Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thách thức với nhân lực Việt Nam trong bối cảnh tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN và cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.52 KB, 13 trang )

THÁCH THỨC VỚI NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Bùi Trung Hải
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Lê Đình Q
Trường Đại học Duy Tân

Tóm tắt
Bối cảnh phát triển mới của thế giới cũng như Việt Nam đang tạo ra nhiều
thách thức lớn cho nguồn nhân lực của nước ta. Cùng với sự hình thành và đi vào
hoạt động chính thức của Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC từ 31/12/2015, cạnh
tranh trên thị trường lao động trên phạm vi khu vực cũng như trong nước sẽ trở nên
gay gắt. Cùng với cơ hội tìm kiếm việc làm ở các nước có nền kinh tế phát triển như
Singapore, Thái Lan, Malaysia, nguồn nhân lực Việt Nam cũng phải đối diện với
nhiều thách thức trong cạnh tranh với lao động các nước khác, trên chính thị trường
trong nước. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang phát triển một cách
mạnh mẽ cũng dần làm biến chuyển tư duy về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
hiểu quả. Nó sẽ tạo ra những tác động rất lớn tới thị trường lao động và yêu cầu đối
với nguồn nhân lực, cả về lượng và chất. Mặc dù những tác động này sẽ đến ở tương
lai xa hơn, nhưng sự nhìn nhận và đánh giá đầy đủ về các tác động sẽ giúp xác định
phương án thích nghi và phát triển một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, bài viết sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp gắn với quan sát để chỉ ra những thách thức
đồng thời đưa ra một số gợi ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, trong
đó khâu đào tạo là cực kỳ quan trọng.
Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn
nhân lực, đào tạo định hướng nghề nghiệp
1. Bối cảnh phát triển mới cùng những cơ hội và thách thức
Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành lựa chọn mặc nhiên cho
các quốc gia trong giai đoạn phát triển hiện nay. Nó là một xu thế cũng như tạo nên
dịng chảy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế toàn cầu mà khơng một quốc gia nào có


thể tác ra được. Đi liền với những cơ hội do tồn cầu hóa mang lại luôn là rất nhiều
thách thức, đặc biệt cho các quốc gia đang phát triển, cho các cộng đồng yếu thế.
Tồn cầu hóa tạo và sự hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia tạo ra thị trường
chung, tự do và cạnh tranh cho sự lưu chuyển hàng hóa, đầu tư, lao động giữa các
quốc gia. Cùng với q trình chun mơn hóa cao và phân cơng lao động sâu, rộng
71


đã tác động đến thị trường lao động ở các quốc gia hết sức mạnh mẽ. Không chỉ các
quốc gia đang phát triển, mà ngay tại các quốc gia phát triển, cạnh tranh trên thị
trường lao động đã là một vấn đề tạo ra nhiều bất ổn tiềm tàng. Vấn đề này càng trở
nên nghiêm trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển, với nguồn lực lao động có chất
lượng thấp, tính cạnh tranh yếu.
Ở một tương lai gần, khu vực ASEAN đang ngày càng nổi lên là một khu vực
kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng phát triển bậc nhất trong tiến trình tồn cầu
hóa hiện nay. Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC có tầm quan trọng đối với sự phát
triển của ASEAN cũng như các nước thành viên. Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề
thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột cịn lại là Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN
(APSC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Trong số các trọng tâm
phát triển, việc thúc đẩy thị trường được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Các nước
ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là: tự do hoá thương mại hàng hoá; tự
do hoá thương mại dịch vụ; tự do hoá đầu tư, tài chính và lao động. ASEAN chú
trọng thúc đẩy đầu tư nội khối thơng qua Hiệp định Đầu tư tồn diện ASEAN
(ACIA) với mục tiêu là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN được
thực hiện thơng qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư của
các nước thành viên và các khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả
năng dự đoán của các quy tắc, quy định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra
môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất.
Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc
đẩy hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết các thoả thuận

