Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Bài soạn KHOA HOC 4-CA NAM- CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 149 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 1
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
NS:
Tiết 1 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 4, 5 SGK
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy đánh dấu vào các cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
Những yếu tố cần cho sự sống Con người Động vật Thực vật
1. Không khí
2. Nước
3. Ánh sáng
4. Nhiệt độ (thích hợp với từng đối tượng)
5. Thức ăn (phù hợp với từng đối tượng)
6. Nhà ở
7. Tình cảm gia đình
8. Phương tiện giao thông
9. Tình cảm bạn bè
10. Quần áo
11. Trường học
12. Sách báo
13. Đồ chơi
(HS có thể kể thêm)
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :


HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ : KT sự chuẩn bò của HS.
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có
cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV đặt vấn đề & nêu yêu cầu: Em
hãy kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày
để duy trì sự sống của mình?
- GV chỉ đònh từng HS nêu & viết các ý kiến đó
lên bảng
Hát
Các tổ KT chéo nhau.
HS nêu ý ngắn gọn
1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Bước 2: GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của
HS đã được ghi trên bảng & rút ra nhận xét chung
dựa trên ý kiến các em đã nêu ra
Lưu ý: Nếu ý kiến của HS tương đối đầy đủ thì GV
không cần phải nêu phần kết luận dưới đây.
Kết luận của GV:
Những điều kiện cần để con người sống & phát
triển là:
- Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống,

quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các
phương tiện đi lại…
- Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội như: tình
cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện
học tập, vui chơi, giải trí…
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập &
SGK
Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con
người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì
sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con
người mới cần
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
- GV phát phiếu học tập & yêu cầu HS làm
phiếu học tập theo nhóm
Bước 2: Chữa phiếu học tập cho các nhóm
Bước 3: Thảo luận cả lớp
Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, GV
yêu cầu HS mở SGK & thảo luận lần lượt 2 câu
hỏi:
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy
trì sự sống của mình?
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của
con người còn cần những gì?
Kết luận của GV:
- Con người, động vật & thực vật đều cần đến
thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích
hợp để duy trì sự sống của mình.
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con
người còn cần nhà ở, áo quần, phương tiện giao

thông & những tiện nghi khác. Ngoài những yêu
cầu về vật chất, con người còn cần những điều
kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
Hoạt động 3: Trò chơi Cuộc hành trình đến
hành tinh khác
Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về
những điều kiện cần để duy trì sự sống của con
người.
HS theo dõi
HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
trước lớp
HS bổ sung, nhận xét
HS nêu
HS theo dõi
2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi
nhóm 1 bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu có nội dung
bao gồm những thứ “cần có” để duy trì cuộc sống
& những thứ các em “muốn có”. Mỗi tấm phiếu
chỉ vẽ 1 thứ.
Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi & chơi
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm
mình với các nhóm khác & giải thích tại sao lại
lựa chọn như vậy?

Hoạt động tiếp nối:
- Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì
để duy trì sự sống của mình?
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của
con người còn cần những gì?
GV nhận xét chung tiết học, thái độ học tập của
HS.
Chuẩn bò bài: Trao đổi chất ở người.
HS chia thành nhóm nhỏ để tham gia trò
chơi
Các nhóm bàn bạc với nhau, chọn ra 10 thứ
(được vẽ trong 20 tấm phiếu) mà các em
thấy cần phải mang theo khi các em đến 1
hành tinh khác (những tấm phiếu vẽ các
hình đã loại ra phải nộp lại cho GV)
Tiếp theo, mỗi nhóm hãy chọn 6 thứ cần
hơn cả để mang theo
-HS trả lời
HS trả lời
3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 1
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
NS:
Tiết 2 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: Lấy vào
khí ô xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí cac-bô-níc, phân và nứơc tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 6, 7
- Giấy trắng khổ to, bút vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Con người cần gì để sống
- Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì để
duy trì sự sống của mình?
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con
người còn cần những gì?
1. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở
người
Mục tiêu:
Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào &
thải ra trong quá trình sống.
Nêu được thế nào gọi là trao đổi chất.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát & thảo
luận theo cặp
Trước hết, em hãy kể tên những gì được vẽ trong
hình 1 trang 6.
Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan
trọng đối với sự sống của con người được thể hiện
trong hình (ánh sáng, thức ăn, nước uống).
Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của
con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như

