổng GDP của cả nước. Sự
phát triển của ngành cho thấy sự lớn mạnh về nền kinh tế đất nước. Các cơ sở hạ tầng,
kiến trúc đơ thị càng hiện đại càng chứng tỏ đó là một đất nước có nền kinh tế phát
triển, có nền khoa học công nghệ tiên tiến và mức sống của người dân nơi đây rất cao.

1.1.2.2. Những mặt đã đạt được trong cơng tác nâng cao chất lượng cơng trình xây
dựng ở nước ta.
Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, ngành xây dựng có cơ hội lớn chưa
từng có để phát triển. Thành cơng của cơng cuộc đổi mới đã tạo điều kiện vô cùng
thuận lợi cho ngành xây dựng vươn lên, đầu tư nâng cao năng lực, vừa phát triển, vừa
tự hồn thiện mình, và đã đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Các doanh nghiệp của ngành không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, làm chủ được công
nghệ thiết kế và đã thi cơng xây dựng được những cơng trình quy mơ lớn, phức tạp
mà trước đây phải thuê nước ngoài.
Chúng ta đã tự thiết kế, thi công nhà cao tầng, nhà có khẩu độ lớn, các cơng
trình ngầm, cơng trình thủy lợi và nhiều cơng trình đặc thù khác. Bằng cơng nghệ
mới, chúng ta đã và đang xây dựng thành công các cơng trình tầm cỡ thế giới nhiều
loại cầu vượt sông khẩu độ lớn như: cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây
văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, ngồi cơng nghệ thi cơng cầu dây văng nhiều
nhịp, thì phần cầu chính cịn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp
dụng ở Việt Nam.[22]


Hình 1.9. Cầu Nhật Tân – Hà Nội
Cầu Đơng Trù – Hà Nội ứng dụng cơng nghệ vịm ống thép nhồi bê tơng, đây là
phương pháp lắp đặt vịm thép chưa có tiền lệ thi cơng cầu ở Việt Nam cho đến nay…

Hình 1.10. Cầu Đơng Trù – Đơng Anh – Hà Nội
Nhờ áp dụng các biện pháp thi công công nghệ mới các nhà máy nhiệt điện, thủy
điện quy mô lớn đang được xây dựng nhiều hơn. Trong nhiều năm qua Nhà nước và
nhân dân đã đầu tư nhiều tiền của, công sức để xây dựng hồ chứa nước phục vụ cho
phát triển sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn 45 tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng
được 6648 hồ chứa nước các loại với tổng dung tích trữ trên 49,88



tỷ m3 nước. Nhiều hồ chứa nước lớn như hồ Hịa Bình (Hịa Bình), Thác Bà (n Bái),
Sơn La (Sơn La), Na Hang (Tuyên Quang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Cấm Sơn (Bắc
Giang), Cửa Đạt, Sơng Mực (Thanh Hóa), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phú Ninh (Quảng Nam),
Dầu Tiếng (Tây Ninh).v.v…mang lại lợi ích to lớn, cấp nước phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường sinh thái, cịn có nhiệm vụ cắt
lũ bảo đảm an tồn cho hạ du.

Hình 1.11. Tồn cảnh thủy điện Lai Châu sau khi hồn thành

Hình 1.12. Hồ chứa nước Cửa Đạt


Hình 1.13. Trạm bơm Liên Nghĩa tiêu thốt nước cho thành phố Hà Nội
Ngồi ra, Các đơ thị mới, khang trang, hiện đại đã và đang mọc lên bằng chính
bàn tay, khối óc con người Việt Nam. Qua thử thách, nhiều doanh nghiệp xây dựng
nhanh chóng trưởng thành, khẳng định vị thế ngày càng cao.
1.1.2.3. Những bất cập về vấn đề chất lượng cơng trình xây dựng hiện nay.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều có gắng trong việc bảo đảm, nâng cao, kiểm
sốt chất lượng cơng trình và cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể. Tuy
nhiên, số lượng cơng trình kém chất lượng hoặc vi phạm về chất lượng vẫn còn khá
nhiều. Vấn đề này đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Bên cạnh đó, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng có nhiều cơng trình xây
dựng tư nhân đã xảy ra sự cố ngay khi đang thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng của người lao động cũng như sự an tồn của các cơng trình lân cận. Các
cơng trình vốn tư nhân tuy ngày càng có quy mơ lớn nhưng cơ quan chức năng không
thể kiểm tra hết nếu không có chế độ báo cáo nghiêm ngặt với mẫu biểu chi tiết, khoa
học.
1.1.2.4.Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Chất lượng cơng trình xây dựng là một vấn đề sống cịn được Nhà nước và cộng
đồng hết sức quan tâm. Nếu ta quản lý chất lượng cơng trình tốt thì sẽ khơng có

