Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu treo tỉnh hưng yên và giải pháp quản lý bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là

: Dương Thị Thùy

Lớp

: 21KHMT11

Chuyên ngành

: Khoa học Mơi trường

Mã số

: 608502

Khóa học

: 2013-2015

Mã số học viên: 138440301008

Tơi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá diễn biến
chất lượng nước sông Cầu Treo, tỉnh Hưng Yên và giải pháp quản lý bảo vệ”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn.


Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
theo quy định.
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Dương Thị Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “ Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu Treo, tỉnh Hưng Yên và
giải pháp quản lý bảo vệ” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác
giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các q Thầy, Cơ trường Đại học Thủy Lợi,
bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn: PGS TS. Nguyễn
Văn Thắng, người đã giảng dạy và tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu,
thông tin khoa học cần thiết cho luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cơ giáo Phịng đào tạo đại học và Sau đại học, khoa
Môi trường - Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, Trung tâm quan
trắc môi trường tỉnh Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp các thơng tin cần thiết
cho luận văn.
Đặc biệt, để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên khích lệ
thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè trong và ngồi lớp cao
học 21MT.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2017
Tác giả luận văn


Dương Thị Thùy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Nội dung chính của luận văn ........................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT CÁC SÔNG VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU .. 4
1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước mặt các sông vùng đồng bằng sơng Hồng...... 4
1.2. Tổng quan về các chính sách quản lý tài nguyên nước và môi trường nước6
1.3. Tình hình nghiên cứu chất lượng nước sơng Cầu Treo ................................ 7
1.3.1. Tình hình ơ nhiễm nước sơng Cầu Treo .................................................... 7
1.3.2. Quy hoạch phát triển huyện Yên Mỹ và yêu cầu về bảo vệ chất lượng
nước sông Cầu Treo............................................................................................. 8
1.4. Giới thiệu lưu vực sông (LVS) Cầu Treo, tỉnh Hưng Yên ........................... 9
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 13
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG

NƯỚC SÔNG CẦU TREO, TỈNH HƯNG YÊN ............................................. 15
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu Treo ............................................ 15
2.1.1. Nước thải, rác thải sinh hoạt .................................................................... 15
2.1.2. Nguồn thải nông nghiệp .......................................................................... 16
2.1.3. Nguồn ô nhiễm nước từ các cơ sở sản xuất công nghiệp ........................ 17
2.1.4. Nguồn ô nhiễm do làng nghề................................................................... 19
2.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước sông Cầu Treo ..................................... 21
2.2.1. Đánh giá chất lượng nước trên sông Cầu Treo........................................ 21
2.2.2. Đánh giá các nguồn thải dọc sông Cầu Treo ........................................... 28
2.2.3. Đánh giá chất lượng nước sông theo chỉ số (WQI). ................................ 29
2.4. Đánh giá biến đổi chất lượng nước sơng theo mơ hình tốn QUAL2K..... 34
2.4.1. Khái qt chung về mơ hình tốn và lựa chọn mơ hình .......................... 34
iii


2.4.2. Phân đoạn và thủy lực: ............................................................................ 35
2.4.3. Thành phần mơ hình và phương trình cân bằng của các thành phần chất
lượng nước:........................................................................................................ 37
2.4.4. Cơ sở của các phản ứng:......................................................................... 39
2.4.5. Số liệu đầu vào của mơ hình: ................................................................. 40
2.4.6. Kết quả của mơ hình:............................................................................... 40
2.4.7. Hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình: .......................................................... 40
2.4.8. Các bước ứng dụng mơ hình Qual2k ...................................................... 41
2.5. Ứng dụng mơ hình chất lượng nước Qual2k mô phỏng biến đổi chất lượng
nước sông Cầu Treo .......................................................................................... 41
2.5.1. Tình hình số liệu thủy văn, thủy lực và chất lượng nước sơng Cầu Treo41
2.5.2. Tính tốn/ Ước tính tải lượng chất ơ nhiễm lưu vực sơng Cầu Treo ...... 44
2.5.3. Hiệu chỉnh xác định thông số mơ hình.................................................... 48
2.5.4. Kiểm định bộ thơng số của mơ hình và phân tích kết quả ...................... 50
CHƯƠNG III : ỨNG DỤNG MƠ HÌNH QUAL2K ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU TREO
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ....................................................................... 53
3.2. Xây dựng các kịch bản dự báo chất lượng nước ........................................ 55
3.3. Ứng dụng mơ hình để dự báo theo kịch bản .............................................. 56
3.4 . Kết luận về biện pháp quản lý nguồn thải dựa trên các kết quả tính tốn
theo kịch bản...................................................................................................... 58
3.5. Đề xuất các giải pháp chính sách quản lý lưu vực sông ô nhiễm nghiêm
trọng ................................................................................................................... 59
3.6. Đề xuất giải pháp cơng trình ...................................................................... 60
3.6.1. Đề xuất công nghệ xử lý các nguồn thải ................................................. 60
3.6.2. Đề xuất giải pháp cải tạo dòng chảy ........................................................ 62
3.7. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý ......................................................... 63
3.8. Giải pháp giám sát các dịng sơng ơ nhiễm ................................................ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 70
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 72
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CHO MƠ HÌNH. .... 76
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KẾT QUẢ ĐẦU RA CỦA MƠ HÌNH .. 77
DƯỚI DẠNG ĐỒ THỊ ...................................................................................... 77

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trưng khí hậu năm trung bình nhiều năm của trạm Hưng Yên ............ 12
Bảng 2.1. Khối lượng nước thải công nghiệp .............................................................. 22
Bảng 2.2. Tổng hợp các cơ sở, công ty xả nước thải vào sông Cầu Treo ................... 19
Bảng 2.3. Khối lượng nước thải do làng nghề vào sông. ............................................ 19
Bảng 2.4. Đặc trưng các chất ơ nhiễm có trong nguồn thải......................................... 20
Bảng 2.5. Các điểm thực đo trên sông Cầu Treo ......................................................... 21

