Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân được thực hiện oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.77 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN
ĐƯỢC THỰC HIỆN OXY HOÁ MÁU QUA MÀNG NGỒI CƠ THỂ
Cao Thành Chương1, Nguyễn Q Hưng2, Trần Hồng An2, Ngô Việt Anh2, Lê Nguyên Hải Yến2,
Phạm Minh Huy2, Trần Thanh Linh2, Trương Thị Việt Hà2, Phan Thị Xuân2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Oxy hố qua màng ngồi cơ thể (ECMO) là kĩ thuật hỗ trợ sự sống được ứng dụng ngày càng
phổ biến trên các bệnh nhân suy hô hấp và/hoặc suy tuần hồn nặng khơng đáp ứng với điều trị thơng thường.
Mặc dù kĩ thuật ECMO đã có nhiều tiến bộ, tỉ lệ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân ECMO vẫn cịn cao. Trong
đó, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là biến chứng thường gặp làm gia tăng thời gian nằm viện, chi phí y tế và tỉ
lệ tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm vi sinh, các yếu tố nguy cơ (YTNC) của NKBV trong quá
trình hỗ trợ ECMO và mối liên quan với các kết cục lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả hồi cứu, thực hiện tại khoa Hồi sức
cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy trên bệnh nhân người lớn được thực hiện ECMO từ tháng 12/2018 đến tháng
1/2020. Bệnh nhân được ghi nhận các NKBV xảy ra từ 24 sau thi khởi động ECMO đến 48 giờ sau khi kết thúc
ECMO. NKBV được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của CDC/NHSN 2008 về nhiễm khuẩn liên quan chăm sóc y tế.
Kết quả: Có 106 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ NKBV trong quá trình hỗ trợ ECMO là 37,7%
với tuần suất trung bình là 64,1 đợt/1000 ngày ECMO. Acinetobacter baumannii là tác nhân vi sinh gây NKBV
phổ biến nhất chiếm 52% các trường hợp và có tỉ lệ đề kháng kháng sinhcao. Thời gian hỗ trợ ECMO là YTNC
của NKBV duy nhất với OR 1,24 cho mỗi ngày ECMO. Tỉ lệ tử vong của nhóm có NKBV cao hơn nhóm khơng
NKBV có ý nghĩa thống kê ở cả ba thời điểm: kết thúc ECMO, chuyển khỏi ICU và xuất viện. Nhóm NKBV
trong q trình hỗ trợ ECMO có thời gian nằm viện cao hơn so với nhóm khơng NKBV.
Kết luận: NKBV trong quá trình hỗ trợ ECMO là biến chứng thường gặp và gia tăng theo thời gian hỗ trợ
ECMO. NKBV trong q trình hỗ trợ ECMO có liên quan với các kết cục bất lợi.
Từ khoá: nhiễm khuẩn bệnh viện, oxy hố máu qua màng ngồi cơ thể


ABSTRACT
NOSOCOMIAL INFECTIONS DURING EXTRACOPOREAL MEMBRANE OXYGENATION
Cao Thanh Chuong, Nguyen Qui Hung, Tran Hoang An, Ngo Viet Anh, Le Nguyen Hai Yen,
Pham Minh Huy, Tran Thanh Linh,Truong Thi Viet Ha, Phan Thi Xuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 13 - 18
Background: Extracoporeal membrane oxygenation (ECMO) is a life support method increasingly applied
in severe respiratory failure and/or circulation failure patients who are unresponsive to optimalroutine
therapeutics. Despite improvements of ECMO technique, incidence rate of complications and mortality rate are
still high. Nosocomial infection is a common consequence of ECMO that is related to increasing hospital stay,
healthcare cost and death.
Bộ môn Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Cao Thành Chương ĐT: 0837484494
Email:

1
2

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

13


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Objectives: Todetermine rate, microbiological features, risk factors and outcomes of nosocomial infections
during ECMO.
Method: This is a retrospective study conducted at ICU, Cho Ray hospital in ECMO patients admited from