chuyện cơng trình chưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật


liệu hoặc nếu khơng đổ ngay thì tuổi thọ cơng trình cũng khơng được bảo đảm như
u cầu. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình khơng chỉ là bảo
đảm chất lượng cơng trình mà cịn góp phần chủ động chống tham nhũng chủ động
ngăn ngừa tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết quả thực tế cho
thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước về quản lý chất lượng
cơng trình thì ở đó chất lượng cơng trình tốt. [19]
Cơng trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hố thơng thường khác vì cơng
trình xây dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người làm, do nhiều
vật liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc bảo đảm cơng tác
quản lý chất lượng cơng trình là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất
rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.
Nâng cao cơng tác quản lý chất lượng cơng trình là góp phần nâng cao chất
lượng sống cho con người. Vì một khi chất lượng cơng trình được bảo đảm, khơng xảy
ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tích kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia. Số
tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống cho nhân dân, hoặc dùng cho cơng tác xóa đói giảm nghèo.
1.2. Những tồn tại và sự cố trong xây dựng trạm bơm.
Trạm bơm được sử dụng với mục đích chính là cung cấp nước và tiêu thốt nước
nói chung. Đối với ngành nơng nghiệp và hệ thống thủy nơng thì trạm bơm có vai trị
là cơng trình đầu mối cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi để phục vụ công tác tưới,
tiêu những diện tích trong lưu vực. Chính vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống thủy lợi.
Khi đầu tư xây dựng trạm bơm chủ đầu tư cần phải có một khoản kinh phí khá
lớn. Do vậy ngồi việc xem xét vị trí đặt trạm bơm, nghiên cứu địa chất, thuỷ văn, lưu
vực tưới, tiêu thì u cầu an tồn về tính tốn kết cấu, ổn định của cơng trình trong quá
trình vận hành sử dụng dưới tác dụng của các loại tải trọng, đồng thời bảo đảm hiệu
quả kinh tế là rất cần thiết. Khi tiến hành đầu tư xây dựng trạm bơm cần bảo đảm rằng:

Ứng suất và biến dạng của kết cấu phải thỏa mãn các điều kiện bền, cứng và ổn định
trong quá trình vận hành, làm việc của trạm bơm dưới tác động của


các loại tải trọng (tải trọng tĩnh, tải trọng động, động đất ..v.); Trên cơ sở các loại thiết
bị máy bơm có sẵn trên thị trường để đưa ra các giải pháp phù hợp, tổng mức đầu tư
nhỏ nhất và thuận lợi cho quá trình khai thác và sử dụng.
Thực tế, trong quá trình thiết kế và xây dựng, do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan mà một số cơng trình khi hồn thành đưa vào sử dụng khơng đáp ứng
được mục đích sử dụng. Các sự số thường gặp trong xây dựng trạm bơm là:
1.2.1. Trạm bơm không hoạt động đúng với hiệu quả thiết kế
Trong quá trình thiết kế việc thu thập tài liệu, tính tốn thủy văn, chưa chính xác.
Mực nước ngồi sơng biến đổi thất thường, khơng nằm trong tần suất thiết kế, tính
tốn các thơng số của trạm bơm chưa chính xác và chưa lường hết những vấn đề xảy
ra khi đưa vào hoạt động.Có nhiều trạm bơm sau khi xây dựng được đưa vào sử dụng
nhưng sau một thời gian hoạt động thì bị các sự cố như hư hỏng thiết bị máy bơm,
mực nước bể hút quá thấp không đủ nước về cho máy bơm hoạt động… Ví dụ như:
Trạm bơm Ba Giọt ở xã Phú Vinh (huyện Định Quán-Phú Yên) được xây
dựng xong và bàn giao cho huyện quản lý khai thác vào cuối năm 2009. Thế nhưng,
vừa đi vào vận hành, trạm bơm liên tục hư hỏng.