Bảng 2.6. Mơ tả vị trí quan trắc chất lượng nước sơng Cầu Treo ............................... 23
Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Cầu Treo .............................. 24
tháng 12 năm 2014, 2015............................................................................................. 24
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá chỉ tiêu TSS theo Quy chuẩn Việt Nam .......................... 25
Bảng 2.9. Quy định các giá trị q i , BP i ......................................................................... 30
Bảng 2.10 Quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa ...................................... 31
Bảng 2.12. Bảng đánh giá chỉ số chất lượng nước ...................................................... 32
Bảng 2.13. Kết quả tính tốn chỉ số WQI sơng Cầu Treo ........................................... 33
Bảng 2.14. Kết quả chỉ số WQI sông Cầu Treo .......................................................... 33
Bảng 2.15. Các biến trạng thái của mơ hình Q2K ....................................................... 38
Bảng 2.16 Phân chia đoạn sơng tính tốn ................................................................... 46
Bảng 2.17. Hệ số phát sinh chất thải trong nước thải sinh hoạt theo TCXDVN
51:2006 ........................................................................................................................ 46
Bảng 2.18. Nồng độ BOD 5 trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành nghề sản
xuất ............................................................................................................................. 46
Bảng 2.19. Khối lượng nước thải do chăn nuôi ........................................................... 47
Bảng 2.20. Nồng độ các thành phần trong nước thải chăn nuôi .................................. 47
Bảng 2.21. Tổng hợp khối lượng BOD 5 xả vào hệ thống sông Cầu Treo .................. 47
Bảng 2.22. Giá trị sai số của hiệu chỉnh mơ hình ........................................................ 49
Bảng 2.23. Bộ thơng số của mơ hình ........................................................................... 50
Bảng 2.24. Giá trị sai số của kiểm định mơ hình......................................................... 51
Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình triển khai các chính sách quản lý tài nguyên nước...... 53
Bảng 3.2. Tổng hợp các dự án về TNN đã thực hiện của tỉnh Hưng Yên ................... 55
Bảng 3.3. Các kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 ................................. 56
Bảng 3.4. Dự báo dân số và lưu lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2020 ................. 56
Bảng 3.5. Xí nghiệp thủy nơng quản lý sơng Cầu Treo .............................................. 63
Bảng 3.6. Các vị trí được đề xuất giám sát .................................................................. 66

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu - sơng Cầu Treo ................................................ 11
Hình 1.2. Cơ cấu lao động năm 2014 .......................................................................... 13
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước dọc sông Cầu Treo ......... 22
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi của TSS tại các vị trí ..................................... 26
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện sự biến đổi của BOD 5 và COD tại các vị trí .................... 27
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD 5 trong các mẫu nước thải từ các cơ sở
sản xuất, kinh doanh .................................................................................................... 28
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD trong các mẫu nước ............................. 28
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SS trong các mẫu nước thải từ các cơ sở sản
xuất, kinh doanh .......................................................................................................... 29
Hình 2.7. Sơ đồ phân đoạn của mơ hình Q2K trong hệ thống sơng khơng nhánh...... 35
Hình 2.8. Cân bằng nước của đoạn sơng ..................................................................... 36
Hình 2.9. Cân bằng của từng thành phần chất lượng nước ......................................... 39
Hình 2.10. Đoạn sơng Cầu Treo tính tốn................................................................... 48
Hình 2.11. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình cho thơng số DO .......................................... 48
Hình 2.12. Kết quả hiệu chỉnh mơ hình cho thơng số BOD 5 ...................................... 49
Hình 2.13. Kết quả kiểm định mơ hình cho thơng số DO ........................................... 51
Hình 2.14. Kết quả kiểm định mơ hình cho thơng số BOD 5 ...................................... 51
Hình 3.1. Xu thế biến đổi BOD 5 theo KB1 ................................................................ 57
Hình 3.2. Xu thế biến đổi BOD 5 theo KB2 ................................................................ 57
Hình 3.3. Xu thế biến đổi BOD 5 theo KB3 ................................................................ 58
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gia súc cho 1 khu dân cư ........ 61

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BOD 5

: Nhu cầu oxy sinh học.

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường.

CBOD

: Nhu cầu ôxy sinh hóa để phân hủy cacbon

DO

: Hàm lượng oxy hịa tan trong nước.

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

Q2K

: Mơ hình tốn Qual2k

Q2E

: Mơ hình tốn Qual2e

KB


: Kịch bản.

KTXH

: Kinh tế xã hội.

KCN/CCN

: Khu công nghiệp/Cụm công nghiệp

NTSH

: Nước thải sinh hoạt.

TT

: Thị trấn

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.

UBND

: Ủy ban nhân dân.


TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay quá trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ với sự phát triển kinh
tế xã hội nhanh của đất nước đang gây ra những quan ngại về ô nhiễm môi trường
không chỉ ở các thành phố lớn, các trung tâm đơ thị chính mà cịn ơ nhiễm cả ở các
vùng phụ cận, vùng nông thôn. Đối với môi trường nước, ô nhiễm được gây ra do
nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và nước thải xả ra từ nhiều hoạt động trong cơng
nghiệp, khai khống, từ các làng nghề đã và đang là một vấn đề nan giải.
Nước là tài nguyên quý giá và rất cần thiết đối với cuộc sống của con người, tuy đây
là dạng tài nguyên có thể tái tạo nhưng với việc khai thác bừa bãi, q trình sử dụng
lãng phí và khơng phù hợp đã khiến trữ lượng nước giảm dần và vô hình chung làm
mất đi giá trị vốn có của nó. Nguồn nước mặt hiện nay đang chịu các áp lực nặng nề
của quá trình phát triển, từ chức năng cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt và
sản xuất, điều hịa khí hậu trở thành nơi tiếp nhận và chứa đựng chất thải. Điều này đã
khiến cho nhiều thủy vực bị ô nhiễm nặng nề và đang là vấn đề nhức nhối cho các
nhà quản lý cũng như công tác bảo vệ mơi trường.
Hưng n với vị trí ở trung tâm của Đồng bằng Bắc Bộ, là địa phương có hệ thống
sơng ngịi chằng chịt gồm các sơng tự nhiên và sông đào, bộ phận cấu thành của hệ
thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải. Sông Cầu Treo chảy qua hai huyện Yên Mỹ và
huyện Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, dịng sơng này ngồi nhiệm vụ tưới tiêu cho nông nghiệp đang phải gánh
thêm nhiệm vụ tiêu nước cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu

