Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Sinh hoc co the nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.69 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bộ xương</b>



Bộ xương người nhìn từ đằng trước


<b>[sửa] Bộ xương, các loại xương và khớp xương người</b>


<b>[sửa] Các thành phần chính của bộ xương</b>


Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm
xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất
cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở
các khớp xương. Trong bộ xương cịn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại
tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thơ so với động vật vì nhai thức ăn chín và
khơng phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm
33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các
xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và
xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng
thẳng và lao động.


<b>[sửa] Các loại xương</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 <i>Xương dài : hình ống, giữa chứa </i>tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như


xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân, ... Loại xương này có nhiều nhất.


 <i>Xương ngắn : kích thước ngắn, chẳng hạng như </i>xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay, ...
 <i>Xương dẹt : hình bản dẹt, mỏng như </i>xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ. Loại xương


này ít nhất.
<b>[sửa] Các khớp xương</b>


Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là : khớp động như các khớp ở tay,


chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.


 <i>Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong </i>cơ thể người như khớp xương đùi


và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn,
bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm
chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những
dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu
xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ
thể người là khớp gối.


 <i>Khớp bán động là loại khớp mà giữa hai đầu </i>xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn


chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngồi ra cịn có khớp háng. Ở
trẻ em, các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở
người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc
chân ra khó khăn.


 <i>Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương </i>hộp sọ và


một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương
lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.


<b>[sửa] Cấu tạo và tính chất của xương</b>


<b>[sửa] Cấu tạo và sự phát triển của xương</b>


 <i>Cấu tạo và chức năng của xương dài : Hai </i>đầu xương là mơ xương xốp có các nan xương xếp theo


kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn
để giảm ma sát trong đầu xương. Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngồi


vào trong có : màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương
phát triển về bề ngang. Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang
xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tuỷ đỏ sinh hồng cầu; ở người trưởng thành tủy đỏ được thay
bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.


 <i>Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt : </i>xương ngắn và xương dẹt khơng có cấu tạo hình ống, bên


ngồi là mơ xương cứng, bên trong lớp mơ xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và
hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.


Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào
cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là nhờ q trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên
xương phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở
người trưởng thành, sụn tăng trưởng khơng cịn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm. Người
già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ
gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, khơng chắc chắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Xương có hai đặc tính cơ bản : mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả
các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc
của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt. Sở dĩ xương có được hai tính chất
trên là nhờ vào thành phần hóa học. Xương được cấu tạo từ 2 chất chính : một loại chất hữu cơ gọi là cốt
giao và một số chất vô cơ là các muối can-xi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính
mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn
các muối can-xi chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương khơng đạt đủ hai đặc tính
<i>trên. Thí nghiệm : lấy hai xương đùi ếch : một xương ngâm trong dung dịcha-xit clo-hi-đric (HCl) 10% </i>
<i>để hòa tan hết các muối can-xi, còn một xương đốt trên ngọn lửa đèn cồn để đốt cháy hết cốt giao. Sau 10</i>
<i>- 15 phút lấy đoạn xương ngâm trong HCl 10% ra ta dễ dàng uốn cong, thậm chí thắt nút lại được như </i>
<i>một sợi dây đoạn xương này vì nó rất mềm. Đợi đến khi khơng cịn khói bay lên ta tắt đền cồn rồi bóp nhẹ</i>
<i>phần xương đã đốt thì thấy nó vỡ vụn ra. Tuy vậy khi lấy hai đoạn xương ra chúng vẫn giữ nguyên hình </i>
<i>dạng. Ở trẻ em, cốt giao lại chiếm </i>tỉ lệ cao hơn so với muối can-xi, vì vậy xương trẻ em mềm dẻo hơn


xương người lớn.


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Hệ cơ</b>



Cơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co làm cho xương cử động, vì vậy các cơ này gọi
là cơ xương (cịn gọi là cơ vân). Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, chưa kể đến các cơ vận
động nội tạng (cơ tạng hay cơ trơn) và cơ vận động tim (cơ tim). Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng
mà cơ có hình dạng khác nhau : hình tấm, hình lơng chim, nhiều đầu hay nhiều thân, ... điển hình nhất là
bắp cơ (vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài.


