Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá tính hợp lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi đánh giá suy yếu prisma 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
--------

TĂNG THỊ THU

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ
VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
CỦA BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SUY YẾU:
PRISMA-7
Chuyên ngành: Nội khoa (Lão Khoa)
Mã số: 60.72.01.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. THÂN HÀ NGỌC THỂ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ
một cơng trình nào khác.

Ngƣời thực hiện



TĂNG THỊ THU


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Tổng quan về người cao tuổi ..............................................................................4
1.2. Khái niệm về suy yếu .........................................................................................6
1.3. Sinh lý bệnh ........................................................................................................9
1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá suy yếu ......................................................................17
1.5. Các nghiên cứu về suy yếu ...............................................................................23
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ...................26
2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................26
2.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................26
2.4. Cỡ mẫu .............................................................................................................26
2.5. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................26
2.6. Các ư c tiến hành nghi n cứu ........................................................................27
2.7. Biến số nghiên cứu ...........................................................................................32
2.8. Phương pháp x l số liệu ................................................................................35
2.9. V n đề đ o đức trong nghiên cứu.....................................................................36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................37

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................................37
3.2. Tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn CGA và PRISMA-7 .........................................41


3.3. Đánh giá giá trị tầm soát và độ tin cậy của thang đo PRISMA-7 so v i CGA 42
3.4. Đặc điểm của các tiêu chí thành phần trong tiêu chuẩn đánh giá suy yếu CGA
và PRISMA-7 ...................................................................................................46
3.5. Mối liên quan giữa thang đo suy yếu theo PRISMA-7 v i một số yếu tố liên
quan ..................................................................................................................51
3.6. Mơ hình đa iến giữa thang đo suy yếu theo PRISMA-7 v i một số yếu tố liên
quan ..................................................................................................................53
3.7. Thời gian thực hiện bộ câu hỏi PRISMA-7......................................................54
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................55
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................................55
4.2. Tỷ lệ suy yếu ......................................................................................................57
4.3. Giá trị tầm soát của thang điểm đánh giá suy yếu PRISMA-7 ..........................59
4.4. Độ tin cậy của thang điểm PRISMA-7 ..............................................................62
4.4. Suy yếu và các yếu tố liên quan .........................................................................63
4.5. Các yếu tố có li n quan đến tình tr ng suy yếu trên NCT khác.........................70
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BN


Bệnh nhân

BV ĐHYD

Bệnh viện Đ i Học Y Dược

NCT

Người Cao Tuổi

Tiếng Anh
AUC

Area Under the Curve
Diện tích dư i đường cong

ADL

Activities of Daily Living
Chỉ số chức năng ho t động cơ ản hằng ngày

IADL

Instrument Activities of Daily Living
Chỉ số chức năng ho t động sinh ho t hằng ngày

CGA

Comprehensive Geriatric Assessment
Đánh giá lão khoa toàn diện


FI

Frailty Index
Chỉ số suy yếu

MMSE

Mini Mental State Examination
Đánh giá tình tr ng nhận thức rút gọn

MNA – SF

Mini Nutritional Assessment Short Form
Đánh giá tình tr ng dinh dưỡng rút gọn

SMAF

Functional Autonomy Measurement System
Hệ thống đo lường sự tự chủ về mặt chức năng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các giai đo n của suy yếu ................................................................ 7
Bảng 1.2. CGA đánh giá toàn diện 1 bệnh nhân lão khoa về 5 khía c nh...... 17
Bảng 1.3. Các nghiên cứu về PRISMA-7 ....................................................... 25
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 40
Bảng 3.2. Tỷ lệ suy yếu theo CGA và PRISMA-7 ......................................... 41
Bảng 3.3. Độ nh y, độ đặc hiệu, diện tích dư i đường cong của thang điểm
PRISMA-7....................................................................................................... 42

Bảng 3.4. Xác định điểm cắt của thang điểm PRISMA-7 .............................. 43
Bảng 3.5. Hệ số Cron ach‟s Alpha ................................................................. 44
Bảng 3.6. Đặc điểm của các tiêu chí thành phần trong tiêu chuẩn đánh giá
suy yếu CGA và PRISMA-7 ........................................................................... 46
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thang đo suy yếu theo PRISMA-7 v i một số
yếu tố liên quan ............................................................................................... 51
Bảng 3.8. Mơ hình đa iến của PRISMA-7 .................................................... 53
Bảng 3.9. Mơ hình đa iến của PRISMA-7 .................................................... 53
Bảng 3.10. Thời gian khảo sát bộ câu hỏi PRISMA-7. .................................. 54


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sự phát triển của suy yếu cùng q trình lão hóa ............................ 9
Sơ đồ 1.2. Mơ hình sự phát triển suy yếu ở người cao tuổi ............................ 16
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ nghiên cứu ......................................................................... 28

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ dân số người cao tuổi trên thế gi i ................................. 5
Biểu đồ 3.1. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ......................................... 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố gi i tính của đối tượng nghiên cứu .............................. 38
Biểu đồ 3.3. Khoa điều trị ............................................................................... 38
Biểu đồ 3.4. Chỉ số khối cơ thể trung bình của các bệnh nhân tham gia
nghiên cứu ....................................................................................................... 39
Biểu đồ 3.5. Diện tích dư i đường cong ROC của thang điểm PRISMA-7.. 42
Biểu đồ 3.6. Hệ số test – retest ........................................................................ 45
Biểu đồ 3.7. Tình tr ng suy giảm nhận thức (MMSE) ................................... 46
Biểu đồ 3.8. Tình tr ng dinh dưỡng theo MNA-SF ........................................ 47
Biểu đồ 3.9. Tình tr ng suy giảm chức năng ADL-IADL .............................. 48
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ trầm cảm theo GDS ......................................................... 48
Biểu đồ 3.11. Tình tr ng đa ệnh lý theo Charlson ........................................ 49
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ mô tả tỷ lệ các yếu tố thành phần của thang đo CGA 50

