Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cong van 3070SGDDT GDTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.02 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b> <b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b> __________ ____________________________________</b>


Số: 3070/SGD&ĐT-GDTH Phan Thiết, ngày 05 tháng 10 năm 2009
V/v Hướng dẫn thực hiện chuẩn


kiến thức, kĩ năng các mơn học TH


Kính gởi: Các Phịng GD&ĐT


Căn cứ các ý kiến trao đổi thống nhất của các tổ cốt cán bộ môn cấp tỉnh
trong Hội nghị tập huấn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học tiểu học
tổ chức vào hai ngày 17, 18/9/2009 vừa qua, Sở gởi kèm theo công văn này các
hướng dẫn chi tiết để thực hiện việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối
với các môn học:


A. Môn tiếng Việt.
B. Mơn tốn.


C. Mơn tự nhiên và xã hội (bao gồm cả các môn khoa học, lịch sử và địa
lí).


D. Mơn âm nhạc.
E. Mơn mĩ thuật.


G. Mơn kĩ thuật (bao gồm cả thủ công).
H. Môn đạo đức.


I. Môn thể dục.



Các Phịng GD&ĐT thơng qua mạng lưới cốt cán bộ mơn của đơn vị
mình tổ chức qn triệt đầy đủ các nội dung hướng dẫn này đến tận giáo viên
các trường học.


<b>GIÁM ĐỐC</b>
<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Như trên;


- Lưu VT, GDTH, Cư (15b).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHỤ LỤC</b>


<b>HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG </b>
<b>CÁC MƠN HỌC TIỂU HỌC </b>


<i>(Đính kèm cơng văn số 3070/SGD&ĐT-GDTH ngày 05/10/2009)</i>
____________________________


<b>A. MƠN TIẾNG VIỆT:</b>


Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở từng lớp


được trình bày chi tiết theo bảng <i>Hướng dẫn cụ thể </i>(mục II), gồm 4 cột:


<i> Tuần - Bài - Yêu cầu cần đạt - Ghi chú</i>.


Nội dung <i>Yêu cầu cần đạt </i>về kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học (tiết



dạy) được hiểu là Chuẩn (cơ bản, tối thiểu) đòi hỏi toàn bộ HS phải đạt được.


Nội dung <i>Ghi chú </i>ở một số bài thường giải thích rõ thêm về yêu cầu cần


đạt ở mức cao hơn đối với HS <i>khá, giỏi. </i>


Riêng với HS <i>yếu</i>, GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều


kiện cho đối tượng này từng bước đạt Chuẩn quy định.


Để tiện theo dõi và sử dụng, bảng Hướng dẫn cụ thể (mục<b> II</b>) trình bày


nội dung đầy đủ ở <b>Tuần 1</b>, không nhắc lại các yêu cầu giống nhau ở một số loại


bài học ở các tuần sau.


Ví dụ (VD): Tiếng Việt lớp 2: <i>đọc đúng, rõ ràng,... </i>(<i><b>Tập đọc</b></i>) ; <i>khơng</i>


<i>mắc q 5 lỗi trong bài </i>(<i><b>Chính tả</b></i>), <i>viết chữ rõ ràng, liền mạch và tương đối</i>
<i>đều nét (<b>Tập viết</b>)</i>.


Riêng về tốc độ <i><b>đọc</b></i> (đọc thông), tốc độ<i><b>viết</b></i>(viết chính tả), căn cứ các văn


bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT.


Tài liệu Chuẩn môn Tiếng Việt ở từng lớp đều có bảng chia mức độ cần
đạt theo từng giai đoạn (tương ứng với 4 lần kiểm tra định kì mơn Tiếng Việt)
để GV xác định rõ các mốc cần đạt.


Tuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độ


quy định ghi trong bảng ở những thời điểm khác nhau.


Để tạo điều kiện cho GV vận dụng linh hoạt, nội dung hướng dẫn không


xác định <i>tốc độ cần đạt</i> sau <i>từng bài học</i> mà chỉ ghi ở tuần ôn tập sau <i>mỗi giai</i>


<i>đoạn</i> nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá định kì trong năm học theo


hướng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Để nâng cao chất lượng môn học, GV sử dụng tài liệu <i>Hướng dẫn thực</i>


<i>hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng</i> <i>môn Tiếng Việt</i> trong các hoạt động liên quan đến
quá trình dạy học như sau:


<i><b>1. Soạn giáo án lên lớp </b></i>


Căn cứ <i>Yêu cầu cần đạt </i>về kiến thức, kĩ năng xác định cho từng bài dạy


(tiết học) theo SGK môn Tiếng Việt, GV <i><b>soạn giáo án một cách ngắn gọn</b></i> thể


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Phần 1</b></i>: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học (gắn với yêu cầu cần đạt đã
ghi trong tài liệu).