nuôi trồng thủy sản và tiêu nước thải sinh hoạt đô thị và nông thôn. Mật độ dân cư
cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp tập trung trên một diện tích nhỏ, cơ sở hạ tầng về xử lý
nước thải yếu kém đã dẫn đến hiện tượng ô nhiễm trên dịng sơng. Bên cạnh đó, nước
thải và chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nước thải từ các hoạt
động nuôi trồng thủy sản chưa được xử lý triệt để là nguyên nhân gây ô nhiễm dòng
sông. Lượng nước thải ra sông Cầu Treo khoảng 5.859 m3/ngày. Chất lượng nước
sông đã vượt quá giới hạn cho phép như chỉ tiêu BOD 5 , COD, Coliform gấp 2-5 lần
so với QCVN; NH 4 ; dầu mỡ gấp 1,6-6 lần QCVN 08-MT:2015(Cột B1:dùng cho
mục đích tưới, thủy lợi). Vào mùa kiệt, một số đoạn sông nước cạn, có nhiều rác, rau
1


muống và bèo phủ kín mặt sơng gây tắc nghẽn dịng chảy làm cho khả năng pha
lỗng chất ơ nhiễm và tự làm sạch của dịng sơng rất kém.
Với tầm quan trọng của sông Cầu Treo, việc theo dõi và dự báo diễn biến chất lượng
nước cần được thực hiện nhằm bảo vệ chất lượng nước sơng. Vì thế em chọn đề tài
“Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu Treo, tỉnh Hưng Yên và giải pháp
quản lý bảo vệ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp nhằm một phần nào giúp
người dân nơi đây nhận ra tầm quan trọng và có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệ
dịng sơng cũng như mong muốn cấp chính quyền quản lý mơi trường tỉnh và các
huyện liên quan sẽ quan tâm và có biện pháp quản lý, khắc phục tránh tình trạng dịng
sơng bị ơ nhiễm nghiêm trọng trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được chất lượng và dự báo biến đổi chất lượng nước trên sông Cầu Treo,
tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất được các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước sông Cầu Treo, tỉnh Hưng
Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt sông Cầu Treo
- Phạm vi nghiên cứu : Sông Cầu Treo (từ xã Trung Hưng - huyện Yên Mỹ đến thị

trấn Bần - huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng ba phương pháp chính để tiếp cận, nghiên cứu, cụ thể là :
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Nhằm thu thập các số liệu thủy văn, thủy
lực, các nguồn ô nhiễm có tác động đến chất lượng nước sơng Cầu Treo, các yếu tố
thời tiết, khí hậu...
- Phương pháp thừa kế: Việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có một số cơ quan thực hiện trong thời gian qua. Việc
thừa kế các kết quả đã có, đánh giá các kết quả ấy trong điều kiện trước đây và hiện
nay để tìm ra những vấn đề cần bổ sung nâng cao là cần thiết.
- Phương pháp sử dụng mơ hình: là phương pháp chính sử dụng trong luận văn, cụ
thể sẽ sử dụng mơ hình chất lượng nước Qual2k để dự báo sự biến đổi của chất lượng
nước sông Cầu Treo dọc theo chiều dòng chảy.
2


5. Nội dung chính của luận văn
Luận văn có những nội dung chính như sau :
- Đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước sông Cầu Treo đoạn chảy qua
huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng n.
- Ứng dụng mơ hình tốn Qual2k để tính tốn và dự báo biến đổi chất lượng nước
sông.
- Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý, kiểm soát các nguồn gây ơ nhiễm,
bảo vệ chất lượng nước sơng.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về ô nhiễm nước mặt các sông vùng đồng bằng sông Hồng và
giới thiệu khu vực nghiên cứu.
Chương 2: Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng nước sông Cầu Treo, tỉnh Hưng
n.
Chương 3: Ứng dụng mơ hình Qual2k để nghiên cứu các biện pháp quản lý bảo vệ

chất lượng nước sông Cầu Treo, tỉnh Hưng Yên.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT CÁC SÔNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ GIỚI THIỆU KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước mặt các sông vùng đồng bằng sơng Hồng
Ơ nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chúng ta
có thể thấy rõ nhất bốn nguồn thải chính tác động đến mơi trường nước mặt ở nước ta
đó là: nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các
nguồn nước thải ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả
nước. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30 % tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ
hay kênh rạch dẫn ra sông. Vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn cũng là vùng có lượng
phát sinh nươc thải cơng nghiệp nhiều nhất chỉ sau vùng Đơng Nam Bộ.
- Ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các sông hàng năm đều tăng do tốc độ đơ thị hóa
cao. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi,
tổng số dân khu vực miền Bắc lên đến gần 31,3 triệu người (chiếm 35,6% dân số toàn
quốc). Hầu hết nước thải của các thành phố đều chưa được xử lý, trực tiếp đổ vào các
kênh mương và chảy thẳng ra sông gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Phần lớn các
đô thị đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây dựng nhưng chưa
đi vào hoạt động, hay hoạt động khơng hiệu quả.
- Ơ nhiễm do nước thải công nghiệp
Phát triển công nghiệp ở đồng bằng sơng Hồng đã có q trình lịch sử lâu dài và đã
hình thành các trung tâm cơng nghiệp, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Hưng n. Tuy vậy, đến nay vẫn cịn tình trạng nhiều khu công
nghiệp, nhà máy lớn xả thải chưa qua xử lý mà đổ trực tiếp xuống hệ thống sông hồ

xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều đoạn sông trên lưu vực.
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy:
Chất lượng nước của nhiều đoạn thuộc LVS Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm tới mức
báo động, đặc biệt vào mùa khô, giá trị các thông số BOD 5 , COD, Coliform, tại các
điểm đo đều vượt QCVN 08-MT: 2015/BTNMT nhiều lần. Khu vực đầu nguồn sông
Nhuệ, nước sơng cịn tương đối tốt nhưng sau hợp lưu với sông Tô Lịch (nguồn tiếp
4


nhận nước thải chính của các quận nội thành Hà Nội), nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm
trầm trọng (đặc biệt tại điểm Cầu Tó trở đi). Mặc dù đã được pha lỗng từ đoạn hợp
lưu với sơng Đáy trở về hạ lưu và áp dụng giải pháp điều tiết đưa nước sơng Tơ Lịch
qua hệ thống hố điều hịa Yên Sở bơm ra sông Hồng vào mùa kiệt, nước sơng Nhuệ
vẫn là ngun nhân chính gây ơ nhiễm cục bộ cho LVS Nhuệ -sông Đáy, nguồn cấp
nước sinh hoạt và sản xuất cho Thành phố Phủ Lý và một số địa phương phía hạ
nguồn.
- Ơ nhiễm do nước thải y tế
Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, là nơi
tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều trung tâm y tế lớn đang hoạt
động. Các bệnh viện đã được xây dựng hệ thống xử lý nước thải đặt trong khuôn
viên. Các cơ sở y tế với quy mô nhỏ (thuộc tuyến địa phương) phần lớn chưa được
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Với lượng nước thải lớn tổng lượng chất ô
nhiễm trong nước thải y tế cao chưa được xử lý hay xử lý không triệt để là một trong
những ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường nước mặt.
- Ơ nhiễm do nước thải nơng nghiệp, làng nghề
Hoạt động trồng trọt sử dụng phân bón khơng đúng quy trình, sử dụng q nhiều hóa
chất bảo vệ thực vật cũng đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước các lưu
vực sông. Nguyên nhân là phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất do
sử dụng quá liều lượng bị rửa trơi theo các dịng chảy mặt và đổ vào các con sơng.
Theo tính tốn chưa đầy đủ, nhu cầu sử dụng phân bón cho các hoạt động sản xuất

nơng nghiệp của khu vực phía Bắc chiếm khoảng 30 - 40% tổng nhu cầu tồn quốc.
Lượng phân bón và hóa chất nêu trên là nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho các sông
trong mùa mưa, khi các chất gây ô nhiễm bị rửa trôi sau các cơn mưa, lũ.
Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung nhiều làng nghề nhất trong cả nước
với gần 900 làng nghề (chiếm xấp xỉ 60% tổng số làng nghề trên cả nước). Các làng
nghề với quy mô sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mơ nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn khơng
có các cơng trình xử lý nước thải đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước tại
nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ngày
càng trở nên bức xúc và được cộng đồng hết sức quan tâm.
Ơ nhiễm nước sơng Bắc Hưng Hải (đoạn sông chảy qua tỉnh Hưng Yên).
5


Sơng Bắc Hưng Hải là sơng chính của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải lấy nước
trực tiếp từ sông Hồng và phân phối cho các sông của hệ thống trung thủy nông trong
tỉnh Hưng Yên. Các phụ lưu của sơng Bắc Hưng Hải thuộc địa phận Hưng n gồm
có: Sông Kim Sơn, sông Điện Biên, sông Kẻ Sặt. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và
Môi trường Hưng Yên năm 2014, do phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải chưa qua
xử lý, cụ thể là tiếp nhận nước thải của một số khu công nghiệp thuộc địa phận thành
phố Hà Nội như: Khu công nghiệp Gia Lâm, Khu công nghiệp Sài Đồng qua sông
Cầu Bây (qua cống Xuân Thụy) với lượng khoảng 7.100 m3/ngày đêm; tiếp nhận
nước thải sinh hoạt, công nghiệp và làng nghề qua sông Như Quỳnh, sông Điện Biên
(điểm tiếp nhận khu vực cầu Lực Điền) nên nước mặt trên sông Bắc Hưng Hải qua
địa phận Hưng Yên đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàm lượng nhiều chất ô nhiễm
không đạt QCVN 08-MT :2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt). Cụ thể là ơxi hịa tan trong nước (DO) thấp hơn từ 1,03 - 7,14 lần, tổng
hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn từ 1,01 - 6,22; COD cao hơn từ 1,01 - 9
lần; BOD 5 vượt từ 1,04 - 9,45 lần; PO 4 3- vượt từ 1,02 - 5,72 lần; Coliform vượt từ
1,01 - 2,34 lần; tổng dầu mỡ vượt từ 1,2 - 2 lần và một số kim loại nặng như sắt (Fe),
Thủy ngân (Hg), Asen (As).

1.2. Tổng quan về các chính sách quản lý tài nguyên nước và môi trường nước
Quan điểm về quản lý tài nguyên nước đã được Chính phủ khẳng định trong các văn
bản quy phạm pháp luật như sau:
* Luật Tài nguyên nước sửa đổi số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 và Nghị định số
120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 đã có 1 số điều quy định về quản lý tài nguyên
nước
* Thông tư 02/2009/TT-BTNMT Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước. Trong thông tư này hướng dẫn cách đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
* Quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính
tốn chỉ số chất lượng nước.
* Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành một số quy chuẩn như: QCVN 08MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt); QCVN