Biểu đồ 3.13. Tương quan giữa điểm số của thang điểm PRISMA-7 và tuổi
của đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cơ c u dân số già đang gia tăng ở hầu hết các nư c trên thế gi i.
Theo thống kê, năm 1950 có 205 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 8% dân số, đến
năm 2012 có 810 triệu NCT, dự kiến sẽ tăng đến 1 tỷ NCT vào năm 2022. Từ năm
2011, Việt Nam đã chính thức ư c vào giai đo n già hóa dân số [7]
Già hóa dân số, gia tăng tuổi thọ là một thành công to l n của nền y học nói
chung, tuy nhi n điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức trong lĩnh vực y tế chăm sóc
người cao tuổi trên tồn thế gi i trong đó có Việt Nam, do người cao tuổi có nhiều
bệnh lý m n tính đi kèm v i q trình suy giảm sinh lý các hệ cơ quan theo tuổi.
Suy yếu hay Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) một hội chứng
lão khoa, xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng của nhiều hệ thống
cơ quan trong cơ thể, có tần su t khá phổ biến ở NCT. Các nghiên cứu trên thế gi i
cho th y suy yếu có tỷ lệ dao động từ 4 -59% tùy thuộc vào tiêu chuẩn nghiên cứu
và cộng đồng NCT được khảo sát [21].
Hậu quả của suy yếu làm giảm chức năng sinh lý, giảm khả năng vận động
làm NCT trở n n tăng phụ thuộc, dễ xảy ra biến cố sức khỏe như té ngã, sảng từ đó
làm giảm chức năng nặng hơn, dẫn đến tàn tật, phụ thuộc hoàn toàn, tăng tỉ lệ nhập
viện, t vong, cũng như tăng chi phí chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội [28]. Do
đó nhận biết s m suy yếu để có biện pháp can thiệp kịp thời là v n đề bức thiết và
r t quan trọng đối v i các quốc gia đang già hóa.
Trong những thập niên gần đây, r t nhiều nghiên cứu trên thế gi i tiến hành
đánh giá về suy yếu. Nghiên cứu của tác giả Khandelwal D. và cộng sự năm 2012
ghi nhận: Trong 250 NCT nhập viện được đánh giá theo ti u chuẩn Fried có 83
người (33,2%) có suy yếu. Theo đó cho th y, suy yếu có li n quan


nghĩa v i tuổi

cao. Trong nhóm suy yếu này, có 5 trường hợp đã t vong [54].
T i Việt Nam, suy yếu còn chưa được quan tâm đúng mức và chưa được
nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu được thực hiện t i viện Lão khoa trung ương trên
NCT theo tiêu chuẩn Fried của Nguyễn Xuân Thanh (2015) t i các khoa nội và Thái


2

Sơn (2016) t i khoa c p cứu có kết quả tỷ lệ suy yếu lần lượt là 35,4% và 68,4%.
Cho th y tỷ lệ suy yếu trên NCT ở Việt Nam không nhỏ và cũng không khác iệt so
v i thế gi i.
Các nhà lão khoa đã xây dựng trên 20 công cụ đánh giá suy yếu, nhưng đến
nay chưa có một thang điểm hay phương tiện nào được thống nh t ch p nhận rộng
rãi trên toàn cầu. Trong các cơng cụ đánh giá lão khoa tồn diện CGAcomprehensive geriatric assessment được hiệp hội lão khoa Anh Quốc chọn làm
tiêu chuẩn vàng và đã được s dụng trong r t nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên tiêu
chuẩn này khá phức t p, cồng kềnh, m t r t nhiều thời gian và đòi hỏi người đánh
giá làm chuyên ngành lão khoa hoặc phải được tập hu n kỹ nên khó thực hiện trong
thực hành lâm sàng, chủ yếu dùng trong nghiên cứu [94].
Bên c nh đó, trong nghi n cứu của Emiel O. và cộng sự năm 2013, để xác
định suy yếu ở NCT trong chăm sóc an đầu, đã tiến hành so sánh tính chính xác
của 5 thang điểm đơn giản rút gọn: Groningen, PRISMA-7, đa thuốc, tự đánh giá
sức khỏe, và thang điểm đánh giá của các ác sĩ đa khoa (GP - general practitioner)
cho th y thang điểm PRISMA-7 có độ chính xác tốt nh t, nhưng cần nghi n cứu
th m về tính hợp l và ứng dụng lâm sàng của thang điểm này [32].
Ở Việt Nam khái niệm về suy yếu còn khá m i mẻ và chưa có nhiều nghiên
cứu. Nên NCT ở nư c ta vẫn chưa được đánh giá lão khoa toàn diện, v n đề cải
thiện ch t lượng cuộc sống NCT do hậu quả của suy yếu còn là một thách thức l n

nên cần có một cơng cụ đánh giá suy yếu đơn giản, ít tốn thời gian, dễ áp dụng kể
cả đối v i các nhân viên y tế không thuộc chuyên ngành lão khoa, để NCT được
đánh giá suy yếu thường quy s m.
Do đó chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tính hợp lý và giá trị ứng
dụng lâm sàng của bộ câu hỏi đánh giá suy yếu PRISMA-7” nhằm mục đích đánh
giá tính áp dụng thực tiễn của một thang điểm đánh giá suy yếu đơn giản t i Việt
Nam mà đã được thế gi i s dụng và đánh giá cao về độ nh y cũng như độ đặc
hiệu.


3

CÂU HỎI NGHI N CỨU
Tính hợp lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi đánh giá suy yếu:
PRISMA-7 như thế nào?

