Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả của phá thai nội khoa ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.1 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ CỦA PHÁ THAI NỘI KHOA ≤49 NGÀY VƠ KINH
Ở PHỤ NỮ CĨ VẾT MỔ CŨ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI
Lê Thị Chuyền1, Nguyễn Hữu Trung2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kết hợp giữa mifepristone và misoprostol cho thấy hiệu quả tốt trong việc chấm dứt thai kỳ
trong 3 tháng đầu.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công và các biến chứng của phác đồ phá thai nội khoa uống 400 mcg
misoprostol sau khi uống 200 mg mifepristone 36 – 48 giờ trong chấm dứt thai kỳ ≤49 ngày vô kinh ở phụ
nữ có vết mổ lấy thai.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu trên 112 phụ nữ mang
thai ≤49 ngày.
Kết quả: Tỉ lệ tống xuất thai hoàn toàn của phác đồ với tỉ lệ thành công là 93,8%, (KTC95%: 88,4 - 98,2).
Tỉ lệ sẩy thai cộng dồn trong 4 giờ đầu 62,5% và đến 24 giờ là 90,2%. Thời gian ra huyết âm đạo trung bình 7,7
± 2,5 ngày. Đau bụng mức độ vừa chiếm tỉ lệ 63,4% và đau bụng nhiều chiếm 5,4%. Các tác dụng ngoại ý khác:
Sau uống mifepristone: 15,2% buồn nôn, 8,9% nôn, 0,9% tiêu chảy, 5,4% chóng mặt/nhức đầu. Khơng có
trường hợp nào ớn lạnh/run, sốt và dị ứng. Sau uống misoprostol: 34,8% buồn nôn, 21,4% nơn, 36,6% tiêu
chảy, 27,7% ớn lạnh/run, 17,9% sốt, 8% chóng mặt/nhức đầu và khơng có trường hợp nào dị ứng. Khơng có
trường hợp tai biến vỡ tử cung, chống mất máu, nhiễm trùng trong nghiên cứu.
Kết luận: Phá thai nội khoa ở phụ nữ có vết mổ lấy thai ≤49 ngày vô kinh cho thấy đạt được hiệu quả tống
xuất thai rất cao và tỉ lệ tác dụng ngoại ý khơng đáng kể.
Từ khóa: phá thai nội khoa, misoprostol

ABTRACT
THE EFFECT OF MEDICAL ABORTION ≤ 49 DAYS OF AMENORRHEA IN WOMEN WITH OLD
CESAREAN SECTIONS AT CU CHI REGIONAL GENERAL HOSPITAL


Le Thi Chuyen, Nguyen Huu Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 180 - 187
Background: The combination of mifepristone and misoprostol has be effective in terminating pregnancy in
the first trimester.
Objectives: To determine the success rates and complications of oral medical abortion regimen 400 mcg
misoprostol after oral 200 mg mifepristone 36 - 48 hours in termination of pregnancy ≤ 49 days amenorrhea in
women with prior cesarean section
Research method: This study reported a series of prospective studies with a sample size of 112 pregnant
women ≤ 49 days.
Results: The rate of complete expulsion of the regimen was 93.8%, (CI: 88.4 - 98.2). The rate of cumulative
abortion in the first 4 hours is 62.5% and in the first 24 hours is 90.2%. Average time of vaginal bleeding is 7.7 ±
2.5 days. 63.4% of pregnant women had moderate abdominal pain and had 5.4% had severe abdominal pain.
2Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện ĐKKV Củ Chi
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hữu Trung
ĐT: 0913931988
Email:
1

180

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Other adverse effects were nausea (15.2%), vomiting (8.9%), diarrhea (0.9%), dizziness / headache (5.4%) after
taking mifepristone. There were no chills / tremors, fever or allergies. After taking misoprostol, some adverse

effects were nausea (34.8%), vomiting (21.4%), diarrhea (36.6%), chills/tremors (27.7%), fever (17.9%),
dizziness/headache (8%). The study there were no cases of uterine rupture, blood loss and infection.
Conclude: The medical abortion in women with cesarean section ≤49 days of amenorrhea has to achieve a
very high expulsion effect and the rate of adverse events is not significant
Keywords: medical abortion, misoprostol

