Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá tính hợp lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi đánh giá suy yếu dấu chỉ điểm suy yếu groningen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
--------

NGUYỄN NGỌC MAI PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ
VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
CỦA BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SUY YẾU:
DẤU CHỈ ĐIỂM SUY YẾU GRONINGEN
Chuyên ngành: Nội khoa (Lão Khoa)
Mã số: 60.72.01.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. THÂN HÀ NGỌC THỂ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ
một cơng trình nào khác.

Ngƣời thực hiện


NGUYỄN NGỌC MAI PHƢƠNG


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Định nghĩa ngƣời cao tuổi ..................................................................................4
1.2. Sự già hóa dân số ................................................................................................4
1.3. Khái niệm về suy yếu .........................................................................................6
1.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá suy yếu ...................................................................9
1.5. Một số nghiên cứu về suy yếu, tầm soát suy yếu và bộ câu hỏi GFI ...............19
CHƢƠNG : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ...................24
2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................24
2.3. Đối tƣ ng nghi n cứu .......................................................................................24
2.4. C m u .............................................................................................................24
2.5. Phƣơng pháp chọn m u ....................................................................................24
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................25
2.7. Định nghĩa các biến số .....................................................................................27
2.8. Kiểm sốt sai lệch .............................................................................................32
2.9. Xử lí mất dữ liệu ...............................................................................................32
2.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................32
2.11. Vấn đề y đức .....................................................................................................33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................................35
3.2. Đánh giá độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của bộ câu hỏi GFI ................42

3.3. Tỷ lệ suy yếu NCT điều trị tại các khoa nội BV ĐHYD TP.HCM theo bộ câu
hỏi GFI và thang điểm CGA ............................................................................46


3.4. Khảo sát mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân trắc học, dịch tễ học
và đặc điểm đánh giá lão khoa toàn diện với tỷ lệ suy yếu NCT theo bộ câu
hỏi GFI..............................................................................................................47
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................53
4.1. Đặc điểm đối tƣ ng nghiên cứu .......................................................................54
4.2. Xác định tỷ lệ suy yếu NCT theo bộ câu hỏi GFI và thang điểm CGA ...........58
4.3. Đánh giá độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của bộ câu hỏi Groningen .....59
4.4. Khảo sát mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân trắc học, dịch tễ học
và đặc điểm đánh giá lão khoa toàn diện với tỷ lệ suy yếu NCT theo bộ
câu hỏi GFI .......................................................................................................63
4.5. Hạn chế của đề tài.............................................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BV ĐHYD

Bệnh viện Đại Học Y Dƣ c

NCT

Ngƣời cao tuổi


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TIẾNG ANH
aCGA

The abbreviated Comprehensive Geriatric Assessment
Thang đánh giá lão khoa toàn diện rút gọn

ADL

Activites of Daily Living
Chỉ số chức năng hoạt động cơ bản hằng ngày

AUC

Area under curve
Diện tích dƣới đƣờng cong

CCI

Charlson Comorbidity Index
Chỉ số bệnh đồng mắc Charlson

CFS

Clinical Frailty Scale
Thang điểm suy yếu lâm sàng Canada


CGA

Comprehensive Geriatric Assessment
Đánh giá lão khoa toàn diện

FI

Frailty Index
Chỉ số suy yếu

IADL

Instrumental Activites of Daily Living
Chỉ số chức năng hoạt động sinh hoạt hằng ngày

IAGG

International Association of Gerontology and Geriatrics
Hiệp hội Lão khoa quốc tế

GDS

Geriatric Depression Scale
Thang điểm trầm cảm lão khoa

GEM

Geriatric Evaluation and Management Units
Đơn vị đánh giá và quản lý lão khoa



GFI

Groningen Frailty Indicator
Dấu chỉ điểm suy yếu Groningen

MMSE

Mini-Mental State Examination
Đánh giá tình trạng nhận thức rút gọn

MNA

Mini nutritional assessment
Đánh giá tình trạng dinh dƣ ng rút gọn

MNA-SF

Mini Nutritional Assessment Short Form
Đánh giá tình trạng dinh dƣ ng bảng rút ngắn

MUST

Malnutrition Universal Screening Tool
Công cụ sàng lọc dinh dƣ ng

NRI

Nutriton risk index

Chỉ số nguy cơ dinh dƣ ng

Prisma-7

Program of Research to Integrate Services for the Maintenance
of Autonomy
Chƣơng trình nghi n cứu để triển khai các dịch vụ duy trì tính
tự chủ của ngƣời cao tuổi

PSMS

Physical Self-Maitenance Scale
Thang điểm đánh giá khả năng duy trì thể chất

ROC

Receiver operating curve
Đƣờng cong vận hành tiếp nhận dữ liệu

SPQ

Sherbrooke Postal Questionnaire
Bộ câu hỏi Sherbrooke

SGA

Subjective Global Assessment
Đánh giá tổng thể chủ quan

TFI


Tilburg Frailty Indicator
Dấu chỉ điểm suy yếu Tilburg

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
CHƢƠNG 1
Bảng 1.1. Các giai đoạn của suy yếu ..........................................................................8
Bảng 1.2. Thang đo suy yếu CGA ............................................................................12

CHƢƠNG 3
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ....................................................35
Bảng 3.2. Điểm số các tiêu chí thành phần trong xác định suy yếu theo CGA ........37
Bảng 3.3. Tỷ lệ suy giảm tr n các lĩnh vực theo CGA của đối tƣ ng nghiên cứu
theo các thang đo .......................................................................................................41
Bảng 3.4. Độ tin cậy nội bộ của bộ câu hỏi GFI .......................................................42
Bảng 3.5. Điểm cắt của thang đo GFI .......................................................................44
Bảng 3.6. Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi GFI với thang điểm CGA.................44
Bảng 3.7. Tỷ lệ suy NCT điều trị tại các khoa Nội bệnh viện Đại Học Y Dƣ c
theo thang điểm CGA và bộ câu hỏi GFI..................................................................46
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa suy yếu theo bộ câu hỏi GFI với một số yếu tố ........47
Bảng 3.9. Hệ số tƣơng quan ......................................................................................49
Bảng 3.10.Mơ hình đa biến giữa các yếu tố liên quan với bộ câu hỏi GFI ..............51
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các thang đo suy yếu thuộc CGA với bộ câu
hỏi GFI ......................................................................................................................52



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Vịng xoắn năng lƣ ng bệnh lý của suy yếu ..................................... 9
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 26
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ số bệnh nhân tham gia nghiên cứu ở các khoa ............................36

