Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn khảo sát tình hình nhiễm giun tròn ký sinh đường tiêu hoá chó ở huyện gia lâm hà nội một số đặc điểm sinh học, bệnh lý học của bệnh giun đũa chó do toxocara canis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------------------***----------------------

LÊ THỊ HẢI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRỊN KÝ SINH
ðƯỜNG TIÊU HÓA CHÓ Ở HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI.
MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC, BỆNH LÝ HỌC CỦA
BỆNH GIUN ðŨA CHĨ DO TOXOCARA CANIS
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------***---------------

LÊ THỊ HẢI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRỊN KÝ SINH
ðƯỜNG TIÊU HÓA CHÓ Ở HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI.
MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC, BỆNH LÝ HỌC CỦA
BỆNH GIUN ðŨA CHĨ DO TOXOCARA CANIS
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ
HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng: đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng: mọi việc giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi ln
nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học:
Tiến sỹ Nguyễn Văn Thọ
Sự giúp ñỡ quý báu của Ban giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp
Hà nội. Ban chủ nhiệm Khoa Thú y, Viện ñào tạo sau ñại học – Trường ðại
học Nơng nghiệp Hà nội

Sự giúp đỡ q báu của các thày, cô giáo và các anh chị em trong Bộ
môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y, Trường ðại học Nông nghiệp Hà nội.
Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất tới
các Thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo và các anh chị.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú trong trạm
Thú y huyện Gia lâm; các cơ chú Trung tâm chó nghiệp vụ và tại các lị mổ ở
huyện Gia Lâm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện và hồn thành
cơng trình nghiên cứu này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người
đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................iii
Danh mục bảng ................................................................................................. vi
Danh mục ảnh .................................................................................................. vii
Danh mục đồ thị ..............................................................................................viii
Danh mục sơ đồ hình vẽ .................................................................................... ix
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ x
Phần I. ðẶT VẤN ðỀ ....................................................................................... 1
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3

2.1. Một số giun trịn chủ yếu ở đường tiêu hóa của chó..................................... 3
2.1.1. Giun đũa chó ............................................................................................ 3
2.1.2. Giun móc chó ........................................................................................... 6
2.1.3. Giun thực quản chó.................................................................................... 10
2.1.4. Giun tóc ở chó ........................................................................................ 11
2.2. Một số thuốc tẩy giun trịn đường tiêu hóa ................................................ 13
2.3. Biện pháp phịng trừ bệnh giun trịn đường tiêu hóa chó............................ 15
2.4. Những nghiên cứu về giun trịn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó............... 17
Phần III. ðỊA ðIỂM - ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................22
3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu .........................................................................................22
3.2. ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Gia Lâm................................22
3.3. ðối tượng nghiên cứu ................................................................................... 23
3.4.Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 24

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

iii


3.5.Nguyên liệu, dụng cụ nghiên cứu ............................................................... 24
3.6. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm .....................................................25
3.7.Xử lý số liệu ............................................................................................... 32
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 34
4.1. Tình hình nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở chó Huyện Gia Lâm ............... 34
4.1.1. Thành phần lồi giun trịn chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hóa của chó
huyện Gia Lâm .................................................................................................... 34
4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm lồi giun trịn chủ yếu ký sinh trong đường
tiêu hóa ở chó qua phương pháp mổ khám. ...................................................... 35
4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trịn ký sinh trong đường tiêu hóa ở chó

qua xét nghiệm phân ........................................................................................ 37
4.1.4. Biến động nhiễm giun trịn đường tiêu hóa theo tuổi của chó ................. 39
4.1.5. Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của chó theo phương
thức chăn ni.................................................................................................. 42
4.2. Một vài đặc điểm sinh học của giun đũa Toxocara canis ở chó ................. 44
4.2.1. Hình thái, màu sắc, kích thước của trứng, trứng chứa ấu trùng và ấu
trùng giun đũa chó............................................................................................ 44
4.2.2. Sự phát dục của trứng giun Toxocara canis trong điều kiện phịng thí
nghiệm ............................................................................................................. 46
4.2.3. Vịng đời phát triển của giun Toxocara canis ......................................... 49
4.3. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh giun đũa chó do Toxocara canis trong
thực nghiệm ..................................................................................................... 54
4.3.1. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................. 54
4.3.2. Bệnh tích ................................................................................................ 58
4.4. Thử nghiệm một số thuốc tẩy giun ñũa Toxocara canis............................. 60
4.4.1. Thử nghiệm một số thuốc tẩy giun ñũa................................................... 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

iv


4.4.2. ðề xuất biện pháp phịng nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của chó ......... 63
Phần V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ................................................................. 66
5.1.Kết luận...................................................................................................... 66
5.2.Tồn tại và ñề nghị....................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng
4.1