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hai thập niên gần đây, số ca mổ lấy
thai trên tồn cầu tăng gần gấp đơi ở một số
nước. Theo AFP năm 2015 có 29,7 triệu ca mổ
lấy thai trên thế giới, chiếm 21% tổng số ca
sinh. Tại Việt Nam với sự phát triển kinh tế,
yếu tố xã hội, nhu cầu của sản phụ ngày càng
tăng, đồng thời tình hình mổ lấy thai đã được
áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế từ tuyến
huyện trở lên. Nên tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao
trong các năm gần đây, trung bình 40% cho cả
nước và có nhiều khu vực lên đến 60%(1).
Các tác giả trong và ngồi nước đã có nhiều
nghiên cứu về sự kết hợp giữa mifepristone và
misoprostol cho thấy hiệu quả tốt trong việc
chấm dứt thai kỳ trong 3 tháng đầu. Phá thai nội
khoa đã hạn chế những biến chứng do quá trình
làm thủ thuật gây ra. Hơn nữa, phá thai nội khoa
có nhiều ưu việt về tính an tồn, kinh tế, dễ bảo
quản, dễ sử dụng, có thể theo dõi ngoại trú. Nên
ngày càng có nhiều ứng dụng trong điều trị, kể
cả trên những phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai(2,3).
Tại Việt Nam đến nay cũng đã có các
nghiên cứu về hiệu quả của phá thai nội khoa

trên thai phụ có vết mổ lấy thai cho kết quả rất
khả quan. Năm 2010 Lê Thị Giáng Châu thực
hiện thử nghiệm lâm sàng khơng nhóm chứng
xác định tỉ lệ thành cơng của phác đồ phá thai
nội khoa ở tuổi thai ≤49 ngày vô kinh trên 170
phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại khoa sản bệnh
viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Tỉ lệ thành cơng
90%, khơng có tai biến vỡ tử cung, choáng mất
máu, nhiễm trùng(4).
Tại bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi đã
triển khai phá thai nội khoa với phác đồ uống
400 mcg misoprostol sau 36 – 48 giờ uống

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

mifepristone đối với thai ≤49 ngày vô kinh trên
bệnh nhân khơng có vết mổ cũ từ năm 2011,
đạt được thành công trên 95%(5). Nhưng đối
với bệnh nhân có vết mổ cũ thì phương pháp
phá thai chính vẫn là hút chân không và phá
thai nội khoa trên bệnh nhân có vết mổ cũ đến
nay vẫn chưa được áp dụng tại bệnh viện. Vì
vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu
quả của phá thai nội khoa ≤49 ngày vơ kinh ở
phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện Đa
khoa khu vực Củ Chi”
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ thành công và các biến chứng
của phác đồ phá thai nội khoa uống 400 mcg
misoprostol sau khi uống 200 mg mifepristone

36 – 48 giờ trong chấm dứt thai kỳ ≤ 49 ngày vơ
kinh ở phụ nữ có vết mổ lấy thai tại khoa sản
bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai, hiện
đang mang thai ngồi ý muốn với tuổi thai ≤49
ngày vơ kinh, có nguyện vọng chấm dứt thai kỳ
bằng phá thai nội khoa, đến khám và điều trị tại
bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi Thành phố
Hồ Chí Minh (TP. HCM) trong thời gian từ
15/11/2019 đến 15/06/2020.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các phụ nữ có thai trong tử cung với tuổi
thai ≤49 ngày vơ kinh.
Có tiền sử mổ lấy thai theo phương pháp
ngang đoạn dưới tử cung.
Tình trạng sức khỏe tốt.
Địa chỉ nơi ở cách cơ sở y tế gần nhất không
quá 60 phút đường xe để có thể được xử trí kịp

181


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
thời nếu ra huyết âm đạo nhiều.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tuân thủ điều trị, bằng lòng tái khám theo

yêu cầu.

Tiêu chuẩn loại trừ
Rối loạn đông máu hoặc đang điều trị thuốc
kháng đông.
Suy tuyến thượng thận mạn tính.
Đang điều trị corticoid tồn thân kéo dài.
Tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc mạch hay có
tiền sử tắc mạch.
Nghi ngờ thai ngoài tử cung hoặc khối cạnh
tử cung chưa rõ nguyên nhân.
Tiền căn có dị ứng với mifepristone hoặc
misoprostol.
Bất kỳ bệnh nhân với bệnh lý toàn thân
nghiêm trọng: thiếu máu nặng, bệnh gan nặng,
suy thận, rối loạn tâm thần khơng kiểm sốt.
Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính.
Đã mổ lấy thai theo phương pháp dọc thân
tử cung.
Có biến chứng nhiễm trùng tử cung sau mổ
lấy thai.
Đã mổ lấy thai >2 lần.
Có phẫu thuật ở thân tử cung: bóc u xơ tử cung.
Siêu âm thấy túi thai làm tổ ở đoạn eo tử
cung nghi ngờ là thai tại sẹo mổ lấy thai hay
nhau cài răng lược giai đoạn sớm.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu báo cáo loạt ca tiến cứu

