Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan niệm mới về sự sống trong tập thơ Bài ca những con chim đêm của Nguyễn Quang Thiều" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.61 KB, 7 trang )




Báo cáo nghiên cứu
khoa học:

"Quan niệm mới về
sự sống trong tập thơ
"Bài ca những con
chim đêm của Nguyễn
Quang Thiều"



Nguyễn thị hiền quan niệm mới về sự sống trong tập thơ ,tr. 16-21



16

Quan niệm mới về sự sống trong tập thơ
Bài ca những con chim đêm của nguyễn quang thiều

Nguyễn Thị Hiền
(a)


Tóm tắt. Bài báo đi sâu nghiên cứu những nét mới trong quan niệm về sự sống trong
tập Bài ca những con chim đêm, một trong những tập thơ thành công nhất, thể hiện
rõ nét phong cách thơ Nguyễn Quang Thiều.


1. Nguyễn Quang Thiều là một
trong những cây bút có đóng góp vào
công cuộc cách tân thơ Việt Nam đơng
đại với sự đổi mới về t duy, cảm xúc và
ngôn ngữ. Một trong những nét mới
trong cảm xúc thơ Nguyễn Quang Thiều
chính là những suy ngẫm sâu sắc về sự
sống - cái chết, sự huỷ diệt - sự tái sinh.
Có thể nói, thơ Nguyễn Quang Thiều là
sự trăn trở về sự suy kiệt về cõi thế và
khả năng tái sinh của nhân loại[1].
Trong các tập thơ Sự mất ngủ của lửa,
Ngời đàn bà gánh nớc sông và Nhịp
điệu châu thổ mới, Nguyễn Quang
Thiều đã cảnh báo về sự tan rã của đời
sống tinh thần và sự khủng hoảng, cô
đơn của con ngời thời hiện đại. Vẫn
tiếp tục mạch cảm xúc từ các tập thơ
trớc nhng ở Bài ca những con chim
đêm, cảm xúc ấy chín hơn, sâu sắc
hơn và có lẽ cũng cha bao giờ thi sĩ cô
đơn nh ở thi phẩm này. Cô đơn vì
không tìm kiếm đợc tri âm, tuyệt vọng
vì sự tan rã của đời sống. Cái tôi trữ
tình nh giật mình thức nhận lại cuộc
sống và chính mình, nhận ra nỗi cô đơn
tuyệt vọng:
Phăng phắc một lá sen già
Đợi ta trên miền nớc lặng
Hỡi ngời hái hoa kiếp trớc

Kiếp này có hoá bình không
Phải đào ba tấc đất sâu
Mới tìm đợc ngời uống rợu?
Phải lên đến bảy tầng trời
Mới tìm đợc ngời hầu chuyện?
Ngẩng mặt một vầng mây đỏ
Nổ vang tiếng sấm lng trời
Cúi đầu một miền cỏ trắng
Nở xoè tám hớng bốn phơng
(Lễ tạ)
Ngoái trông những tri âm từ kiếp
trớc, lặn xuống ba tấc đất sâu, bay lên
đến bảy tầng trời, ngẩng mặt, cúi đầu, mở
cõi lòng ra bốn phơng, tám hớng, tất cả
nỗ lực tìm kiếm tri âm cũng rơi vào hun
hút hình ảnh con đờng. Bài thơ gợi ta
nhớ đến nỗi niềm của Trần Tử Ngang xa:
Tiền bất kiến cố nhân. Hậu bất kiến lai
giả .

