Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

phân phối chương trình công dân 6 trường thcs bùi hữu nghĩa công dân 6 kế hoạch chương trình công dân 6 năm học 2007 – 2008 học kỳ i tuần tiết bài tên bài ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.75 KB, 55 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH CƠNG DÂN 6
NĂM HỌC 2007 – 2008


HỌC KỲ I


Tuần Tiết Bài Tên bài Ghi chú


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1
2
3
4
5
6


7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10
11
11


Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Siêng năng – Kiên trì (2 tiết)
Siêng năng – Kiên trì (tiếp theo)
Tiết kiệm



Lễ độ


Tơn trọng kỷ luật
Biết ơn


u thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Kiểm tra viết


Sống chan hịa với mọi người
Lịch sự tế nhị


Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội (2t)
Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội (tt)
Mục đích học tập của học sinh (2 tiết)


Mục đích học tập của học sinh (tiếp theo)
Thực hành ngoại khóa vấn đề địa phương
Ơn tập học kỳ I


Kiểm tra học kỳ I


Kiểm tra 15’


Kiểm tra 45’


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tuần 1 – tiết 1 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b>Bài 1 : TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ </b>



<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu những biểu hiện của chăm sóc rèn luyện thân thể. Ý nghĩa và tác
dụng của việc chăm sóc rèn luyện thân thể


- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khỏe
- Biết đề ra kế hoạch tập thể dục


- Phê phán những người khơng có ý thức giữ gìn sức khỏe
<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


-<sub>Thầy : Giáo án, tài liệu, bảng phụ, tranh</sub>


-Trò : Tập vở, SGK, xem bài
<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>


1. Bài cũ : Kiểm tra tập vở, SGK, vở bài tập của học sinh
2. Lời vào bài :


Khi đến nhà người khác vào dịp tết người ta thường làm gì? (Hỏi thăm
sức khỏe…). Từ đó giáo viên hướng học sinh vào nội dung bài học : Vậy sức
khỏe quan trọng như thế nào mà ai cũng cần phải có và rèn luyện như thế
nào để có sức khỏe tốt? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay : “Tự
chăm sóc rèn luyện thân thể”


3. Trình tự các hoạt động dạy học


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh



Cho học sinh tìm hiểu vai trị của sức khỏe.
- u cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Vì sao Minh muốn học bơi (để khỏe và cao hơn
các bạn)


? Bạn Minh đã luyện tập gặp những khó khăn
nào (nước vào mũi, mồm, tai; đạp xe đi xa;
người ê ẩm, mệt mỏi…)


? Bạn đã vượt qua khó khăn như thế nào


? Kết quả cuối cùng bạn có được là gì (thân thể
khỏe mạnh, rắn chắc, trông cao hẳn lên


- Gv : Như vậy việc đầu tiên để có sức khỏe tốt là
luyện tập thể dục thể thao.


? Vậy ngồi ra cịn có những việc làm gì để có


<b>I. Nội dung : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thể có sức khỏe tốt (Vệ sinh cá nhân, ăn uống
điều độ…)


? Giữ vệ sinh cá nhân và ăn uống điều độ là như
thế nào (Hs trả lời và trình bày theo nhóm)


+ Ăn uống điều độ : ăn đúng bữa, đủ chất, đúng


giờ, không ăn nhiều đồ ngọt và chất béo. Ăn
những thứ có nhãn hiệu…


+ Vệ sinh cá nhân : Tắm rửa hàng ngày, đánh
răng, rửa mặt, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh
và trước khi ăn, dọn quần áo gọn gàng, cắt móng
tay…


- Gv tổng hợp các ý kiến và rút ra nhận xét : Vậy để có
sức khỏe tốt mỗi người cần phải làm những gì? (Hs
trả lời và ghi bài)


? Việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể là như thế
nào? Cho ví dụ. (là tự ý thức mình làm khơng
đợi nhắc nhở, việc vệ sinh phải biết tự làm, cố
gắng chọn một bộ mơn thể thao và tập đều đặn.)
? Tìm những biểu hiện của việc khơng biết tự
chăm sóc sức khỏe (Hs tự tìm)


? Nếu khơng biết chăm sóc sức khỏe thì sẽ dẫn
đến hậu quả gì (Khơng có đủ sức khỏe để làm
bất cứ việc gì, ví dụ : học không tiếp thu được,
kết quả học tập kém, làm việc khơng đạt năng
suất…)


? Vậy nếu biết chăm sóc sức khỏe thì sẽ giúp ích
gì cho chúng ta (Hs trả lời và ghi bài)


? Em đã làm gì để chăm sóc sức khỏe của mình
(Hs kể những việc mình làm hằng ngày cho các


bạn nghe)


- Gv cho học sinh làm bài tập


+ Bài tập a : chọn câu Đ và giải thích tại sao chọn


+ Bài tập c : cho học sinh phát biểu về tác hại của
thuốc lá, rượu bia đối với sức khỏe


+ Bài tập d : Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm


Mỗi người cần biết giữ vệ
sinh cá nhân, ăn uống điều độ và
năng tập thể dục.


Sức khỏe giúp ta học tập, làm
việc có hiệu quả, sống vui vẻ lạc
quan.


<b>II. Bài tập </b>
a / 5


- Các câu đúng : a, b, c, d
- Học sinh giải thích
b / 5 : Hs tự kể


c / 5 : Gây ra các loại bệnh
nghiêm trọng như tim, phổi, gan
và ảnh hưởng đến đời sống xã
hội



d / 5 : Hs về nhà làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Làm bài tập về nhà


- Học bài và soạn bài tiếp theo
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
Tuần 2 – tiết 2 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b>Bài 2 : SIÊNG NĂNG – KIÊN TRÌ</b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Ý nghĩa của việc rèn luyện
siêng năng, kiên trì.


- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng – kiên
trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.


- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động
<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


-Thầy : Giáo án, tài liệu, truyện đọc



-Trò : Giấy bút, các câu ca dao, tục ngữ, tranh
<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>


1. Bài cũ :


? Mỗi người cần làm gì đề rèn luyện, chăm sóc sức khỏe, cho ví dụ
Nêu nội dung phần 1. Hs tự cho ví dụ (3 điểm)


? Chăm sóc sức khỏe để làm gì. Kể một vài việc khơng có ý thức chăm
sóc sức khỏe tác hại (4 điểm)


2. Lời vào bài : Giải thích câu “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” Qua đó cho
học sinh thấy dù chậm nhưng nếu chăm chỉ thì cũng sẽ có kết quả tốt. Đó là
nội dung của bài học hơm nay : “Siêng năng – Kiên trì”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Bác Hồ học ngoại ngữ theo cách nào (học thêm
2h trước sau khi làm, viết từ ra tay, ra vườn hoa,
học mỗi sáng, khơng biết thì hỏi thủy thủ đồn,
đến học với giáo sư vào ngày nghỉ…)


? Trong quá trình học, Bác đã gặp những khó


<b>1. Siêng năng : là sự cần cù, tự</b>


giác, miệt mài làm việc đều đặn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

khăn nào (khơng có thời gian để học và điều kiện
học tập thiếu thốn)


? Bác Hồ đã vượt qua khó khăn trên bằng những
cách nào (ln tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học,
tự hình thành ra cách học)


? Qua việc học của Bác ta thấy được ở Bác đức
tính nào (Siêng năng – Kiên trì)


? Vậy siêng năng – kiên trì là gì (Hs trả lời và
ghi bài)


- Gv cho học sinh làm việc theo nhóm


+ Phác thảo các biểu hiện của siêng năng, kiên trì
trong học tập, lao động và sinh hoạt tập thể


+ Các nhóm khác nhận xét


- <sub>Gv tổng hợp các ý kiến, rút ra nhận xét và bổ sung : </sub>


+ Trong học tập : Học bài, làm bài đầy đủ, ôn lại bài,
đọc thêm sách, tham gia học nhóm, giải các bài
tập khó…


+ Trong cơng việc : Làm việc chăm chỉ, đi làm đúng
giờ giấc, phụ gia định dọn dẹp nhà cửa.



+ Trong sinh hoạt tập thể : Tự giác tham gia các
phong trào của trường, làm tốt nhiệm vụ được
giao, không để ai nhắc nhở, không nhờ người
khác làm giúp…


? Trái với siêng năng – kiên trì là gì (lười biếng, nản
chí)


? Tìm một số ví dụ (Nhờ người khác làm hộ rồi giả
vờ mệt, không làm bài, học bài, bố mẹ bảo dọn
dẹp nhà cửa thì khơng làm, khơng tham gia bất cứ
phong trào tập thể nào trong trường…)


- Gv kể cho học sinh nghe câu chuyện “Chờ sung
rụng” và yêu cầu Hs rút ra nhận xét :


? Những nhân vật trong câu chuyện là những người
như thế nào (lười biếng, không muốn làm, chỉ nằm
một chỗ chờ để hưởng thụ)


? Qua đó ta thấy siêng năng – kiên trì đem lại lợi ích
gì (học sinh trả lời và ghi bài)


- Gv cho học sinh làm bài tập


+ Bài tập a : chọn câu Đ và giải thích tại sao chọn và
tại sao khơng chọn.


+ Bài tập b : Học sinh kể những biểu hiện về siêng


năng – kiên trì


+ Bài tập c : Các nhóm thi đua tìm các câu ca dao,


gian khổ.


<b>3. Tác dụng : Siêng năng – Kiên</b>
trì giúp con người thành công
trong công việc, trong cuộc
sống.


<b>Bài tập </b>
a / 7


- Các câu đúng : a, b
- Học sinh giải thích
b / 7 : Hs tự kể


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tục ngữ về siêng năng, kiên trì


+ Bài tập d : Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm


kiên trì, vượt khó
d / 7 : Hs về nhà làm


<b>4. Củng cố - dặn dò </b>


- Làm bài tập và học bài


- Chuẩn bị một câu chuyện để kể theo tổ


<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
Tuần 3 – tiết 3 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b>Bài 2 : SIÊNG NĂNG – KIÊN TRÌ</b>
(tiếp theo)


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. Ý nghĩa của việc rèn luyện
siêng năng, kiên trì.


- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng – kiên
trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.


- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động
<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


-Thầy : Giáo án, tài liệu, truyện đọc
-Trị : Giấy bút


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
1. Bài cũ :


? Thế nào là siêng năng, cho ví dụ siêng năng trong lao động (2 điểm)


Nêu khái niệm, ví dụ : Đi làm đúng giờ, hồn thành cơng việc….
? Thế nào là kiên trì, cho ví dụ tính kiên trì trong học tập (2điểm)
Nêu khái niệm, ví dụ : Gặp bài tốn khó cố gắng giải bằng được…
? Trái ngược với siêng năng, kiên trì là gì, cho ví dụ. Khơng siêng năng,
kiên trì sẽ dẫn đến hậu quả gì (3 điểm)


Lười biếng, nản chí, khơng học bài, làm bài. Đang làm bỏ đi chơi
không được mọi người yêu mến, công việc không đạt được kết quả tốt.
2. Lời vào bài : Giáo viên giới thiệu phần chuẩn bị các mẫu chuyện về tính
siêng năng, kiên trì của các tổ. Qua đó làm rõ hơn về các biểu hiện của 2 đức
tính siêng năng và kiên trì


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh
- Yêu cầu học sinh đại diện các tổ trình bày các câu


danh ngơn, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe và nêu nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của


các nhóm : nhận xét câu đúng và câu chưa đúng, nêu
ý nghĩa của từng câu yêu cầu học sinh rút ra bài
học.


- Giáo viên yêu cầu từng nhóm kể chuyện và sắm vai
theo tình huống phù hợp với nội dung bài học


+ Tổ trưởng của mỗi nhóm đăng ký mẫu chuyện kể
của tổ.


+ Tổ trưởng bốc thăm để lấy số thứ tự trình bày của


nhóm.


+ Các nhóm lần lượt trình bày theo thứ tự đã bốc
thăm, nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- Giáo viên theo dõi diễn biến của các tổ và nhận xét


đánh giá kết quả của từng nhóm.


+ Nhóm nào có cốt truyện gắn với nội dung bài học,
thể hiện rõ yêu cầu bài học, trình bày sơi nổi sinh
động thì đạt điểm cao


+ Nhóm nào có nội dung đơn giản, chưa sát với nội
dung bài học thì cho điểm khuyến khích…


- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung toàn
bài siêng năng - kiên trì


 <b>Sửa bài tập cịn lại : </b>


Tìm các câu ca dao, tục ngữ
về siêng năng, kiên trì


 <b>Kể chuyện theo tổ</b>


4. Củng cố - dặn dị


- Xem trước bài tiếp theo


- Tự tìm đọc thêm những mẫu chuyện khác về siêng năng – kiên trì


<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

...
...
...
...
...