công nhận lẫn nhau (MRAs - Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phép
chứng chỉ của lao động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại
một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Đến
nay, ASEAN đã ký kết 7 MRAs đối với lao động trong các lĩnh vực sau: dịch vụ kỹ
thuật, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ kiến trúc, thừa nhận lẫn nhau đối với chứng chỉ
giám sát, người hành nghề y, người hành nghề nha khoa và kế toán... Điều này đã tạo
điều kiện cho phép lao động tay nghề cao trong các nhóm ngành này được phép tự do
lưu chuyển giữa các quốc gia trong khối, nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường
lao động nhóm này, đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh về nhu cầu việc làm tại các
quốc gia có chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp (cả về chuyên môn và kỹ năng)
trong việc đáp ứng yêu cầu công việc.
Trong tương lai xa hơn, hướng tới mục tiêu hội nhập sâu rộng hơn, ASEAN đã
thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng AEC đến năm 2025 với 5 đặc trưng: (1) Một
72


nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; (2) Một ASEAN cạnh tranh, đổi mới và năng
động; (3) Nâng cao kết nối và hợp tác chuyên ngành; (4) Một ASEAN có sức bật,
phát triển tồn diện, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm; (5) Một
ASEAN tồn cầu. Viễn cảnh đó chắc chắn tác động mạnh mẽ tới sự phát triển thị
trường và phân bổ nguồn lực lao động trong khối cũng như các nước ASEAN. Cùng
với đó, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư với những bước tiến ban đầu nhưng
được dự báo sẽ có tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng. Bằng nền tảng là đổi mới
sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực, từ vật lý đến công nghệ vật liệu mới, sinh học, công
nghệ thông tin, viễn thông… đặc biệt là sự hội tụ mạnh mẽ của các ngành sáng tạo đã
tạo ra động lực phát triển và biến đổi sâu sắc đối với nguồn nhân lực theo hướng thay
thế lao động phổ thông, tay nghề thấp và tăng nhu cầu đối với lao động tay nghề cao
và đặc thù ở một số những lĩnh vực nhất định. Đổi mới sáng tạo không chỉ diễn ra
trong các lĩnh vực sản xuất, hoạt động quản lý, kinh doanh mà đặt ra u cầu trong
chính thị trường lao động, trong chun mơn và kỹ năng của người lao động.

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XII cũng đã khẳng định chủ trương “thực hiện
đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so
với giai đoạn trước”, “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”,
“mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua
thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng
cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.
Việc thực hiện đầy đủ hơn các cam kết AEC theo lộ trình trong giai đoạn tới sẽ
mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam. Về cơ hội, hàng rào thuế quan
được loại bỏ, các hàng rào phi thuế được cắt giảm tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch
vụ, vốn, lao động kỹ năng của Việt Nam được lưu chuyển dễ dàng hơn trong khu vực
ASEAN. Không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường trong nội khối với
khoảng 625 triệu dân và GDP hàng năm đạt gần 3000 tỷ USD, ASEAN là khu vực
giao thoa của nhiều hiệp định thương mại song phương giữa ASEAN với các đối tác
ngoại khối và với các khu vực khác trên thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập AEC như hiện nay, Việt Nam cần đổi mới phương
pháp đào tạo để sớm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sức nóng từ hội nhập đã
thúc đẩy việc đầu tư, kinh doanh vào khu vực ASEAN gia tăng mạnh mẽ, kéo theo
gia tăng nhu cầu về nhân lực. Theo thống kê của CareerBuilder, trong năm 2015, nhu
cầu về tuyển dụng nhân lực tại trang web này đã tăng 47% so với năm ngoái. Số liệu
khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho thấy, năm 2014, gần 50%
73


doanh nghiệp trong khu vực ASEAN có nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề ở
nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, AEC đang mang lại cơ hội lớn cho lao động Việt nếu
nắm bắt được nhu cầu thị trường và nhà tuyển dụng. Dù vậy, một thực tế đáng buồn
đang diễn ra, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào nhưng nguồn cung lao động
hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường. Theo thống kê của
mạng việc làm và tuyển dụng CareerBuilder, 5 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng

cao nhất hiện nay tại trang tuyển dụng này là Kinh doanh/Bán hàng, Tiếp
thị/Marketing, CNTT/Phần mềm, Điện/Điện tử/Điện lạnh, Cơ khí/Ơ tơ/Tự động
hóa… Thế nhưng, nguồn cung lao động hiện nay chỉ đáp ứng được ở ngành Bán
hàng/Kinh doanh và Tiếp thị/Marketing, các nhóm ngành cịn lại ở tình trạng thiếu
hụt đáng báo động. Riêng trong ngành CNTT/Phần mềm, trong vòng 3 năm qua, các
thống kê cho thấy số lượng công việc ngành này tại Việt Nam đã tăng trung bình
47%/năm, nhưng số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng 8%/năm. Cụ thể, từ đây đến
năm 2020, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực IT ở mức 8%, Việt Nam sẽ thiếu hụt
khoảng 78.000 kỹ sư công nghệ mỗi năm.
Một kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, các trường đại
học lớn chuyên ngành kế toán - kiểm toán của Việt Nam cho thấy, kiến thức, tư duy
về các vấn đề tồn cầu cịn hạn chế, khó hội nhập sâu với ngành kế tốn, kiểm tốn
quốc tế. Có tới 2/3 kết quả trả lời từ cuộc khảo sát cho hay, chưa thể nắm bắt được
cơng việc kế tốn hay kiểm toán ngay khi được giao mà phải qua đào tạo lại. Với
kiến thức chủ yếu là lý thuyết hàn lâm, nhân lực ngành kế toán - kiểm toán mới tốt
nghiệp chưa thể đáp ứng được ngay yêu cầu thực tế của các đơn vị kinh tế trong
nước, 100% chưa thể cung ứng ngay cho các đơn vị kinh tế nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam. Nguyên nhân là do yếu tiếng Anh, chỉ mới biết đọc tài liệu, cịn các kỹ
năng nghe, nói, viết đều khơng đạt u cầu. Trước kết quả này, hệ thống giáo dục,
đào tạo của Việt Nam cần sớm có sự đổi mới tồn diện, áp dụng trình độ quốc tế theo
khung tham chiếu của ASEAN đã được phê duyệt, đồng thời xây dựng kế hoạch đào
tạo các lĩnh vực trong 8 ngành nghề đã được AEC thỏa thuận.
2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay
Kết quả thống kê về lao động của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 cho thấy
bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực hiện nay của nước ta.

74


Biểu đồ 1. Thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

phân theo nhóm tuổi chia theo nhóm tuổi từ năm 2012 đến năm 2016
Đơn vị tính: tỷ lệ %

2016, 26.66%
2015, 25.94%
2014, 26.20%
2013, 25.21%
2012, 23.77%

2016, 13.79%
2015, 14.84%
2014, 14.11%
2013, 14.87%
2012, 15.07%

2012, 61.16%
2013, 59.92%
2014, 59.69%
2015, 59.22%
2016, 59.54%
15-24

25-49

Trên 50

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ Biểu đồ 1 cho thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở nhóm từ 25 đến
49 tuổi chiếm số lượng rất cao luôn ở mức xấp xỉ 60% và có xu hướng ổn định. Tuy
nhiên lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 15-24 ở mức thấp (thấp nhất trong nhóm

tuổi lao động), xung quanh mức 14%, và có xu hướng giảm, trong khi lực lượng lao
động ở nhóm tuổi trên 50 có xu hướng gia tăng và đang tiệm cận mức 30%. Điều này
thể hiện Việt Nam hiện tại đang có một lợi thế lớn về lực lao động khi sở hữu một
nguồn nhân lực dồi dào, hay nói theo cách khác đang ở giai đoạn dân số Vàng,
nhưng xu hướng già hóa dân số đang diễn ra và viễn cảnh trong 5-10 năm tới cơ cấu
lao động của Việt Nam sẽ có sự biến động mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ lệ lao động ở
độ tuổi cao và giảm lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ. Hiện tại, lực lượng lao động
của Việt Nam có thể sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tuyển dụng, làm việc và tận dụng
tốt lợi thế về tự do luân chuyển lao động trên một thị trường lớn như AEC, nhưng
trong trong tương lai, nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng lao động Việt Nam sẽ phải
đối diện với nhiều thách thức.
Nghiên cứu lực lượng lao động Việt Nam hiện nay theo cơ cấu giới tính cho
thấy, tỷ lệ nữ giới trong lực lượng lao động ln cao hơn tỷ lệ nam giới và có xu
hướng ổn định ở xung quanh mức 51,5%. Điều này cho thấy chênh lệch về giới trong
lực lượng lao động ở Việt Nam là không quá lớn, tương đồng với tỷ lệ giới tính trong
cơ cấu dân số của Việt Nam. Số liệu thống kê này cũng cho thấy sự tham gia của lao
động nữ vào thị trường lao động của Việt Nam hiện nay là tương đối bình đẳng và
75


