Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Huong dan on thi TN mot so bai van kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.92 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN</b>


<b>(Một số bài khó trong chương trình cơ bản)</b>


<i>2008-2009</i>


<b>THUỐC </b>
<i>(Lỗ Tấn)</i>


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của tác giả Lỗ</b></i>
<i><b>Tấn . Con đường chọn nghề của Lỗ Tấn có gì đáng chú ý ?</b></i>


<i>Trả lời:</i>


- Lỗ Tấn ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân , quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết
Giang, Trung Quốc . Năm 13 tuổi , chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì
khơng có thuốc , Lỗ Tấn ơm ấp nguyện vọng học nghề thuốc,để chữa bệnh cho những
người nghèo như cha mình .


- Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc : nghề
hàng hải , khai mỏ rồi chuyển sang nghề y . Đang học nghành y ở Nhật , một lần xem
phim ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một
người Trung Quốc chống Nhật . Ơng giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể xác không
quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần . Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh
phui căn bệnh tinh thần của quốc dân , lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa . Con đường
gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận
hiện đại vừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc.


- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX : “<i>Trước Lỗ Tấn ,</i>
<i>chưa hề có Lỗ Tấn , sau Lỗ Tấn , có vơ vàn Lỗ Tấn” (Qch Mạc Nhược )</i>. Ơng được
tơn vinh là linh hồn dân tộc . Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân
để mọi người tìm cách chạy chữa , tự phấn đấu vươn lên , tự cường dân tộc . Tác phẩm


chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện , Cố hương…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Trả lời: a-Hoàn cảnh ra đời : Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919 , đúng vào</i>
lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh , sinh
viên Bắc Kinh ) bùng nổ.


<b>b-Tóm tắt tác phẩm: </b>


Một đêm mùa thu gần về sáng , Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra
pháp trường , gặp đao phủ mua một cái bánh tẩm máu tử tù về cho thằng Thuyên ,con
trai lão ăn để chữa bệnh lao.(Mua thuốc , uống thuốc )(người kể chuyện là lão Hoa)
<b>Trời sáng , quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về</b>
cái chết của tử tù . Tử tù là Hạ Du , một người cách mạng bị xử chém vì chống Nhật .
Mọi người cho Hạ Du là thằng điên , thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khơn vì đã tố cáo
cháu mình để lấy tiền thưởng . Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm được máu
để tẩm bánh bao làm thuốc (bàn về thuốc).(người kể chuyện biết tuốt)


<b>Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau , bà Hoa đi thăm mộ con ( thằng</b>
Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ăn bánh bao tẩm máu người). Bà gặp bà mẹ của Hạ
Du .Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng , nhưng sau đó bà Hoa đã bước qua ranh giới
phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho người nghèo sang khu dành cho ngưòi chết
chém để an ủi mẹ Hạ Du . Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du
có một vòng hoa (hậu quả của thuốc). (người kể chuyện là bà Hoa


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Em hiểu từ thuốc ở đây là nói về cái gì? . Hình tượng chiếc bánh bao tẩm</b></i>
<i><b>máu người mang ý nghĩa gì?. (Nghĩa tường minh của Thuốc là chỉ phương thuốc</b></i>
<i><b>chữa bệnh gì ? Thuốc ở đây còn hàm ý chỉ phương thuốc chữa những căn bệnh</b></i>
<i><b>nào nữa?)Qua nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao em hãy phát biểu chủ</b></i>
<i><b>đề truyện ngắn “Thuốc”</b></i>



<i>Trả lời: Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu</i>
<b>người:</b>


Nhan đề thiên truyện là <i><b>Thuốc</b></i><b> (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là chiếc bánh</b>
<b>bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan</b>
đề này có nhiều nghĩa .


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù
thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái
chết của ông cụ.


-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh
<b>tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người</b>
<b>dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một</b>
phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám
người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở
thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà khơng lo tìm một thứ thuốc
khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “<i>ngủ mê trong cái nhà hộp</i>
<i>bằng sắt khơng có cửa sổ”.</i>


-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc
nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và
<b>căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu</b>
để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải
phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và
mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà
lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không
hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền
thưởng.



<b>Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề</b>
tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại :
<b>nhân dân thì </b><i><b>“ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” </b></i><b>còn người cách mạng thì</b>


<i><b>“bơn ba trong chốn quạnh hiu”</b></i>


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Qua cảnh đám đông chen lấn ở pháp trường và cuộc bàn luận ở quán trà,</b></i>
<i><b>Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?</b></i>


<i>Trả lời: Hình ảnh đám đông quần chúng:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc
dân.


-Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả Khang
,người râu hoa râm…cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho
anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du
có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một
số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, cịn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm bánh bao
làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên.


<b>Tóm lại, qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám</b>
<b>đông quần chúng thật là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của</b>
đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời cịn q hạn chế.Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ
qn trong một cái nhà hộp bằng sắt khơng có cửa sổ” .Phải làm thế nào đó để thức tỉnh
họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn .


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào?Qua hình tượng</b></i>
<i><b>nhân vật Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?</b></i>



Trả lời: Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu
thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện .


Hạ Du là một người <b>yêu nước , một nhà cách mạng tiên phong , dũng cảm xả thân</b>
vì nghĩa lớn.


Nhưng anh rất <b>cô đơn ,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh .Anh đã đổ máu vì quần</b>
chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.


Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách
mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng
nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lịng kính trọng với cuộc cách
mạng này.


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển như thế nào? Nó thể hiện điều</b></i>
<i><b>gì?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng.
.Thời gian nghệ thuật đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả.


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Hình ảnh con đường mịn trong nghĩa địa có ý nghĩa gì?</b></i>


-Trả lời: Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ ,có một
<b>con đường mịn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa</b>
người nghèo phía bên phải .Con đường mịn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở
thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở
tình thương con sâu sắc.