<b>Ký duyệt giáo án </b>


Tuần 4 – tiết 4 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b>Bài 3 : </b>

<b>TIẾT KIỆM</b>



<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết
kiệm.


- Biết sống tiết kiệm, khơng sống xa hoa, lãng phí.


- Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? Biết
thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, cơng sức của bản thân, gia đình và
của tập thể.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


-Thầy : Giáo án, một số câu ca dao, tục ngữ về tiết kiệm, bảng phụ.
-Trò : tranh ảnh, mẫu chuyện



<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ</b> :


<b>2. Lời vào bài</b> :


? Nếu siêng năng trong lao động ta sẽ đạt được kết quả gì? (Sẽ có thu nhập
cao, cuộc sống đầy đủ, ấm no, thoải mái…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Vậy để có cuộc sống tốt thì ngồi việc siêng năng làm việc chúng ta cần
phải biết tiết kiệm và để hiểu rõ tiết kiệm là gì chúng ta cùng tìm hiểu
qua bài học hơm nay.


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung bài học</b>
- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Nhận được giấy báo vào lớp 10 Hà đã làm gì
(báo tin cho mẹ và xin mẹ tiền để liên hoan cùng
bè bạn.


? Với yêu cầu của Hà khiến mẹ có thái độ gì (Mẹ
thống bối rối)


? Vì sao mẹ lại có thái độ như vậy (vì mẹ nghĩ
gia đình khơng khá giả, mẹ phải lo toan nhiều


việc)


? Vậy Hà đã sử dụng tiền vào việc trên có hợp lý
khơng, vì sao? Hà đã quan tâm đến gia đình của
mình chưa (chưa hợp lý vì trong hồn cảnh gia
đình khó khăn thì việc liên hoan là không cần
thiết, như vậy Hà chưa quan tâm đến gia đình
nên khơng hiểu rõ được tâm trạng của mẹ)


? Hãy so sánh tâm trạng của Hà trước và sau khi
đến nhà của Thảo (trước : vui ; sau : buồn, ân
hận)


? Tại sao Hà lại có tâm trạng đó (Vì nghe được
lời tâm sự của Thảo với mẹ)


? Qua đó em thấy Thảo là người như thế nào (Là
người biết quan tâm đến gia đình, là người biết
tiết kiệm, bạn luôn chăm lo học, phụ giúp mẹ
làm việc, biết đan giỏ kiếm thêm thu nhập)


- Giáo viên chốt lại là cho học sinh ghi bài.


<b>Hoạt động 2 : Phân tích biểu hiện của tiết kiệm và lãng</b>
phí.


- Gv nêu vấn đề : “sau ngày tuyên bố thống nhất, độc
lập, Bác Hồ đã cùng nhân dân góp gạo để giúp đỡ
đồng bào gặp nạn đói nghèo.” Đây là một biểu hiện
của sự tiết kiệm của Bác Hồ. vậy với chúng ta, các


em đã làm gì để biểu hiện sự tiết kiệm?


+ Đến trường lớp : biết giữ gìn tài sản chung như
quạt, điện, nước, bàn ghế….


+ Đến nơi công cộng : bảo quản tài sản chung


<b>1. Tiết kiệm : </b>


Tiết kiệm là sử dụng hợp lý,
đúng mức của cải vật chất, thời
gian và sức lực của mình và
người khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Sử dụng đồ dùng học tập cẩn thận


+ Giúp đỡ bố mẹ : khơng địi tiền mua quà vặt, đồ
dùng không cần thiết, để dành tiền bố mẹ cho để
tự mua sắm đồ dùng học tập, sách vở…


? Tại sao nói : “Tiết kiệm là quốc sách” (nước ta còn
nghèo, muốn giàu mạnh và phát triển là phải biết
tiết kiệm)


? Trái với tiết kiệm là gì, cho ví dụ (Trái với tiết
kiệm là lãng phí, tiêu sài quá mức, ví dụ : đồ dùng
chưa bị hư đã vứt bỏ và đòi mua cái mới. Hoặc
mượn đồ của người khác và khơng có ý giữ gìn cẩn
thận, cố ý để hư…)



? Sống không biết tiết kiệm sẽ dẫn đến hậu quả gì
(tiền của sẽ hết, phá hoại kết quả lao động của
mình, khơng được mọi người u mến…)


? Như vậy sống tiết kiệm có ý nghĩa gì
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại và ghi bài
<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>


- Gv nêu vấn đề : Nếu có người nói “chỉ những người
nghèo mới nên tiết kiệm còn người khá giả thì khơng
cần” điều này đúng hay sai? Vì sao?


(sai vì nếu có mà khơng tiết kiệm thì chẳng mấy chốc
số tiền đó sẽ mất đi hết)


- Gv phân biệt cho học sinh thấy sự khác biệt giữa tiết
kiệm và keo kiệt : Anh A có cuộc sống tương đối tốt
nhưng không bao giờ chịu bỏ tiền chi tiêu trừ khi thứ
đồ đó khơng cịn có thể sử dụng được nữa hoặc ngay
khi bệnh cũng khơng uống thuốc. Nói anh thì anh
cho rằng phải làm thế mới tiết kiệm được nhiều ….
Đây không là biểu hiện của tiết kiệm mà là biểu hiện
của tính keo kiệt.


- Gv chốt lại nội dung toàn bài và yêu cầu học sinh
làm bài tập :


+ Bài tập 1 : chọn hành vi tiết kiệm và giải thích


+ Bài tập 2 : cho biểu hiện và nêu kết quả, hậu quả



Tiết kiệm thể hiện sự quý
trọng kết quả lao động của bản
thân và của người khác.


<b>3. Bài tập </b>


a / 10


- Các câu đúng : a, c, d
- Học sinh giải thích
b / 10 :


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Bài tập 3 : giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà
làm bài


c / 10 : Hs về nhà làm


<b>4. Củng cố - dặn dò </b>


- Học bài để kiểm tra 15’. Làm bài tập a, b, c
- Xem trước bài tiếp theo.


<b>IV.</b> <b>Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
...
...


...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tuần 5 – tiết 5 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b> Bài 4 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu những biểu hiện của lễ độ, hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn
luyện tính lễ độ


- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn
luyện tính lễ độ


- Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế
nóng nảy với bạn bè.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

-Trị : Ơn bài kiểm tra 15’
<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>



<b>1. Bài cũ</b> : kiểm tra 15’


<b>1) Tìm các biểu hiện của tiết kiệm trong học tập và trong cuộc sống (4</b>
điểm)


<b>2) Trái với tiết kiệm là gì? Cho 2 ví dụ. Nếu khơng tiết kiệm sẽ dẫn đến</b>
hậu quả gì (6 điểm)?


Đáp án :


1) Trong học tập : cất giữ đồ dùng học tập như tập, bút, vở, sách, cặp
cẩn thận để không bị hư…


Trong cuộc sống : không xin tiền ba mẹ mua quà vặt và những thứ
không cần thiết, tắt nguồn điện, nước khi không sử dụng.


2) Trái với tiết kiệm là lãng phí. Ví dụ : quần áo còn mới nhưng vẫn
đòi ba mẹ mua thêm, xin tiền mua nhiều đồ chơi không cần thiết.
Nếu tiêu xài hoang phí thì tiền của mình làm ra sẽ hết, như vậy
cuộc sống sẽ bị thiếu thốn, không đầy đủ.


<b>2. Lời vào bài</b> :


Giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát hình vẽ : 2 học sinh gặp cô
giáo cũ. Bạn A cúi đầu chào cô, bạn B coi như khơng nhìn thấy.


? Em có nhận xét gì về thái độ của hai bạn học sinh trong hình vẽ (Bạn A
có thái độ lễ phép, bạn B thì không). Vậy biểu hiện nào được gọi là lễ
phép, hành động lễ phép có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài


học hơm nay : “Lễ độ”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của truyện trong bài</b>
học


- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Em hãy kể lại những việc làm của bạn Thủy
khi có khách đến nhà. (chào khách, mời khách
vào nhà, giới thiệu khách với bà….)


? Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thủy
trong truyện. (cư xử đúng mức và lễ phép với
mọi người, có thái độ, hành vi, cử chỉ rất đúng
mực, nhẹ nhàng, tươi cười chào hỏi, niềm nở trị
chuyện đón tiếp khách)


? Vậy lễ độ là gì


<b>Hoạt động 2 : Phân tích nội dung của thái độ đúng</b>
trong quan hệ giao tiếp


- Gv yêu cầu học sinh tìm những tấm gương lễ độ của
học sinh đối với thầy cô giáo. Thái độ lễ độ của con
cháu đối với ông bà, cha mẹ và với người lớn tuổi…



<b>3. Khái niệm : </b>


Lễ độ thể hiện sự tôn trọng
quý mến của mình đối với mọi
người, là biểu hiện của người có
văn hóa, làm cho mối quan hệ
trong xã hội trở nên tốt đẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Đối với thầy cô giáo : chào hỏi, vâng lời


+ Đối với ông bà, cha mẹ : ngoan ngỗn, vâng lời,
chăm sóc, giúp đỡ…


+ Đối với người lớn, người già : dạ thưa, giúp đỡ họ
khi họ gặp khó khăn…


- Học sinh trả lời theo nhóm , nhóm khác lắng nghe và
nhận xét, giáo viên tổng hợp ý kiến, sửa sai…


- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :


? Vậy trái với lễ độ là gì (vơ lễ, hỗn láo, láo xược…
ví dụ : nói năng cộc lốc, có hành vi cải lại, khơng
vâng lời…


? Nếu có thái độ vơ lễ thì biểu hiện của những người
xung quanh như thế nào (ghét bỏ, bị xã hội lên án,
xa lánh, không ai muốn giao tiếp…)



? Chúng ta rèn luyện phẩm chất này với ai (người
lớn, ơng bà, cha mẹ, thầy cơ…)


? Vì sao cần phải rèn luyện phẩm chất này (Vì đây là
một trong những biểu hiện tốt đẹp của con người.
Nó thể hiện được người đó sống có văn hóa.


? Lễ phép mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống của
chúng ta (nhận được sự yêu mến, quý trọng của
mọi người xung quanh)


- Gv cho học sinh giải thích 2 câu tục ngữ :


<b>1. “Đi thưa về trình” là con cháu trong gia đình khi đi</b>
phải xin phép, khi về phải chào hỏi.


<b>2. “Kính trên nhường dưới” : Đối với bề trên (người</b>
lớn tuổi) thì phải kính trọng, đối với bề dưới
(người nhỏ tuổi hơn) thì cần nhường nhịn.


- Giáo viên kể cho học sinh nghe một mẫu chuyện và
phân tích hành vi của các nhân vật.


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>


+ Bài tập 1 : chọn câu Đ hay S và giải thích (học sinh
đánh dấu vào bảng phụ)


+ Bài tập 2 : giáo viên nhận xét và sửa



Lễ độ thể hiện sự tơn trọng
q mến của mình đối với mọi
người, là biểu hiện của người có
văn hóa, làm cho mối quan hệ
trong xã hội trở nên tốt đẹp.


<b>3. Bài tập </b>
a / 13


a : Đ ; b : S ; c : Đ ; d : S
f : Đ ; g : Đ ; h : S ; k : S
b / 13 :


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Bài tập 3 : giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà
làm bài


Nếu là T em sẽ nói mình là
ai, vào để gặp ai và cách nói phải
lịch sự lễ độ


c / 10 : Hs về nhà làm


<b>4. Củng cố - dặn dò </b>


- Học bài và làm các bài tập còn lại
- Xem trước bài tiếp theo.


<b>IV.</b> <b>Rút kinh nghiệm </b>


...


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


Tuần 6 – tiết 6 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b> Bài 5 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ
tôn trọng kỷ luật.


- Biết rèn luyện tính kỷ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
<b>II.</b> <b> CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


-<sub>Thầy : Giáo án, tranh ảnh, bảng phụ.</sub>



-Trị : giấy bút


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
1. Bài cũ :


? Thế nào là lễ độ? Chúng ta thể hiện sự lễ độ đối với những ai? Cho ví dụ
về lễ độ thể hiện ở nơi công cộng (3.5 điểm)


- Nêu khái niệm lễ độ


- Thể hiện lễ độ đối với ông bà, cha mẹ, cô chú, người lớn tuổi…


- Ví dụ : nhường chỗ ngồi cho cụ già, người tàn tật, phụ nữ có thai trên
xe bt.


