Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề 27. Nêu những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng lời nói và đưa ra những giải pháp khắc phục. Minh họa bằng các tình huống thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.34 KB, 10 trang )

Họ tên: Hoàng Hữu Phúc

Lớp: K17GCQ

Mã sinh viên: 012
Đề 27. Nêu những sai sót thường gặp của người tư vấn khi tư vấn pháp luật bằng lời
nói và đưa ra những giải pháp khắc phục. Minh họa bằng các tình huống thực tiễn.
Bài làm
I. Đặt vấn đề
Hiểu một cách đơn giản tư vấn pháp luật được hiểu là hoạt động đặc thù được tiến
hành bởi luật sư, trợ giúp viên pháp lý khi họ hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách
hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Nhiệm vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý là giúp khách hàng thực hiện đúng pháp
luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt
động tương đối phức tạp, đòi hỏi người tư vấn phải vận hành kĩ năng, kiến thức pháp
luật mình đã nắm bắt được sau đó giải thích, truyền đạt đến khách hàng mà mình đang
tư vấn.
Trong khn khổ của pháp luật cũng có cách định nghĩa về tư hoạt động tư vấn pháp
luật. Theo điều 28 Luật Luật sư thì “ Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa
ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của họ”. Còn theo khoản 1 điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì
“Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý
bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp,
khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống
nhất hướng giải quyết vụ việc”. Để dễ dàng tiếp cận với hoạt động tư vấn pháp luật
người ta chia các loại tư vấn pháp luật theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn theo lĩnh
vực có tư vấn pháp luật dân sự, thương mại.. theo tính chất thì có tư vấn thường xun,
tư vấn vụ việc. Theo yếu tố tài chính thì có loại tư vấn thu phí và có loại miễn phí, theo
hình thức tư vấn thì có tư vấn bằng lời nói và tư vấn bằng văn bản.
Mỗi loại hình tư vấn có điểm đặc thù, ưu nhược điểm khác nhau. Hình thức tư vấn
bằng lời nói là một hình thức phổ biến chúng ta hay bắt gặp ở các trung tâm pháp lý,


văn phòng luật sư. Để đạt hiệu quả thông qua hoạt động tư vấn này cần nhiều yếu tố
1


của người tư vấn như: kĩ năng, kinh nghiệm, điều kiện vật chất…Việc tìm ra các sai
sót hay gặp trong tư vấn pháp luật bằng lời nói là rất quan trọng để hoàn thiện kĩ năng
của người tư vấn, nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay.
Các hình thức tư vấn bằng lời nói hiện nay:
- Tư vấn trực tiếp qua gặp mặt bằng lời nói.
- Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.
- Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.
- Tư vấn trực tuyến…
II. Một số sai sót thường gặp khi tư vấn pháp luật bằng lời nói
Qua nghiên cứu, các chuyên gia tư vấn pháp luật đã chỉ ra một số lỗi thường mắc
phải khi tư vấn pháp luật bằng lời nói đó là các lỗi cơ bản như sau:
1. Khơng điều chỉnh được tốc độ nói dẫn đến nói quá nhanh hay nói quá chậm
Có những người tư vấn mắc phải bệnh nói nhanh, ngay sau khi nhận được câu hỏi
của khách hàng, họ liền trả lời ln và nói rất nhanh, đến nỗi người nghe khơng thể bắt
kịp những gì họ nói. Một số ít thì nói nhiều và nhanh dẫn đến tình trạng thời lượng nói
của người tư vấn chiếm đa số trong các câu chuyện, khách hàng trình bày được lượng
thông tin không nhiều mà quên đi rằng khách phải trình bày rõ nội dung, cụ thể tình
tiết vụ việc tư vấn thì mới có ích cho người tư vấn.
Khi đó, khách hàng sẽ phải hỏi đi hỏi lại để có thể nghe được nhiều hơn những gì
người tư vấn pháp luật nói. Việc này sẽ làm tốn thời gian của cả hai bên mà hiệu quả
tư vấn đạt được lại khơng cao. Một số khách hàng khó tính có thể dẫn đến tức bực, nổi
nóng với người tư vấn làm cho hình ảnh của người tư vấn, trung tâm tư vấn bị ảnh
hưởng nhiều. Cịn việc nói quá chậm, ề a sẽ gây ra sự khó sốt ruột hoặc hiểu lầm ở
người cần tư vấn nhất là đối với những trung tâm tư vấn pháp lý thu phí theo giờ. Họ
sẽ nghĩ rằng người tư vấn cố tình kéo dài thời gian để thu tiền nhiều hơn ở khách cần
tư vấn.