không sự phân biệt rõ ràng về giới trong việc tiếp cận cơ hội việc làm. Tuy nhiên,
trong bối cảnh luân chuyển lao động trong AEC, điều này cũng gây ra những hạn chế
nhất định cho lao động Việt Nam, bởi với vốn văn hóa vẫn cịn mang nặng đặc trưng
Á Đơng, lao động nữ gặp khó khăn trong ln chuyển tới các khu vực và quốc gia
khác hơn so với lao động là nam giới.
Biểu đồ 2. Thống kê lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm
phân theo giới tính từ năm 2012 – 2016
Đơn vị tính: nghìn người

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xem xét thống kê lực lượng lao động phân theo vùng kinh tế từ năm 2012 đến
năm 2016 cho thấy sự phân bố không đều giữa các vùng và xu hướng tập trung tại các
vùng kinh tế trọng điểm có mức độ phát triển cao và hạn chế tại các vùng kém phát triển.
Biểu đồ 3. Thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo theo vùng
từ năm 2012 đến năm 2016
Đơn vị tính: nghìn người

Nguồn: Tổng cục Thống kê
76


Biểu đồ 3 cho thấy nguồn lao động tập trung chủ yếu tại các vùng có kinh tế
phát triển, nhiều cơ sở nhà máy, xí nghiệp cũng như các cơ hội việc làm hấp dẫn như
Vùng Đồng bằng sông Hồng có các trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng; vùng
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung với trung tâm kinh tế như TP. Đà Nẵng; và
vùng Đông Nam Bộ với trung tâm kinh tế như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
Nguồn nhân lực phân bố tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn góp phần tạo động
lực để người lao động nâng cao năng lực tay nghề, tiếp cận với các khoa học kĩ thuật
mới nhằm gia tăng chuyên môn nghề nghiệp.
Thống kê nguồn nhân lực của Việt Nam qua đào tạo và phân theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật cho thấy điểm chung là tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng
tăng lên nhưng vẫn chiếm một mức khá thấp, xấp xỉ 20% lực lượng lao động.
Bảng 1. Thống kê tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền
kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật từ
năm 2012 đến năm 2016
Đơn vị tính: %
Năm

2012


2013

2014

2015

2016

Chưa đào tạo

83,4

82,1

81,8

80,1

79,4

Đã đào tạo

16,6

17,9

18,2

19,9


20,6

1. Dạy nghề

4,7

5,3

4,9

5,0

5,0

2. Trung cấp

3,6

3,7

3,7

3,9

3,9

3. Cao đẳng

1,9


2,0

2,1

2,5

2,7

4. Đại học trở lên

6,4

6,9

7,6

8,5

9,0

Trình độ

Trong đó

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 1 cho thấy Việt Nam có trình độ chuyên môn kĩ thuật chưa qua đào tạo
chiếm tỷ lệ rất lớn (hơn 80%) mặc dù tỷ lệ này có giảm qua các năm từ 2012 - 2016.
Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động của nguồn nhân lực tuy đông đảo
nhưng lại yếu kém về chuyên môn, điều này là trở ngại lớn cho lao động Việt Nam
tham gia vào thị trường lao động chung của AEC. Bên cạnh đó, lực lượng lao động

qua đào tạo của Việt Nam ở trình độ đại học trở lên lại chiếm tỷ lệ cao so với lao
động dạy nghề, trung cấp hoặc cao đẳng. Điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu
77


thợ đồng thời cịn gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội cho đào tạo cũng như tạo ra sự
phi hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực.
Thống kê lực lượng lao động đang làm việc hàng năm phân theo nghề nghiệp nổi
bật lên bức tranh về sự chênh lệch giữa lao động trong các ngành nghề giản đơn so với
lao động có tay nghề cao, mặc dù sự chênh lệch này đang có xu hướng thu hẹp lại.
Biểu đồ 4. Thống kê lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
phân theo nghề nghiệp từ năm 2012 – 2016
Đơn vị tính: tỷ lệ %