? Cho ví dụ về thiếu lễ độ ở gia đình và trường học. Lễ độ có ý nghĩa gì?
(3.5 đ)


- Ví dụ : không chào khi gặp thầy cô. Ăn cơm không mời ba mẹ…
- Ý nghĩa : nêu phần 2 của bài lễ độ.


2. Lời vào bài :


Giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát một số tranh ảnh : bẻ hoa,
đạp lên cỏ của một số người ở công viên. Không đeo khăn quàng khi đến
trường…


Các em có nhận xét gì về các hành vi trên? Khơng chấp hành các yêu
cầu ở nơi công cộng, không thực hiện tốt các nội quy nhà trường đó chính
là các hành vi vi phạm kỷ luật vậy tôn trọng kỷ luật là gì? Chúng ta cùng


tìm hiểu qua bài học hơm nay : “Tơn trọng kỷ luật”


3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của truyện trong bài</b>
học


- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Trước khi vào chùa ta phải làm gì. (để dép ở ngồi,
thắp nhang, khơng gây ồn ào…)


? Bác có thực hiện giống những việc làm trên khơng.
(Có, để dép ở ngoài, đi theo sự hướng dẫn của vị
sư)


? Tại sao Bác khơng mang dép vào (vì Bác biết rõ
đây là những quy định chung của chùa)


? Tại sao Bác không cho anh lái xe xin để xe đi qua
trước. (Vì Bác muốn mình làm tốt luật giao thông,
thực hiện theo mọi người, giáo viên có thể giải
thích thêm trường hợp được đi qua khi đèn đỏ)


<b>1. Khái niệm : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

? Qua các việc làm trên thể hiện đức tính nào ở Bác


(Tơn trọng kỷ luật)


? Vậy tơn trọng kỷ luật là gì
Học sinh trả lời và ghi bài.


<b>Hoạt động 2 : Phân tích các hành vi tơn trọng kỷ luật ở</b>
gia đình, ở trường và nơi cơng cộng


- Gv yêu cầu học sinh cho ví dụ và phân tích các hành
vi tơn trọng kỷ luật :


+ Ở gia đình : trước khi ăn cơm phải mời chào ông
bà, bố mẹ. Không đi chơi quá khuya mà không
xin phép…


+ Ở trường : Mặc đồng phục khi đến trường, học bài
và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp…


+ Ở nơi công cộng : Không vứt rác bừa bã, không hái
hoa bẻ cành, không hút thuốc lá…


- Học sinh trình bày theo nhóm, nhóm khác lắng nghe
và cho nhận xét.


- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :


? Vậy hành vi không tôn trọng kỷ luật sẽ dẫn đến hậu
quả gì. Cho ví dụ


+ Trong gia đình : nếu khơng tơn trọng kỷ luật thì


gia đình trở nên lộn xộn, khơng có tơn ti trật tự,
gia đình khơng nghiêm túc, làng xóm sẽ khinh khi
+ Trong trường học : nếu học sinh không tôn trọng
kỷ luật, thường xuyên vi phạm nội quy thì sẽ bị
khiển trách, bạn bè khơng phục và có thể bị đuổi
ra khỏi trường khơng được tiếp tục học hành.
? Hành vi tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa gì đối với


chúng ta. (Tơn trọng kỷ luật là tự giáo dục bản
thân thành một con người mẫu mực, sống có nề
nếp góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn)
? Bản thân em đã làm gì để thể hiện mình là người
tơn trọng kỷ luật


? Theo em thế nào là sống và làm việc theo pháp luật
Học sinh trả lời và ghi bài.


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>


+ Bài tập 1 : Giáo viên treo bảng phụ, học sinh đánh
dấu x và giải thích tại sao.


+ Bài tập 2 : học sinh làm bài theo nhóm, giáo viên
nhận xét và sửa


+ Bài tập 3 : học sinh tự kể


<b>2.</b> <b>Ý nghĩa </b>


Tơn trọng kỷ luật giúp cuộc


sống gia đình, nhà trường, xã hội
có nề nếp, kỷ cương


Tơn trọng kỷ luật mang lại lợi
ích cho cộng đồng và bản thân
được bảo đảm.


<b>3. Bài tập </b>
1 / 15- 16


Hành vi tôn trọng kỷ luật : 2,6,7
Không tôn trọng kỷ luật : 1,3,5,6
2 / 16 :


Khơng đúng, vì nếu không
tôn trọng kỷ luật ta sẽ không thể
làm tốt các công việc, lợi ích
khơng được bảo vệ vì nề nếp
không ổn định, không kỷ cương.
3 / 16 : Học sinh tự kể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Đọc lại nội dung bài học.
- Về nhà học và làm bài tập


- Xem trước và chuẩn bị tranh cho bài tiếp theo.
<b>IV.</b> <b>Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Tuần 7 – tiết 7 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b> Bài 6 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu như thế nào là biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa của rèn
luyện lòng biết ơn


- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn


- Ý thức tự nguyện thể hiện sự biết ơn đối với người có cơng đem lại lợi ích
cho mình và người khác.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>



-Thầy : Giáo án, tranh ảnh, bảng phụ, tài liệu khác, ca dao, tục ngữ.
-Trò : giấy bút, truyện kể.


<b>III.</b> <b>TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
1. Bài cũ :


? Thế nào là tơn trọng kỷ luật? Cho ví dụ về hành vi không tôn trọng kỷ
luật trong gia đình và nhà trường (3.5 điểm)


- Nêu khái niệm về tơn trọng kỷ luật


- Ví dụ : đi chơi về khuya, mở nhạc lớn vào ban đêm, không học bài,
làm bài…


? Nếu khơng chấp hành kỷ luật thì gia đình sẽ như thế nào, nhà trường sẽ
như thế nào? (3.5 đ)


- Gia đình sẽ khơng hạnh phúc, khơng được xem là gia đình văn hóa
- Nhà trường sẽ khơng thể phát triển tốt


2. Lời vào bài :


Giáo viên nêu vấn đề : sau khi Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân và
bay trở về trời, nhà vua đã làm gì? (Phong chức tước và lập đền thờ Thánh
Gióng.)


Tại sao nhà vua lại làm như vậy? (Vì nhà vua muốn tất cả mọi người
nhớ về người anh hùng đã cứu giúp dân làng đánh đuổi giặc Ân). Đó
chính là hành động thê hiện lòng biết ơn của nhà vua đối với cơng lao của


Thánh Gióng, vậy lịng biết ơn là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học
hơm nay : “Biết ơn”


3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của truyện trong bài</b>
học


- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Ai viết thư cho ai. (Học sinh cũ viết thư thăm thầy)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

? Đã bao nhiêu năm hai thầy trị khơng gặp nhau
(hơn 20 năm)


? Thầy đã để lại ấn tượng gì cho Hồng (nắm tay phải
Hồng nắn nót từng chữ, cho Hồng 10 điểm và khen
chữ đẹp, nhắc nhở Hồng rằng “nét chữ là nết
người”


? Để đáp lại sự dạy dỗ của thầy, bạn Hồng đã làm gì.
(hối hận vì trước đây không nghe lời thầy. Quyết
tâm tập viết bằng tay phải. Viết thư thăm thầy và
hứa sẽ đến thăm thầy…)


? Bạn Hồng đã làm gì với những điều tốt đẹp mà
thầy đã dành cho mình (ln ghi nhớ và trân trọng)


? Những hành động của Hồng đã thể hiện lòng biết


ơn của Hồng đối với thầy giáo cũ. Vậy biết ơn là
gì?


Học sinh trả lời và ghi bài.


<b>Hoạt động 2 : Phân tích nội dung phẩm chất “ biết ơn”</b>
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm : Chúng ta cần


biết ơn những ai? Vì sao?


+ Chúng ta cần biết ơn : ông bà, cha mẹ, thầy cô,
những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc….
+ Biết ơn ơng bà, cha mẹ… vì đã chăm sóc, nuôi


dưỡng, luôn tạo điều kiện cho chúng ta thành tài.
+ Biết ơn thầy cơ vì thầy cơ là người truyền đạt kiến


thức, dạy bảo điều hay lẽ phải…


+ Anh hùng liệt sĩ : đã hy sinh bản thân để đem lại
độc lập tự do cho dân tộc…


- Học sinh trình bày theo nhóm, nhóm khác lắng nghe
và cho nhận xét.


- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :


? Để thể hiện lòng biết ơn chúng ta cần phải làm gì


+ Cố gắng học tập, học giỏi, ngoan ngỗn, biết
vâng lời để xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình
và cho xã hội.


+ Đến viếng nghĩa trang liệt sĩ, đóng góp quỹ xây
nhà tình nghĩa cho những bà mẹ Việt Nam anh
hùng.


? Thể hiện lòng biết ơn làm cho cuộc sống của chúng
ta như thế nào. (Vui hơn, thoải mái hơn, thân thiện
với mọi người…


? Sống biết ơn có ý nghĩa gì.


- Giáo viên u cầu các nhóm thi nhau tìm các câu ca
dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn. (giáo viên cho
điểm và nhận xét hoạt động của các nhóm)


Biết ơn là ghi nhớ những
điều tốt đẹp mà người khác làm
cho mình và cho dân tộc. Đồng
thời thể hiện những việc làm của
mình để đền ơn đáp nghĩa đối
với họ


<b>2. Ý nghĩa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề : Trái với biết ơn là
gì?



? Phân tích hành vi của nhân vật Lý Thông trong
truyện “Thạch Sanh”


+ Lý Thông là người như thế nào?
+ Lý Thông đã làm những việc gì?
+ Những việc đó gây hậu quả gì?


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>
+ Bài tập 1 : Chọn và giải thích tại sao.


+ Bài tập 2 : học sinh tự kể về những việc mình đã
làm thể hiện sự biết ơn


<b>3. Bài tập </b>
1 / 18


Câu Đ : a, c, d
Câu S : b
2 / 19 :


Cố gắng học giỏi và biết
vâng lời, giúp đỡ người khác.
3 / 19 : Học sinh về nhà làm


4. Củng cố - dặn dò


- Đọc lại nội dung bài học.
- Về nhà học và làm bài tập


- Xem trước và chuẩn bị tranh cho bài tiếp theo.


<b>IV.</b> <b>Rút kinh nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

...
...
...
...
...
...
Tuần 8 – tiết 8 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b> Bài 7 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu được thiên nhiên là gì, những biểu hiện của học sinh đối với thiên
nhiên (yêu thiên nhiên, chăm sóc thiên nhiên)


- Hiểu được điều lợi ích của thiên nhiên trong lành mang lại cho con người
sự thoải mái.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>
-Thầy : Giáo án, tranh ảnh, bảng phụ.
-Trò : giấy bút, tranh ảnh.


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
1. Bài cũ :


? Em cần thể hiện sự biết ơn đối với những ai? Làm gì để thể hiện sự biết


ơn đối với họ.


- Thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ


- Cố gắng học tập, ngoan, lễ phép, biết vâng lời, chăm sóc khi họ bệnh.
? Kể một câu chuyện nói về sự biết ơn (học sinh tự chọn câu chuyện và
kể)


2. Lời vào bài :


Giáo viên nêu vấn đề : Một nhóm học sinh trên đường đi học về cùng
mua bánh ăn, ăn xong có một số bạn vứt bừa ra đường và nói rằng có
người lao cơng dọn sạch, khơng lo ngại điều gì. Việc làm của những bạn
ấy như thế nào? Có ảnh hưởng đến môi trường và con người không? Để
hiểu rõ hành vi trên đúng hay sai chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm
nay : “u thiên nhiên, sống hịa hợp với thiên nhiên”


3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Tựa đề có ý nghĩa gì (Biết thêm được nhiều điều,
thấy được nhiều cảnh đẹp của đất nước.)


? Ai cùng đi tham quan (Tác giả Xuân Vũ)


? Tác giả diễn tả đường đến núi Tam Đảo như thế


nào. (lúc lên cao, lúc xuống, thẳng, uốn khúc…)
? Qua đó ta thấy cảnh ở đây như thế nào (rất đẹp,


hùng vĩ)


? Tác giả cảm thấy như thế nào khi được đến đây (rất
vui, rất thoải mái.