Biểu đồ 3.2. Phân loại theo thang đo nhận thức MMSE................................. 37
Biểu đồ 3.3. Phân loại theo thang đo tình trạng dinh dƣ ng MNA ................ 38
Biểu đồ 3.4. Phân loại theo thang đo mức độ trầm cảm GDS ........................ 38
Biểu đồ 3.5. Phân loại theo chỉ số ADL-IADL............................................... 39
Biểu đồ 3.6. Phân loại theo chỉ số CCI ........................................................... 39
Biểu đồ 3.7. Tƣơng quan điểm Groningen giữa 2 lần đo ............................... 43
Biểu đồ 3.8. Diện tích dƣới đƣờng cong ROC................................................ 45
Biểu đồ 3.9. Tƣơng quan giữa điểm số GFI với tuổi của bệnh nhân .............. 49
Biểu đồ 3.10. Tƣơng quan giữa điểm số GFI với BMI của bệnh nhân .......... 50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với nhịp độ phát triển kinh tế và y tế, dân số ngƣời cao tuổi
(NCT) ngày càng tăng. Theo thống k , năm 1950 thế giới có 205 triệu NCT, chiếm
8% dân số, đến năm 2012 có 810 triệu NCT, dự kiến sẽ tăng đến 1 tỷ NCT vào năm
2022. Theo tính tốn tỷ lệ NCT sẽ tăng thành 22% vào năm 2050 (khoảng 2 tỷ
ngƣời). Thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn “già hóa” sang một cơ cấu dân
số “già” sẽ ngắn hơn và nhanh hơn nhiều so với nhiều nƣớc phát triển: giai đoạn
này khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26 năm ở Nhật Bản, 22 năm ở Thái Lan, trong khi
dự kiến chỉ 20 năm cho Việt Nam, từ năm 2011 Việt Nam đã chính thức bƣớc vào
giai đoạn già hóa dân số [8].

Ở NCT có những đặc điểm riêng biệt, các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa
d n đến suy giảm chức năng sinh lý và khả năng thích nghi. Đây là một trong những
yếu tố tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Song song với tình trạng lão
hóa dân số ngày càng tăng, tỉ lệ suy yếu ở NCT cũng tăng.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hội chứng suy yếu NCT, tỷ lệ mắc hội
chứng này dao động từ 4,0% đến 59,1% tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và tiêu
chuẩn đánh giá suy yếu [22]. Nghiên cứu của tác giả Khandelwal D. và cộng sự
năm 2012 ghi nhận trong 250 NCT nhập viện đƣ c đánh giá theo ti u chuẩn Fried
có 83 NCT (33,2%) là suy yếu [52]. Nghiên cứu của Fernando M. và cộng sự năm
2014 ở Peru ghi nhận tỷ lệ NCT không suy yếu là 25,1%, tiền suy yếu là 47,3% và
27,8% có suy yếu. Th m vào đó, cao tuổi, kết hơn, t ngã trong những năm gần đây,
giới hạn vận động là những yếu tố li n quan có ý nghĩa đến suy yếu [32].
Ở Việt Nam hiện có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thanh ghi nhận tỷ
lệ suy yếu ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ƣơng theo
tiêu chuẩn Fried là 35,4% [6].
Suy yếu là tình trạng rất thƣờng gặp ở NCT. NCT suy yếu sẽ đối mặt với nguy
cơ giảm chất lƣ ng sống,vì suy yếu góp phần làm nặng thêm bệnh nền, tăng tỷ lệ
nhập viện, tăng chi phí chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội. Do vậy cần nhận diện


2

và phát hiện sớm suy yếu để có can thiệp sớm nhằm cải thiện tình trạng giảm hoạt
động chức năng do suy yếu gây ra.
Ngày nay, có rất nhiều cơng cụ, thang điểm…đƣ c dùng để đánh giá tình
trạng suy yếu ở NCT, nhƣng đa số rất mất thời gian và khó thực hiện trong thực
hành lâm sàng hàng ngày, đặc biệt là thang điểm đánh giá lão khoa toàn diện (CGA)
đƣ c xem là tiêu chuẩn vàng đánh giá suy yếu. Xuất phát từ thực tế đó, các nhà
khoa học đã nghi n cứu và xây dựng rất nhiều bộ câu hỏi, thang điểm khác nhau để
tầm soát và chẩn đốn hội chứng này. Cơng cụ hỗ tr khảo sát suy yếu ban đầu bao

gồm hai loại: thang điểm do bác sỹ lâm sàng đánh giá và bộ câu hỏi phỏng vấn
NCT. Thang điểm đánh giá bao gồm: thang điểm suy yếu lâm sàng Canada, thang
điểm suy yếu Edmonton, thang điểm khảo sát ngƣời cao tuổi dễ tổn thƣơng (VES13) và bộ câu hỏi phỏng vấn NCT nhƣ: Chƣơng trình nghi n cứu để triển khai các
dịch vụ duy trì tính tự chủ của ngƣời cao tuổi (Prisma-7), Dấu chỉ điểm suy yếu
Groningen (GFI). Việc lựa chọn thang điểm hay bộ câu hỏi nào là tùy thuộc cơ sở
nghiên cứu, đối tƣ ng và nội dung nghiên cứu.
Bộ câu hỏi GFI đã đƣ c tác giả Slaet JP cùng cộng sự đề xuất và tiến hành
nghiên cứu năm 2001 tr n ngƣời cao tuổi cộng đồng tại Hà Lan [81]. Sau đó bộ câu
hỏi đã đƣ c chuẩn hóa và sử dụng trên một số quốc gia khác nhƣ Rumani, Anh. Bên
cạnh đó, bộ câu hỏi đã đƣ c nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát các đặc
tính nhƣ: độ tin cậy, tính giá trị, tính h p lý và đƣ c nghiên cứu so sánh với nhiều
tiêu chuẩn chẩn đoán suy yếu nhƣ: ti u chuẩn Fried, chỉ số suy yếu (FI), thang điểm
CGA. Tuy bộ câu hỏi GFI là một công cụ đơn giản, dễ áp dụng và đƣ c nhiều nƣớc
ứng dụng nhƣng ở Việt Nam, bộ câu hỏi này chƣa đƣ c sử dụng rộng rãi trong thực
hành lâm sàng lão khoa. Tính h p lý và giá trị ứng dụng lâm sàng trong tầm soát
suy yếu của bộ câu hỏi trên NCT Việt Nam nhƣ thế nào? Bộ câu hỏi này có thể áp
dụng lâm sàng cho NCT điều trị nội trú hay không? Để trả lời các câu hỏi này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tính h p lý và giá trị ứng dụng lâm sàng
của bộ câu hỏi đánh giá suy yếu: Dấu chỉ điểm suy yếu Groningen”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính h p lý và giá trị ứng dụng lâm sàng của bộ câu hỏi đánh giá
suy yếu: Dấu chỉ điểm suy yếu Groningen thông qua việc xác định độ tin cậy và giá
trị tầm soát suy yếu của bộ câu hỏi trên NCT điều trị nội trú ở các khoa: Nội Tim
Mạch, Nội Tiêu Hóa, Nội Hơ Hấp, Nội Tiết – Tổng H p, Nội Thần Kinh, LãoChăm Sóc Giảm Nhẹ tại Bệnh Viện Đại Học Y Dƣ c TP.HCM từ tháng 9 năm
2016 đến tháng 6 năm 2017.

