Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa trên người bệnh từ 18 tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.16 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA
TRÊN NGƯỜI BỆNH TỪ 18 TUỔI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG
Tống Thị Luyến1, Nguyễn Thị Mỹ Anh2, Nguyễn Phan Vân Anh2, Nguyễn Ngọc Thảo Ly2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu lan tỏa là lo lắng thái quá, cường điệu về sức khỏe, tiền bạc, gia đình sẽ ảnh
hưởng đến sức lao động, giảm chất lượng cuộc sống. Biểu hiện là các triệu chứng cơ thể nên ít được chẩn đoán
sớm và điều trị đúng.
Mục tiêu: (1) Mô tả các đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan toả trên người bệnh từ 18 tuổi khám và điều trị
tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng. (2) So sánh rối loạn lo âu trên giới tính, tuổi, nghề nghiệp. (3) Mối tương
quan với trầm cảm.
Đối tượng và Phương pháp: 62 người bệnh từ 18 tuổi đến khám và điều trị tại bệnh viện Tâm thần Đà
Nẵng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ là 30,6%, trung bình 56,5% và nặng là 12,9%. Tỷ lệ lo âu của
nữ cao hơn nam, nhóm tuổi trên 65 khởi phát bệnh nặng là 100%.
Kết luận: Cần có nhiều biện pháp để phát hiện sớm rối loạn lo âu lan tỏa tại cộng đồng và cách điều trị thích
hợp cho người bệnh.
Từ khóa: rối loạn lo âu lan tỏa, người bệnh, bệnh viện tâm thần

ABSTRACT
RESEARCH ON THE CLINICAL FEATURES OF GENERALIZED ANXIETY DISORDER

IN PATIENTS AGED 18 YEARS SEE AND RULED THE DOCTOR AT DA NANG PSYCHIATRIC
HOSPITAL
Tong Thi Luyen, Nguyen Thi My Anh, Nguyen Phan Van Anh, Nguyen Ngoc Thao Ly
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 190 - 196


Background: Generalized anxiety disorder (GAD) is excessive anxiety, hypes about health, money and
family which can affect the labor force, reduce the quality of life. GAD’s manifestations are multiple body
symptoms so it is less early diagnosed and properly treated. Attention should be paid to this issue in Da
Nang City.
Objectives: Have 3 goals: (1) Described clinical features of generalized anxiety disorder in patients 18 years
or older were examined and treated by the doctor at Da Nang Psychiatric Hospital. (2) Compare anxiety disorders
on gender, age, occupation, (3) Correlation with depression.
Methods: 62 patients 18 years or older were examined and treated by the doctor at Da Nang Psychiatric
Hospital. Cross-sectional study.
Results: The rate of anxiety disorder, mild was 30.6%, moderate was 56.5% and severe was 12.9%. The
anxiety in women is higher than in men, age group over 65 onset of serious illness is 100%.
Conclusion: There should be various measures for early detection of generalized anxiety disorder in the
community and appropriate treatment for patients.
Keywords: generalized anxiety disorder, the patients, psychiatric hospital
Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng
Tác giả liên lạc: BSCKII. Tống Thị Luyến

1

190

Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
ĐT: 0983457471
Email:
2

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) được đặc
trưng bởi sự lo lắng thái quá, cường điệu và lo
lắng về các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày
mà khơng có lý do rõ ràng để lo lắng, họ có xu
hướng ln mong đợi thảm họa và không thể
ngừng lo lắng về sức khỏe, tiền bạc, gia đình,
cơng việc, có thể ảnh hưởng đến sức lao động,
tăng nguy cơ mất việc làm, giảm chất lượng cuộc
sống. Biểu hiện của RLLALT đa dạng bởi các
triệu chứng cơ thể khác nhau khiến con người
ln có tâm lý khó chịu và nặng hơn có thể biểu
hiện ở dạng bệnh lý(1).
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc
RLLALT ở lứa tuổi từ 18 trở lên là 10% - 18%.
Tại Mỹ, tỷ lệ mắc RLLALT trong cả đời người
là 5,7%, trong đó tỷ lệ mắc ở nữ giới cao gấp
đơi so với nam giới. Mặc dù RLLALT gặp ở
mọi lứa tuổi, nhưng có đến 75% người bệnh
phát bệnh trước 47 tuổi, tuổi trung bình phát
bệnh là 31. Ở người lớn tuổi tỷ lệ bị RLLALT
cũng tăng lên (7%)(2).
Những năm gần đây tỉ lệ người bệnh mắc
bệnh này đến khám và điều trị tại Bệnh viện
tâm thần Đà Nẵng ngày càng nhiều nhưng
hầu hết là người bệnh đã đi khám ở nhiều
chuyên khoa khác, mất nhiều thời gian, công
sức và tiền bạc, họ đến khám ở chuyên khoa
tâm thần thường là giai đoạn muộn. Nên vấn
đề điều trị khó khăn và kéo dài. Do đó chúng