không khí.
Cuối cùng tìm xem cơ thể người lấy những gì từ
môi trường & thải ra môi trường những gì trong quá
trình sống của mình.
Bước 2: Thảo luận
Trong khi thảo luận, GV kiểm tra & giúp đỡ các
nhóm.
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS quan sát & thảo luận theo
cặp những nhiệm vụ GV giao
- HS thực hiện nhiệm vụ cùng với
4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Bước 3: Hoạt động cả lớp
Bước 4: GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục
Bạn cần biết & trả lời câu hỏi:
Trao đổi chất là gì?
Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người,
thực vật & động vật.
Kết luận của GV:
Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường
thức ăn, nước uống, khí ô-xi & thải ra phân, nước
tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước,
không khí từ môi trường & thải ra môi trường những
chất thừa, cặn bã.
Con người, thực vật & động vật có trao đổi chất với
môi trường thì mới sống được.

Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự
trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Mục tiêu:HS biết trình bày một cách sáng tạo
những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ
thể người với môi trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV nêu yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi
chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng
tượng của mình
Lưu ý: hình 2 trang 7 chỉ là một gợi ý. HS hoàn toàn
có thể vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tuỳ
theo sự sáng tạo của mỗi nhóm.
Bước 2: Trình bày sản phẩm
GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày ý tưởng của
bản thân hoặc của nhóm đã thể hiện
Bước 3: Nhận xét
GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt
sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian
học về chủ đề Con người & sức khoẻ.
Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bò bài: Trao đổi chất ở người (tt).
bạn theo hướng dẫn trên
- Vài HS lên trình bày kết quả làm
việc của nhóm mình
- HS đọc & trả lời câu hỏi
- HS nhận xét & bổ sung
- HS trình bày theo nhóm theo sự
hướng dẫn của GV

- Từng nhóm trình bày sản phẩm
của mình
- Các nhóm khác nghe & có thể
hỏi hoặc nêu nhận xét
5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 2
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tt)
NS:
Tiết 3 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô
hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
- Có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống quanh mình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 8. 9
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
1. Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất & những cơ quan thực hiện quá
trình đó
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Hoàn thành bảng sau:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động
2. Bài cũ: Trao đổi chất ở người
-Trong quá trình sống, con người cần gì từ môi
trường & thải ra môi trường những gì?
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Biết tên những biểu hiện bên
ngoài của quá trình trao đổi chất & những cơ
quan thực hiện quá trình đó.
Hát
HS trả lời
HS nhận xét
6
Lấy vào
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện
quá trình trao đổi chất giữa cơ
thể với môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn
Nước
…………………………………………………… ………………………………………
………………………………… Hô hấp ……………………………………
……………………………………… Bài tiết nước tiểu ………………………………………
…………………………………………………… Mồ hôi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Mục tiêu: HS Kể tên những biểu hiện bên ngoài
của quá trình trao đổi chất & những cơ quan thực
hiện quá trình đó.

Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong
quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS
- GV phát phiếu học tập
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp
- GV chữa bài
Bước 3: Thảo luận cả lớp
GV đặt câu hỏi:
-Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập,
hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá
trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi
trường?
-Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc
thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên
trong cơ thể.
GV Kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các
cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất
ở người
Mục tiêu: HS trình bày được sự phối hợp hoạt
động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần
hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi
chất ở bên trong cơ thể & giữa cơ thể với môi
trường.
Cách tiến hành: Trò chơi Ghép chữ vào chỗ …
trong sơ đồ
Bước 1:
GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm: 1 sơ

đồ như hình 5 trang 9 SGK & các tấm phiếu rời
có ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng, ô-xi,
khí các-bô-níc; ô-xi & các chất dinh dưỡng; khí
các-bô-níc & các chất thải; các chất thải)
HS hoạt động theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc
với phiếu học tập trước lớp

+Những biểu hiện bên ngoài của quá trình
trao đổi chất & cơ quan thực hiện quá trình
trao đổi chất đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực
hiện: lấy khí ô-xi; thải ra khí các-bô-níc.
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá
thực hiện: lấy nước & các thức ăn có chứa
các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể; thải
chất cặn bã (phân).
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu
(thải ra nước tiểu) & da (thải ra mồ hôi)
thực hiện.
+Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem
các chất dinh dưỡng (hấp thụ được từ cơ
quan tiêu hoá) & ô-xi (hấp thụ được từ
phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể &
đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan
của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải
chúng ra ngoài & đem khí các-bô-níc đến
phổi để thải ra ngoài.
HS nhận bộ đồ chơi
7

