Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá thực trạng và giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.4 KB, 8 trang )

Nghiên cứu

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP
LÝ ĐẤT NƠNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TẠI HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN
Nguyễn Ngọc Hồng
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bắc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, tại khu vực này, hoang
mạc hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra tổng diện tích đất bị thối hóa là 65282 ha, chiếm 35,76% diện tích tự nhiên.
Hiện nay, Bắc Bình có cả hạn khí tượng, hạn nơng nghiệp và hạn thủy văn, trong đó
nghiêm trọng nhất là hạn nơng nghiệp (74,7% tổng diện tích tự nhiên với khoảng
136294 ha); Bắc Bình hiện có 3 dạng hoang mạc hóa:hoang mạc cát (34188 ha
chiếm 18,73% diện tích tự nhiên), hoang mạc đất cằn (diện tích 41485 ha, chiếm
22,73%), hoang mạc đá (889 ha, chiếm 0,49%). 5 giải pháp được đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Từ khóa: Đất nơng nghiệp, biến đổi khí hậu, hoang mạc hóa, Bắc Bình.
Assessment of current status and solutions for suitable usage of agricultural
land in the context of climate change in Bac Binh district, Binh Thuan province
Abstact
Bac Binh is a mountainous district of Binh Thuan province. The district
agricultural land has been heavily influenced by desertification. Research results
show that total degraded land area is 65,282 ha accounting for 35.76% of the natural
land area. Bac Binh currently has meteorological, agricultural and hydrological
droughts, of which the most serious one is agricultural dought (136,294 ha,
accounting for 74.7% of the total natural area). Bac Binh currently has three types
of desertification: 34,188 hectares of sand desertification accounting for 18.73% of
natural area; 41,485 hectares of poor land desertification accounting for 22.73% of
natural area; and 889 ha of rocky desertification accounting for 0.49% of the natural


area. Five solutions were proposed to improve agricultural land use efficiency in
the context of climate change in Bac Binh district, Binh Thuan province.
Keywords: Agricultural Land; Climate Change; Desertification; Bac Binh.
1. Đặt vấn đề
mà tác nhân chính gây ra là do hạn hán
Tỉnh Bình Thuận thuộc vùng bán [1]. Với đặc điểm khí hậu và địa hình tự
khơ hạn, có khí hậu khắc nghiệt, sơng nhiên đã làm cho huyện Bắc Bình khơ
suối ngắn dốc, lịng sơng hẹp nên thường nóng quanh năm, hình thành nên chế độ
khô cạn vào mùa khô và lũ lên nhanh khí hậu bán khơ hạn và trở thành một
vào mùa mưa. Riêng tại Bắc Bình, một trong những vùng khơ hạn nhất nước.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt
trong hai huyện của tỉnh Bình Thuận
có nguy cơ suy thoái đất và hoang mạc độ, số đợt hạn hán. Trong 5 năm gần
hóa hàng đầu ở khu vực Duyên hải Nam đây, sản xuất nông nghiệp của huyện
Trung bộ (huyện còn lại là Tuy Phong), liên tục phải đối phó với tình trạng hạn
Tạp chí Khoa học Tài ngun và Môi trường - Số 17 - năm 2017

65


Nghiên cứu

hán gay gắt trong vụ đông xuân, nhất
là từ đầu năm 2012 một số địa phương
trong huyện đang đối mặt với nguy cơ
hạn hán (khơng có nước sản xuất, thiếu
nước sạch trong sinh hoạt kéo dài); dịch
bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều nơi
nhất là cây lúa. Biến đổi khí hậu làm
khơ hạn, hoang mạc hóa, cát nhảy, cát