tơi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát đặc
điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan toả trên người
bệnh từ 18 tuổi khám và điều trị tại bệnh viện
Tâm thần Đà Nẵng” với 3 mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu
lan tỏa trên người bệnh từ 18 tuổi khám và điều
trị tại bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.
So sánh rối loạn lo âu trên giới tính, tuổi,
nghề nghiệp.
Mối tương quan với trầm cảm.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 62 người bệnh đến khám và điều trị tại

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng từ
tháng 03/2019-10/2019, được chẩn đoán rối loạn
lo âu lan tỏa theo ICD10 được mô tả ở chương F4
là “các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress
và dạng cơ thể”, trong đó rối loạn lo âu lan tỏa
thuộc mục F41.1.

Tiêu chuẩn loại trừ
Những người bệnh có bệnh lý nội khoa
chuyển hóa, tổn thương thực thể não kèm theo
mà khơng thể giải thích được các triệu chứng về
lo âu; bệnh nghiện chất, lạm dụng chất.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu
Chọn 62 mẫu dựa trên cơng thức tính cỡ
mẫu (Nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc
(2016)(3) thì p=0,04).
Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện.
Cơng cụ đánh giá
Bộ câu hỏi cấu trúc gồm 3 phần, bao gồm:
đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội, tình trạng
bệnh, thang đánh giá lo âu Zung (đã được chuẩn
hóa với 5 mức độ: không lo âu ≤40 điểm; lo âu
mức độ nhẹ: 41-50 điểm; lo âu mức độ trung
bình: 51-60 điểm; lo âu mức độ nặng: 61-70 điểm;
lo âu mức độ rất nặng: 71-80 điểm).

Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý theo
phương pháp thống kê toán học bằng phần
mềm SPSS. Các chỉ số, biến số đặc điểm kinh tếvăn hóa-xã hội, tình trạng bệnh, và biến số về rối
loạn lo âu lan tỏa được thống kê về tần số, tỷ lệ
%, giá trị p, được kiểm định bằng các kiểm định
Chi bình phương, mối tương quan pearson.

KẾT QUẢ
Nhóm tuổi từ 46-55 chiếm 33,9%, là nhóm có

tỷ lệ cao nhất. Ít nhất là nhóm tuổi 18-25 và trên
65 chiếm 3,2%. Độ tuổi trung bình của nhóm đối
tượng nghiên cứu là 45,45±11,24 (Bảng 1).

191


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Bảng 1: Phân bố nhóm tuổi
Nhóm tuổi
18-25
26-35
36-45
46-55
56-65
>65