Mục tiêu cụ thể
 Xác định tỷ lệ suy yếu NCT theo bộ câu hỏi GFI và thang điểm CGA.
 Xác định độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của bộ câu hỏi GFI so với
thang điểm CGA.
 Khảo sát mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân trắc học, dịch tễ học và
đặc điểm đánh giá lão khoa toàn diện với tỷ lệ suy yếu NCT theo bộ câu hỏi
GFI.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

ĐỊNH NGHĨA NGƢỜI CAO TUỔI
Định nghĩa NCT có sự khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển của lịch sử xã

hội cũng nhƣ của các nền văn hoá khác nhau. Các nhà quản lý xã hội hiện nay dựa
vào định nghĩa NCT để quy định tuổi hƣu và nhƣ vậy tuỳ theo chính sách xã hội mà
có những định nghĩa khác nhau về NCT [5].
Năm 1980, Liên h p quốc lấy tuổi 60 làm mốc qui ƣớc để phân định một lứa
tuổi cần quan tâm về mặt sức khỏe, tổ chức xã hội, phòng bệnh và chữa bệnh:
những ngƣời từ 60 tuổi trở l n là ngƣời cao tuổi [8].
Tại Việt Nam, Điều 2 của Luật ngƣời cao tuổi do Quốc Hội thông qua ngày
23 tháng 11 năm 2009 đã n u rõ: “ Ngƣời cao tuổi đƣ c quy định trong luật này là
công dân nƣớc Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở l n”. Luật Ngƣời cao tuổi đã quy định
trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, gia đình và các cá nhân trong chăm sóc, bảo
vệ quyền l i và l i ích h p pháp của ngƣời cao tuổi [8].
Trong y học lão khoa, cần phân ra: [7]
 60 - 69 tuổi: sơ lão

 70 – 79 tuổi: trung lão
 ≥ 80 tuổi: đại lão
1.2.

SỰ GIÀ HÓA DÂN SỐ
Sự già hoá dân số, theo định nghĩa của các nhà nhân khẩu học, xảy ra khi dân

số từ 60 tuổi trở lên chạm ngƣ ng 10% hoặc dân số từ 65 tuổi chạm ngƣ ng 7%.
Một dân số đƣ c gọi là già khi hai tỷ lệ tr n tƣơng ứng là 20% và 14%. Một dân số
đƣ c gọi là siêu già khi các tỷ lệ tr n tƣơng ứng là 30% và 25%. Chỉ số già hố
đƣ c tính bằng số ngƣời từ 60 tuổi trở lên so với 100 ngƣời dƣới 15 tuổi [8].
Sự gia tăng số lƣ ng ngƣời cao tuổi là kết quả của sự gia tăng toàn bộ dân số
thế giới (phần lớn do giảm những nguyên nhân gây tử vong). Sự gia tăng ngƣời cao
tuổi kèm giảm tỉ lệ sinh đã làm gia tăng đáng kể số lƣ ng những ngƣời trên 60 tuổi
và sẽ tiếp tục gia tăng trong vòng 50 năm tới [8].


5

1.2.1.

Q trình già hố trên thế giới

Hiện nay tỉ lệ ngƣời cao tuổi trên thế giới ngày càng tăng và tỉ lệ ngƣời cao
tuổi ởViệt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hƣớng phát triển chung đó. Số ngƣời cao
tuổi (≥ 60 tuổi) trên thế giới sẽ tăng từ 600 triệu ngƣời năm 2000 l n gần 2 tỷ ngƣời
năm 2025. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy vào năm 2000 có 35 triệu ngƣời (12,4%
dân số) ≥ 65 tuổi; con số này sẽ gia tăng tới 71 triệu (19,6%) vào năm 2030 và 82
triệu (20,3%) vào năm 2050 [8],[38].
Thế giới hiện nay đang trở nên già hóa với tỉ lệ trẻ sinh ra ngày càng ít và

tuổi thọ con ngƣời ngày càng kéo dài. Q trình già hóa làm tăng nguy cơ bệnh tật
và tàn phế; do đó sẽ tăng gánh nặng cho tồn xã hội. Vì vậy cơng tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu với mục tiêu phát hiện bệnh sớm và ngăn ngừa biến chứng cho ngƣời
cao tuổi là hết sức quan trọng. Điều này không những giảm gánh nặng bệnh tật cho
bản thân bệnh nhân mà còn cho cả gia đình xã hội.
1.2.2.

Q trình già hố tại Việt Nam

Cũng nhƣ nhiều nƣớc ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở giai đoạn
sau của thời kỳ quá độ dân số chuyển đổi từ một nƣớc có mức độ sinh và mức độc
chết cao sang một nƣớc có mức độ sinh và mức độ chết thấp, và điều đó đã làm thay
đổi đáng kể cấu trúc tuổi và giới tính của dân số Việt Nam. Kết quả là tỷ lệ ngƣời
cao tuổi gia tăng một cách nhanh chóng [2].
Tỷ lệ NCT tại Việt Nam, cũng tuân theo xu hƣớng già hoá dân số trên thế
giới, dần sẽ chiếm một tỷ trọng cao trong toàn bộ dân số. Theo Tổng cục thống kê:
dân số Việt Nam đến hết năm 2010 là 87,84 triệu ngƣời, NCT là 8,1 triệu ngƣời,
chiếm tỷ lệ 9,2%, và vƣ t hơn 9 triệu ngƣời trong 6 tháng đầu năm 2011. Ƣớc tính
đến 2029 tỷ lệ này xấp xỉ 17% [8].
Già hóa dân số là quá trình chuyển đổi về dân số học theo hƣớng tỉ lệ ngƣời
65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số. Theo các dự báo trƣớc đây, dân số nƣớc ta sẽ
già hóa vào năm 2014, nhƣng số liệu thực tế cho thấy nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn
già hóa dân số vào năm 2012 (tỷ lệ ngƣời cao tuổi ≥ 60 tuổi chiếm 10,2%) [1],[8]