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Cách chơi: Các nhóm thi nhau lựa chọn các
phiếu cho trước để ghép vào chỗ …… trong sơ đồ
cho phù hợp. Nhóm nào gắn nhanh, đúng & đẹp
là thắng cuộc.
Bước 2: Trình bày sản phẩm
GV đánh dấu thứ tự xem nhóm nào làm xong
trước.
Bước 3:
Bước 4: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS nói lên vai trò của từng cơ quan
trong quá trình trao đổi chất.
Kết luận của GV:
GV sử dụng mục Bạn cần biết ở trang 9 SGK &
nhấn mạnh: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá
trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể
được thực hiện.
Nếu 1 trong cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn,
tiêu hoá ngưng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ
ngừng & cơ thể sẽ chết.
Hoạt động tiếp nối:
GV yêu cầu HS suy nghó & trả lời câu hỏi:
-Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ
môi trường & thải ra môi trường những gì?
-Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở
bên trong cơ thể được thực hiện?
-Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan
tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt
động?

GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bò bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức
ăn. Vai trò của chất bột đường.
Các nhóm thi đua
Các nhóm treo sản phẩm của mình
Các nhóm cử đại diện làm giám khảo để
chấm về nội dung & hình thức của sơ đồ.
Đại diện nhóm trình bày về mối quan hệ
giữa các cơ quan trong cơ thể trong quá
trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với
môi trường.
HS trả lời
HS đọc mục bạn cần biếttrang 9/SGK
HS trả lời
8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 2
CÁC CHẤT DINH DƯỢNG CÓ TRONG THỨC ĂN
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
NS:
Tiết 4 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min,
chất khoáng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP

1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường:
Thứ tự Tên thức ăn chứa nhiều
chất bột đường
Từ loại cây nào?
1 Gạo
2 Ngô
3 Bánh quy
4 Bánh mì
5 Mì sợi
6 Chuối
7 Bún
8 Khoai lang
9 Khoai tây

2. Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Trao đổi chất ở người
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì
từ môi trường & thải ra môi trường những
gì?
- Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất
ở bên trong cơ thể được thực hiện?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ
quan tham gia vào quá trình trao đổi chất
ngừng hoạt động?
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài

Hoạt động 1:Tập phân loại thức ăn
Mục tiêu:
HS trả lời
HS nhận xét
9
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
- HS biết sắp xếp các thức ăn hằng
ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật
hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những
chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK & cùng nhau trả
lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10
Bước 2:
Kết luận của GV
Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách
sau:
Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức
ăn thực vật hay thức ăn động vật.
Phân loại theo lượng các chất dinh
dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó.
Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng & vi-ta-
min

(Ngoài ra trong nhiều loại thức ăn còn chứa nhiều
chất xơ & nước)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột
đường
Mục tiêu: HS nói tên & vai trò của những thức ăn
chứa nhiều chất bột đường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói tên thức ăn giàu chất bột đường có trong các
hình ở trang 11 SGK
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
mà các em ăn hằng ngày.
+ Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà
em thích ăn
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất
bột đường.
- Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung
nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.
Kết luận của GV:
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ
Các em sẽ nói với nhau về tên thức ăn, đồ
uống mà các em dùng hàng ngày.
Tiếp theo HS quan sát các hình trang 10 &
cùng với bạn mình phân loại nguồn gốc của
các loại thức ăn
Sau đó HS dựa vào mục Bạn cần biết để trả
lời câu hỏi 3
Đại diện một số cặp trình bày kết quả mà

các em đã cùng nhau làm việc.
HS làm việc theo cặp: HS nói với nhau tên
các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có
trong hình ở trang 11 SGK & cùng nhau tìm
hiểu về vai trò của chất bột đường ở mục
Bạn cần biết
HS trả lời
10
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo,
ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu.
Đường ăn cũng thuộc loại này.
Hoạt động 3: Xác đònh nguồn gốc của các thức
ăn chứa nhiều chất bột đường
Mục tiêu: HS nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất
bột đường có nguồn gốc từ thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV phát phiếu học tập
Bước 2:
- Chữa bài tập cả lớp
Kết luận của GV
Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bò bài: Vai trò của chất đạm & chất béo.
HS làm việc với phiếu học tập

Một số HS trình bày kết quả làm việc với
phiếu học tập trước lớp.

HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm
sai
11
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 3
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
NS:
Tiết 5 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm ( thòt, cá, trứng, tôm, cua, …), chất béo (mở, dầu, bơ, …)
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
- Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Các chất dinh dưỡng có trong thức
ăn.Vai trò của chất bột đường
- Kể tên một số loại thức ăn chứa chất bột đường mà
em biết?
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể?
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm & chất
béo
Mục tiêu: HS Nói tên & vai trò của thức ăn chứa

nhiều chất đạm .Nói tên & vai trò của thức ăn chứa
nhiều chất đạm
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp .
Quan sát hình trang 12, 13 SGK kể tên các thức ăn
chứa nhiều chất đạm và chất béo
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình
12 SGK
+ Kể tên các thức ăn có chứa chất đạm mà các em ăn
hằng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa
nhiều chất đạm?
+ Nói tên thức ăn giàu chất béo có trong hình 13 SGK
+ Kể tên các thức ăn có chứa chất béo mà các em ăn
hằng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
Hát
- 2HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi- nhận xét
- HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều
chất đạm & chất béo có trong hình ở trang 12, 13
SGK & cùng nhau tìm hiểu vai trò của chất đạm,
chất béo ở mục Bạn cần biết
- HS nêu
HS kể
- Chất đạm tham gia xây dựng & đổi mới cơ
thể: làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế
bào già bò huỷ hoại & tiêu mòn trong hoạt động

sống. Vì vậy, chất đạm rất cần cho sự phát triển
của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thòt, cá, trứng,
sữa…
- HS nêu
HS kể
12
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
- Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu
câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh.
GVKết luận
Hoạt động 2: Xác đònh nguồn gốc của các thức ăn
chứa nhiều chất đạm & chất béo
Mục tiêu: HS biết phân loại thức ăn chứa nhiều chất
đạm & chất béo có nguồn gốc từ động vật & thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm.
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp
Các nhóm thảo luận xong trình bày trước lớp.
GV cùng HS sửa bài.
- Các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo đều có
nguồn gốc từ đâu?
- Hoạt động tiếp nối:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bò bài: Vai trò của vi- ta-min, chất khoáng và
chất xơ.
- Chất béo rất giàu năng lượng & giúp cơ thể
hấp thụ các vi-ta-min: A, D, K, E. Thức ăn giàu
chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thòt cá &

một số hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu nành
………
- HS làm việc với phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ
tự
Tên thức ăn Nguồn
gốc TV
Nguồn
gốc ĐV
1 Đậu nành x
2 Thòt lợn x
3 Trứng x
4 Thòt vòt x
5 Cá x
6 Đậu phụ x
7 Tôm x
8 Thòt bò x
9 Đậu Hà Lan x
10 Cua, ốc x
2.Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo
Thứ
tự
Tên thức ăn Nguồn
gốc TV
Nguồn
gốcĐV
1 Mỡ lợn x
2 Lạc x

3 Dầu ăn x
4 Vừng (mè) x
5 Dừa x
-Một số HS trình bày kết quả làm việc với
phiếu học tập trước lớp.
HS nhận xét –bổ sung
- Các thức ăn chứa nhiều chất đạm & chất béo
đều có nguồn gốc từ động vật & thực vật.
HS nhận xét tiết học.
13
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 3
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN,
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
NS:
Tiết 6 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
- Giấy khổ to; bút viết & phấn đủ dùng cho các nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
o Khởi động
o Bài cũ: Vai trò của chất đạm & chất béo
- Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể?
- Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể?

