Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ngày soạn 2392008 trường thpt hùng vương qui nhơn giáo viên trần xuân trường giáo án 12 nc ngày soạn 2392008 tuần 7 tiết 252627 bài đọc văn i mụctiêu giúp học sinh 1 về kiến thức thấy thêm một c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.22 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: 23/9/2008 <b>Tuần: 7</b>
<b>Tiết : 25,26,27</b>


<b>Bài :</b> <b>Đọc Văn: </b>


<b>I. MỤCTIÊU Giúp học sinh </b>
<i><b> 1. Về kiến thức: </b></i>


<i>- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm:</i>
<i>đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm</i>
<i>ra đất nước. </i>


<i>- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo</i>
<i>nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. </i>
<i><b> 2. Về kĩ năng: Đọc – hiểu, ph.tích bài thơ trữ tình tiêu biểu cho lối thơ trữ tình -chính trị </b></i>


<i><b> 3. Về thái độ: T.cảm yêu nước.</b></i>
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<i><b>1.Chuẩn bị của giáo viên </b></i>


<b>- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: </b><i>Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Ôn tập Ngữ </i>
<i>văn 12</i>. Soạn giáo án


<b>- Phương án tổ chức lớp học : Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng</b>


<i><b>2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa</b></i>
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<i><b> </b></i> <i><b>1. Ổn định tình hình lớp : (1phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.</b></i>
<i><b> </b></i> <i><b>2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) </b></i>



<b>Câu hỏi: </b><i>Nêu kết cấu và học thuộc bài <b>Tiếng hát con tàu?</b></i>
<i><b>3. Giảng bài mới:</b></i>


<b>- Vào bài : </b><i>(2</i> phút<i>)</i>


<b> Tiến trình bài dạy:</b>


<b>THỜI </b>


<b>GIAN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>GIÁO VIÊN</sub></b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>HỌC SINH</sub></b> <b>NỘI DUNG KIẾN THỨC</b>
<b>Hoạt động 1:</b>


<i><b>Hd hs tìm hiểu chung về</b></i>
<i><b>tg, tp.</b></i>


- Giới thiệu vài nét về tg
- Yêu cầu HS đọc phần
<i><b>Tiểu dẫn và rút ra những </b></i>
nội dung chính về t.giả,
t.phẩm.


- Cho hs thảo luận nhóm câu
hỏi 1 sgk:


<b>Hoạt động 1:</b>


Làm việc cá nhân: đọc
và khái quát các ý chính
ở mục Tiểu dẫn - sách


giáo khoa.


- Thảo luận nhóm nhỏ
và trả lời + đóng góp ý
kiến.


<b>I- TÌM HIỂU CHUNG:</b>
<b>1. Tác giả:</b>


<b>1.1. Tiểu sử tác giả : </b>


- Sinh ra trong một gia đình trí thức,
giàu truyền thống yêu nước và tinh thần
cách mạng.


- Học tập và trưởng thành trên miền
Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động
văn nghệ ở miền Nam.


<b>1.2. Phong cách sáng tác : </b>


- Giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén .
- Giọng thơ trữ tình chính luận


<b>2. Tác phẩm:</b>


<b> 2.1. Hoàn cảnh ra đời </b>


Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên
1971.



<i><b>2.2.. Thể loại : trường ca</b></i>


Là thể loại tác phẩm VH có sự kết hợp
hài hịa 2 yếu tố <i>tự sự</i> và <i>trữ tình</i>


2.3. Vị trí văn bản


- phần đầu chương V của trường ca.

<b>Đất nước</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Nhận xét, sửa chữa, chốt
kiến thức cho hs


<b>Hoạt động 2:</b>


<i><b>H.dẫn hs đọc- hiểu TP</b></i>
- GV hướng dẫn HS đọc
diễn cảm. Yêu cầu HS tìm
bố cục, gọi tên nội dung trữ
tình từng phần.


- Cho hs thảo luận nhóm câu
hỏi 1 sgk:


- GV giúp HS nắm được
trình tự triển khai những
mạch suy nghĩ và cảm xúc
của tác giả trong đoạn thơ.



- Cho hs thảo luận nhóm câu
hỏi 2,3 sgk:


<b>(Chia lớp thành 2 nhóm, </b>
<b>hs làm việc nhóm)</b>


C2: <i>Trong phần đầu, tg đã </i>
<i>cảm nhận ĐN ở những </i>
<i>ph.diện nào?Cách định </i>
<i>nghĩa của nhà thơ có gì mới</i>
<i>lạ, sâu sắc?</i>


<b>Hoạt động 2:</b>


- Thảo luận nhóm
nhỏ và trả lời +
đóng góp ý kiến.


Học sinh đọc SGK, làm
việc cá nhân suy nghĩ
trả lời


- Thảo luận nhóm, cử
đại diện trình bày, các
nhóm khác bổ sung


- Chương V có vị trí đặc biệt, hội tụ chủ
đề tư tưởng tác phẩm: sự thức tỉnh của
thế hệ trẻ các thành thị miền Nam,
(rộng hơn: sự tự nhận thức của tuỏi trẻ


VN) về sứ mệnh và trách nhiệm với
dân tộc.


<b> 2.4. Chủ đề : Đoạn thơ là lời thức</b>
tỉnh đ/v tuổi trẻ MN trong cuộc đ/t
chống kẻ thù XL & bán nước :hãy lấy
nh/d làm điểm tựa hãy vì ĐN mà gắn
bó & bảo vệ .


<b>II- ĐỌC-HIỂU:</b>


<b>1. Đọc, tìm hiểu kết cấu:</b>


<b>1.1. Đọc văn bản - hiểu chú thích: </b>
<b>1.2. Bố cục văn bản : Hai phần </b>


- Phần I : 42 câu đầu : Đất nước được
cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử
văn hoá dân tộc, chiều sâu của không
gian, chiều dài của thời gian.


