Chương 5: Sinh học động vật
1. Tổ chức cơ thể động vật
1.1. Cấu trúc tế bào, mô
1.2. Các hệ cơ quan
2. Quá trình trao đổi và chuyển hoá vật chất
2.1. Tiêu hoá
2.2. Hô hấp
2.3. Bài tiết
2.4. Tuần hoàn
2.5. Trao đổi năng lượng
3. Quá trình sinh sản
3.1. Cơ quan sinh dục
3.2. Các hình thức sinh sản
1. Tổ chức cơ thể động vật
a. Biểu mô
Các tế bào biểu mô thường được chia làm 3
loại:
•
Tế bào lát có dạng đĩa mỏng, dẹp
•
Tế bào khối có dạng hình khối (quan sát
trên lát cắt dọc) hoặc hình lục giác (quan
sát trên lát cắt ngang)
•
Tế bào trụ có dạng hình chữ nhật (quan
sát lát cắt ngang).
Biểu mô lát đơn
Có ở vùng túi khí của phổi, thận, bao tim, mạch
máu và mạch bạch huyết
Cho phép các vật chất đi qua bằng cách thẩm
thấu và lọc
Biểu mô trụ đơn
Hiện diện tại ống thận, ống dẫn của các tuyến và
bề mặt của buồng trứng
Có chức năng tiết và hấp thu
Biểu mô cột đơn
Hiện diện ở ống tiêu hoá, túi mật và ống tiết
của một vài tuyến
Hấp thu và tiết enzym
Biểu mô trụ tầng giả
Hiện diện ở vùng phế quản, tử cung
Đẩy dịch nhầy hoặc tế bào sinh sản bằng các
lông mao
Biểu mô khối tầng
Hiện diện ở vùng thực quản, âm đạo, miệng,
bề mặt da
Bảo vệ các mô bên dưới khỏi sự trầy xướt
Tế bào mô mỡ
Có ở quanh thận, dưới da, trong xương, trong
ổ bụng, tuyến vú
Cung cấp năng lượng, bảo vệ thân nhiệt,
chống đỡ và bảo vệ các cơ quan
b. Mô liên kết
Mô liên kết thường được chia làm 4 loại:
•
Máu và bạch huyết (gọi chung là mô mạch)
•
Mô liên kết thật
•
Mô sụn
•
Mô xương.
Ba loại sau đôi khi còn được gọi là mô nâng đỡ
–
Máu và bạch huyết: là các mô liên kết không điển
hình với chất cơ bản lỏng
–
Mô liên kết thật: thường khác biệt về cấu trúc
nhưng chất cơ bản luôn luôn chứa một số sợi
Mô liên kết mềm
Có nhiều bên dưới biểu mô
Bao quanh và làm đệm cho các cơ quan
Mô liên kết sợi
Hiện diện dưới da, ống tiêu hoá, bao quanh cơ
quan và các khớp
Tăng độ bền cấu trúc
Sụn trong
Hình thành từ phôi bào, bao bọc các đầu
xương, khí quản, hầu, mũi
Bảo vệ và gia cố cho các cơ quan trên
Sụn dẻo
Có ở tai trong và nắp thanh quản
Duy trì cấu trúc và tính mềm dẻo linh hoạt của
các cơ quan trên
Sụn liên kết
Đĩa sụn giữa các đốt sống, đầu gối và mu
Hấp thu và giảm các chấn động
Mô xương
Cố định, bảo vệ hệ thống cơ xương, tích trữ
canxci và chất béo, sản sinh các tế bào máu
Máu
Máu là một dạng của mô liên kết, chúng tồn
tại trong các mạch máu
Vận chuyển O
2
, CO
2
, dinh dưỡng, khoáng,
nước, vitamin, hormon và nhiếu chất hoà tan
khác
Tỉ lệ các thành phần trong máu
Tế bào hồng cầu trong máu người
Các loại tế bào bạch cầu của máu
•
Hồng cầu là một trong 3 loại tế bào quan
trọng của máu, có số lượng lớn nhất. Ở người
Việt Nam bình thường có khoảng 3,8 – 4,2 triệu
tế bào hồng cầu /mm
3
máu.
•
Hồng cầu cá, lưỡng thê, bò sát, chim có
hình bầu dục và có nhân. Hồng cầu lạc đà, nai
cũng hình bầu dục, còn đa số thú khác thì hình
đĩa tròn, 2 mặt lõm vào nhờ đó mà tăng diện tiếp
xúc với O
2
trong máu tăng 1,63 lần so với một
khối hình cầu có cùng đường kính
•
Bạch cầu là những tế bào máu có nhân có
hình dáng biến đổi và di động được. Bạch cầu có
vai trò rất quan trọng trong cơ chế bảo vệ cơ thể
thông qua chức năng thực bào và các phản ứng
miễn dịch. Số lượng bạch cầu ít hơn rất nhiều so
với hồng cầu và số lượng này thường ổn định. Số
lượng bạch cầu khác nhau ở các loài và thay đổi
phụ thuộc vào điều kiện bệnh lý, sinh lý.
•
Ở người bình thường có khoảng 6000 – 8000
bạch cầu/mm
3
máu. Ở heo có khoảng 20.000 bạch
cầu/mm
3
máu, ở trâu: 13.000 bạch cầu/mm
3
máu, ở
gà: 30.000 bạch cầu/mm
3
.