<b>Chú ý:</b>


- Cần đọc kĩ hướng dẫn ở <i>tuần 1</i> để ghi đầy đủ yêu cầu cần đạt ở các tuần


sau, đối với các tiết dạy của một số loại bài học có yêu cầu giống nhau.
VD: <i>Tiếng Việt 4</i>



Tuần 1: Tập đọc - <i>Dế Mèn bênh vực kẻ yếu</i>


Cột <i>Yêu cầu cần đạt </i>có ghi “đọc rành mạch, trơi chảy; bước đầu có giọng


đọc phù hợp tính cách của nhân vật (<i>Nhà Trò, Dế Mèn</i>)”.


Tuần 2: Tập đọc - <i>Dế Mèn bênh vực kẻ yếu </i>(tiếp theo)


Cột <i>Yêu cầu cần đạt </i>chỉ ghi “Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của


nhân vật <i>Dế Mèn</i>”, nhưng GV cần hiểu là: “đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc


phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật <i>Dế Mèn</i>” (trong tài liệu không ghi lại


<i>đọc rành mạch, trôi chảy</i>).


- Về hình thức thể hiện, GV có thể ghi trong giáo án xem trang mấy, tại
tài liệu nào. Điều căn bản là GV phải hiểu và giúp HS thực hiện được yêu cầu
cần đạt sau mỗi bài, mỗi chủ đề, mỗi chương,...


<i><b>Phần 2</b></i>: Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học


của GV và HS; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp
với từng nhóm đối tượng HS.


VD: Bảng phụ (dùng gợi ý để HS kể chuyện). Tổ chức HS kể chuyện theo
cặp, kể trong nhóm, kể trước lớp. Hoặc thẻ hình, thẻ từ,…


<i><b>Phần 3</b></i>:



Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu cần học


đối với từng đối tự ợng HS, kể cả HS cá biệt (nếu có).


<i><b>Lưu ý:</b></i> Để soạn tốt phần này, GV thường phải căn cứ vào điều kiện, hoàn


cảnh dạy học, phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp và <i>Yêu</i>


<i>cầu cần đạt</i> ghi trong Tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học trong


SGK (không đưa thêm nội dung vượt quá <i>Yêu cầu cần đạt</i>), xác định cách (biện


pháp) hướng dẫn cho từng nhóm đối tư ợng HS .


VD: “Dễ hoá” bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu,...đối với HS yếu;
“mở rộng, phát triển” (trong phạm vi của Chuẩn) đối với HS khá, giỏi. Việc xác
định nội dung dạy học của GV phải đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu:
dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt được ở bài học
trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học liền sau, từng bước đạt được u
cầu cơ bản nêu trong Chương trình mơn học.


<i><b>2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp</b></i>


Căn cứ <i>Yêu cầu cần đạt </i>và <i>Ghi chú </i>(nếu có), GV tổ chức các hoạt động


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

TB, yếu) nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và đạt hiệu quả
thiết thực sau mỗi tiết dạy.


<i><b> Duới đây, xin dẫn một số ví dụ về việc dạy học theo Chuẩn môn Tiếng</b></i>


<i><b>Việt đối với các phân môn ở các lớp khác nhau.</b></i>


VD <b>1</b>: <i>TV 4</i>, Tuần 2, Tập đọc - <i>Dế Mèn bênh vực kẻ yếu </i>(tiếp theo)


Cột <i>Yêu cầu cần đạt </i>ở hàng thứ ba có ghi “Chọn được danh hiệu phù hợp
với tính cách của Dế Mèn”;


Cột <i>Ghi chú </i>giải thích thêm: “HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu <i>hiệp sĩ</i>


và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4)”. Như vậy, GV khơng địi hỏi
những HS ở đối tượng khác phải thực hiện đầy đủ yêu cầu của câu hỏi 4 trong
SGK.