December 2018 to January 2020. Patients were judged whether suffering from infections from 24 hours after
ECMO initiation to 48 hours after ECMO weaning based on CDC/NHSN surveillance definition of health careassociated infection and criteria for specific types of infections in the acute care setting.
Results: A total of 106 patients were included. Nosocomial infections related to ECMO rate was 37.7%
(64.1 episodes per 1000 days of ECMO).Acinetobacter baumanniiwas the leading agents causing infectons
(52%), having high rate of antibotics resistance. Length of ECMO was the only risk factor of nosocomial infection
with OR 1.24. Infected patients had higher mortality rates at three specific times: ECMO weaning, ICU discharge
and hospital discharge and had longer hospital length of stay, compared to free-of-infection patients.
Conclusion: Nosocomial infection during ECMO was a frequent complication with the probability
increased with the duration of support. This consequence was related to adverse outcomes.
Keywords: nosocomial infections, Extracoporeal membrane oxygenation

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Việc ứng dụng kĩ thuật Oxy hố qua màng
ngồi cơ thể (ECMO) đã gia tăng đáng kể trong
thập kỉ qua. Hiện nay, chỉ định ECMO được mở
rộng trên những bệnh nhân ngừng hơ hấp tuần
hồn khơng đáp ứng với điều trị hồi sinh nâng
cao, hỗ trợ cho các bệnh nhân chờ ghép tim, phổi
hoặc sau ghép với tình trạng tuần hồn và/hoặc
hơ hấp khơng ổn định. Mặc dù có nhiều tiến bộ
về kĩ thuật, chất liệu của hệ thống ECMO, kinh
nghiệm điều trị và theo dõi bệnh nhân ECMO,
biến chứng và tử vong ở bệnh nhân ECMO vẫn
còn cao. Trong đó, nhiễm khuẩn bệnh viện
(NKBV) là biến chứng thường gặp. Bệnh nhân
người lớn được thực hiện ECMO có tỉ lệ NKBV
là 21% theo báo cáo của ELSO(1,2).


Đối tượng nghiên cứu

Những yếu tố nguy cơ (YTNC) được chứng
minh là làm tăng nguy cơ NKBV trên bệnh nhân
được hỗ trợ ECMO là: tình trạng suy giảm miễn
dịch, phương thức thực hiện ECMO, yếu tố xâm
lấn của kĩ thuật ECMO, thời gian hỗ trợ ECMO
và những biện pháp hỗ trợ cơ quan khác như
thở máy, điều trị thay thế thận(3).
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ, đặc điểm vi sinh, các yếu tố
nguy cơ của NKBV trong quá trình hỗ trợ ECMO
và mối liên quan với các kết cục lâm sàng.

14

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
được thực hiện ECMO được đưa vào nghiên cứu
tại khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) bệnh viện Chợ
Rẫy, từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân (BN) có thời gian điều trị ICU ít
hơn 24 giờ.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Quan sát mô tả hồi cứu
Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tớnh theo cụng thc:
2

ổ 1.96 ử
nỗ
p(1- p)
ố m ữứ
Trong ú m là sai số (10%), p là tỉ lệ NKBV,
theo số liệu từ tổ chức ELSO tỉ lệ này là 21%(1,2),
cỡ mẫu cần là n = 64.

Cách tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và
khơng có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào
nghiên cứu. Xác định các NKBV xảy ra từ 24 giờ
sau đặt ECMO đến 48 giờ sau rút ECMO. Ghi
nhận tác nhân gây bệnh và đặc điểm kháng

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
kháng sinh dựa trên kết quả cấy bệnh phẩm và
kháng sinh đồ. Phân tích đơn biến và đa biến tìm
yếu tố nguy cơ của NKBV liên quan ECMO và
tìm mối liên quan giữa NKBV với kết cục của
bệnh nhân.