- GV nhận xét -ghi điểm
3 .Bài mới:
Giới thiệu bài :Bài học hôm nay các em tìm
hiểu về nguồn gốc của Vi-ta- min, chất khoáng,
chất xơ. Vai trò của chúng đối với cơ thể.
GV ghi tựa bài
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn
chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ
Mục tiêu: HS kể tên một số loại thức ăn chứa
nhiều vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ.
Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều
vi-ta-min, chất khoáng & chất xơ.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV tổ chức & hướng dẫn
- GV chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu cho
từng nhóm- quy đònh thời gian(10’)
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện các yêu cầu
vào bảng phụ, nhóm nào hoàn thành sớm nhất
nhóm đó thắng cuộc.
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc
Hát
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp theo dõi- nhận xét
HS chú ý lắng nghe.
HS nhắc lại tựa.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên
Bảng phụ:
Thức

ăn
Nguồn
gốc ĐV
Nguồn
gốc TV
Vi-ta-
min
Chất
khoáng
Chất

Rau cải
Trứng
Cà rốt
Chuối
Sữa
Cam
Thòt
Dầu ăn

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình
14
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vi-ta-
min, chất khoáng & chất xơ
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của vi-ta-min,
chất khoáng & chất xơ.
Cách tiến hành:
GV đặt câu hỏi:
- Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai

trò của vi-ta-min đó
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min
đối với cơ thể?
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu
vai trò của chất khoáng đó
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất
khoáng đối với cơ thể?
- Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn
có chứa nhiều chất xơ?
- Hằng ngày, chúng ta cần uống khoảng bao
nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước
GV Kết luận
Hoạt động tiếp nối:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bò bài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại
thức ăn?
& tự đánh giá trên cơ sở so sánh với sản phẩm
của nhóm bạn

HS cả lớp theo dõi trả lời
- Vi-ta-min là những chất không tham gia trực
tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm)
hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
(như chất bột đường) nhưng chúng lại rất cần
cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-
ta-min cơ thể sẽ bò bệnh.
- Một số chất khoáng như sắt, can-xi ………
tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số
chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng rất
nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy & điều khiển

các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng
cơ thể sẽ bò bệnh:
+ Thiếu sắt gây thiếu máu.
+ Thiếu can-xi ảnh hưởng đến hoạt động của
cơ tim, khả năng tạo huyết & đông máu, gây
loãng xương ở người lớn.
+ Thiếu i-ốt gây bướu cổ.
- Chất xơ không có giá trò dinh dưỡng nhưng
rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình
thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành
phân, giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra
ngoài.
- Hằng ngày, chúng ra cần uống khoảng 2 lít
nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước
còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc
hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta
cần uống đủ nước.
3 HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 15
SGK.
15
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 4
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
NS:
Tiết 7 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi
món.

- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột
đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm;
ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
- Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng & chất

- Em hãy nêu vai trò của: vi-ta-min, chất khoáng
& chất xơ
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải
ăn phối hợp nhiều loại thức ăn & thường
xuyên thay đổi món
Mục tiêu: HS giải thích được lí do cần ăn phối
hợp nhiều loại thức ăn & thường xuyên thay đổi
món
Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Tại sao
chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn &
thường xuyên thay đổi món?
- GV gợi ý nếu HS gặp khó khăn:
+ Nhắc lại tên một số thức ăn mà em thường ăn.

+ Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố đònh
các em sẽ thấy thế nào?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất
dinh dưỡng không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thòt, cá
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS làm việc theo nhóm
16
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
mà không ăn rau, quả?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với
thòt mà không ăn cá, không ăn rau, quả?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận
Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp
dinh dưỡng cân đối
Mục tiêu: HS nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn
vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít & ăn hạn chế.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV lưu ý HS: Đây là tháp dinh dưỡng dành cho
người lớn
Bước 2: Làm việc theo cặp
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc
theo cặp dưới dạng đố nhau. Người được đố đưa
ra tên một loại thức ăn & người trả lời sẽ phải nói
xem thức ăn đó cần được ăn như thế nào: ăn đủ,

ăn hạn chế …. (hoặc ngược lại)
Kết luận
- Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-
min, chất khoáng & chất xơ cần được ăn đầy đủ.
Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn
vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất
béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều
đường & nên hạn chế ăn muối.
Hoạt động 3: Trò chơi Đi chơ
Mục tiêu: HS biết lựa chọn các thức ăn cho từng
bữa ăn một cách phù hợp & có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả: Mỗi loại
thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất
đònh ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại
thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến
đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh
dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Ăn phối hợp nhiều
loại thức ăn & thường xuyên thay đổi món ăn
không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng
đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng
ta ăn ngon miệng hơn & quá trình tiêu hoá diễn
ra tốt hơn.
- HS nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối
trung bình cho một người một tháng” trang 17
SGK
- 2 HS thay nhau đặt câu hỏi & trả lời: Hãy nói
tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có
mức độ, ăn ít, ăn hạn chế .