? Tại sao tác giả có cảm giác đó (vì được hít thở
khơng khí trong lành ở nơi đây)


? Tác giả đã đề cập đến những cảnh vật nào (đất, đồi,
núi, cây xanh, khơng khí, bầu trời…)


? Những thứ này thuộc về ai (thuộc về thiên nhiên,
khơng riêng của một ai)


? Ngồi ra ta còn biết thêm những cảnh vật nào
(biển, sông, suối…)


? Vậy thiên nhiên bao gồm những gì
Học sinh trả lời và ghi bài.


<b>Hoạt động 2 : Phân tích vai trị của thiên nhiên đối với</b>
con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.


- Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm :


? Nếu khơng có nguồn thiên nhiên thì cuộc sống của
con người sẽ như thế nào (cuộc sống của con người


sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, kinh tế…


? Vậy thiên nhiên có vai trị gì (học sinh nêu vai trị
của rừng, biển, sơng…)


- Học sinh thảo luận và rút ra kết luận về vai trò của
thiên nhiên


- Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh tìm hiểu trách
nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ thiên nhiên
? Cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn mơi trường trong


sạch (ngăn chặn phá rừng, đốt rừng, cấm các hoạt
động xả rác, chất thải, khói bụi từ các nhà máy
vào khơng khí, mơi trường)


? Hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường (rừng bị
tàn phá, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên, khơng
khí bị ơ nhiễm, khơng có gỗ, khơng có biển sẽ
khơng có nguồn hải sản, sinh vật sinh sống….)
? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường


(trồng cây xanh, dọn vệ sinh, không xả rác bừa


<b>1. Thiên nhiên bao gồm : </b>


Khơng khí, bầu trời, sông
suối, rừng cây, biển…


<b>2. Vai trò của thiên nhiên</b>


Thiên nhiên rất quan trọng
đối với đời sống của con người


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

bãi…)


? Em đã từng được đi tham quan nhiều nơi chưa, em
cảm thấy thế nào khi đứng trước cảnh thiên nhiên
đẹp.


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>


+ Bài tập 1 : giáo viên treo bảng phụ cho học sinh
chọn ý đúng (Đ) hoặc sai (S) và giải thích


+ Bài tập 2 : giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm
tranh ảnh và thuyết trình theo tổ


<b>3. Bài tập </b>


1 / Câu Đ : a, b, c, d
2 / Học sinh sưu tầm


4. Củng cố - dặn dị : Ơn tập các bài đã học để tuần sau làm bài kiểm tra
viết (45’)


Tuần 9 – tiết 9 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b> </b>



<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu được thiên nhiên là gì, những biểu hiện của học sinh đối với thiên
nhiên (yêu thiên nhiên, chăm sóc thiên nhiên)


- Hiểu được điều lợi ích của thiên nhiên trong lành mang lại cho con người
sự thoải mái.


<b>II.</b> <b> CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


-Thầy : Giáo án, tranh ảnh, bảng phụ.
-Trị : giấy bút, tranh ảnh.


<b>III.TIẾN TRÌNH BÀI KIỂM TRA</b>
1. Ổn định lớp : Điểm danh


2. Phát đề kiểm tra :
3. Nội dung bài kiểm tra :


<b>I. Phần trắc nghiệm</b>


<b>1. Hành vi thể hiện khơng siêng năng – kiên trì : </b>


a. Chỉ đợi nhắc mới làm c. Cả 2 đều sai


b. Khi gặp bài khó nhờ người khác làm d. Cả 2 đều đúng
<b>2. Chọn hành vi, thái độ phù hợp với tính lễ độ</b>


a. Nói leo trong giờ học


b. Kính thầy, yêu bạn


c. Ngắt lời người khác khi khơng thích


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

a. Mỗi cá nhân phải thực hiện hết những quy định của tập thể, tổ chức và
thực hiện tốt.


b. Thực hiện nếp sống kỷ luật làm con người mất tự do


c. Mỗi người trong tập thể biết tơn trọng kỷ luật thì tập thể đó sẽ mạnh
d. Cả a, b, c đều đúng.


<b>4. Chọn hành vi biểu hiện tôn trọng kỷ luật</b>
a. Bỏ dép trước khi vào chùa


b. Chưa hết đèn đỏ đã đi


c. Đi xe đạp hàng ba và nói chuyện trên đường
d. Nghỉ học mà không viết đơn xin phép.
<b>5. Chúng ta cần biết ơn</b>


a. Tổ tiên ông bà, cha mẹ, người sinh thành ni dưỡng ta
b. Biết ơn người giúp ta lúc khó khăn


c. Những anh hùng, liệt sĩ, người có cơng với đất nước
d. Cả a, b và c đều đúng.


<b>6. Hành động nào sau đây trái với lòng biết ơn</b>


a. Ân hận vì làm trái lời thầy và quyết tâm làm tốt


b. Không tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa
c. Ghi nhớ điều tốt mà người khác làm cho mình
d. Cố học tốt để đền đáp công ơn cha mẹ, thầy cơ
<b>7. Những việc làm nào góp phần bảo vệ thiên nhiên</b>


a. Ngăn kịp thời hành vi phá hoại thiên nhiên


b. Tham gia trồng cây xanh, dọn vệ sinh môi trường
c. Cả a, b đều đúng


d. Cả a, b đều sai
<b>8. Chọn ý kiến sai </b>


a. Thiên nhiên là tài chung vô giá của dân tộc


b. Thiên nhiên bị tàn phá có thể gầy dựng lại như cũ


c. Thiên nhiên rất quan trọng đối với con người và sự phát triển kinh tế xã
hội


d. Cả a, b và c đều đúng


<b>9. Để ngăn chặn tác hại do phá rừng gây ra, ta cần </b>
a. Xử lý nghiêm bằng pháp luật đối với bọn lâm tặc


b. Giáo dục tuyên truyền ích lợi của rừng đối với cuộc sống con người
c. Cả a và b đều đúng


d. Cả a và b đều sai



<b>10. Chọn câu nói về sự lười biếng</b>


a. Tay quai miệng trễ c. Miệng nói tay làm
b. Lười người khơng ưad. a và b đúng.


<b>II. Phần tự luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>2. Nêu một số việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường</b>


<b>3. Tôn trọng kỷ luật làm con người mất tự do, đúng hay sai, hãy giải thích.</b>
<b>III.</b> <b>Đáp án </b>


- Phần trắc nghiệm : 1d , 2b , 3d , 4a , 5d , 6b , 7c , 8b , 9c , 10d
- Phần tự luận


<b>1) Học giỏi, ngoan, lễ phép, giúp đỡ việc nhà, chăm sóc khi họ bị bệnh</b>
<b>2) Trồng cây xanh, dọn vệ sinh nhà cửa, trường lớp, khu phố, vứt rác đúng</b>


nơi quy định


<b>3) Sai, nếu không tôn trọng kỷ luật thì ta khó có thể tự do làm việc tốt bởi</b>
những người đó sẽ phá, gây cản trở.


4. Thu bài – đánh giá giờ kiểm tra.


5. Dặn dò : Về nhà xem và chuẩn bị bài tiếp theo


Tuần 10 – tiết 10 – Học kỳ I
Ngày soạn :



<b> Bài 8 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


-Hiểu những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện
khơng biết sống chan hịa với mọi người xung quanh. Hiểu được ích lợii
của việc sống chan hịa và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè
sống chan hịa, cởi mở.


-<sub>Có kỹ năng giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lý với mọi người, trước hết với</sub>


cha mẹ, anh em, thầy cơ giáo, bạn bè. Có kỹ năng đánh giá bản thân và
mọi người xung quanh trong giao tiếp thể hiện biết sống chan hòa hoặc
chưa biết sống chan hịa.


-Có nhu cầu sống chan hịa với tập thể lớp, trường, với mọi người trong
cộng đồng và có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.
<b>I. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


-Thầy : Giáo án, tài liệu, tranh ảnh
-Trị : giấy bút, tranh ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>2. Lời vào bài</b> :


Giáo viên nêu vấn đề : Một nhóm học sinh được đi thăm và tặng quà
cho các bạn học sinh trường khuyết tật. Khi tới nơi ai cũng đến thăm hỏi,
chỉ có hai bạn A và B là ngồi một chỗ vì sợ rằng những người bị khuyết
tật khi đến gần sẽ dễ bị lây bệnh. Hành động và suy nghĩ của hai bạn A và
B đúng hay sai, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay : “Sống chan
hịa với mọi người”.



<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của bài</b>
- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Tại sao Bác nhiều công việc mà Bác vẫn quan tâm
mọi người. Tìm các biểu hiện quan tâm (thăm hỏi
đồng bào, cùng chơi, cùng làm việc với người
khác)


? Tại sao Bác làm những việc trên (để hiểu rõ đời
sống của mọi người từ đó đưa ra cách giúp đỡ.
Hiểu được hồn cảnh, cách làm của mọi người sẽ
dể làm việc với nhau)


? Khi có cụ già đến thăm Bác làm gì (Bác đã ra tiếp
vì cụ đã đi rất xa. Mời cụ ở lại ăn cơm, nghỉ ngơi,
hỏi thăm gia đình, bà con, đưa cụ về…)


? Em nhận xét gì về cách tiếp đãi của Bác (rất ân
cần, nhiệt tình, chu đáo, vui vẻ và rất quan tâm…)
? Bác có hiểu ý anh cảnh vệ không (Bác hiểu anh


cảnh vệ quan tâm Bác nên muốn Bác nghỉ ngơi)
? Những cử chỉ, lời nói, việc làm của Bác chứng tỏ



Bác có lối sống như thế nào (chan hòa với mọi
người)


? Vậy thế nào là sống chan hòa với mọi người
Học sinh trả lời và ghi bài.


<b>Hoạt động 2 : Phân tích các ví dụ về lối sống chan hịa</b>
trong học tập, sinh hoạt và quan hệ gia đình


- Gv yêu cầu học sinh nêu ví dụ thực tế về lối sống
chan hịa :


+ Trong học tập : học tập theo nhóm, giúp đỡ bạn
học yếu…


+ Trong sinh hoạt : tham gia các hoạt động tập thể
cùng với mọi người, hòa đồng với nhau


+Trong gia đình : biết kính trên nhường dưới, u
thương ông bà, cha mẹ…


- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :


<b>1. Sống chan hòa với mọi</b>
<b>người</b>


Là sống vui vẻ, hòa hợp với
mọi người và sẵn sàng cùng
tham gia các hoạt động chung có
ích.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

? Trái ngược với sống chan hịa là gì (sống ích kỷ)
? Cho ví dụ :


+ Lợi dụng lòng tốt của bạn để chơi với bạn, nói
xấu bạn với người khác khi khơng có bạn


+ Tránh xa, không tiếp xúc với người khuyết tật,
nghèo hèn…


+ Không giúp đỡ bạn học yếu


+ Không tham gia các hoạt động tập thể


? Sống khơng chan hịa sẽ dẫn đến hậu quả như thế
nào (khơng có nhiều bạn bè, khi khó khăn khơng
có người giúp đỡ, sẽ dễ bị cô lập, mọi người
không yêu mến….)


? Vậy sống chan hịa có ý nghĩa gì (học sinh trả lời
và ghi bài)


? Em phải làm gì để thể hiện mình là người sống
chan hịa


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>


+ Bài tập a / 25 : chọn ý đúng (Đ) hoặc sai (S) và giải
thích



+ Bài tập b / 25 : học sinh về nhà làm bài


<b>3. Bài tập </b>
a / 25


Câu đúng : 1, 2, 3, 4, 7
Câu sai : 5, 6


b / 25 Học sinh làm ở nhà


4. Củng cố - dặn dò : Học và làm bài tập còn lại
Xem trước bài tiếp theo
Tuần 11 – tiết 11 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b> Bài 9 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hằng ngày. Lịch sự, tế
nhị là biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. Học sinh hiểu được lợi ích
của sự lịch sự, tế nhị trong cuộc sống.


- Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị,
tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục ; biết tự kiểm tra hành vi
của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử
lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc
sống.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


- Thầy : Giáo án, tài liệu, tranh ảnh, bảng phụ
- Trị : giấy bút, tranh ảnh.


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


? Thế nào là sống chan hòa với mọi người. Cho ví dụ.