- Phần II: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt
lõi, cảm nhận về đất nước : Đất nước
của Nhân dân.


<b>2. Đọc - Hiểu chi tiết văn bản : </b>
<i><b>2.1. Đất nước được cảm nhận bằng sự</b></i>
<i><b>gắn liền với cuộc sống hàng ngày của</b></i>
<i><b>mỗi con người kết hợp với chiều dài</b></i>
<i><b>của thời gian, chiều rộng của không</b></i>


<i><b>gian và chiều sâu của lịch sử văn hoá</b></i>
<i><b>dân tộc.</b></i>


<b>* Cội nguồn đất nước gần gũi, thân</b>
<b>thương với cuộc đời mỗi con người</b>
- <i>Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi </i>


<i>Đất nước có trong Những cái ngày</i>
<i>xửa ngày xưa </i>->ĐN gắn liền những
câu chuyện cổ tích


<i> -ở miếng trầu bây giờ bà ăn </i>+<i>tóc</i> <i>me</i>
<i>thì bới sau đầu </i>


=> Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy
quyến rũ đã đưa ta về với cội nguồn của
đất nước : Một đất nước vừa cụ thể vừa
huyền ảo đã có từ rất lâu đời song vẫn
cụ thể, gần gũi lạ thường với mỗi
người.


<b>* Sự cảm nhận ĐN ở phương diện</b>
<b>chiều dài thời gian lịch sử: ĐN được</b>
cảm nhận từ quá khứ với huyền thoại “
Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến
hiện tại với những con người không bao
giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền
thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ .
<b>* Sự cảm nhận đất nước ở phương</b>
<b>diện chiều rộng của không gian địa</b>


<b>lí: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

C3: <i>Phần sau đoạn trích </i>
<i>làm nổi bật t.tưởng <b>Đất </b></i>
<i><b>nước của nh.dân. </b>T.tưởng </i>
<i>ấy đã quy tụ mọi cách nhìn </i>
<i>nhận và đưa đến những </i>
<i>phát hiện sâu sắc, mới mẻ </i>
<i>như thế nào?</i>


- Nhận xét, sửa chữa, chốt
kiến thức cho hs


(Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính
cá thể vừa hết sức táo bạo, tác giả đã
định nghĩa đất nước thật độc đáo)
- ĐN là nơi chốn sinh tồn của cả cộng
đồng dân tộc qua bao thế hệ( nơi dân
mình đồn tụ )


=>Là sự thống nhất giữa cá nhân với
cộng đồng.


- Đất nước cịn là khơng gian rộng lớn
tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả.
=> ĐN là những gì gần gũi thân quen
gắn bó với cuộc sống mỗi người lại vừa
mênh mông rộng lớn.


*Sự cảm nhận đất nước ở phương


<b>diện lịch sử - văn hoá :</b>


- Đất nước được cảm nhận gắn liền với
nền văn hoá lâu đời của dân tộc:


+ Câu chuyện cổ tích, ca dao.
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu,
bới tóc.


- Đất nước lớn lên đau thương vất vả
cùng với cuộc trường chinh không nghỉ
ngơi của con người :


+ Cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm, gắn với hình ảnh cây tre- biểu
tượng cho sức sống bất diệt của dân
tộc.


+ Gắn với nền văn minh lúa nước,
lao động vất vả.


- Đất nước gắn liền với những con
người sống ân tình thuỷ chung.


=> Đất nước không trừu tượng mà ở
ngay trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
=> Nét đặc sắc, mới mẻ trong cách cảm
nhận về ĐN của NKĐ: cảm nhận ĐN
trên nhiều phương diện:



- Từ chiều sâu của đ/s văn hoá, phong
tục, truyền thống


- Từ chiều rộng của khơng gian địa lí
- Từ chiều dài của thời gian lịch sử.


 ĐN hiện ra vừa thiêng liêng, sâu


<i><b>xa, lớn lao, vừa gần gũi, thân thiết với</b></i>
mọi người.


<i><b>2.2. Tư tưởng cốt lõi : ĐN của nhân</b></i>
<i><b>dân </b></i>


- Tg cảm nhận ĐN qua những địa danh
thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách
số phận của nhân dân.


+ Tình nghĩa thuỷ chung thấm thiết (


<i>núi Vọng Phu, hòn trống mái)</i>


+ Sức mạnh bất khuất ( <i>Chuyện</i>
<i>Thánh Gióng) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Gọi 1,2 hs trình bày bài
soạn ở nhà câu hỏi 5


- Nhận xét, sửa chữa, chốt
kiến thức cho hs



- Cho hs thảo luận nhóm câu
hỏi 4,6 sgk:


- Nhận xét, sửa chữa, chốt
kiến thức cho hs


<b>Hoạt động 3:</b>
<i><b>H.dẫn tổng kết bài</b></i>


- ?<i>Đánh giá chung về đoạn</i>
<i>thơ?</i>


Làm việc cá nhân theo
yêu cầu của gv


<b>Hoạt động 3:</b>


- Thảo luận, nghe, ghi
chép kiến thức bài học.
<b> </b>


=> Đoạn thơ = cách qui nạp hàng loạt
h/t để đưa đến 1 k/q ss:


<b> Và ở đâu ….hoá núi sông ta </b>


T/g minh chứng những người & vật


thân quen đã tạo nên đất nước .



- Nhìn vào bốn nghìn năm ĐN mà nhấn
mạnh đến những con người vơ danh :
Họ âm thầm cống hiến và hi sinh.
- Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là ĐN của
nhân dân : Vì ĐN là của nhân dân nên
ĐN là của ca dao thần thoại - Đây là
một định nghĩa giản dị mà độc đáo.
- Tg chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền
thống của nhân dân :


+ Say đắm trong tình yêu ( Yêu em từ
thuở trong nôi .