6


40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải cơng
nghiệp).
Nhận xét chung
Nhìn chung, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai
thác và sử dụng tài nguyên nước là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý
tài nguyên nước ở nước ta. Luật Tài nguyên nước đã thể chế hóa quan điểm, đường
lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài nguyên nước; bước
đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Cùng với các văn bản pháp luật khác về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo
vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đê điều, phòng chống lụt bão. Luật
Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần hồn thiện hệ
thống pháp luật về tài nguyên nước và môi trường ở nước ta. Nhờ đó, cơng tác quản
lý nhà nước về tài nguyên nước có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nền nếp.
1.3. Tình hình nghiên cứu chất lượng nước sơng Cầu Treo

1.3.1. Tình hình ơ nhiễm nước sơng Cầu Treo
Sông Cầu Treo trước đây chưa bị áp lực lớn của phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng
nước nói chung tốt, nguồn nước sơng có khả năng tự làm sạch cao, nước sông chưa bị
ô nhiễm đáng kể. Từ sau khi hai huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào xây dựng các khu công
nghiệp tập trung(vùng công nghiệp Phố Nối A và Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A mở
rộng), các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh; thị trấn Bần và thị trấn Yên Mỹ trở
thành trung tâm phát triển kinh tế, dịch vụ, dân cư tập trung đơng đúc hơn, hàng hóa
kinh doanh bn bán phát triển với quy mơ lớn thì áp lực chất lượng nước sông ngày
càng bị tác động, hiện tượng ô nhiễm gia tăng.
Nước thải sinh hoạt, sản xuất từ các hộ dân xung quanh được thải trực tiếp xuống
sông. Kết quả điều tra thực tế cho thấy nước sơng Cầu Treo có màu nâu đen, mùi hơi
tanh. Trên sơng có ít thực vật nổi như bèo, rau muống, có nhiều váng dầu. Theo phản
ánh của cán bộ xí nghiệp khai thác các cơng trình thủy lợi thì vào mùa hè, nhiều cá rô
phi nổi lên mặt nước lấy ôxy tuy nhiên sông chưa từng xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.
Tại đoạn sông đi qua cống Cầu Treo - xã Tân Lập, cống Cầu Vại - xã Thanh Long và
cống Cầu Lá - thị trấn n Mỹ có nhiều rác trên sơng. Tại cống Cầu Vại rau muống
và bèo phủ kín mặt sơng gây tắc nghẽn dịng chảy. Đoạn sơng từ Cầu Lác đến thị trấn
7


Bần vào mùa kiệt nước sơng có màu đen bốc mùi hơi thối, có nhiều cá chết nổi vào
mùa hè.
Hiện nay, tại tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào nói riêng, các
nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bắt đầu được quan tâm, trước tiên trong các quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, các đánh giá về chất lượng nước
chủ yếu dựa trên số liệu quan trắc hàng năm của Trung tâm quan tắc Môi trường
thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Hưng n cho các dịng sơng lớn trên địa
bàn, chưa có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước riêng của sông
Cầu Treo, kể cả việc nghiên cứu ứng dụng mơ hình tốn.
Nếu khơng có giải pháp quản lý, kiểm sốt, ngăn chặn kịp thời thì tới một thời điểm

nào đó, ơ nhiễm sẽ vượt q mức, khó có thể khơi phục được. Do đó, vấn đề nghiên
cứu, tính tốn biến đổi chất lượng nước cùng với việc xem xét các giải pháp quản lý,
kiểm sốt để giảm thiểu ơ nhiễm sơng Cầu Treo là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Quy hoạch phát triển huyện Yên Mỹ và yêu cầu về bảo vệ chất lượng nước
sông Cầu Treo.
Theo quy hoạch chung xây dựng huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên đến năm 2030 tầm
nhìn đến năm 2050 quy mơ dân số vào năm 2030 là 340.000 người với các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội chủ yếu:
- Hạ tầng xã hội: Trường mẫu giáo 50 chỗ/1000 người; trường tiểu học 60 chỗ/1000
người; trường trung học cơ sở 60 chỗ/1000 người; trường phổ thông trung học, dậy
nghề 45 chỗ/1000 người; nhà ở 30 m2/sàn/người.
- Hạ tầng kỹ thuật: Mật độ đường chính 6 km/km2 , tỷ lệ đất giao thông 30 %; chỉ tiêu
cấp nước sạch 180 – 200l/người/ngày đêm; tỷ lệ nông thôn được cấp nước sạch 100
%; chỉ tiêu thu gom rác thải và xử lý là 1kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom đạt 95%.
Các cụm cơng trình chủ yếu tại khu vực huyện n Mỹ bao gồm:
- Khu đơ thị phía Bắc đường trục trung tâm khu đơ thị phía Nam quốc lộ 5 tại khu đô
thị Phố Nối (khu đô thị SUDICO): Quy mô đất đô thị 101.455 ha; quy mô dân cư năm
2030 là 10 vạn người. Địa điểm tại xã Liêu Xá - huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
gồm:
+ Đất ở, nhà liền kề, biệt thự, chung cư; nhà cho người thu nhập thấp.
+ Đất công cộng, trung tâm thương mại, đất cây xanh, đất hạ tầng kỹ thuật...
8