n=62
2
12
16
21
9
2

Bảng 4: Các triệu chứng tim mạch, tiêu hoá (n=62)
%
3,2
19,4
25,8

33,9
14,5
3,2

Tuổi trung bình

45,45 ± 11,24

Bảng 2: Triệu chứng khởi phát của RLLALT (n=62)
Triệu chứng

Nam
Nữ (n=42) Tổng
(n=20)
%

Khó ngủ

19

95 40 95,2 59 95,2 >0,05

Hồi hộp, tim đập
nhanh

16

80 36 85,7 52 83,9 >0,05

Khó chịu vùng

thượng vị

6

30 22 52,4 28 45,2 >0,05

Cảm giác tê, châm
chích

11

55 19 45,2 30 48,4 >0,05

Run tay chân

6

30 13

Lo lắng quá mức

9

n

%

31

n


P

n

Căng thẳng, bồn chồn 5

%

19 30,6 >0,05

25 18 42,9 23 37,1 >0,05
45 27 64,3 36 58,1 >0,05

Các triệu chứng khởi phát là khó ngủ, chiếm
95,2%. Các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh
83,9%, lo lắng quá mức 58,1%, cảm giác tê châm
chích 48,4%, khó chịu vùng thượng vị 45,2%,
căng thẳng bồn chồn chiếm tỷ lệ thấp và ít xuất
hiện hơn 37,1%. Chỉ có khoảng 30,6% người
bệnh có triệu chứng khởi phát run tay chân.
Nhìn chung, khơng thấy sự khác biệt có ý nghĩa
giữa hai giới p >0,05 (Bảng 2).
Bảng 3: Các triệu chứng tâm thần của RLLALT
(n=62)
Các triệu chứng tâm thần
Khó ngủ
Dễ giật mình
Bồn chồn
Căng thẳng tâm thần

Sợ mất kiềm chế
Sợ chết
Khó tập trung
Cáu kỉnh dai dẳng

n
54
56
59
56
50
43
53
55

Tỷ lệ (%)
87,1
90,3
95,2
90,3
80,6
69,4
85,5
88,7

Triệu chứng bồn chồn chiếm tỉ lệ cao nhất
95,2%, căng thẳng tâm thần và dễ giật mình đều
chiếm 90,3%, triệu chứng cáu kỉnh dai dẳng
88,7%, khó ngủ 87,1%, khó tập trung hay sợ mất
kiềm chế ít xuất hiện hơn. Ít gặp hơn là triệu

chứng sợ chết 69,4% (Bảng 3).

192

Nghiên cứu Y học

Triệu chứng tim mạch, tiêu hóa
Hồi hộp tim đập nhanh
Cảm giác khó thở
Cảm giác nuốt nghẹn
Đau, khó chịu ở ngực
Khơ miệng
Buồn nơn, đau bụng, khó chịu thượng vị

n Tỷ lệ (%)
57
91,9
51
82,3
43
69,4
49
79
52
83,9
50
80,6

Các triệu chứng tim mạch: hồi hộp, tim đập
nhanh chiếm tỉ lệ cao nhất 91,9%, cảm giác khó

thở 82,3%, đau, khó chịu ở ngực 79%, các triệu
chứng tiêu hố như: khơ miệng 83,9%, buồn
nơn, đau bụng, khó chịu thượng vị 80,6%. Triệu
chứng cảm giác nuốt nghẹn ít gặp nhất 69,4%
(Bảng 4).
Bảng 5: Các triệu chứng cơ thể khác (n=62)
Triệu chứng cơ thể khác
Căng cơ, đau
Tê cóng, kim châm
Cơn nóng bừng, ớn lạnh
Run
Vã mồ hơi
Chóng mặt, chống váng, ngất xỉu

n
42
47
56
53
52
55

Tỷ lệ (%)
67,7
75,8
90,3
85,5
83,9
88,7


Triệu chứng gặp nhiều nhất là cơn nóng
bừng, ớn lạnh với tỷ lệ cao chiếm 90,3%. Tiếp
đến là triệu chứng chóng mặt, chống váng, ngất
xỉu 88,7%, run, vã mồ hơi xuất hiện khá thường
xuyên >80%. Triệu chứng căng cơ, đau ít gặp ở
người bệnh nhất chỉ có 67,7% (Bảng 5).
Bảng 6: Mức độ rối loạn lo âu theo thang điểm lo âu
Zung (n=62)
Mức độ rối loạn lo âu
Nhẹ
Trung bình
Nặng

n
19
35
8

Tỷ lệ (%)
30,6
56,5
12,9

Phần lớn người bệnh có tỷ lệ mức trung bình
chiếm 56,5%. Tiếp theo là 30,6% người ở mức độ
nhẹ và mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất với
12,9% (Bảng 6).
Bảng 7: Tỷ lệ giữa mức độ rối loạn lo âu và giới tính
(n=62)
Mức độ rối loạn