(học sinh trả lời ý 1, cho ví dụ trong học tập và sinh hoạt)


? Trái với sống chan hịa là gì. Cho ví dụ và nêu hậu quả nếu có cuộc
sống ích kỷ


(ích kỷ, cho ví dụ và hậu quả dựa vào ý 2 trả lời)


<b>2.</b> Lời vào bài :


Mai đang học bài thì có một bài tốn khó giải khơng ra, Mai định gọi
điện hỏi bạn nhưng đã 11 giờ tối nên Mai không gọi. Tại sao Mai không
gọi điện cho bạn? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua
bài học hơm nay : “Lịch sự, tế nhị”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh



<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của bài</b>
- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Tình huống xảy ra ở đâu, thời gian nào (Lớp 64-<sub>,</sub>


8/3)


? Thầy đang làm gì (chúc các bạn nữ nhân ngày 8/3)
? Việc gì xảy ra khi đó (học sinh đi trễ chạy vào và


chào rất to, riêng bạn Tuyết không chạy vào)


? Tại sao bạn Tuyết không chạy vào (chờ thầy nói
xong, xin lỗi và xin thầy được vào lớp.)


? Hành vi của bạn Tuyết nói lên điều gì (bạn Tuyết
tơn trọng thầy)


? Hành vi của bạn Tuyết là đúng hay sai so với các
bạn khác. Nếu là thầy giáo các em sẽ làm gì với
các bạn khác đã tự tiện chạy vào lớp học.


- Học sinh trả lời với nhiều cách khác nhau, giáo viên
đánh giá và nêu lên nhận xét : Thầy giáo sẽ nhắc nhở
và dặn các em phải biết cư xử như bạn Tuyết vì đó là
hành vi của người lịch sự, tế nhị.


- Vậy lịch sự, tế nhị là gì (học sinh trả lời và ghi bài)


<b>Hoạt động 2 : Phân tích các ví dụ về hành vi lịch sự, tế</b>
nhị trong khi giao tiếp, trong gia đình


- Gv yêu cầu học sinh nêu ví dụ thực tế về lịch sự, tế


<b>1. Lịch sự : Là cử chỉ, hành vi</b>
khi giao tiếp cho phù hợp với
quy định xã hội


<b>2. Tế nhị : là dùng cử chỉ, ngôn</b>
ngữ cho khéo léo khi giao
tiếp


<b>3. Vai trò </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

nhị trong giao tiếp, trong gia đình
+ Ăn cơm phải mời bố mẹ


+ Khách đến nhà phải biết chào hỏi


+ Nói năng vừa phải tùy theo đối tượng đang nói
chuyện


+ Biêt nhắc nhở cho bạn thấy cái sai nhưng phải biết
cư xử khéo léo…


- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :


? Trái ngược với lịch sự, tế nhị (bất lịch sự, thiếu tế
nhị)



? Cho ví dụ :


+ Chen lấn nhau ở khu công cộng, đạp lên chân
người khác mà không xin lỗi


+ la hét lớn mà không để ý đến những người xung
quanh


+ Khi có người khác hỏi thì khơng trả lời…
+ Khơng giúp đỡ bạn học yếu


+ Không tham gia các hoạt động tập thể


? Hành vi bất lịch sự, thiểu tế nhị sẽ dẫn đến hậu quả
như thế nào (thể hiện con người thiếu văn hóa,
kiêu căng, mọi người xung quanh xa lánh….)
? Vậy lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì (học sinh trả lời


và ghi bài)


? Em phải làm gì để thể hiện mình là người lịch sự,
tế nhị


<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập </b>


+ Bài tập a / 27 : chọn ý đúng (Đ) hoặc sai (S) và giải
thích


+ Bài tập b / 28 : Phân biệt lịch sự, tế nhị



độ văn hóa, đạo đức của mỗi
người và truyền thống đạo đức
của dân tộc.


<b>3. Bài tập </b>
a / 27


Biểu hiện lịch sự : 6, 7, 11
Biểu hiện tế nhị : 1, 2
b / 28 : Học sinh tự làm
d / 28 : Về nhà làm


<b>4. Củng cố - dặn dò : </b> Học và làm bài tập còn lại, xem trước bài tiếp theo
Tuần 12 – tiết 12 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b> Bài 10 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập
thể của lớp, của đội và những hoạt động xã hội khác với cơng việc giúp
đỡ gia đình.


- Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể va
hoạt động xã hội, có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của
trường và công việc chung của xã hội.



<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>
- Thầy : Giáo án, tài liệu, tranh ảnh.
- Trị : giấy bút.


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


? Tìm biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong học tập, cuộc sống.


+ Trong học tập : không cắt ngang lời thầy cô, xin phép khi đi ra
ngoài….


+ Trong cuộc sống : lễ phép chào hỏi khi có khách, nói năng chừng
mực…


? Sống lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì. Cho ví dụ.
<b>2. Lời vào bài</b> :


Khi trường tổ chức các phong trào, có bạn tham gia, có bạn khơng tham
gia và cịn nói nó làm mất thời gian, cơng sức. Em có suy nghĩ gì về ý kiến
này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hơm nay : “Tích cực, tự giác
trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của bài</b>
- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK


- Trả lời các câu hỏi sau :


? Quế Chi đã tham gia những hoạt động nào trong
công tác xã hội và tập thể. (rủ các bạn tập viết thơ,
văn, lập nhóm nói tiếng Pháp, tập hát trong đội ca
thiếu nhi, tham gia câu lạc bộ thơ hài, tham gia
hoạt động đội…


? Ở nhà Quế Chi làm gì (giúp mẹ việc nhà, đưa em
đi học, rất đảm đang


? Động lực nào giúp Quế Chi cùng lúc có thể làm
được nhiều việc như vậy. (bạn muốn trở thành con
ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.


? Theo em khi tham gia nhiều hoạt động cùng lúc
như vậy sẽ gặp khó khăn gì. (mất nhiều thời gian ,
cơng sức)


? Vậy cần có điều kiện gì để hồn thành tốt các cơng
việc. (cần có trách nhiệm cao với cơng việc, làm
việc hăng sai, nhiệt tình, biết cố gắng, phải có kế


<b>1. Tích cực : Là ln cố gắng</b>
vượt khó, kiên trì học tập,
làm việc và rèn luyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lý…)


? Qua những việc làm trên chứng tỏ bạn Quế Chi là


người như thế nào (tích cực, tự giác trong cơng
việc)


? Vậy lịch sự, tế nhị là gì (học sinh trả lời và ghi bài)
<b>Hoạt động 2 : Nêu và phân tích các ví dụ về tính tích</b>
cực và tự giác trong học tập và trong hoạt động tập thể
- Gv yêu cầu học sinh nêu ví dụ thực tế về tính tích
cực, tự giác :


+ Tích cực : học tập tốt, tham gia xây dựng bài, tham
gia phong trào đồn đội, phong trào phịng chống
các tệ nạn xã hội, ma túy…


+ Tự giác : Học và làm bài, dọn vệ sinh nhà cửa
cũng như trường lớp


- Giáo viên tiếp tục nêu vấn đề :


? Trái ngược với tích cực tự giác là gì. (khơng tích
cực, khơng tự giác, khơng hăng hái, nhiệt tình, uể
oải, lười biếng…)


? Cho ví dụ :


+ Khơng học bài và làm bài tập đợi bố mẹ, thầy cô
nhắc nhở nhiều lần


+ đến phiên trực nhật thì khơng làm, hoặc làm
muộn, hoặc nhờ người khác làm hộ.



<b>Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập a, b</b>
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh làm bài
- Học sinh làm bài, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung


tập và làm việc không đợi ai
nhắc nhở.


<b>3. Bài tập </b>
a / 31


Đúng : 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12
Sai : 9,11


b / 31 : Học sinh về nhà làm


4. Củng cố - dặn dò : làm bài tập, chuẩn bị tranh, chuẩn bị kịch
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
Tuần 13 – tiết 13 – Học kỳ I


Ngày soạn :


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong
hoạt động xã hội, hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt
động tập thể và hoạt động xã hội.



- Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập
thể của lớp, của đội và những hoạt động xã hội khác với cơng việc giúp
đỡ gia đình.


- Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể va
hoạt động xã hội, có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của
trường và công việc chung của xã hội.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : Học sinh chuẩn bị các vở kịch như đã</b>
phân cơng


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


<b>2. Lời vào bài</b> :


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của bài</b>
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :


? Khi tham gia sinh hoạt đội, tập nghi thức đội hoặc
diễn văn nghệ em cảm thấy thế nào. (Vui vẻ thoải
mái, hiểu thêm về kiến thức đội, có thêm nhiều bạn
mới, giúp bản thân mạnh dạn hơn trước tập thể, rèn
luyện được kỹ năng sinh hoạt, quản lý…)



? Khi tham gia đóng góp ủng hộ các phong trào em
nhận được gì. (tình cảm tốt đẹp từ mọi người, cuộc
sống thật có ý nghĩa vì có những người tốt ln
giúp đỡ nhau khi khó khăn…)


? Để rèn luyện tính tích cực tự giác em phải làm gì.
(vạch ra cho mình mục tiêu học tập, làm việc, cố
gắng thực hiện nó, nổ lực vươn lên


? Vậy tích cực, tự giác có ý nghĩa gì
<b>Hoạt động 2 : </b>


- Gv yêu cầu học sinh nêu sắm vai các nhân vật trong
các vở kịch như đã phân công


- <sub>Hs viết kịch bản và phân vai cho các thành viên</sub>


- Bốc thăm và lên trình bày theo thứ tự


- Giáo viên nhận xét, đánh giá nội dung hình thức
trình bày của các tổ và cho điểm


<b>3. Ý nghĩa : </b>


- Mở rộng hiểu biết về mọi
mặt


- Rèn những kỹ năng cần
thiết



- Xây dựng tình cảm thân ái
tốt đẹp với mọi người.


4. Củng cố - dặn dò : Học và làm bài tập còn lại, xem trước bài tiếp theo
Tuần 14 – tiết 14 – Học kỳ I


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b> Bài 11: </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định
mục đích học tập. Hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện
kế hoạch hoạc tập


- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động
khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.


- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hồn thành
kế hoạch học tập, khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp
tác với bạn bè trong hoạt động học tập.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>
- Thầy : Giáo án, tài liệu, tranh ảnh.
- Trị : giấy bút.


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


<b>2. Lời vào bài</b> :



Người nông dân làm ruộng để tạo ra hạt lúa, người công nhân làm việc
để tạo ra sản phẩm, chú công an canh giữ đường phố để bảo đảm an tồn
giao thơng. Ta thấy ai làm việc gì cũng có một mục đích nhất định. Vậy học
sinh học tập để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay :
“Mục đích học tập của học sinh”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của bài</b>
- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Tú mơ ước làm gì. (nhà nghiên cứu tốn học)


? Tú đã suy nghĩ như thế nào để thực hiện ước mơ
của mình (phải cố gắng, kiên trì, vượt khó, tự học)
? Nêu những biểu hiện vượt khó trong học tập của


Tú. (Khơng đi học thêm, tự giải tốn, giải đi giải
lại nhiều lần, tự đọc tài liệu tiếng Anh, giải toán
bằng tiếng Anh.)


? Kết quả từ sự nổ lực này là gì (giải nhì kỳ thi tốn
quốc tế và được đi du học ở nước ngoài)


? Qua tấm gương tự học của bạn Tú em học tập được
gì. (biết cách sắp xếp thời gian học tập, biết lập kế
hoạch học, siêng năng, kiên trì, tính độc lập trong


suy nghĩ)


Gv nêu nhận xét : Kết quả học tập của bạn Tú chưa thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

giúp bạn Tú trở thành nhà toán học ngay được nhưng
với sự nổ lực học tập để ba mẹ, thầy cô vui, xứng đáng
là con ngoan trị giỏi chính là mục đích trước mắt của
Tú giúp Tú vượt qua những khó khăn để đạt được
thành tích cao trong học tập.


? Vậy mục đích học tập của học sinh là gì (học sinh
trả lời và ghi bài)


<b>Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập để hiểu</b>
thêm về mục đích học tập của học sinh


- Gv treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hoạt động
nhóm để trả lời các câu hỏi :


? Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm nào
sau đây. Vì sao


a. Học tập vì bản thân và gia đình


b. Học tập để góp phần xây dựng quê hương
c. Học tập để kiếm việc nhàn hạ


d. Học tập để khỏi hổ thẹn với bạn bè
- Hs trả lời theo nhóm, nhóm khác nhận xét :
- Gv đánh giá và nhận xét chung :



+ Việc nhàn hạ : ai cũng có suy nghĩ này thì sẽ
khơng ai chịu khó, cố gắng làm việc (ai cũng chọn
việc nhẹ nhàng, gian khó sẽ dành phần ai.)