- Khu đơ thị mới Phố Nối (vị trí Km33 Đường 39A - Yên Mỹ - Hưng Yên): Quy mô
đất đô thị 100 ha, được quy hoạch đồng bộ, hiện đại; quy mô dân cư năm 2030 là
3,99 vạn người, gồm:
+ Khu đất biệt thự, nhà liền kề, chung cư cao cấp.
+Các cơng trình hành chính, trường học, các siêu thị, công viên cây xanh, quảng
trường, hồ nước, trung tâm y tế, khu thể thao vui chơi, giải trí.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, mở rộng thị trấn Yên Mỹ trở thành khu đô thị
loại IV năm 2030.
- Dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ II (Mgastar Business Park) có diện tích hơn 200 ha
thuộc địa phận hai xã Trung Hòa, Trung Hưng và thị trấn Yên Mỹ (huyện Yên Mỹ).
Theo Quy hoạch trên ta thấy rằng, không những quy mô dân số tăng và các hạng mục
cơng trình xây dựng trên khu vực cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu dùng nước tăng và
lượng xả thải sẽ ngày càng tăng. Mặt khác, sông Cầu Treo là nguồn cung cấp nước
tưới cho 8/16 xã thuộc huyện Yên Mỹ. Nếu chất lượng nước sông suy giảm sẽ gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của khu vực, do đó yêu cầu quản lý và bảo vệ
ngay từ khi bây giờ là cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó, luận văn
tập trung giải quyết vấn đề này nhằm tìm ra những phương pháp, cách thức quản lý,
kiểm soát, bảo vệ một cách tốt nhất chất lượng nguồn nước sông Cầu Treo.
1.4. Giới thiệu lưu vực sông (LVS) Cầu Treo, tỉnh Hưng Yên
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Sơng Cầu Treo bắt nguồn từ cửa ra sông Bắc Hưng Hải thuộc địa phận tỉnh Hưng
Yên. Lưu vực có tọa độ địa lý từ 20036’ đến 21001’vĩ độ Bắc và từ 105053’ đến
106017’ độ kinh Đơng. Chiều dài dịng sơng khoảng 13,2 km, bao gồm địa phận hai
huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào với 9 xã, thị trấn bao gồm:
Huyện Yên Mỹ: 7 xã, 1 Thị trấn, các xã Nghĩa Hiệp, xã Liêu Xá, xã Tân Lập, Ngọc
Long, Giai Phạm, Trung Hưng, Thanh Long, Thị trấn Yên Mỹ.
Huyện Mỹ Hào: Thị trấn Bần.
Sông bắt nguồn từ ngã ba thuộc địa phận thôn Đạo Khê xã Trung Hưng (20087’40.7”
vĩ độ Bắc, 106002’57” kinh độ Đông) lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải và điểm kết

9


thúc là đoạn ngã ba sông hợp lưu với sông Bần Vũ Xã – Thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào
qua trạm bơm Yên Thổ (20094’01’’ vĩ độ Bắc, 106003’42’’ kinh độ Đơng).

Sơng Cầu Treo có nhiệm vụ tưới cho 7.867 ha và tiêu cho 7.140 ha lúa và hoa màu,
một diện tích nhỏ cho ni trồng thủy sản (khoảng hơn 30 ha).

Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu - sông Cầu Treo
10


1.4.1.2. Địa hình, địa chất
Địa hình tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, khơng có núi đồi. Địa hình thấp dần
từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông (với độ dốc 14 cm/km) xen kẽ những ô đất
trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai khơng
đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm cao nhất có cốt + 9 m đến 10 m tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn
Giang); điểm thấp nhất có cốt + 0,9 m tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ).
Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo
bằng các trầm tích bở rời thuộc kỷ Đệ Tứ, chiều dày từ 150 m đến 160 m. Theo thứ tự
địa tầng bao gồm các loại đất đá như sau:
- Các trầm tích Phistoxen, bề dày 130 m đến 140 m với các trầm tích vụn thơ. Tầng
bồi tích sơng, thành phần chủ yếu là cuội, sạn, cát đa khoáng xen kẹp các lớp sét
mỏng màu xám, màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 75 đến 80 m, nằm chính hợp trên tầng
bồi tích sơng, phân bố khắp khu vực. Tầng bồi tích sơng kiểu hỗn hợp, thành phần là
cát, sét, sét cát màu xám, màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 50 đến 60 m nằm chỉnh hợp
trên tầng bồi tích sơng, phân bố khắp khu vực.
- Các trầm tích Holoxen, bề dày 5 đến 30 m thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét
chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp: Bồi tích sơng biển hỗn hợp,
thành phần có cát, cát sét, chiều dày trên dưới 10m. Bồi tích biển, thành phần là sét cát,
sét màu xám, chiều dày 3 đến 7 m. Bồi tích sơng hiện đại, chủ yếu phân bố ở dải cục
bộ ven sông Hồng, chiều dày 3 đến 5m, thành phần là sét pha cát.
1.4.1.3. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đơng Bắc Bộ. Một năm có

bốn mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa
đơng lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3.
- Nhiệt độ khơng khí: Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C, mùa đơng
rét lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200C. Nhiệt độ khơng khí năm trung bình nhiều năm là
23,70C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,80C, tháng 7 có nhiệt độ trung bình
lớn nhất 29,60C.
- Số giờ nắng trong năm: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.276 giờ, tháng 7 có
nhiều giờ nắng nhất trong năm 215 giờ, tháng 3 có ít giờ nắng nhất 31 giờ.
11


- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối năm trung bình nhiều năm là 84%. Tháng 4 có độ ẩm
tương đối trung bình cao nhất là 88%, tháng 12 có độ ẩm tương đối trung bình thấp
nhất là 78%.
Bảng 1.1. Đặc trưng khí hậu năm trung bình nhiều năm của trạm Hưng Yên

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên qua các năm)

- Mưa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô thường từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm là 1.369mm. Tháng có lượng
mưa trung bình trong nhiều năm cao nhất là tháng 7, tháng 8, tháng 9 (219mm).
Tháng có lượng mưa trung bình trong nhiều năm thấp nhất là tháng 2 (11mm).
1.4.1.4. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải lấy nước tưới từ sông Hồng chủ yếu qua cống Xuân
Quan, lưu lượng 75 m3/s. Nước tiêu chủ yếu qua cống Cầu Xe, lưu lượng 230 m3/s, cống
An Thổ, lưu lượng 105 m3/s. Dịng chảy sơng có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ thường xảy ra
chung với mùa mưa (tháng 5 đến tháng 9). Trong mùa lũ, nước trong sông lớn chủ
yếu là do mưa lớn xảy ra trong khu vực. Nước sông dâng cao không kịp tiêu ra hệ
thống sông lớn nên thường xảy ra ngập úng một số vùng trong khu vực. Mùa kiệt,
dòng chảy trong sông chủ yếu là do nước ngầm và lượng nước tiêu bề mặt lưu vực