baygây thiệt hại khơng nhỏ đến sản
xuất. Vào mùa khơ gió mùa Đông Bắc
thổi mạnh thường xuyên, kéo theo cát,
bụi bay trong không trung và trên bề
mặt đất từ biển vào bên trong đất liền,
đã tràn lấp lên những khu vực canh tác,
các khu dân cư tập trung hoặc tạo lên
những cồn cát mới,... điển hình tại các
địa phương vùng ven biển, đặc biệt tại
các xã Hòa Thắng, Hồng Phong. Là
một huyện thuần nông (lao động nông
nghiệp chiếm tới trên 85% tổng số lao
động) nên sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu.
Biến đổi khí hậu là một trong những yếu
tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương
thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt và
ảnh hưởng gián tiếp thơng qua sinh vật.
Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ
mưa, nguy cơ nắng nóng và bão lũ bất
thường nhiều hơn,… làm cho sạt lở đất,
xói mịn, khơ hạn, thối hóa nhiều hơn.
Vì vậy, đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu và nghiên cứu đưa ra các giải
pháp sử dụng đất nơng nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu là một trong những
việc làm cấp bách cần thực hiện tại Bắc
Bình.
2. Phương pháp và khu vực

nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa:
Trong quá trình thực hiện nhóm tác
giả tiến hành điều tra thực địa tại huyện
66

Bắc Bình nhằm mục đích tổng quan đặc
điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và thực
trạng phân bố các dạng hoang mạc, thực
trạng phân bố sản xuất nông nghiệp
và thu thập nhiều nguồn tài liệu từ địa
phương như: Hiện trạng sử dụng đất các
năm 2005, 2016; tiềm năng đất đai; quy
hoạch sử dụng đất, khí tượng thủy văn;
các yếu tố biến đổi khí hậu ảnh hưởng
đến sử dụng đất nơng nghiệp tại Ủy ban
Nhân dân và Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Bắc Bình.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Điều tra xã hội học về thực trạng
và biến động sản xuất nông nghiệp (sử
dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ,
năng suất cây trồng tập trung ở các xã:
Hồng Phong, Hịa Thắng, thị trấn Chợ
Lầu, Sơng Binh, Sơng Lũy, thị trấn
Lương Sơn bằng hình thức phỏng vấn
trực tiếp 100 phiếu điều tra để làm rõ
thêm về nguồn gây tác động và các tác
động chính của biến đổi khí hậu đến

thực trạng sử dụng đất và quy hoạch sử
dụng đất; trong đó có 20 phiếu hỏi cán
bộ cấp huyện làm cơng tác khí tượng
thủy văn biến đổi khí hậu, công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc Sở
Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình
Thuận, 80 phiếu cán bộ cấp huyện (10
phiếu), cấp xã (20 phiếu) và người dân
(50 phiếu) đã chịu ảnh hưởng trực tiếp
của khô hạn và hoang mạc hóa. Số liệu
được nhập và xử lý dữ liệu bằng phần
mềm SPSS 20.0.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Ứng
dụng GIS trong biên tập bản đồ trên cơ
sở kế thừa dữ liệu của Đề tài Nghị định
thư Việt Bỉ [3], Đề tài cấp Nhà nước
KHCN - 07 - 01 phù hợp với những mục
đích và mục tiêu nghiên cứu, 4 sơ đồ đã
được nhóm tác giả biên tập nội dung,
hình thức thể hiện đó là: Sơ đồ hạn khí
tượng trung bình năm giai đoạn 1980

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

- 2016; Sơ đồ hạn nơng nghiệp trung
bình năm giai đoạn 1980 - 2016; Sơ đồ
thối hóa đất; Sơ đồ hiện trạng hoang

mạc tại huyện Bắc Bình qua phần mềm
MicroStation V8i và ArcView 10.3.
- Phương pháp thu thập, xử lý và
phân tích tài liệu: Là một phương pháp
cơ bản, nền tảng cho các phương pháp
nghiên cứu khác, phương pháp thu thập,
xử lý và phân tích tài liệu đã trở thành
phương pháp nghiên cứu chính. Dưới
sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu,
phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích tài liệu được sử dụng ở tất cả các
khâu của kết quả nghiên cứu.
2.2. Khu vực nghiên cứu
Bắc Bình là huyện miền núi của
tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích tự
nhiên 1.825,33 km2 với 18 đơn vị hành
chính cấp xã. Địa hình của huyện Bắc
Bình khá phức tạp, với vùng đồng bằng
nhỏ nằm kẹp giữa các dãy núi ở phía
Bắc, Tây Bắc và các cồn cát ở phía
Đơng Nam tạo thành lịng chảo.
Đất huyện Bắc Bình rất đa dạng với
các loại đất chính sau:
+ Đất cồn cát ven biển: Với diện
tích 57.043,9 ha (30,9 %) phân bố dọc
ven biển, nhiều nhất ở các xã Hồng
Phong, Hòa Thắng, Hồng Thái, thị trấn
Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Bình Tân. Đất
có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước
kém chỉ thích hợp trồng cây hoa màu và