+ Hổ thẹn với bạn bè : chúng ta học tập chỉ để so với
bạn chứ khơng vạch ra được mục đích chính cho
mình.


+ Học tập tốt : để có việc làm tốt, ni sống bản
thân, khơng dựa vào bố mẹ, có ý thức phụ giúp bố
mẹ bớt khó khăn…, cơng việc mình làm khơng chỉ
đem lại lợi ích cho bản thân mà cịn cho gia đình và
xã hội.


- Gv nêu vấn đề : Qua bài tập này các em rút ra được
kết luận gì? (Xác định đúng mục đích học tập, có
động cơ học tập…)


- Vậy mục đích học tập của em là gì


- Để thực hiện được mục đích học tập em cần phải làm
gì?


 <b>Bài tập</b>


b / 33 : Các ý đúng : 1, 2, 3, 4, 5
và 6





4. Củng cố - dặn dò :
- Học bài, làm bài tập a, b
- Bốc thăm 2 tổ chuẩn bị kịch
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

...
Tuần 15 – tiết 15 – Học kỳ I


Ngày soạn :


<b> Bài 11: </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định
mục đích học tập. Hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện
kế hoạch hoạc tập


- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động
khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.


- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong q trình thực hiện mục đích, hồn thành
kế hoạch học tập, khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp
tác với bạn bè trong hoạt động học tập.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>
- Thầy : Giáo án, tài liệu, tranh ảnh.
- Trị : giấy bút.



<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


? Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì (Học giỏi để trở thành
con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ)


? Tại sao phải kết hợp mục đích học tập của bản thân với gia đình và xã
hội. (Học để tự lập và giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên cá nhân khơng thể tách
rời gia đình và xã hội, vì vậy phải gắn mục đích học tập của bản thân với
xã hội để góp phần làm xã hội văn minh giàu đẹp)


<b>2. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ của học sinh </b>
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :


? Nhiệm vụ của học sinh khi đến trường lớp là gì
(Học bài, làm bài tập, xây dựng bài…)


? Nhiệm vụ của học sinh khi về nhà (soạn bài, chuẩn
bị bài, làm bài tập về nhà…)


? Ngoài việc học ở trường em cịn phải làm gì (tham
gia các hoạt động của trường, các hoạt động của
khu phố)


? Tại sao phải tham gia các hoạt động trên (giúp cho
ta có thêm kiến thức cuộc sống, có thêm bạn bè…)


? Đối với mọi người trong gia đình ta phải có lối


sống như thế nào. (lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh


<b>2. Nhiệm vụ của học sinh</b>
- Tu dưỡng đạo đức
- Học tập tốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

chị, giúp đỡ thương yêu …)


? Đối với bạn bè, lối xóm xung quanh ta phải như thế
nào (tôn trọng, giúp đỡ bạn bè và mọi người…)
? Vậy nhiệm vụ học tập của học sinh là gì (học sinh
trả lời và ghi bài)


<b>Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập để hiểu</b>
thêm về nhiệm vụ của học sinh


- Gv treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc và trả lời
các câu hỏi :


+ Tình huống : Dũng bị điểm xấu, gia đình bạn buồn,
vì vậy lần sau bạn cố gắng đạt được điểm tốt, gia
đình bạn rất vui nhưng Dũng vẫn khơng vui vì ba mẹ
khơng thưởng tiền cho bạn đi chơi.


+ Em có nhận xét gì về suy nghĩ của bạn Dũng
- Gv cho học sinh làm các bài tập còn lại


- Gv yêu cầu các tổ lần lượt lên sắm vai, trình bày tiểu


phẩm của nhóm mình đã chuẩn bị.


 <b>Bài tập</b>


Bài tập 3 / 34 : HS chọn những
ý mình đã thực hiện tốt.


Bài tập d/ 34 :


Tuấn : đọc sách người tốt việc
tốt sẽ giúp ta hiểu biết thêm để
làm tốt bài kiểm tra.




4. Củng cố - dặn dò :
- Học bài, làm bài tập


- Ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ I
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
...
...
...
...
...
...


...


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Tuần 16 – tiết 16 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b> </b>
<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Ôn tập các bài đã học 1, 3, 8, 9, 10, 11 để củng cố lại kiến thức một cách
khái quát.


- Nắm được nội dung và biết cách làm bài
<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


- Thầy : Giáo án, câu hỏi ơn tập, bảng phụ
- Trò : học bài, soạn bài


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>


<b>1. Bài cũ </b> : kiểm tra phần soạn bài của học sinh
<b>2. Lời vào bài</b>


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học </b>


<b>Câu hỏi ôn tập cho các bài</b>
<b>1) Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?</b>


Tập thể dục, ăn uống điều độ, giữ vệ sinh cá nhân (Hs phát biểu và
lấy vd)



<b>2) Cho ví dụ về tiết kiệm? Tiết kiệm giúp ích gì cho cuộc sống.</b>
Khơng để quạt, điện chạy khi khơng có người sử dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Tiết kiệm giúp ta có cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc, no ấm,
góp phần làm giàu đất nước.


<b>3) Tại sao phải sống chan hòa? Em cần học tập và rèn luyện thế nào để</b>
sống chan hòa.


Sống chan hòa để được mọi người quý mến và giúp đỡ, tạo mối quan
hệ tốt đẹp với mọi người


Tránh lối sống ích kỷ, biết sống cởi mở vui vẻ hịan đồng, chia xẻ
thơng cảm, giúp đỡ người gặp khó khăn, cố gắng học tập.


<b>4) Lịch sự, tế nhị được biểu hiện qua đâu? Trong hồn cảnh nào? Cho ví</b>
dụ


- Được biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, thái độ, hoạt động của mình
- Khi chúng ta giao tiếp với mọi người, thể hiện trong các gia đình


của xã hội


- Ví dụ : Gặp thầy cô phải chào hỏi, vâng lời, lễ phép với người lớn,
không bắt nạt em nhỏ, không gây ồn ào trong đêm khuya…


<b>5) Nêu việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và</b>
xã hội. Nó đem lại lợi ích gì?


- Hăng hái cùng các bạn dọn vệ sinh trường lớp



- Tham gia đều đặn và hoàn thành tốt việc được phân cơng tron cơng
tác đội


- Nó giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích, tạo được tình
cảm thân ái với mọi người, rèn luyện các kỹ năng…


<b>6) Mục đích trước mắt của người học sinh là gì? Tại sao cần kết hợp</b>
mục đích học tập của bản thân với gia đình xã hội?


- Học giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

mục đích học tập của bản thân với xã hội, có như vậy mới có thể
góp phần làm cho xã hội giàu đẹp


 Giáo viên gọi bất cứ học sinh nào đó để trả lời bất cứ câu hỏi nào ở
trên, học sinh khác nhận xét, bổ sung


 Giáo viên nhận xét đánh giá, cho điểm từng học sinh trả lời câu hỏi
 Giáo viên đánh giá chung giờ ôn tập


<b>4. Dặn dị : </b>


- Tự ơn tập ở nhà để thi học kỳ I
- Làm các bài tập ở sách giáo khoa


Tuần 17 – tiết 17 – Học kỳ I
Ngày soạn :


<b> Thực hành ngoại khóa : </b>



<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Ý thức được việc bảo vệ môi trường xung quanh, biết được tác hại của
việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường


- Biết giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ mơi trường xung quanh nơi mình ở.
<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


- Thầy : Chuẩn bị tài liệu về vệ sinh mơi trường.
- Trị : Sưu tầm tranh ảnh về mơi trường


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


<b>2. Lời vào bài</b> :


Vệ sinh môi trường là vấn đề rất quan trọng đối với con người trên
toàn thế giới. Nếu mơi trường khơng trong sạch thì cuộc sống của con
người cũng khơng tốt. Vì vậy mọi người cần bảo vệ mơi trường. Làm gì để
bảo vệ mơi trường chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay : Vệ sinh
môi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh
<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trị của nước, cây xanh và</b>


tác hại của rác thải trong thành phố


- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế cuộc sống
- Trả lời các câu hỏi sau :



? Nước có vai trị quan trọng như thế nào trong cuộc
sống (là một phần tất yếu của sự sống, khơng có
nước con người sẽ chết)


? Con người cần bao nhiêu lít nước trong một ngày
(250 lít nước mỗi ngày)


? Nước chiếm bao nhiêu trọng lượng cơ thể (44%
trọng lượng cơ thể)


? Ngày nay nguồn nước đã bị ô nhiễm nhiều bởi
những nguyên nhân nào (tự nhiên hoặc do con
người gây ra)


? Cần phải có biện pháp gì để bảo đảm nước sạch
(Quản lý nước thải ở các khu công nghiệp, sử dụng
hợp lý nguồn thuốc trừ sâu…)


Học sinh trả lời và ghi bài về vai trò của nước


? Vậy mục đích học tập của học sinh là gì (học sinh
trả lời và ghi bài)


Gv tiếp tục yêu cầu học sinh tìm hiểu vai trị của cây
xanh trong thành phố


? Cây xanh có vai trị quan trọng như thế nào đối với
cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất.
(tạo nguồn khơng khí trong lành để con người và


sinh vật hít thở..)


? Vì sao trong thành phố cần có nhiều cây xanh (để
lọc khơng khí bẩn chứa nhiều CO2 và các khí độc


hại khác, hạn chế ơ nhiễm môi trường…)


- Học sinh trả lời và rút ra kết luận về vai trò của cây
xanh


- Gv lại tiếp tục nêu vấn đề : Vậy trong thành phố
nguồn rác thải ngày một tăng lên rất nhanh. Điều này
là tốt hay xấu cho cuộc sống của con người?


- Hs suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau :


? Tại sao lượng rác thải trong thành phố ngày một
tăng (do các nhà máy, xí nghiệp và do sinh hoạt
hằng ngày của con người ngày một tăng)


? Lượng rác thải nếu khơng được xử lý thì hậu quả
của nó sẽ như thế nào (gây hôi thối, môi trường bị
ô nhiễm, phát sinh nhiều bệnh tật….)


? Cần phải xử lý rác thải như thế nào (đốt, chơn hoặc


<b>I. Vai trị của nước, cây xanh</b>
<b>và tác hại của rác thải trong</b>
<b>thành phố</b>



<b>1. Vai trò của nước</b>


- Là tài nguyên quan trọng
của lồi người và sinh vật
trên trái đất


- Nước có thể bị ô nhiễm do
tự nhiên hoặc do con
người tạo ra.


<b>2. Vai trị của cây xanh</b>


Hấp thụ khí CO2 nhả ra


khí O2 là loại khí cần cho con


người và mn lồi hít thở.


<b>3. Rác thải</b>


Rác thải là vấn đề môi
trường cùng với mức sống
của người dân, nó cũng ngày
càng nhiều và là thủ phạm
gây ô nhiễm môi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

tái chế thành những vật dụng cần thiết…)
- Hs trả lời và ghi bài


<b>Hoạt động 2 : Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi</b>


trường


- Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu các
biện pháp bảo vệ mơi trường không bị ô nhiễm :
+ Cần tuân thủ những quy định gì để mơi trường


khơng bị ơ nhiễm? (thu gom rác thải, xử lý rác
thải, trồng nhiều cây xanh…)


+ Pháp luật nghiêm cấm và xử lý những hành vi nào
gây ô nhiễm môi trường? (xả rác bừa bãi, chặt phá
rừng…)


- Học sinh rút ra kết luận chung và ghi bài


<b>Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhiệm vụ của công dân đối với</b>
môi trường


- Gv yêu cầu học sinh trình bày nhiệm vụ của bản thân
trước vấn đề bảo vệ môi trường (bảo vệ trương lớp)
- Gv nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận chung và


ghi bài


<b>trường</b>


- Khơng đốt phá rừng, khai
thác khống sản bừa bãi
- Khơng thải khói độc, khí



độc vào mơi trường


- Khai thác, kiểm dịch thực
vật, động vật phải theo
quy định của chính phủ
- Tham gia các hoạt động


bảo vệ môi trường, trồng
cây gây rừng.


