Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG VĂN HÓA CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.44 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG VĂN HĨA CỦA
DU LỊCH ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT.
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thu Huyền
Nhóm: 6
Lớp học phần: 2126TEMG0111

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản
đồ du lịch thế giới. Việt Nam - một đất nước có nền văn hóa giàu bản sắc, được thiên
nhiên ưu đãi với những thắng cảnh thiên nhiên đẹp trên khắp mọi miền của cả nước thì
cịn có lịch sử hàng ngàn năm tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và lâu đời.
Có thể nói, văn hóa trong du lịch việt nam khơng chỉ là tinh hoa, mà còn là kiêu hãnh của
mỗi con người, là niềm hạnh phúc của dân tộc, chứa đựng cả giá trị vật chất và tinh thần.
Nhu cầu du lịch thế giới cũng đang có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được
thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống được thể hiện ở tính độc đáo và nguyên
bản, giá trị tự nhiên được thể hiện ở tính nguyên sơ, hoang dã, giá trị sáng tạo và công
nghệ cao được thể hiện thông qua sự hiện đại, tiện nghi.
Với những tiềm năng phát triển cùng với vai trò ngày càng quan trọng trong ngành du
lịch Việt Nam, văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển
bền vững. Mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch là mối quan hệ tương tác, gắn bó mật
thiết với nhau, hịa quyện vào nhau khơng thể tách rời. Văn hóa là nguồn tài nguyên nhân
văn, là kho báu, là môi trường, là lực hấp dẫn để du lịch phát triển. Có thể khẳng định, du


lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc. Ngược lại, thơng qua du
lịch, văn hóa được giới thiệu, quảng bá, phát huy và có thêm những điều kiện để giao lưu
phát triển.
Để hiểu rõ về các tác động văn hóa đến du lịch, áp dụng kiến thức của môn Tổng quan du
lịch cùng kiến thức thực tế có được, nhóm 6 đã lựa chọn điểm đến Đà Lạt để phân tích
các tác động văn hóa có ảnh hưởng như thế nào đến một điểm đến du lịch. Qua đây có
thể hiểu thêm các kiến thức đã học và giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn về
tác động văn hóa của du lịch đến điểm đến du lịch.
Vì nguồn kiến thức cịn hạn hẹp nên nhóm khơng thể tránh khỏi những sai sót rất mong
nhận được những góp ý, ý kiến từ cô và các bạn để bài thảo luận có thể hồn thiện nhất
có thể.

Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn!
2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG VĂN HÓA
CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch
- Dưới góc độ nhu cầu của con người
Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú
của người ngoài địa phương – những người khơng có mục đích định cư và khơng liên
quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào.
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú
thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
- Dưới góc độ là một ngành kinh tế
Du lịch là một ngành kinh tế cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị
các tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách.

- Một cách tổng hợp
Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại
giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương
trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
1.1.2. Văn hóa

- Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của
mỗi dân tộc”.
- Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
3


- Có thể hiểu, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người, bao gồm tất cả
mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa khơng chỉ là những gì
liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
1.1.3. Điểm đến du lịch
Là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn
nhu cầu tùy theo mục đích chuyến đi của người đó.
1.2. Quan niệm về tác động văn hóa của du lịch
Sự phát triển du lịch tác động sâu sắc đến các khía cạnh văn hóa xã hội của điểm đến do
những người đi du lịch khao khát muốn tìm hiểu và phát triển nhận thức về các nền văn
hóa, nghệ thuật, nghề thủ công, tập quán sinh hoạt của những dân tộc khác, ở những địa
phương khác.
Du lịch có ảnh hưởng quan trọng đến sự hiểu biết và đánh giá của người dân khu vực này

đối với những người ở khu vực khác. Sự hiện diện của du khách ở một đất nước sẽ làm
ảnh hưởng đến các hình mẫu cuộc sống của những người dân địa phương. Cách thức du
khách giới thiệu về mình và các mối quan hệ cá nhân của họ với cư dân nước chủ nhà
thường có tác động sâu sắc đến cách sống và thái độ của những người địa phương.
Không chỉ người dân địa phương mà những du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương
phản, sự khác biệt về văn hóa, đời sống của các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có thể
so sánh và đánh giá cao nền văn hóa và cuộc sống ở những nơi này mặc dù có thể xa lạ.
Cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc
khác có thể là lợi ích to lớn đối với khách du lịch.
1.3. Các tác động văn hóa của du lịch
1.3.1. Các tác động tích cực
+ Tương tác giữa khách du lịch và dân cư địa phương:
Du khách quốc tế trở về sau kỳ nghỉ thì họ có cảm tình với phong cách sống thú vị và sự
thân thiện của người dân nơi mà họ đến nên họ bộc lộ mong muốn được quay lại hoặc
được định cư ở đó để nhận được sự thoải mái và thư giãn hơn.

4


Thông thường, các du khách trở về sau chuyến đi thường hy vọng cộng đồng của mình
cùng chia sẻ các phong tục, tập quán, thái độ và lòng tin mà họ thu nhận hoặc học tập
được.
Sự so sánh các nền văn hóa, sự mong muốn bổ sung thêm các yếu tố tốt của nền văn hóa
khác, loại bỏ các yếu tố xấu của chính cộng đồng mình là một phần tích cực và mang tính
giáo dục trong kinh nghiệm của du khách và cũng là một phản ứng, một tâm lý rất thông
thường của những người sau khi đi du lịch.
+ Khách du lịch chi tiêu cho các mặt hàng lưu niệm, sản vật địa phương:
Qua chuyến du lịch du khách sẵn sàng mua cho mình và người thân những món quà kỉ
niệm. Việc chi tiêu một khoản tiền lớn cho du lịch như mua sắm, hưởng thụ của du khách
cũng là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới du lịch. => góp phần quảng bá văn hóa ra

nước ngồi thơng qua hình ảnh sản phẩm.
+ Khách du lịch đánh giá đúng đắn nền văn hóa địa phương:
Đánh giá của du khách góp phần nâng cao niềm tự hào dân tộc, tạo ra những cơ hội trong
sự giao lưu, học hỏi những giá trị văn hóa từ phía du khách. Du khách đối xử với các lễ
hội hoặc lễ nghi tơn giáo với một sự kính trọng phù hợp, khách du lịch quan tâm xem
những người dân địa phương ở điểm đến du lịch sống và làm việc như thế nào để có thể
mở rộng sự hiểu biết của mình và học được những điều có ích. => từ đó du khách sẽ có
những ứng xử đúng mực về văn hóa.
+ Khách du lịch quan tâm hàng lưu niệm:
Các sản phẩm mỹ nghệ ,đồ thủ công, tác phẩm nghệ thuật được đưa ra bán cho khách du
lịch cũng phần nào phản ánh được nét văn hóa của họ, nó phản ánh trình độ tay nghề ,sự
khéo léo, truyền thống, văn hóa và con người nơi đó. Khi khách du lịch họ quan tâm đến
hàng lưu niệm thì nghệ nhân cũng sẽ chăm chút hơn cho các tác phẩm nghệ thuật và từ
đó văn hóa được lưu truyền.
=> Việc này vừa đem lại thu nhập, vừa giới thiệu được đặc trưng vùng miền của họ với
khách du lịch. Bên cạnh đó nó cịn thúc đẩy sự phát triển các làng nghề, mở rộng quy mơ
sản xuất các sản phẩm đó. Chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn và duy trì lâu bền những
giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian cùng sự lãng quên của
người dân bản địa.
5