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 4 cho thấy một tỷ lệ lớn áp đảo trong lực lượng lao động đang tham
gia vào nhóm ngành nghề giản đơn (luôn ở mức từ 35% - 40%), nếu tính cả nhóm
lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng (cũng được coi là
nhóm lao động có trình độ tay nghề thấp) thì tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề
nhưng ở thấp lên đến trên 50%. Trong khi đó tỷ lệ lao động có chun mơn kỹ thuật
bậc cao đang có xu hướng tăng lên, nhưng cũng vẫn cịn ở mức khá thấp (xấp xỉ 7%).
Đánh giá trên tổng thể về nguồn nhân lực cho thấy, Việt Nam hiện có 53 triệu
người trong độ tuổi lao động, đây được xem là thế mạnh so với các nước trong khu
vực để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2015, số liệu từ Tổng cục Thống kê
cho biết, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đạt 79,3 triệu đồng/năm (khoảng
3.657 USD/năm). Khoảng thu nhập này ở mức thấp so với các nước trong khu vực
và không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt
Nam đang rất thiếu đội ngũ lao động lành nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao. Về
78



chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam mới đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước
châu Á tham gia xếp hạng của WB. Sức nóng từ hội nhập đã thúc đẩy việc đầu tư,
kinh doanh vào khu vực ASEAN gia tăng mạnh mẽ, kéo theo gia tăng nhu cầu về
nhân lực. Theo thống kê của CareerBuilder, trong năm 2015, nhu cầu về tuyển dụng
nhân lực tại trang web này đã tăng 47% so với năm ngoái. Số liệu khảo sát của Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho thấy, năm 2014, gần 50% doanh nghiệp trong
khu vực ASEAN có nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề ở nhiều lĩnh vực.
3. Yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh mới
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện có lực lượng lao động chiếm khoảng
15% trong ASEAN. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khi khảo sát tác động của AEC
đến thị trường lao động đã chỉ ra: Đến năm 2025, AEC có thể thúc đẩy tăng trưởng
GDP của Việt Nam thêm 14,5% so với kịch bản cơ sở khi khơng có sự thành lập
AEC, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm mới. Lao động trình độ cao có xu hướng di
chuyển đến những vùng, thành phố và khu vực có thị trường lao động sơi động nhất
(TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có lượng lao động trình độ cao di
chuyển đến nhiều nhất, tương ứng là 67,9% và 19,1%; chủ yếu làm việc ở khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 36% số lao động di chuyển). Nguồn
nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của
cả nước, có điều kiện thuận lợi để hội nhập vào thị trường lao động trong khu vực.
Con số này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi AEC đã chính
thức được hình thành. Khi đó các ngành nghề lao động có tay nghề (bao gồm: kế
tốn, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch) dự kiến trong
ASEAN được tự do lưu chuyển qua các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs). Đây
sẽ là cơ hội để người lao động tại Hà Nội ở những ngành này dịch chuyển sang các
nước trong khối để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện thu nhập và tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân. Mặt khác, các doanh nghiệp tại Hà Nội sẽ có cơ hội thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước trong khu vực; đồng thời, với thị trường
lao động rộng lớn và tự do hóa, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể đẩy
mạnh phát triển xuất khẩu nguồn nhân lực ra các nước ASEAN. Nhưng đồng thời,

việc lao động tay nghề tự do dịch chuyển trong nội khối sẽ làm cho sự cạnh tranh
trên thị trường lao động trở nên gay gắt và sự tham gia của lao động nước ngoài trên
thị trường lao động Việt Nam cũng là một điều tất yếu.
Triển vọng AEC đang mang lại cơ hội lớn cho lao động Việt Nam, nếu nắm bắt
được nhu cầu thị trường và nhà tuyển dụng đồng thời chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các
điều kiện để tiếp nhận cơ hội. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đang diễn ra, Việt
79