2


Ví dụ thực tế: A là một sinh viên học văn bằng 2 trường Đại học Luật Hà Nội. A ra
trường và làm việc trong một công ty luật tại Hà Nội. A cầm trong tay tấm bằng giỏi
và có kiến thức tốt về Luật Hình sự nên khá tự tin trong lĩnh vực này. Một hôm A ngồi
trực tổng đài điện thoại và nhận được cú điện thoại nhờ tư vấn của một khách hàng tên
là Hằng. Chị này có người con tham gia đánh nhau để lại thương tật nặng cho nạn
nhân đã bị cơ quan công an triệu tập. Bây giờ muốn gọi điện đến tổng đài điện thoại
của công ty nhờ tư vấn phương pháp xử lý. Vì đúng vào lĩnh vực sở trường của mình
nên A rất tự tin, nói rất nhanh, rất nhiều về việc tội cố ý gây thương tích, khung hình
phạt nhưng chị Hằng lại khơng có nhiều kiến thức về pháp luật nên khi A nói xong chị
rất khó lắm bắt và liên tục hỏi lại. Cuối cùng, chị Hằng này đã yêu cầu một luật sư
khác trong công ty luật A đang làm ra tư vấn chị cho.
2. Giọng nói địa phương hoặc sử dụng từ ngữ địa phương nhiều, nói ngọng
Những người tư vấn pháp luật họ cũng đến từ tất cả các vùng miền khác nhau. Mỗi
vùng miền lại có giọng điệu khác nhau, hay cịn gọi là giọng địa phương. Những người
tư vấn mà ở miền Trung, miền Nam họ sẽ nói giọng điệu đặc trưng của địa phương
mình mà những người ở vùng miền khác khó có thể nghe và hiểu được, điều đó dẫn
đến việc khách hàng khơng nghe rõ những gì người tư vấn nói. Một số người tư vấn
khác thì sử dụng từ địa phương đặc trưng nơi mình sinh sống mà chỉ dân tộc hay vùng
miền mình mới hiểu gây ra khó khăn trong tiếp nhận thơng tin của khách hàng. Ngồi
ra cịn hiện tượng người tư vấn nói ngọng, phát ngơn không chuẩn chữ “ N” và “L”,
dấu ~ và dấu ? Với những khách hàng khó tính hay người có trình độ cao thì cách sử
dụng từ địa phương, giọng địa phương sẽ khó gây được sự uy tín và hình ảnh trong
con mắt của khách hàng đến tư vấn. Đơi khi khách hàng có thể hiểu lầm nội dung tư
vấn. Đòi hỏi người tư vấn nên thay đổi và sửa những lời nói phù hợp với nghề nghiệp
của mình để việc tư vấn đạt hiệu quả tốt nhất.
Ví dụ: Một số cán bộ tư vấn hay sử dụng từ ngữ địa phương như từ mô, ri,.. khi

khách hàng tư vấn không phải là người địa phương họ không thể hiểu được và phải hỏi
lại các từ này có nghĩa gì. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động tư vấn. Một số khác
thì lại nói ngọng chữ N, L. Việc nói ngọng sẽ để lại sự thiếu chuyên nghiệp trong con
mắt của khách hàng.
3


