Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà lông màu mía x lương phượng giai đoạn 1 75 ngày tuổi tại trại gà thương phẩm thuộc xã khe mo huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN VĂN ĐỨC
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƢỠNG GÀ LƠNG MÀU
(MÍA x LƢƠNG PHƢỢNG) GIAI ĐOẠN 1 - 75 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI GÀ
THƢƠNG PHẨM THUỘC XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Thú y
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN VĂN ĐỨC
Tên chun đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƢỠNG GÀ LƠNG MÀU
(MÍA x LƢƠNG PHƢỢNG) GIAI ĐOẠN 1 - 75 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI GÀ
THƢƠNG PHẨM THUỘC XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K45 – TY - N03
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Nhật Thắng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cơ giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật
Thắng, đã giúp em hồn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn ni Thú y, các
thầy cơ giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hướng dẫn để em

hồn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Trần Văn Đức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm .. 32
Bảng 4.1: Chuẩn bị điều kiện để nuôi gà ........................................................ 35
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các ngày .............................................. 38
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm qua các ngày tuổi.......... 40
Bảng 4.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn (tính chung trống mái) ......................... 41
Bảng 4.5. Kết quả cơng tác vệ sinh phịng bệnh ............................................. 42
Bảng 4.6. Kết quả cơng tác phịng bệnh bằng thuốc....................................... 44
Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho gà ....................................... 47
Bảng 4.8.Tình hình mắc bệnh ở đàn gà tại trại ............................................... 52
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn gà thịt lông màu ............................. 56
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng đúng quy trình chăm sóc, nuôi
dưỡng và điều trị bệnh cho gà. ........................................................................ 58


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hệ tiêu hố của gia cầm .................................................................... 8



iv

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

CRD:

Chronic Respiratory Disease

ĐVT:

Đơn vị tính

E.coli:

Escherichia coli

Nxb :

Nhà xuất bản

SS:

Sơ sinh


STT:

Số thứ tự

TCLS:

Triệu chứng lâm sàng

TT:

Tăng trọng

TTTĂ:

Tiêu tốn thức ăn


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2

1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập.............................................................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 4
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4
2.2. Đặc điểm của gia cầm ................................................................................ 6
2.2.1. Đặc điểm chung của gia cầm .................................................................. 6
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ................ 8
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm .......................................................................................... 12
2.2.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà mía, gà Lương Phượng ... 16
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................... 17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ......................................................... 18
2.4. Giới thiệu vài nét về gà lai (Mía x Lương Phượng)................................. 19


vi

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....30
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 30
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 30
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 30
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 30
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 34
4.1. Công tác chăn nuôi gà tại trại................................................................... 34

4.1.1. Công tác chuẩn bị khi nuôi gà ............................................................... 25
4.1.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà khảo nghiệm ............................................. 39
4.2. Cơng tác phịng bệnh................................................................................ 42
4.2.1. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh ................................................................ 42
4.2.2. Cơng tác phịng bệnh bằng thuốc .......................................................... 43
4.2.3. Cơng tác phịng bệnh bằng vắc xin ....................................................... 44
4.3. Cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh cho gà lơng màu ........................... 48
4.3.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn gà thịt lông màu tại cơ sở ........................... 48
4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà tại trại ............................................... 52
4.4. Công tác khác ........................................................................................... 57
4.5. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng đúng quy trình chăm sóc, ni dưỡng ...... 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN