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, tuần tự theo thời gian tất
cả các thai phụ đến khám tại khoa Sản bệnh viện
Đa khoa Củ Chi.
Phương pháp thực hiện
Phá thai nội khoa thất bại khi phải can
thiệp thủ thuật nạo hút buồng tử cung do một
trong các tình huống sau xảy ra trong suốt thời
gian nghiên cứu:
Thai phụ ra huyết âm đạo quá nhiều ảnh

182

Nghiên cứu Y học
hưởng tổng trạng phải chuyển sang hút thai
cầm máu.
Tái khám lần 1 (sau 7 ngày):
- Kết quả siêu âm thai tiếp tục phát triển
hoặc thai lưu phải hút thai.
- Lâm sàng thai phụ đau bụng và ra huyết
âm đạo kéo dài, khám âm đạo tử cung còn to
và cổ tử cung hở, kết hợp siêu âm có hình ảnh
khối phản âm hỗn hợp cần chuyển sang hút
kiểm tra lòng tử cung.
Tái khám lần 2: siêu âm vẫn còn khối phản
âm hỗn hợp, hút kiểm tra lịng tử cung.
- Có tai biến cần nhập viện xử trí: vỡ tử cung,
ra huyết âm đạo nhiều cần truyền máu, nhiễm
trùng tử cung.
- Thai phụ đổi ý chuyển sang hút thai không

đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu.

Biến số trong nghiên cứu
Phá thai nội khoa thành công được định
nghĩa khi sẩy thai trọn, thai được tống xuất khỏi
buồng tử cung hoàn toàn mà không cần phải can
thiệp bằng thủ thuật cho đến lúc kết thúc quá
trình theo dõi qua khám lâm sàng và siêu âm(6).
Thời gian xảy thai: Trước khi uống
misoprostol; ≤4 giờ; >4 giờ đến ≤24 giờ; >24 giờ
đến ≤48 giờ; >7 ngày đến ≤ 14 ngày.
Kết quả siêu âm: bình thường, ứ dịch lịng tử
cung, nội mạc tử cung dày, có khối phản âm,
hỗn hợp, thai lưu, thai sống, tiếp tục phát triển.
Hiệu quả phác đồ: Sẩy thai trọn, sót nhau,
thai lưu, thai tiếp tục phát triển.
Tác dụng phụ của phác đồ: ra huyết, đau
bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ớn lạnh/run
Sốt, chóng mặt / nhức đầu, dị ứng.
Phương pháp quản lý và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng
phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân
tích thống kê.
Y đức
Nghiên cứu này được thơng qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại
học Y Dược TP. HCM, số 579/ĐHYD-HĐĐĐ.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
KẾT QUẢ
Từ ngày 15/11/2019 đến 15/06/2020, chúng
tôi thu nhận được 112 thai phụ thỏa tiêu chuẩn
tham gia nghiên cứu.
Đặc điểm phá thai nội khoa bằng misoprostol

phá thai nội khoa này với tỉ lệ thành công là
93,8%, khoảng tin cậy 95%: 88,4% đến 98,2%.
Thất bại có 7 trường hợp chiếm tỉ lệ 6,2% bao
gồm: 4 trường hợp sót nhau, 2 trường hợp thai
lưu và 1 trường hợp thai tiếp tục phát triển.

Bảng 1: Tỉ lệ sẩy thai theo thời gian (n = 112)
Thời gian

9

8

Cộng
dồn (%)
8

61
31
6

1
0
3
1

54,5
27,7
5,3
0,9
0
2,7
0,9

62,5
90,2
95,5
96,4
96,4
99,1
100

Tần suất Tỉ lệ (%)

Trước khi uống misoprostol
Sau khi uống misoprostol
≤ 4 giờ
> 4 giờ đến ≤ 24 giờ
> 24 giờ đến ≤ 48 giờ
> 48 giờ đến ≤ 7 ngày
> 7 ngày đến ≤ 14 ngày

Không nhớ rõ (không biết)
Không sẩy thai

Có 9 trường hợp đã sẩy thai sau khi uống
mifepristone đến trước khi uống misoprostol
chiếm tỉ lệ 8%. Đa số các trường hợp sẩy thai
trong vòng 4 giờ đầu sau khi uống misoprostol
chiếm tỉ lệ 54,5%.
Có 3 trường hợp khơng nhớ rõ có sẩy thai
hay chưa tỉ lệ 2,7%, những trường hợp này
xem như chưa sẩy thai. Nên tỉ lệ chưa sẩy thai
chiếm 3,6%.
Bảng 2: Kết quả siêu âm khám lần 1 sau uống
misoprostol (n = 112)
Kết quả siêu âm
Bình thường
Ứ dịch lịng tử cung
Nội mạc tử cung dày
Có khối phản âm hỗn hợp
Thai lưu
Thai sống, tiếp tục phát triển