trờng ca Nhân chứng của một
cái chết, Nguyễn Quang Thiều cũng viết
về nỗi cô đơn của những thi sĩ: Họ sinh ra
trên xứ sở này nh sứ mệnh và nh sự đày
đoạ Đã bao nhiêu năm rồi họ nói nhng
quá ít ngời nghe tiếng họ. Họ nói nh
phán xét, nh tha thứ, nh một bổn
phận Khi đi ngang qua những đám
đông họ không bao giờ đợc cộng vào đông
và đám đông không cộng đợc họ. Những

nhà thơ đã cảnh báo về sự tan rã của đời
sống tinh thần nhng thông điệp ấy đã
không có ai đón nhận, thấu hiểu. Để rồi
cuối cùng Họ vừa đi qua vừa than khóc,
vừa ca hát, và khuất dần trong những cái
chết xum xuê nh một vụ mùa. Thế gian
rộng lớn là không có gì phân cách và mọi
âm thanh. Chàng đều nghe bằng cái tai
rộng lớn của cô đơn (Nhà thơ). Trong
một cõi đi về của nhân gian, có lẽ thi sĩ là
ngời mang ám ảnh lớn nhất về nỗi cô
đơn. Thơ Hoàng Hng là một chuỗi rùng
Nhận bài ngày 23/9/2008. Sửa chữa xong 28/11/2008.



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập xxxviii , số 1b-2009


17

mình khắc khoải trớc h vô. Hoàng Cầm
phiêu diêu giữa hai bờ thực - ảo, cuối cùng
cũng chạm phải Trơ trơ mặt giấy sạm
màu cô đơn. Với Dơng Kiều Minh, cuộc
đời nh một nỗi niềm khó hiểu chơi vơi,
ngậm ngùi, nh sự níu giữ những điều
thật mỏng manh, h vô:
Tiếng gì đơn độc, xa hơn nỗi buồn
Ước vọng trờn trong thanh vắng

Đây là bài ca xa, đây là vờn trăng xa
Vẫn sống rêu phong mái cổ
Một tình yêu tìm đến tự tình
Thềm son lặng bóng mai già đổ

niềm đau chẳng bao giờ nói

hy vọng mong manh hơn cả kiếp ngời
(Củi lửa)
Nguyễn Quang Thiều đau đớn nhận
ra rằng con ngời trong đời sống hiện đại
dễ có nguy cơ đánh mất mình. Họ gọi mãi
bóng mình bằng cái tên xa lạ (Những
ngời lang thang), lạc ngay trớc cửa
ngõ nhà mình (Hồi tởng tháng 9), họ
phải luôn nỗ lực để chống lại những ảo
ảnh:
Và tôi bắt đầu cuộc trò chuyện với
chính tôi để chống lại sự can thiệp
Của những gì không tôi mà lại giống tôi
Một đầu bàn tôi ngồi, đầu kia là ảo ảnh
Đó là cuộc đối thoại giữa tôi và ảo
ảnh.

o ảnh đó - chiếc bóng đó phải
chăng là những ký ức văn hoá, là hồn vía
ông cha? Con ngời hiện đại luôn phải lý
giải, phải tranh đấu để nhận ra những giá
trị đích thực. Cuộc tranh đấu ấy không
khoan nhợng một cái chết đang chờ

hoặc ảo ảnh hoặc tôi. Trong bài thơ Bức
th đề ngày 25/12, Nguyễn Quang Thiều
đã miêu tả một đời sống trần tục. Tác giả
sử dụng một loạt động từ: gào, khóc rống,
săn, tìm, xé, cắt, chửi, tranh giành, kết tội,
tố cáo để biểu lộ trạng thái dung tục,
xung đột và tan rã của đời sống và sự
thảm hại, bi thơng và hèn yếu của con
ngời. Sự lừa dối đã rót đầy vào đời sống
và tất cả rơi vào mê lầm, ngộ nhận. Chỉ có
một ngời nhìn ra đợc cảnh ngộ ấy:
Và lúc đó có ngời đứng dậy
Đi vào bóng tối
Và quay nhìn lại
Thấy mình mẩy chúng ta cắm đầy giáo
Phóng tới từ một đấu trờng khác.
2. Cảm hứng nhận thức lại hiện thực
giúp nhà thơ có dịp suy ngẫm thấu đáo
hơn về sự sống và cái chết, về lẽ tử sinh
trong cõi đời vô lợng này. Đoản ca về
buổi tối là một bài thơ khá độc đáo cả về
ý tởng và thủ pháp. Nhà thơ chọn bối
cảnh đêm: Khi những ngọn đèn lần lợt
tắt và chúng ta đi. Không chỉ riêng
Nguyễn Quang Thiều mà rất nhiều nhà
thơ đã dùng đêm để thể hiện ý tởng. Với
Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc bắt đầu bằng
năm đêm: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ là
một nỗi đau xé ruột; với Trần Dần, đêm
cũng bịt bùng và đầy bão tố Tôi còn một

mình kháng cự với mênh mông. Tôi đứng
thẳng trụ ngời đêm ngã bảy.