+ Sức hút của điểm đến khiến cho người dân nâng cao lịng tự hào, có trách nhiệm hơn
trong bảo vệ văn hóa bản địa:
Điểm đến càng đẹp, càng nhân văn, càng ý nghĩa thì càng thu hút được khách du lịch,
thông qua tên tuổi của điểm đến, người dân nơi đó cũng được biết đến nhiều hơn, họ sẽ
có xu hướng đầu tiên là tự hào về quê hương mình, tự hào về những tài nguyên du lịch
của quê hương mình, từ đó mà họ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài ngun du lịch đó, phát
huy những nét đẹp của mình và của quê hương mình.
1.3.2. Các tác động tiêu cực

+ Sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương:
Thường nảy sinh sự bất bình của người dân địa phương đối với du khách do quá chênh
lệch về các điều kiện kinh tế, về cách ứng xử, về dáng vẻ bề ngoài và cả hiệu quả kinh tế
thu được.
Cầu về hàng hóa, dịch vụ của du khách cũng có thể dẫn đến việc tăng giá cả và tạo nên
cảm giác khó chịu cho người dân địa phương thậm chí cả những nơi đã và đang đón tiếp
du khách rất tốt từ nhiều năm nay.
Du lịch ở các nước phát triển hơn thì số lượng khách đến tham quan quá lớn gây ra sự
cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ với những người dân địa phương và du khách khác.
+ Khách du lịch không quan tâm quá nhiều đến hàng lưu niệm, sản vật địa phương:
Khi đi du lịch, du khách thường mua những món quà lưu niệm để đem về nhà. Trong 1 số
trường hợp, họ mua những thứ khơng có giá trị thực đối với dân chúng địa phương.
Khách du lịch thường không quan tâm đến nguồn gốc xuất sứ, ý nghĩa của các món quà
lưu niệm. Ở những cửa hàng bán hàng lưu niệm, hầu hết những thứ có sẵn cho khách du
lịch có khi lại khơng phải sản xuất ở địa phương. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác,
các thứ du khác mang về nhà có thể là đồ cổ có giá trị hoặc các món đồ có giá trị tơn
giáo, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa thực sự.
+ Khách du lịch đánh giá không đúng đắn về văn hóa địa phương:
Trong 1 số trường hợp, du khách cho rằng các lễ hội hoặc nghi lễ tôn giáo chỉ đơn giản là
sự giải trí, tiêu khiển thêm trong chuyến đi. Một sự chia rẽ nghiêm trọng về văn hóa có
thể sẽ nảy sinh.

6


Việc du khách biểu lộ sự tiêu khiển, chê bai hoặc ghê rợn trước những tập tục mà người
dân địa phương chấp nhận thì sẽ gây ra sự thù ghét và các vấn đề rắc rối khác. Thông
thường những thái độ này có thể là khơng chủ định nhưng khơng thể phủ nhận rằng khi
khách du lịch nói “Hãy coi chừng những gì bạn ăn, thức ăn ở đây rất mất vệ sinh” trước
mặt các nhân viên nhà hàng sẽ làm cho những nhân viên này bất bình như thế nào.

+ Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công:
Các nghệ nhân hay các thợ thủ công làm ra sản phẩm với ít chi tiết, ít kỹ năng, thiếu cẩn
thận, thiếu chân thực và ít thời gian. Do đó, họ có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn nhưng
vẫn bán được với cùng 1 mức giá. =>Làm giảm đi giá trị đích thực của các món đồ
truyền thống hoặc làm cho du khách cảm nhận giá trị của nó 1 cách khơng phù hợp.
+ Đánh mất nhân cách và lịng tự hào về nền văn hóa địa phương:
Nếu người dân địa phương cảm nhận rằng nền văn hóa của họ được du khách cho là lạ
lùng, kỳ quặc hoặc buồn cười thì có thể tạo cho họ cảm giác thù địch, hổ thẹn hoặc
ngượng ngùng. Thậm chí có thể gây ra sự tự ti đối với người dân địa phương và sự thiếu
tôn trọng hoặc quan niệm tiêu khiển đối với khách du lịch.
Nếu du khách làm cho những người dân địa phương cảm thấy họ thấp kém, các sở thích
văn hóa của họ là thơ sơ, khó chịu và người dân địa phương khơng có đủ sức mạnh bên
trong để phản bác lại sự đánh giá này thì sẽ dẫn đến giảm sút lịng tự hào về nền văn hóa
dân tộc của mình.
Nếu cảm giác thấp kém này được kết hợp với sự khao khát mạnh mẽ muốn bắt trước các
du khách, thì vấn đề về văn hóa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn – đó là sự đánh mất nhân
cách văn hóa.

7


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC TÁC ĐỘNG VĂN HÓA
CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.1. Giới thiệu khái quát về điểm đến du lịch Đà Lạt
2.1.1. Điều kiện phát triển


Vị trí

Đà Lạt có thể nói là một thành phố có vị trí địa lý trắc địa nhất tại Việt Nam. Một thành

phố tọa lạc trên một mảnh đất cực kỳ lý tưởng. Thành Phố Đà Lạt ngàn hoa tọa mình trên
cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt. Vùng đất này có diện tích lên tới 400 km² đồng thời cũng
là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Phía bắc của thành phố giáp Lạc Dương.
Phía tây thành phố giáp với huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Cịn Phía Nam và phía Đơng
giáp với huyện Đơn Dương Đà Lạt.


Địa hình

Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt. Bậc địa hình thấp là
vùng trung tâm có dạng như một lịng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh trịn, dốc thoải,
lượn sóng nhấp nhơ, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m. Bao quanh khu
vực lòng chảo này là các dãy núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn
gió cho vùng trung tâm.


