Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 35 sao của khách du lịch thuần túy nội địa ở tỉnh Đà Nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.97 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ DU LỊCH

Đề tài: Phân tích đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ
lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch thuần túy nội địa ở tỉnh
Đà Nẵng hiện nay.

Nhóm

: 03

Giảng viên hướng dẫn

: Trần Thị Kim Anh

Lớp HP

: 2106TEMG2711

Hà Nội – 2021

1


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Buổi 1


I.Thời gian, địa điểm
1.Thời gian họp nhóm: Ngày tháng năm 2021
2. Địa điểm:
II.Nội dung cuộc họp
1.Thành phần tham gia: Tất cả thành viên nhóm 3
2.Nội dung
-Thơng báo đề tài thảo luận, nhóm trưởng đưa ra công việc cụ thể
-Phân công nhiệm vụ
III.Nhận xét
Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến sôi nổi, buổi họp
thảo luận nhóm diễn ra thành cơng
Hà Nội, ngày tháng năm 2021

2


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
Bộ mơn: Quản trị dịch vụ.
Nhóm : 03
Lớp HP: 2106TEMG2711
STT

Họ Và Tên

Cơng việc

19

Nguyễn Thị Duyên


Phần

20

Trương Thị Mỹ Duyên

21

Trần Thị Hồng Gấm

22

Triệu Thị Hồng Gấm

23

Đồng Ngọc Quỳnh Giao

24

Nguyễn Thị Thu Hà

25

Nguyễn Thu Hà

26

Bùi Long Hải


27

Phan Đức Hải

3

Điểm

Chữ kí


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU DU LỊCH

5

1.1.

Khái niệm và bản chất của cầu du lịch

5

1.2.

Đặc điểm của cầu du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch

5

1.2.1.


Đặc điểm của cầu du lịch

5

1.2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch

6

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ KHÁCH SẠN 3-5 SAO
CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY NỘI ĐỊA TỚI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

6

2.1. Thực trạng về cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch thuần
túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay
6
2.2. Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch thuần
túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay
8
2.2.1. Đa dạng về đối tượng và mục đích

8

2.2.2. Có tính thời vụ

8

2.2.3. Độ co giãn về giá


9

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du
lịch thuần túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay.
9
2.3.1. Giá cả

9

2.3.2. Giá cả hàng hóa có liên quan đến hàng hóa dịch vụ có nhu cầu

10

2.3.3. Thu nhập của khách du lịch

11

2.3.4. Các dịch vụ cung ứng bổ sung

12

2.4. Đánh giá chung về cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch
thuần túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay
12
2.4.1. Thành công

12

2.4.2. Hạn chế


13

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU DỊCH VỤ
LƯU TRÚ KHÁCH SẠN 3-5 SAO CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY NỘI
ĐỊA TỚI ĐÀ NẴNG.
14
3.1. Giải pháp

14

3.2. Kiến nghị

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
4


PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU DU LỊCH
1.1.
Khái niệm và bản chất của cầu du lịch
a. Khái niệm cầu du lịch
Cầu du lịch là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà con người mua và tiêu dùng trong quá
trình đi du lịch được giới hạn trong một phạm vi thời gian và không gian xác định.
b. Bản chất cầu du lịch
Cầu du lịch có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu của dân cư
Cầu du lịch là nhu cầu được thể hiện trên thị trường hoặc thông qua thị trường

Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt mang tính tổng hợp cao
Biểu hiện sự mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên văn
hóa nơi khác
Là nguyện vọng cần thiết của con người, mong muốn giải thốt sự căng thẳng, ơ
nhiễm, tiếng ồn… để giải trí, nghỉ ngơi, tăng cường hiểu biết và phục hồi sức khỏe.
Cầu du lịch vừa mang tính đơn lẻ, vừa mang tính tổng hợp. Thể hiện thơng qua sự kết
hợp các chương trình hay dịch vụ trong chương trình du lịch.
Cầu du lịch có thể đo lường được: Kết hợp với các đặc điểm của các dịch vụ luôn gắn
liền đồng thời với quá trình tiêu dùng, nên trong thực tế thường biểu hiện cầu du lịch
gắn liền với số lượng người thực tế đã đi du lịch trong một thời kỳ nhất định.
1.2.
Đặc điểm của cầu du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
1.2.1. Đặc điểm của cầu du lịch
Cầu du lịch chủ yếu là về cầu dịch vụ: Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ như các
dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn tham quan,…Chi tiêu cho các dịch vụ
này có thể chiếm từ 2/3 đến 4/5 tổng chi tiêu cho một chuyến đi.
Cầu du lịch rất đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa dịch vụ: Đa dạng trong
từng loại hàng hóa dịch vụ riêng lẻ đến cầu du lịch với tính chất tổng hợp – sự kết hợp
các yếu tố riêng lẻ theo cách khác nhau nhằm tạo ra dịch vụ trọn gói.
Cầu du lịch dễ bị thay đổi: Cầu du lịch dễ bị thay thế bằng cầu hàng hóa dịch vụ cơ
bản khác cho tiêu dùng cá nhân vì hiện nay vẫn còn phổ biến quan niệm du lịch chưa
phải là nhu cầu thiết yếu của con người.
Đặc điểm này còn thể hiện ngay trong quá trình thỏa mãn nhu cầu du lịch (cầu đổi
hướng), thay đổi các dịch vụ cấu thành phương tiện vận chuyển, nơi cư trú,…hoặc
thậm chí một số nội dung tham quan có thể bị hủy bỏ do những nhu cầu phát sinh
khác.
Cầu du lịch có tính thời vụ (tính chu kỳ): Do tính thời vụ của tài nguyên và điểm đến
hấp dẫn du lịch của địa phương và quốc gia đó. Hơn thế, do du lịch chỉ xuất hiện vào
những thời kỳ hoặc những thời điểm nhất định như nghỉ phép, nghỉ đơng (có thời gian
5