<b>[sửa] Cấu tạo và tính chất của cơ</b>


<b>[sửa] Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nắm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp
cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ. Bắp cơ
càng khỏe, bũng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp. Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh,
chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích
thích. Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài 10 - 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào và nhiều nhân hình bầu
dục. Trong chất tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song. Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu
sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành vân ngang, đó là các đĩa sáng và đĩa tối. Tơ cơ có hai loại là tơ cơ dày và
tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Giới hạn giữa tơ cơ dày và
tơ cơ mảnh giữa hai tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ).


<b>[sửa] Sự co cơ</b>


<b>Hệ tiêu hóa</b>



<b>Bách khoa tồn thư mở Wikipedia</b>


Bước tới: menu, tìm kiếm



Sơ đồ hệ tiêu hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Thức ăn được vào đường tiêu hóa và trải qua sự tiêu hố, là q trình phân hủy những phân tử lớn thức ăn
thành những phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên những phân tử dinh dưỡng nhỏ phải rời khỏi hệ tiêu hóa và đi
vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này được hồn thành bằng quá trình thứ hai
được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu.
Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hố, trải dài từ miệng đến hậu mơn.


Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống tiêu hóa:
miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc
phối hợp: răng, môi, má, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.


Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được tạo bằng cùng
những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống từ trong ra ngoài: niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và
lớp thanh mạc.


<b>Hệ tuần hoàn</b>



<b>Bách khoa tồn thư mở Wikipedia</b>


Bước tới: menu, tìm kiếm


Hệ tuần hồn của người. Màu đỏ là máu chứa ôxy, màu lam là máu đã hết ơxy.


<b>Hệ tuần hồn là </b>hệ cơ quan có chức năng tuần hồn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật.

<b>Mục lục</b>



[ẩn]


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 3 Cơ quan
 4 Các dạng



o 4.1 Hệ thống tuần hoàn mở
o 4.2 Hệ thống tuần hồn kín


 4.2.1 Hệ thống tuần hoàn đơn
 4.2.2 Hệ thống tuần hoàn kép
 5 Xem thêm


 6 Tham khảo


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Lý do</b>



1. Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích cho nên sự khuyếch tán của các chất qua bề mặt cơ
thể không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.


2. Khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho sự khuếch tán.


3. Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước để giữ nước.


Các cơ quan chuyên biệt như tiêu hóa, bài tiết,... có trách nhiệm khắc phục các khó khăn trên. Hệ thống
tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng.

<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Chức năng</b>



1. Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
2. Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
3. Có vai trị trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn


4. Vận chuyển hormone

<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Cơ quan</b>




<i>1. Dịch tuần hồn: cịn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các </i>
tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thốt ra ngồi bằng các cơ quan bài tiết.


<i>2. Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.</i>
<i>3. Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.</i>


<i>4. Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.</i>

<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Các dạng</b>



<b>[sửa] Hệ thống tuần hồn mở</b>



Hệ tuần hồn mở (có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hồn kín, và Chân khớp) là
hệ tuần hồn khơng có mạch máu. Gọi là "mở" vì máu có thể thốt ra khỏi hệ thống tuần hồn. Máu được
tim bơm vào một khoang chính gọi là "khoang máu" bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao
đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp
với các động vật nhỏ như động vật chân đốt hoặc thân mềm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hệ thống tuần hồn kín là hệ thống tuần hồn ở đó máu lưu thơng liên tục trong mạng lưới mạch máu.
Trong hệ tuần hồn này, máu được lưu thơng dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh
hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mơ. Dịch mơ được hình
thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Ở động vật có xương sống, đa số dịch mơ quay trở
lại mao mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là
các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch mơ trở lại vịng tuần hồn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch
mô. Hệ thống tuần hồn kiểu này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong q trình tiến
hóa của các lồi động vật có xương sống cỡ lớn.