VD <b>2</b>: <i>TV 2</i>, Tuần 1, Kể chuyện: “<i>Có cơng mài sắt, có ngày nên kim</i>”


Cột <i>Yêu cầu cần đạt </i>có ghi “<i>Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể</i>
<i>lại được từng đoạn của câu chuyện”.</i> Cột <i>Ghi chú </i>giải thích thêm: “<i>HS khá,</i>
<i>giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện </i>”<i>.</i>


Như vậy, GV cần tập trung hướng dẫn HS tập kể từng đoạn câu chuyện
theo tranh, kể nối tiếp từng đoạn theo tranh để gắn kết toàn bộ câu chuyện là chủ
yếu; cuối cùng, có thể tạo điều kiện cho HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện
trong thời gian cho phép (mỗi tiết để 1, 2 HS khá, giỏi luân phiên thực hiện yêu
cầu).


VD <b>3</b>: <i>Tiếng Việt 3</i>, Tuần 4, Chính tả (nghe – viết): <i>Người mẹ</i>


Cột <i>Yêu cầu cần đạt </i>ghi “Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình


thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b, hoặc BT CT phương


ngữ do GV soạn”.


Như vậy, nội dung chính tả phương ngữ (bài tập lựa chọn) trong tiết học
chỉ chiếm một thời lượng nhất định, GV cần dành thời gian tập trung hướng dẫn
HS viết đầy đủ bài chính tả trong SGK đạt kết quả tốt.


VD <b>4</b>: <i>TV 2</i>, Tuần 1, Tập viết: <i>Chữ hoa A.</i>


Cột <i>Yêu cầu cần đạt</i> ghi “Viết đúng chữ hoa <i>A</i> (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ


nhỏ), chữ và câu ứng dụng: <i>Anh </i>(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), <i>Anh em thuận</i>


<i>hoà</i> (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối


nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng”; Cột <i>Ghi chú </i>giải


thích thêm: ở tất cả các bài Tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập


viết ở lớp) trên trang vở <i>Tập viết 2</i>”.


Như vậy, tuỳ đối tượng HS trong lớp, GV tạo điều kiện cho các em thực
hiện được mức độ yêu cầu cần đạt nêu trên.


VD <b>5</b>: <i>Tiếng Việt 4</i>, Tuần 7, Luyện từ và câu: <i>Cách viết tên người, tên địa</i>
<i>lí Việt Nam</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3)”; cột


<i>Ghi chú </i>giải thích thêm: “HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3 (mục III)”.



Như vậy, yêu cầu <i>Viết tên và tìm trên bản đồ </i>(BT3) “Các quận, huyện, thị


xã/danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em” chỉ đặt ra
đối với HS khá, giỏi; những HS khác chỉ cần “tìm và viết đúng một vài tên riêng
Việt Nam” theo nội dung BT3 là đạt Chuẩn.


VD <b>6</b>: <i>Tiếng Việt 4</i>, Tuần 2, Tập làm văn: <i>Tả ngoại hình của nhân vật</i>
<i>trong bài văn kể chuyện</i>


Cột <i>Yêu cầu cần đạt </i>ghi “Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại
hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND Ghi nhớ).
Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III);


kể lại được một đoạn câu chuyện <i>Nàng tiên ốc </i>có kết hợp tả ngoại hình <i>bà lão</i>


hoặc <i>nàng tiên </i>(BT2)"; cột <i>Ghi chú </i>giải thích thêm: “HS khá, giỏi kể được <i>toàn</i>


<i>bộ câu chuyện</i>, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật (BT2)".


Việc xác định rõ mức độ yêu cầu cần đạt như trên giúp GV dạy học phù
hợp trình độ HS, tạo điều kiện đạt Chuẩn môn học ở lớp dạy cụ thể cho mọi đối
tượng ở các vùng miền khác nhau.


<i><b>3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh</b></i>


Tài liệu <i>Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt</i> là


căn cứ giúp GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thường xuyên của HS trong
từng tiết học.



Dựa vào <i>Yêu cầu cần đạt </i>đối với từng bài dạy<i>, </i>GV không chỉ nhận biết


được kết quả học tập của HS ở mức độ <i>đạt Chuẩn</i> (trung bình) hay <i>chưa đạt</i>


<i>Chuẩn</i> (yếu, kém) mà còn xác định được các mức độ <i>trên Chuẩn</i> (khá, giỏi).