Hình 1.14. Trạm bơm Ba Giọt


Theo thiết kế, hệ thống trạm bơm Ba Giọt đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước
tưới cho khoảng 400 hécta cây trồng lâu năm ở ấp 1, 2 và 3 của xã Phú Tân (huyện
Định Quán), đồng thời cung cấp gần 900m3 nước thơ/ngày cho Xí nghiệp nước Tân
Định để xử lý phục vụ sinh hoạt. Trạm bơm có 3 máy bơm, công suất 450 m3/giờ/máy.
Tuy nhiên, khi mới đi vào hoạt động, máy bơm liên tục bị hư hỏng, dẫn đến việc
cung cấp nước không đều và hệ thống ống tưới hay bị bùn đất lắng đọng nên cuối

đường ống không thể truyền nước cho tuyến kênh phụ.
Trạm bơm Như Quỳnh – Hưng Yên nằm trong tiểu dự án cải tạo và nâng cấp hệ
thống thủy nông Gia Thuận phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Hưng Yên
và thành phố Hà Nội. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 75 tỷ đồng trong đó riêng
phần chi phí xây lắp cho trạm bơm Như Quỳnh là gần 6,6 tỷ đồng, trang bị máy vớt rác
thủy lực là 500 triệu đồng, chưa kể các chi phí thiết bị điện, cơ khí. Theo thiết kế, trạm
bơm này được xây mới, nằm trong phạm vi mặt bằng trạm bơm cũ với 4 tổ máy bơm
có cơng suất động cơ 300 KW, tổng lưu lượng bơm 12.600 m3/h.

Hình 1.15. Trạm bơm Như Quỳnh – Hưng Yên hoạt động kém hiệu quả do
nguồn nước ít và mực nước bể hút quá thấp


Hình 1.16. Hệ thống vớt rác tự động Trạm bơm Như Quỳnh – Hưng Yên
Nhiều năm nay, do mực nước sông Hồng xuống quá thấp, trong thời kỳ tưới
dưỡng, nhiều lúc trạm bơm đã phải hoạt động với số máy ít, chạy nhiều giờ, thậm chí
phải dừng hoạt động vài ngày do nguồn nước ít và mực nước bể hút quá thấp.
Những năm gần đây, khu đầu mối trạm bơm được Nhà nước, tỉnh đầu tư kinh phí cải
tạo, nâng cấp bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu nước tưới, tiêu cho toàn bộ lưu vực. Tuy
nhiên, do đặc thù nằm ở khu vực dân cư và chợ thị trấn Như Quỳnh (Hưng Yên) lượng
rác thải xả xuống lòng kênh dẫn bể hút nhiều đã gây ách tắc dòng chảy và một số sự cố
về máy bơm.
1.2.2. Các sự cố liên quan đến nền móng cơng trình
Việc khảo sát, thiết kế, thi cơng, quản lý thi cơng hố móng và mái hố móng
trong suốt q trình xây dựng cơng trình thường hay xảy ra nhiều sự cố khác nhau và
mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Sự phá hoại của hệ thống chống đỡ đất không
nhất thiết xảy ra bởi sự sụp đổ của kết cấu, mà còn do một số nguyên nhân phá hoại
khác như: sự biến dạng quá mức của đất và kết cấu chống đỡ, sữ mất cân bằng khi hạ
mực nước ngầm, hệ thống chống đỡ đất không đủ độ bền gây ra phá hoại theo thời
gian.