6

Tỉ lệ NCT trên thế giới và Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Song song đó,
già hóa dân số cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuổi thọ ngày càng
đƣ c cải thiện rõ rệt. Những ngƣời sống đến 100 tuổi khơng cịn hiếm. Điều này tác

động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia [8].
Tuổi già đi kèm với sự suy giảm chức năng các cơ quan và giảm khả năng bù
trừ. Tình trạng tàn phế khơng ngừng gia tăng ở ngƣời cao tuổi nhƣng chƣa đƣ c
thật sự quan tâm ở nƣớc ta. Các yếu tố nguy cơ nhƣ thói quen hằng ngày lúc trẻ
thậm chí cho đến lúc cao tuổi nhƣ: hút thuốc lá, uống nhiều rƣ u bia, chế độ ăn quá
nhiều chất béo, ít vận động có tác động rất lớn lên q trình bệnh tật và tàn phế ở
ngƣời cao tuổi.
Trong điều trị và chăm sóc NCT,bác sỹ lâm sàng cần phải đánh giá tồn diện
bao gồm: bệnh cấp và mạn tính kèm theo, sự suy giảm chức năng, các vấn đề tâm
thần và xã hội cũng tác động lên nhiều mặt về sức khỏe và chất lƣ ng cuộc sống
của NCT.
1.3.

KHÁI NIỆM VỀ SUY YẾU
Có hai quan niệm về suy yếu
Định nghĩa thứ nhất: suy yếu là tình trạng dễ tổn thƣơng về mặt sinh lý, do

sự tích tụ của đa bệnh lý, giảm chức năng và những tình trạng sức khỏe khác trong
một cá thể. Tình trạng bệnh lý này làm tăng nguy cơ phụ thuộc và tử vong. Số
lƣ ng bệnh ti n đoán nguy cơ dễ tổn thƣơng [35].
Định nghĩa thứ hai: suy yếu là kết quả của thay đổi sinh lý hay sinh học, có
li n quan đến tuổi, kết h p một hay nhiều bệnh lý hay thậm chí là giai đoạn cuối
của bệnh trầm trọng. Hệ cơ xƣơng khớp, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, quá trình viêm và
hệ thần kinh trung ƣơng – tự chủ có thể li n quan đến sự phát triển chính đến suy
yếu. Mất khối lƣ ng cơ theo tuổi là biểu hiện chính của suy yếu. Rối loạn đa hệ
thống sinh lý tác động đến việc mất khối cơ b n cạnh việc thay đổi theo tuổi, kết
quả là dễ tổn thƣơng và biểu hiện thành suy yếu [29],[39].


7


Nhận thức đƣ c tầm quan trọng và l i ích trong việc phát hiện, sàng lọc và
can thiệp sớm, rất nhiều nghiên cứu về suy yếu đƣ c công bố, hầu hết các nhà lão
khoa đã có thể xác định bệnh nhân suy yếu theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, tuy
nhiên v n chƣa có sự đồng thuận về định nghĩa [39].
Đến cuối năm 1990, Rockwood và cộng sự đã đề xuất một bảng tóm tắt về
tích lũy các thiếu sót thơng qua nhiều hình thức tình trạng sức khỏe khác nhau ở
nhiều mức độ: chức năng, lâm sàng, sinh lý, với quan điểm suy yếu là trạng thái
trong đó NCT cần sống phụ thuộc vào ngƣời khác để thực hiện các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày [41]. Sau đó nhóm nghi n cứu này đã nghiên cứu phát triển chỉ số
suy yếu (FI), cho thấy tăng số lƣ ng các tình trạng bất thƣờng (bệnh) có liên quan
tăng theo kiểu bậc thang với nguy cơ tử vong do tác động sinh lý cộng gộp [73].
Năm 1998, Fried và Walston đề xuất vài triệu chứng và dấu hiệu chính yếu
của suy yếu tạo vòng xoắn bệnh lý, do sự mất điều hòa năng lƣ ng: giảm sức mạnh
cơ bắp, năng lƣ ng, tốc độ đi bộ, hoạt động thể chất, và sụt cân (trong 1 năm qua),
tất cả liên quan với nhau và là những triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy yếu
thể chất. Ngƣời cao tuổi có từ ba tiêu chí trở lên sẽ đƣ c chẩn đốn là có suy yếu.
Định nghĩa này đã đƣ c cơng nhận dựa trên 5 nhóm dân số nghiên cứu để xác định
ai là nguy cơ cao của tình trạng suy giảm chức năng, t ngã, nhập viện, gãy xƣơng
đùi và tử vong [35].
Suy yếu có nhiều mức độ, khơng chỉ đơn thuần bao gồm suy yếu và không
suy yếu. Đồng thời, tình trạng suy yếu biến động theo thời gian và hồn cảnh, có thể
cải thiện tốt hơn hoặc diễn tiến xấu đi. Suy yếu là tình trạng khơng thể tránh khỏi,
tồn tại song hành cùng tuổi già, cũng nhƣ các bệnh lý mạn tính. Cần nhận diện suy
yếu ở ngƣời cao tuổi để cải thiện kết cục và tránh những can thiệp gây hại không
cần thiết [34].


8


Bảng 1.1. Các giai đoạn của suy yếu [9]
Khỏe

Suy yếu dƣới

Suy yếu giai

Suy yếu giai

Suy yếu giai

mạnh

lâm sàng

đoạn sớm

đoạn muộn

đoạn cuối

Mau hồi phục (---------------------------------------------------------------) Suy yếu
Khỏe
khả

mạnh,
năng

Xuất hiện suy


Có biểu hiện

Có biểu hiện

Có biểu hiện

yếu

hồi

lâm sàng của

lâm sàng của

lâm sàng trầm

nhƣng

suy yếu. Kém

sự suy yếu,

trọng, LDL và

dễ

phục hồi dễ

phục,


dàng

hồi

phục

dung nạp với

kém dung nạp

Cholesterol

chậm

hoặc

những stress,

với

thấp,

khơng

hồn

khơng

stress , phục


sức mạnh cơ

tồn

khỏi

chức năng.

hồi rất chậm.

bắp

stress

Kết cục: Mất

cân.

biểu

chức năng do

Kết cục: lệ

khỏi

những stress.

những





mất

những

giảm



sụt

hiện

những

giảm

năng

thuộc về chức

biến

chứng

lƣ ng và sức

năng, nguy cơ


mạnh.