rảnh rỗi), có thời kỳ tích lũy thu nhập, phúc lợi trong các ngày nghỉ lễ, tiền thưởng
cuối năm (có khả năng thanh tốn).
Các đặc điểm khác tính phân tán, tính lặp lại, tính lan truyền…
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
Phạm vi hẹp ( cá nhân)

Phạm vi rộng ( xã hội)

+) Giá cả của hàng hóa dịch vụ có
nhu cầu
+)Giá cả các hàng hóa dịch vụ có liên
quan ( thay thế hoặc bổ sung) với các
hàng hóa dịch vụ có nhu cầu
+)Thu nhập ( khả năng thanh toán)
của người mua
+) Thị hiếu và kiểu mốt

+) Quy mô dân số: Dân số càng đông du lịch
càng lớn
+) Phân bố dân cư theo lứa tuổi, giới tính
+) Tổng thu nhập quốc dân: quốc gia có thì
người dân sẽ có mức chi tiêu hơn cho thời
gian giải trí
+) Sự phân phối thu nhập: cơ cấu chi tiêu
của dân cư các quốc gia phần nào có sự khác
nhau tùy thuộc vào sự phân phối thu nhập.
+) Mức độ đô thị hóa: xu hướng cầu của dân
cư nơng thơn khác với dân cư thành phố

+) Tình trạng cơng nghệ
+) Chính sách của Chính phủ
+) An tồn, an ninh, chính trị…

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ KHÁCH SẠN 3-5 SAO
CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY NỘI ĐỊA TỚI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch
thuần túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay
Với vị trí là một trong ba trung tâm du lịch lớn trên bản đồ du lịch Việt Nam,
Đà Nẵng là thành phố biển xinh đẹp hiền hịa và mến khách, có thể dễ dàng đến được
bằng cả đường bộ, đường hàng không và đường thủy. Đà Nẵng là nơi bạn có thể
thưởng thức dịch vụ nghỉ dưỡng đạt chuẩn quốc tế với các thương hiệu nổi tiếng thế
giới như Intercontinental, Novotel, Crowne Plaza, Furama… Tham gia những hành
trình khám phá thiên nhiên phong phú và cảm nhận sâu sắc về đời sống và văn hóa
bản địa.
Theo nghiên cứu “Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch nội địa đối
với điểm đến Đà Nẵng” của TS. Hồ Kỳ Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, thì đối với các khách sạn từ 3 - 5 sao du khách lưu trú
từ 3 đến 5 ngày chiếm tỷ lệ khá cao 43,5%; từ 1 đến 2 ngày chiếm 31%. Ngoài ra du

6


khách lưu trú tại thành phố trên 5 ngày vẫn chiếm một tỷ lệ khá, khoảng 17,3%, tỷ lệ
du khách nội địa lưu trú tại Đà Nẵng dưới 1 ngày chiếm khá thấp, chỉ khoảng 8,2%.
Đầu năm 2020, hầu hết các khách sạn 5 sao đạt cơng suất buồng phịng vẫn
tương đối cao vì lượng khách đã đặt phịng sớm chiếm tỷ lệ tương đối cao hơn 75%
nên ít khách hủy phòng. Đặc biệt trong giai đoạn mùng 2 – mùng 4 Tết, một số khách
sạn đạt công suất buồng phòng 95-100% như Premier Village, Fusion Maia, Furama,
Crowne Plaza, Royal Lotus, Sơng Hàn,…Cơng suất buồng phịng của khối khách sạn

3 sao và tương đương đạt 20-30% (giảm 30% so với cùng kỳ năm 2019), ngày lưu trú
bình quân đạt 2,5 ngày, từ ngày 26-28/01 cơng suất buồng phịng đạt 30%.
Theo trang DANANG FANTASTICITY, đến tháng 6 năm 2020, toàn thành phố
Đà Nẵng có 20 khách sạn 5 sao, 31 khách sạn 4 sao, 44 khách sạn 3 sao cung cấp cho
thị trường lưu trú 35.655 phịng. Trong đó, khối 4-5 sao là 14.538 phòng và khối 3 sao
trở xuống là 21.117 phòng. Riêng năm 2019, khối khách sạn 4 - 5 sao tăng 1.000
phòng; khối khách sạn 3 sao tăng 18 khách sạn với 2.000 phòng. Tuy nhiên, trong nửa
đầu 2020, thị trường giảm khoảng 800 phịng, cơng suất giảm 3% theo năm và giá
phòng giảm 9% theo năm.

Theo Savills Việt Nam, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên cơng suất phòng
giảm từ 75% xuống còn 31%. Cách ly xã hội đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh
doanh của các khách sạn 3 đến 5 sao tại Đà Nẵng. Sự thiếu vắng khách du lịch dẫn tới
việc đóng cửa và việc “sang tên đổi chủ” một số khách sạn.
Trong năm mới 2021, tổng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng trong dịp đón
năm mới 2021 khách nội địa ước đạt hơn 50,3 ngàn lượt, tăng khoảng 38% so với dự
kiến trước lễ; khách có xu hướng đi lẻ, đi theo gia đình và tự đặt dịch vụ.