Tên bảng

Trang

Thành phần lồi giun trịn chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hóa
của chó ở huyện Gia Lâm

4.2

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trịn chủ yếu ký sinh trong
đường tiêu hóa ở chó qua phương pháp mổ khám

4.3

37

Biến động nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở chó theo lứa tuổi
tại huyện Gia Lâm

4.5

35


Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trịn của chó qua phương pháp
xét nghiệm phân

4.4

34

40

Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của chó qua
phương thức chăn ni

43

4.6

Hình thái, màu sắc, kích thước của trứng Toxocara canis

45

4.7

Các giai ñoạn phát dục của trứng giun đũa chó trong điều kiện
phịng thí nghiệm

47

4.8

Thời gian phát dục của trứng qua các giai đoạn


48

4.9

Thời gian hồn thành vịng đời giun đũa chó

50

4.10

Thời gian khép kín vịng ñời của Toxocara canis

51

4.11

Sự thải trứng của giun ñũa chó

53

4.12

Các biểu hiện triệu chứng ở chó mắc giun đũa

55

4.13

một số chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh giun đũa

Toxocara canis trong thực nghiệm

4.14
4.15

56

Chỉ tiêu lâm sàng của chó trước và sau khi dùng thuốc
tẩy giun

61

Hiệu lực tẩy giun ñũa Toxocara canis của Levamisole và
Mebendazole

62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

vi


DANH MỤC ẢNH
Ảnh Tên ảnh

Trang

2.1

Hình thái trứng giun đũa


4

2.2

Hình thái trứng giun móc

8

2.3

Hình thái ấu trùng giun móc

8

2.4

Hình thái trứng giun tóc

12

4.1

Triệu chứng của chó mắc Toxocara canis trong thực nghiệm

57

4.2

Phổi xuất huyết


59

4.3

Phổi xuất huyết

59

4.4
4.5

Ruột non xuất huyết, thành ruột xưng dày, có nhiều giun trong
ruột
Ruột non xuất huyết, thành ruột xưng dày

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

59
59

vii


DANH MỤC ðỒ THỊ
ðồ thị

Tên ñồ thị

4.1


Tỷ lệ nhiễm các lồi giun trịn chủ yếu ký sinh trong đường tiêu

Trang

hóa của chó qua phương pháp mổ khám
4.2

36

Tỷ lệ nhiễm các lồi giun trịn chủ yếu ký sinh trong đường
tiêu hóa của chó Huyện Gia Lâm qua phương pháp xét
nghiệm phân

4.3

38

Biến động nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở chó theo lứa tuổi
tại huyện Gia Lâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