<b>[sửa] Hệ thống tuần hoàn đơn</b>


Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ
thể. Các lồi cá thường có hệ thống tuần hồn như thế này vì chúng có được đệm đỡ từ mơi trường xung


quanh và thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ mơi trường. Trong hệ tuần hồn đơn, máu từ tim đi ra dưới áp
suất cao và chảy đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi được ơ-xy hóa, máu được tập trung vào
động mạch ra mang, chúng gom lại để thành một mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch chủ lưng chảy
dọc theo thân cá. Các nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi
được khử ô-xy, máu được tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh
mạch. Các xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy đến tim.


<b>[sửa] Hệ thống tuần hồn kép</b>


Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ơ-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ
hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ
dịng chảy rất cao. Hệ thống tuần hồn kép gồm hai vịng tuần hồn nhỏ hơn là vịng tuần hồn phổi và
vịng tuần hồn hệ thống. Lưỡng cư, Bị sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hồn kép như thế này.


 Vịng tuần hồn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu


được chuyển sang tâm thất trái và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thốt
khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.


 Vịng tuần hồn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân


phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua
tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vịng tuần hồn.


<b>Tim</b>



<b>Bách khoa tồn thư mở Wikipedia</b>


Bước tới: menu, tìm kiếm


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Tim người 1. Tâm nhĩ phải; 2. Tâm nhĩ trái; 3. Tĩnh mạch chủ trên; 4. Động mạch chủ; 5. Động mạch


phổi; 6. Tĩnh mạch phổi; 7. Van hai lá; 8. Van động mạch chủ; 9. Tâm thất trái; 10. Tâm thất phải; 11.
Tĩnh mạch chủ dưới; 12. Van ba lá; 13. Van động mạch phổi


<b>Tim là bộ phận quan trọng trong </b>hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo
các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim
sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2.


Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim.

<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Tim người</b>



Tim người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi, dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung thất, trước là
xương ức, sau là cột xương sống. Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên và 2 tâm thất phía dưới.
Cơ tim của tâm thất dày hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh
mạch phổi, tâm thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ
dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi.


Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất phải, tâm
thất trái co dồn máu vào động mạch chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch phổi. Giữa tâm thất và
tâm nhĩ có van nhĩ thất giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ. Van này ở bên phải có ba lá (van ba
lá) và bên trái có hai lá (van hai lá). Ở gốc động mạch với tâm thất có van bán nguyệt (do có hình bán
nguyệt), cịn gọi là van tổ chim giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất.


Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm ba pha: pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây) và pha dãn
chung(0,4 giây)[<i>cần dẫn nguồn</i>]<sub>.</sub>


<b>Nhồi máu</b>



<b>Bách khoa tồn thư mở Wikipedia</b>


Bước tới: menu, tìm kiếm



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Mặc dù nhồi máu có thể ảnh hưởng ở mọi cơ quan trong nhiều trạng thái bệnh lý, nó thường liên hệ chặt
chẽ với xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa động mạch bị vỡ, trên bề mặt nó hình thành khối máu đơng,
làm tắc dịng máu và có thể tạo khối huyết tắc, gây nghẽn mạch máu khác tiếp theo.


Nhồi máu được chia làm hai loại: trắng (thiếu máu) và đỏ (xuất huyết). Các tạng đặc như tim, lách và thận
bị nhồi máu do tắc nghẽn động mạch và có màu trắng hay tái. Nhồi máu ở phổi thường ở dạng xuất huyết
hay đỏ.


<i>Các bệnh có liên hệ với nhồi máu:</i>


 Nhồi máu cơ tim


 Tai biến mạch máu não (80% do nhồi máu)


 Bệnh tắc động mạch ngoại biên gây hoại thư dẫn đến đoạn chi.


<i>Các rối loạn mạch máu khác dẫn đến các dạng nhồi máu:</i>


 Hội chứng kháng phospholipid
 Nhiễm khuẩn huyết


 Viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant-cell arteritis, GCA)

<b>Nhồi máu cơ tim</b>



<b>Bách khoa toàn thư mở Wikipedia</b>


Bước tới: menu, tìm kiếm


<b>Nhồi máu cơ tim</b>


<i>Phân loại & Liên kết ngoài</i>



<b>ICD-10</b> I 21. -I 22.