Nội dung <i>Yêu cầu cần đạt </i>có những yếu tố <i>định lượng</i>, GV căn cứ vào đó


để cho điểm (hoặc để khen ngợi, động viên, khuyến khích, tiếp tục giúp đỡ,...).
VD: Bài chính tả của HS, nếu trình bày đúng "yêu cầu cần đạt", không


mắc quá 5 lỗi là <i>đạt Chuẩn </i>(5-6 điểm), mắc quá 5 lỗi là <i>chưa đạt Chuẩn </i>(có thể


chưa cho điểm để tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS phấn đấu đạt kết quả


cao hơn), mắc 1 lỗi hoặc không mắc lỗi là <i>trên Chuẩn </i>ở mức Giỏi (9-10 điểm).


Hoặc, ở bài Luyện từ và câu - MRVT <i>Trung thực - Tự trọng</i> (<i>Tiếng Việt</i>


lớp 4, Tuần 5): Nếu HS "tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ <i>trung</i>


<i>thực </i>và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ tự trọng” là


<i>đạt Chuẩn.</i> Nếu HS tìm được trên 2 từ ”đồng nghĩa, trái nghĩa với từ <i>trung</i>


<i>thực</i>”, đặt câu với trên 2 từ tìm được là <i>trên Chuẩn</i>,...


Nội dung <i>Yêu cầu cần đạt </i>chỉ là yếu tố <i>định tính</i>, GV căn cứ vào "chất


lượng" đạt được để phân định mức độ. VD: HS kể lại được từng đoạn câu



chuyện rõ ràng, đúng ý (<i>Tiếng Việt</i> lớp 2, lớp 3) là <i>đạt Chuẩn </i>(trung bình); kể lại


được từng đoạn câu chuyện đúng, đủ ý và diễn đạt bằng lời của mình một cách


khá sinh động hoặc kể được toàn bộ câu chuyện rõ ràng, đúng nội dung là <i>trên</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hoặc, ở bài <i>Kể chuyện đã nghe, đã đọc</i> (<i>Tiếng Việt </i>lớp 4, Tuần 3), nếu
HS "Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân


vật, có ý nghĩa, nói về <i>lịng nhân hậu </i>(theo gợi ý ở SGK – <i>truyện trong SGK</i>)


cùng lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể là <i>đạt</i>


<i>Chuẩn</i> Nếu HS kể được câu chuyện ngoài SGK đúng yêu cầu đề bài, đạt yêu cầu


về lời kể là <i>trên Chuẩn,..</i>.


Riêng đối với các bài <i>kiểm tra định kì</i>, ngồi <i>u cầu cần đạt </i>nêu trong tài


liệu (tuần ơn tập), GV cần tham khảo thêm tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng
Việt tại tài liệu "Đề kiểm tra học kì-cấp tiểu học" cùng các văn bản hướng dẫn
chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Tiểu học), các văn bản
chỉ đạo của Sở, của Phịng GD&ĐT.


Ngồi những vấn đề nêu trên, tài liệu <i>Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến</i>


<i>thức, kĩ năng mơn Tiếng Việt</i> cịn phát huy tác dụng trong việc bồi dưỡng, nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV; là căn cứ để nhận xét, đánh giá
giờ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí, chỉ đạo chun mơn, góp phần


ổn định và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tiểu học ở các vùng
miền khác nhau.


<b>B. MƠN TỐN:</b>


<b>1. </b>Thực hiện đúng theo hướng dẫn về “yêu cầu cần đạt”, “bài tập cần làm”


ghi trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học các
lớp học ở tiểu học.


<b>2.</b> Đối với “yêu cầu cần đạt” từng tiết dạy: Đây là yêu cầu tối thiểu, bắt


buộc, không được giảm bớt đối với tất cả các lớp.


Đối với vùng thuận lợi, có thể đưa thêm các yêu cầu khác (phù hợp với
trình độ thực tế của học sinh lớp đó), khơng nhất thiết phải giữ ngun mức
“u cầu cần đạt” trong khi trình độ chung của lớp có thể tiếp thu tốt một số yêu
cầu phát triển cao hơn.


<b>3. </b>Đối với “bài tập cần làm” từng tiết dạy: Việc thực hiện các bài tập ít


hơn so với sách giáo khoa là do:


<b>a. </b>Không đủ thời gian; thường thuộc các dạng:


- Làm dịng 1, 2 trong khi bài tập có 3, 4 dòng.
- Làm cột a, b trong khi bài tập có 3, 4 cột.