cây rừng chắn gió cát.
+ Đất phù sa: Có diện tích 15.842,8
ha (8,6 %) phân bố chủ yếu ở vùng
đồng bằng thuộc các xã Sông Lũy, Phan
Thành, Hải Ninh, Phan Hiệp, Bình An.
Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình
đến nặng, thuận lợi trong sản xuất nơng
nghiệp chủ yếu là lúa.
+ Đất xám: Với diện tích 101.821,9
ha (55,2%) đây là nhóm đất lớn nhất của
huyện, phân bố chủ yếu ở các xã miền
núi: Phan Lâm, Phan Điền, Phan Tiến,

Phan Sơn. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ đến trung bình, hiện đất được dùng
trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và cây
công nghiệp.
+ Đất đỏ xám nâu vùng bán khơ
hạn: Với diện tích 1931,4 ha (1%), đây
là loại đất đặc trưng ở vùng khơ hạn,
với diện tích khơng lớn phân bố ở xã
Phan Điền. Thành phần cơ giới thịt pha
sét, hiện đất được sử dụng vào mục đích
nơng lâm nghiệp.
+ Đất nâu đỏ: Với diện tích 6.500
ha (3,5%), phân bố ở khu vực miền núi
các xã Phan Sơn, Sơng Bình, một phần
ở xã Phan Điền. Đất có thành phần cơ
giới nặng, hàm lượng sét cao, nghèo lân
và Kali dễ tiêu, chua…

Ngồi ra cịn có các loại đất khác:
Đất mặn trung bình và ít (7,56 ha) chiếm
0,004% diện tích đất tự nhiên, đất tầng
mỏng (1.147,9 ha) chiếm 0,62% đất tự
nhiên, cịn lại là sơng suối, ao hồ [6].
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng hạn hán của
huyện Bắc Bình
- Hạn khí tượng
Theo Phạm Quang Vinh (2012)
hiện tượng hạn khí tượng xảy ra khá
phổ biến ở 2 cấp độ là bán ẩm và ẩm.
Khu vực bán ẩm khoảng 136.617 ha
(chiếm 74,8% tổng diện tích tự nhiên
tồn huyện) tập trung ở hầu hết các xã,
thị trấn; Khu vực ẩm nằm một phần diện
tích thuộc 3 xã đó là Phan Lâm, Phan
Sơn, Phan Tiên với diện tích khoảng
45.916 ha (chiếm 25,2% tổng diện tích
tự nhiên) [4].
Hiện tượng hạn khí tượng mùa
khơ xảy ra ở 2 cấp độ: Bán khô hạn và
khô hạn bán ẩm. Vùng bán hoang mạc
chiếm một phần diện tích lớn của huyện
(các xã thuộc phía Tây, giáp biển). Đây
chính là ngun nhân hình thành các
hoang mạc đất cằn.

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017


67


Nghiên cứu

Hình 1: Sơ đồ hạn khí tượng trung bình Hình 2: Sơ đồ hạn nơng nghiệp trung bình
năm giai đoạn 1980 - 2016
năm giai đoạn 1980 - 2016

- Hạn nơng nghiệp
Trên cơ sở kế thừa kết quả tính tốn
chỉ số hạn nông nghiệp (MI) trong chuỗi
thời gian 1980 - 2016 cho tỉnh Bình
Thuận, đề tài đã biên tập, bổ sung BĐ
hạn nơng nghiệp huyện Bắc Bình (hình
2) và thống kê diện tích phân loại mức
độ hạn nơng nghiệp. Theo kết quả thống
kê trong giai đoạn 1980 - 2016 tại huyện
Bắc Bình vùng hạn đáng kể với diện tích
18.823 ha (chiếm 10,3% tổng diện tích tự
nhiên) tập trung ở các địa phương, đó là:
Một phần xã Phan Sơn, Sơng Lũy, Phan
Tiền, Sơng Bình, Bình Tân. Vùng hạn
nặng chiếm tới 74,7% tổng diện tích tự
nhiên (136 - 294 ha) phân bổ ở hầu hết
các xã, thị trấn trên toàn huyện. Khu vực
hạn nghiêm trọng với diện tích 27415 ha
(chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên) tập
trung ở các địa phương như thị trấn Chợ