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng vịng hoa trên mộ Hạ Du?Câu nói của bà</b></i>
<i><b>mẹ “Thế này là thế nào hàm chứa điêù gì?”</b></i>



<i>Trả lời: Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vịng hoa :</i>
<b>“hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm</b>
câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm vui
vì có người đã hiểu con mình .Đồng thời đã là câu hỏi thì địi hỏi có câu trả lời. Việc làm
của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn
đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Dựa vào đặc điểm thể loại truyện ngắn,em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của</b></i>
<i><b>truyện.</b></i>


<i>Trả lời: -Truyện có lối viết cơ đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng</i>
(chiếc bánh bao tẩm máu,vòng hoa,con đường mòn…)


-Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí
chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đơng để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh
quần chúng của truyện.


-Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm
nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.


Hỏi: <i><b>Em hãy tổng kết những kiến thức cơ bản về tác phẩm? (Phần ghi nhớ SGK)</b></i>


. Trả lời:Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”vì nhà văn đã đau nỗi đau của
dân tộc Trung Hoa thời cận đai. : “nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng
<i>sắt”, còn người cách mạng thì “bơn ba trong chốn quạnh hiu”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>SỐ PHẬN CON NGƯỜI</b>
<b>(Sơ-lơ-khơp, trích)</b>



<i>Hỏi<b>:</b></i>: <i><b>Em hãy cho biết cuộc đời đã ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của tác</b></i>
<i><b>giả Sơ-lơ-khốp như thế nào? Nêu hồn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm Số phận</b></i>
<i><b>con người?</b></i>


Trả lời:M.A.Sôlôkhôp (1905-1984)là nhà văn Nga lỗi lạc.Ơng sinh ra và lớn lên ở
tỉnh Rơxtơp thuộc vùng thảo ngun sơng Đơng và gắn bó với vùng đất trù phú đậm bản
sắc văn hoá của người cơ dắc này trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp
của lịch sử.Chưa được 17 tuổi nhưng trong nội chiến Sơ-lơ-khơp đã làm thư kí uỷ ban
xã,xố nạn mù chữ,trưng thu lương thực chống đói…Năm 17 tuổi,ơng lên Mat-xcơ-va
làm nhiều nghề vất vả như đập đá ,khuân vác ,kế toán để thực hiện giấc mơ viết
văn.Năm 21 tuổi, Sơlơkhơp đã có hai tập truyện ngắn viết về vùng sông Đông là <i>Truyện</i>
<i>sông Đông và Thảo nguyên xanh. Năm 22 tuôỉ , Sôlôkhôp trở về quê và bắt đầu viết bộ</i>
tiểu thuyết sử thi 4 tập Sơng Đơng êm đềm.Bộ tiểu thuyết hồn thành năm 1940 lúc
Sôlôkhôp 35 tuổi và ngay lập tức được tặng giải thưởng quốc gia.


-Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức bùng nổ,Sơlơkhơp tham gia với tư cách là
phóng viên chiến tranh theo sát Hồng quân trên nhiều mặt trận. Sau chiến tranh,ơng lại
lăn mình vào những hoạt động xã hội ở địa phương .Vốn sống ấy giúp ông viết thành
công tác phẩm Số phận con người thể hiện cách nhìn về cuộc sống và chiến tranh một
cách toàn diện ,chân thực.


-Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sôcôlốplà viết đúng sự thật dù đơi khi sự
thật đó khắc nghiệt, cay đắng.Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là ca ngợi
nhân dân .Do những cống hiến nghệ thuật to lớn, năm 1965,Sôlôkhôp được nhận giải
Noben về văn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>a-Hoàn cảnh ra đời : </b>


Truyện ngắn Số phận con người của Sơlơkhốp hồn thành năm 1957 mở ra một
chân trời mới cho văn học Nga, thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách


tồn diện ,chân thực.


<b>b-Tóm tắt tác phẩm: </b>


Xôcôlốp là một chiến sĩ Hồng quân Liên xô từng tham gia nội chiến. Cha mẹ, anh
chị của anh đều chết trong nạn đói.Xơcơlốp trải qua nhiều nghề để kiếm sống .Rồi anh
có vợ, có ba con và xây được một ngơi nhà ,sống hạnh phúc.


Khi chiến tranh vệ quốc chống phát xít bùng nổ, anh ra trận .Chiến đấu chừng một
năm,anh bị thương hai lần rồi bị bắt làm tù binh,bị đoạ đày trong các trại tập trung của
phát xít Đức.Năm 1944,bọn phát xít Đức thua to,phải dùng cả tù binh làm lái xe.Xơcơlốp
đã cướp xe,bắt sống tên thiếu tá phát xít, trốn thốt.Về tới đợn vị,anh mới hay tin ngơi
nhà anh bị bom phát xít nổ tan tành,vợ và hai con gái bị bom giết hại.Niềm hi vọng cuối
cùng của anh là đứa con trai bây giờ đã là một đại uý pháo binh nhưng rồi nó cũng hi
sinh ngay trong ngày chiến thắng.


<i> Chiến tranh kết thúc ,Xôcôlôp giải ngũ. Anh không về quê hương mà đến ở nhờ</i>
nhà một người bạn và làm nghề lái xe để kiếm sống. Ở đây,anh đã nhận Vania, một đứa
bé mồ côi năm tuổi làm con ni.Việc chăm sóc bé tuy vất vả nhưng có nó anh mới thấy
hạnh phúc .Trái tim rệu rã của anh dường như êm dịu lại.Cịn bé Vania tưởng tìm được
bố ruột của mình nên quấn qt bên bố khơng rời.Trong một lần lái xe,anh va phải một
con bò và bị tước bằng lái. Hai bố con lại dắt nhau đi nơi khác kiếm sống.Bé Vania hồn
nhiên vơ tư cịn anh phải gượng chống chọi với nỗi đau buồn và bệnh tim để sống và làm
chỗ dựa cho chú bé.