<b>III. Nhiệm vụ của công dân</b>
- Nhận thức tầm quan trọng


của việc bảo vệ thiên
nhiên và môi trường


- Khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên
- Học sinh phải tích cực


tham gia giữ vệ sinh
trường lớp, trồng cây xanh
4. Củng cố - dặn dò : Học bài và sưu tầm tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi


trường, ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I


<b>KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH CƠNG DÂN 6</b>


<b>NĂM HỌC 2007 – 2008</b>



<b>HỌC KỲ II</b>




Tuần Tiết Bài Tên bài Ghi chú


19
20
21
22
23
24
19
20
21
22
23
24
12
12
13
13
14
14


Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 1)
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2)


Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1)
Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)
Thực hiện trật tự an toàn giao thơng (tiết 1)


Thực hiện trật tự an tồn giao thơng (tiết 2)



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

25
26
27
28


29


30
31
32
33
34
35


25
26
27
28


29


30
31
32
33
34
35


15


15
16


16


17
18


Kiểm tra viết


Quyền và nhiệm vụ học tập (tiết 1)
Quyền và nhiệm vụ học tập (tiết 2)


Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiết 1)


Quyển được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiết 2)


Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở


Quyền được bảo đảm an toàn về bí mật thư tín.
Ngoại khóa vấn đề địa phương


Ngoại khóa vấn đề địa phương
Ôn tập học kỳ II


Thi học kỳ II


Ktra 45’



Thi


Tuần 19 – tiết 19 – Học kỳ II
Ngày soạn :


<b> Bài 12 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc
(LHQ), hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ
em.


- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn
trọng quyền trẻ em. Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình,
tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.
- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những


người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản
đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


<b>2. Lời vào bài</b> :


Giáo viên đưa một số hình ảnh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục,


giúp đỡ trẻ em đặc biệt là trẻ em khó khăn, lang thang…. Và nêu vấn đề
đây là những hình ảnh mơ tả hoạt động gì? Hoạt động này có ý nghĩa gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay : “Công ước Liên hợp quốc
về quyền trẻ em”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung của bài</b>
- Yêu cầu học sinh đọc truyện đọc ở SGK
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Tết của trẻ em làng SOS diễn ra như thế nào (rất
vui, nhộn nhịp, ấm cúng…)


? Làng SOS nuôi dạy những ai (trẻ em mồ côi)


? Cuộc sống của trẻ em sau khi đến đây như thế nào
(được chăm sóc đầy đủ về vật chất, được dạy bảo,
chăm sóc, được học tập, có cuộc sống ấm cúng,
hạnh phúc như đang ở trong gia đình mình)


? Nếu những đứa trẻ này khơng được đưa vào làng
SOS thì cuộc sống sẽ như thế nào (gặp nhiều khó
khăn, phải đi lang thang kiếm ăn, bữa đói, bữa no,
khơng có nơi để ngủ, khơng được ai chăm sóc, có
thể bị bắt nạt hoặc bị kẻ xấu lợi dụng…)


? Cuộc sống này sẽ đưa các em đến đâu (sa vào các


tệ nạn xã hội, là gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng
đến sự phát triển của đất nước trong tương lai)
- Gv tiếp tục nêu vấn đề : chính vì những lý đó mà


Cơng ước LHQ đã cho ra đời quyền trẻ em


- Giáo viên giới thiệu sơ lược về quyền trẻ em theo
Công ước của LHQ


+ 20/11/1989 : Công ước LHQ về quyền trẻ em ra
đời.


+ 26/01/1990 : Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước
+ 12/8/1991 : Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm


sóc và giáo dục trẻ em. Công ước có hiệu lực
02/9/1991


- Gv giải thích thêm : Cơng ước Liên hợp quốc là luật
quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia phải
đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện quyền
trẻ em ghi ở công ước. Việt Nam là nước đầu tiên ở
Châu Á và thứ hai trên Thế giới tham gia cơng ước,


<b>1. Các nhóm quyền cơ bản</b>
<b>của trẻ em (theo Công</b>
<b>ước của LHQ về quyền</b>
<b>trẻ em, 1989) : </b>


có 4 nhóm quyền cơ bản


- Nhóm quyền sống cịn


- Nhóm quyền phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

đồng thời ban hành luật để đảm bảo việc thực hiện
quyền trẻ em ở Việt Nam


- Giáo viên u cầu học sinh làm việc theo nhóm để
tìm hiểu nội dung các quyền trẻ em theo Công ước
của LHQ


? Trẻ em sinh ra có quyền gì (được ni dưỡng,
chăm sóc, dạy dỗ, học hành…)


? Để trẻ em khơng bị ngược đãi, đánh đập, phân biệt,
đối xử thì các em phải có quyền gì (được bảo vệ)
? Để trẻ em lớn lên có thể làm việc và góp phần xây


dựng đất nước thì các em có quyền gì (được học
tập, phát triển tồn diện, được vui chơi giải trí…)
? Khi muốn được tham gia một hoạt động gì hay nói


lên điều gì mình nghĩ thì trẻ em có quyền gì. (được
bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình)


- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh rút ra nội
dung bài học


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b>
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh làm bài


- Học sinh làm bài, học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung


- Nhóm quyền tham gia


 <b>Bài tập : </b>
a / 37


Hành vi vi phạm quyền trẻ
em là : 2, 3, 6, 8, 10


d / 38


Việc làm của Lan là sai vì
hồn cảnh gia đình Lan khó
khăn hơn các bạn, hơn nữa mẹ
đã nói là khi đủ tiền mẹ sẽ mua


Nếu là Lan em sẽ hiểu cho
mẹ, cố gắng học giỏi để mẹ vui
4. Củng cố - dặn dò : làm bài tập, chuẩn bị tranh, chuẩn bị kịch


<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
Tuần 20 – tiết 20 – Học kỳ II


Ngày soạn :



<b> Bài 12 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc
(LHQ), hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ
em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những
người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản
đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


- Thầy : Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, bảng phụ
- Trò : chuẩn bị tiểu phẩm


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ </b>


? Quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm, kể tên, cho ví dụ
- Có 4 nhóm quyền : sống cịn, bảo vệ, phát triển, tham gia


- Ví dụ : Trẻ em phải được chăm sóc, tạo điều kiện cho trẻ sống tốt, khi
có những hành vi xâm phạm thì gia đình phải có trách nhiệm bảo vệ
hoặc khi trẻ bị bỏ rơi thì cơ quan chức năng phải giúp đỡ trẻ…


<b>2. Lời vào bài</b> :


Chúng ta đã tìm hiểu 4 nhóm quyền trẻ em. Vậy tại sao cần phải có


những nhóm quyền này, Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung cịn lại
của bài qua tiết học hôm nay : “Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
(tiếp theo)”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em</b>
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu thực tế


- Trả lời các câu hỏi sau :


? Tại sao trẻ em lại được nhiều quyền lợi tốt như
vậy. (vì trẻ em là thế hệ nối tiếp cha anh để xây
dựng đất nước, sau này các em sẽ là chủ nhân của
đất nước)


? Qua đó các em thấy các quyền lợi này thể hiện điều
gì. (sự quan tâm đến trẻ em chủ nhân tương lai của
đất nước, tạo điều kiện để các em được phát triển
đầy đủ về trí tuệ và thể chất)


? Là trẻ em chúng ta sẽ thực hiện các quyền này như
thế nào.


- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh rút ra nội
dung bài học


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b>



- Giáo viên cho học sinh làm bài tập e / 38 : Học sinh
trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá


- Giáo viên yêu cầu từng tổ cử đại diện của tổ lên trình
bày tiểu phẩm của nhóm mình với nội dung về quyền
trẻ em.


- Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh về hành vi xâm
phạm quyền trẻ em và một số hình ảnh về quyền lợi


<b>2. Ý nghĩa </b>


- Công ước là điều kiện để trẻ
em phát triển đầy đủ


- Mọi hành vi vi phạm quyền
trẻ em đều bị trừng phạt
nghiêm khắc.


- Là học sinh cần :


+ Bảo vệ quyền của mình
+ Tơn trọng quyền của


người khác


+ Thực hiện tốt bổn phận,
nhiệm vụ của mình



 <b>Bài tập : </b>


- c/ 38 : Học sinh trả lời, giáo
viên nhận xét


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

của trẻ em ở Việt Nam


- Học sinh quan sát và phân tích để khắc ghi kiến thức
trọng tâm của bài học


<b>4. Củng cố - dặn dò : </b>
- Học bài và làm bài tập
- Xem và chuẩn bị bài mới
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
<b> Ký duyệt giáo án </b>


Tuần 21 – tiết 21 – Học kỳ II
Ngày soạn :



<b> Bài 13 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để
trở thành người cơng dân có ích cho đất nước. thực hiện đúng và đầy đủ
các quyền, nghĩa vụ cơng dân.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


- <sub>Thầy : Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ</sub>


- Trị : chuẩn bị bài trước ở nhà
<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>


<b>1. Bài cũ </b>


? Tại sao cần phải có cơng ước LHQ về quyền trẻ em, cho ví dụ
? Nhiệm vụ của học sinh là gì.


<b>2. Lời vào bài</b> :


Để xác định một người có phải là cơng dân của nước đó hay khơng
ta cần có căn cứ để xác định. Vậy căn cứ đó là gì? Chúng ta cùng tìm
hiểu qua bài học hơm nay : “Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>



Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung bài học</b>
- Yêu cầu học sinh đọc tình huống


- Gv treo bảng phụ có 4 trường hợp sau :


+ Trẻ em sinh ra có bố mẹ là cơng dân Việt Nam
+ Trẻ em sinh ra có bố là cơng dân Việt Nam, mẹ là


cơng dân nước ngồi


+ Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là
công dân nước ngoài.


+ Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai
- Trả lời các câu hỏi sau :


? Trường hợp nào là công dân Việt Nam.


 TH 1 : là công dân Việt Nam vì bố mẹ là
người Việt Nam (nguyên tắc huyết thống)
 TH 2, 3 : trẻ em đó có là cơng dân Việt Nam


hay không là do cha mẹ thỏa thuận.
 TH 4 : dựa trên nguyên tắc nơi sinh


? Ở Việt Nam ngoài công dân Việt Nam cịn có
người nào sống. (người nước ngồi, có quốc tịch


nước ngồi.


Người khơng có quốc tịch : khơng có quốc tịch Việt
Nam và khơng có quốc tịch nước ngồi.)


? Nếu người Việt Nam định cư hay làm việc lâu dài
ở nước ngoài thì có cịn là cơng dân Việt Nam
khơng, tại sao? (cịn nếu vẫn giữ quốc tịch Việt
Nam. Còn nếu từ bỏ quốc tịch Việt Nam, gia nhập


<b>1. Công dân là người dân của</b>
<b>một nước : </b>


- Công dân nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch
Việt Nam (Điều 49 hiến
pháp năm 1992)


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

quốc tịch nước ngoài thì được coi là người gốc
Việt Nam)


? Nếu người nước ngồi sang Việt Nam làm việc có
được coi là công dân Việt Nam không. (không, nếu
muốn là người công dân Việt Nam thì phải gia
nhập quốc tịch Việt Nam và bỏ quốc tịch nước
ngồi)


? Vậy cơng dân là gì (là người của một nước mang
quốc tịch của nước đó)



? Để biết đó là cơng dân của một nước ta căn cứ vào
cái gì (căn cứ vào quốc tịch)


? Quốc tịch nói lên điều gì (thể hiện mối quan hệ
giữa nhà nước và công dân nước đó. Cơng dân
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
người có quốc tịch Việt Nam – trích điều 49 Hiến
pháp năm 1992)


- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh rút ra nội
dung bài học


<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b>
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập a và b
- Học sinh trả lời


- Giáo viên nhận xét đánh giá


 <b>Bài tập : </b>
- a / 42 :


Trường hợp là công dân Việt
Nam : b, d, e


- b/ 42 : Bạn Hoa có là cơng
dân Việt Nam hay khơng thì
phải căn cứ vào quốc tịch của
bạn. Bạn Hoa sinh ra ở Việt
Nam có quyền có quốc tịch


Việt Nam.


4. Củng cố - dặn dò :
- Học bài và làm bài tập
- Xem và chuẩn bị bài mới
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
...
...
Tuần 22 – Tiết 22 – Học kỳ II


Ngày soạn :


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó.
Cơng dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.