Lầu, Phan Điền, Phan Hòa, Hồng Thái,
Phan Hiệp, Phan Rí Thành, Hịa Thắng.
- Hạn thủy văn
Bắc Bình có 4 lưu vực sông, gồm
sông Lũy, sông Mao, sông Cà Giây, sơng
Cà Tót. Tuy nhiên, đề tài chỉ sử dụng cơ
sở dữ liệu của 2 trạm sông Mao và trạm
Sông Lũy (sơng Lũy) để tính tốn các chỉ
số hạn thủy văn, bởi đây là hai trạm khá
tiêu biểu trên hai hệ thống sơng lớn của
huyện Bắc Bình. Theo Trần Thục (2008)
chỉ số cấp nước mặt, tần suất xuất hiện
hạn ở sông Mao lớn hơn ở Sông Lũy,
song chủ yếu ở cấp độ hạn nhẹ và hạn
vừa. Theo tài liệu thống kê về thủy văn,
từ năm 1980 - 2016 Bắc Bình xảy ra hạn
nặng vào các năm 1983, 1987, 1995,
1997, 1998, 2005. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chỉ số cấp nước mặt cho thấy
các năm 1983, 1998, 2005 hạn hán xảy
ra rất nặng, phù hợp với chỉ số hạn hán.

Bảng 1. Độ khắc nghiệt trung bình nhiều năm dựa theo chỉ số SWSI
giai đoạn 1980 - 2016
Tháng cuối mùa khô
Tỷ lệ % số năm xuất hiện
Trạm thủy văn Tháng hạn nhất
Hạn nhẹ Hạn vừa Hạn nặng
hạn nhất (VIII)
Sông Lũy

-3,65
-1,03
6
4,5
3
Sông Mao
-4,07
-1,92
22,2
22,2
4

Do đặc điểm địa hình là đồi núi
nên các sơng thường ngắn và dốc dẫn
đến thoát nước nhanh, gây nên lũ lụt
vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
Hệ thống sông suối huyện Bắc Bình
chủ yếu thuộc hệ thống sơng Luỹ, đây
68

là nguồn cung cấp nước chính cho sinh
hoạt và sản xuất của huyện.
3.2. Thực trạng hoang mạc hóa
tại huyện Bắc Bình
- Thối hóa đất

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Môi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu


Hiện tại, thối hóa đất ở Bắc Bình
đang xảy ra với 2 cấp độ thối hóa
chính: Thối hóa trung bình (có sự xuất
hiện một vài dấu hiệu thối hố chưa tới
mức giới hạn) và thối hóa nặng (xuất
hiện nhiều dấu hiệu thoái hoá ở mức độ
giới hạn ngặt nghèo đối với sinh thái cây
trồng, đất bị xói mịn trơ sỏi đá).
Qua nghiên cứu cho thấy tổng diện
tích đất bị thối hóa là 65282 ha chiếm

Hình 3:Sơ đồ thối hóa đất tại huyện Bắc
Bình

- Hoang mạc hóa
Biến đổi khí hậu đã tác động và làm
cho tình hình hoang mạc hóa trên địa bàn
huyện xảy ra ngày càng nghiêm trọng và
đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh
tế và đời sống sinh hoạt của người dân
địa phương. Theo kết quả nghiên cứu của
Phạm Châu Hoành (2007) [3], phân bố
của hoang mạc thể hiện quy luật sau:
+ Hoang mạc cát xuất hiện dọc ven
biển, hoang mạc đất cằn phổ biến ven
núi phía Tây, cịn hoang mạc đá thường
thành các dải đâm ngay ra biển.
+ Hoang mạc đất cằn có nguồn gốc
nguyên sinh: Phân bố chủ yếu trong khu

vực có lượng mưa thấp < 800 mm/năm,
chỉ có 3 tháng mùa mưa, số tháng hạn 4
- 5 tháng và nhiệt độ trung bình >25 0C.
+ Hoang mạc đá: Được xác định
bởi trảng cây bụi thứ sinh rụng lá trên

35,76% diện tích tồn huyện. Đất thối
hóa trung bình có khoảng 36718 ha
tương đương với 20,11%, phân bố chủ
yếu dưới trảng cây bụi, đất trồng cây
hàng năm. Đất thối hóa nặng có diện
tích khoảng 28564 ha, chiếm 15,65%
diện tích tồn huyện, phân bố chủ yếu ở
các cồn cát, trảng cát dưới các trảng cỏ
và trên đất xói mịn trơ sỏi đá thuộc các
xã ven biển.