MỤC TI U NGHI N CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tính hợp lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi đánh giá
suy yếu PRISMA-7 bằng độ tin cậy và giá trị tầm soát.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ suy yếu theo thang điểm PRISMA-7 và CGA ở NCT điều trị
nội trú t i các khoa nội: Tim M ch, Tiêu Hóa, Hơ H p, Thần Kinh, Nội Tiết- Tổng
Hợp, Lão - Chăm Sóc Giảm Nhẹ của Bệnh Viện Đ i Học Y Dược TP.HCM từ
tháng 9/2016 đến tháng 6/2017.
2. Xác định độ tin cậy và giá trị tầm soát của bộ câu hỏi đánh giá suy yếu
PRISMA-7 so v i tiêu chuẩn vàng CGA.
3. Xác định các yếu tố li n quan đến tình tr ng suy yếu.



4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về ngƣời cao tuổi

1.1.1. Định nghĩa ngƣời cao tuổi:
Năm 1980, Liên hợp quốc l y tuổi 60 làm mốc quy ư c để phân định một
lứa tuổi cần quan tâm về mặt sức khỏe, tổ chức xã hội, phòng bệnh và chữa bệnh:
những người từ 60 tuổi trở l n là người cao tuổi
Theo tổ chức Y tế Thế gi i (WHO) người cao tuổi (người có tuổi) là người
có tuổi trên 60 tuổi. Theo các tác giả Hoa Kỳ là trên 65 tuổi và trong y học lão khoa
cần phân ra là người cao tuổi khi từ 60 - 74 tuổi (young old), còn từ 75 - 84 là cao
tuổi hơn (old - old), ≥ 85 tuổi (very old) và gọi là r t cao tuổi [95].
Ở Việt nam pháp lệnh số 23/2000/pl-ubtvqh10, ngày 28/4/2000, người cao
tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là cơng dân nư c Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [11]. Luật Người cao tuổi đã quy định trách nhiệm của
các cơ quan tổ chức, gia đình và các cá nhân trong chăm sóc, ảo vệ quyền lợi và
lợi ích hợp pháp của người cao tuổi [11].
1.1.2. Dân số già và sự già hóa dân số
Q trình già hóa trên thế gi i:
Hiện nay tỉ lệ người cao tuổi trên thế gi i ngày càng tăng và tỉ lệ người cao
tuổi  60 ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hư ng phát triển chung đó. Số
người cao tuổi (≥ 60 tuổi) trên thế gi i sẽ tăng từ 600 triệu người năm 2000 l n gần
2 tỷ người năm 2025.
Già hóa dân số là q trình chuyển đổi về dân số học theo hư ng tỉ lệ người
cao tuổi (từ 60 tuổi trở l n) tăng và chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỉ lệ người từ
65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số. Một dân số được gọi là già khi hai tỷ lệ trên
tương ứng là 20% và 14%. Một dân số được gọi là siêu già khi các tỷ lệ tr n tương

ứng là 30% và 25%, (Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có hơn
30% dân số từ 60 tuổi trở lên). Đến năm 2050, sẽ có 64 quốc gia có số người cao
tuổi chiếm hơn 30% tổng dân số quốc gia dư i 15 tuổi. [2]


5

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ dân số ngƣời cao tuổi trên thế giới [2]
Theo các dự áo trư c đây, dân số nư c ta sẽ già hóa vào năm 2014, nhưng
số liệu thực tế cho th y nư c ta ư c vào giai đo n già hóa dân số vào năm 2010,
s m hơn dự đoán 04 năm.[7]
Thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đo n “lão hóa” sang một cơ c u dân
số “già” ngắn hơn và nhanh hơn nhiều so v i nhiều nư c phát triển: giai đo n này
khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26 năm ở Nhật Bản, 22 năm ở Thái Lan, trong khi dự
kiến có chỉ 20 năm cho Việt Nam, từ năm 2011 Việt Nam đã chính thức ư c vào
giai đo n già hóa dân số
Theo Tiến sỹ Nguyễn Thế Huệ [1], Viện trưởng Viện Nghiên cứu Người cao
tuổi Việt Nam tốc độ tăng dân số ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1989 đến năm
1993 là tr n 2%/năm, trong khi tốc độ tăng dân số cao tuổi khoảng 5,87%/năm, g p
khoảng 3 lần tốc độ tăng dân số. Kinh nghiệm quốc tế cho th y, mơ hình biến động
dân số của Việt Nam khá giống Trung Quốc và Hàn Quốc, là những nư c có dân số
chuyển từ lo i trẻ sang lo i già, và dự áo đến thế kỷ XXI, dân số Việt Nam còn ở
mức độ già hơn cơ c u dân số chung của thế gi i. Việt Nam sẽ đứng trư c những


6

th thách về già hóa dân số như Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nư c công nghiệp
khác trong tương lai gần.
Ở các nư c đang phát triển (trong đó có Việt Nam), tốc độ già hóa dân số l i

vượt quá tốc độ phát triển kinh tế xã hội của những quốc gia đang phát triển. Điều
này làm cho những quốc gia đang phát triển trở n n già trư c khi giàu.
Mặc dù tuổi thọ dân số tăng phản ánh tích cực sự phát triển về kinh tế, an
ninh quốc gia, chăm sóc y tế của các nư c đang phát triển, tuy nhi n điều này gây
khó khăn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tồn diện đối v i người cao tuổi vì
nguồn chi phí cho y tế chưa được dồi dào và nền y học điều trị cũng như y học dự
phòng chưa m nh mẽ như những quốc gia đã phát triển.
Do đó tầm sốt, đánh giá tồn diện, phát hiện s m các v n đề về sức khỏe
của người cao tuổi sẽ giúp duy trì ổn định các bệnh m n tính, điều trị s m các v n
đề c p tính, ngăn ngừa các biến chứng giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe,
giảm gánh nặng về y tế, kinh tế cho bản thân, gia đình người cao tuổi và cho toàn xã
hội.
1.2.