7


2.2. Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch
thuần túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay
2.2.1. Đa dạng về đối tượng và mục đích
Cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch thuần túy nội địa tới
Đà Nẵng hiện nay rất đa dạng về đối tượng. Đà Nẵng những năm gần đây là 1 trong
những địa điểm hấp dẫn về du lịch, vì thế mà thu hút rất đơng du khách đến thăm
quan, nghỉ dưỡng trong đó khách du lịch nội địa rất phát triển. Đối tượng đi du lịch
cũng ngày càng đa dạng về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Đối với khách du lịch
thuần túy nội địa có nhu cầu lưu trú khách sạn 3-5 sao họ là những doanh nhân, có thu

nhập khá đến cao, nhân viên văn phịng, các gia đình thường kèm theo con nhỏ.
Những khách hàng có cầu về lưu trú khách sạn 3-5 sao đến Đà Nẵng thường có yêu
cầu cao về chất lượng. Những khách sạn nổi bật đầy đủ tiện nghi mang đẳng cấp 4,5
sao như: Sandy Beach Non nước Resort, Alacarte Đà Nẵng Beach, khách sạn MorinBanahills, Gold Đà Nẵng,.... Những khách hàng là các bạn trẻ, nhân viên văn phịng
thường tìm đến khách sạn 3 sao như Sen Boutique Hotel, Cali Hotel, Lupin Boutique
Hotel,....
Cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch thuần túy nội địa tới
Đà Nẵng hiện nay rất đa dạng về mục đích. Khách du lịch thuần túy nội địa đi du lịch
Đà Nẵng cũng vì nhiều mục đích khác nhau: du lịch thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng,
khám phá, thăm thân nhân,.... Vì vậy mà cầu lưu trú cũng đa dạng. Khách du lịch
tham quan thường tìm đến các cơ sở lưu trú là các khách sạn gần trung tâm thành phố.
Khách đi du lịch nghỉ dưỡng thường đi cả gia đình thường chọn các khách sạn gần
biển, vừa có khơng gian nghỉ dưỡng lý tưởng,vừa có thời gian thư giãn ngắm biển hịa
mình vào thiên nhiên.
2.2.2. Có tính thời vụ
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy nội địa ở Đà Nẵng hiện nay
mang tính thời vụ, nghĩa là lượng khách đến lưu trú tại Đà Nẵng không đều đặn trong
năm mà thường tập trung vào một số thời điểm nhất định.
Do tính thời vụ của tài nguyên du lịch ở Đà Nẵng. Đà Nẵng là thành phố biển,
nên khi nhắc tới tài nguyên tự nhiên ở đây thì nổi bật nhất là các bãi biển. Mà tài
ngun du lịch biển lại có tính thời vụ do bị phụ thuộc vào thời tiết: cầu của khách nội
địa đi du lịch biển tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
Khi mùa mưa bão ở Đà Nẵng bắt đầu thì cũng là lúc cầu lưu trú của khách du
lịch nội địa thể hiện rõ tính thời vụ. Bãi biển thưa thớt người; phần lớn các khu du lịch
thường được xây dựng phù hợp với đón khách ngoài trời trở nên lặng lẽ; các khách
sạn, nhất là khách sạn ven biển liên tục thông báo sụt giảm cơng suất phịng. Các cơng
8


ty du lịch ví von gọi tháng 9 đến tháng 11 là mùa “ngồi chơi xơi nước”, vì hầu hết

lượng khách nội địa gần như đã dồn chương trình du lịch của mình vào mùa hè, cịn
mùa khách quốc tế lại chưa bắt đầu. Ở nhiều hãng lữ hành, lượng khách đăng ký tour
từ Đà Nẵng đi các nơi, cũng như từ hai miền Nam-Bắc về sụt giảm đến hơn 70%.
Về tài nguyên nhân văn, Đà Nẵng có nhiều các lễ hội lớn, các Festival quốc tế,
mùa pháo hoa được tổ chức trong năm. Tuy nhiên, các sự kiện này không trải đều vào
các tháng mà thường tập trung thành mùa lễ hội, nên cầu lưu trú của du khách cũng
phụ thuộc vào tính thời vụ này.
Do yếu tố thời gian rảnh rỗi của khách du lịch nội địa.Cầu du lịch chỉ xuất hiện
vào những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định khi khách nội địa có thời gian rảnh như
nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè,… đặc biệt trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch
COVID-19, mọi người học tập và làm việc online, có nhiều thời gian rảnh hơn nên đã
chọn đi du lịch ở Đà Nẵng để kích cầu du lịch trong nước vì vậy cầu lưu trú của khách
nội địa ở đây cũng tăng lên.
2.2.3. Độ co giãn về giá
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần túy nội địa cũng mang đặc điểm
nhạy cảm tương đối với giá. Nó tùy thuộc vào vào từng thị trường tiêu dùng nhất định.
Thị trường có khả năng chi trả thấp khi giá tăng thì cầu giảm, thị trường chi trả cao thì
ngược lại. Ví dụ, đối với thị trường có khả năng chi trả cao đi du lịch đến Đà Nẵng, họ
thường có nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng cao, nên giá tăng, cầu cũng tăng theo.
Nhưng đối với những người có thu nhập thấp hoặc như sinh viên có sở thích đi phượt
vào kì nghỉ tại Đà Nẵng, khả năng chi trả của họ thấp, họ thường chọn những cơ sở
lưu trú giá thấp, nên nếu giá tăng sẽ kéo theo cầu giảm.
Đối với cầu dịch vụ lưu trú của khách nội địa thuần túy tại Đà Nẵng khi lựa
chọn cơ sở lưu trú tại điểm đến là các khách sạn 3-5 sao thì bên cạnh chất lượng cơ sở
vật chất, thái độ phục vụ thì việc cân nhắc giá cả là rất quan trọng đối với khách du
lịch nội địa. Nhất là năm 2020 là một năm ảnh hưởng của Covid-19 nên tình hình tài
chính của khách nội địa cũng bị ảnh hưởng, chi tiêu cho du lịch cũng sẽ giảm vì vậy
giá cả của dịch vụ lưu trú cũng sẽ tác động mạnh đến cầu du lịch của du khách. Hiểu
được điều này, các cơ sở lưu trú trên địa bàn Đà Nẵng cũng có những chính sách giá
phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách nội địa.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của
khách du lịch thuần túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay.
2.3.1. Giá cả
Đà Nẵng có một hệ thống khách sạn 3 đến 5 sao trải dài, từ trung tâm đến các
tuyến đường biển. Các khách sạn 5 sao như Danang Golden Bay, Mường Thanh
9