Hình 4: Sơ đồ hiện trạng hoang mạc tại
huyện Bắc Bình

các loại đất xói mịn trơ sỏi đá, đất xói
mịn trơ đá tảng, hoặc các loại đất xám
trên sườn bóc mịn lộ đá tảng. Ngồi
ra nó cịn được xác định bởi các trảng
cây bụi rụng lá nhiệt đới có nguồn gốc
nguyên sinh trên các đất xói mịn trơ sỏi
đá, trơ đá tảng trên đồi núi sót.
Kết quả biên tập bản đồ cho thấy,
khu vực nghiên cứu tồn tại 3 dạng
hoang mạc, chiếm 41,94% diện tích đất

tự nhiên của Bắc Bình.
Hoang mạc cát 34.188 ha chiếm
18,73% diện tích tự nhiên, tập trung ở
ven biển, trong đó xã Hịa Thắng là địa
phương có nhiều hoang mạc cát nhất
(16495 ha). Hoang mạc cát phát triển trên
4 loại đất cát chính: Cát biển, cát trắng
vàng, cát trắng và cát đỏ. Hoang mạc cát
trắng vàng phong thành, phân bố dọc theo
bờ biển dưới dạng gò đồi cát cao từ 10
- 20 m đến 50 - 100 m. Loại hình hoang

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Môi trường - Số 17 - năm 2017

69


Nghiên cứu

mạc này hình thành do nguồn gốc phong
thành, đang có xu hướng lan rộng, sâu vào
nội địa dưới tác động của gió, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến canh tác nơng nghiệp và
giao thông. Thảm thực vật nguyên sinh là
trảng cây bụi thường xanh chịu hạn trên
cát trắng vàng. Hoang mạc cát đỏ phong
thành gồm các cây bụi thứ sinh rụng lá,
hoặc các trảng cỏ chịu hạn trên đất cát nâu
vàng, nâu đỏ được thành tạo do gió. Trong
mùa khơ hiện tượng di động của lớp cát

đỏ trên bề mặt khá rõ.
Hoang mạc đất cằn có diện tích
41485 ha, chiếm 22,73% diện tích tự
nhiên, phân bố ở một số địa phương như
Sơng Lũy, Bình Tân, Sơng Bình, Bình
An, Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Hòa.

Qua khảo sát cho thấy, hoang mạc đất
cằn phân bố chủ yếu trong khu vực có
nhịp điệu mưa mùa thu - đông, lượng
mưa thấp hơn 800 mm/năm, chỉ có 3
tháng mùa mưa, hạn 4 - 5 tháng và nhiệt
độ trung bình năm lớn hơn 25 0C hoặc
những nơi xuất hiện trảng cây bụi thứ
sinh rụng lá hoặc trảng cỏ thứ sinh chịu
hạn trên các loại đất xám, xám bạc màu,
đất cát đỏ trên các địa hình có nguồn gốc
khác nhau: Pediment, thềm phù sa cổ,
thềm biển cát đỏ. Thảm thực vật ở đây
thích ứng với điều kiện khơ hạn có nguồn
gốc từ diễn thế thứ sinh nhân tác: Rừng
rậm rụng lá nhiệt đới, rừng thưa cây họ
dầu rụng lá nhiệt đới, rừng thưa nhiệt đới
rụng lá.