<i>Hỏi<b>:Hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh</b></i>
<i><b>kết thúc và trước khi gặp bé Vania được miêu tả như thế nào.</b></i>


Trả lời: Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lôp sau khi chiến tranh kết thúc và
<b>trước khi gặp bé Vania :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ngay trong ngày chiến thắng. Anh thấy như trong con người mình “có cái gì đó vỡ tung
<i>ra”, anh sống như người mất hồn. Bản thân anh lại đã hai lần bị thương ,bị đày đoạ trong</i>
trại tập trung của phát xít,bây giờ lại còn bị bệnh tim hành hạ.


-Trước nỗi đau thể xác và tinh thần quá lớn như thế nên điều dễ hiểu là anh đã quen với
việc mượn rượu giải sầu. Sự tuyệt vọng và nỗi cô đơn rất dễ đẩy anh đến vực thẳm của
sự nghiện rượu và chán đời nếu khơng có nghị lực. <i><b>Biểu dương nhân dân anh hùng</b></i>
<i><b>nhưng Sôlôkhôp cũng đã không ngần ngại khi nói đến cái giá rất đắt của chiến</b></i>
<i><b>thắng, đến nỗi đau tột cùng của con người do chiến tranh gây ra.</b></i>


<b> Việc Xô-cô-lôp nhận bé Vania làm con nuôi đã tác động lớn lao đến hai cha con</b>
như thế nào


<b>Việc Xôcôlốp nhận bé Va-ni-a làm con ni đã có tác động mạnh mẽ và lớn lao đến</b>
<b>hai cha con .Trước khi gặp Xôcôlốp,bé Vania là một chú bé mồ côi không nơi nương</b>
tựa, ai cho gì thì ăn nấy , bạ đâu ngủ đó. Trong cái nhìn của Xơcơlốp thì “…thằng bé
rách bươm xơ mướp.Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu ,lem luốc bụi bặm,bẩn như ma lem
,đầu tóc rối bù nhưng cặp mắt - cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa
đêm!”.Những chi tiết nghệ thuật trên được chọn lọc để bộc lộ sự xót thương và lịng u
<i>mến của Xơcơlốp đối với chú bé.</i>


Khi nghe tin bố mẹ nó đều chết trong chiến tranh,những giọt nước mắt nóng hổi sôi
lên trong mắt Xôcôlốp và lập tức anh quyết định sẽ nhận chú bé làm con. “Ngay lúc ấy
tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên”.Phút giây hạnh phúc bất ngờ khiến cả hai
đều chống váng : “Nó áp sát vào người tơi , toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước
gió .Cịn mắt tơi thì cứ mờ đi ,cả người cũng run lên ,hai bàn tay lẩy bẩy…”. Bé Vania
<b>vơ cùng hạnh phúc vì tưởng đã tìm lại được người cha ruột của mình cịn anh trước</b>
<b>hồn cảnh ấy ,lòng nhân hậu đã giúp anh quên nỗi đau riêng để lo cho nó. Đêm đêm</b>
,khi ngắm nhìn nó ngủ, thơm mái tóc xù của nó ,anh thấy trái tim mình êm dịu lại.Từ


nay, anh đã có người để chăm sóc u thương và để được u thương.Lịng nhân hậu đã
giúp Xôcôlôp vơi bớt nỗi đau riêng và có lí do để tiếp tục sống bởi bé Vania cịn khổ hơn
anh vì q nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b> Trả lời:Hai con người cô đơn côi cút đã vượt qua số phận bi kịch của chính </b>
<b>mình nhờ biết nương dựa vào nhau, tìm đến và sưởi ấm cho nhau.Nhưng nỗi đau </b>
<b>của Xôcôlốp là nỗi đau quá lớn, không thể nào nguôi quên được.Đêm nào anh cũng </b>
chiêm bao thấy những người thân đã quá cố và thức giấc dậy thì thấy gối đẫm nước
mắt…Cuộc mưu sinh của hai cha con cũng gặp nhiều vất vả khó khăn,vì vơ tình va phải
một con bò,anh bị tước bằng lái xe,hai cha con lại phải dắt díu nhau đi nơi khác kiếm
sống. Bé Vania cứ hồn nhiên ngây thơ còn anh phải gượng che giấu bệnh tim và nỗi đau
để tiếp tục sống và làm chỗ dựa cho chú bé.<i><b>Chính lòng nhân hậu và bản lĩnh kiên </b></i>
<i><b>cường đã giúp Xôcôlốp vượt lên nỗi đau và sự cô đơn của mình để tiếp tục sống và </b></i>
<i><b>làm chỗ dựa cho bé Vania</b></i>


Không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng vết thương lịng của Xơcơlơp khó có thể hàn
gắn được. <i><b>Đó chính là bi kịch của Xơcơlốp,và cũng là tính chân thật của số phận con</b></i>
<i><b>người sau chiến tranh.</b></i>


Hỏi<i><b>:Qua đoạn trích, Sơ-lơ-khơp nghĩ gì về số phận con người ? Ý nghĩa của việc</b></i>
<i><b>hai cha con Xôcôlốp nương tựa vào nhau?</b></i>


<b> Trả lời:Qua đoạn trích, Sơlơkhơp cho thấy số phận con người gặp rất nhiều</b>
<b>bất hạnh,nỗi đau và sự mất mát.Theo ông,con người cần phải biết dựa vào nhau để</b>
<b>có hạnh phúc Hai cha con Xơcơlốp đã tìm đến với nhau ,những người bạn đã giúp đỡ</b>
Xơcơlơp đã nói lên quan điểm đó. Đó cũng là niềm tin và hy vọng ở hạnh phúc con
người của Sơlơkhơp , một quan điểm có tính nhân văn sâu sắc.