Thu thập số liệu
Theo bảng thu thập số liệu.

Định nghĩa biến số
NKBV liên quan ECMO là những NKBV
xảy ra từ 24 giờ sau khi khởi động hệ thống
ECMO đến 48 giờ sau khi kết thúc hỗ trợ
ECMO, được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn
của CDC/NHSN 2008 về nhiễm khuẩn liên
quan chăm sóc y tế(4). Nhiễm khuẩn huyết
(NKH): là nhiễm khuẩn huyết được xác nhận
bởi cấy máu theo CDC/NHSN 2008(4). Viêm
phổi bệnh viện (VPBV): là những trường hợp
viêm phổi xuất hiện sau khi vào bệnh viện
điều trị từ 48 giờ trở lên, mà không ở trong giai
đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm
nhập viện, được chẩn đoán theo CDC/NHSN
2008(4). Viêm phổi thở máy (VPTM): là viêm
phổi xảy ra sau 48 giờ ở bệnh nhân được đặt
ống nội khí quản hoặc được thơng khí cơ học
xâm lấn. Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) được
chẩn đoán theo CDC/NHSN 2008(4).
Phương tiện nghiên cứu
Máy ECMO gồm máy Rotaflow và
Cardiohelp, hệ thống ECMO: canuyn, dây dẫn
máu, bơm và màng ECMO do công ty Maquet Getinge group sản xuất.
Thống kê
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata và
phân tích số liệu bằng phần mềm Stata. Biến số
định tính được trình bày bằng tần số và tỉ lệ
phần trăm. Biến số định lượng có phân phối
chuẩn được trình bày bằng trung bình và độ lệch
chuẩn; biến số định lượng khơng có phân phối

chuẩn được trình bày bằng trung vị và khoảng
tứ phân vị. Phân tích đơn biến và đa biến bằng
mơ hình hồi quy logistic để tìm YTNC của
NKBV và YTNC của tử vong nội viện, kết quả
được báo cáo bằng tỉ số chênh (OR) và khoảng

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm

Nghiên cứu Y học
tin cậy 95%. Trị số p <0,05 được xem là có ý
nghĩa thống kê.

Y đức
Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại
học Y Dược TP. HCM, số 84/HĐĐĐ-ĐHYD,
ngày 16/01/2020.

KẾT QUẢ
Đặc điểm của dân số nghiên cứu

Đặc điểm về tuổi và giới
Dân số nghiên cứu có tuổi trung vị là 39 với
khoảng tứ phân vị (KTPV) là 45-77; giới nam
chiếm tỉ lệ 47,2%, tỉ lệ nam/nữ là 0,9 9 (Bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm tuổi và giới
Giới Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Tuổi
p
Nam

50
47,2
48 (36-55)
Nữ
56
52,8
33 (26-44) < 0,001*

Đặc điểm về bệnh nền
Có 41 bệnh nhân (38,7%). Bệnh tim mạch và
đái tháo đường là hai bệnh nền phổ biến nhất
với tỉ lệ lần lượt là 15,1% và 9,4%.

Đặc điểm bệnh chính
Viêm cơ tim là bệnh chính phổ biến nhất với
45 ca, chiếm 42% tổng số bệnh nhân. ARDS bệnh
chính phổ biến thứ hai (35%).

Đặc điểm nhiễm khuẩn trước ECMO
Tỉ lệ nhiễm khuẩn trước khi thực hiện
ECMO là 42,5% (45/106). Ngõ vào nhiễm khuẩn
ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn trước khi thực hiện
ECMO phổ biến nhất là từ đường hô hấp (84%).

Đặc điểm độ nặng
Điểm APACHE II của dân số là 19,8 ± 7,0.
Điểm SOFA là 11,0 ± 3,1. Nồng độ lactat tại thời
điểm thực hiện ECMO trung vị cao 4,6 mmol/L
với KTPV là 2,3-9,4mmol/L.