- HS báo cáo dưới dạng đố vui
17
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi bán hàng: một
số em đóng vai người bán, một số em đóng vai
người mua
Bước 2:
Bước 3:
- Dựa trên những hiểu biết về bữa ăn cân đối, cả
lớp cùng GV nhận xét xem sự lựa chọn của bạn
nào là phù hợp, có lợi cho sức khoẻ.
Kết luận của GV:
- GV dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng &
nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng.
4. Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bò bài: Tại sao cần ăn phối hợp đạm
động vật & đạm thực vật?
- HS chơi như đã hướng dẫn
- Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp
những thức ăn, đồ uống mà mình đã chọn cho
từng bữa.
18
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Tuần 4
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
NS:

Tiết 8 ND:
I.MỤC TIÊU:
Biết đựơc cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
- Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Tại sao chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại
thức ăn & thường xuyên thay đổi món?
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa
nhiều chất đạm
Mục tiêu: HS lập ra được danh sách tên các món ăn
chứa nhiều chất đạm
Bước 1: GV tổ chức trò chơi
- GV chia lớp ra thành 2 đội
Bước 2: Cách chơi & luật chơi
- Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất
đạm. Thư kí ghi nhanh vào giấy khổ to.
- Thời gian chơi là 8 phút
- Nếu chưa hết thời gian chơi nhưng đội nào nói chậm,
nói sai hoặc nói lại tên món ăn đội kia đã nói là thua &
trò chơi có thể kết thúc.

- Trường hợp hết 8 phút mà chưa có đội nào thua, GV
cho kết thúc cuộc chơi. GV yêu cầu đại diện hai đội treo
bảng danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm lên
bảng. Cả lớp cùng GV đánh giá xem đội nào ghi được
nhiều tên món ăn hơn là thắng cuộc.
Bước 3: Thực hiện
- GV bấm đồng hồ & theo dõi diễn biến của cuộc chơi
& cho kết thúc cuộc chơi như phần luật chơi đã nói
Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm
động vật & đạm thực vật
Mục tiêu: HS
Kể tên một số món ăn vừa cung cấp
- HS trả lời
- HS nhận xét
- Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng đứng ra rút thăm
xem đội nào được nói trước.
- HS theo dõi GV phổ biến luật chơi
- 2 đội bắt đầu chơi như đã hướng dẫn ở trên
19
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
Giải thích lí do vì sao không nên chỉ
ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
Bước 1: Thảo luận cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món
ăn chứa nhiều chất đạm đã lập qua trò chơi & chỉ ra
món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật vừa chứa chất
đạm thực vật?
- GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp

đạm động vật & đạm thực vật? (Để làm được câu hỏi
này, GV yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập)
Bước 2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ & phát phiếu học
tập cho các nhóm
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Để chốt lại ý chính, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn
cần biết ở trang 19 SGK
Kết luận:
- Mỗi loại đạm có chứa nhiều chất bổ dưỡng ở tỉ lệ
khác nhau. Ăn kết hợp cả đạm động vật & đạm thực vật
sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung
cho nhau & giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
- Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thòt ở
mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thòt, vì đạm cá dễ
tiêu hơn đạm thòt; tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá.
GV lưu ý HS:
- Chất đạm ăn vào ngày nào cơ thể dùng ngày ấy,
không thể dự trữ được. Nếu ăn quá nhu cầu, chất đạm sẽ
chuyển thành đường được giải phóng thành năng lượng,
như vậy lãng phí.
- Nên sử dụng đậu phụ & sữa đậu nành vừa đảm bảo
cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng
phòng chống các bệnh tim mạch & ung thư.
4. Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bò bài: Sử dụng hợp lí các chất béo & muối ăn
- HS nêu
- HS làm việc theo nhóm vào phiếu học tập
- Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm

mình trên cơ sở xứ lí các thông tin trong phiếu học
tập
Tuần 5 NS:
20
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
SỬ DỤNG HP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
Tiết 9 ND:
I.MỤC TIÊU:
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực
vật.
- Nêu ích lợi của muối i-ốt, tác hại của thói quen ăn mặn.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 20,21 SGK.
- Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa I-ốt và
vai trò của I-ốt đối với sức khoẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật
và đạm thực vật?
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn
đạm thực vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
- GV nhận xét, chấm điểm
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài - ghi tựa bài
Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp
nhiều chất béo