<i> Hỏi<b>: Dựa vào đặc điểm thể loại truyện, em hãy chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của đoạn</b></i>
<i><b>trích.(</b></i>Tìm cái mới của truyện ngắn Số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến


tranh vệ quốc của nhân dân Liên xô.Cốt truyện và chi tiết thể hiện phong cách nghệ thuật
của Sôlôkhôp như thế nào?Nhân vật trong tác phẩm là những người bình thường hay vĩ
đại.?Hãy tưởng tượng về cuộc sống tương lai của hai bố con.)


Trả lời: Đặc sắc nghệ thuật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

,lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và
nhân hậu. Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Vania :<i>Thiết</i>
<i>nghĩ rằngcon người Nga đó,con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống</i>
<i>bên cạnh bố ,chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu với mọi thử thách.Đó cũng là lời</i>
nhắc nhở ,kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến
tranh.Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới:Lịch sử trong mối
quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.


<b>Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sơlơkhơp ,</b>
<b>tơn trọng tính chân thật.Tác phẩm khơng tơ hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu</b>
mà báo trước vơ vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm
kiếm hạnh phúc. Sôlôkhốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau
khổ ,chết chóc , máu me” (Lời L.Tơn-Xtơi),thể hiện một cách nhìn mới, cách mơ tả mới
hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ
thuật,nhiều chi tiết tình tiết cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật (cảnh
<i>nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Vania…)</i>


<b>Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả</b>
các quan hệ phức tạp đa dạng tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh.Tác giả
ví hai cha con Sôcôlốp là “ hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị …bão tố chiến
<i>tranh thổi bạt tới những miền xa lạ”.Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xôcôlốp đã làm</i>
nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh.Đó là những con người bình
thường mà vĩ đại ,hình ảnhcủa nhân dân Nga.



Hỏi<i><b>:</b>Qua tìm hiểu đoạn trích, hãy rút ra chủ đề, nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.</i>
<b> Trả lời: Chủ đề:</b>


Qua tác phẩm,với một dung lượng không lớn , Sôlôkhốp đã khám phá chiều sâu chiến
công hiển hách của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại với tất cả
những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được. Và trong hoàn cảnh ấy ,tác giả
ca ngợi bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xơ viết.Đó cũng là lời nhắc
nhở ,kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh.
<b>GHI NHỚ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

-Sô-lô-khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật.


<b>ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ</b>
<b>(Hê-minh- ,Trích)</b>


<i>Hỏi<b>: Em hãy cho biết những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác</b></i>
<i><b>giả Hê-minh –uê ?: </b></i>


Trả lời


<i>:a.Cuộc đời: Ơ-nít Hê-minh-uê(1899-!961) sinh tại bang Ilinoi trong một gia đình trí</i>
thức. Sau khi tốt nghiệp trung học ,ơng đi làm phóng viên.Năm 19 tuổi ,ơng tham gia
Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia sau đó bị thương và trở về Hoa Kì.
Ơng thất vọng về xã hội đương thời,tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, khơng hồ nhập
vào cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu, Hê-minh-uê
sang Pháp ,vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.Năm 1926,ông cho ra đời tiểu thuyết <i>Mặt</i>
<i>trời vẫn mọc và thật sự nổi tiếng trên văn đàn.</i>


<b>b-Sự nghiệp sáng tác:</b>



Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây
và góp phần đổi mới lơí viết truyện,tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói
chung với lối viết kiệm lời ,kiệm cảm xúc ,…Ơng đề ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm
nghệ thuật như một <i><b>tảng băng trôi</b></i> ,người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý
nghĩa và giá trị của tác phẩm. Hê-minh-uê dù viết về đề tài gì, châu phi hay châu Mĩ ,ơng
đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuối đơn giản và trung thực về con người”


Tác phẩm: Ông để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ gổm truyện ngắn,tiểu thuyết,
thơ ,hồi kí,ghi chép…Nơỉ tiếng nhất là các tác phẩm : Giã từ vũ khí, Chng nguyện hồn
<i>ai,Ơng già và biển cả…</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Hỏi<i><b>: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt và nêu sơ lược giá trị tác</b></i>
<i><b>phẩm, vị trí đoạn trích</b></i>


Trả lời:


<b>a-Hoàn cảnh ra đời : </b>


Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba,Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già
<i>và biển cả .Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Một</i>
thuỷ thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-go .Trước khi được
in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.


<b>b-Tóm tắt tác phẩm: </b>


Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xantiagô.Một con cá
kiếm lớn đã cắn câu và lôi thuyền ơng lão ra biển khơi xa. Chỉ một mình ông lão trong
khung cảnh mênh mông trời biển ,ông chuyện trị với mây nước ,chim cá , ghì chặt sợi
dây câu,đuôỉ theo con cá lớn và chiến thắng được nó .Rồi ơng lại phải chiến đấu với đàn
cá mập xông vào xâu xé con cá kiếm . Rốt cục, ông vào bờ đau đớn mệt mỏi rã rời còn


con cá kiếm chỉ còn là một bộ xương to tướng và trơ trụi.


<b>c-Giá tri tác phẩm:</b>


Thời gian ,nhân vật dường như thu hẹp đến mức cực hạn ,nhưng câu chuyện cực kì đơn
giản ấy lại gợi nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc : một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất
,đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vơ
hình ; thể nghiệm thành cơng và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước
mơ sáng tạo rồi trình bày nó ra trước mắt người đời; mối liên hệ giữa con người với thiên
nhiên…Tác phẩm được viết theo nguyên lí coi tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng
trơi”


<b>d-Vị trí đoạn trích: Ở gần cí truyện , kể lại việc ông lão Xantiagô đuôỉ theo và bắt</b>
được con cá kiếm.Lúc này ông lão và con cá đều gần kiệt sức sau hai ngày đêm đuổi bắt
trên biển khơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Hình ảnh những vịng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn <i><b>gợi </b></i>
<i><b>lên</b></i> <i><b>những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá</b></i><b> để thoát khỏi sự níu </b>
kéo bủa vây của người ngư phủ .Nó cũng dũng cảm kiên cường khơng kém đối thủ của
mình.<i><b>Những vịng lượn cũng</b><b>gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề </b></i>vì Xantiagơ
chưa thể nhìn thấy con cá mà đã có thể đốn biết nó qua bằng nỗi đau đớn ở hai bàn
tay( xúc giác )và con mắt từng trải ( thị giác) khi nhìn những vịng lượn của con cá và
níu giữ nó.