+ Biết q trọng tình nghĩa ( Biết q
cơng...)


+ Quyết liệt trong căm thù và chiến
đấu ( biết trồng tre ...)


=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của
tg về ĐN trên các phương diện địa lí,
lịch sử, văn hố với nhiều ý nghĩa mới :
Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết
tinh của bao công sức và khát vọng của
nhân dân, của những con người vơ danh
, bình dị .


<i><b>2.3.</b></i>



<i><b> ĐN hóa thân trong mỗi con người</b></i>
- ĐN khơng phải là 1k/n trừu tượng, xa
xơi mà nó hóa thân, kết tinh trong mỗi
con người. Bởi lẽ mỗi cuộc đời đều
được thừa hưởng 1 phần di sản vật chất
và tinh thần của dân tộc.


- Mạch thơ dẫn đến suy ngẫm về trách
nhiệm của mỗi người đối với ĐN.
(Thông điệp của tác giả) -> Mặc dù viết
với mục đích tuyên truyền, cổ động
nhưng lời thơ rất đỗi trữ tình, chỉ như 1
lời tự dặn mình chân thành, tha thiết.
<i><b>2.4. Nghệ thuật : </b></i>


- Thể thơ tự do phóng túng .


- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
- Giọng thơ trữ tình - chính trị .


<b>III- TỔNG KẾT:</b>
<b>1. Nội dung:</b>


Tóm lại, đoạn thơ là cảm nhận mới mẻ
của tác giả về đất nước qua những vẻ
đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên
nhiều bình diện: lịch sử - địa lí - văn
hố...


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Hoạt động 4:</b>



<i><b>H.dẫn nhanh hs cách giải </b></i>
<i><b>quyết BT NC</b></i>


<b>Hoạt động 4:</b>


đất nước của nhân dân, do nhân dân
làm ra được tô đậm là cảm hứng chủ
đạo.


<b>2. Nghệ thuật:</b>


giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng,
thiết tha. Nghệ thuật sử dụng nhuần nhị
và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn
học dân gian đem vào câu thơ hiện đại
làm tăng thêm sức hấp dẫn của đoạn
thơ.


<b>IV- LUYỆN TẬP:</b>


- K.định cảm hứng về ĐN là cảm hứng
nổi bật của thơ ca 45-75. Giải thích lí
do.


- Cả 2 bài thơ đều có điểm giống nhau
(cùng đề tài, cùng theo cách kh.quát về
ĐN.


- Mỗi bài thơ có cách tiếp cận khác


nhau, tạo ra sự nhận thức và hình dung
về ĐN phong phú, khác nhau...


<i><b>4. Củng cố :</b></i>


<b>- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhàhọc bài, đọc lại tác phẩm . Làm bài tập ở sách giáo khoa.</b>
<b>- Chuẩn bị bài : - Xem trước bài mới</b>


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:</b>


...
...
...


Ngày soạn: 25/9/2008 <b>Tuần: 7</b>


<b>Tiết : </b>


<b>Bài : Đọc văn: </b>


<b>I. MỤCTIÊU Giúp học sinh </b>
<b>1. Về kiến thức: </b>


- Cảm nhận được tâm hồn phong phú, nồng nhiệt và khát khao tự nhận thức của người phụ nữ trong
tình yêu.


- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu và xây dựng hình tượng, nhịp điệu của bài thơ.
<i><b> 2. Về kĩ năng: Đọc – hiểu, phân tích bài thơ trữ tình.</b></i>


<i><b> 3. Về thái độ: - Giúp HS bồi dưỡng tình u đúng đắn, có t/y chân thành, trong sáng.</b></i>


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<i><b>1.Chuẩn bị của giáo viên </b></i>


<b>- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: </b><i>Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Ôn tập Ngữ </i>
<i>văn 12</i>. Soạn giáo án


<b>- Phương án tổ chức lớp học : Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng</b>


<i><b>2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa</b></i>

<b>SÓNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<i><b> </b></i> <i><b>1. Ổn định tình hình lớp : (1phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.</b></i>
<i><b> </b></i> <i><b>2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) </b></i>


<b>Câu hỏi: </b><i>T.tưởng <b>đất nước của nhân dân </b>được thể hiện như thế nào trong đoạn trích<b> Đất nước</b>?</i>


<i><b>3. Giảng bài mới:</b></i>
<b>- Vào bài : </b><i>(2</i> phút<i>)</i>


<b>Tiến trình bài dạy:</b>
<b>THỜI </b>


<b>GIAN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>GIÁO VIÊN</sub></b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>HỌC SINH</sub></b> <b>NỘI DUNG KIẾN THỨC</b>
<b>Hoạt động 1:</b>


<i><b>Hd hs tìm hiểu chung về tg,</b></i>
<i><b>tp.</b></i>



- Yêu cầu HS đọc phần Tiểu
<i><b>dẫn và rút ra những nội dung </b></i>
chính về t.giả, t.phẩm.


- Nhận xét, bổ sung kiến
thức, lưu ý cho hs những v.đề
quan trọng


<b>Hoạt động 2:</b>


<i><b>H.dẫn hs đọc- hiểu TP</b></i>
- GV hướng dẫn HS đọc diễn
cảm.


<b>Hoạt động 1:</b>


Làm việc cá nhân: đọc và
khái quát các ý chính ở
mục Tiểu dẫn - sách giáo
khoa.


- Thảo luận nhóm nhỏ và
trả lời + đóng góp ý kiến.


<b>Hoạt động 2:</b>


<b>I- TÌM HIỂU CHUNG:</b>
<b>1. Tác giả:</b>



<b>1.1. Tiểu sử tác giả : </b>


* NTXQ (1942 – 1988) quê La
Khê, Văn Khê ngoại thị Hà Đông,
lớn lên ở HN.