Luxury, Altara Suites, Crowne Plaza, Eden, Fusion Maia Resort,… có giá dao động từ
2 – 20 triệu/phòng/đêm. Các khách sạn 4 sao như Sofiana My Khe Hotel & Spa,
Maximilan Danang Beach Hotel, Chic Land Hotel Danang, Sala Danang Beach Hotel,
Salmalia Boutique Hotel & Spa,… có giá dao động từ 1 – 10 triệu/phòng/đêm. Còn
các khách sạn 3 sao như Crystal, Grand Jeep, GIC Land, Golden Light, Star Hotel,
Brilliant Majestic, Dương Gia Hotel,… có giá dao động từ 300 – 3 triệu/phịng/đêm.
Trung bình, giá th tại khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng vào khoảng 3.106.440
phòng/ đêm (dựa trên giá ở Booking.com). Giá thuê trung bình của khách sạn 4 sao có
giá 1.355.763 (phịng/ đêm dựa trên giá ở Booking.com)
Giá cả là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với khách du lịch nội địa. Khi giá cả
khách sạn tăng thì cầu về dịch vụ lưu trú giảm và khi giá cả khách sạn mà giảm thì cầu
về dịch vụ lưu trú tăng lên, giả thiết rằng các yếu tố khác không đổi. Trong năm 2020
do ảnh hưởng của 2 đợt Covid-19, hàng loạt khách sạn ở Đà Nẵng giảm giá sâu (có
những khách sạn giảm giá 70% -80%) để bù lỗ. Vì vậy, đây cũng là điều kiện để thu
hút khách du lịch trong nước đến với Đà Nẵng để thăm quan, nghỉ dưỡng,...
2.3.2. Giá cả hàng hóa có liên quan đến hàng hóa dịch vụ có nhu cầu
Ngồi việc chịu tác động trực tiếp của giá phòng khách sạn, cầu về dịch vụ lưu
trú tại các khách sạn 3 - 5 sao ở Đà Nẵng còn chịu tác động của một số yếu tố về giá
khác như: giá của dịch vụ vận chuyển, giá của các nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, giá
cả tại các trung tâm giải trí,…
Đà Nẵng hiện nay là một điểm đến khá hấp dẫn với khách du lịch vì hấu hết giá
cả hàng hoá các dịch vụ đều ở mức thấp hơn so với một số điểm du lịch nổi tiếng

khác. Theo Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Sở Du lịch thành phố thống kê mức chi tiêu
của khách lưu trú nội địa là 1,4 - 1,72 triệu đồng/ngày/khách.
Về ẩm thực thì ở Đà Nẵng cũng rất đa dạng, hấp dẫn và giá cả rất là bình dân:
du khách có thể ăn từ những món nhỏ nhất như bánh bèo, bánh nậm với giá chỉ vài
nghìn đồng/chiếc, hay ổ bánh mì cho đến những bát bún mắm, bún thịt nướng thơm
lừng chỉ từ 15.000 – 20.000 VNĐ. Ở đây cũng có món mì Quảng lừng danh chỉ vài
chục nghìn/tơ, có bánh tráng cuốn thịt heo đặc sản với giá rất bình dân,…với chi phí
bình qn khoảng 200.000 VNĐ cho 3 bữa trong ngày.
Chi phí di chuyển giữa các địa điểm tham quan ở Đà Nẵng cũng khá hợp lý.
Giá thuê xe máy khoảng 100.000 VNĐ - 130.000 VNĐ/ngày. Chi phí đi taxi ở Đà
Nẵng thuộc hạng giá tầm trung khoảng 15.000 VNĐ/km, giá xe đưa đón từ sân bay về
trung tâm thành phố từ 220.000 VNĐ/lượt, đi Bà Nà sẽ mất khoảng 800.000 VNĐ/2
chiều với dịch vụ xe 16 chỗ.