Địa chất

Các loại đất ở Đà Lạt thuộc 2 nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao
1.000 - 1.500m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1.000 - 2.000m. Các
nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích khơng đáng kể.


Khí hậu

Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của
miền ơn đới. Nhiệt độ trung bình 18-21 0C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30 0C và
thấp nhất khơng dưới 50C. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10, mùa nắng đến tháng 11 đến giáp tháng 4 năm sau. Mùa hè thường có mưa vào buổi
chiều, đơi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm, độ ẩm 82%. Đà Lạt

khơng bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đơng
8


khơng có núi che chắn. Đà Lạt có một kiểu khí hậu đặc trung mà khơng nơi nào có được.
Đó chính là sương mù bao quanh thành phố. Những thời điểm xuất hiện sương mù
thường thường xuất hiện từ tháng 2 cho đến tháng 5. Từ tháng 9 cho đến tháng 10 hàng
năm tại Đà Lạt. Sương mù thường tập trung vào lúc sáng sớm hoặc vao lúc tối. Bởi Đà
Lạt có một địa thế cao vút là địa hình lý tưởng để sương mù xuất hiện.Tuy nhiên, với loại
hình thời tiết lạnh khơ, khơng khí ổn định, ban đêm trời quang, bức xạ nhiệt mạnh là điều
kiện thuận lợi cho sự phát sinh sương muối. Đây là một hiện tượng hay xảy ra ở Đà Lạt
và vùng lân cận, tập trung vào tháng giêng, tháng 2 gây trở ngại lớn cho nghề trồng trọt.
Nguồn tham khảo: />

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch:

Đà Lạt có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch và đưa ngành du lịch trở thành nền kinh tế
mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng . Đà Lạt được mệnh danh là tiểu Paris nằm trên cao nguyên
Lâm Viên với độ cao 1500 m so với mặt nước biển. Thời tiết mát mẻ quanh năm Đà Lạt
mộng mơ nên thơ nhờ cái lạnh Cao Nguyên về đêm và lúc ban sớm; những dãi rừng
thông bạt ngàn tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Đà Lạt. Ngồi ra thành phố này cịn được
mệnh danh là thành phố ngàn hoa, thành phố tình yêu hay thành phố sương mù,... Địa
hình được phân thành nhiều cung bậc khác nhau do vậy thời tiết nhiệt độ cũng khá thấp
so với các vùng khác trong khu vực, nhiệt độ mát mẻ chỉ dao động vào khoảng 8-21*C.
Lượng mưa quanh năm ơn hịa. Vì thế Đà Lạt trở thành nơi lý tưởng để nghỉ mát hay có
những trải nghiệm cuộc sống thú vị.
Đà Lạt nổi tiếng với những con thác hùng vĩ mà du khách không thể bỏ qua khi đến với
nơi đây như thác Preen, thác Datanla thác pongour, và thác Voi hùng vĩ,... Hệ thống động
thực vật ở đây cũng rất đa dạng. Rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao, trảng
cỏ vào bụi rậm. Rừng lá kim với thông ba lá chiếm diện tích khá lớn. Thơng có mặt khắp

nơi trong thành phố. Ngồi thơng ba lá, thành phố có những dải rừng hẹp của thông hai lá
như kiểu rừng thưa ở khu vực Manline. Chính những rừng thơng đã tạo cho Đà Lạt một
điểm nhấn đặc biệt mà không nơi nào trên Việt Nam có được. Nhìn xa, du khách như
được hịa mình vào những cánh rừng lá kim tạo cảm giác như đi du lịch bên phương tây.

9


Nguồn tham khảo: />2.2.2. Tài nguyên du lịch
Đà Lạt là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên thuộc
vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ của Việt Nam.Nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển,
Đà Lạt có khí hậu khá mát mẻ, trong lành, rất thích hợp cho hoạt động du lịch, tham
quan, nghỉ dưỡng. Đây là một địa điểm du lịch độc đáo,lí tưởng ở khu vực miền Nam
Việt Nam.


Danh lam thắng cảnh

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Lạt , thành phố này còn nổi tiếng với nhiều danh
lam thắng cảnh như: Thiền Điện Vạn Hạnh Đà Lạt, Vườn Hoa thành phố Đà Lạt, Hồ
Tuyền Lâm, Ga Xe Lửa Đà Lạt, Hồ Than Thở,...


Di tích lịch sử

Khơng hề thua kém các địa điểm du lịch khác, Đà Lạt cũng có những di tích lịch sử mà
du khách đến đây nhất định không nên bỏ lỡ như: Biệt điện Trần Lệ Xuân Đà Lạt xa hoa
và lộng lẫy trước đây nay là Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV với sự kết hợp hài hịa giữa
lịch sử và văn hóa. Nơi tái hiện sinh động cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất giành độc
lập của Tây Nguyên và là nơi bảo quản khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn từng được

UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Bảo tàng Lâm Đồng- nơi trưng bày các
hiện thực truyền thống và lịch sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện
truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng. Hay Ga xe lửa Đà Lạt, một cơng trình
kiến trúc cổ kính đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt, được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp
nhất Việt Nam và Đông Dương;…


Khu du lịch nghỉ dưỡng

Mang trong mình những vẻ đẹp lãng mạn, Đà Lạt ln biết níu giữ trái tim của bao
người. Đó khơng chỉ là vẻ đẹp của thiên thần, của con người mà chính là vì Đà Lạt ln
biết thay đổi mỗi ngày. Nếu hôm nay là Homestay độc đáo, xinh xắn thì ngày mai là
resort, khu nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, đẹp chẳng nổi bàn cãi.
Không kém Homestay, resort ở Đà Lạt cũng biết trang hoàng lộng lẫy để thu hút khách
du lịch ghé qua. Nhưng không phải phô trương, khu nghỉ dưỡng tại Đà Lạt mang vẻ đẹp
10


rất khác, một chút độc, một chút cổ điển, kèm một chút hiện đại chẳng lẫn vào đâu được,
nổi tiếng là những khu du lịch nghỉ dưỡng như Làng Biệt thự Osaka, Zen Valley Dalat,
Sacom Resort Dalat,…
Với những lợi thế không chỉ về tự nhiên, Đà Lạt xứng đáng được gọi là thiên đường du
lịch. Vậy các tác động văn hóa của du lịch đã tác động như thế nào đến “thiên đường du
lịch này?”
2.2.3. Các kết quả hoạt động kinh doanh của du lịch Đà Lạt trong những năm gần đây

Tổng lượt khách, doanh thu, mức chi tiêu và số ngày lưu trú
bình quân của du khách đến Đà Lạt, giai đoạn 2016 – 2019.