Tần suất
93
2
6
7
3
1


Tỉ lệ (%)
83
1,8
5,4
6,2
2,7
0,9

Ở lần tái khám 1 sau uống misoprostol, kết
quả siêu âm bình thường chiếm tỉ lệ cao 83%. Ứ
dịch lòng tử cung 1,8%, nội mạc tử cung dày 5,4%,
có khối phản âm hỗn hợp 6,2%, thai lưu 2,7% và có
1 trường hợp thai tiếp tục phát triển 0,9%.
Có 19 trường hợp tái khám lần 2 sau uống
misoprostol, có 15 trường hợp siêu âm bình
thường chiếm tỉ lệ 78,9% và 4 trường hợp ứ dịch
lòng tử cung chiếm tỉ lệ 21,1%.
Hiệu quả của phác đồ nghiên cứu
Có 105 trường hợp sẩy thai trọn với phác đồ

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Hình 1: Hiệu quả của phác đồ phá thai nội khoa
(n=112)
Các tác dụng phụ của phác đồ phá thai nội
khoa
Bảng 3: Đặc điểm ra huyết âm đạo (n = 112)
Tính chất
Thời điểm bắt đầu ra huyết
Sau uống mifepristone

Sau uống misoprostol
Khơng ra huyết
Mức độ ra huyết
Khơng ra huyết
Ít hơn kinh nguyệt
Giống như kinh nguyệt
Nhiều hơn kinh nguyệt
Thời gian ra huyết
≤7 ngày
>7 ngày đến ≤14 ngày
>14 ngày đến ≤21 ngày
>21 ngày

Tần suất

Tỉ lệ (%)

19
92
1

17
82,1
0,9

1
11
69
31


0,9
9,8
61,6
27,7

60
51
1
0

53,6
45,5
0,9
0

Đa số thai phụ ra huyết âm đạo sau uống
misoprostol chiếm tỉ lệ 82,1%, chỉ có 17% trường
hợp ra huyết âm đạo sau uống mifepristone và 1
trường hợp không ra huyết âm đạo.
Phần lớn mức độ ra huyết âm đạo giống như
kinh chiếm tỉ lệ 61,6%.
Thời gian ra huyết âm đạo kéo dài trung
bình 7,7 ± 2,5 ngày, ngắn nhất là 4 ngày và dài
nhất là 17 ngày.

183


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021


Nghiên cứu Y học
mang lại ảnh hưởng khơng tốt cho sức khỏe sinh
sản của người phụ nữ.

Hình 2: Mức độ đau bụng sau khi uống misoprostol
(n = 112)
Về cảm giác đau bụng của thai phụ sau khi
uống misoprostol, đa số (76%) các thai phụ có
cảm giác đau bụng ở mức độ vừa đến nhiều.
Bảng 4: Các tác dụng phụ sau uống mifepristone và
misoprostol (n = 112)
Tác dụng phụ
Buồn nơn
Nơn
Tiêu chảy
Ớn lạnh/run
Sốt
Chóng mặt/nhức
đầu
Dị ứng

Sau uống
Sau uống
mifepristone
misoprostol
Tần suất Tỉ lệ (%) Tần suất Tỉ lệ (%)
17
10
1
0

0
6
0

15,2
8,9
0,9
0
0
5,4
0

39
24
41
31
20
9
0

34,8
21,4
36,6
27,7
17,9
8
0

Sau uống mifepristone: 15,2% buồn nơn,
8,9% nơn, 0,9% tiêu chảy, 5,4% chóng

mặt/nhức đầu. Khơng có trường hợp nào ớn
lạnh/run, sốt và dị ứng.
Sau uống misoprostol: 34,8% buồn nôn,
21,4% nôn, 36,6% tiêu chảy, 27,7% ớn lạnh/run,
17,9% sốt, 8% chóng mặt/nhức đầu và khơng có
trường hợp nào dị ứng.

BÀN LUẬN
Tỉ lệ tống xuất thai hoàn toàn của mẫu
nghiên cứu là 93,8%, khoảng tin cậy 95%: 88,4%
đến 98,2%. Với hiệu quả này cho thấy phác đồ
rất khả thi, có thể tránh được 93,8% việc can
thiệp thủ thuật ngoại khoa vào buồng tử cung
trên bệnh nhân có vết mổ lấy thai nguy hiểm và

184

Những nghiên cứu của tác giả nước ngồi
đạt được tỉ lệ thành cơng rất cao như nghiên cứu
của Xu J thực hiện trên 35 thai phụ chỉ chọn mổ
lấy thai 1 lần với tuổi thai ≤49 ngày vô kinh,
dùng 150 mg mifepristone chia ra uống trong 3
ngày và 600 mcg misoprostol vào ngày thứ 4, tỉ
lệ thành công 94,29%(7). Nghiên cứu của Gao P
(1999) ở 213 thai phụ có tiền căn đã mổ lấy thai ở
tuổi thai <70 ngày vô kinh, cho uống 150 mg
mifepristone và sau đó uống 600 mcg
misoprostol vào ngày thứ 3, có tỉ lệ thành cơng là
92,5%, thấp hơn tỉ lệ sẩy thai trọn trong đề tài
của chúng tôi 93,6%(8).

