Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.38 KB, 5 trang )

Đề tài: Phân tích Sơng Đáy-Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều là một cây bút đa tài của văn học Việt Nam. Ơng
ln tìm kiếm những điều mới mẻ trong thơ ca. Nói đến cái lạ trong thơ ca của
ơng, phải kể đến bài thơ Sông Đáy, một bài thơ trong tập thơ Sự mất ngủ của
lửa (1992). Bài thơ là tình u và nỗi nhớ q hương sơng Đáy. Khơng chỉ vậy,
trong thế giới nghệ thuật tưởng chừng bay bổng ấy còn chất chứa sự ưu tư,
phiền muộn của một con người xa quê.
Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sơng Đáy, nó xun suốt khắp chiều
dài của tác phẩm. Sơng Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình
mẫu tử, là tình yêu, và đơi lúc nó lại là một người bạn vơ hình ở bên tác giả.
Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và
trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tơi” là nhân vật trữ tình. Thời gian và
khơng gian có sự thay đổi liên tục. Thời gian lúc là quá khứ, lúc là thực tại, lúc
là trong mơ. Cịn khơng gian thì lúc chiều xuống, lúc về đêm, lúc lại là không
gian siêu thực…Với thể thơ tự do, nhà thơ mở đầu bằng dịng hồi tưởng của
mình về sơng Đáy: “Sơng Đáy chảy vào đời tôi”. Không gian ở đây là quê
hương, mà cụ thể là sông Đáy, nhà thơ sinh ra và lớn lên tại Hà Tây-một trong
những nơi con sông chảy qua. Bởi vậy sơng Đáy đã là hình ảnh rất đỗi quen
thuộc trong tuổi thơ ông. Thời gian ở đây là thời gian của sự hồi tưởng, thời
gian của quá khứ. Hình ảnh sơng Đáy được lặp lại nhiều lần trong bài thơ như
một nhớ nhung khắc khoải không thể dứt. Biện pháp ẩn dụ trong câu Sông Đáy
chảy vào đời tơi đã nói lên tình cảm gắn bó ấy: Đời “tơi” ln gắn bó với sơng
Đáy, nó chảy vào đời tơi, và trái tim tơi ln chứa đựng nó, dù cho ở bất cứ nơi
đâu. Vậy thì sơng Đáy đã gắn bó với thi sĩ như thế nào? Đó chính là thứ tình
cảm ấm áp như ruột thịt:
“Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm”
Thơ Nguyễn Quang Thiều khơng có vần, nhưng vẫn có sự phối thanh được tạo
ra từ nhịp ngắt, bởi vậy trong thơ ông ln mang tính nhạc. Với ngơi kể thứ nhất
“tơi” cùng giọng thơ chậm dãi, nhẹ nhàng, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm
của mình với sơng. Với giọng thơ ấy, ta cảm giác nhà thơ đã cố tình kéo dài thời


gian để mình sống mãi trong kí ức hồi niệm. Thi sĩ đã có những ví von, đối
chiếu lạ kỳ khi đặt ngang hàng sơng Đáy với hình ảnh mẹ. Sông cung cấp nước
cho cây cỏ, cho con người, ban cho mọi vật sự sống. Bởi vậy, mẹ ở đây có thể là
mẹ thiên nhiên-nguồn cội của sự sống. Hiểu theo ý nghĩa đơn giản, thực chất
mẹ ở đây chính là người mẹ của nhà thơ. Nếu như dịng sơng ban cho ta nước,
thì mẹ chính là người ban tặng ta tình u. Ở con sơng ấy, thi sĩ ln nhớ về
hình ảnh người mẹ ln cần mẫn làm lụng, hình ảnh “mẹ tơi gánh nặng” trở về
nhà ở ngõ sau ấy ln khắc sâu trong tâm trí ông. Tuổi thơ nghèo khó đã gắn
liền với ông, để rồi khi nhớ về mẹ, ông chẳng thể thấy được điều gì khác… Từ
láy vất vả, những hình ảnh như ngõ sau, buổi chiều đặc tả cái không gian tối mịt
1