<b>ICD-9</b> 410


<b>DiseasesDB 8664</b>
<b>MedlinePlus 000195</b>
<b>eMedicine</b>
med/1567
emerg/327
ped/2520


<b>Nhồi máu cơ tim</b> là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm
sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau
<i>tim" (angina).</i>


<b>Mục lục</b>


[ẩn]


 1 Lịch sử
 2 Nguyên nhân
 3 Dịch tễ học


 4 Những yếu tố liên hệ đến bệnh
 5 Triệu chứng


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

o 7.1 Cấp cứu


o 7.2 Làm thông động mạch vành tim
o 7.3 Giải phẫu ghép động mạch tim


o 7.4 Theo dõi


o 7.5 Phòng ngừa biến chứng khác
 8 Xem thêm


 9 Tham khảo
 10 Chú thích
 11 Liên kết ngoài


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Lịch sử</b>



Trước khi có máy ghi điện tim, khơng thể nào chẩn đốn chính xác được chứng nhồi máu cơ tim. Năm
1772, bác sỹ William Heberden có viết về chứng "đau ngực" nhưng chảng mấy ai hiểu về căn bản nguyên
nhân cùa loại bệnh tim mạch này


Năm 1912 James Herrick miêu tả căn bệnh về tim và là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về huyết khối làm
nghẽn mạch vành tim. Sau đó mới có khám phá về nguyên nhân chính (màng xơ vữa bị nứt gây tụ máu).
Năm 1956 các cuộc khảo cứu (của nhóm y sĩ Anh) khám phá về các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch -
nhất là tác hại của thuốc lá.


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Nguyên nhân</b>



Động mạch vành tim.


Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đơng hình thành làm tắc động mạch vành, khi mảng
xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành
mạch máu và xơ vữa từ trước). Ngồi ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dịng
máu dẫn đến ni cơ tim.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do bệnh nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn


cấp tính của bệnh. Trong vịng năm sau đó chết thêm 5-10% nữa.


Hungari là nước được xếp thứ 10 trên thế giới về bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy chỉ có 10 triệu dân mà mỗi
năm có 25.000 người Hungari bị nhồi máu cơ tim mới (không kể những trường hợp nhồi máu cơ tim cũ).
Cũng ở nước này, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 47% tổng số tử vong chung, trong đó 60% tử
vong do bệnh động mạch vành mà hàng đầu là nhồi máu cơ tim.


Hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham của Mỹ đã mổ tử thi trên một nghìn trường hợp đột tử,
20-51% nam giới ở độ tuổi 35-54 đột tử do nhồi máu cơ tim, 6-10% phụ nữ ở độ tuổi này đột tử vì nhồi
máu cơ tim. [1]


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Những yếu tố liên hệ đến bệnh</b>



 Nam giới trên 40


 Nữ giới sau khi mãn kinh
 Hút thuốc lá,


 Béo phì ,


 Rối loạn lipid máu ,
 Tăng huyết áp ,
 Đái tháo đường ,


 Gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm trước tuổi 60.


Có vài trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở người trẻ hoặc người khơng hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.

<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Triệu chứng</b>



Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:



 Đau ngực: với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút


(khác về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.


 Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.


 Các triệu chứng phụ như: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt,


tim đập mạnh.


Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện khơng rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề
có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng - thấy nhiều trong các bệnh nhân đái tháo đường), hoặc lại hết
sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ...


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Chẩn đoán</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Điện tâm đồ. Đoạn ST nâng lên trong phần II,III, AVF. Nhồi máu phần dưới cơ tim.
<b>Chẩn đoán nhồi máu cơ tim:</b>


<b>* Bệnh sử: đặc điểm của đau ngực</b>


<b>* Kiểm tra: các biến đổi trên </b>điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim thường làm ST chênh lên và thay đổi sóng T.
<i>Sau khi cơ tim bị hủy thành sẹo, thường có biến đổi sóng Q. Điều cần biết là đôi khi bệnh nhân bị nhồi </i>
máu cơ tim nhưng điện tâm đồ vẫn hồn tồn bình thường.