Bảng 3.2. Diện tích các loại hoang mạc ở huyện Bắc Bình năm 2016
Nhân tố
Hoang mạc cát
Hoang mạc đá
Hoang mạc đất cằn

Tổng
% diện tích tự nhiên

Diện tích (ha)
34.188
889
41.485
76.563
41,94

3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất
nơng nghiệp dưới tác động của biến
đổi khí hậu tại huyện Bắc Bình
3.3.1. Đề xuất phát triển trồng cây
hàng năm
Tiếp tục đưa vào khai thác những
vùng có khả năng trồng cây hàng năm
sau khi hồn thành các cơng trình thủy
lợi, dự kiến đến năm 2030 và xa hơn,
định hướng phát triển và sử dụng đất
trồng cây hàng năm của huyện như sau:
- Định hình và giữ ổn định diện tích
sản xuất lúa trên ruộng 2, 3 vụ khoảng
10500 ha (diện tích 3 vụ chiếm khoảng
40%). Hồn thành các cơng trình thủy
lợi theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu
tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp,
thâm canh nâng cao hệ số sử dụng đất
lúa từ 2,1 lần năm 2015 tăng lên 2,4 2,5 lần vào năm 2030. Hình thành các
vùng lúa trọng điểm, sản xuất lương

thực hàng hóa tập trung với diện tích
khoảng 8.000 ha (chiếm 80% diện tích
70

Tỷ lệ (%)
18,73
0,49
22,73
41,94

trồng lúa tồn huyện).
- Để thích ứng với điều kiện khô hạn,
nhiều loại cây được ưu tiên trồng trọt như:
Ngô, sắn, mè, đậu tương, lạc - những lồi
cây dễ tính, có thể trồng được ở nhiều nơi,
phụ thuộc vào hướng chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ của người dân và chính quyền
địa phương; bơng - lồi cây chịu hạn tốt
nhưng hiệu quả kinh tế thấp, thanh long loại cây trồng đặc sản mang lại nhiều giá
trị kinh tế và xã hội lại đã có quy hoạch
chi tiết đến năm 2020. Đối với những khu
vực đất phù sa chiếm ưu thế, đất có độ phì
ở mức trung bình như xã Hải Ninh, Phan
Thành hệ thống thủy lợi được đầu tư phát
triển có thể phát triển sản xuất cây ngắn
ngày và chăn nuôi quy mơ lớn.
- Hình thành vùng đồng cỏ chăn
ni gia súc lớn ở vùng đồi cát ven biển
Đây là vùng có diện tích đất cát
lớn, trong đó đất cát trắng gồm một

phần phía Đơng Hồng Thái, Hịa Thắng,
Hồng Phong là vùng cát trắng với các

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

đồi cát trắng liên tiếp độ cao từ 20m đến
50m, khơng có thảm phủ thực vật do thời
tiết khắc nghiệt, nắng nóng, ít mưa và
đang bị cát bay, cát nhảy nghiêm trọng
(Hòa Thắng). Trong khu vực này sản
xuất canh tác khó khăn do địa hình cao,
ít mưa, nước ngầm ít, sâu. Phương án
quy hoạch phát triển nơng nghiệp tỉnh
Bình Thuận đến 2020, hướng phát triển
là trồng rừng chống sa mạc hóa được
ưu tiên. Tuy nhiên, đến 2030, khi rừng
phịng hộ mở rộng, phủ xanh nhiều vùng
đất cát, phần nào cải tạo nhiều vùng đất
hoang hóa hướng phát triển các đồng cỏ
chăn ni bị, dê, cừu trên cơ sở có rừng
sẽ là khuyến nghị cho điều chỉnh quy
hoạch nông nghiệp của huyện.
- Đối với các loại cây hàng năm khác
cần ưu tiên hình thành và phát triển cây
bơng vải khoảng 2000 - 3000 ha và được
bố trí trồng xen trên diện tích đất ruộng
lúa - màu chủ động tưới trong vụ Đông