Nghiên cứu của Gautam R. thực hiện trên 66
thai phụ có vết mổ lấy thai 1 hay 2 lần, ở tuổi
thai ≤60 ngày vô kinh, với phác đồ 50 mg
methotrexate tiêm bắp ở ngày 1 và đặt âm đạo
800 mcg misoprostol ở ngày 2 – 3, lặp lại liều thứ
2 400 mcg (uống hoặc đặt âm đạo) có tỉ lệ thành
cơng là 87,9%. Tuy nhiên, nghiên cứu dùng phác
đồ phối hợp giữa methotrexate và misoprostol
khác với nghiên cứu của chúng tôi(9). Tác giả
Chen BA so sánh hiệu quả của phá thai nội khoa
giữa có vết mổ cũ và khơng có vết mổ cũ với
phác đồ chỉ dùng 800 mcg misoprostol đặt âm
đạo và lặp lại liều thứ 2 sau 3 ngày. Mẫu có 652
ca trong đó có 78 ca có vết mổ cũ. Kết quả
nghiên cứu tác giả ghi nhận tỉ lệ thành cơng
chung là 82,1% và khơng có sự khác biệt về hiệu
quả, tính an tồn và tác dụng phụ giữa 2
nhóm(10).
Đối với một số nghiên cứu trong nước, mẫu
nghiên cứu của chúng tơi có kết quả cao hơn
nghiên cứu của Lê Thị Giáng Châu đạt hiệu quả
90%(4), của Hoàng Thị Diễm Tuyết đạt hiệu quả
87,6%(11) được áp dụng trên cùng đối tượng có
vết mổ lấy thai với tuổi thai ≤49 ngày vô kinh.
Tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Kiều
Loan trên thai có vết mổ cũ từ 50 – 63 ngày vơ
kinh có tỉ lệ thành cơng 93,6%(12). Trong nước
cũng có những nghiên cứu trên đối tượng khơng
có vết mổ cũ như nghiên cứu của Nguyễn Bạch


Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Nghiên cứu Y học
Tuyết dùng trên thai ≤49 ngày vô kinh tỉ lệ thành
công rất cao 98,7% và của Tô Hồi Thư trên thai
50 – 63 ngày vơ kinh tỉ lệ thành cơng 97,2%(12,13).
Sở dĩ có sự khác biệt về hiệu quả tống xuất
thai hoàn toàn của nghiên cứu chúng tôi với các
tác giả khác là do sự khác biệt về thiết kế nghiên
cứu, tuổi thai, liều sử dụng và đường dùng
thuốc. Theo nghiên cứu dược động học của Tang
OS (2002) và Aronson A (2007), so sánh các
đường sử dụng thuốc misoprostol, ghi nhận liều
lượng và thời gian lặp lại ở mỗi đường dùng
trong nghiên cứu rất quan trọng vì các yếu tố
này quyết định nồng độ đỉnh cũng như nồng độ
duy trì của misoprostol trong suốt tiến trình tống
xuất thai và sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công
của phác đồ(9). Khi sử dụng misoprostol đường
uống nó sẽ được hấp thu nhanh và gần như
hoàn toàn trong đường tiêu hóa, nồng độ thuốc
trong huyết thanh đạt đỉnh sau 30 phút. Đường
ngậm cạnh má thời gian đạt nồng độ đỉnh như
đường âm đạo. Đường âm đạo có tác dụng sinh
học mạnh và duy trì đến 6 giờ sau khi đặt thuốc.
Tuy nhiên đường âm đạo khơng được tiện lợi và
có thể bị ảnh hưởng do lượng máu và dịch chảy
ra từ cổ tử cung, do đó làm thuốc chảy bớt ra
ngoài theo dịch và máu. Do vậy, mẫu nghiên

cứu này đã chọn đường uống và chỉ dùng
misoprostol 1 liều 400 mcg. Với các liều trong
nghiên cứu hiện nay ở đường uống có thể là 400
mcg đến 600 mcg. Nhưng đây là nghiên cứu
khởi đầu và trên thai ≤49 ngày vô kinh có vết mổ
cũ, nên chúng tơi chọn 1 liều 400 mcg theo
khuyến cáo của bộ y tế 2016(14). Mục đích chọn
phác đồ này là nhằm duy trì nồng độ đỉnh của
misoprostol khơng q cao trong suốt tiến trình
tống xuất thai, đồng thời hi vọng hạn chế tác
dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân.
Thời gian ra huyết âm đạo
Thời gian ra huyết âm đạo của phác đồ kéo
dài trung bình 7,7 ± 2,5 ngày, đa số ra huyết
nhiều quanh thời điểm tống xuất thai, sau đó ít
dần và khơng khác so với một chu kỳ kinh bình
thường (thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày), ra
huyết âm đạo ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 17