Hỏi<i><b>: ảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông</b></i>
<i><b>lão ?.Chứng minh rằng những giác quan này gợi một sự tiếp nhận từ xa đến gần ,</b></i>
<i><b>từ bộ phận đến toàn thể? </b></i>


Trả lời:Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào <i><b>những cảm nhận về thị giác và</b></i>
<i><b>xúc giác của ông lão. Những giác quan này gợi một sự cảm nhận từ xa đến gần , từ</b></i>


<i><b>bộ phận đến toàn thể, ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn.</b> Ông lão thoạt tiên chỉ nhìn</i>
thấy từng bộ phận (cái đi , thân hình, cánh vi, bộ vây …) của con cá rồi mới thấy tồn
bộ con cá với tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó.Đường lượn của con cá cũng
từ xa cho đến gần , mõm nó gần chạm vào mạn thuyền và đôi bàn tay của ông lão ngày
càng đau đớn hơn khi phải ghì sợi dây câu kéo nó.


Hỏi<i><b>: ãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới : Phải chăng ông lão chỉ cảm</b></i>
<i><b>nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn , một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt</b></i>
<i><b>đối thủ của mình ? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ có một cảm nhận khác lạ ở</b></i>
<i><b>đây , từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?.</b></i>


Trả lời:Sự cảm nhận của ông lão đối với con cá kiếm không chỉ dừng lại ở mức độ
của một người đi săn đối với con mồi của mình mà cịn cao hơn nữa <b>là sự cảm thông</b>
bộc lộ ở những lời đối thoại của ông lão với con cá . Những lời lẽ và ý nghĩ này đã biến
con cá thành một nhân vật có linh hồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Hỏi<i><b>: :So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được</b></i>
<i><b>nó.điều này gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi cá kiếm như một biểu</b></i>
<i><b>tượng? </b></i>


Trả lời:Hình ảnh con cá kiếm trước khi ông lão chiếm được nó thật là đẹp. Vẻ đẹp
của nó được miêu tả trực tiếp từ xa cho đến gần , từ cảm nhận trực tiếp đến cảm nhận
gián tiếp .Nó bình tĩnh ,cao thượng, hùng dũng ,duyên dáng…trong mắt ông lão. Sự
xuất hiện lần cuối cùng của nó thật ấn tượng : Tung mình lên khơng trung khi đã mang
cái trong mình cái chết..Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên ,là <i><b>biểu tượng cho</b></i>
<i><b>vẻ đẹp của ước mơ khát vọng kì vọng của con người.</b></i>Nhưng khi ơng lão chiếm được nó
thì da cá chuyển từ màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc , và nó nắm ườn mình trên
biển…Phải chăng đó chính là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực- nó
khơng cịn xa vời khó nắm bắt và chính vì thế mà khơng cịn đẹp đẽ ,huy hồng như
trước.



<b>Tóm lại: Qua đoạn trích ta thấy:</b>


-Hình ảnh con cá kiếm đẹp đẽ ,to lớn , mạnh mẽ ,khôn ngoan , cao thượng…biểu
tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và mơ ước của con người.


-Hình ảnh ơng lão Xan-ti-a-go quật cường ,người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ
năng nghề nghiệp điêu luyện và một quyết tâm khơng gì lay chuyển nổi biêủ tượng cho
hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực


Hỏi<i><b>: Dựa vào đặc điểm thể loại truyện, em hãy chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của</b></i>
<i><b>đoạn trích.</b></i>


Trả lời:-Cách kể chuyện:Tác giả có cách kể chuyện độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lời văn kể và lời văn miêu tả cảnh vật, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm. Nhà
văn đã 42 lần sử dụng cụm từ “ông lão (lão) nghĩ” , “ơng lão (lão) nói” như dấu hiệu của
độc thoại nội tâm để khẳng định Xan-ti-a-go là người biết phân tích tình hình, tự động
viên mình. Từ đó chân dung tinh thần ông lão hiện lên rõ nét và sức hấp dẫn của đoạn
trích vì thế cũng được tăng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>-Cách viết của Hê-minh-uê thật giản dị ,nhiều chỗ tưởng như lỏng mà lại rất chặt chẽ.</b>
Văn của ông có nhiều khoảng trống nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa , sự dụng nhiều
độc thoại nội tâm. Đó chính là biểu hiện của ngun lí <i><b>tảng băng trơi</b></i>.


Hỏi<i><b>: Hãy phát biểu chủ đề và tổng kết đoạn trích?</b></i>


Trả lời:Chủ đề : Thơng qua hình ảnh ơng lão Xantiagơ quật cường,người chiến
thắng con cá kiếm to lớn và đẹp đẽ bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê
gửi gắm một thơng điệp : trong bất kì hồn cảnh nào “ con người có thể bị tiêu diệt chứ
khơng thể bị đánh bại”



<b>_TỔNG KẾT:</b>


Hình ảnh ơng lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con các lớn nhất đời là một biểu
tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành
hiện thực.