Đặc điểm sử dụng kháng sinh ngày thực hiện
ECMO
Tỉ lệ kháng sinh phổ rộng được
ngày thực hiện ECMO khá cao
Carbapenem là kháng sinh phổ rộng
dụng phổ biến nhất (54% trên tổng

sử dụng
(67,9%).
được sử
số bệnh

15


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
nhân). Vancomycin là kháng sinh dự phòng
được sử dụng nhiều nhất (66%).

Một số biến chứng và kết cục
Tỉ lệ tử vong của dân số nghiên cứu là 29,2%.
Nhóm sống có tỉ lệ tổn thương thận cấp, NKBV
và xuất huyết quan trọng thấp hơn nhóm tử
vong có ý nghĩa thống kê (Bảng 2).
Bảng 2: Biến chứng và kết cục của bệnh nhân
ECMO
Sống
Tử vong

p
(N=75)
(N=31)
Tổn thương thận cấp (n, %) 50 (66,7) 30 (96,8) 0,001*
Nhiễm khuẩn bệnh viện
23 (30,7) 17 (54,8) 0,02*
(n, %)
Xuất huyết quan trọng
17 (22,7) 18 (58,1) <0,001*
(n, %)
Biến chứng

Yếu tố
Thời gian hỗ trợ ECMO
8-14 ngày (so với 1-7 ngày)
>14 ngày (so với 1-7 ngày)

OR
1,24
11,1
12,9

KTC 95%
p
1,09-1,41 0,001
3,8-32,0 < 0,001
3,1-54,5 < 0,001

Đặc điểm vi sinh của NKBV
Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae

và Pseudomonas aeruginosa là 3 tác nhân vi sinh
phổi biến nhất gây NKBV với tỉ lệ lần lượt là
52%, 28% và 10% (Hình 1). Acinetobacter
baumannii có tỉ lệ đề kháng kháng sinh rất cao
(Hình 2).

* Phép kiểm chi bình phương

Đặc điểm NKBV trong quá trình ECMO

Tỉ lệ NKBV
Tỉ lệ NKBV liên quan quá trình hỗ trợ
ECMO khá cao, hơn 1/3 dân số nghiên cứu
(37,7%). Tổng số đợt NKBV là 53 với tần suất
trung bình là 64,1 đợt/ 1000 ngày ECMO. Tất cả
trường hợp mắc VPBV đều là VPTM và là loại
NKBV phổ biến nhất trên bệnh nhân được thực
hiện ECMO, chiếm 39/40 ca mắc và 49/53 đợt
NKBV trong quá trình thực hiện ECMO (Bảng 3).
Bảng 3: Tuần suất NKBV trong quá trình ECMO
NKBV
Chung
Nhiễm khuẩn huyết
Viêm phổi thở máy
Nhiễm khuẩn tiết niệu

Số ca (n,%) Tần số
40 (37,7)
3 (2,8)
40 (36,8)

1 (0,9)

53
3
49
1

Hình 1: Tác nhân gây NKBV

Số đợt/1000
ngày ECMO
64,1
3,6
59,3
1,2

Các YTNC của NKBV trong quá trình hỗ trợ
ECMO
Thời gian hỗ trợ ECMO là các YTNC độc lập
duy nhất của NKBV với OR 1,24 (p <0,001). OR
gia tăng theo số ngày hỗ trợ ECMO (Bảng 4).
Bảng 4: Phân tích đa biến YTNC của NKBV
Yếu tố
Tuổi
Giới (nam)
Truyền máu khi thực hiện ECMO
Thay màng ECMO

16


OR
1,04
1,16
0,42
3,83

KTC 95%
0,99-1,08
0,39-3,41
0,15-1,19
0,88-16,58

p
0,06
0,79
0,10
0,07

Hình 2: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter
baumannii

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
Mối liên quan của NKBV với các kết cục lâm sàng

So sánh tỉ lệ tử vong giữa nhóm có và khơng
có NKBV
Nhóm mắc NKBV trong q trình hỗ trợ

ECMO có tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm khơng
NKBV có ý nghĩa thống kê ở ba thời điểm: kết
thúc ECMO, xuất khỏi ICU và xuất viện (p= 0,03,
p=0,02 và p=0,02 lần lượt) (Hình 3).