đây,
Nguyễn Quang Thiều chọn bóng đêm để
tạo nên một thử thách đối với đời sống con
ngời. Khi bóng đêm đổ xuống cũng chính
là lúc tất cả những ngời chết trở về với
thế giới của ngời sống. Họ trở về mợn
nhà cửa, đồ đạc của những ngời sống để
tiếp tục sống lại những cuộc đời lỡ dở đã
đánh mất. Và ở đó đã diễn ra cuộc tranh
giành giữa các thế lực tối tăm và ánh sáng
trong tâm hồn của con ngời:
Khi những ngọn đèn lần lợt tắt và
chúng ta đi
Tất cả những ngời chết trở về thành phố
Một cánh cửa khẽ rít lên, một cái
cây chợt rung xào xạc
Một con chó bị xích bỗng sủa thảng thốt
Những đám mây chầm chậm vắt
ngang ánh sáng vầng trăng
Gió thổi những tấm rèm tung lên rồi
tung xuống bất động



Nguyễn thị hiền quan niệm mới về sự sống trong tập thơ ,tr. 16-21




18

Những ngời chết trở về đông hơn
những ngời đang sống trong thành phố
Họ trở về và sống trong đời sống của
chúng ta.

Những ngời chết đi lại lũ lợt ngó
nhìn mọi nơi
Họ ăn uống, tắm rửa, trò chuyện,
cời khóc
Họ tiếp tục sống một đời sống đột
ngột bị cắt đứt
Họ tiếp tục mơ những giấc mợ bị tan
biến giữa chừng
Những ngời chết trở về mợn thân
xác chúng ta, mợn giọng nói chúng ta
Những ngời chết trở về mợn
nhà cửa, đồ đạc và phơng tiện của
ngời đang sống
Mợn công việc của ngời đang
sống, lời thù hận vẫn vang lên
Cùng với lời thú tội và lời xin lỗi
Cảnh náo loạn cuồng hoan của
những linh hồn chết chiếm một phần
lớn trong bài thơ. Khi những linh hồn
chết (những linh hồn thiện và những
linh hồn ác) xuất hiện, họ khiến cho
những ngời đang sống phải run rẩy, sợ

hãi. Đặc biệt là những linh hồn ác,
chúng dờng nh ngự trị, lấn át trong
đời sống, chúng xuất hiện và tranh
giành quyền sống với ngời sống để
kiểm nghiệm lại giá trị của đời sống
này. Kết thúc bài thơ thật bất ngờ:
Từ những ngôi sao các thiên thần bay về
Đậu lên trán những đứa trẻ đang
say ngủ
Thành phố đợc chữa chạy, đợc
hồi sức trong buổi rạng đông
Bầu trời trên những mái nhà yên
tĩnh và xanh thẳm
Tất cả cửa đã mở, đã thức dậy những
đứa trẻ với gơng mặt ngái ngủ
Những thiên thần đã mợn gơng
mặt chúng, giọng nói và tâm hồn chúng
Để hiển thị và bày tỏ ở lại
Trong thành phố còn đầy lú lẫn và
tội lỗi của chúng ta.
Các thiên thần bay về, thế lực của
cái ác đã không thắng đợc cái thiện.
Hay ít nhất cái ác đã không thể xâm
phạm tới những đứa trẻ. Bảo vệ những
đứa trẻ ấy tức là bảo vệ sự sống trong
trắng, thiêng liêng và quí giá của tâm
hồn con ngời. Rạng đông đã lên và sự
sống lại trở về yên tĩnh, thanh bình.
Những thiên thần đã ẩn náu trong tâm
hồn trẻ thơ để hiển thị và bày tỏcái