Sự chuyển hoá từ bức tranh với những nét trần trụi , chân thực, giản dị sang một lớp
nghĩa hàm ẩn rộng lớn – đó chính là phong cách của Hê-minh-uê và cũng là sự thể hiện
ngun lí sáng tác của ơng: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”


<b>HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT (Trích)</b>
<i>(LƯU QUANG VŨ)</i>


<i> Hỏi<b>: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của tác giả</b></i>
<i><b>Lưu Quang Vũ . Hồn cảnh ra đời , tóm tắt tác phẩm và vị trí đoạn trích ?</b></i>


<i>Trả lời: 1- Tác giả :</i>


- Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng,sinh ở Phú Thọ trong một gia đình trí
thức


+Từ 1965-1970 (17-22 tuổi) vào bộ đội và được biết đến như một nhà thơ tài năng đầy
hứa hẹn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+Từ 1978-1988 (30-40 tuổi) làm biên tập viên tạp chí Sân khấu ,bắt đầu sáng tác kịch
và trở thành một hiện tượng đặc biệt của kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ
XX với những vở kịch đặc sắc như :Lời thề thứ 9, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Tơi
<i>và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt…</i>



-Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài :làm thơ, vẽ tranh, viết truyện ,viết tiểu luận…Rất
nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ được bạn đọc yêu thích :Tiếng Việt, Bầy ong trong đêm
<i>sâu…nhưng kịch là lĩnh vực thành công nhất của ông. Ông là một trong những nhà soạn</i>
kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.


-Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
<b>2- Tác phẩm:</b>


<b>a-Hoàn cảnh ra đời :</b>


<i>Hồn Trương Ba ,da hàng thịt</i> được Lưu Quang Vũ viết năm 1981 nhưng đến năm 1984
mới công diễn và gây được ấn tượng mạnh đối với công chúng trong và ngoài nước. Từ
một cốt truyện dân gian ,Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại ,đặt
ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.


<b>b-Tóm tắt tác phẩm: </b>


Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng,khoẻ mạnh, giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt
chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại
,nhập vào thể xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp
rất nhiều phiền tối : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt địi chồng, gia đình Trương Ba
cũng cảm thấy xa lạ…mà bản thân Trương Ba cũng đau khổ vì phải sống xa lạ, giả
tạo.Đặc biệt ,thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu
vốn không phải là của bản thân ông.Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền
phức phải mượn thân xác của kẻ khác,Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng
thịt và chấp nhận cái chết.


<b>3-Vị trí đoạn trích:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Hỏi<i><b>: Ý nghĩa của những lời độc thoại khẩn thiết của Hồn Trương Ba</b></i>


<i><b>“Không.Không…” Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm</b></i>
<i><b>hàm ý mà tác giả gửi gắm</b></i><b>.</b>


<b> Trả lời: -Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt:</b>


<b>*Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, nhà viết kịch</b>
đã để cho hồn Trương Ba ngồi ôm đầu một lúc lâu rồi vụt đứng dậy với những lời độc
thoại khẩn thiết ;


“-Không.Không.Tôi không muốn sống như thế này mãi1 Tôi chán cái chỗ không phải
<i>là của tôi này lắm rồi.Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này ,ta bắt đầu sợ mi,ta chỉ muốn</i>
<i>rời xa mi tức khắc !.Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái thân</i>
<i>xác này dù chỉ một lát!”</i>


<i>=>Hồn Trương Ba đang ở trong một tâm trạng bức bối đau khổ vô cùng.</i>


*Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi
Xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa
nhận.


+Xác anh hàng thịt cịn cười nhạo vào cái lí lẽ mà Hồn đưa ra để biện bạch : <i>Ta vẫn còn</i>
<i>một đời sống riêng,nguyên vẹn ,trong sạch, thẳng thắn…</i>


+Trong cuộc đối thoại này ,xác thắng thế vì biết những cố gắng để tách khỏi Xác của
Hồn là không thể nên tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười
nhạo,khi lên giọng dạy đời, chỉ trích châm chọc .Hồn lúc đầu mắng mỏ nhưng sau chỉ
buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo tiếng than,tiếng kêu vì thấm
thía nghịch cảnh của mình.


<b>=>Hàm ý mà tác giả gửi gắm vào cuộc tranh cãi này là khơng thể có một tâm hồn</b>


<b>thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những</b>
<b>nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác.Khơng thể tự an ủi mình bằng vẻ</b>
<b>đẹp siêu hình của tâm hồn. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Trả lời: Hồn Trương Ba và gia đình:


-Nỗi đau khổ và tuyệt vọng của Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với
<b>người thân.Người vợ nhất định địi bỏ đi vì “Ơng đâu phải là ơng.”Cịn cái Gái thì giận</b>
dữ vì cái bàn tay giết lợn của ông đã làm gãy chồi non ,bàn chân to bè như cái xẻng giẫm
nát cây sâm q mới ươm trong mảnh vườn của ơng nội nó…Chị con dâu sâu sắc hơn
biết thương cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng nhưng rồi cũng nói “…chính con cũng
không nhận ra thầy nữa.”…


-Nguyên nhân khiến cho người thân của Trương Ba và chính ơng rơi vào bất ổn là bởi
Trương Ba bây giờ đã thay đổi khi phải sống trong cái xác của hàng thịt. Hình ảnh ,thói
quen thơ lỗ…của anh hàng thịt khơng sai,khơng xấu nhưng nó chỉ thích hợp với bản thân
một đồ tể thơi, cịn với gia đình Trương Ba và cả chính bản thân Trương Ba thì khơng
thể chấp nhận được vì nó q xa lạ với họ.


-Nhân vật hồn Trương Ba bây giờ rơi vào cái thế bị mọi người xa lánh, sự tồn tại của
ơng vì thế mà trở nên vơ nghĩa, thậm chí nặng nề ,bức bối.