- Tự hào là cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để
trở thành người công dân có ích cho đất nước. thực hiện đúng và đầy đủ
các quyền, nghĩa vụ công dân.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


- Thầy : Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ


- Trò : chuẩn bị bài trước ở nhà


<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>
<b>1. Bài cũ : </b> Kiểm tra 15’


? Giáo viên treo bảng phụ có một số tình huống, học sinh xác định có phải
là cơng dân Việt Nam hay khơng? Vì sao? (4 điểm)


? Để xác định công dân của một nước ta phải căn cứ vào điều gì? (1 điểm)
? Quốc tịch thể hiện điều gì (2 điểm) (làm bài tập đầy đủ + 3 điểm)


<b>2. Lời vào bài</b> :


Nhà nước đã tạo cho cơng dân có nhiều quyền lợi, ngược lại cơng
dân cũng phải làm gì đối với đất nước. Đó cũng chính là nhiệm vụ của
cơng dân đối với đất nước. Nhiệm vụ đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu
phần cịn lại của bài học : Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung bài học</b>
- Gv nêu vấn đề :


? Quốc tịch là căn cứ để xác định cơng dân của một
nước. Nó thể hiện quan hệ giữa nhà nước và cơng
dân đó. Vậy mối quan hệ đó là gì. (Nhà nước đã
tạo điều kiện cho cơng dân có các quyền vậy cơng


dân cũng phải làm gì đó cho đất nước của mình)
? Vậy nhiệm vụ của người cơng dân là gì


 Học tập để xây dựng đất nước, để nâng cao
kiến thức, hiểu biết nhiều


 Rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành
người cơng dân có ích.


 Phấn đấu rèn luyện đem lại vinh quang cho đất
nước.


 Luôn tự hào là công dân Việt Nam


- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện trong SGK
- Học sinh trả lời các câu hỏi :


? Thúy Hiền đã có những đóng góp gì cho đất nước
(học tập tốt, giành được nhiều giải thưởng, huy


<b>2. Mọi công dân cùng sinh</b>
<b>sống trên lãnh thổ Việt</b>
<b>Nam đều có quyền có quốc</b>
<b>tịch Việt Nam.</b>


<b>3. Cơng dân có quyền và</b>
<b>nghĩa vụ đối với nhà nước,</b>
<b>được nhà nước bảo đảm</b>
<b>thực hiện các quyền và</b>
<b>nhiệm vụ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

chương cho đất nước. Những vinh quang này
khơng chỉ cho bản thân Hiền mà cịn cho tổ quốc
nói chung.)


? Hãy kể một vài tấm gương phấn đấu cho màu cờ
sắc áo của dân tộc mà em biết…


- Học sinh rút ra kết luận chung và ghi bài
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b>


- Giáo viên đọc cho học sinh 2 bài tập và yêu cầu học
sinh về nhà làm


- Học sinh phải xây dựng cho mình một kế hoạch học
tập, rèn luyện để trở thành người cơng dân có ích cho
đất nước.


- Giáo viên đọc một số điều quy định trong hiến pháp
1992 cho học sinh nghe và đọc luật quốc tịch.


<b>Nam.</b>


 <b>Bài tập : </b>


1/ Tìm mẫu chuyện về nhân vật
nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh
dựng và giữ nước.


2/ Kể những tấm gương phấn


đấu, rèn luyện trong học tập, thể
thao để giành vinh quang cho tổ
quốc


4. Củng cố - dặn dò :
- Học bài và làm bài tập
- Xem và chuẩn bị bài mới
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b> Bài 14 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn
giao thông, tầm quan trọng của trật tự an tồn giao thơng, hiểu những quy
định cần thiết về trật tự an tồn giao thơng, hiểu ý nghĩa của việc chấp
hành trật tự an tồn giao thơng và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi


đường.


- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử
lý những tình huống đi đường thường gặp, biết đánh giá hành vi đúng hay
sai của người khác về thực hiện trật tự an tồn giao thơng, thực hiện
nghiêm chỉnh trật tự an tồn giao thơng và nhắc nhở bạn bè cùng thực
hiện.


- Có ý thức tơn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông, ủng hộ
những việc làm tôn trọng trật tự an tồn giao thơng và phản đối những
việc làm khơng tơn trọng trật tự an tồn giao thơng.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ</b>


- Thầy : Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, các biển báo giao thơng
thơng dụng.


- Trị : chuẩn bị bài trước ở nhà
<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>


<b>1. Bài cũ : </b>


? Những nhiệm vụ của cơng dân đối với đất nước là gì. Cho ví dụ.


Nêu nội dung : Học tập để xây dựng đất nước, nâng cao kiến thức, hiểu
biết nhiều, rèn luyện đạo đức để trở thành người cơng dân có ích


? Chấm 2 bài tập của học sinh làm ở nhà.
<b>2. Lời vào bài</b> :



Tình hình tai nạn giao thơng hiện nay đang là vấn đề căng thẳng và
cấp bách, vậy nguyên nhân làm nó gia tăng là gì và làm sao để giảm bớt
tai nạn giao thơng, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hơm nay : “Thực
hiện trật tự an tồn giao thơng”


<b>3. Trình tự các hoạt động dạy học bài mới</b>


Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh


<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung bài học</b>


- Gv yêu cầu học sinh đọc các số liệu, sự kiện trong
phần ĐVĐ


- Hs trả lời các câu hỏi :


? Em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông
trong một số năm qua (ngày càng tăng, số người
chết và bị thương nhiều hơn, tài sản cũng bị thiệt
hại nhiều.


<b>1. Để đảm bảo an toàn khi đi</b>
<b>đường ta phải </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

? Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn tăng. (hệ thống
đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu đi lại, phương tiện
cơ giới thô sơ tăng và tập trung nhiều ở thành phố
lớn trong khi đường sá xấu, giao thơng đường sắt
cũng có nhiều khó khăn. Thiết bị cầu đường xuống
cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường dễ gây tai


nạn, người tham gia giao thông chưa chấp hành
nghiêm túc luật giao thông…)


? Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào
là chính (là do con người coi thường pháp luật, coi
rẻ tính mạng con người : đua xe, phóng nhanh vượt
ẩu, chở quá trọng tải ….)


? An tồn giao thơng là hạnh phúc của mọi nhà, của
mọi người, sự cấp bách khôi phục tai nạn giao
thông là trách nhiệm của mọi người. Vậy để đảm
bảo an toàn khi đi đường ta phải làm gì. (chấp hành
luật giao thơng, tn theo các tín hiệu, biển báo
giao thơng – giáo viên giới thiệu một số biển báo
giao thông thông dụng để học sinh quan sát, nhận
xét)


? Để chấp hành đúng luật đi đường thì trước hết
chúng ta phải làm gì (học và hiểu các luật giao
thông.


? Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông là điều
tốt, nhưng với người khác chưa thấu hiểu luật giao
thơng thì chúng ta cần phải làm gì (nhắc nhở, tuyên
truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức…)


- Học sinh rút ra kết luận chung và ghi bài
<b>Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập</b>
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1



- Học sinh trả lời và nhận biết một số biển báo giao
thông thông dụng.


- Tự giác tuân theo quy
định về luật giao thông
đường bộ.


- Chống hành vi vi phạm
pháp luật về đi đường.


 <b> Bài tập : </b>
a / 46


a. Nhận xét hành vi trong
bức tranh :


- Hành vi 1 : rất nguy hiểm
vì chăn bị nơi đường ray
- Hành vi 2 : vi phạm luật


giao thông, các bạn chạy
xe đạp hàng 3


b. Biển báo


- Biển báo cho phép người
đi bộ là 315


- Biển báo cho người đi xe
đạp 226



4. Củng cố - dặn dò :
- Học bài và làm bài tập
- Xem tiếp phần còn lại
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

...
...
Tuần 24 – Tiết 24 – Học kỳ II


Ngày soạn :


<b> Bài 14 : </b>


<b>I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh</b>


- Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn
giao thơng, tầm quan trọng của trật tự an tồn giao thông, hiểu những quy
định cần thiết về trật tự an tồn giao thơng, hiểu ý nghĩa của việc chấp
hành trật tự an tồn giao thơng và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi
đường.


- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử
lý những tình huống đi đường thường gặp, biết đánh giá hành vi đúng hay
sai của người khác về thực hiện trật tự an tồn giao thơng, thực hiện
nghiêm chỉnh trật tự an tồn giao thơng và nhắc nhở bạn bè cùng thực
hiện.


- Có ý thức tơn trọng các quy định về trật tự an tồn giao thơng, ủng hộ
những việc làm tơn trọng trật tự an tồn giao thơng và phản đối những


việc làm không tôn trọng trật tự an tồn giao thơng.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRỊ</b>


- Thầy : Giáo án, tài liệu tham khảo, một số điều luật
- Trò : tranh ảnh, tiểu phẩm về an tồn giao thơng.
<b>III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY</b>


<b>1. Bài cũ : </b>


? Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng tăng (2 điểm)
- Người tham gia giao thông chưa chấp hành luật


- Hệ thống đường bộ xấu, đường sắt cịn gặp nhiều khó khăn
- Thiết bị cầu đường chưa đáp ứng


- Phương tiện cơ giới thơ sơ có nhiều ở những thành phố lớn
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường ta phải làm gì (2điểm)


? Hãy nhận xét về tình hình thực hiện an tồn giao thơng ở địa phương em
(2 điểm)


<b>1. Lời vào bài</b> :


Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nguyên nhân làm gia tăng tai nạn
giao thông, vậy để hạn chế mức độ gia tăng tai nạn chúng ta phải thực
hiện nghiêm túc những quy định khi tham gia giao thơng. Đó là những
quy định như thế nào? Đối với từng đối tượng nào chúng ta cùng tìm
hiểu tiếp qua tiết học hơm nay .



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Hoạt động của Gv và Hs Bài ghi của học sinh
<b>Hoạt động 1 : Khai thác nội dung bài học</b>


- Gv nêu vấn đề : Tai nạn giao thông ngày một tăng
cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, vậy cần phải
làm gì để hạn chế tai nạn giao thơng, bảo đảm an
toàn khi đi đường


- Hs trả lời các câu hỏi :


? Đối với người đi bộ cần tn thủ những quy định
gì.


? Nếu khơng có tín hiệu đèn giao thơng thì khi qua
đường phải làm sao.


? Người đi bộ có được phép tụ tập, đi dan ngang trên
đường giao thơng khơng


? Trẻ em khi qua đường thì phải làm sao.


- Học sinh rút ra kết luận chung và ghi bài phần a.
- Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi


? Đối với người đi xe đạp thì pháp luật có những quy
định như thế nào.


? Trẻ em mấy tuổi mới được phép đi xe đạp người
lớn



? Bao nhiêu tuổi mới được phép đi xe máy, dung tích
bao nhiêu.


- Học sinh rút ra kết luận và ghi bài phần b.


- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả
lời các câu hỏi sau cho phần c của bài:


? Đối với đường sắt cần chú ý những gì


? Tại sao khơng được phép thị đầu ra ngồi khi tàu
đang chạy.


? Đứng cách tàu lửa đang chạy khoảng cách bao
nhiêu là an tồn.


- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu một số điều luật về
đi đường và một số hình phạt đối với hành vi vi
phạm


<b>Hoạt động 2 : Tìm hiểu tình hình thực hiện an tồn</b>
giao thơng ở địa phương


- Giáo viên cho học sinh phát biểu và rút ra nhận xét.
- Học sinh các nhóm lần lượt trình bày tiểu phẩm của


nhóm mình đã chuẩn bị trươc.


<b>2. Một số quy định về đi</b>
<b>đường</b>



<b> a) Người đi bộ</b>


- Đi trên hè phố, lề đường.
Nếu khơng có thì đi sát mép
đường.


- Phải tn theo tín hiệu đèn
giao thông, vạch kẻ đường
<b> b) Người đi xe đạp</b>


- Không đi dàn hàng ngang,
lạng lách, đánh võng


- Đi đúng phần đường quy
định


- Không kéo, đẩy xe khác.
- Không mang vác kồng


kềnh.


- Không thả 2 tay hay đi xe
một bánh.


- Trẻ em dưới 12 tuổi không
được phép đi xe đạp người
lớn, 16 tuổi trở lên được
phép đi xe máy có dung
tích xylanh dưới 50cm3



<b> c) Quy định về đường sắt</b>
- Không chăn thả hay chơi


trên đường sắt.


- Khơng thị đầu ra khi tàu
chạy


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

4. Củng cố - dặn dò :
- Học bài và làm bài tập


- Ôn tập kiểm tra 1 tiết tuần 25
<b>IV. Rút kinh nghiệm </b>


</div>

<!--links-->

×