Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

sở gd đt quảng nam đề thi tốt nghiệp thpt sở gdđt quảng nam trường thpt hùynh thúc kháng đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp thpt môn ngữ văn 12 thời gian làm bài 150 phút i phần chung cho tất cả học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.64 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM


<b>TRƯỜNG THPT HÙYNH THÚC KHÁNG</b>


<b>ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT</b>
<b>MÔN NGỮ VĂN 12 </b>


<b>Thời gian làm bài: 150 phút </b>
<b>I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH: (5điểm)</b>
Câu 1: (2 điểm)


“Thuốc” là một nhan đề truyện đa nghĩa.Anh (chị )hãy giải thích những ý nghĩa đó.
Câu 2: (3 điểm)


Anh (chị) hiểu như thế nào về danh ngôn: “Hiểu biết là điều còn lại sau khi người ta
đã quên hết”.


<b>II.PHẦN RIÊNG :(5 điểm)</b>


Học sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu
3a hoặc câu 3b)


Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn ( 5 điểm)


Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của
nhà văn Nguyễn Trung Thành.


Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao.(5 điểm)


Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của
Chế Lan Viên :



“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa


Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.


Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn!Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc


Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế khơng phải hịn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.


( Theo Ngữ Văn 12, Tập một,


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐÁP ÁN</b>



<b>I.PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ HAI BAN: ( 5 điểm)</b>
Câu 1:(2 diểm)


a/ <i>Yêu cầu về kiến thức</i>: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu được


những ý cơ bản sau:


-“Thuốc” là một nhan đề đa nghĩa. Trước hết nó được hiểu đúng theo nghĩa đen, ấy
là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê. Một cách
chữa bênh đầy mê tín- lấy máu người để chữa bệnh lao. Rốt cuộc, con bệnh vẫn
chết. Đó khơng phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc


- Nhưng khơng chỉ có vậy. “Thuốc” đề cập đến một vấn đề khác sâu xa hơn và khái
quát hơn, đó là sự u mê, đớn hèn, mơng muội về chính trị- xã hội của quần chúng và
bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng tiên
phong.


b<i>/ Cách cho điểm</i> :


- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.


- Điểm 1: Chỉ đáp ứng được một trong hai ý trên hoặc có nêu cả hai ý nhưng khơng
đầy đủ, cịn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.


- Điểm 0: Sai hoàn tồn về kiến thức hoặc chưa làm được gì.
Câu 2: (3 điểm)


a/ <i>Yêu cầu về kĩ năn</i>g: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu lốt ;khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.


b/ <i>Yêu cầu về kiến thức</i>: Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng
phải nêu dược những ý cơ bản sau:


- Trình bày quan niệm của bản thân về hiểu biết trong câu danh ngôn.



- Cần cắt nghĩa cho rõ nội dung có vẻ mâu thuẫn giữa hiểu biết và cái còn lại sau khi
đã quên hết.


+ Phần hiểu biết thật sự có giá trị ở mỗi con người không phải là những kiến
thức ghi nhớ máy móc, sao chép mà là những kiến thức đã được sàng lọc thành vốn
liếng riêng của bản thân .( Dĩ nhiên là danh ngôn trên không hề phủ nhận việc học
hỏi tích luỹ kiến thức và càng không phủ nhận việc ghi nhớ những kiến thức quan
trọng.)


+Việc tích luỹ kiến thức phải là một q trình chuyển hố từ hiểu biết chung mọi
mặt thành một thứ vốn liếng riêng, một thứ bản lĩnh trí tuệ của bản thân.


- Tiêu chuẩn đánh giá trình độ hiểu biết của một người không phải ở khối lượng kiến
thức đã thu lượm mà là ở chất lượng kiến thức đã được chuyển hố thành vốn liếng
từng người.


- Danh ngơn trên là một lời giáo huấn , một kết luận có giá trị tổng kết sâu sắc cho
mỗi con người chúng ta trên con đường học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo.
c/<i>Cách cho điểm :</i>


- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Điểm 0: Chưa làm được gì.
<b>II.PHẦN RIÊNG:(5 điểm)</b>
Câu 3a:


a/ <i>Yêu cầu về kĩ năng:</i>


Biết cách làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xi. Kết cấu bài
chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ


viết rõ ràng,cẩn thận.


b/ <i>Yêu cầu về kiến thức</i>:


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào những khía cạnh
nào mà mình tâm đắc nhất. Điều quan trọng đê xác định chất lượng của bài làm là ở
chiều sâu của sự cảm nhận chứ không phải chỉ ở số lượng ý.


Trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn về truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành ( hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm...), thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm bật những hiểu biết
và cảm xúc của mình về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm này.


<i>Đại thể những ý chính cần làm rõ:</i>


* Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu ta công phu, đậm nét trong toàn bộ
tác phẩm (đặc biệt là ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm miêu tả rừng xà nu đầy chất
thơ hùng tráng: “đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngồi những rừng xà nu nối
tiếp chạy đến chân trời”).


* Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man.


-Trong những sinh hoạt ( Tnú cầm đuốc xà nu soi cho Dít giần gạo, lũ trẻ làng Xơ
Man mặt lem luốc khói xà nu...)


-Trong những sự kiện trọng đại của dân làng ( giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm
nhựa xà nu, lửa xà nu soi rõ xác của những tên lính giặc,...)


* Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man.
-Cây xà nu ham ánh sáng của khí trời cũng như dân Xơ Man ham tự do;



-Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo cũng như người Xô Man
nhiều người bị chúng giết hại


-Cây xà nu có sức sống mãnh liệt khơng gì tàn phá nổi cũng như các thế hệ dân làng
Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu.


* Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây
Nguyên và nhất là thêm yêu quý, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ.


c/<i>Cách cho điểm</i>:


-Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên , cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc,
phong phú và chính xác; văn viết có cảm xúc; có thể cịn một vài sai sót khơng đáng kể.
-Điểm 3-4: Nắm chắc nội dung cơ bản của của tác phẩm, nhưng cảm nhận chưa sâu
sắc, phân tích cịn có phần lúng túng; đã nêu được phần lớn số ý ở mục b; dẫn chứng
đầy đủ, nhưng có chỗ chưa tiêu biểu; diễn đạt tương đối tốt. Chữ viết khá cẩn thận.
- Điểm 2: Chưa nắm rõ tác phẩm, phân tích quá sơ sài hoặc chỉ kể lể dài dòng; diễn
đạt còn yếu .Chữ viết cẩu thả.


- Điểm 1: Tuy có viết về tác phẩm, nhưng sai lạc hoàn toàn cả nội dung và phương
pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

a/<i>Yêu cầu về kĩ năng</i>:


Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ, bài thơ, kết cấu chặt chẽ,
bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.Chữ viết rõ
ràng, cẩn thận.


b/ <i>Yêu cầu về kiến thức:</i>



Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về nhà thơ Chế Lan Viên và bài “Tiếng hát
con tàu”, học sinh cảm nhận và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm bật giá trị
nội dung của đoạn thơ ở đề bài.


*Về nghệ thuật:


Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng điệu thiết
tha chân thành...


*Về nội dung:


- Ở khổ đầu của đoạn thơ: Khát vọng trở về với nhân dân như là trở về với ngọn
nguồn của sự sống.


-Ở ba khổ còn lại: Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hy sinh thầm lặng,
lớn lao của nhân dân.


( Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn rằng có lí lẽ,
nhất qn và đặc biệt là phải bám sát văn bản đoạn thơ).


c/ <i>Cách cho điểm:</i>


- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên, hoặc tuy ý chưa thật đầy đủ nhưng có
sự cảm nhận tinh tế ở một số điểm, văn viết có cảm xúc.Có thể cịn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một số sai sót nhỏ.


- Điểm 3: Tỏ ra hiểu nội dung chính của đoạn thơ. Trình bày được khoảng một nửa số
ý nêu trên, hoặc có nêu được ý nhưng phân tích sơ sài.Văn chưa trôi chảy nhưng diễn
đạt được ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.Chữ viết rõ ràng.



- Điểm 2: Chưa nắm được nội dung cơ bản của đoạn thơ, phân tích quá sơ sài, mắc quá
nhiều lỗi diễn đạt.Chữ viết cẩu thả.


- Điểm 1: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.


- Điểm 0: Không viết gì hoặc viết mà khơng liên quan đến đề bài.
** Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.


</div>

<!--links-->

×