Mục tiêu: HS lập ra được danh sách tên các món ăn
chứa nhiều chất béo.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành hai đội.
- Lần lượt 2 đội thi nhau kể tên các món ăn chứ
nhiều chất béo. Thời gian chơi tối đa là 10 phút
- GV yêu cầu đại diện 2 đội treo bảng danh sách tên
các món ăn chứa nhiều chất béo lên bảng.
- GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến cuộc chơi
và cho kết thúc cuộc chơi như đã trình bày ở trên.
Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có
nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
Mục tiêu: HS biết:
- Tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động
vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
- Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn
gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món
ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò
chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật,
vừa chứa chất béo thực vật
- GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo
Hát
- 3 HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút
thăm xem đội nào được nói trước
- Các món ăn rán thòt rán,cá rán, bánh rán…,

các món luộc hay nấu bằng thòt mỡ : chân giò
luộc, thòt lợn luộc, canh sườn, lòng,…, các món
muối vừng, lạc,…
- Cả lớp cùng GV đánh giá xem đội nào ghi
nhiều tên món ăn hơn là thắng cuộc.
- Đại diện nhóm viết tên các món ăn chứa
nhiều chất béo mà đội mình đã kể vào 1 khổ
giấy to – trình bày trước lớp.
- Chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật
21
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
động vật và chất béo thực vật?
GV giảng thêm: Ngoài thòt mỡ, trong óc và các phủ
tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp
và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những
thứ này.
GV kết luận:( Gọi 2HS đọc mục bạn cần biết trang 20
SGK)
Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối I-ốt và tác
hại của ăn mặn
Mục tiêu: HS có thể:
- Nói về ích lợi của muối I-ốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh
đã sưu tầm được về vai trò của I-ốt đối với sức khoẻ
con người, đặc biệt là trẻ em.
- GV giảng: Khi thiếu I-ốt, tuyến giáp phải tăng
cường hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp. Do

tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ nên hình thành bướu
cổ. Thiếu I-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong cơ
thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, trẻ em bò kém phát
triển cả về thể chất và trí tuệ.
+ I –ốt có vai trò gì đối với cơ thể ?
+ Nếu thiếu I-ốt cơ thể sẽ như thế nào?
+ Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể?
+ Tại sao không nên ăn mặn?
GV kết luận:( Gọi 2HS đọc mục bạn cần biết trang 21
SGK)
4. Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bò bài: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng
thực phẩm sạch và an toàn
và chất béo thực vật để đảm bảo cung cấp các
chất béo cho cơ thể.
- Hai đội bắt đầu chơi như hoạt động 1.
- HS đọc thầm lại danh sách các món ăn chứa
nhiều chất béo.
- 2HS đọc mục bạn cần biết trang 20 SGK
- HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu
tầm được.
Cơ thể thiếu I-ốt, tuyến giáp phải tăng cường
hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp còn gọi
là bướu cổ.
- Thiếu I-ốt gây nhiều rối loạn chức năng trong
cơ thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, trẻ em bò
kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
- Để phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt nên
ăn muối có bổ sung I-ốt

- Ăn mặn sẽ bò mắc bệnh huyết áp cao
2HS đọc mục bạn cần biết trang 21 SGK
Tuần 5
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN,
NS:
Tiết 10 ND:
22
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I.MỤC TIÊU:
- Biết đựơc hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được:
+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn
+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 22,23 SGK.
- Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 SGK.
- Chuẩn bò theo nhóm: một số rau, quả (cả loại tươi và loại héo, úa), một số đồ hộp và
vỏ đồ hộp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
o Khởi động
o Bài cũ:
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn
- Tại sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn
gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật?
- Tại sao chúng ta nên sử dụng muối I-ốt và
không nên ăn mặn?