tử vong cao

bất l i.

trong vòng 12
tháng

Vấn đề quan trọng của suy yếu là nguy cơ tiềm tàng xuất hiện biến cố nguy
hại chỉ sau những thách thức nhỏ hoặc stress ở bất kỳ mức độ từ nhẹ đến nặng nhƣ:
cảm cúm, hoặc thay khớp, có thể là những chuyến du lịch ngắn ngày, chuyển địa
điểm sinh sống hoặc nặng nề hơn: nhập viện, té ngã, ph u thuật gây mê. Vì vậy
nhận diện tình trạng suy yếu có thể giúp nhà lâm sàng hành động kịp thời, ngăn
ngừa những kết cục xấu do can thiệp quá mức, có chiến lƣ c chăm sóc sức khỏe
ngƣời cao tuổi tốt hơn. Bất kỳ những can thiệp y học (khởi đầu sử dụng thuốc mới,
nhập viện cấp cứu, ph u thuật can thiệp) ở ngƣời cao tuổi suy yếu, mà nhà lâm sàng


9

khơng nhận định rõ tình trạng ngƣời bệnh cao tuổi và cân bằng giữa l i ích và nguy
cơ, sẽ gây hại cho bệnh nhân [71].
1.4.

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SUY YẾU
1.4.1.

Tiêu chuẩn chẩn đoán


 Trạng thái suy yếu theo Rockwood
Rockwood và cộng sự, làm một bảng tóm tắt về tích lũy các thiếu sót thơng
qua nhiều hình thức tình trạng sức khỏe khác nhau ở nhiều mức độ: chức năng, lâm
sàng, sinh lý. Các nhà điều tra cho thấy, tăng số lƣ ng các tình trạng bất thƣờng
(bệnh) có li n quan tăng theo kiểu bậc thang với nguy cơ tử vong do tác động sinh
lý cộng gộp. Cách tiếp cận này có hai nhƣ c điểm: (1) số lƣ ng thơng số thu thập
có thể khơng phù h p cho thực hành lâm sàng, (2) không đƣa ra đƣ c giả thuyết
thống nhất cũng nhƣ nguy n nhân để hƣớng d n phòng ngừa và điều trị. Vì vậy, chỉ
số suy yếu đƣ c xây dựng nhằm cố gắng đánh giá chính xác và cung cấp đầy đủ
thơng tin về sự thiếu hụt của từng cá thể.

Hình 1.1: Vòng xoắn năng lƣợng bệnh lý của suy yếu


10

Chỉ số suy yếu đƣ c phát triển dựa tr n đánh giá lão khoa toàn diện bằng
cách đếm số lƣ ng thâm hụt tích lũy theo thời gian, bao gồm cả các bệnh, khiếm
khuyết về thể chất và nhận thức, yếu tố nguy cơ về tâm lý xã hội và các hội chứng
lão khoa phổ biến khác. Là một phần của kế hoạch quản lý toàn diện, chỉ số suy yếu
cũng hỗ tr độc lập liên tục và cải thiện chất lƣ ng cuộc sống cho một cá nhân, kết
h p với giảm chi phí chăm sóc sức khỏe [73].
Chỉ số suy yếu dƣờng nhƣ là một yếu tố dự báo nhạy cảm đối với bất l i sức
khỏe, tuy nhiên, chỉ số này không thể phân biệt suy yếu với khuyết tật và tình trạng
đa bệnh lý. Hơn nữa xây dựng chỉ số suy yếu gây khó khăn cho các nhà khoa học
trong việc tìm hiểu sâu hơn về cơ chế của suy yếu [19].
 Hội chứng suy yếu theo tiêu chuẩn Fried[35]
Hội chứng suy yếu đã đƣ c Fried và cộng sự đề xuất gồm năm ti u chí: sút
cân khơng chủ ý, tình trạng yếu cơ, sức bền và năng lƣ ng kém, sự chậm chạp và

mức hoạt động thể lực thấp. Định nghĩa này đã đƣ c cơng nhận dựa trên 5 nhóm
dân số nghiên cứu để xác định ai là ngƣời có nguy cơ cao của tình trạng suy giảm
chức năng, t ngã, nhập viện, gãy xƣơng đùi và tử vong. Nếu đối tƣ ng đạt từ ba
tiêu chí trở lên là suy yếu, từ một đến hai tiêu chí là tiền suy yếu, cịn lại là khơng
suy yếu. Các tiêu chí bao gồm:
 Sụt cân: trong năm qua giảm không chủ ý > 10 pound (>4,5kg)
 Mau mệt: trong tuần qua “tôi làm mọi thứ đều gắng sức” hoặc “không
thể làm đƣ c”.
 Chậm chạp: thời gian đi 15feet(4,6m) (tùy theo giới và tuổi)
o Nam: ≥7 giây khi chiều cao ≤173cm, ≥6 giây khi chiều cao > 173cm
o Nữ: : ≥7 giây khi chiều cao ≤159cm, ≥6 giây khi chiều cao> 159cm
 Mức hoạt động thấp:
o Tiêu hao < 270 kcal/tuần (tính năng lƣ ng dựa vào đi bộ, công việc
nhà, làm vƣờn…)


11

 Yếu cơ:
oĐo sức mạnh nắm tay bằng dụng cụ đo sức cơ tay (điểm cắt tùy giới
và BMI
-

Nam: ≤ 29kg khi BMI ≤ 24; ≤ 30kg khi BMI (24,1-26); ≤ 30kg
khi BMI (26,1-28); ≤ 32kg khi BMI > 28

-

Nữ: ≤ 17kg khi BMI ≤ 23; ≤ 17,3kg khi BMI ( 23,1-26); ≤
18kg khi BMI (26,1-29); ≤ 21kg khi BMI > 29