3. Hay sử dụng thuật ngữ chun mơn mang tính hàn lâm, khó hiểu
Trong xã hội hiện nay vẫn cịn một bộ phận lớn người dân chưa nghe qua những từ
ngữ, câu chữ được sử dụng trong ngôn ngữ pháp lý. Những người tư vấn pháp luật sau
khi đã tốt nghiệp các trường đại học và học xong các môn học chun ngành thì họ sẽ
theo thói quen, sử dụng các thuật ngữ trong sách vở mà mình đã được học. Việc sử
dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn sẽ gây ra sự khó hiểu, hay nhầm lẫn trong nội
dung tư vấn làm cho hiệu quả tư vấn giảm đi đáng kể hoặc có thể gây ra sự ức chế đối
với khách hàng tư vấn. Do vậy, tùy từng đối tượng khách hàng, tùy từng đối tượng
công việc mà người tư vấn pháp luật nên sử dụng những từ ngữ cho phù hợp. Chẳng
hạn đối với đất đai tranh chấp của những người dân ở vùng nơng thơn thì phải sử dụng
từ ngữ có tính bình dân, gần gũi. Cịn đối với khách hàng là doanh nghiệp, công việc
liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư thì người tư vấn có thể sử dụng thuật ngữ
chun mơn sâu trong từng lĩnh vực đó.
Ví dụ: đã có trường hợp một khách hàng là người nơng dân có tranh chấp đất đai với
nhà hàng xóm đến một văn phịng luật nhờ tư vấn. Khi đến tư vấn thì chuyên viên tư
vấn của văn phòng luật lại hỏi khách hàng bằng những từ ngữ chun mơn: nhà bác đã
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chưa. Ban đầu khách
hàng trả lời chưa có nhưng sau khi xem hồ sơ thì khách đã có rồi. Bởi nhiều người
không quen tên gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ hiểu thơng thường đó
là sổ đỏ. Ở những vụ án hình sự, nhiều luật sư cũng hay hỏi khách hàng các từ ngữ khó
hiểu chuyên mơn như: khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, hay truy tố. Các thuật ngữ
này phải là người được tiếp xúc hay học qua các trường về pháp luật thì mới có thể
hiểu được.

4. Người tư vấn nói q nhiều, dẫn đến lạc chủ đề khơng đúng vào trọng tâm câu
hỏi của khách hàng.
Thông thường, mỗi người tư vấn sẽ giỏi ở một số lĩnh vực nhất định. Cho nên khi
khách hàng đến tư vấn một số vấn đề không nằm trong lĩnh vực thuộc chuyên môn của
người tư vấn thì người tư vấn thường khơng nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về
vấn đề này mà muốn tự mình giải quyết. Điều đó sẽ dẫn đến việc người tư vấn pháp
luật đưa ra nhiều những lời tư vấn không cụ thể, không đúng vào trọng tâm câu hỏi
4


của khách hàng. Khi đó, vấn đề sẽ khó được giải quyết. Nhưng cũng có trường hợp,
người tư vấn khi gặp khách hàng hỏi vào đúng trọng tâm kiến thức sở trường của mình
đã trình bày quá nhiều, quá kĩ các nội dung trong lĩnh vực đó mà khơng để ý đến câu
hỏi của khách hàng dẫn đến việc xác định lại yêu cầu mất thời gian của cả hai bên và
chất lượng giải quyết công việc trở lên kém hiệu quả.
Ví dụ thực tế: Gia đình chị X có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất mang tên mẹ chị. Khi mẹ chị mất đã khơng để lại di chúc. Chị tìm đến một
công ty luật với mong muốn được hướng dẫn thủ tục sang tên giấy chứng nhận từ mẹ
chị sang chị, và vì chị có hai cơ e gái nên muốn hỏi xem việc sang tên có cần chữ kí
của hai e gái khơng. Khi đến cơng ty luật thì nhân viên tư vấn là anh A có chun mơn
sâu về mảng luật hình sự nhưng ngại nhờ đồng nghiệp có chuyên môn về mảng dân sự
này nên sau khi nắm được yêu cầu của chị X anh đã trình bày một chàng dài các quy
định của luật dân sự một cách chung chung khơng xốy sâu vào u cầu của chị hỏi là
xem hai cơ e gái của chị có phải kí khơng và thủ tục như thế nào.
5. Thiếu cẩn thận, chưa tập trung vào nội dung nói chuyện, khơng ghi chép lại
những gì khách nói
Hoạt động tư vấn pháp luật diễn ra rất rộng, trên đủ các lĩnh vực. Mà có những vụ
việc các tình tiết phức tạp, có hàng chục mốc thời gian sự kiện diễn ra. Số lượng nhân
vật, tên, đặc điểm đặc trưng của họ rất phong phú địi hỏi người tư vấn phải có tài liệu
ghi lại những tình tiết nội dung chính liên quan đến yêu cầu tư vấn của khách hàng.