1

Phần 1
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển từ lâu đời, trong đó sản
xuất nơng nghiệp đã trở thành ngành nghề truyền thống và góp phần khơng
nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt thì chăn ni cũng là một
ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó khơng những đáp
ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã
hội mà cịn là nguồn thu nhập hiệu quả cao góp phần cải thiện đời sống xã hội
của nhiều người lao động trong thời gian qua. Tổng đàn gia cầm của nước ta

hiện nay khoảng 100 triệu con, trong đó gà chiếm khoảng 88%, vịt 9%, còn
lại là các loại gia cầm khác… Cùng với số lượng lớn thì cơ cấu lồi của chăn
nuôi gia cầm cũng rất đa dạng, điều này đã đưa ngành chăn ni gia cầm lên
vị trí thứ nhất trên cả các ngành chăn nuôi khác như: chăn ni lợn, chăn ni
trâu bị … Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Việt Nam
là một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng đầu khu
vực Đơng Nam Á. Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì ngành nơng nghiệp
vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về thực phẩm như thịt, trứng...
ngày càng cao vì vậy các nhà chăn ni gia cầm phải không ngừng áp dụng
những tiến bộ vào quy trình chăm sóc ni dưỡng gia cầm góp phần đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhằm đạt được hiệu quả chăn ni có chất
lượng tốt, sản lượng cao và hiệu quả kinh tế lớn. Trong những năm gần đây
với mục tiêu thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn
theo chủ trương của Ðảng và Nhà nước, ngành chăn ni đã có được sự đầu
tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống mới có năng suất, chất lượng hiệu
quả cao vào sản xuất góp phần vào thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Với


2

những chính sách thuận lợi và phù hợp của nhà nước, nên ngành chăn nuôi
gia cầm đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trại nuôi gia cầm với
nhiều quy mô. Chăn nuôi gà là một phương hướng phát triển lớn trong
phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn ni gia
cầm nói riêng. Bên cạnh những giống gà và phương thức ni truyền thống
thì đã xuất hiện những giống gà mới và phương thức ni hiện đại, trong số
đó thực hiện ni gà theo phương thức chuồng kín đang được áp dụng ngày
càng rộng rãi. Xuât phát từ yêu cầu thưc tế đó, em tiến hành thực hiện chuyên
đề “Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng gà lơng màu (Mía x Lương

phượng) giai đoạn 1 - 75 ngày tuổi tại trại gà thương phẩm thuộc xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn ni tại trại Ngơ Nhật Thắng, xã Khe Mo,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn gà lơng màu ni
tại trại..
1.2.2. Yêu cầu
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng cho đàn gà lơng
màu ni tại trại đạt hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy
trình phịng, trị bệnh cho đàn gà lông màu nuôi tại trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại gà thịt Ngơ Nhật Thắng được xây dựng năm 2013, là trại với quy
mô xây dựng có khả năng ni 4000 gà thịt. Trại được xây dựng tại xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên với diện tích 800m2
Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21o32’ đến 21o51’độ vĩ bắc,
105o46’ đến 106o04’ độ kinh đơng. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc
Cạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Ngun, phía đơng
giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái
Nguyên.Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là
dịng sơng Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hớng bắc - nam xuống

đến đập Thác huống.
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm
nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các
cơng trình cơng cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%.Núi Chùa Hangxa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa
Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng
nổi tiếng của tỉnh Thái Ngun.
Núi Voi, cịn có tên là núi Thạch Tượng, núi Tượng Lĩnh, ở xã Hoá
Thượng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy
núi làm căn cứ chống nhau với quan quân nhà Lê - Trịnh.
Huyện Đồng Hỷ được đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua
Lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ, sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi
thành Đồng Hỷ; là một trong 7 châu, huyện thuộc phủ Phú Bình. Trong thời
nhà Nguyễn (TK XIX), huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang,


4

phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng.
2.1.2. Điều kiện khí hậu
Trang trại thuộc tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực trung du và
miền núi bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại
Ngơ Nhật Thắng cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng, nhiệt độ thay
đổi theo mùa rõ rệt.
Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông lạnh,
khô (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm khoảng
23,4oC. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7oC; nhiệt độ tối cao lên tới
41oC. Ở độ cao 400 m nhiệt độ trung bình năm 20,6oC; Từ độ cao 1.000 m trở
lên nhiệt độ chỉ cịn 16oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2oC. Nhiệt
độ cao tuyệt đối 33,1oC.
Lượng mưa trung bình 2.500 mm, phân bố khơng đều trong năm, tập