Lý thuyết của tác giả đƣa ra tạo điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế sự
phát triển của hội chứng này [84].
 Đánh giá lão khoa toàn diện (CGA)
Suy yếu ở ngƣời cao tuổi góp phần ảnh hƣởng quyết định điều trị. Suy yếu
đƣ c chẩn đoán dựa tr n đánh giá lão khoa toàn diện CGA, nhƣng cơng cụ này tốn
thời gian và chi phí [46].
 Lịch sử thang điểm CGA
CGA ra đời cách nay khoảng 70 năm và có nguồn gốc từ cơng trình của
Marjory Warren ở vƣơng quốc Anh [83]. Warren thiết lập đơn vị đánh giá lão khoa
chuyên ngành trong một bệnh viện điều trị bệnh mãn tính và là ngƣời ti n phong đề
xuất ứng dụng CGA tr n ngƣời cao tuổi ở bệnh viện hoặc nhà điều dƣ ng. Từ đó,
khái niệm và thực hành CGA đã phát triển , bổ sung vào điều trị y khoa truyền
thống bao gồm đánh giá chức năng và điều trị từ nguyên lý phục hồi chức năng,
đánh giá yếu tố xã hội và những đánh giá tâm lý khác từ khoa học hành vi - xã hội.
CGA hiện nay đƣ c ứng dụng đa quốc gia và có vị trí trung tâm trong hệ
thống chăm sóc lão khoa. Tại Hoa Kỳ, CGA là chƣơng trình đƣ c bắt đầu từ 1970 ở
bệnh viện dành cho cựu chiến binh, nay là Trung Tâm Y Tế của Bộ Cựu Chiến
Binh. Đơn vị chăm sóc lão khoa đƣ c thành lập , trƣớc tiên dành cho khu vực nội
trú, và sau này trong việc chăm sóc, để xác định, đánh giá và điều trị các cựu chiến
binh suy yếu và tàn tật trong hệ thống những ngƣời có nguy cơ không đƣ c hƣởng
l i từ dịch vụ chăm sóc thơng thƣờng [76].


12

Ngày nay, CGA đƣ c chấp thuận sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nhƣng công cụ
đánh giá lâm sàng chuẩn hóa này chƣa đƣ c sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng.
 Các lĩnh vực của đánh giá lão khoa toàn diện

(CGA) đánh giá 5 lĩnh vực: tình trạng chức năng, tình trạng nhận thức, trầm
cảm, dinh dƣ ng và các bệnh đi kèm. Suy yếu trong các nghiên cứu đã tiến hành
đƣ c xác định khi có suy giảm hơn 2 lĩnh vực trong CGA [46].
Bảng 1. . Thang đo suy yếu CGA
Lĩnh vực

Suy giảm

Tình trạng nhận thức theo MMSE

≤ 23 (+)

Tình trạng chức năng theo ADL, IADL

≥ 2 (+)

Trầm cảm theo GDS -15

≥ 10 (+)

Dinh dƣ ng theo MNA-SF

≤ 7 (+)

Các bệnh đi kèm theo chỉ số đa bệnh lýCharlson

≥ 2 (+)

Chỉ số chức năng hoạt động cơ bản hằng ngày (ADL) do Katz xây dựng bao
gồm sáu chức năng cơ bản của con ngƣời, đó là: tắm, mặc quần áo, đi vệ sinh, vận

chuyển, khả năng ti u tiểu tự chủ và ăn uống. Chỉ số này đã đƣ c sử dụng rộng rãi
trong nhiều nghiên cứu để đánh giá mức độ hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của NCT ở nhiều quốc gia[13],[20],[25],[44],[78].Công cụ này sử dụng
hiệu quả cho đối tƣ ng NCT trong các hoàn cảnh khác nhau, có thể đo lƣờng ở thời
điểm bắt đầu khi còn khỏe mạnh và so sánh với các giai đoạn về sau. Guttman phân
tích trên 100 bệnh nhân ở Thụy Điển và tìm ra hệ số của thang điểm là từ 0.74 đến
0.88, g i ý là chỉ số này đã tạo ra một thang tích lũy tốt và thành cơng. Thay đổi lão
hóa thơng thƣờng, bệnh lý cấp tính, tiến triển xấu của bệnh mạn tính và sau nhập
viện có thể góp phần làm suy giảm các khả năng cần thiết để sống độc lập trong
cộng đồng. Việc đánh giá chức năng cũng có thể hƣớng d n các bác sĩ tập trung vào
các khả năng cơ bản của con ngƣời, tạo điều kiện công nhận sớm việc cần những
nhu cầu về y tế [36].


13

Chỉ số chức năng hoạt động sinh hoạt hằng ngày là một cơng cụ thích h p để
đánh giá kỹ năng sống độc lập [54]. Những kỹ năng này đƣ c coi là phức tạp hơn
các hoạt động cơ bản của cuộc sống hằng ngày đƣ c đo bằng chỉ số Katz (ADL).
Có 8 lĩnh vực để đo lƣờng chức năng với thang điểm IADL. Trƣớc đây, phụ nữ
đƣ c ghi tr n 8 lĩnh vực chức năng, đàn ông thì khơng ghi điểm cho các lĩnh vực,
dọn dẹp, rửa. Tuy nhiên, khuyến cáo hiện nay là đánh giá tất cả cho cả hai giới [53].
Đánh giá điểm theo mức cao nhất của hoạt động trong lĩnh vực đó. Đánh giá điểm
dao động từ 0 (chức năng thấp nhất, phụ thuộc) đến 8 (chức năng cao nhất, độc lập).
Công cụ này đƣ c thiết kế để sử dụng trong môi trƣờng cộng đồng, phòng khám
hoặc bệnh viện. Thang điểm IADL Lawton đƣ c kiểm tra đồng thời với thang điểm
đánh giá khả năng duy trì thể chất (PSMS). Độ tin cậy giữa các ngƣời đánh giá
đƣ c thành lập ở 0,85. Giá trị của IADL Lawton đã đƣ c thử nghiệm bằng việc xác
định mối tƣơng quan của IADL với 4 thang đo các lĩnh vực của tình trạng chức
năng, phân loại thể chất (6 điểm của sức khỏe thể chất), bộ câu hỏi về tình trạng

tinh thần (bài kiểm tra 10 điểm về định hƣớng trí và trí nhớ), thang điểm về hành vi
và sự điều chỉnh (4-6 điểm đo lƣờng trí tuệ, con ngƣời, hành vi và điều chỉnh xã
hội), và thang điểm PSMS (6 mục trong ADLs). Tổng cộng có 180 chủ đề nghiên
cứu tham gia trong nghiên cứu này, tuy nhiên chỉ một ít nhận đƣ c tất cả 5 đánh
giá. Tất cả các mối tƣơng quan ở mức ý nghĩa 0,01-0,05. Công cụ đánh giá này
đƣ c sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu l n thực hành lâm sàng [5].
Thang điểm đánh giá tình trạng nhận thức rút gọn (MMSE) đƣ c Folstein và
cộng sự công bố vào năm 1975, đƣ c sử dụng rộng rãi hiện nay. Thang điểm này
đƣ c sử dụng để đánh giá những lĩnh vực của nhận thức: sự tập trung chú ý, định
hƣớng, trí nhớ (ghi nhận và nhớ lại), chức năng ngôn ngữ. Với đặc điểm đơn giản,
dễ sử dụng nên bất kỳ đối tƣ ng đã đƣ c huấn luyện thực hành nhƣ: bác sĩ, nhà tâm
thần học, điều dƣ ng, nhân viên xã hội… đều có thể thực hiện. Trên thế giới đã có
những nghiên cứu đánh giá tính giá trị của thang điểm MMSE trong thực hành lâm
sàng. Các kết quả nghiên cứu khẳng định: “ Thang điểm MMSE đƣ c sử dụng bởi
những nhà thực hành lâm sàng là đủ chính xác để phát hiện bệnh nhân bị suy giảm