Nam có lực lượng lao động dồi dào nhưng nguồn cung lao động, nhất là lao động có
trình độ tay nghề, hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đặc trưng về tốc độ và sự
hội tụ của các ngành công nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo sẽ định hình lại
thị trường lao động một cách mạnh mẽ. Tác động mạnh mẽ nhất là sự giảm sút nhu
cầu lao động với tay nghề bậc trung và lao động trong một số các ngành nghề như tư
vấn về tài chính, kế tốn, nhân viên văn phòng… Đặc biệt trong tương lai, với sự hội
tụ của các ngành kinh tế sáng tạo, đòi hỏi ở người lao động không chỉ chuyên môn và
kỹ năng sáng tạo mà cịn là chun mơn và kỹ năng đa ngành, liên ngành.
Trong bối cảnh đó đặt ra cho nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân
lực ở Việt Nam những yêu cầu cần phải điều chỉnh cụ thể là:
Thứ nhất: Thực hiện công tác thông tin định hướng phát triển nguồn nhân lực một
cách phù hợp trên cơ sở xem xét lợi thế so sánh của Việt Nam với các quốc gia khác
trong sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 qua từng giai đoạn. Theo dự báo của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động đến thị trường
lao động qua hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu (trong vòng 10 năm tới, những ngành tư
vấn tài chính sẽ chịu tác động nhiều nhất về việc giảm sút nhu cầu lao động do sự thay
thế của trí tuệ nhân tạo, nhưng đồng thời với đó là nhu cầu về lao động tay nghề cao tăng
lên. Trong giai đoạn tiếp theo, nhu cầu về lao động sẽ giảm mạnh nhưng vẫn có những
ngành robot khơng thể thay thế được lao động con người, trong đó có những ngành mà
Việt Nam có lợi thế như điều dưỡng và chăm sóc người cao tuổi. Điều đó cho thấy, mặc

dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng không thiếu cơ hội. Điều quan trọng
nhất là phải hiểu rõ và dự báo được xu hướng phát triển, sự tác động của cách mạng
công nghiệp lần thứ tư cũng như quá trình phát triển của AEC để có thể xây dựng chiến
lược phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách phù hợp và hiệu quả.
Thứ hai: Tập trung đào tạo một số ngành mũi nhọn và có tính đa ngành, liên
ngành, tích hợp đào tạo theo chương trình riêng mang tính đổi mới sáng tạo và hội
tụ các ngành công nghệ mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng dựa
trên đổi mới sáng tạo và sự hội tụ của các ngành công nghiệp sáng tạo, do vậy để
nhân lực đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển cần phải đảm bảo đáp ứng tốt
các đặc trưng đó. Bên cạnh các chương trình đào tạo trong nước, cần nghiên cứu và
nhập khẩu các chương trình đào tạo nước ngồi để đảm bảo tính cập nhật với kiến
thức mới của thế giới, qua đó thúc đẩy tính đổi mới sáng tạo đối với nguồn lao động
trong nước. Ngồi các chương trình đào tạo mang tính truyền thống, cần phát triển
các chương tình đào tạo theo hình thức từ xa và online để thuận tiện cho việc nhập
80


khẩu các chương trình đào tạo từ các quốc gia tiên tiến, đồng thời cịn tạo thuận lợi
cho q trình đào tạo lại và đào tạo liên tục cho nguồn nhân lực, qua đó giúp cập nhật
thường xuyên các kiến thức và tri thức mới của thế giới. Trong điều kiện nguồn lực
có hạn, cần lựa chọn một số chương trình và ngành nghề mang tính mũi nhọn phù
hợp với định hướng phát triển của quốc gia trong điều kiện nhận diện rõ vị trí và định
hướng phát triển giữa bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như hội nhập
AEC. Nhưng bên cạnh đó cũng khuyến khích phát triển các chương trình và hình
thức đào tạo, đặc biệt đào tạo từ xa trực tuyến để nâng cao tính cạnh tranh giữa các tổ
chức và chương trình đào tạo, tạo ra nguồn lao động có chất lượng và tay nghề cao
để không chỉ tham gia vào thị trường lao động trong nước mà cịn có đủ năng lực
tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế, gần hơn là thị trường lao động AEC.
Thứ ba: Đổi mới mạnh mẽ mơ hình giáo dục đặt trọng tâm giáo dục đại học
định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Trước thực trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo của