trung nhiều vào tháng 7, tháng 8, độ ẩm khơng khí 86,1%. Vùng thấp thường
khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400 m trở lên, khơng có mùa khơ.
Mùa Đơng có gió Bắc với tần suất > 40%. Mùa Hạ có gió Đơng Nam với tấn
suất 25% và hướng Tây Nam. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận
lợi cho nghành chăn nuôi phát triển.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức trại gà
Trại gồm có 2 người trong đó có:
+ 1 quản lý
+ 1 công nhân
2.1.3.2. Cơ sở vật chất của trại
Trại mới được xây dựng nên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đều được
quan tâm và chú trọng.


5

+ Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh
viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt,...
+ Những vật dụng cá nhân như: kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội
đầu cũng được trại chuẩn bị.
+ Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư
hơn hết.
- Trại được xây dựng trên vùng đất rộng với diện tích 250 m2 với dãy
chuồng lớn tách rời riêng biệt. Mỗi chuồng lớn lại được chia thành 3 ô nhỏ.
- Trong các dãy chuồng đều có các ơ ngăn cách nhau bởi hàng rào
- Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, máng uống nước cho gà tự động.
- Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho gà con khi mới nhập.
- Ngoài ra trại cịn có một máy phát điện cơng suất lớn đủ cung cấp
điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.

- Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt : khu nhà ở và sinh hoạt của công
nhân, sinh viên và khu chuồng ni
- Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho gà và một kho thuốc là
nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc,vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ
cơng tác chăm sóc, điều trị cho đàn gà của trại.
- Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao,
dễ thoát nước và được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của công nhân
Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo thống mát về mùa hè và ấm áp
về mùa đơng. Chuồng nuôi xây dựng theo kiểu 2 mái gồm dãy chuồng chạy
dài, được tách ra làm 3 ô chuồng. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt hệ thống
điện chiếu sáng và hệ thống máng uống nước tự động ở mỗi dãy chuồng. Mùa
hè có hệ thống làm mát bằng quạt thơng gió và dàn mát. Mùa đơng có hệ
thống làm ấm bằng đèn hồng ngoại.


6

2.1.3.3.Thuận lợi và khó khăn của trại
- Thuận lợi:
+ Trại được xây dựng trên một bãi đất rộng nên cách xa khu dân cư,
không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cơng nhân của trại có năng lực,
năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong cơng việc.
+ Trại được xây dựng theo mơ hình cơng nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn ni cơng nghiệp hiện nay.
- Khó khăn:
+ Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến
phức tạp nên khâu phịng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn
2.2. Đặc điểm của gia cầm
2.2.1. Đặc điểm chung của gia cầm

- Ngoại hình: Là một tính trạng chất lượng của gia cầm. Nó đặc trưng
cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
+ Sự phát triển của bộ lông: Lông là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm
di truyền của giống. Gà con mới nở có bộ lơng tơ che phủ. Trong q trình
phát triển, lơng tơ sẽ dần được thay thế bằng bộ lơng cố định. Tốc độ mọc
lơng có liên quan chặt chẽ với cường độ sinh trưởng. Theo Brandsch và
Bichel (1978) [18], những gia cầm lớn nhanh thì có tốc độ mọc lông nhanh.
Màu sắc lông da là mã hiệu của giống, là một tín hiệu để nhận dạng con
giống, là một chỉ tiêu cho chọn lọc. Thông thường, màu sắc đồng nhất là
giống thuần. Màu sắc lông da do một số ít gen kiểm sốt, có thể sử dụng để
phân tích di truyền, dự đốn màu của đời sau trong chọn lọc (Đặng Hữu Lanh Và
cs (1999) [17]). Các giống gia cầm khác nhau có bộ lơng khác nhau. Sự khác
nhau về màu sắc lông là do mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin
(melanogene) trong tế bào lơng. Nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom


7

(larotinoit) thì lơng có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ. Nếu khơng có chất
sắc tố thì lơng có màu trắng.
+ Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi là có độ tin cậy cao nhất trong việc
đánh giá đầu của gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra sự
kết luận về sự phát triển của mô mỡ và mô liên kết.
+ Mỏ: Là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng (Stratumcorneum).
Mỏ phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh có khả năng sản xuất
khơng cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại như: Vàng, đỏ, đen, hồng. Màu của
mỏ thường phù hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng
vàng. Ở gà mái, màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng.
+ Chân: Gia cầm có 4 ngón, rất ít có 5 ngón (Trần Kiên và Trần Hồng
Việt, 1998 [19]. Chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cịn gân

và da. Chân thường có vuốt và cựa. Cựa có vai trị cạnh tranh và đấu tranh
sinh tồn của loài (Trần Thị Nguyệt Thu, 1999 [20]. Gà có chân cao thường
cho năng suất thịt thấp và chậm phát dục.
+ Mào và tích: Là dẫn xuất của da, là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của
gà. Nhờ vậy có thể phân biệt gà trống, gà mái. Mào gà rất đa dạng về hình
dạng, kích thước, màu sắc; có thể đặc trưng cho từng giống gà. Theo Phan Cự
Nhân (1971) [21], ở gà trống, sự phát triển của mào, tích phản ánh sự thành
thục tính dục sớm hay muộn; ở gà mái, mào và tích phát triển khơng rõ là dấu
hiệu xấu cho khả năng sinh sản của gà.
- Hình dáng, kích thƣớc các chiều đo cơ thể:
Tùy mục đích sử dụng, các giống gia cầm được chia làm 3 loại hình là:
Hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng. Gà hướng thịt thường có hình dạng
cân đối, ngực sâu, chân chắc, tiết diện hình vng hay hình chữ nhật. Gà
hướng trứng lại có kết cấu thanh gọn, tiết diện hình tam giác.


8

Theo tài liệu của Chambers (1990) [22], thì kích thước các chiều đo có
tương quan tới sức sản xuất của gà broiler. Tác giả cũng cho biết, độ lớn góc
ngực, dài chân, dài đùi và đường kính ống chân có tương quan với khối lượng
cơ thể. Siegel và Dunington (1978) [23], cho biết tương quan giữa độ lớn góc
ngực và khối lượng cơ thể khoảng 0,4 - 0,68; trung bình là 0,42.
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà

Hình 2.1: Hệ tiêu hoá của gia cầm (Nguồn: caytrongvatnuoi.com [16])
1.Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến; 4. Dạ dày cơ; 5. Lá lách; 6. Túi mật;
7. Gan; 8. Các ống mật; 9. Tuyến tụy; 10. Ruột hồi manh tràng; 11. Ruột non;
12. Ruột thừa; 13. Ruột già; 14. Ổ nhớp
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật

có vú. Cường độ tiêu hố mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hố. Ở gà cịn non, tốc độ này là 30 - 39 cm
trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 – 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 – 42 cm
(V. M. Xelianxki, 1986). Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời
gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó khơng vượt q 2 - 4 giờ, ngắn
hơn rất nhiều so với động vật khác, do đó để q trình tiêu hố thức ăn diễn ra
thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp về với tuổi và trạng
thái sinh lý, được chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít
nhất (Hội chăn ni Việt Nam, 2001 [3]).


9

* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm khơng có mơi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy
thức ăn, chứ khơng có tác dụng nghiền nhỏ. Vịt, ngỗng có các răng ngang ở
mép nhỏ chứa nhiều tận cùng dây thần kinh lâm ba, có tác dụng cảm xúc.
Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các
tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt
là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amilaza nên có ít tác
dụng tiêu hóa.
Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh
của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào
thực quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất
nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
*Tiêu hóa ở diều
Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều dự trữ và
chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, thức ăn ở diều được thấm ướt, mềm ra trộn kĩ với
một phần tinh bột được thủy phân.
*Tiêu hóa ở dạ dày

Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến giống như cái bao túi, gồm 3 lớp: Màng nhầy, màng cơ,
màng thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển. Ở đây các tuyến tiết ra pepsin và
axit muối. Vì vậy tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH 3,1 – 4,5.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohydric, enzim và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở
dạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hố bởi axit clohydric. Các
tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu
musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở
gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên.