- Làm 2, 3 phép tính trong khi bài tập có 4, 5 phép tính.
- Làm câu 1, 2 trong khi bài tập có 3, 4 câu.



- Bài tập có chuẩn kiến thức, kĩ năng khơng thuộc “yêu cầu cần đạt”.


<b>b. </b>Bài tập khó; là bài tập riêng biệt hoặc bài tập có câu hỏi dành cho học


sinh khá giỏi.


<b>4. </b>Việc giải quyết các bài tập cịn lại trong sách giáo khoa (khơng thuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Cách 2: Cho học sinh khá giỏi làm thêm trong tiết học sau khi đã hoàn
thành xong bài tập theo yêu cầu chung (làm tiếp cột c sau khi đã làm xong hai
cột a, b;…).


<b>5. </b>Để thực hiện hết các “bài tập cần làm” theo qui định ở một số tiết dạy,


ở một số nơi cần phải tiến hành điều chỉnh lại hoạt động hình thành kiến thức
mới nhằm giảm bớt thời gian hình thành kiến thức, tăng thời gian làm bài tập
thực hành cho học sinh.


- Ví dụ: Bài “Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)-lớp 1.


Phần hình thành kiến thức mới: Chỉ sử dụng que tính ở VD1. Sang VD2,
VD3: Thực hiện kĩ thuật cộng ln, khơng cần sử dụng que tính.


- Ví dụ 2: Bài “Tìm số trung bình cộng”-lớp 4.


Phần hình thành kiến thức mới: Tập trung giải quyết VD1 bằng đồ dùng
trực quan. Sang VD2: Chỉ thực hiện kĩ thuật tìm số trung bình cộng.


<b>6. </b>Đối với vùng học sinh DTTS, nếu thời gian 1 tiết dạy khơng đủ, có thể



chuyển 1 vài bài tập cuối sang tiết dạy buổi chiều (nếu trường tổ chức học 2
buổi/ngày) hoặc chuyển sang các tiết toán tiếp theo, tiết trống (tiết thứ 5 buổi
dạy 4 tiết), thời gian cịn thừa của tiết dạy mơn khác (nếu trường tổ chức học 1
buổi/ngày-cố gắng không chuyển nội dung của tuần trước sang tuần sau).


<b>C. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:</b>


<b>1. Xác định mục tiêu bài dạy: </b><i>gồm 2 phần:</i>


- Yêu cầu cần đạt: là phần bắt buộc đối với tất cả học sinh của Chuẩn
KT-KN.


- Yêu cầu phát triển: là phần dành cho học sinh khá giỏi (khơng bắt buộc,
nhất là đối với vùng khó khăn).


<i>Ví dụ 1: </i>Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh (TN&XH 1).
+ Yêu cầu cơ bản: (Tất cả học sinh)


Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay là các bộ phận giúp ta nhận biết được
các vật xung quanh.


+ Yêu cầu phát triển: (HS khá, giỏi)


Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một
giác quan bị hỏng.


<i>Ví dụ 2: </i>Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (TN&XH 3).
+ Yêu cầu cơ bản:



Nêu được tên các bộ phận và chức năng cơ quan hơ hấp.
Chỉ đúng vị trí các bộ phận cơ quan hơ hấp trên hình vẽ.
+ u cầu phát triển:


Hiểu vai trò của hoạt động thở đối với con người.


<b>2. Các hoạt động dạy học:</b>


Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài, giáo viên lựa chọn nội
dung, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Ví dụ 1: </i>Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh (TN&XH 1).
+ Mục tiêu so với mục tiêu của SGV:


<i>Không yêu cầu:</i>


Nhận xét và mơ tả một số vật xung quanh.


Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó (mắt, mũi, tai, lưỡi, da) của cơ
thể.


<i>Thêm vào:</i> HS khá giỏi nêu dược ví dụ về khó khăn khi thiếu 1 trong
những bộ phận nêu trên.


+ Vì thế, các hoạt động dạy học cũng phải được điều chỉnh:


Không thực thiện hoạt động 1 trong SGV: Mô tả một số vật xung quanh.
Thêm phần gợi ý HS khá giỏi nêu ví dụ về khó khăn khi thiếu 1 trong
những bộ phận nêu trên.