thiện, cái đẹp trong thế giới lú lẫn và tội
lỗi của chúng ta. Đây cũng là một ý
tởng nhất quán của Nguyễn Quang
Thiều trong các tập thơ.
Bài ca những con chim đêm là
bài thơ dài 150 câu thể hiện rõ nhất
tinh thần đời sống của nhà thơ ở tập thơ
này. Nỗi cô đơn của đời sống hiện tại đã
tạo nên những lỗ hổng vô cùng lớn
trong tâm hồn con ngời. Để lấp đầy
khoảng trống đó, con ngời cần một
cuộc sống dày đặc hơn, gấp gáp hơn.
Đó là ý tởng chủ đạo khiến cho mật độ
hình ảnh trong bài thơ này rất cao
thậm chí, tác giả còn tớc bỏ cả không
gian sống của chúng để tạo thêm sự
dày đặc đó nữa:
Nh chỉ còn con tàu nhỏ ngủ im lìm
trên bến
Nh chỉ còn sóng rì rào, nh chỉ còn
lại nớc
Nh chỉ còn xa xăm, thiêm thiếp những
quả đồi
Nh chỉ còn gió đi qua rừng bạch đàn
thẫm tối
Nh chỉ còn một ngời già đau răng
âm ỉ
Nh chỉ còn một con cá nhỏ bơi theo
ánh sáng vì sao
Nh chỉ còn ngời đàn bà ngủ vùi trong

chiếc chăn xa lắc
Nh chỉ còn mình tôi, nh chỉ còn một
bàn tay



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập xxxviii , số 1b-2009


19

Điệp từ nh chỉ còn lặp lại 13 lần đã
làm hiển hiện một thế giới trống rỗng,
các sự vật bị cầm tù, đơn độc. Cuộc sống
đợc đổ đầy bằng từng đời sống riêng
biệt của sự vật. Một thế giới tởng
chừng nh đã chết. Nhng không, có
một tiếng, chợt vọng trong đêm. Trôi dạt
trên mặt hồ mênh mông và dội vào bờ
đất Còn một tiếng, con chim đêm đập
cánh và vọng xuống . Trong cõi âm u
và đổ nát ấy, tiếng chim đêm đã làm
bừng sáng, khơi thức, náo động sự sống:
làm hoảng sợ, làm phụt tắt, làm bật
tung, làm xúc động rung lên Và để
cho con ngời: nhận ra ngôi nhà, nhận
ra cơn mơ, nhận ra cuốn sách, nhận ra
lớp học, nhận ra một ngời Để cho tất
cả sự vật vơn dậy một sự sống mới:
đứng dậy, thoát khỏi, vơn lên, mọc cao

hơn, cả một thế giới nh vỡ bùng ra,
nh chạy trốn Tiếng chim đêm đánh
thức cả những linh hồn đã chết Thế
giới đã bừng tỉnh trong tiếng chim khai
sáng, những giá trị trinh nguyên của
buổi ban sơ đợc phục sinh thoát khỏi
những ảo tởng, ngộ nhận, tha hoá. Thế
giới trở nên một cái nền thanh bình
tĩnh lặng để tiếng chim xối vào không
gian. Cuối cùng, ngôi sao đã sáng, hồ
nớc cũng sáng lên nh một con mắt,
một con đờng sáng nh một vệt phấn
chạy lên đỉnh đồi: mẹ hãy mang con
lên đỉnh đồi là một bức thông điệp về
sự khao khát bình yên và bất tử.
Nếu nh Bài ca những con chim
đêm là bài ca về sức sống mãnh liệt và
quằn quại của cái đẹp, của thơ trớc thế
gian tội lỗi và dung tục thì Nhân
chứng của một cái chết là bài ca về
sự hấp hối, đớn đau để tái sinh một đời
sống mới. Trờng ca này gồm 19 khúc,
đợc dựng lên nh một vở kịch, một câu
chuyện có nhân vật, có diễn biến. Theo
tác giả Quỳnh Nhi, ở trờng ca này
Nguyễn Quang Thiều đã đa ra một
thủ pháp khá táo bạo: Trong năm tập
thơ trớc, sự bộn bề, viên mãn của đời
sống đợc phát hiện và trình bày dới
ánh sáng của cảm xúc thi ca. Đời sống