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
ngày. Các trường hợp ra huyết âm đạo trên 7
ngày sẽ được tư vấn cách theo dõi tại nhà và hẹn
tái khám tiếp theo sau 1 tuần, số thai phụ này đa
số ổn không cần điều trị thêm.
Ngắn hơn so với nghiên cứu của Tơ Hồi
Thư (2012) trong phá thai nội khoa ở thai sống
với tuổi thai từ 50 đến 63 ngày vơ kinh, có thời
gian ra huyết âm đạo trung bình là 11,5 ± 4,7

ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 33 ngày(12).
Và nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Loan phá
thai trên vết mổ cũ có tuổi thai 50 đến 63 ngày vơ
kinh có thời gian ra huyết trung bình 12 ± 6
ngày, ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 30 ngày(15).
So sánh trên cho thấy thời gian ra huyết âm đạo
của phác đồ chúng tôi đối với các nghiên cứu, sự
khác biệt có thể do khơng hồn tồn giống nhau
về tuổi thai, tình trạng thai, liều lượng và đường
sử dụng thuốc.
Mức độ ra huyết âm đạo
Mức độ ra kinh hàng tháng, mẫu nghiên cứu
ghi nhận mức độ ra huyết giống kinh chiếm tỉ lệ
cao nhất 61,6%, ra huyết ở mức độ nhiều hơn
kinh chiếm 27,7%, ra huyết ít hơn kinh tỉ lệ 9,8%
và có 1 trường hợp khơng ra huyết âm đạo.
Thường thì ra huyết âm đạo nhiều hoặc vừa
thường tập trung giai đoạn tống xuất thai, sau
khi thai sẩy trọn thì mức độ ra huyết sẽ ít dần.
Cịn các trường hợp ra huyết ít hơn kinh hoặc
khơng ra thường liên quan đến việc sẩy thai
khơng trọn cịn phản âm hỗn hợp lịng tử cung.
Cụ thể ra huyết ít hơn kinh trong mẫu nghiên
cứu có 4 trường hợp sót nhau, 2 trường hợp thai
lưu, 1 trường hợp không ra huyết là thai vẫn
phát triển và khơng có trường hợp nào ra huyết
nhiều hay băng huyết phải truyền máu. Kết quả
mức độ ra huyết của mẫu nghiên cứu gần giống
với nghiên cứu của Tơ Hồi Thư ra huyết giống
kinh chiếm tỉ lệ cao nhất 51,4%, ra huyết nhiều

hơn kinh chiếm 40,3% và 8,3% ra huyết ít hơn
kinh(12).
Nhưng so với nghiên cứu của Lê Thị Giáng
Châu có mức độ ra huyết nhiều hơn kinh
45,3%, rất nhiều hơn kinh 23,5% khi tống xuất
thai(4), nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Loan

185


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
ra huyết âm đạo nhiều hơn kinh chiếm tỉ lệ
74,5%, ra huyết âm đạo rất nhiều hơn kinh
chiếm 12,8%(15). Sự khác biệt này có thể do tiêu
chuẩn đánh giá cịn mang tính chủ quan cảm
tính, chỉ so sánh lượng máu mất với chu kỳ
kinh nguyệt hàng tháng nên rất khó để đưa ra
kết luận chính xác được.
Mức độ đau bụng
Mẫu nghiên cứu sau khi dùng thuốc đa số
thai phụ đều có đau bụng. Đau ở mức độ nhiều
chiếm tỉ lệ 5,4%, mức độ vừa 63,4%, mức độ ít
25% và khơng đau bụng chiếm 6,2%, trong đó
cần dùng thuốc giảm đau 58,6%. So với trong
nghiên cứu của Lê Thị Giáng Châu có đau bụng
rất nhiều và đau nhiều là 19,4%, đau bụng vừa tỉ
lệ 25,9%, đau ít và rất ít chiếm 22,9%, chỉ có
14,9% là cần dùng thuốc giảm đau. Có sự khác
biệt về tỉ lệ đau nhiều và đau vừa giữa 2 nghiên
cứu, nhưng nghiên cứu của Lê Thị Giáng Châu