Nếu cứ ngồi nghe mà khơng ghi lại những gì khách hàng trình bày thì người tư vấn sẽ
khó mà sâu chuỗi lại sự việc và đưa ra hướng giải quyết tốt được. Việc không nhớ dẫn
đến hỏi lại một cách nhiều lần, không xâu chuỗi được các sự kiện đôi khi gây ra sự
nhầm lẫn trong cách giải quyết vấn đề của khách hàng làm hoạt động tư vấn trở nên
kém hiệu quả. Có những chi tiết được khách hàng trình bày dù là rất nhỏ nhưng lại có
ý nghĩa quyết định đến bản chất và cách thức của vụ án. Một số trường hợp khách
hàng sẽ cảm thấy bị coi thường và thiếu chuyên nghiệp nếu cứ bị hỏi đi hỏi lại những
tình tiết mình đã trình bày trước đó.
Ví dụ: gia đình anh H có cụ T là ơng nội ni anh từ nhỏ khi chết cụ có dặn để lại cho
anh mảnh vườn nhưng khơng có di chúc. Sau khi cụ mất thì các chú của anh là ông C,
5


ơng D về địi chia căn vườn. Anh tìm đến văn phòng luật để được tư vấn về cách thức
giải quyết và tài sản anh nhận được nếu như phải chia. Khi đến văn phịng anh có trình
bày tỉ mỉ các anh chị em ruột của mình, các chú của mình là những người cịn sống và
liên quan theo u cầu của nhân viên tư vấn. Nhưng vì chủ quan anh nhân viên tư vấn
luật lại không ghi chép lại những người liên quan sẽ được hưởng thừa kế theo lời anh
H và dẫn đến bỏ sót một người được nhận chia thừa kế, dẫn đến chia sai số tài sản anh
H nhận được. Lúc ra văn phịng cơng chứng anh mới biết là số tài sản mình nhận được
khơng phải là số của văn phòng luật đã tư vấn cho anh.
6. Thiếu tinh tế trong cách nói chuyện, có những câu nói mang tính coi thường
khách hàng
Đã có khơng ít trường hợp người tư vấn vì mới vào nghề mà chưa rèn luyện được
cách nói chuyện, thiếu sự tinh tế dẫn đến cảm xúc cá nhân được bộc lộ ra với khách
hàng. Một số khác thì có thái độ coi thường câu chuyện của khách hàng dễ đến xúc
phạm khách hàng làm cho họ cảm thấy bị coi thường. Bởi lẽ không phải người dân
nào, khách hàng nào cũng có trình độ hiểu biết như nhau. Một số người ở vùng khó
khăn, điều kiện tiếp xúc với báo chí, truyền thơng cịn kém dân trí thấp nên phải có
cách nói chuyện khác nhau. Đặc biệt khơng được đánh giá và coi thường khi họ trình

bày sự việc.
Ví dụ: Anh B là người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, sinh sống tại Hà Nội.
Năm 2018 anh có mua một thửa đất của nhà hàng xóm nhưng khơng công chứng
chứng thực, chỉ là giấy viết tay. Đến năm 2020 anh muốn sang tên trên sổ khi cầm giấy
viết tay lên Văn phịng đăng kí đất đai thì bị trả về vì hình thức mua bán phải thơng
qua hợp đồng qua tổ chức hành nghề cơng chứng. Anh tìm đến trung tâm tư vấn pháp
luật của trường đại học X. Ở đây anh gặp C là nhân viên tư vấn, khi trình bày sự việc
C tỏ ra coi thường hiểu biết của anh bằng lời lẽ như: “ sao anh ở Hà Nội mà lại không
biết việc mua bán từ lâu phải qua công chứng à, …” Anh B đã cảm thấy mình bị xúc
phạm và kiến nghị lên lãnh đạo của trung tâm tư vấn. Ngoài ra cũng có vụ việc người
phạm các tội hình sự tìm đến trung tâm tư vấn, văn phòng luật về hành vi phạm tội của
mình bị nhân viên các trung tâm này đánh giá về mặt đạo đức, nhân phẩm.
7. Đưa ra lời khuyên khi khách hàng không yêu cầu.
6