Bản thân cơng trình hố móng là một cơng trình hệ thống do nhiều khâu tạo thành
như chắn đất, chống giữ ngăn nước, hạ nước ngầm, đào đất… Chỉ một khâu nào đó sai
phạm là gây ra sự cố ngay. Cơng trình bất kể về mặt lý thut hay về mặt kiểm nghiệm
thực tế đều còn tồn tại nhiều chỗ chưa hồn thiện, mà bản thân cơng trình lại cực kỳ
trọng yếu, cả hai yếu tố này đều tồn tại tính khơng xác định, cũng là ngun nhân gây
ra sự cố.
Người phụ trách cơng trình hố móng phải có tri thức khoa học như cơ học lý
thuyết, sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, kết cấu cơng trình, địa chất cơng trình và thủy
văn, cơ học đất và nền móng… đồng thời phải có kinh nghiệm thi cơng phong phú,
phải biết kết hợp địa chất ở hiện trường với hồn cảnh mơi trường xung quanh mới có
thể đưa ra được phương án thực hiện cơng trình hố móng hợp lý, thích ứng với tình
hình cụ thể của cơng trình.
Cơng trình hố móng có tính khu vực rất rõ rệt, khi một đội ngũ thiết kế và thi
công từ vùng khác đến, thường là do chưa hiểu được đặc điểm của cơng trình hố
móng ở vùng này, tiến hành cơng việc trong tình trạng vừa làm vừa mị mẫm, cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra sự cố.
Ví dụ: sự cố trạm bơm Cẩm Giang 1.
Trạm bơm Cẩm Giang 1 được xây dựng bên bờ tả sông Mã tỉnh Thanh Hố.
Cơng tác khảo sát, thiết kế thực hiện vào năm 1996 và xây dựng năm 1997-2000.

Hình 1.17. Nhìn từ hạ lưu trạm bơm Cẩm Giang


Nhà trạm nằm cách mép sơng gần 2m, kích thước 5x5,8 cao 3,6m bố trí một máy
bơm xiên P18M của ấn Độ với lưu lượng thiết kế 550l/s và công suất động cơ
N=110Kw. Kết cấu nhà loại khung sàn bê tơng cốt thép, tường gạch xây dày 11cm,
móng đơn kết hợp giằng móng.
Sự cố lần 1: tháng 3/1998 khi thi cơng các mố đỡ ống thì xuất hiện vết nứt hình

vịng cung ở cao độ +21,50m dài khoảng 50m chiều rộng vết nứt lớn nhất 10cm độ
sâu vết nứt 1,2m. Sau khi xảy ra sự cố Cơ quan thiết kế đã thay đổi đồ án bằng cách
cho kéo dài các trụ đỡ A1 và A 2 xuống cao độ +12 và +12.36, làm thêm trụ đỡ A4, lùi
nhà trạm vào phía trong 2m và thay đổi hình thức kết cấu từ tường chịu lực, móng đá
xây sang kết cấu khung, móng đơn bê tơng cốt thép kết hợp giằng.
Tồn bộ phần đất nằm trong khối trượt được đào ra và đắp lại, đầm kỹ. Sau đó thi
cơng hịan tất tịan bộ cơng trình và bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng, trong q
trình khơng xuất hiện vết nứt hay trượt.
Sự cố lần 2: xảy ra đột ngột, các vết nứt và chuyển vị đều xuất hiện trong khỏang
thời gian chiều và tối 30/1/2002. Phía trong nhà trạm bệ đặt máy và nền xuất hiện
nhiều vết nứt rộng 5 7cm. Bên ngoài nhà nhiều nơi nền bị lún, nứt vỡ và bong mạch
vữa.