<i> Hỏi<b>: </b></i> <i><b>Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế</b></i>
<i><b>Thích về ý nghĩa của sự sống. Theo anh (chị ),Trương Ba trách Đế Thích ,người đem</b></i>
<i><b>lại cho mình sự sống : “Ơng cứ nghĩ là cho tơi sống, nhưng sống thế nào thì ơng</b></i>
<i><b>chẳng cần biết!” có đúng khơng?Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích</b></i>
<i><b>tốt lên ý nghĩa gì?</b></i>


Trả lời: Những lời độc thoại nội tâm của Trương Ba cho thấy thái độ quyết liệt
của nhân vật này khi muốn thốt khỏi tình trạng giả tạo xác một nơi hồn một nẻo của


mình : “Có thật là khơng có cách nào khác?” và sự khẳng định dứt khốt: “Khơng cần
<i>cái đời sống do mày mang lại ! Không cần!. Đây là lời độc thoại dẫn tới quyết định châm</i>
hương gọi Đế Thích một cách dứt khốt.


-Cuộc trị chuyện giữa Trương Ba và hàng thịt trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan
niệm về hạnh phúc,về lẽ sống và cái chết.Lời thoại sau đây thật có ý nghĩa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>=>Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá ,khi không được là mình thì cuộc sống ấy</b>
<b>thật vơ nghĩa. Đế Thích có cái nhìn khá hời hợt về cuộc sống của con người nói</b>
<b>chung và của Trương Ba nói riêng. Nhân vật Hồn Trương Ba đã ý thức sâu sắc về</b>
<b>tình cảnh bi hài của mình và quyết tâm giải thoát.</b>


Hỏi<i><b>:</b></i> <i><b>Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định</b></i>
<i><b>cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối .Vì sao?</b></i>


Trả lời: <i><b> </b></i> -Khi Trương Ba cương quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích
định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối .Đây là kết quả của
một quá trình diễn biến hợp lí. Hồn Trương Ba thử hình dung mình lại nhập vào xác cu
Tị và thấy rõ bao nhiêu sự rắc rối vơ lí lại tiếp tục xảy ra. Tình thương mẹ con Cu Tị
cũng là một nguyên nhân khiến ông nhanh chóng quyết định dứt khốt xin Đế Thích gọi
hồn cu Tị trở về. Hành động bẻ bó nhang của ông cho thấy ông là con người nhân hậu,
có quyết định dứt khoát và tự trọng ,hiểu ý nghĩa của cuộc sống.


-Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ mở nút một cách hợp
lí bởi nếu chậm thì việc cứu cu Tị sẽ khơng cịn kịp nữa


<b> Hỏi</b><i><b>: </b><b>Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết ?</b></i>


Trả lời: Trương Ba đã trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn
được trong sạch và hoá thân vào những sự vật thân thương ,tồn tại vĩnh viễn bên cạnh


những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại trở về với qui luật vốn có của nó. Màn
kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan và
truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân , thiện ,mỹ.


Hỏi<i><b>: Dựa vào đặc điểm thể loại KỊCH,em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của</b></i>
<i><b>tác phẩm</b></i><b> </b>


Trả lời: -Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính đã góp phần tạo nên chiều
sâu cho vở kịch ( đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân Trương Ba
và Đế Thích ..)


-Hành động kịch của nhân vật phù hợp với hồn cảnh , tính cách, góp phần phát triển
tình huống truyện (thoát xác, đốt hương , bẻ hương…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>TỔNG KẾT</b>


Qua đoạn trích, Lưu Quang Vũ đã truyền đi bức thơng điệp: Được sống làm người q
giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mà mình vốn có
càng q giá hơn.Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống theo lẽ tự nhiên
,hài hoà thể xác và tinh thần . Con người phải biết luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với
chính bản thân ,chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị
tinh thần cao q.


<b>NHÌN VỀ VỐN VĂN HỐ DÂN TỘC.</b>


<i><b>(Trần Đình Hượu )</b></i>


<i> Hỏi<b>: Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Trần Đình Hượu và bài Nhìn</b></i>
<i><b>về vốn văn hoá dân tộc.</b></i>



Trả lời: - Trần Đình Hượu (1926-1995) quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An. Từ 1963 đến 1993 , ông giảng dạy tại khoa Văn Trường đại học tổng hợp Hà
Nội. Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận
đại.


- Các cơng trình chính : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời <i>1900-1930, Nho giáo và</i>
<i>văn học Việt Nam trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền thống, Các bài giảng về tư</i>
<i>tưởng phương Đông.</i>


-Năm 2002, Trần Đình Hượu được tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và cơng
nghệ.


<b> -Văn bản được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc, in trong cuốn</b>
<i>Đến hiện đại từ truyền thống.</i>


Hỏi<i><b>: Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hố dân tộc trên cơ sở những</b></i>
<i><b>phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

chất : tôn giáo , nghệ thuật (kiến trúc ,hội hoạ ,văn học), ứng xử ( giao tiếp cộng đồng,
tập quán ), sinh hoạt (ăn, ở, mặc).


Hỏi<i><b>: Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam</b></i>
<i><b>là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hố dân tộc? Tìm một số ví dụ</b></i>
<i><b>cụ thể trong đời sống văn hố thực tiễn: Tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử,</b></i>
<i><b>sinh hoạt mang tính truyền thống của người Việt để làm rõ luận điểm này.</b></i>


<b> Trả lời: Văn hố Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hồ</b>
<b>trên mọi phương diện (tơn giáo ,nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt).</b> Thực tế cho thấy
Việt Nam có nhiều tơn giáo , nhiều dân tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ nhưng hầu như
trong lịch sử không xảy ra xung đột dữ dội về tôn giáo ,về sắc tộc. Các cơng trình kiến


trúc như chùa Tây phương, chùa Một Cột, Tháp Rùa , lăng tẩm vua chúa đời Nguyễn …
có kiến trúc với qui mơ nhỏ nhưng vẫn có những điểm nhấn tinh tế ,hài hoà với thiên
nhiên…


Đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo của văn hoá Việt Nam : “Cái đẹp vừa ý là
<i>xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ ,huy hồng, khơng say mê cái huyền ảo, kì</i>
<i>vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo,</i>
<i>vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình,hợp lí. Áo quần ,trang sức ,</i>
<i>món ăn đều khơng chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch</i>
<i>dun dáng và có qui mơ vừa phải”. </i>