Nhẹ
Trung bình
Nặng

Nam
Nữ (n=42) Tổng
(n=20)
P
n
%
n
% n %
6
9,7 13 21 19 30,7
P>0.0
12 19,4 23 37,1 35 56,5
5
2
3,2
6 9,7 8 12,9

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập
p 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học
Nhìn chung tỷ lệ bệnh của nữ giới
gi luôn cao

hơn so với nam. Lo âu ở nữ có mứ
ức độ trung
bình chiếm tỷ lệ cao nhất 37,1%, tiếp
p theo là mức
m
độ nhẹ 21% và chiếm tỷ lệ thấp nhấtt là mức
m độ
nặng 9,7%. Nam giới có mức độ trung bình
19,4%, nhẹ 9,7% và nặng chiếm
m ít nhất 3,2%
(Bảng 7).
Bảng 8: Tỷ lệ giữa nhóm tuổi khởii phát bệnh
b
và mức
độ rối loạn lo âu (n=62)
Nhóm
tuổi
18 - 25
26 - 35
36 - 45
46 - 55
56 – 65
>65

Trung
Nhẹ
bình
(n=19)
(n=35)
n

%
n
%
0
0
2 100
6
50
6
50
5 31,2 10 62,5
8 38,1 10 47,6
0
0
7 77,8
0
0
0
0

Nặng
(n=8)
0
0
1
3
2
2

T

Tổng
(n=62)

P

n
%
0
2 3,2
0
12 19,4
6,2 16 25,8 P<0,0
14,3 21 33,9 5
22,2 9 14,5
100 2 3,2

Mức độ rối loạn
n lo âu trung bình xuất
xu hiện ở
hầu hết các nhóm tuổi.
i. 100% nhóm tuổi
tu 18-25 lo
âu ở mức độ trung bình. Nhóm tuổ
ổi 26-35 thì
mức độ lo âu trung bình chiếm
m 50%, nhóm tuổi
tu
36-45 mức độ lo âu trung bình là 62,5%. Nhóm
tuổi 46-55 lo âu trung bình là 47,6%. Nhóm tuổi
tu

56-65 lo âu trung bình chiếm 77,8%. Ở nhóm đối
tượng trên 65 tuổi, lo âu ở mức độ nặng
n
chiếm
100%. Tỷ lệ này ít hơn ở các nhóm tuổi
tu khác,
khơng xuất hiện ở nhóm từ 18-25 tuổ
ổi và nhóm
từ 26-35 tuổi. Có sự khác biệtt có ý nghĩa
ngh thống
kê giữa nhóm tuổi khởi phát bệnh
nh và mức
m độ rối
loạn lo âu (p <0,05) (Bảng 8).
Bảng 9: Các chuyên khoa đã khám, điều
u trị
tr trước khi
đến khám tâm thần (n=62)
Các chun khoa
Tim mạch
Hơ hấp
Thần kinh
Nội tiết
Tiêu hóa
Cơ xương khớp
Đơng y

n
60
19

28
15
44
27
26

Tỷ lệ (%)
96,8
30,6
45,2
24,2
71
43,5
41,9

Có đến 96,8% đối tượng
ng nghiên cứu
c
đến
khám chuyên khoa tim mạch trướ
ớc khi đến
khám tâm thần. Số người đến
n khám tiêu hóa
trướcc khi đi khám chuyên khoa tâm thần
th là 71%.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Tiếp đến là các chuyên khoa thầ
ần kinh, cơ xương

khớp và đông y (Bảng 9).
54,8% số người cho biếtt lý do không đến
đ
khám chuyên khoa tâm thần
n là do sợ
s mắc bệnh
tâm thần. Số người không biếết Bệnh viện Tâm
thần là nơi điều trị rối loạn
n lo âu lan tỏa
t chiếm
27,4% và tỷ lệ ngườii tham gia nghiên cứu
c
mặc
cảm với bệnh tâm thần
n là 17,7% (Bảng 10).
Bảng 10: Lý do không đến
n khám chuyên khoa tâm
thần sớm (n=62)
Lý do
Sợ mắc bệnh tâm thần
Mặc cảm với bệnh tâm thần
Không biết BVTT là nơi điều trị RLLALT