Khái niệm về suy yếu

1.2.1. Định nghĩa suy yếu
Khái niệm về suy yếu (Frailty) hay còn được gọi là hội chứng dễ bị tổn
thương, xảy ra do sự tích tụ của q trình suy giảm chức năng của nhiều hệ thống cơ
quan trong cơ thể [40] lần đầu ti n được đưa ra vào năm 1968 trong một nghiên cứu
cắt ngang trên người cao tuổi trong cộng đồng. Nghiên cứu này mô tả hội chứng suy
yếu như một phản ứng quá mức và không tương xứng của người cao tuổi v i những
sự kiện b t lợi .
Năm 1990, Fretwell n u rằng [64]“suy yếu của một cá nhân được định nghĩa
là khả năng dễ tổn thương với những „thách thức‟ của mơi trường”.
Bởi vì người cao tuổi là những người có nguy cơ suy yếu nên y học lão khoa
là tìm kiếm, can thiệp để phịng ngừa và giảm th p nh t tỉ lệ bệnh tật và sự phụ
thuộc.



7

Bảng 1.1. Các giai đoạn của suy yếu [8].
Khỏe mạnh

Suy yếu dƣới

Suy yếu

Suy yếu giai

Suy yếu

lâm sàng

giai đoạn sớm

đoạn muộn

giai đoạn cuối

Mau hồi phục

Suy yếu

Khỏe m nh, Xu t
khả

năng suy yếu dễ sàng của suy yếu


phục hồi dễ hồi
dàng

hiện Có biểu hiện lâm Có biểu hiện Có biểu hiện lâm
lâm sàng của sàng trầm trọng,

phục, Kém dung n p v i sự suy yếu.

khỏi nhưng chậm những căng thẳng, Kém

những stress

toàn chức năng

v i giảm sức m nh

những căng cơ ắp, sụt cân.

khỏi những

thẳng, phục

căng

hồi r t chậm.

thẳng




dung cholesterol th p,

hoặc khơng nhưng khơng m t n p
hồn

LDL

và có biểu

Kết cục: m t Kết

hiện những

chức

năng thuộc, nguy cơ t

biến

do

giảm vong cao trong

chứng

b t lợi

cục:

năng lượng, 12 tháng

sức m nh

1. Người suy yếu có nguy cơ ị những kết cục b t lợi cho sức khỏe, bao gồm:
a. Dịch vụ y tế không ổn định.
b. Suy giảm chức năng, sống lệ thuộc.
c. Ch n thương
d. Té ngã.
e. Tình tr ng bệnh c p tính
f. Nhập viện
g. S dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe
h. Hồi phục chậm, khơng hồn tồn sau đợt bệnh c p hoặc sau xu t viện
i. Nguy cơ cao ị tai biến do thầy thuốc và biến chứng do điều trị
2. Tần su t suy yếu hiện mắc tăng đáng kể theo tuổi

lệ


8

Khỏe mạnh

Suy yếu dƣới

Suy yếu

Suy yếu giai

Suy yếu

lâm sàng


giai đoạn sớm

đoạn muộn

giai đoạn cuối

3. Suy yếu được biểu hiện như suy giảm khả năng đương đầu v i những „th
thách‟ sức khỏe và giảm khả năng trở về tình tr ng sức khỏe ổn định, có thể liênn
quan đến giảm chức năng dự trữ. Mức độ suy yếu có thể thay đổi từ dư i lâm sàng
t i gia đo n lâm sàng rõ ràng đến giai đo n cuối đời.
4. Ở người cao tuổi suy yếu, những tác động lâm sàng hay thậm chí chỉ là những
bệnh l dư i lâm sàng làm lộ rõ sự giảm khả năng iến thiên của tình tr ng chức
năng và sức khỏe. Càng l n tuổi càng làm tăng khả năng dễ tổn thương v i nhiều
bệnh mà khơng có mối liên hệ (bệnh học) rõ ràng. Những thay đổi trong yếu tố
nguy cơ có thể nhận biết khơng giải thích được khả năng dễ tổn thương như vậy.
5. Người suy yếu cần được chăm sóc tích cực – liên tục và cần s dụng dịch vụ hỗ
trợ thông tin cộng đồng và cần đội ngũ nhân vi n y tế chuyên nghiệp
6. Lão khoa là chuyên ngành nội khoa và có thêm những kỹ năng chăm sóc
chuyên biệt cho người cao tuổi suy yêu.
1.2.2. Hậu quả của suy yếu:
Các biến chứng của suy yếu có liên quan trực tiếp v i những tổn thương sinh
lý do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng v i các yếu
tố stress của cơ thể. Hậu quả là dẫn đến tình tr ng tăng nguy cơ té ngã, suy giảm
chức năng dẫn đến khuyết tật, tăng phụ thuộc, tăng tình tr ng s dụng quá nhiều
thuốc (đa thuốc) tăng tần su t nhập viện [55]. Sự hồi phục chậm sau bệnh tật
và/hoặc té ngã do sự suy giảm khả năng dự trữ sinh lý các hệ cơ quan theo tuổi dẫn
đến tăng t su t và bệnh su t: Tỉ lệ t vong 1 năm sau khi xu t viện vì biến cố c p ở
NCT suy yếu là 26%. Khi có nhiều bệnh phối hợp, suy yếu làm tăng tần su t t
vong nhiều hơn. Suy yếu làm tăng g p 2 lần tần su t bệnh và t su t của bệnh nhân

cao tuổi mắc bệnh tim m ch ổn định, hội chứng vành c p, suy tim, can thiệp phẫu
thuật tim m ch. Suy yếu phổ biến hơn ở NCT mắc nhiều bệnh phối hợp: 10 – 60%
NCT bệnh tim m ch có suy yếu [13]


9

Sinh lý bệnh

1.3.