Tiêu chí

Tổng lượt khách

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

5,425

5,915

6,450

7,050

395,8

434,5

473

515,9

5.029,2

5.480,5


5.977

6.534,1

9.700

10.626

11.710

12.690

0,715

0,855

0,825

0,857

2,5

2,1

2,2

2,1

(đvt: ngàn lượt khách )
Khách quốc tế

(đvt: ngàn lượt khách )
Khách nội địa
(đvt: ngàn lượt khách )
Doanh thu du lịch
(đvt: tỉ đồng)
Mức chi tiêu của du
khách
(đvt: triệu đồng )
Thời gian lưu trú bình quân

11


( đvt: ngày )

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng. Báo cáo kết quả hoạt động năm
2016, 2017, 2018, 2019.
Qua bảng số liệu, có thể thấy: tổng lượt khách , khách quốc tế, khách nội địa, doanh thu
du lịch, mức chi tiêu của du khách đều tăng. Số ngày lưu trú bình quân của Đà Lạt từ
năm 2016 đến năm 2019 đều giảm và dần duy trì ở mức ổn định. Hiện trên địa bàn TP.
Đà Lạt hệ thống cơ sở lưu trú được xây dựng và nâng cấp, có 1.590 cơ sở lưu trú du lịch,
với 19.486 phịng; trong đó có 438 khách sạn từ 1-5 sao với 11.501 phịng; có 32 khách
sạn sao cấp từ 3-5 sao với 3.127 phòng.
Để thu hút khách du lịch đến thành phố, các ngành chức năng đã vận động các cơ sở kinh
doanh du lịch mở rộng các loại hình du lịch như tham quan du lịch vườn, du lịch sản xuất
nông nghiệp. Ngành chức năng cũng hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện văn minh
trong kinh doanh; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các sai phạm. Đến năm 2018, Đà Lạt
đã có 84 cơ sở kinh doanh du lịch đăng kí “ Nhãn hiệu xanh”, 17 cơ sở đăng ký “ Điểm
mua sắm chất lượng cao”, 28 cơ sở đăng ký “Bình chọn và giới thiệu điểm du lịch nông
nghiệp”.

Đặc biệt, trên địa bàn Đà Lạt hiện có 02 Khu du lịch (KDL) quốc gia đã và đang được
đầu tư khai thác sẽ mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển du lịch của thành phố sương
mờ này; đó là KDL hồ Tuyền Lâm và KDL Đan Kia - Suối Vàng. TP. Đà Lạt vừa được
kết nạp làm thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương
(TPO) năm 2019; đây là điều kiện, cơ hội vô cùng thuận lợi để phát triển, quảng bá du
lịch Đà Lạt trong tương lai gần.
2.2 Thực trạng các tác động văn hóa của du lịch đến điểm đến du lịch Đà Lạt
2.2.1 Các tác động tích cực
+ Sự tương tác giữa du khách và dân cư Đà Lạt
Du khách quốc tế trở về nhà sau kì nghỉ ở Đà Lạt thường có cảm tình với phong cách
sống thú vị và sự thân thiện của những người dân nơi đây. Cuộc sống ở Đà Lạt thanh
12


bình, khơng bon chen nên người dân nơi đây vốn rất hiền lành, thật thà. Người dân Đà
Lạt ln có cái nhìn thiện cảm với du khách, khơng soi mói, ganh tị. Từ chị bán hàng, bác
xe ôm, anh bốc vác, nhân viên khách sạn,... đều có thái độ tươi cười, vui vẻ, ln sẵn
lịng giúp đỡ và chỉ dẫn nhiệt tình cho những du khách phương xa. Người Đà Lạt thanh
lịch, từ lâu đã quen với việc sống chậm, từ tốn nên du khách tới đây cũng như sống chậm
theo, tận hưởng trọn vẹn hơn chuyến du lịch của mình. Khách du lịch đến đây sẽ khám
phá thiên nhiên; tham gia các hoạt động như lễ hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân
gian của địa phương; trải nghiệm homestay;... tạo sự tương tác gần gũi mà không xa, ngỡ
ngàng. Một số khách còn hứa sẽ trở lại nhiều lần sắp tới.
Ngoài ra, sự tương tác giữa khách du lịch cũng giúp cho người dân Đà Lạt tiếp nhận được
những văn hóa tốt đẹp của các nơi để cải thiện cho địa phương mình.
+ Khách du lịch chi tiêu cho các mặt hàng lưu niệm, sản vật Đà Lạt
Tới Đà Lạt, du khách không thể bỏ qua cơ hội khám phá thiên đường ẩm thực nơi này.
Đà Lạt nay cũng đã có một vị trí nhất định trong mắt du khách nước ngoài, là một trong
số những nơi được họ dành nhiều lời ngợi khen về ẩm thực. Ẩm thực Đà Lạt đã được lên
trang Tripadvisor - website du lịch được xem là lớn nhất thế giới. Những đánh giá của

khách du lịch nước ngoài từ mức tốt đến xuất sắc được dành cho các món ăn mà họ đã
trải nghiệm tại Đà Lạt như bánh ướt lòng gà, bánh bèo, bánh tráng nướng, bánh mì, bánh
căn, kem bơ, sữa đậu nành… nhiều vô số kể. Người dân Đà Lạt thích đi chợ hơn là đến
những siêu thị hào nhoáng, ồn ào bởi vậy mà chợ ở Đà Lạt rất đa dạng. Những khu chợ
nên khám phá ở xứ sương mù như là chợ Âm phủ, chợ Thái Phiên Đà Lạt, chợ Chi Lăng
Đà Lạt, chợ Mỹ Thành, chợ Cầu Đất, chợ Yersin,… Các khu chợ nơi đây như thiên
đường ẩm thực ẩm thực với các tín đồ ăn uống, nơi “check in” vô cùng được các bạn trẻ
yêu thích. Đến với Đà Lạt, đi chợ đêm được coi là một trải nghiệm mà du khách không
thể bỏ qua. Tới chợ, những du khách sẽ được hoà vào khơng khí nhộn nhịp và lựa chọn
những món đặc sản như: dâu tây, hồng treo, mứt, hoa quả sấy, Atiso, cà phê hay đồ thổ
cẩm, đồ len…Với khí hậu được thiên nhiên ưu ái mát mẻ quanh năm, ngành nông nghiệp
được đầu tư phát triển và cũng trở thành một kiểu du lịch mà rau và hoa là thế mạnh. Các
mơ hình sản xuất cơng nghệ cao thu hút rất nhiều du khách. Những vườn rau xanh mướt,
tươi sạch hay những vườn dâu chín đỏ sẽ khiến du khách thích thú. Họ sẽ bỏ tiền ra để
được thưởng thức và mua về làm quà. Việc du khách sẵn sàng chi tiêu cho các mặt hàng