đó đợc hiện lên khi nhà thơ nỗ lực
khiến cho nó phải hiện lên trong ngôn
ngữ của mình Nhng ở tập thứ sáu
này và đặc biệt trong trờng ca Nhân
chứng của một cái chết đời sống không
còn bị nỗ lực cái tôi làm hiện lên nữa
mà nó phải đấu tranh với tự nó để
giành quyền tồn tại Nguyễn Quang
Thiều đã dùng một đời sống khác đổ
vào đời sống nh một chất men kích
thích . Mở đầu cho bản trờng ca, nhà
thơ đã biến đổi đời sống bằng một cơn
ma tuôn đổ từ trời:
Khi ma đêm đổ xuống tấm huyền
nhung của trời, tôi nhận ra dòng sông
đang chảy. Tiếng rì rầm của nớc đi về
chân trời Tôi nghe tiếng thì thầm con
cá cái nói với con cá đực: nớc đã cuốn
trôi những tấm lới vùi tận đáy bùn. Và
ngày của chúng ta đã đến
Nhân vật tôi đóng vai trò nhân
chứng để chứng kiến sự biến đổi của
đời sống trong cả 19 khúc ấy:
Có những ngày trong đời dài bất tận.
Chúng ta rã rời và thích nói về sự kết thúc.
Và ngày của chúng ta đã đến, có phải là
lời của con cá tiên tri. Hay đó là tinh thần
sông vang lên trong nhịp chảy lớn
Đời sống con ngời có lúc quá tù túng
và mục ruỗng. Ngay cả đến giấc mơ cũng

đầy sự xếp đặt và không dám bay lên
những đỉnh cây. Lúc ấy dòng sông đi
qua đời sống nặng nề, cằn cỗi, bằng sự
im lặng khổng lồ, nớc nhấn chìm mọi vật
không có cánh. Nớc cuốn trôi mọi thứ,
những phù hoa h ảo, những dục vọng
tầm thờng, những giấc mơ nhỏ nhen.
Mỗi khúc là một bối cảnh với những con
ngời, những sự vật khác nhau: những
đứa trẻ, cô gái, ngời đàn bà, tôi và em, thi
sĩ, diễn viên kịch Cuộc sống hiện lên nh



Nguyễn thị hiền quan niệm mới về sự sống trong tập thơ ,tr. 16-21



20

chính nó, để dòng nớc cuốn trôi và tẩy
rửa những gì cũ kĩ. Và cỗ xe khổng lồ cuồn
cuộn đi qua. Có một cuộc đấu tranh dữ dội
giữa sự sống và cái chết: Một sự sống
lặng câm dới những đám mây mang theo
cái chết, bên cạnh một cái chết thét gào đòi
đợc phục sinh. Trong dòng nớc lũ, bầy
chim đã ra đi Có phải sự ra đi lần này là
di c từ sự sống đến cái chết. Hay là cuộc
di c từ mặt đất lên trời. Cũng trong cơn