1.3.1. Thuyết thứ nhất:
Theo Rockwood suy yếu là sự tích lũy của các bệnh lý tiềm tàng, các rối lo n
dư i lâm sàng, m t chức năng của các cơ quan, ộ phận và hệ thống của cơ thể.
Rockwood và cộng sự đã đưa ra cách tiếp cận bằng cách làm bảng tóm tắt t t cả
những biểu hiện thiếu sót tiềm tàng, triệu chứng, d u hiệu, bệnh lý, tình tr ng lão
hóa, xét nghiệm b t thường, m t chức năng. Tổng hợp t t cả các thiếu sót vừa đánh
giá tr n người ta phân thành nhiều mức độ tình tr ng sức khỏe khác nhau (chức
năng, sinh l , lâm sàng) và từ đó có thể dự đốn nguy cơ t vong. Suy yếu là hình
thức trung gian, hầu như là tiềm ẩn, t o ra hiệu quả tổng hợp của t t cả các thiếu sót
của dự trữ hằng định nội mơi và số lượng các thiếu sót này dẫn đến mối liên hệ đáp
ứng – liều lượng li n quan đến tỉ lệ t vong [81]. (Mô tả qua sơ đồ 1.1)

ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ
STRESS BÊN NGOÀI

LÂM SÀNG THẦM LẶNG

HIỆU SUẤT


Tiền suy yếu

SUY YẾU

ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNG
THẲNG BÊN NGOÀI

BIẾN CHỨNG CỦA
SUY YẾU

SUY GIẢM LÂM SÀNG

KẾT QUẢ BẤT LỢI

TUỔI

Sơ đồ 1.1: Sự phát triển của suy yếu cùng quá trình lão hóa [55]

Cơ chế cân bằng nội mơi

Q TRÌNH LÃO HĨA

Kiểu hình suy yếu


10

1.3.2. Thuyết thứ hai:
Suy yếu là tiến trình sinh bệnh học duy nh t: giả thuyết này cho rằng suy yếu
là biểu hiện thiếu sót nguyên phát liên quan đến giảm chức năng sinh l từ mức độ

tế bào, sau đó làm tổn thương hệ thống nội mơi và các hệ thống sinh học. Điều này
có thể là do những thay đổi ở một lo t các cơ chế sinh học cơ bản, và cuối cùng dẫn
đến m t điều hòa đa hệ thống sinh lý gây ra suy yếu. Tóm tắt qua sơ đồ 1.2
1.3.1.1.

Tổn thương từ mức độ tế bào:

Theo Walston ở mức độ tế bào, sự tích lũy tổn thương oxy-hóa là một trong
những nguyên nhân dẫn đến suy yếu. Bên c nh đó sự thay đổi về nhiễm sắc thể
cũng dẫn đến những biến đổi trong phân chia tế bào và tổng hợp protein dẫn đến
những biến đổi về chức năng, có li n quan đến sự suy yếu sinh lý ở người cao tuổi
[98]. Nghiên cứu khác của Richard M.C [80] cho th y những người cao tuổi có
nhiễm sắc thể Telomere ngắn hơn thì tỷ lệ t vong gần như g p đôi so v i những
người có nhiễm sắc thể dài hơn.
Tuy nhiên, trên một nghiên cứu cắt ngang của Woo [101] và cộng sự l i
khơng tìm th y mối quan hệ giữa chỉ số suy yếu (frailty index) và chiều dài nhiễm
sắc thể. Có thể chiều dài của nhiễm sắc thể có thể là một chỉ điểm sinh học của q
trình lão hóa ở mức độ tế bào, nhưng chưa thể khẳng định mức đặc trưng cho tình
tr ng suy yếu.
1.3.1.2.

Tổn thương các hệ thống sinh học:

Các hệ thống sinh học cơ ản có liên quan sẽ tham gia vào sự duy trì sản
xu t ổn định - phân phối- s dụng năng lượng; các hệ thống sinh lý chủ đ o đó gồm
kích thích tố, miễn dịch, yếu tố viêm.
Tổn thương q trình viêm:
Gồm có cytokin interleukin-6, protein C phản ứng, các tế bào b ch cầu, đặc
biệt là b ch cầu đơn nhân và


ch cầu trung tính. Interleukin-6 [61] là một cytokin

gây viêm có mức độ lưu hành gia tăng ở người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi
có suy yếu. Sự gia tăng mức độ interleukin-6 theo tuổi có li n quan đến một số q
trình sinh lý bệnh học, bao gồm cả vữa xơ động m ch, loãng xương, teo cơ người


11

già (sarcopenia), suy giảm chức năng, khuyết tật, cũng như t t cả các nguyên nhân
t vong ở người cao tuổi.
Ngồi ra, tăng mức độ interleukin-6 có li n quan đến giảm khối lượng cơ và
sức m nh ngay cả trên người cao tuổi có ho t động chức năng tốt. Trong một nghiên
cứu tiến cứu dài 3,5 năm kết thúc vào năm 2012 của Ferrucci và cộng sự [37], cho
th y rằng mức độ interleukin-6 tăng cao có khả năng dự đoán nguy cơ cao phát triển
khuyết tật về thể ch t, suy giảm sức m nh cơ và hiệu su t ho t động của cơ trong
cộng đồng người cao tuổi và hệ thần kinh trung ương - tự chủ có thể li n quan đến
sự phát triển chính đến suy yếu. M t khối lượng cơ theo tuổi là biểu hiện chính của
suy yếu. Bên c nh Interlekin-6 thì Protein C phản ứng cũng là một yếu tố viêm quan
trọng. Protein C phản ứng là protein do gan sản xu t ra và được phóng thích vào
máu trong vịng một vài giờ sau khi mơ bị tổn thương do bị nhiễm trùng hoặc b t cứ
một nguyên nhân khác gây ra viêm. Ngoài ra nồng độ CRP (C-protein reaction) cao
có li n quan đến bệnh tim m ch. Đã có chứng minh mối liên quan trực tiếp của d u
n viêm này v i hội chứng dễ bị tổn thương.
Trong nghiên cứu sức khỏe tim m ch, Walston và các đồng nghiệp đã chỉ ra
mối li n quan đáng kể của nồng độ CRP cao trong suy yếu sau khi lo i trừ bệnh tim
m ch và bệnh đái tháo đường và điều chỉnh các đặc điểm nhân khẩu học cơ
bản[98]. Một số nghiên cứu ở người cao tuổi đã chứng minh tăng số lượng b ch
cầu, dù trong gi i h n ình thường, có li n quan đến bệnh tim m ch và m ch máu
não, t vong do tim m ch và ung thư, cũng như t t cả các nguyên nhân gây t vong