Dựa theo thay đổi của phần nào của điện tâm đồ có thể biết phần nào của tim bị nhồi máu (Zimetbaum &
Josephson, 2003):


1. Vách tim trước (I21.0): V1-V4


2. Vách tim dưới (I21.1): II, III, F
3. Vách tim bên (I21.2): I, F, V5, V6
4. Vách tim sau (I21.2): V1, V2


<b>* Kiểm tra: các thay đổi về nồng độ </b>men tim và troponin Khi cơ tim bị thiếu oxygen, màng tế bào của cơ
bị rạn nứt và các chất bên trong bị phóng thích vào máu. Nồng lượng trong máu của số chất đặc biệt của
cơ tim ("men tim" Creatinine kinase (CK) và Troponin - dạng I hay T) có thể được dùng để chẩn đoán sự
hủy hoại cơ tim. Điều cần biết là đôi khi mặc dầu bệnh nhân đang bị nhồi máu cơ tim nồng độ men tim có
thể vẫn bình thường trong vài giờ đầu. Do đó, trong khi bệnh nhân nằm tại bệnh viện để theo dõi, điện tâm
đồ và nồng độ men tim phải được lập lại sau 6-8 tiếng để xác định bệnh.


<b>* Kiểm tra: </b>chụp động mạch vành (coronary angiogram) sẽ xác định được mạch nào bị nghẽn. Đây là
cách chắc chắn nhất để xác định, định dạng và quyết định phương thức điều trị nhồi máu cơ tim.


Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO chẩn đoán xác định bệnh nhồi máu cơ tim phải có hai trong ba tiêu
chuẩn sau:


1. Đau ngực thắt (như trên) trên 20 phút


2. Thay đổi trên một loạt 2 (hoặc 3) điện tâm đồ (cách nhau vài tiếng)
3. Men tim tăng (rồi giảm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Hình quang tuyến (dùng chất cản quang)động mạch vành tim. Mũi tên chỉ 1 khúc nghẽn.
Nguyên tắc chính của điều trị là đưa oxygen tới phần cơ tim đang bị tiêu hủy vì mạch nghẽn.

<b>[sửa] Cấp cứu</b>



Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong phịng cấp cứu.


 Dưỡng khí oxygen
 Điện tâm đồ



 Aspirin : thuốc này có cộng dụng làm lỗng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.
 Glyceryl trinitrate : thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân - có nhiều tác dụng : làm thư


giãn mạch máu (tăng đường kính mạch máu dễ cho máu đi qua chỗ nghẽn, giảm lượng máu trở về
tim phải (bớt công việc cho tim - preload), giảm huyết áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra -
afterload)


 Chống đau : morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm


độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)


 Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp [2].


<b>[sửa] Làm thông động mạch vành tim</b>



 Thuốc làm tan cục máu đơng (thrombolysis)


 Thị ống thơng vào động mạch vành tim, làm nông mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa,


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Giải phẫu ghép động mạch vành tim.


Mục đích của phẫu thuật này tiếp tế máu cho phần tim đang bị khủng hoảng do động mạch khu vực bị
nghẽn


Tĩnh mạch từ chân bệnh nhân được cắt lấy và đem lên nối từ động mạch chủ vào phần động mạch phía
sau khúc bị nghẽn. [3]


<b>[sửa] Theo dõi</b>




Sau khi qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần nằm một thời gian (2-3
ngày) trong đơn vị điều trị tim hoặc đơn vị điều trị tăng cấp đề phòng để chữa kịp thời những biến chứng
như loạn nhịp tim.


Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá sức (thí dụ giao hợp)
khoảng một vài tháng. Nhiều địa phương cấm lái xe vài tuần.


Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm.