như hồn cảnh khó khăn ấy. Tác giả dịch chuyển thời gian từ chiều sang đêm.
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm. Mồ hơi đẫm
áo chính là kết quả của lao động mệt nhọc, cũng là minh chứng cho tình yêu to
lớn của người mẹ dành cho con. Gió thổi vào lưng áo, giống như đứa con tinh
thần của sông đang vỗ về, cổ vũ hai mẹ con. Sông Đáy lúc này không chỉ là một
sự vật vơ tri vơ giác, mà nó đã hóa thành một thực thể thi vị- người chứng kiến
cho tuổi thơ khổ cực nhưng cũng đầy vui vẻ của thi sĩ.
“Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát xuống cơn đau tơi là tóc mẹ bến mịn đứng đợi
Một cây ngơ cuối vụ khơ gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”
Không gian biến đổi từ quá khứ thành cơn mơ, nó là cầu nối giữa quá khứ và
hiện tại. Những hình ảnh gợi lên ban đầu giờ chỉ là quá khứ, bởi vì nhà thơ đã
cách xa quê. Thiếu đi chỗ dựa tinh thần, ơng so sánh mình như người bước hụt.
Đó là cảm xúc tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sơng Đáy

giờ một nơi, cịn ta thì một nơi... Thời gian và không gian bắt đầu lu mờ, không
rõ đâu là thực là ảo, đâu là quá khứ hiện tại. Ông bắt đầu kể về thế giới trong
mơ của mình, đó là nơi con cá quẫy đi biến mất, đó là nơi có thanh âm của
tiếng khóc nấc. Ông đã làm tuột câu mất con cá, giống như việc phải rời xa quê
hương nơi mình hằng yêu quý. Rốt cuộc đó là mơ hay là thực? Hay có lẽ chú cá
ấy khơng ai khác ngồi thi sĩ, và tiếng khóc ấy chẳng thuộc về ai khác ngồi
ơng. Để rồi vụn vỡ trong mơ, ông thốt lên như đang thừa nhận Âm thầm vỡ
trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn. Cụm từ “âm thầm vỡ” được lặp lại hai lần
trong một câu, như tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông, như âm hưởng phảng
phất trầm buồn của thi sĩ. Tỏa mát xuống cơn đau tơi là tóc mẹ bến mòn đứng
đợi. Người mẹ đợi con trở về đến nỗi bến mịn, thật thương xót! Nhà thơ chắc
hẳn đã mang “cơn đau” ấy, cái cơn đau xuất phát từ nỗi buồn xa sông Đáy, xa
mẹ và xa gia đình. Nhưng tại sao khơng phải là “cơn đau” thơi, mà phải là “mát
cơn đau”? Có thể hiểu, nhà thơ mang trong mình nỗi đau xa q, nhưng ơng vẫn
có người mẹ đứng chờ. Ông thấy hạnh phúc khi vẫn ln có một người hướng
về mình. Nếu có ai đó ln nghĩ về mình, thì đó ắt hẳn là nơi mình có thể trở về.
Hình ảnh mái tóc dịu dàng của người mẹ đã luôn theo ông suốt năm tháng, mẹ
hiền luôn bên ông theo một cách riêng biệt, bà vẫn ln dõi theo ơng trong tâm
trí. Bà dịu dàng như sông Đáy, mát mẻ và trong lành. Nếu ở khổ một, mát là
hành động của gió sơng, thì ở đây mát là hành động của người mẹ. Trong vô
thức, thi sĩ đã hịa sơng Đáy và mẹ mình thành một… Bởi lẽ, quê hương là mẹ,
và mẹ cũng chính là quê hương. Niềm hạnh phúc hiện lên phần nào ẩn chứa sự
chua chát, đắng cay.

2


“Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”
Phải chăng đây là hình ảnh cường hóa của sợ chờ đợi mỏi mòn. Bằng biện pháp