n Tỷ lệ (%)
34
54,8
11
17,7
17
27,4


Bảng 11: Thời gian từ khi xuất hiệện triệu chứng đến
khi được điều trị CKTT (n=62)
Thời gian
Dưới 1 năm
1 - 2 năm
>2 - 3 năm
>3 - 4 năm
>4 – 5 năm
Trên 5 năm

n
10
17
7
14
6
8

Tỷ lệ (%)
16,1
27,4
11,3
22,6
9,7
12,9

Phần lớn bệnh nhân sau 1--2 năm xuất hiện
triệu chứng thì mới đến
n khám và điều

đi
trị
chuyên khoa tâm thần, chiếm
m tỷ
t lệ 27,4%. Chỉ
có 16,1% đối tượng được điều
u trị
tr chuyên khoa
tâm thần trong vòng 1 năm
ăm xuất
xu hiện triệu
chứng (Bảng 11).
Bảng 12: Tiền sử gia đình (n=62)
Gia đình có người mắc

Trầm cả
ảm 2 3,2
P< 0,005
RLLA
8 12,9

Người có tiền sử gia đình
ình mắc
m RLLA, trầm
cảm lần lượt là 12,9% và 3,2% (Bảng
(B
12).

P<0,001, r = 0,46, n=62


Hình 1: Mối tương quan giữa mứ
ức độ rối loạn lo âu
lan toả với trầm cảm (n=62)

193


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
Thống kê cho thấy có mối tương quan thuận
giữa rối loạn lo âu lan tỏa với trầm cảm trên
bệnh nhân (Hình 1).

BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi
mắc bệnh chủ yếu từ 46-55 tuổi, chiếm 33,9%.
Đây là nhóm người trong độ tuổi lao động,
nên gặp nhiều sang chấn tâm lý trong cuộc
sống và áp lực trong cơng việc. Tiếp theo là
nhóm tuổi từ 36-45 chiếm 25,8%. Ít gặp nhất là
nhóm đối tượng tuổi từ 18-25 và trên 65 tuổi,
chỉ chiếm 3,2%. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần
Nguyễn Ngọc-Nguyễn Kim Việt (2016)(2).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, độ tuổi trung
bình là 45,45±11,24 cao hơn so với nghiên cứu
của Kessler RC (2005)(3) với tuổi trung bình là
31. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau
trong cách thu thập số liệu nghiên cứu. Kessler
RC thực hiện nghiên cứu tại cộng đồng, cịn
chúng tơi nghiên cứu trên các đối tượng người

bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Nghiên cứu cho thấy RLLALT thường gặp
nhiều ở nữ giới hơn nam giới (67,8% và 32,2%).
Điều này có thể được giải thích là do trong cuộc
sống phụ nữ có nhiều giai đoạn thay đổi về nội
tiết như thời kỳ mang thai, sinh đẻ, giai đoạn
tiền mãn kinh. Ngoài ra, dưới sự tác động của
các yếu tố tâm lý và văn hoá nên nữ giới thường
than phiền về bệnh nhiều hơn nam giới, cũng có
yếu tố di truyền liên quan đến lo âu của người
bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phước Bình (2010)(4)
cho thấy rối loạn lo âu lan tỏa gặp ở nữ nhiều
hơn nam (tỷ lệ nữ/nam là 8/1). Nghiên cứu của
Trần Nguyễn Ngọc-Nguyễn Kim Việt (2016) cho
thấy tỉ lệ mắc nữ cao hơn nam(57,78% và
42,22%)(2).
Người bệnh thường có nhiều hơn 1 triệu
khởi phát, các triệu chứng khởi phát thường gặp
của người bệnh nghiên cứu là triệu chứng khó
ngủ 95,2%, hồi hộp, tim đập nhanh 83,9%, lo
lắng quá mức 58,1%. Trong phần bệnh nguyên