<b>[sửa] Phòng ngừa biến chứng khác</b>



Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh
tương tự như tai biến mạch máu não.


 aspirin
 clopidogrel
 Thuốc ngăn β
 Thuốc ngăn ACE
 Thuốc giảm mỡ máu

<b>Điện tâm đồ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Điện tâm đồ. 4 điện cực cho tay chân, 6 điện cực trên ngực


Willem Einthoven và máy ghi điện tim


Di chuyển dòng điện của tim. Từ hạch SA trong tâm nhĩ chuyền xuống hạch AV và lan vào tâm thất (x
giây)


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Điện tâm đồ. Đoạn ST nâng lên trong phần II,III, AVF. Nhồi máu phần dưới cơ tim.


<b>Điện tâm đồ (</b>tiếng Anh: Electrocardiogram) là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim. Quả


tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dịng điện tuy rất
nhỏ, khoảng 1 phần nghìn volt, nhưng có thể dị thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh
nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Điện tâm đồ được
sử dụng trong y học để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim v.v...


<b>Mục lục</b>


[ẩn]


 1 Lịch sử


 2 Sơ lược về hệ thống điện tim
 3 Áp dụng y học


 4 Xem thêm
 5 Chú thích
 6 Liên kết ngoài


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Lịch sử</b>



 1887 - Augustus D. Waller (St Mary's Medical School, London) trình bày ECG đầu tiên trên người


của Thomas Goswell, một người làm việc trong phòng thử nghiệm. [1]


 1893 - Willem Einthoven giới thiệu từ 'electrocardiogram' tại buổi họp của Hội Y Học Hà Lan.


(nhưng sau đó ơng sửa lại rằng Waller là người đầu tiên dùng chữ này). [2]


 1895 - Einthoven cải tiến dụng cụ và công thức ghi điện, ghi được 5 thay đổi điện trong một nhịp


tim, ông ghép chữ cho 5 thay đổi này (P, Q, R, S, T, U). [3]



<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Sơ lược về hệ thống điện tim</b>



Tim người có 4 buồng để chứa và bơm máu. Hai phần nhỏ ở phía trên gọi là tâm nhĩ (vì trơng giống lỗ
tai). Hai phần dưới lớn hơn gọi là tâm thất. Máu theo tĩnh mạch từ cơ thể trở về tâm nhĩ phải, từ phổi trở
về tâm nhĩ trái . Tâm nhĩ trái bóp bơm máu vào tâm thất trái, tâm nhĩ phải đưa máu vào tâm thất phải. Sau
đó tâm thất phải bóp để bơm máu theo động mạch lên phổi và tâm thất trái bóp để bơm máu xuống cơ thể.
Tim có khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự như thế là nhờ một hệ thống các tế bào dẫn điện đặc biệt
nằm trong cơ tim.


Trong tâm nhĩ bên phải có nút nhĩ thất (sinoatrial node) - gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung điện
(electric impulse). Xung điện này truyền ra các cơ chung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (tạo nên sóng P
trên Điện Tâm đồ). Sau có dịng điện tiếp tục truyền theo 1 chuỗi tế bào đặc biệt tới nút nhĩ thất


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Áp dụng y học</b>



Điện tâm đồ được sử dụng trong nhiều trường hợp y học:


<b>* Chẩn đoán nhồi máu cơ tim</b> khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí, khả năng chuyển điện của cơ sẽ
thay đổi. Sự thay đổi này có thể ghi nhận được trên điện tâm đồ.


<b>* Chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim</b> nhịp tim đập do một hệ thống điện rất tinh vi điều hành. Khi
có rối loạn trong các đường dẫn điện, hệ thống thay đổi làm loạn nhịp.


<b>* Chẩn đoán các chứng tim lớn</b> khi tim lớn vì cơ tim dày lên hay mỏng đi và dòng điện đi qua sẽ thay
đổi theo.


<b>* Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu</b> vì điện tim là do sự di chuyển của các ion như natri, kali,
calcium, v.v ... . Khi có thay đổi lớn trong nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng thay đổi.



<b>* Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc</b> Thuốc digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực. Thuốc chống trầm
cảm 3 vịng làm dài đoạn QT.