- 13 tuổi, là diễn viên múa trong
đoàn văn công, biểu diễn tại đại hội
liên hoan thanh niên – sinh viên Áo
1959. Sau đó vì u thơ nên chuyển
sang nghiệp văn.


* Tác phẩm chính: SGK.
<b>1.2. Phong cách sáng tác : </b>


- XQ yêu thơ và là một trong những
tên tuôit tiêu biểu nhất của lớp nhà
thơ trẻ trong k/c chống Mĩ, gương
mặt đáng chú ý của nền thơ hiện đại
VN.


- Thơ XQ thể hiện 1 trái tim phụ nữ
hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và
luôn da diết trong khát vọng hạnh
phúc đời thường.


+ Thơ T/y thể hiện khát khao sôi
nổi mãnh liệt mà chân thành tự
nhiên của trái tim đang yêu.



<b>2. Tác phẩm:</b>


<b> 2.1. Hoàn cảnh ra đời </b>


- In trong tập Hoa dọc chiến hào.
- Bài thơ viết năm 1967 khi XQ đã
ở vào độ tuổi có suy nghĩ rất chín
về t/y.


<i><b>2.2. Đề tài:</b></i>


TY – đề tài quen thuộc của thơ ca
và của X.Quỳnh


<b>II- ĐỌC-HIỂU:</b>


<b>1. Đọc, tìm hiểu kết cấu:</b>
<b>1.1. Đọc văn bản </b>


* Yêu cầu: - Đọc diễn cảm thể hiện
được 2 hình tượng sóng và em.
- Đọc với giọng sơi nổi, dào dạt chú
ý nhấn giọng ở các thanh trắc và hạ
giọng ở thanh bằng.


* Cảm nhận chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Cho hs thảo luận nhóm câu
hỏi 1 sgk:



<b> - Hình tượng sóng là một tìm tịi</b>
<b>nghệ thuật độc đáo của Xuân</b>
<b>Quỳnh. Hình tượng sóng trước</b>
<b>hết được gợi ra từ âm hưởng đào</b>
<b>dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó</b>
<b>là nhịp của những con sóng trên</b>
<b>biển cả liên tiếp, triền miên, vô</b>
<b>hồi vô hạn. Thể thơ năm chữ với</b>
<b>những câu thơ ngắt nhịp linh</b>
<b>hoạt, phóng túng đã tạo nên nhịp</b>
<b>điệu của những con sóng biển</b>
<b>dào dạt, sơi nổi, lúc sâu lắng, lúc</b>
<b>dịu êm chạy suốt bài thơ. Song</b>
<b>âm điệu chung của bài thơ không</b>
<b>giản đơn chỉ là âm điệu của</b>
<b>những làn sóng biển, mà cịn là</b>
<b>âm điệu của một nỗi lòng đang</b>
<b>tràn ngập, khao khát tình u vơ</b>
<b>hạn, đang rung lên đồng điệu,</b>
<b>hoà nhịp vời sóng biển</b>


- u cầu HS tìm bố cục, gọi
tên nội dung trữ tình từng
phần.


- GV giúp HS nắm được trình
tự triển khai những mạch suy
nghĩ và cảm xúc của tác giả
trong đoạn thơ.



<b>- ? </b><i>2 khổ đầu nhà thơ miêu tả</i>
<i>đặc điểm của sóng ntn, ý</i>
<i>nghĩa?</i>


- Cho hs thảo luận nhóm câu
hỏi 3 sgk:


<i>Từ câu 13 đến câu 16 là một </i>
<i>cách cắt nghĩa rất XQ về qui </i>
<i>luật TY. Anh, chị hiểu cách </i>
<i>cắt nghĩa ấy ntn?</i>


- Thảo luận nhóm
nhỏ và trả lời + đóng
góp ý kiến.


Học sinh đọc SGK, làm
việc cá nhân suy nghĩ trả
lời


- Thảo luận nhóm
nhỏ và trả lời + đóng
góp ý kiến.


- Thảo luận nhóm
nhỏ và trả lời + đóng
góp ý kiến.


cảm xúc trong trái tim người con
gái đang yêu.



<b>1.2. Kết cấu nghệ thuật: </b>


- Hình tượng SĨNG <b> TY của EM</b>


<b>- SÓNG: h.ảnh động </b><b> người con</b>


<b>gái => mới mẻ, hiện đại</b>


- Lối thơ 5 chữ, kết cấu đều đặn 


Nhịp điệu nhẹ nháng, miên man của
sóng.


<i><b>=> 2 hình tượng song song tồn tại</b></i>
<i><b>có tác dụng soi chiếu vào nhau để</b></i>
<i><b>bổ sung, cộng hưởng nhằm diễn tả</b></i>
<i><b>sâu sắc tâm trạng người con gái</b></i>
<i><b>đang yêu</b></i>


<b>1.3- Bố cục: </b>


<b>- 2 khổ đầu: mượn sóng để nói cảm</b>
nhận về t. yêu.


- khổ 3 – 7: Ngẫm nghĩ về TY
+ lí giải cội nguồn của t/y.
+ T/y gắn liền với nỗi nhớ.


- Khổ 8,9; ý thức về thời gian và sự


khao khát t/y vĩnh hằng.


<b>2. Đọc - Hiểu chi tiết văn bản : </b>
<b>2.1. Khổ 1,2.</b>


* Hình tượng sóng:
- <i>dữ dội >< dịu êm</i>
<i> ồn ào >< lặng lẽ.</i>


 mang trạng thái đối lập phù hợp


với quy luật của tự nhiên.- Khắc
hoạ những biến động khác thường
của tâm hồn đang yêu


<i>- Sông không …ra tận bể</i> -> khao
khát vượt ra ngoài giới hạn đến
những miền bao la


- <i>Sóng ngày xưa…ngày sau vẫn thế</i>


 sự vĩnh hằng. của sóng như sự


vĩnh hằng của TY.
<b>2.2. Khổ 3,4.</b>


<i>* Sóng bắt đầu từ gió… khơng biết</i>
<i>nữa.</i>


- lời thú nhận thành thực, hồn nhiên


mà ý nhị sâu sắc.