10


Cơ sở vật chất hạ tầng ở Đà Nẵng rất hiện đại, với những cơng trình lớn, nhiều
trung tâm mua sắm, giải trí lớn, cửa hàng thời trang, nhà hàng ăn uống... dễ dàng đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Các dịch vụ này có thể hấp dẫn khách du lịch
ở lại nhiều hơn, góp phần làm tăng cầu dịch vụ lưu trú của các khách sạn. Giá vé tại
các điểm tham quan dao động từ 10.000VNĐ/người - 750.000 VNĐ/người phù hợp
với nhiều mức tài chính của khách du lịch nội địa.
Ngoài ra, giá các đặc sản về làm quà như đá mỹ nghệ Non Nước, mực rim me,
rong biển, nem tré,...tại chợ Cồn hoặc các siêu thị đặc sản Đà Nẵng đều phải chăng.
Tùy theo nhu cầu mua sắm riêng của từng người mà chi phí khác nhau, trung bình sẽ
khoảng từ 500.000 VNĐ - 1.000.000 VNĐ/người.
2.3.3. Thu nhập của khách du lịch
Thu nhập của khách du lịch là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới
nhu cầu lưu trú tại các khách sạn từ 3 đến 5 sao khi du lịch tại Đà Nẵng. Với mức sống

và thu nhập ngày càng được nâng cao thì nhu cầu lưu trú tại các khách sạn từ 3 đến 5
sao càng nhiều.
Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, du khách sẽ dùng khoảng 60% ngân
sách của mình để chi tiêu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống và khoảng 20% cho chi tiêu
mua sắm. Và mức chi tiêu bình quân 1 ngày của du khách khi đến Đà Nẵng du lịch là
dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ lên đến gần 50% lượng du khách. Mức từ 1 đến 3 triệu
cũng chiếm một tỷ lệ khá, khoảng 31%. Tỷ lệ du khách chi tiêu trên 3 triệu, chiếm tỷ
trọng còn khiêm tốn khoảng trên 19%. Trong đó, từ 3 đến dưới 5 triệu đồng chiếm
11,1%; từ 5 đến dưới 10 triệu đồng chiếm 5,2% và số lượng du khách chi tiêu từ 10
triệu trở lên chỉ chiếm 2,9%.
Đối với khách thuê phòng là những người có thu nhập cao và ổn định, nhu cầu
phục vụ của họ rất khắt khe và đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Đây là lý do tại sao các
khách sạn cao cấp từ 3 đến 5 sao có phong cách thiết kế, dịch vụ đi kèm và phong
cách phục vụ luôn được quan tâm tới. Với đối tượng này, ở đâu có dịch vụ tốt hơn thì
họ tìm đến
Những khách sạn luôn cung cấp những dịch vụ, trang thiết bị và tiện nghi tiêu
chuẩn quốc tế hàng đầu tại Đà Nẵng điển hình như: Intercontinental, Novotel, Crowne
Plaza, Furama,…Ngồi khách sạn cao cấp 5 sao, hệ thống các khách sạn 3 và 4 sao
cũng hết sức chuyên nghiệp, giá cả hợp lý như Crystal, Grand Jeep, GIC Land, Golden
Light, Star Hotel, Brilliant Majestic, Dương Gia Hotel…Giá thuê trung bình tại các
khách sạn là 75$/phịng/đêm.
Vì vậy, thu nhập của khách du lịch ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định việc
lưu trú tại các khách sạn từ 3 đến 5 sao.
11


2.3.4. Các dịch vụ cung ứng bổ sung
Tại Đà Nẵng có rất nhiều trung tâm mua sắm, giải trí lớn, cửa hàng thời trang,
nhà hàng ăn uống... dễ dàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Các dịch vụ
này có thể hấp dẫn khách du lịch ở lại Đà Nẵng nhiều hơn, góp phần làm tăng cầu dịch

vụ lưu trú của các khách sạn.
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, du khách đến Đà Nẵng để khám phá và trải nghiệm
là chính nên hoạt động chủ yếu mà du khách tham gia vẫn là tham quan. Có đến
84,52% du khách nội địa trả lời rằng họ đã tham gia hoạt động này khi đến Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, các hoạt động như thưởng thức đặc sản ẩm thực, tham gia các hoạt động
vui chơi giải trí và mua sắm cũng được số đông các du khách nội địa tham gia khi đến
thành phố Đà Nẵng, với tỉ lệ lần lượt là 54,52%; 46,77% và 42,58%. Tuy nhiên, hoạt
động spa ít được các du khách quan tâm, cụ thể chỉ có 6,45% du khách tham gia các
hoạt động này.
Đến với Đà Nẵng cùng với việc tham gia các hoạt động du lịch, khách du lịch
nội địa cũng đã sử dụng hầu hết các dịch vụ kèm theo như: viễn thông với 40,28%;
vận chuyển với 37,50%; ngân hàng 35,07%. Tuy nhiên, dịch vụ y tế chỉ có 12,5% du
khách nội địa sử dụng.
Các yếu tố về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên, chất lượng phục vụ,
… cũng tác động mạnh mẽ đến cầu dịch vụ lưu trú.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng là điểm đến có Lễ hội dân gian, festival thu hút khách
du lịch như Festival Pháo Hoa Đà Nẵng, Lễ hội Mục Đồng, Cầu Ngư, Quan Thế Âm
Bồ Tát, Làng cổ Túy Loan, An Hải, Hòa Mỹ, Lễ hội Carnival – Bà Nà Hills,…
Ngồi ra cịn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú như tỷ giá trao đổi, vị
trí gần nơi giao dịch, lịch làm việc của khách du lịch công tác,…
2.4. Đánh giá chung về cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3-5 sao của khách du lịch
thuần túy nội địa tới Đà Nẵng hiện nay
2.4.1. Thành công
a. Cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3 – 5 sao của khách du lịch thuần tuý nội địa tới
Đà Nẵng vô cùng đa dạng
Cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3 – 5 sao của khách du lịch thuần tuý nội địa tới
Đà Nẵng đa dạng tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, sở thích nên cầu dịch vụ lưu trú đa
dạng, dẫn đến việc loại hình lưu trú khách sạn 3 – 5 sao tại Đà Nẵng phát huy tối đa
với nhiều khách sạn đạt chuẩn từ 3 – 5 sao và một số loại hình lưu trú khác như
homestay, resort, tourist village, caravan, nhà nghỉ,… phục vụ nhu cầu lưu trú của