13


chứng tỏ sự hài lịng của họ và chính họ sẽ truyền bá rộng rãi cho khách du lịch trong và
ngoài nước.
+ Khách du lịch đánh giá đúng đắn nền văn hoá Đà Lạt
Lựa chọn Đà Lạt là điểm đến du lịch hẳn là lựa chọn hoàn hảo bởi du khách khơng chỉ
được chìm đắm vào khơng gian thanh bình, thưởng thức những món ăn hấp dẫn mà cịn
có thể tham gia những hoạt động văn hoá, lễ hội đầy ý nghĩa như Festival Hoa Đà Lạt, Lễ
hội Cồng chiêng, Lễ cúng Thần Suối, Lễ hội Văn hoá Trà…cùng nhiều lễ hội khác. Hồ
mình vào các lễ hội đặc sắc này, du khách sẽ được trải nghiệm, khám phá thêm về đời
sống tinh thần cũng như nét đẹp văn hoá đặc trưng tại nơi này. Du khách ưu ái ban tặng
cho Đà Lạt mỹ hiệu là Thành phố Hoa, do đó Festival Hoa Đà Lạt hẳn là trải nghiệm
đáng để tham gia. Là dịp để thành phố trưng bày triển lãm các loài hoa địa phương cũng

như từ nhiều vùng miền trong nước, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đắm mình
vào một khơng gian tràn ngập sắc hoa và tham dự các chương trình vơ cùng đặc sắc như
hội chợ triển lãm hoa, diễu hành hoa trên đường phố, lễ hội tình yêu…
Nơi đây là sự giao thoa giữa các nền văn hóa lớn ở Đà Lạt xưa kia và sau này là văn hóa
phương Tây. Du khách có thể tìm hiểu phong tục tập qn của người đồng bào Kơ Ho,
được nghe già làng kể chuyện về các sự tích về những câu chuyện tình u vượt thời
gian; đến chùa Linh Quang; ghé thăm các biệt thự cổ xây dựng từ thời Pháp để lại trong
những năm 1930 của thế kỉ trước, đây là nơi làm việc của các vua chúa, quan chức cấp
cao của Pháp; ga Đà Lạt, được công nhận là nhà ga cổ đẹp nhất Đơng Dương, mang nét
hài hịa giữa kiến trúc phương Tây và kiểu nhà rơng Tây Ngun truyền thống; hịa mình
vào lễ hội văn hóa trà; festival hoa rực rỡ. Qua đó du khách sẽ cảm nhận được và sẽ có
một thái độ đúng đắn, ứng xử đúng mực về văn hóa khi đến nơi đây.
+ Khách du lịch quan tâm hàng lưu niệm
Mỗi điểm đến là khác nhau, con người khác nhau, văn hóa khác nhau và những món đồ
lưu niệm là đặc trưng cho mỗi nơi, nó chứng tỏ một người đã từng đến những nơi nào,
chứa đựng tình cảm của người dân nơi đó và du khách.Các mặt hàng từ hoa và quả là đặc
trưng không thể không kể đến của Đà Lạt. Hoa đa dạng về chủng loại, màu sắc làm cho
các du khách say mê. Quả cũng rất tươi ngon và còn được chế biến thành mứt. Ngồi hoa
và quả thì cịn có đồ len, hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, trà atiso.Tranh thêu XQ là một
món quà lưu niệm ý nghĩa, đậm đà tình nghĩa quê hương được khách du lịch Đà Lạt u
thích, đặc biệt là du khách quốc tế khi có dịp đến Việt Nam tham quan du lịch. Những
14


bức tranh được thêu trên nền vải lụa như khúc nhạc hòa tấu giữa thơ, họa và kiến trúc
mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Chế tác những món đồ lưu niệm mang lại thu nhập.
Khơng những vậy, nó cịn giúp bảo tồn và duy trì những giá trị văn hóa dần mai một, lãng
quên, giúp giới thiệu đặc trưng của Đà Lạt đến khách du lịch.
+ Sức hút của điểm đến khiến người dân nâng cao niềm tự hào, có trách nhiệm hơn trong
bảo vệ văn hố bản địa

Thành phố mộng mơ có khơng ít điểm tham quan thú vị luôn mở cửa tự do cho du khách.
Du khách có thể có một chuyến du ngoạn tiết kiệm mà không kém phần đặc sắc như:
Làng hoa Vạn Thành, Thiền Viện Trúc Lâm, hồ Tuyền Lâm, chợ Đà Lạt, Hồ Xuân
Hương, đồi chè Cầu Đất, chùa Linh Phước… Dẫu chỉ một ngày ở Đà Lạt cũng có thể
cảm nhận trọn vẹn 4 mùa trong năm, cả 4 mùa đó đều là 4 mùa của tình yêu. Buổi sáng
ấm áp của mùa xuân. Buổi trưa đầy nắng của mùa hè. Buổi chiều mờ sương thu. Và buổi
tối lạnh ngọt của mùa đông. Đà Lạt là mảnh đất nhỏ nơi cao nguyên, nét đẹp của Đà Lạt
là nét đẹp thuộc về riêng núi rừng, nguyên sơ, hoang dã nhưng cũng đầy thơ mộng và dịu
dàng. Người dân ở đây luôn tự hào khi nhắc đến quê hương mình, họ là một phần của q
hương, chính họ đã góp cơng góp sức xây dựng nên quê hương xinh đẹp. Từ đó mà họ sẽ
cảm thấy bản thân có trách nhiệm và ý thức giữ gìn bảo vệ tài ngun du lịch đó, phát
huy những nét đẹp của mình và của quê hương mình.
2.2.2 Các tác động tiêu cực
+ Sự tương tác giữa du khách và người dân Đà Lạt
Đà Lạt hiện nay là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng với các nghề dịch vụ thì khách
chính là nguồn sống, chính vì thế mến khách khơng cịn là một tinh cảm mà nó dần trở
thành một lẽ sống. Nét đẹp này ngày nay vẫn hiện diện khắp mọi nơi từ chị bán hàng
chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng khách đến những người phuc vụ như xe ôm, bốc
vác, nhân viên khách sạn,…đều có thái độ tươi cười, vui vẻ rất hiếm gặp những trường
hợp bắt chẹt khách hàng của mình. Người dân Đà Lạt nơi đây ln có cái nhìn thiện cảm
với du khách, khơng xoi mói, ganh tị và ln sẵn lịng giúp đỡ và chỉ dẫn nhiệt tình cho
lữ khách phương xa. Tuy nhiên, vì lượng khách tham quan quá đông khiến “quá tải” các
dịch vụ du khách, dẫn đến cảnh chen lấn, xơ bồ (ít thấy trước nay ở Đà Lạt). Nhiều đồn
khách, nhóm khách khơng tìm được khách sạn, nhà nghỉ đã “sáng tạo” căn lều sinh hoạt,
ăn uống và ngủ qua đêm trên các đồi thông, quanh bờ hồ. Lợi dụng khách du lịch đơng
đảo. “cị du lịch” có dịp “tái phát” gây ảnh hưởng xấu đến du lịch Đà Lạt với những chiêu
15


