Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

gốm chăm gốm chăm gốm quảng nam có màu đỏ đặc trưng của đất sét vùng này nền văn hóa chămpa trên mảnh đất việt nam đã giao thoa và để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa bản đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.55 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Gốm Chăm</b>



<b>Nền văn hóa Chămpa trên mảnh đất Việt Nam đa</b>
<b>giao thoa và để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa bản</b>
<b>địa hiện nay, như điêu khắc và nhất là những sản</b>
<b>phẩm đất nung thô sơ mộc mạc. </b>


Đất nung và gốm trang trí đang được khách du lịch Việt
Nam và nước ngoài đặc biệt quan tâm.


Ông Lê Đức Hạ là chủ cơ sở đất nung ở Điện Bàn, Quảng Nam chia sẻ:


<b>Sản phẩm đồng nội</b>


"Sản phẩm của mình làm ra chủ yếu là cho các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, nhà
vườn vì hướng người ta sử dụng chất liệu đất nung."


"Có lẽ do đô thị hóa nhiều nên người ta muốn tìm về mợt cái gì đó của đờng nợi." - Ơng
Hạ nói, cho biết cơ sở của ông cũng làm các bức phù điêu, hoa văn, tái tạo lại các vũ nữ
Chăm-pa.


Gốm Chăm được nổi tiếng nhất là ở Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận, nơi có rất nhiều tour du
lịch đưa khách tới tham quan, mua quà lưu niệm.


Giám đốc trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm ở Ninh Thuận là họa sĩ người Chăm Đàng
Năng Thọ cũng đang có nhiều tìm tòi trong ngành gốm,


cho biết bản thân say mê nét đẹp ở cổ và chân của người
phụ nữ Chăm.


"Tôi làm không khác gì bà con Chăm ở Bàu Trúc, cũng


nung rơm ngoài trời."


<b>Nét đẹp phụ nữ Chăm</b>


"Khi nung xong một tác phẩm, sáng mai lấy ra là hoàn
toàn không biết màu sắc nó như thế nào." - Ông Thọ
giải thích.


"Làm về người con gái thì tôi nghĩ hình dáng phải tròn trịa, căng đầy sức sống."
"Bây giờ ít thấy người Chăm đội, chứ trước đây ra đường phụ nữ Chăm từ lớn tới nhỏ
đều cho lên đầu đội."


"Chính vì vậy mà cái cổ của người con gái Chăm rất là đẹp, rời chân, chưa nói đến gương
mặt." - Ơng Thọ mơ tả một cách say mê.


"Gốm Quảng Nam có màu đỏ
đặc trưng của đất sét vùng này"


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chuyên gia Lê Đức Hạ nhận định nghề đất nung ở Quảng Nam thể hiện rõ nét sự giao
thoa giữa hai nền văn hóa Chăm và Kinh.


"Gốm Chăm đích thực chỉ tồn tại ở Ninh Thuận, gốm ở Quảng Nam chỉ có các họa tiết
mang hơi hám Chăm-pa."


<b>Hơi ấm gia đình</b>


"Sản phẩm của mình chân chất, chỉ là gốm nung ra, không có hóa chất nào tham gia, với
màu sắc đặc trưng là màu đỏ tươi của đất sét Quảng Nam." - Ông Hạ nói.


Khi sản phẩm của tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến, chắc chắn sẽ tạo ra nguồn


thu và việc làm cho nhiều người dân nghèo.


Với ông Hạ thì những sản phẩm từ quê nhà sẽ giúp các cư dân đô thị giảm bớt áp lực
trong cuộc sống.


"Sản phẩm đất nung nằm trong nhà sẽ tạo ra hơi ấm gia đình, làm cuộc sống đô thị nhẹ
nhàng đi."


"Khách hàng có thể mua nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy theo ý định muốn trang trí ở
đâu." - Ông Hạ tư vấn.


</div>

<!--links-->

×