cũng như lượng trữ trong lịng sơng vào cuối mùa lũ cung cấp.
Mặt khác, chế độ dịng chảy của sơng Cầu Treo phụ thuộc vào chế độ cấp nước của
hệ thống Bắc Hưng Hải, nguồn cấp nước từ sông Kim Sơn thuộc hệ thống Bắc Hưng
Hải tại ngã ba thuộc địa phận thôn Đạo Khê xã Trung Hưng và cấp nước cho các xã
Nghĩa Hiệp, Liêu Xá, Tân Lập, Ngọc Long, Giai Phạm, Thanh Long, thị trấn Yên Mỹ
12


và thị trấn Bần qua trạm bơm Yên Thổ nên dịng chảy mùa kiệt của sơng cịn phụ
thuộc vào chế độ cấp nước của hệ thống Bắc Hưng Hải. Tình hình hạn hán cũng
thường xuyên xảy ra vào mùa cạn, mực nước sơng xuống thấp vì vậy việc lấy nước
tưới gặp nhiều khó khăn.
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động
Theo kết quả điều tra của Cục thống kê tỉnh Hưng Yên, dân số lưu vực sông Cầu
Treo thuộc hai huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào năm 2014 tổng là 74.862 người. Theo số
liệu niên giám thống kê tỉnh năm 2014, tỷ lệ lao động là 70 %. Mặc dù trong những
năm gần đây, cơ cấu kinh tế đang dần chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, tổng sản
phẩm của các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm
của địa phương nhưng với đặc thù là vùng thuần nông, số lao động làm trong các lĩnh
vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn đang chiếm tỷ lệ cao nhất 56,76 % tổng số lao
động, trong công nghiệp và xây dựng chiếm 24,35 % tổng số lao động, còn lại số lao
động trong lĩnh vực dịch vụ là 18,89 %.

Cơ cấu lao động (%)
Nơng, lâm nghiệp, thủy
sản

18.89
24.35


Cơng nghiệp, xây dựng

56.76

Dịch vụ

Hình 1.2. Cơ cấu lao động năm 2014
b. Kinh tế
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Hưng Yên, những năm gần đây kinh tế của các
địa phương dọc lưu vực sông cũng không ngừng phát triển. Cơ cấu kinh tế của địa
phương đang chuyển dần sang hướng công nghiệp và dịch vụ. Hai huyện Yên Mỹ và
Mỹ Hào là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Các ngành
cơng nghiệp phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao, quy mô và công nghệ đều
tăng, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năm 2014,
tổng sản phẩm của các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất là

13


47,28%, tiếp theo là tổng sản phẩm của các ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản
32,64%, các ngành dịch vụ có tỷ lệ tổng sản phẩm thấp nhất 20,08%.
c. Cơ sở hạ tầng xã hội
- Cấp điện: Huyện Yên Mỹ được cấp điện từ mạng lưới quốc gia 35 KV thuộc trạm
Phố Cao. Mạng lưới điện quốc gia đã được kéo tới 17/17 xã, thị trấn.
- Giao thơng: Tồn huyện có 295 km đường bộ, rải nhựa 50 %, bê tông 20 %, cấp
phối đá 13 %, lát gạch 17 %. Trên địa bàn huyện có 10,5 km đường quốc lộ 39A chạy
qua nối quốc lộ 5A, đưởng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội – Hưng Yên
và một số huyết mạch giao thông quan trọng khác.
- Thông tin liên lạc: Tồn huyện có 1 tổng đài điện tử, 3 bưu cục và 100 % số xã có

điểm bưu điện văn hóa xã, 100% xã, phường có điện thoại, đạt 6,5 máy/100 dân

14


CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG CẦU TREO, TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Các nguồn gây ơ nhiễm nước sơng Cầu Treo
Các nguồn thải có thể được chia thành hai loại: nguồn điểm và nguồn phân tán (hay
nguồn vùng, nguồn diện). Nguồn điểm thường lớn, có vị trí xác định và có thể nhận
biết được điểm thải vào thủy lực, nguồn điểm thường là các cơ sở sản xuất lớn.
Nguồn phân tán là nguồn thải rải rác, ví dụ như nước tràn từ các vùng nông nghiệp ra
sông, không được xếp vào loại nguồn điểm và thường được xem như nguồn thải của
một vùng. Các nguồn thải gây ô nhiễm tại sông Cầu Treo bao gồm các nguồn từ:
2.1.1. Nước thải, rác thải sinh hoạt
Lưu vực sông thuộc các xã Nghĩa Hiệp, Liêu Xá, Tân Lập, Ngọc Long, Trung Hưng,
Giai Phạm, Thanh Long, thị trấn Yên Mỹ và thị trấn Bần nên sông là nơi tiếp nhận
nước thải, rác thải sinh hoạt của các xã này. Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số
lưu vực sông là 74.862 người. Khu vực tập trung dân cư đông là Thị trấn Yên Mỹ và
thị trấn Bần do ngồi dân cư tại địa phương thì dân cư tại nơi khác đổ về rất nhiều để
làm việc tại các khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất và làng nghề. Dân số của
Thị trấn Yên Mỹ thuộc lưu vực sông Cầu Treo năm 2014 là 7.167 người, mật độ dân
số là 1.565 người/km2; Thị trấn Bần là 9.531 người, với mật độ dân số là 2.675
người/km2. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư này đổ ra kênh tiêu, từ đó đổ ra
sơng là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng kể.
Với tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt (TCXDVN 33:2006 cấp nước – mạng lưới
đường ống và cơng trình tiêu chuẩn thiết kế) khu vực thành thị (Thị trấn Yên Mỹ, Thị
trấn Bần): 120 l/người/ngày, khu vực các xã (các xã còn lại) là 80 lít/người/ngày và tỷ
lệ nước thải bằng 100% lượng nước cấp. Ước tính tổng lượng nước thải sinh hoạt từ
khu dân cư là 5.323 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, chỉ những khu dân cư nằm gần sông

mới xả nước thải vào sơng. Ước tính khối lượng nước thải từ các khu dân cư hai bên
bờ sông xả vào sông là 3.474 m3/ngày đêm, chiếm 65% khối lượng nước thải từ khu
vực dân cư.
Nước thải từ khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh và nước
thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình rửa, tắm giặt phục vụ đời sống. Do đó