xuân; đẩy mạnh sản xuất các loại cây đậu
đỗ, đậu phụng, mè, thuốc lá, dưa lấy hạt.
Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của huyện Bắc
Bình đã được phê duyệt năm 2016, dự
kiến diện tích đất trồng cây hàng năm
của tồn huyện tập trung ở các xã, thị
trấn như: Chợ Lầu 205,96 ha, Phan Sơn
398,27 ha, Phan Lâm 819,66 ha, Bình An
303,48 ha, Phan Điền 54,20 ha, Hải Ninh
90,36 ha, Sông Lũy 662,10 ha, Phan Tiến
352,50 ha, Sơng Bình 215,10 ha, Lương
Sơn 163,70 ha, Phan Hòa 77,73 ha, Phan
Thanh 54,06 ha, Hồng Thái 141,94 ha,
Phan Hiệp 32,73 ha, Bình Tân 732,81
ha, Phan Rí Thành 117,40 ha, Hòa Thắng
1357,76 ha, Hồng Phong 1009,07 ha [5].
3.3.2. Đề xuất phát triển và sử
dụng đất trồng cây lâu năm
Theo kết quả công bố quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 diện tích đất trồng
cây lâu năm khoảng 34528 ha (chiếm
20,47% đất nơng nghiệp và 18,48% diện
tích tự nhiên), tăng so với hiện trạng năm
2015 khoảng 2886 ha do chuyển từ một
số loại đất như đất lúa kém hiệu quả, đất

trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản
xuất, đất chưa sử dụng [5].
Trong điều kiện biến đổi khí hậu

như hiện nay cần nghiên cứu, bổ sung
vào phương án điều chỉnh quy hoạch
sản xuất nơng nghiệp, đó là phát triển
các vùng cây ăn quả, cây lâu năm tại các
vùng đất bằng thấp, nước mạch nơng với
một số mơ hình cây ăn quả có triển vọng
như: lên lip trồng xồi, đu đủ, na, hồng...
đào các hồ nhỏ trong vườn lấy nước tưới
trồng cây ăn quả theo hàng kết hợp trồng
xen rau, đậu. Chú trọng vấn đề lai tạo
các giống mới có giá trị kinh tế cao như
cây Jatropha và cây trôm là 2 loại cây có
khả năng chịu khơ hạn và nắng gió, có
thể phát triển tốt ở huyện Bắc Bình. Tập
trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây
trồng sang mô hình cho hiệu quả kinh
tế cao như: trồng điều, xồi, mít, thanh
long, cam, quýt... từ diện tích trồng màu
kém hiệu quả (tập trung tại các xã Sơng
Binh, sơng Lũy, Bình An, Phan Điền).
3.3.3. Đề xuất gia tăng diện tích và
chất lượng lớp phủ rừng
Trước năm 2005, Bắc Bình có
nhiều dự án trồng và phát triển rừng như
dự án 327, 733, PAM, 661, mặc dù diện
tích rừng có mở rộng nhưng tỷ lệ rừng
trồng trên cát vẫn còn thấp nên hiện
tượng xói mịn, rửa trơi, thối hóa đất
vẫn đang là thách thức với người nông
dân vùng hoang mạc cát.

Qua nghiên cứu cho thấy, rừng phi
lao đang phát triển khá tốt trên các dải
hoang mạc cát khu vực xã Hịa Thắng.
Diện tích xoan chịu hạn, keo lai, keo
chịu hạn, cây cóc hành, cây trôm, cây
lát Mexico được mở rộng và trồng thành
các băng rừng, đai rừng theo ô để phối
hợp với sản xuất nơng nghiệp trên các
vùng đất cát đỏ, điển hình như vùng rừng
Chiến khu Lê Hồng Phong. Một số vùng
rừng trồng đã xuất hiện mực nước ngầm
thấp, tác dụng phòng hộ môi trường sinh
thái ngày một rõ nét tạo nên những hấp
dẫn riêng biệt cho du lịch sinh thái trên
vùng đất cát ven biển.

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017

71


Nghiên cứu

Phát triển rừng ở Bắc Bình, gần đây
đã được cải thiện khơng chỉ ở tỷ lệ che
phủ mà cịn cả chất lượng rừng là những
cơ hội lớn trong cuộc chiến chống lại hạn
hán và hoang mạc hóa trên địa bàn huyện.
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp khác
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông

nghiệp phù hợp với điều kiện thời tiết
của huyện. Ngồi việc canh tác cây
nơng nghiệp ngắn ngày nên kết hợp xen
canh trồng cây công nghiệp ngắn ngày,
cây chịu hạn; hay việc trồng song song
những hàng cây chịu hạn bên ngoài để
bảo vệ rừng cây ăn quả bên trong khỏi
nạn cát bay, cát nhảy. Chuyển đổi cơ cấu
cây trồng thích hợp với từng dạng địa
hình, khí hậu. Cây cơng nghiệp ngắn
ngày có thể trồng trên địa hình dốc ít.
Các loại cây có nhu cầu nước lớn (lúa)
có thể thay thế bằng các loại cây có
nhu cầu nước ít hơn (cây ngắn ngày) ở
những vùng thường xuyên gặp khơ hạn.
Về chính sách quản lý nước cho
hoạt động nơng nghiệp và sinh hoạt, bảo
vệ nguồn nước tập trung vào hiệu quả sử
dụng nước, tái sử dụng nguồn nước và
tránh các tác động lâu dài tới mơi trường
(xói mịn, ơ nhiễm, hoang mạc hóa, xâm
nhập mặn). Nước khơng chỉ được xem
như là một phương tiện trong sản xuất mà
cần được xem xét như lợi ích chung và là
một phương tiện xóa đói giảm nghèo.
Về chính sách sử dụng đất nơng
nghiệp phụ thuộc vào yếu tố thị trường.
Tăng diện tích trồng thanh long ở huyện
khơng chỉ bởi nó là loại cây có nhu cầu
sử dụng nước ít mà cịn phải tính tốn

đến yếu tố thị trường. Do vậy, khi xây
dựng chính sách sử dụng đất nên xem
xét đến cả yếu tố thị trường.
4. Kết luận
Hạn hán và hoang mạc là hiện tượng
đặc thù ở huyện Bắc Bình đã và đang có
những tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt
của đời sống xã hội. Hiện nay, Bắc Bình
đang phải đối mặt với 47,7% diện tích
tồn tỉnh chịu ảnh hưởng hạn vào mùa

khơ, 46,3% diện tích đất bị thối hóa,
41,94% diện tích bị HMH. Đến năm
2030, lượng mưa mùa mùa đông giảm
khoảng 8% ở khu vực phía Bắc và Đơng
Bắc, hoang mạc cát dự tính sẽ chiếm
đến 20,44% và hoang mạc đất cằn cũng
chiếm đến 24,49% diện tích tồn huyện.
Kết quả khảo sát đã chỉ ra được các loại
hình canh tác nơng nghiệp trên các vùng đất
hoang mạc cát, hoang mạc đất cằn và hoang
mạc đá. Đánh giá được sự ảnh hưởng hoang
mạc hóa tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
bằng các minh chứng cụ thể.
Nghiên cứu đã đưa ra được 5 nhóm
giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả đất nông
nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại
huyện Bắc Bình đó là giải pháp về quản lý
đất đai, giải pháp về cải tạo, nâng cấp các
cơng trình thủy lợi, giải pháp cơ bản ngăn

ngừa thối hóa đất và hoang mạc hố, giải
pháp kỹ thuật - cơng trình sử dụng nước
tiết kiệm, giải pháp chống xói mịn, rửa
trơi, gió cát, giảm độ nung nóng đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2012). Kịch bản BĐKH và nước biển dâng
cho Việt Nam. NXB Tài nguyên Môi trường
và Bản đồ Việt Nam.
[2]. Nguyễn Lập Dân; Nguyễn Đình
Kỳ; Vũ Thị Thu Lan (2012). Quản lý hạn
hán, sa mạc hóa vùng Nam Trung Bộ trong
bối cảnh biến đổi khí hậu. NXB Khoa học
Tự nhiên và Cơng nghệ Hà Nội.
[3]. Phạm Châu Hoành (2007). Tác hại
của hạn hán, hoang mạc hoá và thoái hoá đất
đến SXNN - giải pháp sống chung với hạn hán
tại tỉnh Ninh Thuận. Báo cáo khoa học - Sở
Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
[4]. Phạm Quang Vinh và nnk (2012).
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tồn
cầu và HMH đến môi trường tự nhiên và
kinh tế - xã hội ở khu vực Nam Trung Bộ.
Đề tài Nghị định thư Việt - Bỉ.
[5]. Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình
(2016). Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện
Bắc Bình giai đoạn 2016 - 2020.Bình Thuận.
BBT nhận bài: Ngày 14/7/2017; Phản biện xong: Ngày 12/8/2017


72

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017



×