14

nhận thức” [66]. Hiện nay, các nƣớc trên thế giới đều sử dụng thang điểm MMSE
sau khi dịch ra ngôn ngữ riêng của họ để phù h p văn hóa. Ri ng ở Việt Nam,
nghiên cứu của Nguyễn Kinh Quốc và Vũ Anh Nhị thực hiện năm 2005 đã chuẩn
hóa thang điểm MMSE bằng tiếng Việt, nhằm mục đích thiết lập thang điểm tiếng
Việt phù h p cho ngƣời Việt Nam và áp dụng thang điểm này làm cơ sở cho những
nghiên cứu về sau trong sa sút trí tuệ [3]. Thang điểm từ 0 đến 30 điểm đánh giá các
vùng chức năng: định hƣớng về thời gian và không gian (10) điểm, sự ghi nhận (3
điểm), sự chú ý và làm tốn (5 điểm), trí nhớ gần (3 điểm), ngôn ngữ và chức năng
thực hiện các hoạt động kết h p (8 điểm) và cấu trúc thị giá (1 điểm). Khả năng bị
suy giảm nhận thức khi bệnh nhân đạt dƣới 24 điểm, với độ nhạy là 87%, độ đặc
hiệu là 82% [10],[12].

Việc đánh giá trầm cảm ở NCT rất khó khăn vì thƣờng là trầm cảm khơng
điển hình. Hiện nay có rất nhiều thang điểm đánh giá trầm cảm, tuy nhiên ít thang
điểm giá trị trong đánh giá quần thể NCT. Thang điểm đánh giá trầm cảm NCT
(GDS) là thang điểm có độ tin cậy cao nhất trong đánh giá trầm cảm NCT. Thang
GDS đƣ c xây dựng với mục đích nhận diện các triệu chứng trầm cảm ở NCT [15].
Ban đầu, thang điểm bao gồm 100 đề mục nhƣng sau đó đƣ c rút gọn cịn ba mƣơi
câu hỏi biểu thị sự hiện diện của trầm cảm. Thang này đƣ c thiết kế là thang tự
đánh giá. Một trong những ƣu điểm của thang GDS là dạng câu hỏi “Có/ Khơng “,
thuận tiện trong sử dụng cho đối tƣ ng NCT. Điểm cắt 11 tr n thang GDS có độ
nhạy 85% và độ đặc hiệu 95%, điểm cắt 14 có độ nhạy 80%, nhƣng độ đặc hiệu lên
đến 100%[85]. Thang GDS đƣ c chuẩn hóa ở nhiều nƣớc, và v n duy trì đƣ c độ
nhạy và độ đặc hiệu sau chuẩn hóa[48]. Thang GDS có giá trị với bệnh nhân NCT
điều trị nội trú [45],[69]và NCT sống trong cộng đồng [61],[86]. Thang rút gọn của
GDS cũng đã đƣ c xây dựng [79]. Thang điểm rút gọn gồm 15 đề mục có tƣơng
quan cao nhất đối với các triệu chứng trầm cảm trong số 30 đề mục của thang GDS
nguyên bản. Thang GDS dạng nguyên bản hay rút gọn đều có hệ số tƣơng quan cao
( r=0,84, p<0,001). Với điểm cắt 5, thang GDS rút gọn có độ nhạy 85%, độ đặc hiệu
74%[40]. Trong một nghiên cứu so sánh thang nguyên bản và thang rút gọn trên


15

cùng nhóm m u bệnh nhân điều trị nội trú, thang rút gọn có hệ số tƣơng quan cao
r=0,84). Các tác giả nhận định rằng thang rút gọn có thể thay thế tƣơng xứng cho
thang nguyên bản [55].
Đánh giá tình trạng dinh dƣ ng là chìa khóa trong chăm sóc bệnh nhân cao
tuổi. Việc đánh giá này có thể thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản, giúp
cho nhân viên y tế có kế hoạch chăm sóc phù h p với các nhu cầu dinh dƣ ng. Từ
đó có thể ảnh hƣởng quan trọng đến việc điều trị cũng nhƣ ti n lƣ ng bệnh. Có
nhiều cơng cụ đƣ c chuẩn hóa để đánh giá nguy cơ dinh dƣ ng ngƣời cao tuổi nhƣ

chỉ số nguy cơ dinh dƣ ng (NRI), công cụ sàng lọc suy dinh dƣ ng phổ biến
(MUST), đánh giá tổng thể chủ quan (SGA) và đánh giá dinh dƣ ng rút gọn
(MNA). MNA đƣ c xây dựng để đánh giá nguy có suy dinh dƣ ng ở bệnh nhân cao
tuổi đƣ c chăm sóc tại nhà hoặc nhà dƣ ng lão và trong bệnh viện [14]. Cơng cụ
này có thể phát hiện nguy cơ suy dinh dƣ ng sớm trƣớc khi có thay đổi cân nặng và
protein huyết tƣơng. Năm 2001, MNA-short form gồm 6 câu hỏi của MNA đƣ c
tách ra từ bảng câu hỏi đầy đủ, cho ph p đánh giá nhanh bệnh nhân và có độ đặc
hiệu, độ nhạy và chính xác cao [75].
Năm 2009 Hiệp hội Lão khoa Quốc tế (IAGG) đồng thuận sử dụng bảng câu
hỏi ngắn chính thức một cách độc lập (không cần bảng đánh giá đầy đủ) để đánh giá
tình trạng dinh dƣ ng ở NCT [50].
Tình trạng đa bệnh lý: Đa bệnh lý đƣ c tính toán dựa theo chỉ số bệnh đồng
mắc Charlson (CCI). Điểm số CCI đƣ c tính bằng cách ghi nhận tất cả chẩn đoán
bệnh lý trƣớc nhập viện của bệnh nhân. 19 tình trạng bệnh đƣ c thu thập để tính
CCI là 19 tình trạng có giá trị ti n lƣ ng nguy cơ tử vong 1 năm tốt nhất theo
Charlson và cộng sự. Mỗi tình trạng bệnh tƣơng ứng với số điểm 1,2,3 hoặc 6:
 1 điểm: nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, bệnh mạch máu ngoại biên,
bệnh mạch máu não, sa sút trí tuệ, bệnh phổi mạn tính, bệnh lý viêm loét dạ
dày tá tràng, bệnh gan mức độ nhẹ, đái tháo đƣờng chƣa có tổn thƣơng cơ
quan đích