Nghiên cứu Y học
Các YTNC độc lập của tử vong nội viện
Có bệnh nền và biến chứng xuất huyết quan
trọng là các YTNC độc lập của tử vong nội viện
với OR tương ứng là 4,04 và 3,89. NKBV trong
q trình hỗ trợ ECMO khơng là YTNC độc lập
của tử vong (Bảng 5).
Bảng 5: Phân tích đa biến các YTNC của TV nội viện
Yếu tố
Có bệnh nền
Điểm số APACHE II
Xuất huyết quan trọng
TTTC
NKBV trong quá trình hỗ
trợ ECMO

OR
4,04
1,08
3,89
4,95

KTC 95%
1,41-11,59
0,99-1,17

1,36-11,11
0,54-47,77

p
0,009
0,07
0,01
0,16

1,82

0,65-5,13

0,26

BÀN LUẬN

Hình 3: So sánh tỉ lệ tử vong

Thời gian nằm viện
Ngày nằm viện trung vị (KTPV) của nhóm
NKBV là 26 (12-41), nhóm khơng NKBV là 14
(10-20). Nhóm NKBV có thời gian nằm viện
dài hơn nhóm khơng NKBV có ý nghĩa thống
kê trên cả dân số tử sống và tử vong nội viện
(p <0,001 và p= 0,003) (Hình 4).

Hình 4: So sánh thời gian nằm viện

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm


Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 106
bệnh nhân người lớn cho thấy tỉ lệ NKBV liên
quan quá trình hỗ trợ ECMO là xấp xỉ 38%,
tương đương với nghiên cứu của Pieri M(5). Tỉ lệ
này cao hơn so với báo cáo của ELSO về NKBV
liên quan quá trình hỗ trợ ECMO dựa trên hai
nghiên cứu đa trung tâm của Bizzarro MJ và
Vogel AM thực hiện trên 2000 bệnh nhânngười
lớn là 21%(1,2). Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết (NKH)
xác nhận bởi nuôi cấy theo nghiên cứu của
chúng tôi là 2,8%, tần suất là 3,6 đợt/ 1000 ngày
ECMO, kết quả này tương đương nghiên cứu
của Hsu MS(6). Tỉ lệ NKH của chúng tôi thấp hơn
so với kết quả của các tác giả Aubron C(7). Tác giả
ghi nhận tất cả các trường hợp có cấy máu
dương tính, bao gồm các trường hợp liên quan
với nguồn nhiễm khuẩn khác. Bên cạnh đó,
chúng tơi ghi nhận tỉ lệ viêm phổi bệnh viện
(VPBV) là 36,8% với tần suất cao xấp xỉ 60
đợt/1000 ngày ECMO. So sánh với các nghiên
cứu quốc tế, tỉ lệ này dao động từ 4-55%(3).
NKTN đóng vai trị nhỏ hơn so với NKH và
VPBV trong những nhiễm khuẩn liên quan
ECMO với tỉ lệ từ 1-2%. Nghiên cứu của chúng
tôi cũng ghi nhận tỉ lệ NKTN tương tự là 1% với
tần suất 1,2 ca/1000 ngày ECMO. Tỉ lệ này có thể
thấp hơn thực tế vì tỉ lệ bệnh nhân được cấy
nước tiểu thấp hơn so với máu và chất tiết
đường hô hấp. Nghiên cứu của chúng tôi cũng