khách du lịch thuần tuý nội địa. Điều này cho thấy Đà Nẵng làm tốt công tác quản lý,
quy hoạch, xây dựng dự án, cơ sở vật chất, thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở lưu
12


trú từ nhà nghỉ, khách sạn đạt chuẩn sao, resort nghỉ dưỡng cao cấp,…đáp ứng nhu
cầu khách du lịch thuần tuý nội địa tới Đà Nẵng hiện nay.
b. Lượng cầu dịch vụ lưu trú lớn giúp nâng cao công suất phòng
Cầu dịch vụ lưu trú tại địa bàn lớn, đặc biệt vào mùa cao điểm và dịp lễ, tết.
Lượng cầu tăng cao giúp cho cơng suất phịng khách sạn sử dụng tối đa, đạt hiệu quả
cao. Với khách sạn từ 3 – 5 sao, vào những dịp này đạt khoảng 50 - 60%. Đặc biệt các
khách sạn lớn gần biển đạt cơng suất phịng cao. Như thế, doanh thu từ dịch vụ lưu trú
khách sạn Đà Nẵng lớn so với ngành khác, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Số lượt khách du lịch tăng khiến cho doanh thu du lịch ngày càng tăng thêm, sản phẩm
du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà
nước, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao đời sống dân cư.
Bên cạnh đó, số ngày lưu trú bình quân của du khách ngày tăng và chi tiêu
nhiều vào dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung khác đem lại nguồn thu lớn cho khách sạn,
khu nghỉ dưỡng. Ngành công nghiệp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ trọng lớn
đem đến doanh thu 10% tổng sản phẩm nội địa thành phố Đà Nẵng. Nhu cầu khách
ngày cao thúc đẩy chất lượng dịch vụ ngày một cải thiện.
Nhu cầu khách ngày cao nên khách sạn cần chú trọng đến thị hiếu khách, đặc
biệt khách hạng sang là giới trẻ có thu nhập cao. Do đó các khách sạn từ 3 – 5 sao hoạt
động đều có đầu tư thiết bị tiện nghi; đầu tư nhiều tiện ích, dịch vụ câu lạc bộ vui chơi
có thưởng, phịng karaoke, phòng spa massage, salon làm đẹp, phòng tập thể thao, tập
gym tại khách sạn để phục vụ khách thuận tiện. Với đối tượng khách cụ thể hội thảo,
hội nghị cần có phịng họp sang trọng, chất lượng. Từ đó thúc đẩy Đà Nẵng xây dựng
hệ thống lưu trú ngày một hồn thiện, thành phố cố gắng đạt chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn quốc tế với xuất thương hiệu hàng đầu giới như: InterContinental, Novotel,

Grand Mercure, Pullman, Crowne Plaza, Hyatt Regency, Furama Fusion Maia, Fusion
Suites 19
2.4.2. Hạn chế
Đà Nẵng là tiêu điểm phát triển du lịch của nước ta, điểm đến thu hút khách du
lịch cả trong và ngoài nước với vẻ đẹp hùng vĩ, ẩm thực, con người nơi đây. Mỗi năm
Đà Nẵng đón lượng lớn khách du lịch đến tham quan, cầu dịch vụ lưu trú khách là yếu
tố cần quan tâm hàng đầu đặc biệt là cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch thuần tuý
nội địa trong thời gian chịu ảnh hưởng của COVID – 19. Bên cạnh ưu điểm mà dịch
vụ lưu trú khách sạn 3 – 5 sao tại Đà Nẵng đã đạt được thì vẫn cịn nhiều hạn chế cần
khắc phục.