15


nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, nước
thải cịn chứa nhiều loại hóa chất khác nhau, đặc biệt là chất tẩy rửa. Nước thải
thường ứ đọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối.
Nước thải từ các trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt: đây là nguồn thải có tổng lưu
lượng nước thải lớn nhất thải ra môi trường. Là nguồn nước thải tổng hợp từ nước
thải sinh hoạt tại khu dân cư tập trung; nước thải từ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các
trại chăn nuôi trên địa bàn, đây là nguồn thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nguồn
nước. Ba trạm bơm tiêu thoát nước (tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất, tiêu
thoát úng trong mùa mưa). Đối với trạm bơm tiêu thốt nước nơng nghiệp thì chỉ hoạt
động về mùa mưa do vậy mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm
của sông Cầu Treo không cao do đã được nước mưa hịa tan và làm giảm mức độ ơ
nhiễm trước khi thải ra sơng.
Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt trên lưu vực:
Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh mơi trường tỉnh Hưng n thì nước thải sinh
hoạt một phần được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại tại các hộ gia đình, cơ quan, chủ
yếu là nước thải từ khu dân cư tại thị trấn, tỷ lệ nước thải được xử lý từ dân cư nông
thôn cịn rất ít (chiếm khoảng từ 20% - 30%). Có thể thấy, nước thải sinh hoạt hiện
đang là nguồn thải chủ yếu gây ơ nhiễm chính trên sơng Cầu Treo.
2.1.2. Nguồn thải nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất chính tại địa phương. Sản xuất nơng
nghiệp có thể gây ô nhiễm nước sông bởi các hoạt động sau:

- Sử dụng phân bón hóa học vơ cơ gây ô nhiễm, đặc biệt là hiện tượng phú dưỡng.
Tuy nhiên trên đoạn sông ghi nhận chưa từng xảy ra hiện tượng này.
- Sử dụng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật gây độc hại nguồn nước, ảnh hưởng tới hệ
sinh thái thủy sinh.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách lạm dụng quá liều, phun nhiều lần, không
đúng chủng loại, một số loại nhập lậu cấm sử dụng nhưng vẫn được lưu hành đã gây
ngộ độc cho cộng đồng thông qua con đường ăn uống. Mặt khác môi trường nước tại
các hệ thống tiêu thủy nơng là nơi đón nhận trực tiếp nước nông nghiệp tiêu ra mang
theo dư lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật sau đó thải vào sơng.

16


Việc kiểm soát trữ lượng thuốc bảo vệ thực vật là vấn đề khó khăn và tốn kém. Do
vậy, từ trước tới nay người ta chưa đánh giá được một cách tương đối và đầy đủ về
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở trong nước. Nhưng bằng cách thống kê tình hình sử
dụng hiện tại, tình hình rủi ro, ngộ độc có thể biết chắc rằng thuốc bảo vệ thực vật
gây ra nhiều hậu quả xấu và đang có chiều hướng tăng mạnh. Do vậy, cần có biện
pháp kiểm sốt và phịng tránh ngay từ giai đoạn này.
Lượng rác thải ở vùng nơng thơn và tình trạng xả nước thải và ứ đọng nước phổ biến
ở nhiều địa phương đã gây ô nhiễm hầu hết nguồn nước mặt (ao hồ, sơng ngịi) đây
cũng là ngun nhân gây ra những bệnh như đau mắt đỏ, tả, tiêu chảy. Ngoài ra do
mưa, gió bão, lũ lụt đưa vào mơi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật
có hại kể cả xác chết của chúng cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
- Các hoạt động chăn nuôi cũng là một nguồn chính khiến nước sơng bị ơ nhiễm.
Theo số liệu điều tra, tổng khối lượng nước thải xả vào sông do các hoạt động chăn
nuôi của các xã thuộc lưu vực sông là 201 m3/ngày đêm trong tổng số 295 m3/ngày
đêm nước thải của chăn nuôi, chiếm 68 % tổng lượng thải.
Nước thải chăn nuôi đến từ nước thải của vật nuôi và nước rửa chuồng trại. Nước thải
chăn ni có thành phần chất ơ nhiễm tương tự nước thải sinh hoạt, chủ yếu ô nhiễm

về chất hữu cơ và coliform đến từ chất thải của vật nuôi.
Hiện nay tại địa phương, một phần nhỏ nước thải chăn ni được xử lý bằng cơng
trình khí sinh học (bể biogas). Phần lớn các cơ sở chăn ni cịn nhỏ lẻ, nằm phân
tán, khơng có cơng trình xử lý nước thải tập trung nên gây khó khăn cho quá trình xử
lý nước thải và quản lý của các cơ quan chức năng.
2.1.3. Nguồn ô nhiễm nước từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
Tuỳ theo từng ngành công nghiệp mà các nước thải cơng nghiệp có thành phần và đặc
tính khác nhau. Nước thải của các ngành cơng nghiệp thực phẩm, thí dụ như nước
thải các ngành cơng nghiệp chế biến lương thực, sản xuất sữa, công nghiệp sản xuất
giấy và bột giấy, cơng nghiệp dệt thường có thành phần tương tự như nước thải sinh
hoạt với đặc điểm là có chứa nhiều các chất ơ nhiễm hữu cơ, khi xả vào nguồn nước
sẽ tiêu hao lớn lượng ô xy hồ tan trong nước do q trình phân huỷ sinh học.
Nước thải công nghiệp của nhiều ngành sản xuất khác, thí dụ như nước thải các nhà
máy hố chất, nhà máy luyện kim, các xí nghiệp mạ điện có nhiều các hoá chất độc
17


×