ghi nhận Acinetobater baumannii là tác nhân gây

17


Nghiên cứu Y học
NKBV phổ biến nhất, khác với báo cáo của
ELSO khi Staplylococci là tác nhân gây NKBV
phổ biến nhất(1). Điều này có thể giải thích bởi
việc sử dụng khác sinh dự phòng thường quy
trên tất cả các trường hợp được thực hiện thủ
thuật đặt canuyn ECMO. Acinetobacter
baumanniicó tỉ lệ đề kháng kháng sinh rất cao,
tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Sun
HY(8).
Thời gian hỗ trợ ECMO là YTNC duy nhất
của NKBV. Kết quả này tương tự một số nghiên
cứu của các tác giả quốc tế. Tác giả Hsu M báo
cáo thời gian hỗ trợ ECMO có liên quan gia tăng
nguy cơ NKBV với OR 1,15(6). Mặc dù ghi nhận
sự khác biệt về tỉ lệ tử vong nội viện giữa hai
nhóm có và khơng có NKBV, nghiên cứu không
thiết lập được mối liên quan độc lập giữa NKBV
và tử vong nội viện. Có bệnh nền và biến chứng
xuất huyết quan trọng là những YTNC độc lập
của tử vong nội viện. Các tác giả quốc tế như
Hsu MS(6), Aubron C(7) và Pieri M(5) đều không
ghi nhận sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa hai
nhóm có và khơng có KNBV.


KẾT LUẬN
NKBV trong q trình hỗ trợ ECMO là biến
chứng thường gặpvà gia tăng theo thời gian hỗ
trợ ECMO. Nhóm có NKBV trong q trình hỗ
trợ ECMO có tỉ lệ tử vongcao hơn vàthời gian
nằm viện dài hơn so với nhóm khơng có NKBV.

18

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Bizzarro MJ, Conrad SA, Kaufman DA, Rycus PM (2011).
Infections acquired during extracorporeal membrane
oxygenation in neonates, children, and adults. Pediatric Critical

Care Medicine, 12(3):277-281.
Vogel AM, Lew DF, Kao LS, Kevin PL (2011). Defining risk for
infectious complications on extracorporeal life support. Journal
of Pediatric Surgery, 46(12):2260-2264.
Biffi S, Bella S, Scaravilli V, Peri AM, Gresselli G, Alagna L,
Pesenti A, Gori A (2017). Infections during extracorporeal
membrane
oxygenation:
epidemiology,
risk
factors,
pathogenesis and prevention. International Journal of
Antimicrobial Agents, 50(1):9-16.
Horan TC, Andrus M, Dudeck MA (2008). CDC/NHSN
surveillance definition of health care associated infection and
criteria for specific types of infections in the acute care setting.
American Journal of Infection Control, 36(5):309-332.
Pieri M, Agracheva N, Fumagalli L, Greco T, Bonis M, Calabrese
MD, Rossodivita A, Zangrillo A, Pappalardo F (2013). Infections
occurring in adult patients receiving mechanical circulatory
support: the two-year experience of an Italian National Referral
Tertiary Care Center. Medicina Intensiva, 37(7):468-475.
Hsu MS, Chiu KM, Huang YT, Kao KL, Chu SH, Liao CH
(2009). Risk factors for nosocomial infection during
extracorporeal membrane oxygenation. Journal of Hospital
Infection, 73(3):210-216.
Aubron C, Cheng AC, Pilcher D, Leong T, Magrin G, Cooper
DJ, Scheinkestel C, Pellegrino V (2013). Infections acquired by
adults who receive extracorporeal membrane oxygenation risk
factors and outcome. Infection Control and Hospital Epidemiology,

34(1):24-30.
Sun HY, Ko WJ, Tsai PR, Sun CC, Chang YY, Lee CW, Chen YC
(2010). Infections occurring during extracorporeal membrane
oxygenation use in adult patients. Journal of Thoracic and
Cardiovascular Surgery, 140(5):1125-1132.e2.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

20/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Hồi Sức Cấp Cứu – Nhiễm



×