- T/y khơng thể giải thích bằng bất
kì lí do cụ thể mà bằng cả tâm hồn,
tình cảm của mình.


=> Truy tìm về cội nguồn t/y  tâm


lí bộc lộ chân thật, q/luật của những
người yêu nhau.


<b>2.3. Khổ 5,6,7.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- T.chức cho hs thảo luận:
<b>? </b><i>Các khổ thơ 5,6,7 thể hiện </i>
<i>nội dung gì? Mỗi nhà thơ nói</i>
<i>về TY thường có cách nói </i>
<i>riêng. Theo anh, chị, đâu là </i>
<i>cái riêng của XQ?</i>


( Nỗi nhớ, khát khao gắn bó
dài lâu, qn về sự thủy chung
trong TY)


- Nhận xét, bổ sung kiến
thức, lưu ý cho hs về nét
riêng đặc sắc trong cách thể
hiện của XQ


- Cho hs thảo luận câu hỏi 1,


phần BTNC, sgk:


<b>Hoạt động 3:</b>
<i><b>H.dẫn tổng kết bài</b></i>


- ?<i>Đánh giá chung về đoạn</i>
<i>thơ?</i>


<b>Hoạt động 4:</b>


<i><b>H.dẫn nhanh hs cách giải </b></i>
<i><b>quyết BT NC ( Câu 2)</b></i>


- Thảo luận nhóm và
cử đại diện trả lời
(hoặc dùng bảng
nhóm)


+ Tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng
bài.


- Thảo luận nhóm
nhỏ và trả lời + đóng
góp ý kiến.


<b>Hoạt động 3:</b>


- Thảo luận, nghe, ghi
chép kiến thức bài học.


<b> </b>


<b>Hoạt động 4:</b>


<i>Con sóng nhớ <=> nhớ anh.</i>


- Cách lí giải liên tưởng giản dị, bất
ngờ, hợp lí


- Điệp từ, phép liệt kê gợi h/ả
những đợt sóng liên tiếp triền miên
<-> nỗi nhớ dào dạt cuồn cuộn da
diết trong lòng người.


- <i>Cả trong mơ còn thức</i> -> câu thơ
đắt giá, nỗi nhớ khắc khoải đi vào
trong tiềm thức trọn vẹn trong giấc
mơ.


* Vẻ đẹp của TY thủy chung, son
<b>sắt</b>


<i>Dẫu xuôi … hướng về anh một</i>
<i>phương.</i>


- Khẳng định nỗi nhớ và t/y sâu sắc,
bền chặt, thuỷ chung.


=> Đoạn thơ là lời bày tỏ chân
thành táo bạo, không giấu giếm t/y


sôi nổi, mãnh liệt của người phụ nữ
trong t/y.


=> H.tượng người phụ nữ trong
đoạn thơ vừa hiện đại, mạnh mẽ,
chủ động vừa sâu sắc, truyền thống.
<b>2.4. khổ 8,9</b>


* Khổ thơ ý thức về sự chảy trôi
của th.gian, ý thức về sự hữu hạn
của đời người


 Cảm giác lo âu, băn khoăn trong


lòng NVTT.


 Khát vọng TY mãnh liệt


* Khao khát mãnh liệt được sống
hết mình trong t/y. Ước vọng vĩnh
viễn hoá t/y để sống mãi với (t) để
t/y tồn tại mãi mãi


<b>III- TỔNG KẾT:</b>
<b>1-Nội dung:</b>
<b>2-Nghệ thuật:</b>


<b>IV- BÀI TẬP NC:</b>


<i><b>4. Củng cố : (2’)</b></i>



<b>- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài, đọc lại tác phẩm . Làm bài tập ở sách giáo khoa.</b>
<b>- Chuẩn bị bài : - Đọc, soạn trước bài mới: </b>


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

...
...


Ngày soạn: 25/9/2008 <b>Tuần: 7</b>


<b>Tiết : </b>


<b>Bài : Đọc thêm: </b>


<b>A. PHẦN CHUẨN BỊ</b>
I. YÊU CẦU BÀI HỌC:
* Giúp HS:


<b>Kiến thức:</b>


- Hiểu được những t/cảm suy nghĩ cảm động và sâu lắng của nhà thơ đối với người bà, sự vận động của
mạch cảm xúc.


<b>Kĩ năng:</b>


- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ và phương pháp
tiếp cận.


<b>Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:</b>



- Giúp HS bồi dưỡng tình cảm yêu thương gia đình.
II. CHUẨN BỊ


- Thầy: SGK, SGV, TLTK: Chu Văn Sơn, <i>Nguyễn Duy </i>- <i>thi sĩ thảo dân, </i>tạp chí <i>Nhà văn, </i>số 3
-2003, giáo án.


- Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH


- Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi kết hợp phân tích, bình giảng.
<b>B. PHẦN LÊN LỚP</b>


<b>Ổn định tổ chức:</b>
I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)


1. Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: Đất nước. Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước ở đây.
2. Đáp:


- Yêu cầu HS đọc thuộc lịng và chính xác bài thơ.


- Cảm nhận được h/ả đất nước qua các bình diện: thời gian lịch sử, khơng gian địa lí, chiều sâu văn hố,
tâm hồn dân tộc, đời sống sinh hoạt, phong tục quen thuộc hàng ngày.