40

viii


DANH MỤC SƠ ðỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ Tên sơ đồ


Trang

2.1

Vịng phát triển của Toxocara canis

5

2.2

Vòng phát triển của Toxascaris leonina

6

2.3

Vòng phát triển của Ancylostomatidae

10

2.4

Vòng phát triển của Spirocerca lupi

11

2.5

Vòng phát triển của Trichocephalus vulpis


13

4.1

Phát triển của giun đũa chó ở ñiều kiện ngoại cảnh và trong cơ
thể chó

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

52

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết ñầy ñủ

A. brazinliense

Ancylostoma brazinliense

A. caninum

Ancylostoma caninum

Cs


Cộng sự

S. lupi

Spirocerca lupi

T. canis

Toxocara canis

T. leonina

Toxascaria leonina

T. vulpis

Trichuris vulpis

TB

Trung bình

TT chó

Trung tâm chó

TTr. Trâu Quỳ

Thị trấn Trâu Quỳ


U. stenocephala

Uncinaria stenocephala

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

x


Phần I
ðẶT VẤN ðỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu ở nhiều nước trên thế giới chó đã được xem như một người bạn
thân thiện của con người nhờ vào bản tính thơng minh, nhanh nhẹn, dũng cảm
và đặc biệt là trung thành với người ni nên được dùng cho nhiều mục đích
khác nhau của con người như: trơng nhà, ñi săn, làm xiếc, làm cảnh và là
nguồn thực phẩm cho con người với giá trị dinh dưỡng cao. Những năm gần
ñây, nền kinh tế ngày càng phát triển, ñời sống dân trí ñược nâng cao và cải
thiện, do vậy việc ni chó để giữ nhà, làm cảnh và làm kinh tế ñược quan
tâm chú ý trong nhiều gia đình người dân Hà Nội. Nhiều giống chó ngoại q
hiếm ñược nhập làm phong phú thêm về số lượng và chủng loại chó ở nước
ta. Song chó là lồi động vật rất mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bệnh
truyền nhiễm do vi khuẩn, virut và bệnh do ký sinh trùng đã và đang làm chết
nhiều chó ở Hà Nội, gây thiệt hại cho nhiều hộ chăn ni, đặc biệt là các hộ
chăn ni những giống chó q hiếm.
Bệnh ký sinh trùng không phải xảy ra một cách ồ ạt nhanh chóng, lây
lan mạnh và gây chết nhiều như các bệnh truyền nhiễm…mà nó xảy ra một
cách từ từ, lặng lẻ, tác ñộng dần dần ñến sức khỏe vật ni. Bệnh giun sán là
bệnh phổ biến nhất ở lồi chó. Nó ký sinh ở đường tiêu hóa của ký chủ,
thường xuyên cướp chất dinh dưỡng của ký chủ, tiết ra ñộc tố gây ñộc và làm

tổn thương cơ quan cư trú làm cho vật ni chậm lớn, cịi cọc, giảm sức ñề
kháng tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác phát triển. Do bệnh tiến triển từ từ
với các biểu hiện không rõ ràng nên các nhà chăn nuôi thường khơng chú ý
cho đến khi thấy con vật cịi cọc, gầy yếu. Vì vậy gây ra các thiệt hại về kinh
tế do các bệnh giun tròn gây ra là khơng nhỏ. Một số ấu trùng giun đũa, giun
móc cịn gây bệnh cho người. Trong các lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu
hóa của chó thì giun đũa là giun trịn gây tác hại nhiều cho chăn ni chó nhất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

1


là chó non. Xuất phát từ những vấn đề trên, để có những hiểu biết về tình hình
nhiễm giun trịn ở đàn chó ni ở huyện Gia Lâm của Hà Nội cũng như các
ñặc ñiểm sinh học và bệnh lý học của giun đũa ở chó. Chúng tơi thực hiện đề
tài: “ Khảo sát tình hình nhiễm giun trịn ký sinh đường tiêu hóa chó ở
huyện Gia Lâm - Hà Nội. Một số ñặc ñiểm sinh học, bệnh lý học của bệnh
giun đũa chó do Toxocara canis và biện pháp phịng trừ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá tình trạng nhiễm giun trịn ký sinh đường tiêu hóa của chó
ni ở huyện Gia Lâm – Hà Nội trong giai ñoạn hiện nay.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, bệnh lý học của giun đũa chó
Toxocara canis qua thực nghiệm.
- Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc tẩy giun đũa chó có hiệu quả.
- ðề xuất biện pháp phịng trừ bệnh giun trịn đường tiêu hóa ở chó.
3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
-Kết quả nghiêu của ñề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hồn
thiện thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và bệnh học của bệnh giun tròn
ký sinh ở đường tiêu hóa của chó trong điều kiện chăn ni hiện nay ở nước ta

4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
-Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể ứng dụng để chẩn đốn
và phịng trừ bệnh, góp phần khống chế bệnh trong thực tiễn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

2


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ GIUN TRÒN CHỦ YẾU Ở ðƯỜNG TIÊU HĨA
CỦA CHĨ
Giun trịn thuộc lớp Nematoda, Ngành Nemathelminthes. Có hơn 5000
lồi trong đó có hơn 1000 loài sống tự do, hơn 3000 loài sống ký sinh. Trong
đó có các lồi thường hay gây bệnh của chó như giun thực quản Spirocerca
lupi (S. lupi); giun ñũa Toxocara canis (T. canis), Toxascaris leonina (T.
leonina); giun móc Ancylostoma caninum (A. caninum), Ancylostoma
braziliense (A. braziliense), Uncinaria stenocephara (U. stenocephara); giun
tóc (Trichocephalus vulpis).
2.1.1. Giun đũa chó
2.1.1.1. Vị trí phân loại
Trong hệ thống phân loại ñộng vật, giun ñũa ký sinh ở chó thuộc
Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ: Ascaridida Skrjabin và Schulz, 1940
Phân bộ: Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ: Anisakidae Skrjabin et Karokhin, 1945
Giống: Toxocara Stiles,1905
Loài Toxocara canis Werner, 1782
Loài: Toxascaris leonina Linstow, 1902