Hình 1.18. Mặt cắt ngang mơ tả vết nứt


Ngun nhân sự cố:
Sau khi tính tốn kiểm tra, ngun nhân chủ yếu gây sự cố là mái sông không
bảo đảm ổn định gây trượt mái đất kết hợp cùng một số yếu tố như:
Nước rút nhanh: Vị trí trạm bơm đặt đúng vào khuỷ cong bờ sông Mã chịu tác
động phức tạp về chế độ thuỷ lực, mực nước mùa kiệt có cao độ 14,50  15,0m, mùa
lũ lên đến 20,00  21,00m. Một đặc điểm của sông Mã là vào mùa lũ nước lên nhanh
và rút cũng rất nhanh, độ bền kháng cắt của đất có thể giảm khi mực nước sông thay
đổi đột ngột và tác dụng chống trượt của nước bị loại bỏ.
Về địa tầng: Lớp 3 là hỗn hợp cát cuội sỏi lẫn đất khá dày có tính thấm nước
mạnh. Khi q trình rút nước nhanh xảy ra áp lực nước trong lớp 3 bị giảm đột ngột
có khả năng mang theo một lượng cát và đất của lớp này gây lún cho lớp 2 nằm trên
nó.
Vị trí: Bờ sơng khu vực này có tiền sử chưa ổn định. Theo dân sở tại cho biết
trước khi xây trạm bơm Cẩm Giang 1, sau các mùa lũ khu vực bờ sông thường xuất

hiện các vết nứt. Có năm đã xảy ra sụt lún ở bờ sơng đất phía dưới bị cắt do kết quả
của sự dịch chuyển và kéo theo là độ bền của nó giảm đi chỉ bằng 50% độ bền ban
đầu. Mặt khác các vết nứt lại không được khảo sát và xử lý triệt để ví dụ như vết nứt
năm 1998 do đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn trượt mái.
Giải pháp thiết kế: Trạm bơm đặt bên bờ sơng có chiều cao 11m, dài 27m lại
được chất thêm 2m đất, mặt khác khi nước ao hồ dâng cao hoặc khi kênh tưới dẫn
nước, mực nước ngầm dâng cao (cách mặt đất khoảng 2m) nhưng khơng có biện pháp
thốt nước. Vì vậy việc chất tải và khơng làm thốt nước đã thúc đẩy sự phá hoại mái
dốc.
Biện pháp xử lý:
Giảm tải trọng: dỡ bỏ nhà trạm, tường rào, và khối đất tôn nền, bạt đất (phá bớt
trụ bê tông đỡ ống) tạo mái dốc 2.5 và làm thêm cơ rộng 2m tại cao độ +20.00.
Thoát nước: Bao gồm thoát nước mặt và nước ngầm bằng các rãnh thoát nước và
mương thấm nối với nhau bằng các ống PVC 300 tại cao độ 20.00 và 25.00 và mạng


ống thoát nước PVC 50 khoảng cách 2m được bố trí từ cơ +20.00 xuống +15.50
Bảo vệ mái: Xây đá dày 30cm bên dưới là các lớp đá dăm dày 15cm và cát thơ
dày 10cm tồn bộ mái từ cao độ +20,00 xuống +15,50. Khu vực chân mái dốc cao độ
+15,50m được xếp đá dày 40cm trong khung đá xây bên dưới là vải địa kỹ thuật.

Hình 1.19. Xử lý mái trạm bơm
Các biện pháp trên đã bảo đảm hệ số ổn định mái tối thiểu 1,2; công việc sửa
chữa hoàn tất vào cuối năm 2002, đến nay trạm bơm hoạt động tốt, mái sông ổn
định.
1.2.3. Các sự cố lún nền, gây gãy móng, sạt trượt nhà trạm
Nguyên nhân sau đây gây ra.
- Đánh giá sai tình hình địa chất cơng trình
- Hầu hết các trạm bơm khi thiết kế khơng tính lún, khi xẩy ra lún mới tính
kiểm tra, hoặc chỉ tính lún của trạm bơm khơng tính lún của bể xả và gian phân

phối điện là những bộ phận không xử lý nền, hoặc xử lý nền chỉ bằng đệm cát nhất
là các trạm bơm có địa chất rất xấu.
- Chưa tính đến ảnh hưởng của lớp đất đắp sau tường bên của bể xả hoặc các
cơng trình bên cạnh trạm bơm.
- Thiết kế biện pháp xử lý nền không bảo đảm chất lượng.
- Không xử lý bằng cùng một biện pháp tương xứng hoặc do sự cố kết của phần
đất tiếp xúc với bộ phận cơng trình làm phát sinh lực nén tác động vào cơng trình.
- Tính tốn chiều dài gia cố nền bằng cọc khơng chính xác, đóng cọc chưa đạt
độ chối cần thiết.


×