II. BÀI MỚI


<b>Tiến trình bài dạy:</b>
<b>THỜI </b>


<b>GIAN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>GIÁO VIÊN</sub></b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>HỌC SINH</sub></b> <b>NỘI DUNG KIẾN THỨC</b>


<b>Hoạt động 1:</b>


<i><b>H.dẫn hs tìm hiểu chung</b></i>


<b>Hoạt động 1:</b> <b>I- TÌM HIỂU CHUNG:</b>
<b>1. Tác giả:</b>


<b>ĐỊ LÈN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Y.cầu hs đọc và tóm tắt theo
<b>Tiểu dẫn sgk</b>


<b>Hoạt động 2:</b>


<i><b>H.dẫn hs đọc – hiểu văn bản</b></i>
- Cho hs phát biểu ý kiến trả
lời câu hỏi của sgk


- Nhận xét, sửa chữa, chốt
kiến thức cho hs


<b>Thời tuổi nhỏ được tái hiện chân</b>
<b>thực và sống động, có phần gây</b>
<b>ngạc nhiên cho người đọc bởi</b>
<b>những thú nhận thành thật. Tác</b>
<b>giả không che giấu, thời thơ ấu</b>
<b>mình là một chú bé hiếu động,</b>
<b>từng trải qua tất cả những trị</b>
<b>tính nghịch của một đứa trẻ vùng</b>
<b>nơng thơn nghèo đã sống những</b>


<b>ngày tháng hồn nhiên, có phần</b>
<b>bản năng và chẳng được rèn giũa</b>
<b>nhiều. </b>


Làm việc cá nhân theo yêu
cầu của gv


- Nghe, ghi chép kiến thức


<b>Hoạt động 2:</b>


- Thảo luận nhóm nhỏ, trả
lời câu hỏi


- Nghe, ghi chép kiến thức


* ND sinh năm 1948 tại Đơng Vệ
-Thanh Hố.


- Năm 1965, ơng nhập ngũ và có
mặt tại chiến trường ác liệt: Khe
Sanh, Đường chín Nam lào. Sau đó
học khoa văn trường ĐH tổng hợp
HN.


- 1977 đến nay, ông làm đại diện
báo văn nghệ các tỉnh phía Nam.
* Đ.điểm thơ: hướng tới cuộc sống
đời thường giản dị; lối thơ vừa xúc
cảm vừa suy tư; hình thức giàu tính


dân gian.


*Các tác phẩm chính: sgk
<b>2. Tác phẩm:</b>


<b>* Xuất xứ: được viết năm 1983,</b>
trong môộtdịp nhà thơ trở về thăm
quê hương. BT rút từ tập Ánh trăng.
<b>* Đò lèn: là một địa danh nổi tiếng</b>
ở Thanh Hoá.


<b>* Cảm hứng: Bài thơ viết về người</b>
bà cùng những kí ức tuổi thơ gắn
liền với địa danh thân thiết ấy cho
thấy cảm hứng về cội nguồn là một
nét đẹp trong xúc cảm thơ của Tg.
<b>II- ĐỌC-HIỂU:</b>


<b>Câu 1: Hình ảnh cậu bé hồi nhỏ.</b>
- H/ả một cậu bé tinh nghịch vô tư
sống giữa đất trời quê ngoại với kỉ
niệm vui buồn đan xen đặc biệt gắn
liền với h/ả bà ngoại.


* Ấn tượng về tuổi thơ:
- Khói trầm thơm.
- Điệu hát văn.
- Mùi huệ trắng.
- bóng cơ đồng



-> ấn tượng về c/s làng q bình
n vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.
=> lối kể chân thực, cụ thể như lời
ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện vè
đẹp, tính cách ngây thơ trẻ nhỏ
không phai mờ trong tâm trí nhà
thơ.


* Nét quen thuộc và mới mẻ trong
<i><b>cách nhìn của tác giả về chính </b></i>
<i><b>mình thời tuổi thơ là ở thái độ </b></i>
<i><b>sịng phẳng, tơn trọng dĩ vãng, </b></i>
<i><b>khước từ sự thi vị hố và chính vì </b></i>
<i><b>thế mà đem lại một quan nệm mới </b></i>
<i><b>trong cách nhìn về quá khứ.</b></i>
<b>Câu 2:</b>


<i><b>H.ảnh người bà.giàu sức ám ảnh</b></i>
* <i>Mò cua xúc tép Đồng Quan</i> -> c/đ
lam lũ tần tảo, kiếm ăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

C3: - Thập thững: từ tượng
hình dân dã diễn tả bước
chân khó nhọc khơng chắc
chắn tự chủ của người đi.


<b>Hoạt động 3:</b>


<i><b>H.dẫn hs tổng kết bài</b></i>



<b>Hoạt động 3:</b>


<i>Đồng Giao trong đêm giá buốt</i>


- Bữa ăn: <i>dong riềng luộc sượng</i> ->
đạm bạc, đói khổ.


- Trước sự tàn phá khốc liệt của
chiến tranh: bà bán trứng ở ga Lèn
-> kiên cường nghị lực trong mưa
bom bão đạn.


* Với cách sử dụng từ ngữ giản dị,
giàu h/ả, bà ngoại hiện về trong tâm
trí nhà thơ vừa đảm đang, vừa tần
tảo lam lũ kiếm sống, và kiên
cường nghị lực vươn lên trong
chiến tranh. H/ả bà vừa giản dị, vừa
vĩ đại giữa đời thường. đó chính là
vẻ đẹp của người phụ nữ VN.
<b>Câu 4:</b>


<i><b>Tình cảm của nhà thơ.</b></i>


* đâu biết: vô tâm, chưa thấu hiểu
nỗi vất vả của bà.


- Trong suốt: nhận thức thơ ngây
trong trẻo của nhà thơ.