Ký chủ cuối cùng: chó
Nơi ký sinh: dạ dày, ruột non
2.1.1.2. Hình thái
*Giun đũa Toxocara canis
T. canis có kích thước lớn, màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng,
miệng có 3 mơi bao quanh, trên mỗi mơi đều có các răng nhỏ. Thực quản hình
trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn phình to như dạ dày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

3


Giun đực dài 50 – 100mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo,có
hai gai giao cấu bằng nhau, dài 0,75 – 0,95mm.
Giun cái dài 90 – 180mm, đi thẳng. Lỗ sinh dục cái ở khoảng 1/4
phía trước thân. Giun cái đẻ trứng, trứng hình trịn hoặc hình ovan, đường
kính 0,068 – 0,075mm, có 4 lớp vỏ dày, trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ
mịn. Tế bào phơi xếp thành khối bên trong.

Ảnh 2.1 Hình thái trứng giun ñũa
*Giun ñũa Toxascaris leonina
T. leonina có màu vàng nhạt, ñầu có 3 mơi, thực quản hình trụ, khơng
có đoạn phình to như lồi T. canis.
Giun đực dài 20 – 60mm. Lỗ sinh dục ở cuối cơ thể, hai gai giao hợp
dài bằng nhau.
Giun cái dài 65 – 100 mm, lỗ sinh dục cái ở phía trước thân, trứng hình
oval, có 4 lớp vỏ dầy, vỏ ngoài cùng nhẵn, tế bào phơi xếp thành khối kín
trong trứng, đường kính từ 0,075 – 0,085mm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….


4


2.1.1.3. Vịng phát triển
*Giun đũa Toxocara canis
Giun cái trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ruột non, ñẻ trứng. Trứng giun
theo phân được thải ra mơi trường bên ngồi, gặp ñiều kiện ngoại cảnh (nhiệt
ñộ, ñộ ẩm, ánh sáng) thích hợp, trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, ấu
trùng vẫn nằm trong vỏ trứng. Khi xâm nhập vào trong ñường tiêu hóa của
chó qua thức ăn nước uống, ấu trùng cảm nhiễm phá vỡ vỏ trứng và chui ra
khỏi trứng, bắt đầu q trình di hành trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng xuyên qua
niêm mạc ruột, vào máu, theo hệ thống tuần hồn đến gan, về tim, lên phổi
đến nhánh khí quản lên hầu theo đờm trở lại ruột non phát triển tới dạng giun
trưởng thành.
Một số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về
các tổ chức cư trú làm thành kén nhưng vẫn có khả năng gây nhiễm nếu các
động vật cảm nhiễm khác ăn phải.
Nếu trong thời kỳ chó mang thai ăn uống phải trứng chứa ấu trùng gây
nhiễm, ấu trùng qua hệ thống tuần hoàn và nhiễm vào bào thai. Ở bào thai ấu
trùng cư trú chủ yếu ở gan và phổi. Do vậy chó con sau khi được sinh ra ñã
mang mầm bệnh, ñến 14 ngày tuổi ñã gây bệnh cho chó con và khi 30 ngày
tuổi đã thành giun trưởng thành.
Ký chủ cuối cùng
Giun trưởng thành
Thức
ăn
nước
uống
Tạo kén

trong tổ chức

Trứng

Trứng gây nhiễm

Bào thai

Sơ đồ 2.1: Vịng phát triển của Toxocara canis
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

5


Ở các ký chủ tạm thời chuột ñồng, chuột nhà nuốt phải trứng T. canis
chứa ấu trùng cảm nhiễm thì ấu trùng nở ra theo máu ñến các cơ quan vào mơ
và đóng kén tại đó. Ấu trùng đã đóng kén không phát triển nhưng cấu tạo giải
phẫu không thay ñổi. Chó ăn phải các ký chủ chứa kén này thì ấu trùng sẽ giải
phóng khỏi kén, tới ruột và phát triển tới dạng trưởng thành.
Thời gian hồn thành vịng ñời hết 26 – 28 ngày (Skrjabin và cs, 1973).
Khi nhiễm qua bào thai là 21 – 22 ngày.
*Giun ñũa Toxascaris leonina
Giun cái trưởng thành ký sinh ở ruột non của ký chủ cuối cùng. Giun
ñẻ trứng, trứng theo phân ra ngồi, gặp điều kiện thuận lợi, phát triển thành
trứng có ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng vẫn nằm trong trứng. Trứng lẫn vào
thức ăn, nước uống, vào ñường tiêu hóa của ký chủ, ấu trùng được giải phóng
ở ruột, chúng chui qua niêm mạc ruột tới tĩnh mạch cửa rồi vào gan, theo hệ
tuần hồn đến phổi, phế nang, khi vật ho, ấu trùng cảm nhiễm theo ñờm lên
miệng rồi ñược nuốt trở lại ruột non. Tại ñây ấu trùng lột xác 3 lần rồi phát
triển thành dạng trưởng thành. Thời gian hồn thành vịng đời từ 55 – 72 ngày