ở người cao tuổi. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh mối quan hệ trực tiếp của suy
yếu v i sự gia tăng số lượng b ch cầu cũng như tăng cao của số lượng b ch cầu
trung tính và b ch cầu đơn nhân. Có lẽ có sự tác động cộng hợp giữa b ch cầu và
interleukin-6 v i tình tr ng suy yếu.
Rối loạn điều hịa hệ thống nội tiết
Một trong những giả thuyết cơ chế của suy yếu là sự rối lo n của các hormon
đồng hóa. Nghiên cứu của Cappola và cộng sự đã cho th y những NCT có thiếu hụt
nhiều hơn một hormon đồng hóa có khả năng mắc suy yếu hơn so v i NCT cùng độ


12

tuổi khơng có sự thiếu hụt này[22]. Bên c nh sự thiếu hụt hormon đồng hóa, sự thay
đổi hormon sinh dục và hormon tăng trưởng (IGF-1) cũng li n quan đến tiến trình
suy yếu. Đây là hai hormon quan trọng gây ra những rối lo n điều hịa chuyển hóa
của cơ vân, do đó dẫn đến sự giảm nhanh khối lượng cơ bắp và sức m nh ở người
cao tuổi. Sự suy giảm nhanh chóng của estrogen theo tuổi ở phụ nữ sau mãn kinh và
giảm dần của testosteron ở nam gi i l n tuổi dẫn đến giảm khối lượng cơ và sức
m nh cơ ắp. IGF-1 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của các tế ào cơ
vân và có thể là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì khối lượng cơ ắp khi lão
hóa. Ngồi ra cịn có bằng chứng của sự tương tác giữa IGF-1 và interleukin-6, cho
th y tình tr ng viêm có thể đẩy IGF-1 xuống th p hoặc dư i mức nh y cảm sinh
học của nó. Voznesensky và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang cho
th y mối tương quan nghịch giữa nồng độ hormon tuyến thượng thận
dehydroepiandrosteron sulfat (DHEA-s) và suy yếu [97]. Tình tr ng suy giảm của
nồng độ DHEA-S và IGF-1 theo tuổi gây suy ra thiếu hụt l n trong trong sức m nh,
sức chịu đựng, giảm cân, tốc độ đi ộ và ho t động thể ch t. Hơn nữa DHEA-S có
tác dụng ngăn chặn tình tr ng viêm gây ra do yếu tố h t nhân kappa B (NFKB). Do
đó, nồng độ của DHEA-S giảm có thể góp phần vào tình tr ng viêm m n tính và
cuối cùng gây ra suy yếu.

Rối loạn điều hịa q trình đơng máu
Theo nghiên cứu của Pieper năm 2000 và nghi n cứu của Cohen năm 2009
cho th y sự ho t hóa q mức của hệ thống đơng máu có li n quan đến lão hóa[72],
suy giảm chức năng và tăng tỷ lệ t vong[27]. Bên c nh đó sự biến đổi các d u n
của q trình đơng máu diễn ra theo tuổi xảy ra s m hơn so v i các chỉ điểm sinh
học lão hóa khác [53] dẫn đến giả thuyết cho rằng d u n sinh học của đông máu
(D-dimer, yếu tố VIII và fibrinogen) và hủy fibrinlà d u hiệu quan trọng trong cơ
chế sinh lý sự phát triển của suy yếu [91].
Trong nghiên cứu của Pieper và cộng sự khảo sát 1.729 người tham gia từ 70
tuổi trở lên cho th y tuổi ngày càng tăng có li n quan đến mức D-dimer cao [72].
Một nghiên cứu t i Đức của Hager và cộng sự tiến hành trên dân số người cao tuổi


13

khỏe m nh th y nồng độ fi rinogen tăng 25 mg/dL mỗi thập kỷ và tăng tr n 320
mg/dL trong hơn 80% số người trong độ tuổi 65 trở lên . Ngồi ra các d u n đơng
máu như ch t ức chế ho t hóa sinh plasmin (PAI-1) và yếu tố VIII đã được chứng
minh tăng cao theo tuổi. Điều này cho th y rằng quá trình lão hóa có liên quan v i
sự thay đổi các ch t chỉ điểm đông máu. Trên thực tế đáng chú

là tỷ lệ huyết khối

tĩnh m ch và tắc nghẽn m ch phổi tăng đáng kể trong người cao tuổi[60].
D-dimer và các d u n khác của trình ho t hóa đơng máu có li n quan v i sự
h n chế trong một lo t các lĩnh vực chức năng, ao gồm cả ho t động độc lập v i
cuộc sống hàng ngày, chức năng chi dư i và trên kiểm tra nhận thức.
Các nghiên cứu cho th y interleukin-6 cũng đóng một vai trị quan trọng
trong tổng hợp và giải phóng fibrinogen, yếu tố mơ, yếu tố VIII và tiểu cầu từ nhiều
mô. Ngược l i, D-dimer được biết có khả năng kích thích sự tổng hợp và giải phóng