- Tác giả khẳng định: “ nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam
sống có văn hố, người Việt Nam có nền văn hố của mình. Những cái thơ dã,những cái
hung bạo đã bị xố bỏ để có cái nền nhân bản. <i><b>Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam</b></i>
<i><b>là thiết thực, linh hoạt , dung hoà”</b></i>


<i>Hỏi<b>: Những đặc điểm nào có thể coi là hạn chế của vốn văn hoá dân tộc?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

triển đến tuyệt kĩ…”, Khơng chuộng trí mà cũng khơng chuộng dũng. Dân tộc chống
ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ”, “Khơng ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn
khéo”. Tác giả nhận định khái quát về bản chất của nền văn hố truyền thống: <i><b>“ Đó</b></i>
<i><b>là văn hố của dân nơng nghiệp định cư, khơng có nhu cầu lưu chuyển,trao đổi,</b></i>
<i><b>khơng có sự kích thích của đơ thị” </b></i>và lí giải về nguyên nhân của những hạn chế này :


<i><b>“Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó</b></i>
<i><b>khăn, nhiều bất trắc”</b></i>


<b> Hỏi: </b><i><b>Những tơn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của</b></i>
<i><b>Việt Nam ? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để</b></i>
<i><b>tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm sáng</b></i>


<i><b>tỏ luận điểm này?</b></i>


Trả lời: Phật giáo, Nho giáo là những tơn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đếnvăn
hoá truyền thống Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận các tôn giáo này theo hướng :


<i><b>Thiết thực, linh hoạt, dung hoà</b></i>. Những câu tục ngữ Việt Nam đã nói lên quan niệm đó :
<i>“Thứ nhất là tu tại gia , thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”… Tư tưởng nhân nghĩa ,trung</i>
quân ái quốc, tôn sư trọng đạo … của Nho giáo cũng được Việt hoá theo hướng phù hợp
với tâm lí và xã hội người Việt:“Học thầy không tầy học bạn”… “Phép vua thua lệ
<i>làng” “Việc nhân nghĩa cốt ở yên </i>


Hỏi<i><b>: Nhận định : “ Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là “thiết thực, linh</b></i>
<i><b>hoạt, dung hồ” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hố Việt Nam? Hãy</b></i>
<i><b>giải thích rõ vấn đề này?</b></i>


Trả lời: “ Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt , dung
hoà” . Đặc điểm này vừa nêu lên mặt tích cực, vừa tàng ẩn những hạn chế của văn hoá
Việt Nam.


- Đây là điểm tích cực vì :


+ Tính thiết thực khiến cho văn hố Việt gắn bó sâu sắc với đời sống cộng đồng.
Chẳng hạn nhà chùa là nơi thờ Phật tôn nghiêm nhưng đồng thời diễn ra nhiều sinh hoạt
thế tục như ma chay, cưới hỏi, nuôi nấng trẻ em cơ nhỡ…


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+Tính dung hồ là hệ quả tất yếu của hai thuộc tính trên trong văn hố của người
Việt. Các giá trị văn hoá thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau mà được
người Việt tiếp thu có chọn lọc để tạo nên sự hài hồ bình ổn trong đời sống văn hố.
=> Chính vì thế , vốn văn hố Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản, khơng sa vào tình
trạng cực đoan, cuồng tín.



-Tuy nhiên trong mặt tích cực lại tàng ẩn những hạn chế . Hạn chế ấy là vì ln dung hồ
nên thiếu những sáng tạo lớn, khơng đạt đến những giá trị phi phàm, kì vĩ. Chỉ có những
tư tưởng tơn giáo hoặc quan niện xã hội ít nhiều mang tính cực đoan mới tạo ra những
giá trị đặc sắc nổi bật (Vạn lí trường thành-Trung Quốc, Kim Tự tháp-Ai Cập). Tuy
nhiên, trong hồn cảnh địa lí , lịch sử , xã hội cụ thể của cộng đồng các dân tộc việt nam,
tính thiết thực, linh hoạt, dung hồ bảo đảm cho văn hoá Việt tồn tại qua những gian nan
bất trắc của lịch sử.


Hỏi<i><b>: Vì sao có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn</b></i>
<i><b>hố không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà cịn trơng cậy vào</b></i>
<i><b>khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hố bên ngồi. Về mặt đó</b></i>
<i><b>,lịch sử chứng minh dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”.Hãy liên hệ với thực tế lịch sử ,</b></i>
<i><b>văn hoá và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.</b></i>


Trả lời: Ta có thể khẳng định: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hố
khơng chỉ trơng cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà cịn trơng cậy vào khả năng
chiếm lĩnh, khả năng đồng hố các giá trị văn hố bên ngồi. Về mặt đó ,lịch sử chứng
minh dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”.Thực tế lịch sử , văn hố và văn học Việt Nam đã
chứng minh điều đó. Thực tiễn sử dụng chữ viết của người Việt là một ví dụ .Lúc đầu ,
ta mượn chữ Hán để sáng tác văn chương. Sau đó , ta dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt để
tạo thành chữ Nôm. Kiệt tác văn học Việt Nam thời trung đại là truyện Kiều được viết
bằng thứ chữ này. Về sau, ta lại mượn mẫu tự La tinh ghi âm tiếng Việt để tạo ra chữ
Quốc ngữ. Chữ Hán, chữ Nôm, Chữ Quốc ngữ đều tạo nên những tác phẩm mang quan
niệm Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

không thể phát triển, cũng khơng toả rạng được giá trị vốn có vào đời sống văn hoá rộng
lớn của thế giới


<b>-TỔNG KẾT : Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn hố dân tộc, tác giả đã phân tích rõ</b>


những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hố truyền thống.Bài viết có văn phong
khoa học chính xác ,mạch lạc .


</div>

<!--links-->

×