tu từ ẩn dụ, thi sĩ đã ví mẹ mình giống như cây ngô kia. Rồi mai đây sự chờ đợi
khắc khoải ấy sẽ khiến bà héo úa, cô độc và buồn bã suốt đời khi chẳng gặp lại
con. Và sự chờ đợi ấy, cũng khiến chính ơng khơ gầy, buồn bã. Đây là một linh
cảm chẳng lành, báo hiệu cho một tương lai khơng mấy tốt đẹp… Nhưng tơi
thích cách cắt nghĩa này hơn: Sự cô độc sẽ khiến ta héo úa, chỉ có những mối
liên kết bền chặt như tình mẫu tử mới khiến ta thốt khỏi tình cảnh ấy. Như đã
nói ở trên, tác giả “mát cơn đau” khi nghĩ về mái tóc mẹ, và ơng thấy vui khi có
nhà để trở về. “Nếu có ai đó ln nghĩ về mình, thì đó ắt hẳn là nơi mình có thể
trở về”, và nơi đó chính là nhà. “Một cây ngơ”, đó là sự đối chiếu tương phản
với hình ảnh mái tóc người mẹ, ơng đã để hai hình ảnh ấy gần nhau để làm nổi
bật dụng ý của mình. Cây ngơ khơ gầy khi đơn cơi một mình trên đồi gió, cịn
ơng thì khơng, vì ơng đã có mẹ, đã có sơng Đáy ở bên. Sơng Đáy như một
nguồn sức sống mãnh liệt, truyền năng lượng rực lửa cho những người con xa
quê.
Không gian huyễn hoặc phủ đầy màu nước mắt của thi sĩ hiện ra:
“Những chiều xa quê tơi mong dịng sơng dâng lên ngang trời cho tơi
được nhìn thấy
Cho đơi mắt nhớ thương của tơi như hai hốc đất ven bờ, nơi những
chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông.”
Sông dâng lên ngang trời, đây là điều phi thực tế, không gian phủ đầy hư ảo…
Tác giả so sánh mắt mình như hai hốc đất, hịa mình làm một với tự nhiên. Sự
xa cách đã khiến nỗi nhớ dâng trào đến trời. Ông muốn bộc phát hết nỗi lịng
mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lịng như những chú bống kia.
“Sơng Đáy ơi! chiều nay tơi trở lại
Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi
Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đị một ngày sơng vắng
nước
Tơi chi gặp những bẹ ngô trắng trên bãi
Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa.”
Nhớ về quê hương, về mẹ già, đó là một thứ tình cảm thiêng liêng và tốt

đẹp. Và nó đã được đền đáp: Sơng Đáy ơi! chiều nay tơi trở lại. Kí ức về sơng
Đáy khơng chỉ là kí ức về những câu chuyện cổ tích xưa cũ, cịn là ký ức về
tình u. Đây lại là không gian siêu thực, siêu thực ở chỗ sông lúc vơi lúc đầy,
hiếm khi cạn hẳn nước mà “vắng nước”. Dù vậy, thì khơng có nước thì đị
cũng chẳng thể sang sơng. Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình.
Đơi mơi màu dâu chín, cũng giống như tuổi nàng vừa đầy, đã đủ tuổi để theo
3


chồng, rời xa sông Đáy. Thời gian phút chốc như ngưng đọng trong tâm trí
ơng, ơng đắm chìm trong cái sơng Đáy có phần hư ảo ấy, nơi mà vắng nước đị
qua. Cái nơi mà nàng chẳng thể sang sơng cất bước theo người và sẽ mãi bên
ta. Thi sĩ hy vọng “em” cũng như sông Đáy sẽ mãi ở cạnh bên mình. Nhưng
thế giới thực tại thì vơ tình, điều đó chẳng thể thành hiện thực. Sơng Đáy và
“em” giờ đã thành chuyện của quá khứ, cả hai giờ đã xa rất xa… Và giờ đây,
sông Đáy như một người ghi lại đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy. Mối nhân dun
lỡ dở đã được sơng cất dấu trong trí nhớ “Tơi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín
một trăng xưa”. Chiếc áo, một nơi ẩn chứa cái đẹp của thể xác. Vẫn là ở bến
ấy, người mẹ thì đứng chờ cịn “em” thì đã đâu mất rồi.
“Sơng Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại
Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
Ơi mùi cát khơ, mùi tóc mẹ tơi
Tơi q xuống vốc cát ấp vào mặt
Tơi khóc.
Cát từ mặt tơi chảy xuống dịng dịng.”
Cảm xúc dâng trào khi tác giả lặp lại hai lần “sông Đáy ơi”, đó như một tiếng
gọi thiết tha báo hiệu sự trở về muộn màng của mình. Khổ cuối có nhiều chiều
hướng để tiếp cận. Có thể hiểu rằng, người mẹ đợi chờ con đến khô héo, đã qua
đời. Mẹ tôi đã già như cát bên bờ/Ơi mùi cát khơ, mùi tóc mẹ tôi. Nhà thơ đã
quay trở về, nhưng mẹ chẳng cịn ở bên. Ơng cố ơm cát vào lịng, khóc thương