Công việc tư vấn luôn luôn đặt người tư vấn phải tiếp xúc với nhiều vụ việc phức tạp,
đôi khi là thương tâm, giàu cảm xúc. Nhưng với cương vị là người tư vấn pháp luật,
người tư vấn luôn phải xử sự ở trên lập trường nghề nghiệp, quan điểm dựa trên yếu tố
pháp lý. Có như vậy mới giữ được đúng bản chất của hoạt động tư vấn pháp luật. Thực
tế cho thấy nhiều chuyên gia tư vấn hay luật sư can thiệp quá sâu vào nhu cầu của
khách hàng. Một số thì để cho cảm xúc của người nói tác động q mạnh đến tình cảm
của mình. Khơng ít những trường hợp mà luật sư, người tư vấn đã quá ăn nhập vào
hoàn cảnh của người tư vấn có thể là quá phẫn nộ trước sự bạo lực của người chồng
trong vụ li hôn nên luật sư cũng tỏ thái độ bực bội khi tư vấn cho khách, thậm chí là
đưa ra những câu nói mạng tính chủ quan mà khơng đúng pháp luật. Có những người
tư vấn lại thương hại trước sự khó khăn của khách hàng nên khóc lóc và ít quan tâm
đến việc tư vấn mà chủ yếu lại chia sẻ về triết lí cuộc đời. Một số ít khác lại đứng trên
lập trường chủ quan đưa ra lời khuyên trong khi khách hàng không yêu cầu.
Ví dụ: Chị V và chồng thường xuyên xảy ra xung đột mâu thuẫn trong cuộc sống hôn

nhân vợ chồng. Chồng chị là người hay rượu chè cờ bạc, cứ sau mỗi lần đi ăn uống về
là lại đánh đập vợ con. Chị sinh được 3 đứa con chưa đứa nào lớn cả. Không thể chịu
được cảnh khổ cực khi ở cùng chồng chị tìm đến một văn phịng luật để được tư vấn
thủ tục ly hôn. Tại đây nhân viên tư vấn nghe xong câu chuyện và yêu cầu tư vấn thủ
tục ly hôn của chị lại không tập trung và hướng dẫn cho chị về thủ tục mà lại cứ
khuyên chị hàn gắn với chồng, cố nhẫn nhục chịu đựng vì cuộc sống của các con, để
các con có cả bố lẫn mẹ… Điều này là khơng nên khi người tư vấn đứng ngồi cuộc
khơng hiểu hết được hoàn cảnh, sự đau của những người trong cuộc. Bởi khi chị V tìm
đến văn phịng để được tư vấn thủ tục ly hôn chị đã phải rất cân nhắc cho sự lựa chọn
rồi.
8. Đưa ra phương án tư vấn pháp luật chung chung.
Nhiều vụ việc có tính phức tạp, hoặc là những vụ việc hi hữu không phổ biến, nội
dung các quy định của pháp luật nằm rải rác, khó tìm dẫn đến người tư vấn tư vấn cho
khách hàng do khơng nhớ chính xác điều luật quy định, cũng không tra cứu tài liệu mà
người tư vấn chỉ nói với khách hàng chung chung. Họ khơng chỉ ra được các quy định
của pháp luật nằm ở đâu quy định như nào nên chỉ tư vấn hay trả lời khách một cách
chung chung, không cụ thể. Chẳn hạn vụ việc của anh sai theo luật hiện nay. Nói
7


chung cái này rất phức tạp, anh làm như vậy là không đúng rồi, chúng ta phải thực
hiện theo quy định của pháp luật…Những câu nói này khiến cho khách hàng thấy nghi
ngờ về trình độ, độ tin cậy người tư vấn, rất khó chịu, thậm chí bức xúc thêm. Do đó
buổi tư vấn khơng đạt hiệu quả.
Ví dụ: Một cơng ty có chun gia nước ngồi sang Việt Nam lao động làm việc. Gần
đến ngày visa hết hạn, công ty mới cử một nhân viên phụ trách hành chính nhân sự đi
làm visa cho chuyên gia này. Chị này lần đầu làm nên không nắm rõ thủ tục, chị đã gọi
đến tổng đài tư vấn của một công ty luật. Hơm đó nhân viên cơng ty luật trực tổng đài
là một luật sư chuyên về mảng đất đai nên anh khơng có nhiều kiến thức trong lĩnh
vực gia hạn visa. Anh trả lời rất chung chung như: theo quy định thì visa chỉ được gia