(Skrjabin và cs, 1963).
Ký chủ cuối cùng
Giun trưởng thành
Thức
ăn
nước
uống
Trứng gây nhiễm

Trứng

Sơ đồ 2.2. Vịng phát triển của Toxascaris leonina
2.1.2. Giun móc chó
2.1.2.1. Vị trí phân loại
Theo sự phân loại ñộng vật của các tác giả Phan Thế Việt và cs (1977),
Nguyễn Thị Lê (1996), lồi giun móc ký sinh ở chó thuộc vào:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

6


Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp: Rhabditia Pearse, 1942
Bộ: Strongylida Railliet et Henry, 1913
Họ: Ancylostomatidae Looss, 1905
Giống: Ancylostoma Dubini,, 1893
Loài: Ancylostoma caninum Ercolani, 1859
Ancylostoma braziliense Faria, 1910
Giống Uncinaria Froelich, 1789

Loài Uncinaria stenocephara
* A. caninum
Ký chủ cuối cùng: chó, mèo, hổ
Nơi ký sinh: ruột non
Phát triển: trực tiếp
* A. braziliense
Ký chủ cuối cùng: mèo rừng, mèo nhà, hổ, báo, chó.
Nơi ký sinh: ruột non
Phát triển: trực tiếp
* U. stenocephara
Ký chủ cuối cùng: cầy voi, chó, mèo, đơi khi ở lợn.
Nơi ký sinh: ruột non
Phát triển: trực tiếp
2.1.2.2. Hình thái
* A. caninum có màu vàng nhạt, thân hình sợi chỉ, đoạn trước cong về phía
lưng. Túi miệng rất sâu, ở rìa mép phía mặt bụng có 3 đơi răng lớn, cong hình
lưỡi câu, dưới đáy túi miệng có một đơi răng hình tam giác. Giun đực dài 9 –
12mm, túi đi phát triển. Hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,75 – 0,87 mm,
bánh lái dài 0,13 – 0,21 mm. Giun cái dài 10 – 21 mm, đi có gai nhọn, lỗ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

7


sinh dục ở vào 1/3 nửa sau cơ thể. Trứng hình bầu dục dài 0,06 – 0,066mm,
rộng 0,037 – 0,042mm ( Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1976), (ðỗ Dương Thái,
Trịnh Văn Thịnh, 1978).

Ảnh 2.2. Hình thái trứng giun móc


Ảnh 2.3 Hình thái ấu trùng giun móc

* A. braziliense nhỏ hơn A. caninum, cơ thể hình trụ, thon nhỏ hai đầu.
Giun ñực dài 6 – 7 mm. Lớp biểu bì dày, có vân ngang, đầu hơi cong về
mặt bụng, nang miệng hình cầu, có một đơi răng khơng phân nhánh. Thực quản
dài 0,62 – 0,69 mm. Gai sinh dục bằng nhau, dài 1,05 – 1,30 mm, phần cuối
thon nhỏ dần. Con cái dài 7,3 – 9,6mm, ñầu cong về mặt bụng. ði hình nón,
mút đi có gai nhọn, dài 0,005 mm. Trứng hình oval, kích thước: 0,075 –
0,095mm x 0,041 – 0,045mm (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1976), (ðỗ Dương
Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978).
* U. stenocephala có màu vàng nhạt, hai ñầu hơi nhọn. Túi miệng rất lớn, về
mặt bụng của túi miệng có 2 đơi răng hình bán nguyệt xếp ñối xứng nhau.
Thực quản dài 0,75 – 0,88mm. Giun ñực dài 6 – 11mm, rộng: 0,28 – 0,34mm,
túi đi phát triển, 2 gai giao hợp dài bằng nhau 0,65 – 0,75mm, ñầu mút của
gai rất nhọn. Giun cái dài 9 – 16 mm, rộng: 0,28 – 0,37mm, lỗ sinh dục ở vào
1/3 phía trước cơ thể. Trứng hình bầu dục, có kích thước 0,078 – 0,083mm x
0,052 – 0,059mm (Trịnh Văn Thịnh, 1963).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………….

8



×