mồi chài mua đặc sản dâu tây, mứt dâu giá rẻ hay đi tham quan vườn dâu tây miễn phí,

nhiều người đã “dính bẫy” và phải chịu nhiều ấm ức. Và rồi, rác thải do du khách vứt bừa
bãi tại các điểm khu du lịch , trên các tuyến đường, khu vực cơng cộng,…gây ra sự bát
nháo, phản cảm, “khó nhìn” khiến cư dân bản địa bức xúc…Thậm chí, một số kẻ gian
cịn lợi dụng nơi đơng đúc để thực hiện hành vi móc túi, trộn cắp tài sản; điển hình như
vào tháng 7/2020, nơi đây đã có những đối tượng giả làm khách du lịch để trà trộn, dàn
cảnh móc túi ở siêu thị (BigC Đà Lạt,…) và các khu du lịch nổi tiếng ( khu du lịch
Đường hầm đất sét,…)
 Văn hóa bản địa tại Đà Lạt bị hòa tan, lai căng và mất đi bản sắc vốn có.

+ Khách du lịch tại Đà Lạt khơng quan tâm nhiều đến hàng lưu niệm và sản vật tại địa
phương
Hàng lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với du
khách, khuyến khích họ chi tiêu và cũng là cách quảng bá hình ảnh du lịch của địa
phương một cách hiệu quả. Không thể phủ nhận những giá trị mà sản phẩm lưu niệm đã
mang lại bởi nó cũng thể hiện một phần đặc trưng văn hóa Đà Lạt, ví dụ như rượu vang,
mứt, hoa khơ, đồ len,… Sản phẩm về văn hóa ở Đà Lạt rất đa dạng nhưng vẫn còn rất
nhiều bất cập. Qùa lưu niệm hiện rất đa chủng loại, hàng kém chất lượng, không phù hợp
với giả cả,… Hàng giả đang là vấn đề nan giải ở các địa điểm du lịch tại Đà Lạt nói riêng
và cả nước nói chung. Điển hình như với rượu vang, phổ biến nhất là việc giả mạo hoặc
nhái theo thương hiệu đã đăng ký độc quyền Vang Đà Lạt. Một số cơ sở nhỏ lẻ thay vì
sản xuất rượu vang theo đúng quy trình ngâm ủ nho lên men mất ít nhất 1-2 năm thì mua
nước ngun liệu trơi nổi về pha chế hương liệu và cồn, sau đó đóng chai đem bán với
giá rất rẻ. Những sản phẩm này thường không xuất hiện tại các địa điểm kinh doanh lớn,
có uy tín, nhưng rất dễ bỏ vào các gói q vào dịp Tết hay trong các cửa hàng bán đồ lưu
niệm nhỏ lẻ tại các khu du lịch và vẫn được bán tràn lan trên thị trường Đà Lạt. Với công
nghệ sản xuất tem giả tinh vi hiện nay, các du khách đến với Đà Lạt lo ngại mua phải
những chai rượu giả. Chính vì thế việc lựa chọn hàng lưu niệm đối với du khách thật sự
rất khó khăn, chưa kể đến những sản phẩm kém chất lượng nhưng giá lại rất cao bởi họ bị
chặt chém.
 Nền văn hóa Đà Lạt bị ảnh hưởng mạnh.


+ Khách du lịch đánh giá khơng đúng đắn về văn hóa Đà Lạt
16


Văn hoá của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng dân cư ở châu thổ sông
Hồng, vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Nam – Ngãi – Bình – Phú, Nam
Trung Bộ, Đơng Nam Bộ và sự giao lưu văn hố thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng
trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách. Đà Lạt còn là nơi
sinh sống và cư ngụ của nhiều dân tộc anh em, từ người Kinh đến người K’Ho, Ê đê, hay
Bana… Dù khác nhau về lối sống văn hóa, phong tục tập qn, tơn giáo tín ngưỡng
nhưng các dân tộc ở đây vẫn chung sống hịa bình, thể hiện tình đồn kết dân tộc anh em.
Tuy nhiên vì có sự khác biệt về nét văn hóa, ngồi những mặt tích cực thì văn hóa Đà Lạt
cịn hiện lên một số mặt tiêu cực, như xung đột về văn hóa. Khi các du khách tới tham
quan, tham gia vào các hoạt động văn hóa hoặc các nghi lễ tôn giáo ở Đà Lạt thường gây
ra một số ý kiến khác nhau. Các hoạt động văn hóa, nghi lễ tôn giáo phù hợp với du
khách, họ sẽ coi đây là giải trí của chuyến đi. Nhưng nếu điều ấy không phù hợp, họ biểu
lộ sự chê bai, phê phán, ghê rợn trước những hoạt động văn hóa, nghi lễ tôn giáo và đăc
biệt là những tập tục của người dân bản địa. Chính điều này đã gây rắc rối lớn với thái độ
tiêu cực, thậm chí là thù ghét của người dân đối với khách du lịch. Ví dụ tộc người Ê-đê
với tục nối dây, nghĩa là khi người vợ mất, chồng của họ sẽ phải lấy em gái (chưa chồng)
của người vợ. Điều này không được sự đồng tình của du khách khi đến Đà Lạt tìm hiểu
văn hóa tộc người Ê-đê. Họ cho rằng điều ấy là không đứng đắn, tỏ thái độ tiêu cực.
 Du khách có những ứng xử khơng đúng mực.

+ Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công ở Đà Lạt
Tình trạng du lịch có tính thương mại hóa quá mức, nhàm hóa giá trị văn hóa, nguy cơ
phai nhòa bản sắc, phá vỡ truyền thống và lối sống hiện nay ở Đà Lạt, gia tăng sự chia rẽ
cộng đồng, xung đột lợi ích, mâu thuẫn về quyền tiếp cận tài nguyên, trong đó có tài
nguyên di sản văn hóa… Những nghệ nhân cho rằng họ chỉ cần làm những tác phẩm ít kỹ

năng tốn ít thời gian, sản xuất với số lượng lớn cũng có thể bán cho khách du lịch cùng
một mức giá. Như vậy sẽ làm giảm giá trị đích thực của nó hoặc làm cho du khách cảm
nhận giá trị một cách không phù hợp. Ở Đà Lạt nghề đan len, thêu tranh, cưa lộng, chạm
bút lửa là những nghề thủ công tiêu biểu của Đà Lạt, tuy thời gian ra đời và tồn tại chưa
lâu nhưng đã đóng vai trị quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cùng với sự giao lưu kinh tế - văn hóa với các
vùng, miền trong nước và quốc tế, sản phẩm đan len, thêu tranh, cưa lộng, chạm bút lửa
của Đà Lạt phải cạnh tranh với các mặt hàng này từ các nơi khác tới, đặc biệt là các đồ
17


len và đồ lưu niệm của Trung Quốc, chúng vừa rẻ lại có màu sắc đẹp, mẫu mã phong phú.
Chạm bút lửa cũng đang trong tình trạng báo động với nguy cơ bị mai một và thất truyền.
Do đó các tác phẩm nghệ thuật khơng cịn chỉ để trưng trong bảo tàng mà cịn được
thương mại hóa, sản xuất để bán cho khách du lịch. Vừa là tác phẩm nghệ thuật, đồ thủ
công, vừa là nghề để người dân kiếm sống nên giá trị và sự tinh tế, tỉ mỉ trong mỗi tác
phẩm hay đồ thủ công không thực sự đầy đủ.
 Không thể gửi gắm những thông điệp, ý nghĩa, giá trị của các tác phẩm nghệ thuật,

các đồ thủ cơng tới du khách một cách tồn vẹn, trọn lọc.
+ Đánh mất nhân cách và lòng tự hào về nền văn hóa Đà Lạt
Người dân cảm nhận rằng nền văn hóa của họ được du khách cho là lạ lùng, kỳ quặc,
buồn cười để có thể tạo ra cho họ cảm giác thù địch hổ thẹn, ngượng ngùng. Thậm chí có
thể gây ra sự tự ti đối với người dân. Họ cảm thấy mình thấp kém, văn hóa thơ sơ cùng
với mong muốn được tân tiến, bắt chước du khách sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng của
văn hóa đó là đánh mất nhân cách văn hóa. Như người Đà Lạt rất thong thả, làm việc gì
cũng từ tốn, không tất bật bon chen. Ở các thành phố khác, người ta ln bận rộn với
guồng quay kinh tế thì ở người Đà Lạt lại an nhàn hưởng thụ nhiều hơn. Người Đà Lạt
làm vừa đủ, tận hưởng vừa đủ, cho đi vừa đủ, nhận về vừa đủ, để mọi thứ như được cân
bằng. Cũng như bao mảnh đất anh em khác ở vùng cao, Đà Lạt là ngôi nhà của nhiều dân

tộc sinh sống, từ người Kinh khắp ba miền đến người M’nơng, K’ho, Mạ, Ê-đê,... cùng
góp mảnh ghép của mình để đem lại sự đa dạng trong cộng đồng người Đà Lạt. Những
“tộc người” là thành phần thường dễ bị tổn thương về văn hóa của họ. Bởi nét văn hóa
của họ là đặc trưng, là riêng, là nhất. Đa phần suy nghĩ con người sẽ hướng đến cái chung
của xã hội nên những tộc người thường sẽ bị dị nghị bởi nét văn hóa riêng của họ. Làm
cho họ cảm thấy thiếu tự tin và khao khát thốt ra khỏi sự tự ti đó bằng việc pha trộn, bắt
chước văn hóa của du khách, làm mờ văn hóa của tộc mình rồi dần dần đánh mất bản sắc
dân tộc, nhân cách văn hóa.

18


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VỀ VĂN HÓA
CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
Thành phố Đà Lạt là một địa danh được thiên nhiên ưu ái. Tọa lạc trên mảnh đất vàng có
khí hậu ơn hịa và nhiều cảnh quang đẹp mắt. Có thể nói Đà Lạt chính là một Paris thu
nhỏ nơi núi rừng cao nguyên. Và có người đã từng nói rằng: Đà Lạt– Đi trăm lần không
chán, đi vạn lần vẫn mê. Tuy nhiên điểm đến này cũng có những hạn chế nhất định,
những tiêu cực về văn hóa, để xóa bỏ những tiêu cực ấy ta có các giải pháp sau:
1. Sự tương tác giữa du khách và người dân Đà Lạt
Đà Lạt ngày càng được biết đến rộng rãi khiến lượng du khách đổ về càng đông đặc biệt
là trong mùa cao điểm du lịch, điều đó dẫn đến việc du khách khơng tìm được khách sạn
như trong phần tiêu cực đã nêu bên trên. Kéo theo đó là nhiều hệ lụy như việc dựng lều
sinh hoạt trên đồi thông, quanh bờ hồ. Vừa gây mất mĩ quan, không đảm bảo được tình
hình trật tự, vệ sinh mơi trường vừa khiến trải nghiệm của du khách không trọn vẹn. Để
cải thiện thực trạng này chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần tích
cực quảng bá sự phong phú của địa phương ở cả 4 mùa trong năm dựa vào lợi thế của Đà
Lạt giúp hạn chế tình trạng quá tải ở điểm đến, các khách sạn, nhà nghỉ cũng cần được
quy hoạch, mở rộng quy mô để đáp ứng được nhu cầu của du khách. Thêm vào đó cũng

cần tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh của du khách, có những chế tài
xử phạt thích hợp để bảo vệ mơi trường của thành phố. Sự xuất hiện của các “cò du lịch”
mồi chài, chèo kéo khách thậm chí móc túi, trộm cắp là hành vi thiếu văn hóa, gây ra tâm
lý khơng thoải mái cho khách du lịch, thậm chí là lo sợ. Điều đó khiến hình ảnh của Đà
Lạt phần nào bị xấu đi. Để giải quyết những vấn đề đó, ngành du lịch thành phố, các quận
huyện cần tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm minh các trường hợp trên. Triển
khai tận dụng hệ thống camera quan sát thành phố phục vụ xử lý hành vi đeo bám, chèo
kéo, trộm cắp, cướp giật trên các tuyến đường trong điểm và các lễ hội.