- Hai bờ hư: thế giới của tiên, Phật,
thánh thần, thế giới của huyền thoại
cổ tích.


- thực: c/s lam lũ vất vả của bà, yêu
bà song không nhận ra nỗi vất vả
của bà nên thành vô tâm.


-> Nghệ thuật đối lập: giọng thơ
trầm lắng thể hiện niềm thương cảm
xót xa đồng thời thể hiện thái độ
kính trọng biết ơn bà sâu sắc.


* Khi nhà thơ trưởng thành qua c/đ
người lính:


- Cảnh vật thiên nhiên: dịng sơng
bên lở, bên bồi.


- Nhà thơ biết thương bà – bà khơng
cịn nữa _. q/luật nghiệt ngã của đời
người. nhà thơ đã thức tỉnh, tất cả
đã muộn, một nỗi buồn nuối tiếc xót
xa.


=> Đó là sự thật đắng cay phải trả
giá cho những ảo tưởng lầm lỗi 1
thời nhưng đồng thời đánh dấu
bước trưởng thành của người cháu:
cảm thương bà cũng là thương mến


quê hương.


<b>Câu 5:</b>


<b>III- TỔNG KẾT:</b>
<b>3. Nội dung:</b>


Từ t/y thương bà sâu sắc thểh iện
chiêm nghiệm của nhà thơ trước
c/đ: t/y quê hương sống có trách
nhiệm: sống trước hiện tại bằng cả
ý thức về quá khứ và tương lai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

H/ả giản dị, gần gũi với c/s đời
thường. Chất hóm hỉnh dân gian.


<i><b>4. Củng cố : (2’)</b></i>


<b>- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài, đọc lại tác phẩm . Làm bài tập ở sách giáo khoa.</b>
<b>- Chuẩn bị bài : - Đọc, soạn trước bài mới: </b>


<b>IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:</b>


...
...
...
...
...








Ngày soạn: 26/9/2008 <b>Tuần: 7</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Bài :</b> <b>Tiếng Việt: </b>


<b>I. MỤCTIÊU Giúp học sinh </b>
<i><b> </b></i> <b>Kiến thức:</b>


- Nắm được những kiến thức cơ bản về luật thơ Tiếng Việt
<b>Kĩ năng:</b>


- Biết vận dụng vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ
<b>Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:</b>


- Giúp HS bồi dưỡng tình yêu thơ và t/y tiếng Việt.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<i><b>1.Chuẩn bị của giáo viên </b></i>


<b>- Đồ dùng dạy học : Tài liệu tham khảo: </b><i>Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, Ôn tập Ngữ </i>
<i>văn 12</i>. Soạn giáo án


<b>- Phương án tổ chức lớp học : Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, bình giảng</b>


<i><b>2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa</b></i>
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>


<i><b> </b></i> <i><b>1. Ổn định tình hình lớp : (1phút) Kiểm tra nề nếp, sĩ số, tác phong học sinh.</b></i>


<i><b> </b></i> <i><b>2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) </b></i>


<b>Câu hỏi: K.tra học thuộc bài </b><i>Việt Bắc.</i>


<i><b>3. Giảng bài mới:</b></i>
<b>- Vào bài : </b><i>(2</i> phút<i>)</i>


Tiến trình bài dạy:
<b>THỜI </b>


<b>GIAN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>GIÁO VIÊN</sub></b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA<sub>HỌC SINH</sub></b> <b>NỘI DUNG KIẾN THỨC</b>
44p


h

<b>Hoạt động 1</b>

<sub>Gv h/dẫn HS chiếm lĩnh </sub>
kiến thức về luật thơ thông
qua các Vd.


<i>? Nhận xét về câu thơ.</i>


<i>? Từ đó, em hiểu thế nào là </i>
<i>luật thơ. Những yếu tố nào </i>
<i>tạo nên luật thơ.</i>


GV có thể y/cầu HS lấy
thêm VD.


<b>Hoạt động 2 </b>


<i><b>H.dẫn hs tìm hiểu Vai trò </b></i>
<b>của “Tiếng” trong thơ</b>



<i>? Nhắc lại các thể thơ đã </i>
<i>học? Lấy VD.</i>


Hoạt động 1


Học sinh tìm hiểu chung
về tác giả, tác phẩm


Học sinh làm việc cá
nhân suy nghĩ trả lời


<b>Hoạt động 2</b>


Học sinh làm việc cá
nhân suy nghĩ trả lời


<b>I. Khái quát về luật thơ</b>
<b>1. Khái niệm</b>


* Ví dụ:


Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng
nắng tràn.


-> Câu thơ mang tính nhạc rõ rệt bởi
các yếu tố: vần + thanh điệu phối hợp
với nhau một cách hài hoà.



* Luật thơ bao gồm những quy định,
quy tắc đảm bảo cho thơ có tính nhạc,
được rút ra từ thực tiễn sáng tác thơ, có
sức chi phối các nhà thơ sáng tác.
- Những yếu tố: Vần và tiết tấu.
+ Vần là sự hiệp vần thơ.


+ Tiết tấu là nhịp điệu của âm nhạc
trong thơ hình thành do tổ chức ngữ âm
trong câu thơ, đoạn thơ. Vần và tiết tấu
được thể hiện thông qua vai trò của
tiếng.


<b>2. Vai trò của “Tiếng” trong thơ</b>
<b>2.1- Tiếng là căn cứ để xác lập thể </b>
<b>thơ.</b>


* Các thể thơ:


- Thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn
bát cú, song thất lục bát


- Thơ dân gian: hò vè, đồng dao.
- Thơ mới, thơ lục bát, thơ lục bát biến
thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>?Từ các thể thơ, có thể thấy </i>
<i>người ta căn cứ vào đâu để </i>
<i>xác định thể thơ.</i>



GV lấy VD, yêu cầu HS
ngắt nhịp trong câu.