194

Nghiên cứu Y học
đã cho thấy nguyên nhân xuất hiện các triệu
chứng của RLLALT là do rối loạn các chất dẫn
truyền thần kinh và tăng kích hoạt thần kinh

giao cảm(5). Sự tăng hoạt động thần kinh giao
cảm làm tim đập nhanh mạnh, tăng hồi hộp,
đánh trống ngực. Triệu chứng tim đập nhanh
được người bệnh cảm nhận nhiều và ln lo
lắng về điều đó. Sự lo lắng liên tục càng làm xuất
hiện tình trạng tim đập nhanh, mạnh và hồi hộp.
Tiếp theo là các triệu chứng cảm giác tê, châm
chích 48,4%, triệu chứng căng thẳng tâm thần
37,1% và triệu chứng run tay chân ít gặp nhất
30,6%. Tình huống người bệnh đã đi khám tại
các chuyên khoa khác khơng phải chun khoa
Tâm thần một phần vì các triệu chứng khởi phát
của rối loạn lo âu lan tỏa rất dễ bị nhầm lẫn với
các bệnh khác. Nghiên cứu này cũng phù hợp
với nghiên cứu của Nguyễn Phước Bình, người
bệnh RLLALT hầu hết thường gặp là triệu
chứng khó ngủ chiếm 74%, tiếp đến là hồi hộp
tim đập nhanh chiếm 62%(4). Triệu chứng bồn
chồn, bất an chiếm tỉ lệ cao 95,2%, cảm giác tù
túng hoặc căng thẳng tâm thần, dễ giật mình
đều chiếm tỉ lệ 90,3%. Khi có RLLALT người
bệnh rất khó thư giãn nên ln bồn chồn, bất an,
dễ giật mình, cảm nhận q mức về các mối
nguy hiểm, ln chờ đợi những điều xấu xảy ra
nên rất khó ngủ là 87,1%, rất dễ cáu kỉnh dai
dẳng 88,7% và khó tập trung 85,5%. Kết quả trên
cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Nguyễn
Ngọc (2016)(2).
Kết quả nghiên cứu cho thấy 91,9% biểu hiện
hồi hộp tim đập nhanh, cảm giác khó thở 82,3%,

đau, khó chịu ở ngực 79%. Theo tác giả
Hocaoglu C (2011), khi lo lắng quá mức và căng
thẳng thần kinh kéo dài, các phản ứng sinh lý
trong cơ thể về thay đổi hóc mơn và huy động
năng lượng và chất béo xuất hiện liên tục, sẽ gây
ra tình trạng tăng huyết áp và nhịp tim, gây rối
loạn huyết động, biến đổi thành mạch, đặc biệt
mạch vành. Hậu quả là người bệnh có các biểu
hiện tương tự như một tình trạng thiếu máu cơ
tim(6). Nghiên cứu này gần tương đồng với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Phước Bình, triệu

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học
chứng hồi hộp tim đập nhanh chiếm tỷ lệ cao
nhất (89,6%)(4). Các triệu chứng về tiêu hóa là
một trong số các triệu chứng cơ thể thường gặp
trong rối loạn lo âu lan tỏa. Một số nghiên cứu
cũng chỉ ra triệu chứng khơ miệng, buồn nơn
khó chịu thượng vị luôn chiếm tỷ lệ cao trong
các rối loạn lo âu. Nghiên cứu của Lee S (2009),
34% người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có hội
chứng ruột kích thích, tỷ lệ này cao gấp 4,7 lần so
với những đối tượng khơng có rối loạn lo âu lan
tỏa(7). Các triệu chứng về tiêu hóa như: khơ
miệng chiếm: 83,9%, buồn nơn khó chịu thượng
vị chiếm 80,6%, nuốt nghẹn ít gặp nhất 69,4%
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị

Phước Bình, tỉ lệ triệu chứng khô miệng là
82,8%. Trong tiêu chuẩn chẩn đốn RLLALT đây
là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn
đoán.
Những triệu chứng cơ thể khác cũng rất
thường gặp là: những cơn nóng bừng, nóng lạnh
90,3%, chóng mặt, chống váng 88,7%, vã mồ hôi
83,9%, run tay chân 85,5%, tê cóng, kim châm
75,8%., căng cơ, đau ít gặp nhất 67,7%. Các triệu
chứng này gây nhiều phiền toái cho người bệnh
và cũng thường là lý do người bệnh cho rằng
mình mắc các bệnh thực thể nên họ khơng tới
khám tại phịng khám chuyên khoa tâm thần
thời gian đầu. Kết quả nghiên cứu tương đồng
với kết quả của một số tác giả trong nước khi
nhận thấy người bệnh RLLALT thường gặp
triệu chứng chóng mặt, khơng vững, ngất xỉu
những cơn nóng lạnh 84,14%, chóng mặt 80%, vã
mồ hơi 77,78%, run tay chân 71,11%(2).
Mức độ rối loạn lo âu trung bình xuất hiện ở
hầu hết các nhóm tuổi. 100% nhóm tuổi 18-25 lo
âu ở mức độ trung bình. Nhóm tuổi 56-65 thì
mức độ lo âu trung bình chiếm 77,8%, nhóm tuổi
36-45 mức độ lo âu trung bình là 62,5%. Nhóm
tuổi 26-35 lo âu trung bình là 50%. Ở nhóm đối
tượng trên 65 tuổi, lo âu ở mức độ nặng chiếm tỷ
lệ cao 100%. Tỷ lệ này ít hơn ở các nhóm tuổi
khác, khơng xuất hiện ở nhóm từ 18-25 tuổi và
nhóm từ 26-35 tuổi. Điều này cho thấy rằng,
nhóm tuổi càng trẻ thì khả năng đối phó với các


Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
sang chấn tốt hơn. Tuổi càng lớn, mức độ lo âu
càng nặng.
Hầu hết các bệnh nhân đến các chuyên khoa
khác trước khi đến được chuyên khoa tâm thần,
nơi có tỉ lệ bệnh nhân đến khám nhiều nhất đó là
chuyên khoa tim mạch với 96,8%, chuyên khoa
tiêu hoá 71%, thần kinh 45,2%, tiếp đến là các
chuyên khoa cơ xương khớp, đơng y, hơ hấp và
nội tiết Điều này có thể được giải thích bởi
RLLALT khơng những đặc trưng bởi tình trạng
lo âu q mức khơng kiểm sốt được mà cịn
kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể nổi trội. Bệnh
nhân lo lắng vì các triệu chứng cơ thể hơn là các
triệu chứng tâm thần. Rối loạn lo âu lan tỏa là rối
loạn thường gặp ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban
đầu, các triệu chứng cơ thể, đặc biệt là các biểu
hiện tăng quá mức hoạt động thần kinh tự trị
thường làm cho bệnh nhân đến khám tại các
chuyên khoa thần kinh, tim mạch. Những than
phiền về các rối loạn dạ dày ruột trên bệnh nhân
rối loạn lo âu lan tỏa hay gặp ở chun khoa tiêu
hóa… Chính vì vậy, bệnh nhân thường tiếp cận
với chuyên khoa tâm thần sau khi đã khám và
điều trị tại các chuyên khoa khác một thời gian.
Thêm vào đó, bệnh nhân thường mất nhiều thời
gian để chẩn đốn bệnh và được dùng các loại

thuốc, có thể gặp các tác dụng không mong
muốn của thuốc làm tăng nặng các triệu chứng
của rối loạn lo âu lan tỏa. Việc chậm trễ trong
chẩn đoán gây trở ngại lớn cho điều trị và làm
tăng gánh nặng về chi phí cho bệnh nhân.
Nghiên cứu của Nguyễn Phước Bình trên 90
bệnh nhân RLLALT được điều trị tại Viện Sức
khỏe Tâm thần, bệnh viên Bạch Mai cũng cho
kết quả khá tương đồng(4).
Ở Bảng 4, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
54,8% đối tượng nghiên cứu không đến khám
chuyên khoa tâm thần sớm với lý do là sợ mắc
bệnh tâm thần, 27,4% số người không biết bệnh
viện tâm thần là nơi điều trị rối loạn lo âu, 17,7%
số người không đến khám sớm là do mặc cảm
với bệnh tâm thần. Đại đa số người dân còn kỳ
thị, mặc cảm với bệnh tâm thần. Do đó cần phải
tăng cường cơng tác truyền thơng, giáo dục sức