<i>Ví dụ 2: </i>Bài 2: Bộ xương (TN&XH 2).
+ Mục tiêu dược điều chỉnh so với SGV:


Chuyển yêu cầu “Biết tên một số khớp xương” cho đối tượng HS khá
giỏi.


Bỏ yêu cầu “Hiểu cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vật năng
để cột sống không bị cong vẹo”.


Thêm: Biết được nếu gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn (Dành cho
HS khá giỏi).


+ Các hoạt động dạy học (SGV):


Hoạt động 1: Cả lớp chỉ thực hiện các yêu cầu “Nêu được tên và chỉ được
vị trí các vùng xương chính của bộ xương:…”, các nội dung liên quan đến khớp
xương chỉ dành riêng cho HS khá giỏi.


Bỏ phần quan sát hình 2&3 trong SGK mà chỉ cho HS khá giỏi liên hệ:
nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.


<i>Ví dụ 3: </i>Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (TN&XH 3).
+ Mục tiêu được điều chỉnh so với SGV:


Bỏ các yêu cẩu: “Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra”
và “Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của khơng khí khi hít vào, thở ra”.


Chuyển yêu cầu: “Hiểu vai trò của hoạt động thở đối với đời sống con
người” dành cho đối tượng HS khá giỏi.



+ Các hoạt động dạy học: Không sử dụng các hình 1 và 3 trong SGK
đồng thời điều chỉnh các hoạt động dạy học trong SGV cho phù hợp.


<b>D. MÔN ÂM NHẠC:</b>


<b>- Đối với tiết học hát:</b> Biết hát theo giai điệu và đúng lời bài hát đồng
thời kết hợp vỗ tay gõ đệm từ 1-2 cách gõ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>- Những nơi khơng có điều kiện: </b>Yêu cầu là phải biết hát theo giai điệu
và đúng lời ca một số bài hát đã học.


<b>D. MÔN MĨ THUẬT:</b>


Giới thiệu hai bài soạn theo chuẩn kiến thức, kĩ năng về hai dạng bài: vẽ
tranh và vẽ trang trí.


<b>1. Bài 7: </b>Vẽ tranh-lớp 2.
Đề tài: Em đi học.


I. MỤC TIÊU:


- Vẽ được tranh có từ 3 hình ảnh trở lên.


- Chọn và sắp xếp được các hình ảnh phù hợp, rõ chủ đề.
- Vẽ được màu phù hợp.


II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:


+ Sưu tầm tranh đơn giản về đề tài: Em đi học.


+ Hình minh hoạ và bộ đồ dùng dạy học.
- Học sinh:


+ Giấy vẽ, vở tập vẽ.
+ Bút chì màu, sáp.


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.


GV giới thiệu tranh ảnh, những câu hỏi ngắn gọn, gợi ý để HS nhớ lại
hình ảnh lúc tới trường (GV có thể bổ sung thêm một số hình ảnh để làm rõ hơn
đề tài).


* Hoạt động 2:


- GV gợi ý HS: Chọn hình ảnh cụ thể; vẽ người; trang phục; vẽ thêm cây
cối;… (giảm yêu cầu về bố cục).


- GV hướng dẫn những thao tác cơ bản cho HS vẽ tranh và tô màu (giảm
bớt yêu cầu phát hoạ theo thứ tự).


* Hoạt động 3: Thực hành.


HS thực hành vẽ; GV nhắc nhở, gợi ý tính sáng tạo cho HS.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.


GV chọn 1 số bài vẽ gợi ý HS nhận xét, đánh giá về:
- Đúng đề tài; cách vẽ người, vẽ thêm các chi tiết phụ.
- Tô màu (giảm yêu cầu về độ đậm nhạt, phối màu).



- GV khen ngợi, khuyến khích những HS có bài vẽ đẹp, trưng bày sản
phẩm.


* Dặn dò:


- Tiếp tục tập vẽ đề tài trên.


- Sưu tầm các tranh vẽ về thiếu nhi để tham khảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Trang trí cái bát.
I. MỤC TIÊU:


- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Trang trí được cái bát theo ý thích.


- Cảm nhận được vẽ đẹp của cái bát được trang trí.
II. CHUẨN BỊ:


- Giáo viên:


+ Một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
+ Bài của học sinh lớp trước.


+ Hình gợi ý cách trang trí.
- Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.



GV giới thiệu và nêu các câu hỏi gợi ý để HS biết cách trang trí trên bát
và nhận ra được cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc trên bát.


* Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát.


GV dùng hình gợi ý cách vẽ để hướng dẫn HS nhận ra:
- Cách sắp xếp hoạ tiết.


- Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành.
HS làm bài theo ý thích.


* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV treo tranh vẽ lên bảng.


- GV cùng HS nhận xét bài vẽ của HS.


- GV đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với bài vẽ của HS (chỉ
cần vẽ được 1 hoặc 2 hoạ tiết đơn giản và có tơ màu).


Đối với những bài có cách sắp xếp cân đối và hợp lí thì GV cần tun
dương và khích lệ HS.


<b>G. MƠN KĨ THUẬT:</b>


Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ tại công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày


10/9/2009 v/v Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật Tiểu học <i>(có cơng</i>


<i>văn kèm theo)</i>, Sở thực hiện việc điều chỉnh chương trình dạy thủ cơng-kĩ thuật


các lớp như sau:


- Lớp 1: Dạy theo thứ tự chủ đề: Xé, dán - Cắt, dán - Gấp hình.
- Lớp 2: Dạy theo thứ tự chủ đề: Gấp - Gấp, cắt, dán – Làm đồ chơi.


Lớp 3: Dạy theo thứ tự chủ đề: Gấp Gấp, cắt, dán – Cắt, dán – Đan
-Làm đồ chơi.


- Lớp 4: Dạy theo thứ tự chủ đề: Khâu - Trồng, chăm sóc – Lắp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Ngoài ra, đối với một số bài, Sở thực hiện việc tăng, giảm thời lượng dạy
học như sau:


- Lớp 1:


+ Bài “Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công”: Giới
thiệu thêm nội dung “Học thao tác xé”.


+ Bài “Xé, dán hình quả cam”: Gộp lại thành 1 tiết.


+ Bài “Xé, dán hình con gà con”: Tăng từ 2 tiết lên 3 tiết.
+ Bài “Cắt, dán hình vng: Gộp lại thành 1 tiết.


+ Bài “Cắt, dán hình tam giác: Gộp lại thành 1 tiết.


+ Bài “Cắt, dán hàng rào đơn giản”: Tăng từ 2 tiết lên 3 tiết.
+ Bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”: Tăng từ 2 tiết lên 3 tiết.


- Lớp 3: Các bài “Cắt, dán chữ I, T” (tuần 11, 12), “Cắt, dán chữ H, U”
(tuần 13, 14) tách ra mỗi tiết dạy 1 chữ.



<i>Lưu ý: Các Phòng tiếp tục nghiên cứu kĩ công văn số </i>
<i>7975/BGDĐT-GDTH để thống nhất dạy học môn Kĩ thuật-Thủ công cho phù hợp với tình hình</i>
<i>thực tế của địa phương.</i>


<b>H. MƠN ĐẠO ĐỨC: </b>


<b>1. </b>Khi soạn bài, phần mục tiêu, ngoài việc phải soạn đầy đủ các yêu cầu


tối thiểu đã qui định trong “yêu cầu cần đạt”, giáo viên phải soạn thêm các yêu
cầu phát triển được ghi riêng ở “ghi chú”.


<b>2. </b>Khi giảng dạy, ngoài việc phải tổ chức các hoạt động dạy học nhằm


đảm bảo tất cả học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng theo qui định
trong “yêu cầu cần đạt” còn phải chú ý tổ chức các hoạt động dành riêng cho
học sinh có khả năng phát triển: lồng ghép (khai thác thêm) trong một số hoạt
động hoặc tổ chức hoạt động riêng (triển khai chung nhưng tập trung khai thác
các đối tượng là học sinh có khả năng phát triển).


<b>I. MƠN THỂ DỤC: </b>


<b>1. </b>Tất cả học sinh đều được dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định.


Đối với những nội dung khó, giáo viên không nhất thiết phải dạy cho tất cả học
sinh.


Đối với những nội dung khó này, khi tổ chức luyện tập theo nhóm, giáo
viên phải chia theo nhóm đối tượng (yếu-trung bình; khá-giỏi). Nhóm yếu-trung
bình tập theo chuẩn; nhóm khá-giỏi: luyện tập nội dung khó dưới sự hướng dẫn


của giáo viên.


<b>2. </b>Khi đánh giá, tất cả học sinh đều được đánh giá theo chuẩn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×