13


a. Lượng cầu dịch vụ lưu trú khách sạn 3 – 5 sao của khách du lịch thuần tuý nội
địa tới Đà Nẵng ảnh hưởng theo mùa cao điểm, thấp điểm.
Vào mùa du lịch, lượng khách tăng cao, dẫn đến việc dịch vụ không đảm bảo
chất lượng với việc lộn xộn, giá cao khiến khách du lịch chưa thực thỏa mãn. Vào mùa
du lịch, cơng suất buồng phịng tại các khách sạn hạng 3 - 5 sao cao hẳn so với cơ sở
lưu trú có quy mơ hạng thấp mùa cao điểm lẫn thấp điểm…Ngược lại, vào mùa thấp
điểm, số lượng phòng bỏ trống nhiều làm cho doanh thu giảm xuống, số lao động
khách sạn không sử dụng triệt để mùa vắng khách. Mùa thấp điểm làm khách du lịch
bị hạn chế khả năng tìm kiếm chỗ thích hợp, thời gian tự chọn theo ý mình; làm cho
nhu cầu khách tập trung, từ đó làm giảm tiện nghi chất lượng phục vụ, khách du lịch
không được hưởng dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách chu đáo. Ngồi ra, gần đây,
tình trạng lái xe taxi chèn ép, đội giá với khách du lịch là vấn đề đáng quan tâm cần
sớm được khắc phục.
Nguyên nhân: Yếu tố thời vụ tác động mạnh đến ngành du lịch, làm ảnh hưởng
mạnh đến lượng khách đến và sử dụng dịch vụ lưu trú. Khi cầu du lịch tập trung lớn
làm hạn chế khả tìm địa điểm lưu trú thích hợp với thời gian theo ý muốn khách du

lịch. Ngoài ra, mùa du lịch thường xảy tình trạng tập trung nhiều khách du lịch,
phương tiện giao thông, cơ sở lưu trú nơi du lịch. Điều này làm giảm tiện nghi, giảm
chất lượng phục vụ khách du lịch. Yếu tố thời vụ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, nhiều
cơ sở lưu trú vào thời gian thấp điểm, sở vật chất bị xuống cấp, nhân viên không ổn
định.
b. Khó khăn lựa chọn dịch vụ lưu trú
Sự phát triển nhanh chóng của các khách sạn khiến cho vấn đề cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, trong khi đó bối cảnh thị trường chưa mở rộng. Việc gia tăng nhiều
dịch vụ lưu trú dẫn tới tình trạng phá giá, bất bình ổn giá, chặt chém du khách, địa
phương khó trong việc kiểm sốt giá cả, từ đó làm cho du khách thấy khó tìm kiếm
loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp đồng thời gây cảm giác khó chịu cho du khách khi
chi trả.
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG CẦU DỊCH VỤ
LƯU TRÚ KHÁCH SẠN 3-5 SAO CỦA KHÁCH DU LỊCH THUẦN TÚY NỘI
ĐỊA TỚI ĐÀ NẴNG.
3.1. Giải pháp
Thứ nhất, hạn chế ảnh hưởng tính mùa vụ du lịch tới cầu dịch vụ lưu trú tại các
khách sạn từ 3 đến 5 sao của khách du lịch thuần túy nội địa Đà Nẵng. Biện pháp cốt
lõi cho vấn đề giàn trải, giảm bớt chênh lệch lượng khách lưu trú tại khách sạn từ 3

14


đến 5 sao tại Đà Nẵng ảnh hưởng theo mùa vụ đồng thời thu hút khách du lịch tới vào
thời điểm trái vụ mà đem lại cho họ thỏa mãn cao. Cụ thể như sau:
- Sử dụng chiến dịch marketing hiệu quả, mới lạ nhằm thay đổi mơ hình cầu
truyền thống lượng khách tập trung vào mùa vụ du lịch. Sử dụng chính sách marketing
mix. Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu của mình, quảng
bá được hình ảnh của mình cho du khách. Các chính sách ở đây là chính sách sản
phẩm, chính sách phân phối, xúc tiến…

- Đưa ra chính sách kích cầu phù hợp cho đối tượng khách du lịch. Đặc biệt là
trong bối cảnh Đại dịch Covid đang hoành hành, để tăng cao lượt khách nội địa, các
khách sạn có thể đưa ra những phương án như giảm giá, quà tặng,… để thu hút khách
hàng sử dụng các dịch vụ chất lượng cao.
- Cùng với đó, cần thường xuyên cải tạo, sửa chữa tránh tình trạng cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật chất lượng dịch vụ sở lưu trú xuống cấp nhằm sẵn sàng
phục vụ du khách với chất lượng tốt vào mọi thời điểm.
- Đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ, trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng, hạn chế sử dụng lao động thời vụ chất lượng lao động không ổn định.
Thứ hai, hỗ trợ giải quyết khó khăn lựa chọn dịch vụ lưu trú cho du khách.
Biện pháp cốt lõi cho vấn đề hợp nhất, thống nhất ý chí, mục tiêu đơn vị cung cấp dịch
vụ lưu trú Đà Nẵng hướng tới phát triển dịch vụ lưu trú theo hướng lâu dài, bền vững,
không lợi trước mắt mà cạnh tranh không lành mạnh hay gây tác động tiêu cực lâu dài
cho việc phát triển ( tình trạng phá giá, chặt chém du khách).
- Các sở lưu trú cần áp dụng kĩ thuật khoa học công nghệ vào vận hành hoạt
động kinh doanh, niêm yết công khai giá để khách hàng dễ dàng tìm kiếm loại hình
dịch vụ lưu trú phù hợp với nhu cầu khả năng chi trả.
Thứ ba, gia tăng mức chi tiêu khách du lịch đến với Đà Nẵng. Du lịch Đà Nẵng
chỉ có số ít sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn khiến khách du lịch háo hức, sẵn sàng “mở ví”
chi tiêu khoản tiền lớn để tận hưởng, sử dụng dịch vụ. Biện pháp cốt lõi cho vấn đề đa
dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch nâng cao chất lượng, số lượng tụ điểm vui chơi
giải trí đêm có quy mơ lớn, đặc sắc.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh lưu trú Đà Nẵng, cần nâng cao chất lượng
phục vụ, tạo sản phẩm dịch vụ lưu trú dịch vụ phụ trợ, bổ sung mới mẻ, thu hút thay vì
mở rộng quy mô tràn lan, thiếu quy hoạch, chạy theo xu hướng
- Gia tăng chi tiêu khách lưu trú dựa vào sản phẩm trọn gói mới, lạ có liên kết
chặt chẽ giữa các bộ phận trong khách sạn và với những dịch vụ tại địa phương, doanh
nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch Đà Nẵng địa phương
lân cận.
15



- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ sẽ giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội để lựa
chọn sản phẩm hàng hóa hơn, giúp cho khách thỏa mãn nhu cầu tổng hợp của mình.
Đa dạng hóa được sản phẩm được thực hiện trong nhiều khâu, nhiều bộ phận.Việc đa
dạng hóa sản phẩm phải mang tính đồng bộ trong chất lượng cũng như cung cách phục
vụ của nhân viên tránh tình trạng chạy theo số lượng chủng loại mà ảnh hưởng đến
chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh việc đa dạng sản phẩm thì doanh nghiệp phải nâng
cao tính dị biệt của sản phẩm, tạo cho sản phẩm tính độc đáo khác lạ, để lại nhiều ấn
tượng cho khách hàng. Sự dị biệt hóa đơi khi chỉ là chi tiết rất nhỏ bổ sung trong quá
trình phục vụ nhưng lại có tác dụng lớn trong việc thu hút khách.
3.2. Kiến nghị
a. Kiến nghị với Nhà nước
Chính phủ cần ban hành các chính sách, chương trình hành động hỗ trợ doanh
nghiệp trên năm vấn đề chính như về thuế, tín dụng, các chính sách về thơng thống
thị trường; tăng xúc tiến, quảng bá du lịch và các chính sách hỗ trợ lao động việc làm
nhằm tiếp sức cho các doanh nghiệp, cũng như tạo đà để ngành du lịch phát triển
mạnh trở lại sau đại dịch Covid 19.
Đề xuất xem xét, hỗ trợ giảm 50% tiền thuê đất của các khách sạn trong hai
năm 2020- 2021 cho doanh nghiệp du lịch.
Xây dựng chương trình kích cầu du lịch nội địa với mức giá ưu đãi.
Đề xuất Quốc Hội sửa đổi Luật Du lịch về phân cấp thẩm định và tái thẩm định
khách sạn 3 sao Đưa ra các nghị định để thực hiện việc giám sát, kiểm tra đảm bảo các
tiêu chuẩn của các khách sạn theo đúng quy định về tiêu chuẩn khách sạn.
b. Kiến nghị với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Tập trung khai thác thị trường nội địa, xây dựng các sản phẩm phù hợp hướng
đến du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch thân thiện với môi trường.
Triển khai các chiến dịch quảng bá các ưu thế của điểm đến Đà Nẵng trên trang
web của Tổng cục Du lịch để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng, đầu tư và phát
triển các khu du lịch và dịch vụ giải trí nhằm giữ chân khách du lịch.

Cần trọng đẩy mạnh công tác cải tạo môi trường biển để đảm bảo phát triển du
lịch bền vững với tính kinh tế cao
c. Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng và các ban ngành liên quan.
Phát triển gói dịch vụ lưu trú hấp dẫn với giá phải chăng vào thời điểm trái vụ
Liên kết với doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch để tạo sản phẩm trọn gói
mới, có khả hấp dẫn, lơi kéo khách du lịch đến với Đà Nẵng vào thời kỳ khác nhau
trong năm.

16


Sở Du lịch Đà Nẵng cần vào mạnh mẽ hơn, phạt nặng tước giấy phép hoạt động
sở lưu trú để trấn áp tình trạng chặt chém du khách gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du
lịch Đà Nẵng
Hội Khách sạn Đà Nẵng cần phát huy tầm ảnh hưởng để hạn chế đến mức thấp
tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, bán phá giá, bất bình ổn giá sở lưu trú địa bàn
tránh gây cảm giác khó chịu cho du khách chi trả.

17


1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

9.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng & PGS.TS. Vũ Đức Minh (2020), Giáo trình
Kinh tế Du lịch, NXB Thống kê
Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động du lịch và phương
hướng nhiệm vụ các năm 2015-2021
TS. Hồ Kỳ Minh & ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), Phân tích hành vi và
đánh giá của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu
Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
Nguyễn Anh (26/12/2019), Đà Nẵng: Khách sạn tăng đột biến nhưng số ngày lưu
trú giảm, Báo Văn hóa Điện tử.
Công Tâm (5/3/2021), Tổng lượng khách lưu trú dịp Tết nguyên đán giảm nhẹ,
Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng.
Phúc An (02/02/2020), Khách sạn 3 sao ở Đà Nẵng giảm lượng khách lưu trú dịp
Tết, Báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ths. Ngơ Quang Vinh (4/2019), Du lịch Đà Nẵng : Mục tiêu và định hướng phát
triển bền vững, Thông tin khoa học: Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng
Tường Minh (26/06/2020), Du lịch Đà Nẵng bắt đầu chuyển biến nhờ kích cầu,
Lao động
Diệu Vũ & Trần Ngọc (19/5/2020), Du lịch Đà Nẵng: Ưu tiên thị trường nội địa,
Báo Du lịch

18



×