<b>Hệ thần kinh</b>



<b>Bách khoa tồn thư mở Wikipedia</b>


Bước tới: menu, tìm kiếm


Hệ thần kinh người: bộ phận trung ương được tô màu đỏ, bộ phận ngoại biên tô màu xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần
kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp
cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ có điều kiện (PXCĐK) rất phức tạp mà không sinh vật nào có
được. Vì vậy, việc "vệ sinh" hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất
lượng hoạt động cao.


<b>Mục lục</b>


[ẩn]


 1 Sơ lược về hệ thần kinh


o 1.1 Nơ-ron, đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
o 1.2 Các bộ phận của hệ thần kinh


 1.2.1 Bộ phận trung ương
 1.2.2 Bộ phận ngoại biên
 2 Tham khảo


<b>[</b>

<b>sửa</b>

<b>] Sơ lược về hệ thần kinh</b>


<b>[sửa] Nơ-ron, đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh</b>




Một nơ-ron và cấu tạo của nó : sợi nhánh (dendrite), thân nơ-ron (soma), sợi trục (axon), bao mi-ê-lin
(myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), xi-nap (synapse)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

 <i>Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung </i>thần kinh


về trung ương thần kinh.


 <i>Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong </i>trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và


li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.


 <i>Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (</i>hoặc ở hạch thần kinh


sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận
động hoặc bài tiết.


Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia,
nhưng đổi lại nó có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.


<b>[sửa] Các bộ phận của hệ thần kinh</b>


<b>[sửa] Bộ phận trung ương</b>


Bộ phận trung ương gồm có: bộ não nằm trong hộp sọ, gồm đại não (có rãnh chia thành hai bán cầu đại
não), não trung gian, tiểu não và trụ não; tủy sống nằm trong ống xương sống. Phía ngồi tủy sống và bộ
não có chung một màng bọc được gọi là màng não - tủy. Màng não - tủy gồm 3 lớp: màng cứng, màng
nhện và màng nuôi. Màng cứng là một màng dày và dai, nằm ở ngồi cùng, có nhiệm vụ bảo vệ não, tủy
sống; ở bộ não, màng cứng nằm sát với khối xương sọ, còn ở tủy sống nó nằm cách ống xương sống bởi
một lớp mỡ mỏng. Màng nhện là một màng liên kết nằm ở phía trong màng cứng, sát màng ni. Màng
này có những khoang chứa một chất dịch trong suốt gọi là dịch não - tủy; nhờ dịch não - tủy mà bộ não và


tủy sống được bảo vệ khỏi những chấn thương mạnh gây hại. Trong cùng, màng nuôi cũng là một màng
liên kết nhưng rất mỏng, bên trong có nhiều mạch máu đến ni mơ thần kinh.


Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần cấu tạo chung của chúng là: chất xám và chất
trắng.


 <i>Chất xám do </i>thân và các sợi nhánh có màu nâu xám đặc trưng của các nơ-ron tạo nên. Ở bộ não,


chất xám làm thành lớp vỏ não bao phía ngồi, cịn ở tủy sống làm thành một dải liên tục ở phía
trong, hoặc thành từng vùng rải rác (các nhân não) trong trụ não, đều là những trung khu thần kinh
quan trọng.


 <i>Chất trắng do </i>sợi trục của những nơ-ron có bao mi-ê-lin tạo nên, làm thành những đường thần


kinh nối các miền của vỏ não với nhau và với các trung khu thần kinh ở các phần khác của thân
não và tủy sống. Những sợi trục đi từ trong chất trắng ra khỏi bộ phận trung ương làm thành 43
dây thần kinh não - tủy.


<b>[sửa] Bộ phận ngoại biên</b>


 <i>Các dây thần kinh não - tủy: gồm 12 đôi </i>dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não và tỏa ra khắp các


cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phân nhánh đến tận các cơ quan ở
khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy sống phân bố ra tận các
cơ quan ở thân, cổ và các chi.


 <i>Các hạch thần kinh là những </i>khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương. Tất cả các hạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20></div>

<!--links-->








<a href=' />







Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×