16

 2 điểm: liệt nửa ngƣời, đái tháo đƣờng có tổn thƣơng cơ quan đích, bất kỳ
loại ung thƣ nào, bệnh bạch cầu, bệnh lymphoma
 3 điểm: bệnh gan mức độ trung bình hoặc nặng
 6 điểm: bệnh AIDS, ung thƣ tạng đặc di căn
Tổng số điểm bằng không là khơng có tình trạng đa bệnh lý, tổng số điểm
càng cao thì nguy cơ tử vong càng tăng [18].

1.4.2.

Cơng cụ đơn giản đánh giá suy yếu lâm sàng

 Thang đánh giá suy yếu lâm sàng Canada ( Clinical Frailty Scale)
Do nhà lâm sàng đánh giá và phân nhóm ngƣời cao tuổi theo 9 mức độ: rất
khỏe, khỏe, sức khỏe ổn định, dễ bị tổn thƣơng, suy yếu nhẹ, suy yếu trung bình,
suy yếu nặng, suy yếu rất nặng và bệnh giai đoạn cuối [5].
 Thang điểm suy yếu Edmonton Frail Scale
Thang điểm suy yếu Edmonton đƣ c thiết lập dựa tr n chín lĩnh vực, bao
gồm: suy giảm nhận thức đƣ c kiểm tra thông qua yêu cầu thực hiện bài kiểm tra vẽ
đồng hồ, thời gian đứng l n và đi cho sự cân bằng và di động, ngoài ra cịn có các
lĩnh vực khác nhƣ tâm trạng, độc lập về chức năng, các thuốc sử dụng, hỗ tr về xã
hội, dinh dƣ ng, thái độ về sức khỏe, vấn đề tiểu tiện, tình trạng tổng quát và chất
lƣ ng cuộc sống [23].
Thang điểm này có ƣu điểm là đánh giá suy yếu trên cả lĩnh vực hỗ tr về
mặt xã hội, đây là một thang điểm có giá trị, đáng tin cậy và khả thi để sử dụng
thƣờng xuyên bởi không cần ngƣời chuyên môn sâu về lão khoa cũng có thể đánh
giá đƣ c thang điểm này [23].
EFS là một phƣơng pháp đo lƣờng suy yếu có trọng điểm lâm sàng của các
chuyên gia lão khoa sau khi họ đánh giá toàn diện hơn. Thang điểm EFS cũng có
giá trị xây dựng tốt, độ tin cậy tốt và tính nhất qn có thể chấp nhận đƣ c. Một đặc
điểm độc đáo của EFS là một công cụ đánh giá suy yếu lâm sàng bao gồm các lĩnh
vực hỗ tr xã hội [72]. Bên cạnh đó, EFS đã đƣ c xác nhận bởi những ngƣời không
đƣ c đào tạo lão khoa chính quy. Nhƣ vậy, EFS có tiềm năng nhƣ là một phƣơng
pháp thiết thực và có ý nghĩa lâm sàng trong đo lƣờng suy yếu [74].


17


 Thang điểm khảo sát người cao tuổi dễ tổn thương (VES-13)
Thang điểm VES - 13 là một thang điểm đơn giản, dễ ứng dụng lâm sàng,
giúp định hƣớng chọn lựa các biện pháp can thiệp xâm lấn. The Vulnerable Elders
Survey-13 (VES-13) là một công cụ sàng lọc đơn giản có khả năng xác định sự suy
yếu ở ngƣời cao tuổi. Sử dụng điểm cắt ≥ 3, VES-13 có thể xác định ngƣời cao tuổi
có gấp 4,2 lần nguy cơ tử vong hay suy giảm chức năng trong vòng 2 năm tới. Hiệu
quả của thang điểm VES-13 trên kết cục là độc lập với giới tính và các bệnh đi kèm.
Các tác giả cũng đã cho thấy rằng VES-13 đƣ c xem là một yếu tố dự báo xuất sắc
kết cục sức khỏe sau 5 năm. Tăng điểm số VES-13 làm tăng tuyến tính đến tỷ lệ tử
vong và suy giảm chức năng [60].
Trong 1 nghiên cứu khác đánh giá suy yếu dựa tr n thang điểm CGA và VES
– 13 cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm VES - 13 không cao (độ nhạy
là 60% và đặc hiệu 78%). Giá trị ti n đoán dƣơng tính và âm tính là 81% và 57%.
Điều này cũng khơng đáng ngạc nhiên bởi vì nó chủ yếu đánh giá tình trạng chức
năng và khơng thể đánh giá chính xác suy yếu trong các lĩnh vực lão khoa khác nhƣ
tâm trạng, tình trạng dinh dƣ ng hoặc nhận thức, mặc dù tất cả các lĩnh vực này đều
có mối liên hệ kết nối với nhau [49]
 Thang điểm Prisma-7
Prisma-7 là bộ câu hỏi ngắn gồm 7 câu hỏi, nếu trả lời có ≥ 3 câu hỏi xem
nhƣ có suy yếu [28]. Prisma-7 chứa bảy thành phần đơn giản tự đánh giá bởi bệnh
nhân để xác định sự suy yếu: tuổi lớn hơn 80, nam giới, vấn đề sức khỏe có hạn chế
hoạt động, cần sự hỗ tr của ngƣời khác; vấn đề sức khỏe cần ở nhà; hỗ tr xã hội;
và cần sử dụng gậy, xe tập đi, xe lăn. Mỗi thành phần đƣ c ghi bằng câu trả "có /
khơng", với tổng điểm ≥3 coi là suy yếu. PRISMA - 7 cho thấy độ chính xác tốt
trong xác định sự suy yếu ở những ngƣời lớn tuổi trong cộng đồng , tuy nhiên nó có
xu hƣớng quá nhạy cho sự đánh giá, do đó hạn chế khả năng của nó nhƣ là một
cơng cụ sàng lọc [21].
Nghiên cứu tổng h p và phân tích 14 cơng cụ đánh giá suy yếu đã đƣ c tiến
hành cho thấy chƣa có cơng cụ đánh giá suy yếu nào đƣ c đánh giá là hoàn hảo cho



×