195


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
khoẻ tâm thần cho người dân ở cộng đồng.
Kết quả Bảng 5 cho thấy chỉ có 16,1% các
bệnh nhân đến đúng chuyên khoa tâm thần
trong năm đầu tiên khởi phát bệnh. Phần lớn
bệnh nhân sau 1-2 năm phát bệnh mới đến khám
chuyên khoa tâm thần. Trong nghiên cứu của
chúng tôi 27,4% người bệnh khám sau 1-2 năm

khởi phát. Điều này có thể được giải thích là do
đặc điểm lâm sàng của RLLALT gồm triệu
chứng lo âu và các triệu chứng cơ thể kèm theo.
Bệnh nhân thường đi khám vì các triệu chứng cơ
thể là chính ít khi đi khám vì triệu chứng lo âu.
Bệnh nhân chỉ đi khám khi xuất nhiều triệu
chứng và các triệu chứng ảnh hưởng chất lượng
cuộc sống và công việc. Nghiên cứu của chúng
tơi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Phước Bình(4).
Có mối tương quan thuận giữa mức độ rối
loạn lo âu lan toả với mức độ trầm cảm theo thang
điểm PHQ9. Nghĩa là người bệnh mắc RLLALT
càng nặng thì có nguy cơ trầm cảm nặng.

KẾT LUẬN
Người bệnh thường có nhiều hơn một triệu
chứng khởi phát, những triệu chứng khởi phát
thường gặp của rối loạn này là khó ngủ, hồi hộp,
tim đập nhanh, lo lắng quá mức. Các triệu
chứng khác như cảm giác tê châm chích, khó
chịu vùng thượng vị, căng thẳng bồn chồn cũng

196

Nghiên cứu Y học
chiếm tỷ lệ cao trong rối loạn lo âu lan tỏa.
RLLALT trên nữ giới nhiều hơn nam giới (67,7%
và 32,2%) và nhóm tuổi từ 18-25 có biểu hiện
khởi phát bệnh và từ 56 tuổi trở lên biểu hiện

bệnh càng nặng, Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
cho thấy mối tương quan nhất định giữa rối loạn
lo âu lan tỏa và trầm cảm (p <0,001, r=0,46).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

Đinh Đăng Hòe (2000). Rối loạn lo âu. Bài giảng chuyên đề tâm
thần học. Bộ môn tâm thần – Đại học Y Hà Nội, pp.28.
Trần Nguyễn Ngọc - Nguyễn Kim Việt (2016). Đặc điểm lâm
sàng rối loạn lo âu lan toả trên người bệnh điều trị tại Viện sức
khoẻ tâm thần Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu Y học, 3(101):116172.
Kessler RC, Berglund PA, Demler O et al (2005). Lifetime
prevalence and age-of-onset distributions of DSM - IV disorders
in the National Comorbidity Survey Replication (NCS- R).
Archives of General Psychiatry, 62(6):593-602.
Nguyễn Thị Phước Bình (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ
Chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.

Stein DJ (2009). Generalized axiety disorders. In: Dan J. Stein.
Textbook of anxiety disorders, 2nd ed, pp.125-126. American
Prychiatric Publishing, America.
Hocaoglu C, Yeloglu CH, Polat S (2011). Cardiac Diseases and
Anxiety Disorder. In: Ágnes Szirmai. Anxiety and Related
Disorders, 1st ed, pp.32-36. InTech, Croatia.
Lee S (2009). Irritable Bowel Syndrome is Strongly Associated
with Generalized Anxiety Disorder: A Community Study.
Alimentary Pharmacology & Therapeutics, 30(6):643-651.

Ngày nhận bài báo:

16/06/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

01/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×