2. Khách du lịch tại Đà Lạt không quan tâm nhiều đến hàng lưu niệm và sản vật tại
địa phương
19


Khách du lịch đến Đà Lạt ngày càng gặp khó khăn trong việc lựa chọn quà lưu niệm sau
chuyến tham quan bởi hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng kém nhưng giá cả
lại quá cao, các sản phẩm như vậy được lan truyền trên thị trường ảnh hưởng đến danh
tiếng du lịch Đà Lạt. Các nhà kinh doanh cần đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền đưa sản
phẩm mình đến gần hơn với khách hàng, đồng thời cũng phải cải thiện, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo được dấu ấn riêng trong lịng du khách, góp phần đưa văn hóa Đà
Lạt trở nên phong phú, đặc sắc hơn. Vai trò của cơ quan quản lý thị trường là rất to lớn,
cần thắt chặt hơn việc kiểm soát chất lượng sản phẩm để loại bỏ những sản phẩm kém
chất lượng đến tay người tiêu dùng, tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” ảnh
hưởng đến hình ảnh của điểm đến. Bên cạnh các cơ quan, tổ chức, để hạn chế hiện tượng
trên, chúng ta cũng cần nhấn mạnh vai trị của người tiêu dùng, khách du lịch phải thơng
thái trong việc chọn lựa.

3. Khách du lịch đánh giá không đúng đắn về văn hóa Đà Lạt
Các hoạt động văn hóa, lễ nghi ln mang phần nào linh hồn và tinh thần của văn hóa địa
phương. Tuy nhiên khơng phải khách du lịch nào cũng am hiểu những nét văn hóa, tơn

giáo cùng nhiều tập tục khác nên có một số người tỏ thái độ ghê rợn, chê bai hay phê
phán dẫn đến hiềm khích thậm chí là thù ghét giữa người dân địa phương và khách du
lịch. Để hạn chế vấn đề trên, ngành du lịch thành phố cần tổ chức các hoạt động gắn kết
du khách và dân địa phương, chủ động đưa văn hóa địa phương đến du khách một cách
có hiệu quả thơng qua internet hay hướng dẫn viên du lịch để du khách xác định có sẵn
sàng tiếp cận hoạt động văn hóa đó khơng.

4. Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công ở Đà Lạt
Tại Đà Lạt các làng nghề truyền thống khá đa dạng nhưng chưa thực sự được biết đến
rộng rãi, mới chỉ có rau- hoa Đà Lạt là sản phẩm mang thương hiệu vùng. Từ thực tế cho
thấy, chỉ có những làng nghề truyền thống nằm gần trung tâm, gần các trục đường giao
thông mới dễ dàng trong xây dựng các tour du lịch. Các nơi khác, cơ sở hạ tầng cũng như
nguồn nhân lực du lịch tại nhiều làng nghề còn thiếu và yếu. Hoạt động giúp du khách
trải nghiệm hầu như chưa được quan tâm nên chưa tạo được sức hút. Tại một số làng
nghề, tình trạng ơ nhiễm mơi trường chưa được quan tâm xử lý thường xuyên nên khó
20


phát triển du lịch. Để du lịch và làng nghề phát triển, chính quyền các huyện, thành phố
nên chủ động thành lập các trung tâm phát triển làng nghề; tổ chức lại sản xuất; tư vấn
phát triển làng nghề truyền thống. Cùng với đó, cần hỗ trợ xây dựng dự án phát triển du
lịch làng nghề theo hướng mở các lớp hướng dẫn, tập huấn, tham gia các hội chợ – triển
lãm giới thiệu sản phẩm và có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ngồi nguồn ngân
sách, khuyến khích các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, coi đây là nhân tố chủ yếu
trong phát triển du lịch làng nghề xứng tầm và đạt hiệu quả cao. Từ đó kích thích việc trải
nghiệm thực tế, góp phần đặc biệt hóa du lịch Đà Lạt. Cũng cần khuyến khích người dân
chú trọng đến chất lượng sản phẩm thủ công tạo ra sự khác biệt vốn có với những mặt
hàng nhập khẩu đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm thông qua du lịch trải nghiệm khiến
du khách cảm thấy xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Việc đẩy mạnh quảng bá giá trị của
sẩn phẩm cũng là điều hết sức cần thiết, để du khách khi đến với Đà Lạt là nghĩ đến hoa,

len đan, tranh khô, cưa lộng,...giúp giữ chân những nghệ nhân, bảo tồn giá trị văn hóa.

5. Đánh mất nhân cách và lịng tự hào về nền văn hóa Đà Lạt
Người dân địa phương, đặc biệt là các “tộc người” ln có những tự ti về văn hóa của
mình khi họ tiếp cận khách du lịch, họ mong muốn được thốt khỏi sự tự ti đó bằng cách
pha trộn, bắt chước văn hóa của du khách khiến văn hóa dân tộc bị mờ dần, đánh mất bản
sắc riêng. Đối với vấn đề này, việc truyền bá tư tưởng và nâng cao nhận thức của người
dân địa phương cũng như các du khách là rất quan trọng. Như vấn đề tiêu cực nêu trên,
khách du lịch cần có sự hiểu biết, tránh bày tỏ thái độ ghê rợn hay dị nghị với các tập tục
nơi đây. Thái độ đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhìn nhận của người dân địa phương đối với
văn hóa của chính họ. Để giải quyết vấn đề này, ngành du lịch thành phố cần kết hợp với
địa phương tổ chức bồi đắp tư tưởng, nâng cao lòng tự hào của người dân đối với bản sắc
riêng, thêm vào đó cũng cần làm giàu đẹp nền văn hóa, loại bỏ đi những hủ tục để biến
mỗi nét văn hóa thành nét đẹp bền bỉ đáng tự hào.

21


KẾT LUẬN
Qua bài thảo luận về tìm hiểu các tác động văn hóa du lịch đến điểm đến du lịch Đà Lạt,
nhóm đã có cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn về một điểm đến du lịch được đông đảo
khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế yêu thích lựa chọn mỗi khi đến Việt Nam. Từ
đó có thể nhận thấy tác động văn hóa của du lịch đến điểm đến du lịch ln có tác động
hai chiều cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, trong xu thế phát triển, nhu cầu du lịch của con
người ngày một nâng cao, việc đưa ra các giải pháp để làm phát triển hơn nữa các lợi thế
của điểm đến đồng thời có những biện pháp nhằm giảm thiểu các hạn chế đang tồn tại là
việc cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Có như vậy du lịch Việt Nam nói chung và
điểm đến du lịch Đà Lạt nói riêng sẽ hồn thiện hơn về các mặt, khơng chỉ về mặt văn
hóa. Từ đó sẽ đưa du lịch Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Nhóm 6 hi vọng qua bài thảo luận, sẽ cung cấp được cho cơ và các bạn trong lớp có thêm

những cái nhìn thực tế hơn về các tác động văn hóa của du lịch đến một điểm đến du lịch
nói chung và điểm đến du lịch Đà Lạt nói riêng.

22



×