các cytokin tiền viêm, bao gồm interleukin-6 và b ch cầu đơn nhân máu ngo i vi.
Như vậy quá trình vi m và đơng máu có khả năng t o thành một vòng xoắn tương
tác v i nhau.
Rối loạn quá trình điều hóa chuyển hóa:
Heineman J.M và cộng sự cho th y sự gia tăng tình tr ng kháng insulin xảy
ra cùng v i q trình lão hóa, dẫn đến sự suy giảm h p thu glucose của cơ xương
[48] Nghiên cứu của Abbatecola và cộng sự cũng mô tả mối quan hệ giữa kháng
insulin cao và các các chỉ số lâm sàng của suy yếu, điển hình là suy yếu cơ xương,
các v n đề về c động chân và khuyết tật thể ch t và suy giảm nhận thức [14]. Có
thể th y kháng insulin được gợi ý như một rối lo n trao đổi ch t có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến hội chứng suy yếu.
Theo nghiên cứu của Stéphanie C. Và cộng sự năm 2006 cho th y sự thay
thế dần các mô cơ vân bằng mô mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra tăng
kháng insulin và không dung n p glucose ở những người l n tuổi [89]. Bên c nh đó
Goulet và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu năm 2009 cho th y tình tr ng sản xu t
cortisol m n tính để đáp ứng v i các yếu tố stress được tích lũy dần theo thời gian
có thể dẫn đến ức chế chức năng miễn dịch, tăng tình tr ng kháng insulin, tăng khối


14

lượng mô mỡ , đặc biệt là mỡ bụng và gây m t khối lượng mô cơ vân [42]. Một
nghiên cứu năm 2007 của Barzilay và các cộng sự cũng cho th y liên hệ giữa kháng
insulin, và tình tr ng viêm gây tăng nguy cơ 1,15 lần mắc tình tr ng suy yếu [19].
Từ đó cho th y rằng việc kiểm sốt và phịng tránh tình tr ng đề kháng
insulin có vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc trì hỗn, làm chậm tiến trình
suy yếu li n quan đến insulin.
Rối loạn điều hòa hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là cơ quan ảo vệ đầu tiên chống l i các tác nhân gây tổn
thương từ


n ngoài như ch n thương hay nhiễm khuẩn ở. Các thành phần tế bào

chính của hệ thống miễn dịch tự nhiên bao gồm b ch cầu trung tính, b ch cầu đơn
nhân và đ i thực bào các tế ào khác như nguy n ào sợi và tế ào gan cũng có khả
năng gắn kết một đáp ứng viêm.
Các nghiên cứu cho th y sự gia tăng tổng số b ch cầu, số lượng b ch cầu
trung tính và b ch cầu đơn nhân cũng như tăng đáng kể b ch cầu đơn nhân/đ i thực
bào qua trung gian viêm kích ho t miễn dịch trong suy yếu đã gợi ý hội chứng này
li n quan đến rối lo n điều hòa miễn dịch tự nhiên [72], [18]. Nghiên cứu của
Semba và cộng sự năm 2005 cho th y mối quan hệ giữa tế bào T và tỷ lệ t vong ở
phụ nữ l n tuổi ở cộng đồng cho th y phụ nữ cao tuổi có suy yếu có số lượng
lympho T- CD8 cao hơn đáng kể so v i những phụ nữ khơng có hội chứng này [86].
1.3.1.3.

Suy yếu hệ thống:

Gồm sự thay đổi trên hệ cơ- xương- kh p và nhận thức thần kinh là những
biến đổi lâm sàng đặc trưng, đ i diện cho suy giảm các hệ cơ quan sinh l .
Suy yếu hệ thống cơ xương: Teo cơ , m t cơ ở NCT (Sarcopenia) xu t hiện
cùng v i q trình lão hóa và là một trong những thành phần chính trong kiểu hình
của suy yếu. Nghiên cứu của Hairi năm 2010 cho th y teo cơ người già là hậu quả
nặng nề cho người cao tuổi vì nó liên quan rõ rệt v i nguy cơ suy giảm chức năng
và tàn tật [44]
Sự m t khối lượng cơ theo tuổi không diễn ra đơn độc mà được gắn kết chặt
chẽ v i sự tăng khối lượng mỡ và sự phối hợp này dẫn đến teo cơ

éo phì



15

(Sarcopenic obesity). Trong nghiên cứu của Matteo C và cộng sự, gồm 923 đối
tượng tham gia từ 65 tuổi trở lên cho th y những đối tượng có suy yếu có mật độ và
khối lượng cơ ắp th p hơn, khối lượng ch t éo cao hơn NCT khơng có tình tr ng
này [65].
Teo cơ éo phì là một tình tr ng đặc biệt đáng lo ng i, trong nghiên cứu của
Marjolein V. Và cộng sự năm 2005 cho th y, nó gắn liền v i suy giảm chức năng và
dẫn đến tăng gần g p đôi nguy cơ tàn tật trong 2,5 năm theo dõi [63].
Trong nghiên cứu của Ruth E.H và cộng sự năm 2010 cho th y lượng mỡ dư
thừa trong cơ thể, nh t là tình tr ng béo bụng, là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng
của suy giảm chức năng thể ch t ở NCT. Quan trọng hơn, ch t béo ở người l n tuổi
là ưu ti n tích lũy phân ố trung tâm, do đó là một yếu tố nguy cơ l n đối v i rối
lo n chuyển hóa insulin [83].
Suy yếu hệ thống nhận thức- thần kinh:
Những năm gần đây tình tr ng nhận thức- thần kinh là một v n đề được quan
tâm và nghiên cứu nhiều trên cộng đồng người cao tuổi. Bảng điểm MMSE đã được
dùng để khảo sát trên 6000 NCT từ 65 tuổi trở lên cho th y NCT có tình tr ng suy
yếu kèm suy giảm nhận thức có kết quả sức khỏe b t lợi như suy giảm chức năng,
m t trí nh và tăng tần su t tái nhập viện [15]. Nghiên cứu của Rothman và cộng sự
năm 2008, ằng tiêu chuẩn Fried trong thời gian 7,5 năm theo dõi cho th y suy giảm
nhận thức có li n quan độc lập rõ rệt v i tình tr ng khuyết tật m n tính, phải chịu sự
điều trị lâu dài trong các tr i dưỡng lão và tăng t vong [82].
Nghiên cứu tiến cứu của Wang J.J và cộng sự cho th y NCT có giảm thị
lực, và đục thủy tinh thể theo tuổi có nguy cơ t vong tăng 70% so v i người khơng
bị triệu chứng này [100].
Theo phân tích của Lenze E.J và cộng sự năm 2005 cho th y tình tr ng trầm
cảm m n tính ở người cao tuổi tăng 5,3 lần nguy cơ khuyết tật chức năng so v i
NCT không trầm cảm trong a năm theo dõi [57] Rối lo n cảm xúc là một d u hiệu
có khả năng dự đốn khuyết tật chức năng ở người cao tuổi.