10

Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất
dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan.
Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn
(đắng, chua)  Thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (thực quản và diều). Nước
qua diều tới dạ dày tuyến, dà dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói, thức ăn đi
thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại ở diều).
Dưới ảnh hưởng của men amilaza của tuyến nước bọt, tinh bột được
đường hóa do q trình vi sinh vật phân giải ở diềuThời gian thức ăn ở diều
phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút
cịn khối lượng lớn thì vài giờ.
Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như khơng dừng lại ở
đây), tại đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30
phút: Gà 11,3 ml còn ở ngỗng là 24 ml ở giờ thứ nhất sau khi ăn dịch vị tiết
nhiều hơn.
*Tiêu hóa ở ruột

Q trình tiêu hố các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh
tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Các men trong ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH
dao động trong những phần khác nhau của ruột.
Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH là 7,42) với
tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic,
aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza.
Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan
hoặc hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5). Trong chất khơ của dịch, ngồi các men, cịn có
các axit amin, lipit và các chất khống (NaCl, CaCl2, NaHCO3...).


11

Dịch tuỵ của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin,
cacbosipeptidaza, amilaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác
động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hố, phân giải các protein
phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được
tripsin hoạt hố cũng có tính chất này.
Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các
monosacarit như glucoza, lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành
glyserin và axit béo.
Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng khơng chỉ có trong khoang ruột (tiêu hố ở
khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hố
ở màng). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn
được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản
phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế

bào biểu mơ. Trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit amin,
monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế. Cũng như ở động
vật có vú, các tuyến tiêu hố của gia cầm khơng tiết ra một men đặc hiệu nào
để tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng
các men do vi khuẩn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn
như đà điểu, ngan, ngỗng... thì các chất xơ được tiêu hoá nhiều hơn.


12

2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm
2.2.3.1. Khái niệm sinh trưởng
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hồn chỉnh, vật ni có các
đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng
là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [22], thì tác giả Mozan (1997)
đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ
sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác.
Trần Đình Miên (1992) [7], đã khái qt như sau: “Sinh trưởng là q trình
tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều
dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở
tính chất di truyền từ đời trước”.
2.2.3.2. Những chỉ tiêu sản xuất của gà thịt
- Tỷ lệ nuôi sống: Là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong
chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này khơng
những là thước đo việc thực hiện qui trình chăm sóc, quản lý, ni dưỡng mà

cịn đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi dịng,
giống gia cầm.
- Sinh trưởng:
+ Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn
nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân
hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày,
giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một. Đồ thị sinh trưởng tích lũy
có hình chữ S.


13

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là hiệu số của khối lượng cơ thể cuối kỳ và
khối lượng cơ thể đầu kỳ chia cho thời gian giữa hai kỳ cân. Đồ thị sinh tuyệt
đối có hình parabol.
+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước
và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng
tương đối có dạng hypebol, gà cịn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao,
sau đó giảm dần theo tuổi.
- Tiêu thụ thức ăn: Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng
trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công
nghiệp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn của mỗi loại gia cầm, chất lượng giống, mùa vụ... Thơng qua chỉ tiêu
này, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất lượng
thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Dựa vào lượng thức ăn thu nhận và
năng suất của mỗi đàn gia cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí thức ăn
cho một đơn vị sản phẩm chăn ni (FCR). Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận có
một ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất của
ngành chăn nuôi gia cầm.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn: Thức ăn chiếm đến 70% trong tổng giá

thành sản phẩm chăn ni. Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt là một yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Hiện nay ở
các nước tiên tiến, người ta thường giết thịt gia cầm ở độ tuổi từ 35 - 60 ngày
tuỳ theo các giống khác nhau.
- Thành phần và tỷ lệ cấu thành thân thịt gà khi giết mổ:
+ Tỷ lệ thân thịt (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt và
khối lượng sống.