- Thơ lục bát: 2/2/2/2 (câu
8) có đối 3/3( câu 6)
- STLB: hai câu 7: 3/2/2
- Thơ thất ngôn: 4/3 (2/2/3).


VD: Lối xưa xe ngựa hồn
thu thảo


Nền cũ lâu đài bóng tịch
dương.


Nước non nặng 1 lời thề…
Nước đi chưa lại non cịn
ngóng trơng.


- Phép đối trong thơ Đluật,
tiểu đối trong thơ lục bát
(VD)


- Thơ lục bát: tiếng 2/4/6
phải tuân theo luạt bằng trắc
( nhất tam ngũ bất luận, nhị
tứ lục phân minh).


- Hãy nghe tiếng của hàng
nghìn xác chết. (5/7trắc)
Chết thê thảm chết một


ngày bi thiết(5/8).


Hãy nghe tiếng của 1000 cái
xác.(6/8)


Không chịu chết vạch trời
kêu tội ác(5/8).


Học sinh làm việc cá
nhân suy nghĩ trả lời


Học sinh làm việc cá
nhân suy nghĩ trả lời


- Thơ tự do.


* Các thể thơ đều căn cứ vào số lượng
tiếng trong câu thơ.


<b>2.2- Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp </b>
<b>trong thơ.</b>


* Ví dụ:


- Yêu nhau/ cởi áo/ cho nhau
Về nhà/dối mẹ/qua cầu/ gió bay.
- Bắt phong trần/ phải phong trần
Cho thanh cao/mới được phần/ thanh
cao.



* Nhận xét:


- Nhịp thơ là do số tiếng tạo nên – hay
chính là tiết tấu của thơ. Trên độ dài
của lượng thơ, tiết tấu được thực hiện
bằng cách phân nhịp tạo nên bước thơ.
Bước thơ thể hiện tính nhịp nhàng của
tiết tấu.


- Nhìn chung thường gặp nhịp chẵn(2
âm tiết) nhịp lẻ(3 âm tiết) và sự phối
hợp giữa 2 loại nhịp đó.


- Bước thơ tuân theo luật phối thanh.
Trong tiếng Việt, sự phối thanh tạo nên
bằng sự liên kết các âm tiết có thanh
bằng + thanh trắc, các thanh cao
(ngang, ngã, sắc) + thanh thấp (huyền
hỏi nặng) -> tạo nên tính du dương
trầm bổng của lời thơ.


- Tiết tấu thơ còn do phép điệp (điệp
âm, điệp thanh, điệp từ, điệp dòng, điệp
đoạn).


- Tiết tấu do phép đối tạo nên bằng
cách cân bằng số âm tiết, đối lập về
bằng trắc và tương tự về cú pháp theo
luật xác định.



<b>2.3- Thanh của mỗi tiếng là căn cứ </b>
<b>để xác định luật bằng trắc </b>


* VD: Bước tới đèo ngang bóng xế tà.
- Luật bằng vần bằng.


* Nhận xét:


- Tính đa thanh của âm tiết tiếng Việt
phân bố thành 2 mảng bằng - trắc làm
cho tiếng Việt nói như hát.


- Luật bằng trắc trong các thể thơ rất
phức tạp, nếu phạm luật bằng trắc là
phạm luật thơ và làm mất đi tính hài
hồ ngữ âm được xác định cố định của
các thể thơ.


- Thơ mới hoàn toàn tự do về luật bằng
trắc nhưng vẫn cần phối hợp bằng trắc
để cho câu thơ dễ đọc dễ nghe có khi để
biểu cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

25p
h


Gv y/cầu HS xác định vần
trong câu thơ.


Thuở trời đất nổi cơn gió



<i>bụi</i>


Khách má hồng nhiều <i>nỗi</i>


truân chuyên.


- nhớ từ thuở đăng khoa
ngày <i>trước</i>. Vẫn sớm hôn
tôi <i>bác</i> cùng nhau ( vần
thông)


- Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy
người thương (vần lưng)
Các trường hợp khác tự lấy
VD.


<i>? đó là những thể thơ nào. </i>
<i>lấy VD</i>.


<b>Hoạt động 3</b>


Học sinh đọc SGK, làm
việc cá nhân suy nghĩ
trả lời


<b>Hoạt động 3</b>


Học sinh dựa vào bài


học để tổng kết


* VD: Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét
nhau


Tị vị mà ni con nhện


Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
* Nhận xét:


- Hiệp vần: là hiện tượng hiệp các
khuôn vần giữa các âm tiết trên các
dòng thơ theo quy tắc xác định.


- Vần liên kết các dòng thơ tạo nên hồ
âm trong thơ.


- Vần khơng phải là yếu tố bắt buộc
(thơ mới)


- Các loại hiệp vần:
+ Vần bằng, vần trắc.


+ vần chính ( trùng hợp về vần: âm
chính âm cuối, âm đệm)


+ vần thơng: khơng trùng hợp
+ Vần chân: hiệp vần ở cuối câu.
+ Vần lưng: hiệp vần ở giữa câu.


<b>II. Những thể thơ tiếng Việt thường </b>
<b>gặp.</b>


* Thể thơ có nguồn gốc từ TQ:
- Thơ Đường luật.


* Thể thơ cổ truyền:


- Lục bát, song thất lục bát, hát nói.
* Thơ hiện đại: tự do


<b>III. Luyện tập, củng cố.</b>


- Xem thêm bài: đặc điểm loại hình
tiếng Việt.


- nắm chắc các khái niệm và kiến thức
trong bài học


<i><b>4. Củng cố :</b></i>


<b>- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhàhọc bài, đọc lại tác phẩm . Làm bài tập ở sách giáo khoa.</b>
<b>- Chuẩn bị bài : - Xem trước bài mới</b>


</div>

<!--links-->

×