có tỉ lệ dùng thuốc thấp hơn. Điều này có khả
năng do tác giả Lê Thị Giáng Châu đã có khâu tư
vấn khá tốt, giúp đối tượng tham gia yên tâm,
sẵn sàng vượt qua cảm giác đau mà không cần
dùng thuốc giảm đau, đây cũng là vấn đề cần
được chú ý quan tâm rút kinh nghiệm cho các
nghiên cứu sau này.
Các tác dụng phụ của phác đồ
Tác dụng phụ của phác đồ là bao gồm tác
dụng của thuốc mifepristone và misoprostol. Đối
với mifepristone thì đường dùng thường là uống
200 mg, còn với misoprostol tùy thuộc vào
đường dùng và liều dùng thì tỉ lệ tác dụng phụ
có thể khác nhau. Điều quan trọng là nhóm
nghiên cứu phải cung cấp đầy đủ thông tin về
các dấu hiệu tác dụng phụ cho đối tượng tham
gia nghiên cứu hiểu và nắm rõ để họ có thể vượt
qua các triệu chứng dễ dàng mà không cần đến
thuốc hổ trợ.
Các tác dụng phụ của mifepristone
Sau uống mifepristone tỉ lệ tác dụng phụ
chiếm 15,2% buồn nơn, 8,9% nơn, 0,9% tiêu chảy,
5,4% chóng mặt/nhức đầu. Khơng có trường hợp
nào ớn lạnh/run, sốt và dị ứng. Các dấu hiệu

186

Nghiên cứu Y học
trên rất giống với triệu chứng của nghén 3 tháng
đầu, nên đôi lúc không thể phân biệt được là do

tác dụng phụ của thuốc hay do thai nghén.
Nhưng thường là triệu chứng thoáng qua và gần
như khơng có trường hợp nào cần phải dùng
thuốc trong giai đoạn này. Giống như nghiên
cứu của Lê Thị Giáng Châu có tỉ lệ mệt mỏi
20,6%, buồn nơn 19,4%, chóng mặt 13,5% và
cũng khơng có trường hợp nào cần đến thuốc
điều trị(4).
Các tác dụng phụ của misoprostol
Nghiên cứu tỉ lệ tác dụng phụ gồm 34,8%
buồn nôn, 21,4% nôn, 36,6% tiêu chảy, 27,7% ớn
lạnh/run, 17,9% sốt, 8% chóng mặt/nhức đầu và
khơng có trường hợp nào dị ứng. Đa số tác dụng
phụ tập trung trong 4 giờ đầu dùng misoprostol
và ít hơn trong các giờ sau, tuy nhiên khơng có
trường hợp nào phải ngưng phác đồ. So với
nghiên cứu của Hoàng Thị Diễm Tuyết tỉ lệ tác
dụng phụ buồn nôn – nôn (7%), tiêu chảy (3,2%),
sốt/run (0,6%)(11) và của Lê Thị Giáng Châu tỉ lệ
tác dụng phụ buồn nôn – nôn 18,8%, tiêu chảy
4,1%, sốt/run 0,6%(4). Về can thiệp điều trị bằng
thuốc thì thuốc giảm đau chiếm 51,8%, cịn tiêu
chảy, buồn nơn thì tự cải thiện khơng trường
hợp nào dùng thuốc và cũng khơng có trường
hợp nào truyền dịch.
Qua so sánh trên cho thấy tỉ lệ tác dụng phụ
của mẫu nghiên cứu chúng tôi phù hợp với các
tác giả khác, nhưng để đánh giá chính xác hơn
thì địi hỏi một nghiên cứu có cỡ mẫu lớn và cần
khoảng thời gian dài hơn. Cịn về biến chứng thì

khơng có trường hợp nào bị băng huyết hay
nhiễm trùng, vì chúng tơi đã chọn tiêu chuẩn
điều trị, theo dõi sẩy thai tại phòng khám trong 4
giờ đầu uống misoprostol. Nên việc theo dõi sát
tổng trạng, sinh hiệu thai phụ phần nào đã hạn
chế được các biến chứng trên và phác đồ chỉ
thực hiện ở tuổi thai ≤49 ngày vô kinh.
Phá thai nội khoa ≤49 ngày vơ kinh ở phụ nữ
có vết mổ cũ lấy thai là một phương pháp điều
trị nội khoa, lần đầu tiên được thực hiện tại bệnh
viện đa khoa khu vực Củ Chi với tỉ lệ thành
công khá cao. Điều này cho thấy phương pháp