và muốn níu lại một chút “hơi thở” của người mẹ. Nhưng con người chẳng thể
níu nổi thời gian, chẳng thể tránh khỏi quy luật sinh, lão, bệnh, tử. Thi sĩ nhận ra
sự thật phũ phàng: Mẹ đã mất, giống như cát trơi tuột qua tay ơng chảy xuống
dịng dịng, khơng thể ở lại. Thật thương tâm! Từ láy dịng dịng như đang xốy
sâu vào nỗi đau ấy…
Nhưng sơng Đáy trong Nguyễn Quang Thiều thực sự vơ tình đến vậy
sao? Nếu hiểu theo chiều hướng tích cực, cái kết của khổ thơ có thể hiểu như
một sự đồn tụ của con người xa quê và quê hương. Ông so sánh mùi tóc mẹ
như mùi cát, mẹ đối với ơng cũng như sông Đáy, ông hiểu được họ đã phải chịu
nỗi đau khi xa vắng ông. Thấu hiểu được những điều ấy, ơng q xuống, ấp cát,
đồn tụ với q hương sau bao ngày xa cách. Và khi ấy, ông đã khóc. “Tơi” đã
khóc, giọt nước mắt từ sự thương xót mẹ lẫn sông Đáy, nhưng cũng là giọt nước
mắt của sự hạnh phúc. Từ “chảy” ở đầu bài thơ được lặp lại, nhưng giờ đây
sông Đáy không chảy vào ông nữa, mà chính là ơng chảy vào sơng Đáy. Đó là
sự hồi đáp của tình thương, con người xa quê ấy giờ đã biết quay trở về và báo
đáp quê hương, hồi đáp lại tình cảm của mẹ già. Như một làng quê vùi trong cát
tự xa xưa giờ được thức dậy. Giờ đây, nước mắt của thi sĩ đã tưới đẫm một vùng
4


cây cỏ khô gầy. Để rồi đến cuối bài thơ, thế giới nghệ thuật đắm chìm trong màu
sắc ấm áp của tình người.
“Sơng Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện được những thứ tình
cảm thiêng liêng tốt đẹp của con người, đó là tình mẫu tử, tình u q hương,
yêu thiên nhiên, con người. Trong những dòng thơ trữ trình mang màu sắc tự sự
ấy, người ta thấy được những tư tưởng mới, quan điểm mới về giá trị sống,
những cái nhìn của “tơi” về cuộc đời. Hãy biết trân trọng thực tại, khơng có gì
đáng giá hơn tình mẫu tử. Hãy biết yêu lấy quê hương mình, vì đó là nơi đem
cho ta sự sống…v.v… Với lối viết thơ lạ, nhiều vấn đề đặt ra quanh bài thơ
“Sông Đáy”. Liệu nó có phải là thơ khơng? Nó có hay không? Bởi lẽ, nhiều

người quan niệm rằng, thơ phải có vần, phải xúc tích, ngắn gọn thì mới là thơ.
Những câu thơ trong “Sơng Đáy” q dài, ít vần, đơi khi phải suy ngẫm thật lâu
mới có thể hiểu được hết ý nghĩa sâu xa của nó. Đó là lý do, có thể nói đây là
bài thơ “khó” để cảm nhận. Nhưng suy cho cùng, nó vẫn là thơ, và còn là một
bài thơ đáng để nghiền ngẫm. Nguyễn Quang Thiều từng nói: “Trong sáng tạo,
nếu anh giống người khác là anh tự sát. Việc ảnh hưởng người khác có thể
được, nhưng anh phải tạo ra giọng của anh, cá tính của anh, phong cách của
anh”. Quả đúng thật vậy, văn học ln là sự tìm tịi cái mới và lạ. Người đọc
tìm đến “Sơng Đáy” vì thích sự đa nghĩa của ngơn từ trong nó, thích lối viết thơ
lạ lùng, thích thế giới nghệ thuật đặc biệt mà nhà thơ tạo nên ở đó. Sơng Đáy là
hiện thân của sự cách tân lạ lẫm và đầy ấn tượng…Và đó cũng chính là điểm
đặc biệt, khiến bài thơ trở thành viên ngọc sáng của văn học Việt Nam!

5



×