hạn tối đa 2 lần, trước ngày hết hạn thì chị phải đi làm thủ tục gia hạn, thủ tục gia hạn
thì theo quy định theo nghị định của chính phủ về quản lý lao động nước ngoài, chị sẽ
phải lên cơ quan của Bộ Công an để làm thủ tục. Sau khi nghe tư vấn chị nhân viên kia
khơng thể nào hình dung ra hồ sơ và cơng việc mình sẽ phải làm vì anh luật sư trả lời
rất chung chung.
III. Giải pháp khắc phục những sai sót trong tư vấn pháp luật bằng lời nói
Một số giải pháp có thể áp dụng để hạn chế những sai sót trong tư vấn pháp luật bằng
lời nói được chỉ ra như sau:
- Thứ nhất: Trong quá trình tư vấn nhân viên vấn cần tuân thủ một cách tối đa các
quy trình được quy định trong hoạt động tư vấn bằng lời nói. Quy trình đó có thể đơn
giản từ bước chào hỏi, hỏi thơng tin khách hàng, ghi chép nội dung khách hàng trình
bày, nắm bắt yêu cầu của khách hàng… Việc tuân thủ yêu cầu của quy trình sẽ giúp
nhân viên tư vấn hạn chế tối đa việc thiếu sót các tình tiết mà khách hàng trình bày,
đưa ra một phương án cụ thể nhất.
- Thứ hai: Đối với những chuyên viên từ vấn nói ngọng, nói giọng địa phương thì
việc khắc phục, sửa chữa lỗi này phải được quan tâm hàng đầu. Bởi khơng riêng gì
cơng việc tư vấn pháp luật tất cả cơng việc khác cũng địi hỏi phải kĩ phát âm chuẩn,
thông thường trong hoạt động giao tiếp.

8


- Thứ ba: Người tư vấn muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động tư vấn cần phải rèn
luyện kĩ năng tìm kiếm tra cứu văn bản, các tài liệu pháp lý thật nhanh, thật chính xác.
Một người tư vấn pháp luật tốt phải là một người khi khách hàng đặt ra yêu cầu về vấn
đề gì thì người tư vấn đã định liệu trong đầu nội dung đó tìm ở văn bản nào, cơ quan
nào ban hành.
- Thứ tư: Rèn luyện tâm lý nắm bắt tình huống, sử dụng ngơn từ hiệu quả phù hợp với
hồn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Đối với những khách hàng là người dân ở
những vùng khó khăn, điều kiện dân trí chưa cao thì người tư vấn nên sử dụng ngơn từ

bình dị, dễ hiểu dễ nhớ. Với những khách hàng là người có trình độ, hiểu biết thì sử
dụng ngơn từ trịnh trọng, có tính khoa học chun mơn cao. Ngồi ra kĩ năng nắm bắt
tình huống, tâm tư khách hàng cũng phải rèn luyên. Bởi khi chúng ta nắm bắt được
tâm tư tình cảm của khách hàng thì khách hàng mới tin tưởng và bộc lộ toàn bộ trao
gửi niềm tin nơi người tư vấn, có như vậy thì cơng việc tư vấn mới đạt kết quả tốt.
- Thứ năm: rèn luyện kĩ năng lắng nghe, hạn chế bộc lộ cảm xúc cá nhân trong hoạt
động tư vấn bằng lời nói. Tuyệt đối khơng phán xét đánh giá dựa trên tính chủ quan
của người ngồi cuộc vào những câu chuyện của khách hàng, không nên ngắt lời, thể
hiện cử chỉ thiếu chú trọng đến lời nói của khách hàng tư vấn.
- Thứ sáu: chú trọng cách ăn mặc, cử chỉ ngữ điệu lịch sự trang trọng. Cách ăn mặc,
ngữ điệu cử chỉ mạnh mẽ, dứt khoát của người tư vấn giúp chúng ta tự tin trong giao
tiếp với khách hàng, đồng thời tạo được cái nhìn thiện cảm từ phía khách hàng.
IV. Kết luận
Hoạt động tư vấn pháp luật là một hoat động khó, mang tính chun mơn nghề
nghiệp rất cao. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn các chuyên viên tư
vấn không chỉ phải có một nền tảng pháp lý vững chắc mà kĩ năng tiếp xúc, giao tiếp,
nói chuyện cũng cần phải trau dồi, học hỏi. Việc tìm ra những khiếm khuyết trong quá
trình tư vấn pháp luật giúp những người chưa có kinh nghiệm học tập, rèn luyện, tránh
mắc phải những sai lầm vơ dun trong q trình hành nghề.

9


Hết!

Danh mục tài liệu tham khảo:
Bài viết : “ NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
BẰNG LỜI NĨI” của cơng ty Luật NQH Việt Nam ( />Bài viết: “ PHÂN TÍCH KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẰNG LỜI NĨI ” của
cơng ty Luật Dương Gia
Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội


10



×