Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng Tuyển sinh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.46 KB, 5 trang )

Đề thi vào 10
Môn Ngữ Văn
Câu 1: (1,5 điểm)
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
Qua câu nói “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”, em
hiểu anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa
Pa” muốn nói điều gì?
Câu 2: (1,5 điểm)
Trong bài thơ Sang thu, biến chuyển trong không
gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua
nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động
thật tinh tế. Hãy chứng minh ý kiến trên.
Câu 3: (7,0 điểm)
Nhận định về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không
kính có ý kiến cho rằng: “Hình ảnh những chiếc xe
không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ
lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện
vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để ngừơi lái xe
bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh
thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh
thần bất chấp gian khổ khó khăn.”
Hãy phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không
kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật để làm sáng tỏ ý
kiến trên.
ĐỀ CHUYÊN VĂN
(150P)
Câu 1: (1đ)
Phân tích hàm ý trong câu trả lời ở các đoạn hội
thoại sau:
a. A: – Sao? Thế đã gặp mụ Bọ Muỗm chưa?
B: – Nó đánh tôi gãy một càng rồi.


b. A: – Cô Thi này, được gần chồng, dù một ngày
chỉ ăn một bữa vẫn sướng cô nhỉ?
B: – Anh ơi, lòng vả cũng như lòng sung, một trăm
con lợn cùng chung một lòng.
Câu 2 (2đ)
Theo em, thể văn tùy bút trong bài Chuyện cũ trong
phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút – Phạm
Đình Hổ) có gì khác so với thể truyện mà em đã
học?
Câu 3(7đ)
Tóm tắt hệ thống luận điểm trong văn bản Tiếng nói
của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi. Phân tích bài
thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của
Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ những luận điểm
đó.
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút
Câu 1(2đ):
Từ hai câu thơ:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”
Dựa theo nội dung bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn
Khoa Điềm, em hãy viết một đoạn văn ngắn có tiêu đề “ Mặt trời của mẹ”.
Câu 2 (1 đ)
Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ cuối bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi?”
Câu 3 ( 7đ)
Tâm trạng của Thúy Kiều qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” và nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

Đề thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
Trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã
viết: ” Có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trong nhất”.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên ( khoảng 30
dòng, trong đó có chứa thành phần phụ chú).

Câu 2: (1,0 điểm)
Em hãy chỉ ra chất trữ tình trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 3: (7 điểm)
Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích ”
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN
Môn thi : Ngữ văn ( chuyên )
Câu 1: ( 2.0 điểm )
“Chuyện người con gái Nam Xương ” là một truyện ngắn hay được rút ra từ tập ”
Truyền kì mạn lục ” của Nguyễn Dữ. Hãy cho biết :
- Lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo đó là cha Đản.
Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này ?
- Cuối truyện, việc tác giả đưa yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có
làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao ?
Câu 2:(3.0 điểm)
Hãy chép lại một số câu thơ trong các bài thơ Việt Nam hiện đại đã học ở lớp 9 có đề
cập đến hình ảnh trăng
Viết một văn bản ngắn ( khoảng dưới 10 câu ) có chủ đề Trăng trong thơ hiện đại liên
kết ý nghĩa các hình ảnh trăng trong các bài thơ trên.
Câu 3: ( 5,0 điểm )
Cảm nhận của em về chất trữ tình của truyện ngắn ” Lặng lẽ Sa Pa ” ( Nguyễn Thành
Long ).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×