16

Sơ đồ 1.2. Mơ hình sự phát triển suy yếu (hội chứng dễ bị tổn thƣơng)
ở ngƣời cao tuổi [40]


17

Các tiêu chuẩn đánh giá suy yếu:
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn đánh giá suy yếu, có mốt số tiêu chuẩn đánh
giá suy yếu được xem là nền tảng : tiêu chuẩn CGA (Comprehensive Geriatric
Assessment- đánh giá lão khoa toàn diện) là tiêu chuẩn vàng của hiệp hội lão khoa
Anh Quốc (BGS) [94]. Tiêu chuẩn Fried, được dùng trong các nghiên cứu về suy
yếu trên bệnh nhân tim m ch (Cardio vascular Health Study) [40]. Và cùng sự phát
triển của Y học lão khoa đã có khoảng 20 cơng cụ tầm soát nhanh Suy yếu ra đời.
1.4.

Các tiêu chuẩn đánh giá suy yếu

1.4.1. Các tiêu chuẩn nền tảng:
 CGA (Comprehensive Geriatric Assessment- đánh giá lão khoa toàn
diện):
Là một thang điểm được s dụng s m nh t từ Anh quốc hơn 70 năm nay,
hiện nay được hiệp hội lão khoa Anh Quốc chọn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá
trình tr ng suy yếu [94]. CGA được nghiên cứu và ứng dụng trong lâm sàng ở nư c
Anh từ r t s m trong những trung tâm chăm sóc NCT an đầu và cho th y lợi ích
rõ rệt tr n nhóm NCT được nhận diện suy yếu và được can thiệp kịp thời, có kế
ho ch.


Bảng 1.2. CGA đánh giá toàn diện 1 bệnh nhân lão khoa về 5 khía cạnh
Lĩnh vực

Suy giảm

Tình tr ng nhận thức theo MMSE

≤ 23 (+)

Tình tr ng chức năng theo ADL, IADL

≥ 2 (+)

Trầm cảm theo GDS -15

≥ 10 (+)

Dinh dưỡng theo MNA-SF

≤ 7 (+)

Các bệnh đi kèm theo chỉ số đa ệnh lý Charlson

≥ 2 (+)

Tiêu chuẩn đánh giá là suy yếu khi có ≥ 2 trong 5 yếu tố trên có b t thường [66].
 Tình tr ng chức năng theo ADL, IADL:
Do Katz và cộng sự đề xu t năm 1963. Tình tr ng chức năng gồm 2 nhóm: ho t
động chức năng cơ ản hàng ngày và ho t động chức năng sinh ho t hàng ngày.



18

Ho t động chức năng cơ ản hằng ngày gồm 09 ho t động: tắm r a, mặc
quần áo, thay quần áo, đánh răng, đi vệ sinh, di chuyển ra khỏi giường/ghế, đi ộ,
leo cầu thang, ăn uống. Đối tượng phỏng v n không thực hiện độc lập được b t cứ
mỗi ho t động thì sẽ tính là 01 điểm. Họat động chức năng cao c p gồm 08 ho t
động bao gồm: đi chợ, n u ăn, quản lí thuốc men, s dụng điện tho i, làm cơng việc
nhà, giặt đồ, lái xe, s dụng các phương tiện cơng cộng, quản lí tiền b c. Đối tượng
phỏng v n không thực hiện độc lập được cứ mỗi ho t động thì sẽ tính là 01 điểm.
Các ho t động chức năng có tổng điểm l n hơn hoặc bằng 02, được tính là khơng
thực hiện được.
 Tình tr ng tâm thần- Sa sút trí tuệ theo MMSE:
Tình tr ng tâm thần - cognitive status , được đánh giá theo thang điểm MMSE
(Mini Mental State Examination) do Folstein và cộng sự năm đề xu t năm 1975, đã
được chuẩn hóa sang tiếng việt qua cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Kinh Quốc
và Vũ Anh Nhị năm 2005 [3].
Bộ câu hỏi gồm 30 câu hỏi độc lập: mỗi câu hỏi khi trả lời chính xác được tính
là 01 điểm.
o Điểm ≥ 24: ệnh nhân có tr ng thái tâm thần ình thường
o Điểm số từ: 20-23: Giảm nhận thức nhẹ (20-23)
o Điểm số ≤ 19: Giảm nhận thức vừa
Đối tượng nghiên cứu có điểm số thang MMSE ≤ 23, đánh có suy giảm nhận
thức
 Trầm cảm theo GDS:
Thang GDS gồm 30 câu hỏi độc lập, mỗi câu hỏi được tính 01 điểm do
Yesavage và cộng sự đề xu t năm 1983, sau đó đã có r t nhiều nghiên cứu cho th y
thang GDS rút gọn gồm 15 câu hỏi có giá trị như khi dùng thang GDS tồn ộ [58],
và cho đến nay thang GDS rút gọn vẫn được s dụng phổ biến

o Điểm số: 0-4: ình thường
o Điểm số: 5-9: nghi ngờ trầm cảm
o Điểm số: ≥ 10: chắc chắn trầm cảm


×