- GV nhận xét, chấm điểm
o Bài mới:
GV giới thiệu bài- ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và
quả chín
Mục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn
nhiều rau và quả chín hằng ngày.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh
dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau và
quả chín được khuyên dùng với liều lượng như
thế nào trong 1 tháng đối với người lớn
- Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn
hằng ngày.
- Nêu ích lợi của việc ăn rau quả?
GV kết luận:
Hoạt động 2: Xác đònh tiêu chuẩn sạch và an
toàn
Mục tiêu: HS giải thích được thế nào là thực
phẩm sạch và an toàn.
Hát
- 3 HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
- HS quan sát sơ đồ tháp dinh dưỡng và
nhận xét: cả rau và quả chín đều cần được
ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn
chứa chất đạm, chất béo.
- HS kể
- Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có

đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ
thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp
chống táo bón.
- 2HS đọc mục bạn cần biết trang 22 SGK
23
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng
nhau trả lời câu hỏi
- Theo bạn, thế nào là thực phẩm sạch và an
toàn?”
Lưu ý: Đối với các loại gia cầm, gia súc cần
được kiểm dòch.
Hoạt động 3: Thảo luận về các biện pháp giữ
vệ sinh an toàn thực phẩm
Mục tiêu: HS kể ra được các biện pháp giữ vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ cho
từng nhóm:
N1: Cách chọn thức ăn tươi, sạch. Cách nhận ra
thức ăn ôi, héo…
N2: Cách chọn đồ hộp, chọn những thức ăn được
đóng gói
N3: Thực phẩm, dụng cụ nấu ăn cần phải như
thế nào?
N4: Thức ăn nấu chín hoặc chưa sử dụng cần
làm gì?
+GV giảng thêm :Cảnh giác với loại quả

quá “mập”, “phổng phao”,các loại quả xanh
mướt hoặc có màu sắc bất thường, cảm giác
“nhẹ bỗng” của một số rau xanh được phun quá
nhiều chất kích thích sinh trưởng và hoá chất bảo
vệ thực vật.
- Yêu cầu HS kể một số cách bảo quản thức ăn
ở nhà.
o Hoạt động tiếp nối:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của
HS.
- Chuẩn bò bài: Một số cách bảo quản thức ăn
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi-
HS trình bày kết quả trước lớp.
- Thực phẩm được coi là sạch và an toàn
cần được nuôi trồng theo quy trình hợp vệ
sinh, giữ được chất dinh dưỡng, không ôi
thiu, không nhiễm hóa chất. Không gây
ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ
người sử dụng
HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm
trình bày kết quả trước lớp(các em có thể
mang theo các vật thật đã chuẩn bò để giới
thiệu và minh hoạ.)
- Lựa chọn rau, quả tươi cần có màu sắc tự
nhiên của rau, quả không úa, héo, còn
nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy
xước, thâm nhũn ở núm cuống.
- Xem kó thời hạn sử dụng in trên vỏ hộp
hoặc bao gói hàng.
- Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm,

dụng cụ nấu ăn .
- Thức ăn nấu chín phải ăn ngay, thức ăn
chưa dùng đến phải bảo quản đúng cách.
Một số HS nêu - HS khác nhận xét
HS nhận xét tiết học.
Tuần 6
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
NS:
Tiết 11 ND:
24
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Khoa học
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, đóng hộp, …
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 24,25 SGK
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
2. Bài cũ: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng
thực phẩm sạch và an toàn
+ Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín hằng
ngày?
+ Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
+ Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực
phẩm?
GV nhận xét, chấm điểm

1. Bài mới:
Giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản
thức ăn
Mục tiêu: HS kể tên được các cách bảo quản
thức ăn
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang
24,25 SGK và trả lời các câu hỏi: chỉ và nói các
cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Mời đại diện nhóm trình bày trước lớp
- GV nhận xét
+ Các cách bảo quản trên có ích lợi gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của
các cách bảo quản thức ăn
Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở khoa học của
Hát
- HS lên bảng trả lời
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhắc lại tựa
HS chia nhóm bầu nhóm trưởng thảo luận ghi
vào phiếu các cách bảo quản thức ăn trong
từng hình.
Đại diện nhóm trình bày-HS nhận xét
- Giữ thức ăn được lâu,không bò mất chất dinh
dưỡng,không bò ươn,ôi, thiu.
25
Tên thức ăn Cách bảo quản

1. cá, mực. Phơi khô
2. Cá, thòt bò Đóng hộp
3. Thòt, cá, rau,
trái cây
Ướp lạnh
4. cá, tôm Làm mắm
5. Hạt sen Làm mứt
6. Cà Ướp muối.

×