14

+ Tỷ lệ thịt lườn: Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương
ngực, cắt tiếp từ xương địn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nơng và cơ
ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân.
+ Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng
thịt đùi, thịt ngực với khối lượng thân thịt.
+ Tỷ lệ mỡ bụng (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và
khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối
lượng thân thịt.
- Chỉ số sản xuất (Performance index - PI): Chỉ số sản xuất là một đại
lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống,
FCR và thời gian nuôi.
- Chỉ số sản xuất (Economic number – EN): EN càng cao thể hiện
hiệu quả kinh tế càng lớn.
2.2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của dịng giống
Trong cùng điều kiện chăn ni, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng
sinh trưởng khác nhau.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [22], thì nhiều gen ảnh hưởng
đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh

hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể con do
yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
con mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1997) [8], thì Hayers J. F. (1979) đã xác định
biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và
Dumington (1978) [23], thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù


15

hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lơng nhanh thì gà
mái mọc lơng nhanh hơn gà trống.
Tốc độ mọc lơng có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm
có tốc độ mọc lơng nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính
trạng di truyền liên kết với giới tính (Bichell và Brandsch, 1978) [1].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trị quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chanbers J. R. (1990) [22], thì tương quan giữa trọng lượng của
gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng
sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn
theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng lượng.
Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính tốn nhu cầu của
gia cầm.

- Ảnh hưởng của mơi trường
Điều kiện mơi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của
gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm
thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện mơi trường khơng thuận lợi
thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại
kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu
nhiệt đới (Wesh Bunr K. W. ET – AT, 1992 [24]).


16

Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất
nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm.
Ngồi ra trong chăn ni cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
Độ ẩm, độ thông thống, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Sinh trưởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là q trình
thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hồn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt
động của cơ thể. Hai q trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ
thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.
2.2.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà mía, gà Lương Phượng
2.2.4.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà mía
*Nguồn gốc đặc điểm gà Mía
Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [13] cho biết:
Gà mía có nguồn gốc từ Trùng Thiên, Sơn Tây.
Gà trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở đuôi, đùi, lườn, hai
hàng lơng cánh chính xanh biếc. Con cái có màu lơng vàng nhạt xem kẽ lơng

đen ở cánh và đi, lơng cổ màu nâu.
Gà Mía là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thơ, đi lại chậm.
* Đặc điểm gà lai F1 (trống Mía × mái Lương Phượng):
Gà lai F1 giữa trống Mía và mái Lương Phượng là gà giống màu có
chất lượng cao, có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tốc
độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt
thơm ngon, hiệu quả kinh tế lớn, thích hợp với phương thức ni nhốt, bán
chăn thả, chăn thả.


17

2.2.4.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng
* Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do
lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào
nước ta từ sau năm 1997.
* Đặc điểm ngoại hình
Gà Lương Phượng có hình dáng bên ngồi gần giống với gà Ri của ta.
Lông màu vàng tuyền, vàng đen hoặc đốm hoa. Sở dĩ gọi là gà Lương Phượng
vì trong đàn có nhiều màu lơng khác nhau. Mào, yếm, mặt và tích tai màu đỏ.
Gà trống mào đơn ngực nở, lưng thẳng lông đuôi vươn cong, chân cao vừa
phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng màu
vàng, thịt mịn, thơm ngon.
Gà trống ở độ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2700 g, gà mái
đạt khối lượng 2100 g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu vào đẻ lúc 24 tuần tuổi, sau một
chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1
ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1500 – 1600 g. Tiêu tốn thức ăn
2,4 – 2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, ni sống trên 95%. Gà Lương
Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi ở Việt

Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành chăn ni gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mơ nhỏ,
mỗi gia đình chỉ ni vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương thức
quảng canh nên năng suất thấp.
Trong những năm gần đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã phát triển nhanh và đạt
được những tiến bộ rõ rệt.


×