biến động dữ dội ấy: Tôi nhìn lên một
ngôi sao xa. Vẫn nh thủa tôi sinh ra
lặng lẽ sáng nhng giờ tôi thấy gần gũi
hơn và tôi thấu hiểu. Tôi - nhân chứng
của cơn ma lũ ấy đã nhận ra ngôi sao
bền bỉ sáng ấy để không còn tuyệt vọng.
Khi tất cả tởng chừng nh gục ngã và bị
nhấn chìm, cuốn trôi bỗng hiện lên một
cây cầu ánh sáng:
Cây cầu vụt lên nh ánh sáng
á
nh sáng từ thị xã ra đi
Hay từ chốn xa xăm rọi về
Từ trong thị xã ngập nớc
Họ đi lên cầu
Một ngời đàn ông và một ngời
đàn bà
Ngời đàn ông và ngời đàn bà- một
cặp tạo ra đời sống ấy đã sống sót qua cơn
lũ. Họ không còn khóc than. Không còn
tuyệt vọng, không còn dày vò, về những
năm tháng đã đi qua. Họ chỉ đang hình
dung. Con đờng sẽ dẫn họ về thị xã.
Trong buổi bình minh. Của một ngày chủ
nhật. Bài thơ kết thúc với một niềm tin
bất diệt vào tâm hồn con ngời. Mọi thứ
tầm thờng trong đời sống phàm tục này
sẽ tan biến, chỉ còn lại những giá trị nhân
bản vĩnh hằng. Đó là thông điệp nhân văn
mà trờng ca Nhân chứng của một cái

chết mang đến cho chúng ta.
3. Tập thơ cuốn ta vào một bức tranh
rộng lớn của cuộc đời mà ở đó ta có thể
phiêu lu với chính tâm hồn mình. Cuộc
sống đầy rẫy những cô đơn bất hạnh, khổ
đau và tuyệt vọng nhng khi ở tận cùng
của sự tan rã và tăm tối ấy, bỗng cháy lên
một đời sống mới. Có nhiều ý kiến cho
rằng tập thơ này mang nhiều dấu vết, hơi
hớng của tôn giáo khi nhà thơ giả định
ra một ngày tận thế và khải ca về sự
phục sinh của thế giới. Nhng có thể nói
Nguyễn Quang Thiều không chịu ảnh
hởng cụ thể một tôn giáo nào cả. Với nhà
thơ chỉ có một đức tin duy nhất: đó là tin
vào sự sống bất diệt, vĩnh hằng - đó là cái
Đẹp tuyệt vời, cái Đẹp hoàn hảo.
Không bằng lòng với một kiểu khám
phá hiện thực giản đơn, Nguyễn Quang
Thiều mất ngủ để tìm ra những cách
thức mới cho tiếng nói thi ca. Từ chỗ tái
hiện đời sống kí ức, anh đã xông thẳng
vào hiện thực trần trụi, rồi lại chán
ghét và khao khát biến đổi thành một
hiện thực mới đó là một quy luật tất
yếu của đời sống, của sự vận động.
Nhng những nỗ lực ấy lại buộc nhà thơ
phải trả giá bằng sự cô đơn và tuyệt
vọng của mình. Xuyên suốt các tập thơ
Nguyễn Quang Thiều là câu hỏi về ý

nghĩa của đời sống. Thi sĩ đã khát vọng
và hành động liên tục vì khát vọng đó.
Con lạc đà chở cát qua sa mạc liệu có về
đến đích hay không, cha ai dám xác
quyết chắc chắn nhng hành động đó đã
mang lại ý nghĩa lớn lao cho việc đánh thức
giấc ngủ của loài ngời, hớng chúng ta
đến với cây ánh sáng vĩnh hằng của sự
sống.




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập xxxviii , số 1b-2009


21

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đăng Điệp, Nớc, lửa, những cánh đồng và dòng sông, Tạp chí Nhà văn,
Số 2, 2000.
[2] Quỳnh Nhi, Nguyễn Quang Thiều - nơi con sóng trăng đang vật vã, Báo Thể thao
văn hóa, Số 23/1998.
[3] Lê Lu Oanh, Thơ trữ tình 1975-1990, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.

Summary

The view point about life in the
Bai ca nhung con chim dem of Nguyen quang thieu


The article has an indepth look into newness in the authors view point about
life in Bai ca nhung con chim dem, one of the most successful poetry books clearly
expressing Nguyen Quang Thieus poetic style.

(a)

Khoa Ngữ văn, trờng Đại học Vinh.

×