Việt Nam hiện nay cịn thấp, mặt khác trong số đó lao động có trình độ đại học lại
chiếm tỷ lệ cao, lao động nghề nghiệp từ trình độ trung cấp đến cao đẳng chiếm tỷ lệ
thấp, điều này đặt ra yêu cầu cần tăng cường đào tạo lao động có trình độ tay nghề đặc
biệt đối với lao động có trình độ đại học hoặc cao đẳng cần tập trung vào định hướng
nghề nghiệp để. Mơ hình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng Việt Nam
được triển khai thí điểm lần đầu từ năm 2005 với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhóm các trường
đại học hàng đầu Hà Lan do Đại học Khoa học ứng dụng Saxion điều phối thông qua Tổ
chức Phát triển năng lực giáo dục đại học. Trong khuôn khổ Dự án POHE Giai đoạn 1
(2005 - 2009), chỉ có 10 chương trình POHE được thực hiện tại 8 trường đại học. Đó là:
Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Nông nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Nông
Lâm Huế, Đại học Vinh và Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tại thời điểm
dự án kết thúc Giai đoạn 1, đã có hơn 3.000 SV theo học trong các chương trình đào
tạo được thiết kế lại theo tinh thần POHE. Tại thời điểm dự án kết thúc Giai đoạn 2
(2013 - 2015) cũng tại 8 trường đại học trên cả nước đã có hơn 10.000 sinh viên theo
học khoảng 50 chương trình POHE được triển khai. Mơ hình đào tạo theo định
hướng ứng dụng tại Việt Nam đang có hiệu quả rất tích cực trong phạm vi nghiên
cứu 8 trường đại học thuộc dự án POHE (6 tháng đầu năm 2015, 85% SV ra trường
có việc làm). Điều này đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng
lực làm việc thực tiễn, vừa đảm bảo nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao trong
phát triển kinh tế giai đoạn tới cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường
lao động liên thông nội khối của AEC.
81


Thứ tư: Xây dựng chiến lược phù hợp và hiệu quả để khai thác và sử dụng lực
lượng lao động của Việt Nam hiện nay cũng như theo xu hướng biến động và dự báo
những năm tới. Tình trạng già hóa dân số sẽ diễn ra trong khoảng sau 10 năm tới và
ngày càng tăng lên, trong khi đó lực lượng lao động ra nhập thị trường sẽ có xu
hướng giảm đi về số lượng. Điều này tạo cơ sở cho việc tập trung vào đào tạo chuyên

môn sâu cho lực lượng lao động, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu và nhu cầu giải quyết
việc làm cùng với các chính sách an sinh cho đối tượng lao động hết tuổi theo quy
định. Thực tế cho thấy, lực lượng lao động đã hết tuổi theo quy định vẫn nhiều khả
năng và nguyện vọng đóng góp vào q trình phát triển kinh tế nếu có chính sách sử
dụng một cách phù hợp. Đồng thời điều này cũng giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống
an sinh xã hội. Ở khía cạnh khác, có thể coi phát triển ngành dịch vụ chăm sóc cho
người cao tuổi ở Việt Nam là một hướng vừa góp phần giải quyết các vấn đề cho lực
lượng lao động quá tuổi theo quy định, đồng thời còn tạo thêm việc làm cho lực
lượng lao động, nhất là đối tượng lao động tay nghề thấp và giản đơn. Với vị trí địa
lý đặc biệt có nhiều lợi thế cho việc chăm sóc sức khỏe, phát triển ngành dịch vụ
chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam sẽ đồng thời thu hút người có tuổi tại các quốc
gia khác, qua đó phát triển ngành dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, tạo thêm nhiều
việc làm cho lực lượng lao động của Việt Nam, đây cũng được coi là lĩnh vực mà
khó bị thay thế bởi robot trong tương lai của cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Cùng
với đó, quá trình hội nhập AEC mang lại lợi thế về luân chuyển lao động tay nghề
cao trong nội khối, vừa là cơ hội cũng là thách thức khi lao động Việt Nam hiện nay
có năng lực cạnh tranh yếu trong khu vực. Đồng thời, tỷ lệ lao động nữ cao cũng gây
ra những cản trở cho quá trình luân chuyển. Chính vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị lực
lượng lao động có trình độ tay nghề cao để có thể cạnh tranh và luân chuyển trong
nội khối, cần đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề của lao động nữ để đảm bảo năng
lực cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.

82


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

Schwab, K. (2017). The fourth industrial revolution. Crown Business.


2

Ommeren, E. (2014). The Fourth Industrial Revolution. Things Tighten.
Chia, S. (2013). The ASEAN economic community: Progress, challenges,
and prospects.
Số liệu thống kê Dân số và Lao động, Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ
Thống kê - Tổng cục Thống kê.
/>
3
4
5

83



×