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

chấm dứt thai ≤49 ngày vơ kinh ở phụ nữ có vết
mổ cũ lấy thai bằng nội khoa đã có thể thay thế
dần cho thủ thuật ngoại khoa vốn có nhiều tai
biến, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ mà khoa sản của bệnh viện vẫn
đang áp dụng từ trước đến nay. Phác đồ nghiên
cứu có nhiều ưu điểm vì mang tính kinh tế, thiết
thực, dễ thực hiện, khá an tồn, ít tác dụng phụ,
không xâm lấn và hiệu quả điều trị cao nên cần
được triển khai tại các tuyến y tế như bệnh viện

Đa khoa khu vực Củ Chi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tuy nhiên, do đây là nghiên cứu bước đầu
nên tiêu chuẩn chọn mẫu còn bị hạn chế chỉ
thực hiện đối với tuổi thai ≤49 ngày vô kinh.
Trong thực tế, đa số các trường hợp do thai
phụ không nhớ ngày kinh cuối hay kinh
nguyệt không đều, thường đến khám trễ nên
tuổi thai vượt quá tiêu chuẩn chọn mẫu và
được đưa ra khỏi nghiên cứu. Trong những
nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện ở
những đối tượng có tuổi thai lớn hơn.

5.

1.

2.

3.

4.

6.
7.

8.


9.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ tống xuất thai hoàn toàn của phác đồ
với tỉ lệ thành công là 93,8%, (KTC95%: 88,4 98,2). Tỉ lệ sẩy thai cộng dồn trong 4 giờ đầu
62,5% và đến 24 giờ là 90,2%. Thời gian ra huyết
âm đạo trung bình 7,7 ± 2,5 ngày. Đau bụng mức
độ vừa chiếm tỉ lệ 63,4% và đau bụng nhiều
chiếm 5,4%. Các tác dụng ngoại ý khác: Sau
uống mifepristone: 15,2% buồn nơn, 8,9% nơn,
0,9% tiêu chảy, 5,4% chóng mặt/nhức đầu.
Khơng có trường hợp nào ớn lạnh/run, sốt và dị
ứng. Sau uống misoprostol: 34,8% buồn nôn,
21,4% nôn, 36,6% tiêu chảy, 27,7% ớn lạnh/run,
17,9% sốt, 8% chóng mặt/nhức đầu và khơng có
trường hợp nào dị ứng. Khơng có trường hợp tai
biến vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng
trong nghiên cứu.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

10.

11.

12.

13.

14.

15.

Minh Nguyên (2018). 'Đại dịch' đẻ mổ trên thế giới, URL:
html truy cập ngày 01/01/2020.
Nathalie K, Elisabeth E, Antonella L, et al (2019). Medical
abortion in the late first trimester: a systematic review.
Contraception, 99(2):77-86.
Song LP, Tang SY, Li CL, et al (2018). Early medical abortion
with self-administered low-dose mifepristone in combination
with misoprostol. Obstetrics and Gynaecology Research, 44(9):17051711.
Lê Thị Giáng Châu (2010). Hiệu quả của Mifepristone và
Misoprostol trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vơ kinh ở phụ
nữ có vết mổ cũ lấy thai. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (2011,2017,2018,2019). Báo
cáo tổng kết cuối năm khoa sản BV ĐKKV Củ Chi, thành phố
Hồ Chí Minh.
World Health Organization (2014). Clinical practice hanbook for
Safe abortion, WHO Press - Switzerland.
Gao P, Wang P (1999). Clinical observation on termination of
early pregnancy of 213 cases after caesarian section with
repeated use of mifepristone and misoprostol. Reprod Contracept,
10(4):227-233.
Xu J (2001). Termination of early pregnancy in the scarred
uterus with mifepristone and misoprostol. J Repro Med,
72(3):245-251.
Gautam R, Agrawal V (2003). Early medical termination
pregnancy with methotrexate and misoprostol in lower segment
cesarean section cases. NIH, 29(4):251-256.
Chen B (2008). Misoprostol for treatment of early pregnancy

failure in women with previous uterine surgery. NIH,
198(6):626.e1-e5.
Hoàng Thị Diễm Tuyết (2008). Đánh giá hiệu quả của phá thai
nội khoa ở bệnh nhân có vết mổ cũ lấy thai. Y học Thành phố Hồ
Chí Minh, 12(2):17-23.
Tơ Hồi Thư (2012). Hiệu quả của Misoprostol đặt dưới lưỡi sau
khi uống Miferristone trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến hết 63
ngày vô kinh tại bệnh viện Từ Dũ. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Bạch Tuyết (2006). Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ
của Mifepristone - Misoprostol trong phá thai nội khoa. Luận
văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
Bộ Y Tế (2009,2016). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội.
Nguyễn Thị Kiều Loan (2013). Hiệu quả phá thai nội khoa trong
chấm dứt thai kỳ từ 50 đến 63 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ
cũ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài báo:

10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

06/02/2021

Ngày bài báo được đăng:


10/03/2021

187



×